Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN VĂN TRI TÚC

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ LƯỚI RÊ
KHAI THÁC VEN BỜ Ở TỈNH BẠC LIÊU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

2006


TÓM TẮT
Để cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý và phát triển nghề ở địa phương đề
tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu” đã
được thực hiện từ 01/2006 đến 07/2006. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên
cứu; báo cáo của các cơ quan địa phương; các sách báo; tạp chí và các website có
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp (đã soạn
sẳn) từ ngư dân khai thác thủy sản của nghề lưới rê. Số liệu đã được tính toán tần
suất xuất hiện, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Thông tin đã có được xử lý, thống
kê, so sánh từ đó rút ra số liệu để thực hiện nên đề tài này.
Qua điều tra, thống kê năm 1997 tỉnh Bạc Liêu có 2 loại nghề chủ yếu là nghề lưới
kéo chiếm 39,39% và nghề lưới rê chiếm 58,83% trong cơ cấu ngành nghề của tỉnh.
Năm 2005 tàu lưới rê có công suất nhỏ hơn 90 CV chiếm 74% (322 chiếc), tàu có
công suất lớn hơn 90 CV chiếm 26% (114 chiếc) số lượng tàu thuyền khai thác ở
Bạc Liêu. Sản lượng đánh bắt ngày càng giảm, thành phần loài của nghề lưới rê tuy
có biến động nhưng không đáng kể, các loài cá kinh tế vẫn chiếm phần lớn trong mẻ


đánh bắt được. Số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản của nghề lưới rê tập trung chủ
yếu ở vùng ven bờ (cửa kênh 30 - 4, cửa sông Cái Cùng và cửa sông Gành Hào),
mùa vụ khai thác quanh năm. Qua điều tra và thống kê lại cho thấy trong 45 phiếu
tra có 29 phiếu có tàu làm nghề lưới ba có kích thước mắt lưới nhỏ trung bình
Trungđiều
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2a = 52 mm, 16 phiếu còn lại là lưới đánh bắt cá chét với mắt lưới là 2a = 120 mm.
Ngư cụ khai thác của nghề là đơn giản, việc thi công lắp ráp dễ dàng. Lợi nhận sau
một chuyến biển là khá.

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ...........................................................................................................i
Tóm tắt...............................................................................................................ii
Mục lục .............................................................................................................iii
Danh sách các Bảng ..........................................................................................v
Danh sách các Hình ..........................................................................................vi
Danh mục từ viết tắt.........................................................................................vii
Chương 1: Giới thiệu .........................................................................................1
1.1 Giới thiệu .....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................2
Chương 2: Tổng quan tài liệu ............................................................................3
2.1 Tình hình khai thác .............................................................................3
2.1.1 Trên thế giới .............................................................................3
2.1.2liệu

Ở Việt
Nam
..............................................................................4
Trung tâm Học
ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.3 Đồng bằng sông Cửu Long .....................................................7
2.2 Tình hình khai thác ở tỉnh Bạc Liêu ...................................................8
2.2.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................8
2.2.2 Sản lượng thủy sản của tỉnh ...................................................10
2.2.3 Các loài cá kinh tế..................................................................11
2.2.4 Cơ cấu tàu thuyền...................................................................17
Chương 3: Địa điểm và phương pháp nguyên cứu..........................................18
3.1 Thời gian thực hiện ...........................................................................18
3.2 Địa bàn nghiên cứu ...........................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................19
3.3.1 Thông tin thứ cấp ...................................................................19
3.3.2 Thông tin sơ cấp.....................................................................19
3.3.3 Xác định thành phần loài .......................................................20
3.4 Phương pháp sử lý và phân tích số liệu ............................................20
Chương 4: Kết quả và thảo luận ......................................................................21
iii


4.1 Hiện trạng nghề khai thác hải sản của tỉnh Bạc Liêu ........................21
4.1.1 Về cơ cấu ngành nghề tỉnh Bạc Liêu .....................................22
4.1.2 Sản lượng thủy sản tỉnh Bạc Liêu ..........................................24
4.1.3 Thị trường tiêu thụ của tỉnh Bạc Liêu ...................................25
4.2 Kết cấu ngư cụ và kỹ thuật khai thác của nghề lưới rê .....................26

4.2.1 Ngư trường khai thác .............................................................26
4.2.2 Phân loại tàu lưới rê theo nghề (loại lưới) .............................28
4.2.3 Ngư cụ khai thác ....................................................................29
4.2.4 Thi công lắp ráp .....................................................................39
4.2.5 Kỹ thuật khai thác của lưới rê ...............................................41
4.3 Thành phần loài và sản lượng khai thác của nghề lưới rê.................42
4.3.1 Phỏng vấn...............................................................................42
4.3.2 Thực tế đi biển .......................................................................43
4.4 Hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê .....................................................45
4.4.1 Trình độ văn hóa người đáp viên ...........................................45
4.4.2liệu
Chi phí
thácThơ
....................................................................46
Trung tâm Học
ĐHkhai
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.....................................................................50
5.1 Kết luận .............................................................................................50
5.2 Kiến nghị ...........................................................................................50
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................52
Phụ lục A: Thông số tàu lưới cá chét...............................................................53
Phụ lục B: Thông số ngư cụ lưới cá chét.........................................................54
Phụ lục C: Sản lượng lưới cá chét ...................................................................55
Phụ lục D: Hoạch toán kinh tế lưới cá chét ......................................................56
Phụ lục E:Thông số tàu lưới ba ........................................................................57
Phụ lục F: Thông số ngư cụ lưới ba..................................................................58
Phụ lục G: Sản lượng lưới ba............................................................................61
Phụ lục H: Hoạch toán kinh tế lưới ..................................................................63

Phụ lục I: Phiếu điều tra phỏng vấn..................................................................65
Phụ lục J: Bảng thu mẫu ...................................................................................70

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2005 và thời kỳ 2001 - 2005 ........... .5
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2003 .......... .7
Bảng 2.3: Sản lượng khai thác hải sản tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1996 - 2001 ...... 11
Bảng 2.4: Tình hình tàu thuyền đánh cá tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1996 - 2001.... 17
Bảng 4.1: Cơ cấu tàu thuyền tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 - 2005...................... 22
Bảng 4.2: Cơ cấu tàu thuyền theo nghề (lưới kéo, lưới rê) năm 1997 - 2005 ..... 24
Bảng 4.3: Thông số tàu của nghề lưới rê.............................................................. 28
Bảng 4.4: Tần số phiếu phỏng vấn theo mắt lưới của lưới cá chét ...................... 29
Bảng 4.5: Thông số dàn lưới tàu BL 1222 ........................................................... 30
Bảng 4.6: Thống kê trang thiết bị lưới tàu BL 1222 ............................................ 30
Bảng 4.7: Thông số dàn lưới tàu BL 2144 ........................................................... 32
Bảng 4.8: Thống kê trang thiết bị lưới tàu BL 2144 ............................................ 32
Bảng 4.9: Tần số phiếu phỏng vấn theo mắt lưới của lưới ba .............................. 34
Thông
dàn lưới
BL 1651
TrungBảng
tâm4.10:
Học
liệusốĐH
CầntàuThơ
@ .........................................................

Tài liệu học tập và nghiên35cứu
Bảng 4.11: Thống kê trang thiết bị lưới tàu BL 1651 .......................................... 35
Bảng 4.12: Thông số dàn lưới tàu BL 3514 ......................................................... 37
Bảng 4.13: Thống kê trang thiết bị lưới tàu BL 3514 .......................................... 37
Bảng 4.14: Mối quan hệ loại lưới với sản lượng đánh bắt ................................... 42
Bảng 4.15: Mối quan hệ sản lượng, tần số xuất hiện cá loài cá kinh tế ............... 43
Bảng 4.16: Phần trăm sản lượng loài cá kinh tế khi đi thực tế............................. 44
Bảng 4.17: Chi phí cố định đầu tư cho nghề lưới rê............................................. 46
Bảng 4.18: Chi phí biến đổi của nghề lưới rê....................................................... 47
Bảng 4.19: Doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới rê ........................................... 47
Bảng 4.20: Doanh thu và lợi nhuận (Km lưới) của nghề lưới rê.......................... 47

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá khoai ............................................................................................... 11
Hình 2.2: Cá đù.................................................................................................... 12
Hình 2.3: Cá lưỡi ................................................................................................. 13
Hình 2.4: Cá chét ................................................................................................. 13
Hình 2.5: Cá dứa.................................................................................................. 15
Hình 2.6: Cá gúng................................................................................................ 16
Hình 3.1: Bản đồ vị trí thu mẫu ........................................................................... 18
Hình 4.1: Biểu đồ sản lượng thủy sản qua các năm 1999 - 2005 ........................ 25
Hình 4.2: Thị trường tiêu thụ thủy sản Bạc Liêu năm 2005................................ 26
Hình 4.3: Biểu đồ ngư trường đánh bắt của nghề lưới rê .................................... 26
Hình 4.4: Nhận định của người dân về sản lượng trong năm.............................. 27
Hình 4.5: Biểu đồ phân loại nghề lưới rê ............................................................ 28
4.6:Học

Bản vẽ
lướiĐH
(khai
triển,Thơ
tổng thể)
1222học
...................................
TrungHình
tâm
liệu
Cần
@ tàu
TàiBLliệu
tập và nghiên31cứu
Hình 4.7: Bản vẽ lưới (khai triển, tổng thể) tàu BL 2144 ................................... 33
Hình 4.8: Bản vẽ lưới (khai triển, tổng thể) tàu BL 1651 ................................... 36
Hình 4.9: Bản vẽ lưới (khai triển, tổng thể) tàu BL 3514 ................................... 38
Hình 4.10: Lắp ráp giềng phao ............................................................................ 39
Hình 4.11: Lắp ráp giềng chì ............................................................................... 40
Hình 4.12: Lắp ráp phao ganh ............................................................................. 40
Hình 4.13: Biểu đồ trình độ văn hóa người đáp viên .......................................... 45
Hình 4.14: Biểu đồ hình thức ăn chia của nghề lưới rê ....................................... 48

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVNL: Bảo Vệ Nguồn Lợi;
CV: công suất;
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long;

g: gam;
Kg: kilogam;
Km: kilomét;
Km2: kilomét vuông;
KTTS: Khai Thác Thủy Sản;
m: mét;
mm: milimét;
NLTS: Nguồn Lợi Thủy Sản;
NTTS: Nuôi Trồng Thủy Sản;
XKTS: Xuất Khẩu Thủy Sản;
%: Phần trăm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu

Trung

Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, có đường bờ biển dài 3.260
km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1 triệu km2, có nhiều hồ và
sông suối trong đất liền nên việc phát triển ngành thủy sản có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nước ta. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng thu nhập
quốc nội hằng năm đều tăng lên từ 1,7% năm 1985 lên khoảng 4% năm 2004.
Ngành thủy sản còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
một số ngành công nghiệp khác: nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp

chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể,… Ngoài ra các nguyên liệu thủy
sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành dược phẩm, mỹ nghệ,… Chính
vì vậy phát triển, khai thác một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tính đến nay số lao động
trong ngành thủy sản hiện có khoảng 3,4 triệu người, trong đó nghề nuôi trồng là
668.000 người (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005). Mặc dù số lượng
đông nhưng trình độ văn hóa và tay nghề không cao, hầu hết ngư dân khai thác
tâm
Học
ĐHnghiệm.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hải sản
dựaliệu
theo kinh
Nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất đa dạng, đa loài, kích cỡ cá thể và quần đàn
khác nhau. Theo điều tra thì biển Việt Nam có trên 2.030 loài cá, trong đó
khoảng 130 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2
triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm. Bên cạnh cá
biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên khác như: 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho
phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, khoảng 2.500 loài động vật thân mềm (cho
phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm), hàng năm có thể khai thác 45 - 50 nghìn
tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ, v.v… còn rất nhiều loài
đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, v.v… Nghề khai thác cá biển ở Việt Nam
được gọi là nghề cá nhân dân, sự phát triển của nghề này mang tính chất tự phát
và trong suốt một thời gian dài chúng ta đã không kiểm soát được sự phát triển
này.
Vùng biển Đông Nam Bộ (ĐNB) có diện tích vùng đặt quyền kinh tế khoảng
297.000 km2. Từ những kết quả nghiên cứu Sở Thủy sản Bạc Liêu (2002) có thể
sơ bộ đánh giá, tổng trữ lượng cá vùng biển ĐNB: tổng khả năng khai thác

930.456 tấn (khai thác xa bờ: 652.000 tấn, khai thác gần bờ: 278.456 tấn).
Bạc Liêu với bờ biển trải dài 56 km, thủy sản là ngành mũi nhọn trong kinh tế
biển của tỉnh. Năm 2001 sản lượng khai thác hải sản của tỉnh Bạc Liêu đạt
1


61.560 tấn chiếm gần 4% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước và chiếm
8,6% tổng sản lượng khai thác hải sản ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), đứng thứ 6 trong 7 tỉnh của vùng. Riêng năm 2005 hiệu quả đánh bắt
thủy sản có chiều hướng tăng dần do phương tiện có công suất lớn, khai thác xa
bờ tìm được ngư trường mới (Nam Hòn Khoai), giá sản phẩm bán ra có lúc ổn
định và có thời điểm tăng (Sở Thủy sản Bạc Liêu, 2002).
Ngay từ năm 1997 ở Bạc Liêu chỉ có 2 loại nghề chủ yếu là nghề lưới kéo và
nghề lưới rê. Trong số 957 phương tiện có 377 phương tiện làm nghề lưới kéo,
chiếm 39,39% và 563 phương tiện làm nghề lưới rê, chiếm 58,83%; các nghề
khác như nghề câu (14 phương tiện, chiếm 1,46%), nghề te (2 phương tiện,
chiếm 0,21%),… là không đáng kể (Đào Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003).

Trung

Nghề lưới rê được sử dụng lâu đời và phổ biến ở Việt Nam, nhưng hiện nay vẫn
giữ một vai trò quan trọng trong các loại nghề. Lưới rê có cấu tạo đơn giản, tiện
lợi, chi phí ít, lưới rê khai thác được ở nhiều tầng nước khác nhau, khai thác được
nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, có tính chọn lọc, lưới rê đòi hỏi công
nghệ và phương tiện khai thác không cao, thao tác đơn giản, lực lượng lao động
ít. Tuy nhiên lưới rê không bắt được nhiều loài có kích thước khác nhau sản
lượng thấp, là ngư cụ bị động… Năm 2005 cơ cấu nghề ở Bạc Liêu vẫn không có
gì đổi khác so với năm 1997, nghề lưới rê vẫn chiếm tỷ trọng cao (52%), nghề
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

lưới kéo chiếm 34% trong cơ cấu tàu thuyền. Ngư dân tập trung khai thác ở 3 cửa
sông đổ ra biển gồm: cửa Kênh 30 - 4, cửa sông Cái Cùng và cửa sông Gành
Hào, do kỹ thuật khai thác đơn giản, ngư cụ thô sơ chiếm phần lớn nên mật độ
tập trung cao ở các của sông cao tạo thành “làng chài”. “Làng chài” là nơi tập
trung đông dân lao động thủy sản và cũng là nơi tập trung 322 tàu làm nghề lưới
rê chiếm 74% cơ cấu nghề lưới rê của tỉnh, gây khó khăn trong việc quản lý nghề
cá của địa phương (Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2002).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng nghề lưới rê khai thác ven bờ ở tỉnh Bạc
Liêu” đã được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý và
phát triển nghề cá ở địa phương.
1.3 Nội dung nghiên cứu
i) Khảo sát hiện trạng nghề lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu;
ii) Khảo sát kết cấu ngư cụ và kỹ thuật khai thác của nghề lưới rê;
iii) Xác định thành phần loài và sản lượng khai thác của nghề lưới rê;
iv) Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình khai thác thủy sản
2.1.1 Trên thế giới

Trung

Khai thác hải sản là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong thương
mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động khai thác phụ thuộc vào
những thay đổi của tự nhiên của môi trường sinh thái biển, phải thường xuyên

đối mặt với nhiều rủi ro hơn các ngành kinh tế khác. Hơn nữa, sản phẩm sau khai
thác thuộc loại mau phân hủy, sản lượng hao hụt nhanh dễ dàng dẫn đến thất thu,
thua lỗ trong kinh doanh. Ngành công nghiệp khai thác ở các quốc gia phát triển
là không đồng đều, có những cường quốc về khai thác hải sản như Mỹ, Nhật,
Canada… Quá trình phát triển công nghiệp khai thác phụ thuộc nhiều vào những
tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. Người ta đi từ khai thác ven bờ tiến ra biển khơi
và tổ chức đánh cá viễn dương, công cụ khai thác đa dạng phù hợp với nhiều loại
nghề, đa năng để tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế tính mùa vụ trong khai thác.
Ngành công nghệ đánh cá phát triển kéo theo sự ra đời và phát triển của ngành
đóng tàu cá trên thế giới nhằm phục vụ cho khai thác xa bờ và vận chuyển biển
(Vũ Học
Đình Thắng
Nguyễn
Trung,
tâm
liệu và
ĐH
CầnViết
Thơ
@2005).
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong những năm của thập kỷ 90, nguồn lợi hải sản trên đại dương thế giới suy
thoái nhưng sản lượng khai thác lại tăng do sự thúc đẩy của khoa học - kỹ thuật
hiện đại. Sự tranh chấp quyết liệt nguồn lợi thủy sản trên thế giới xảy ra giữa các
nước công nghiệp phát triển với nhau, điển hình là cuộc chiến cá ngừ giữa các
nước thành viên cộng đồng Châu Âu năm 1994; tranh giành khai thác giữa các
nước Châu Âu và Canada năm 1995. Do đó việc thúc đẩy phát triển đánh cá viễn
dương ra vùng biển sâu và địa cực, là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ
công nghiệp hóa khai thác hải sản của mỗi quốc gia trong tương lai.
Theo FAO (1998), dự đoán tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm

2010 có thể đạt khoảng 107 – 144 triệu tấn. Mặc dù mỗi quốc gia có tiềm năng
lớn về thủy sản đã và đang có chiến lược và các chính sách được đề ra cho việc
phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhưng các chiến lược và chính sách này cần được
đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản (KTTS) và biến động
của các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong từng quốc gia, từng khu vực
và trên toàn thế giới. Tình hình chung của thủy sản thế giới theo FAO (2002) có
một vài nét chính: tổng sản lượng hàng năm tăng nhanh 13% trong giai đoạn
1985 – 1995 đạt 128 – 130 triệu tấn. Trong mấy năm gần đây, những biến động
tương đối lớn giữa các năm. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tăng rất nhanh với tốc

3


độ bình quân 7,6%/năm và đạt khoảng 37,5 triệu tấn vào năm 2001, chiếm 29,1%
tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới, khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng
gần như không tăng do đã gần đạt mức năng suất tối đa. Có khoảng 2/3 tổng sản
lượng thủy sản được con người sử dụng trực tiếp, phần còn lại được chế biến
dưới nhiều hình thức. Trong đó khoảng 25% dùng làm bột cá trong chăn nuôi và
các mục đích phi thực phẩm khác.
2.1.2 Ở Việt Nam

Trung

Ở Việt Nam, khai thác hải sản là chủ yếu. Ngành công nghiệp khai thác phát triển
chậm cả về trang bị cơ khí và công suất tàu thuyền. Tuy nhiên, sản lượng khai
thác thủy sản vẫn giữ vai trò quan trọng đảm bảo nhu cầu thực phẩm trong nước
và đáp ứng một phần nhu cầu xuất khẩu (Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thủy
sản đạt 1.398.170.000 USD. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
1.760.600.000 USD) tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến phát triển,
lấy nguyên liệu từ khai thác. Tình hình khai thác thủy sản năm 2005 và 5 tháng

đầu năm 2006 do những biến động về thời tiết và giá xăng dầu đã ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả khai thác thủy sản. Ba tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác
hải sản đạt 466.000 tấn, bằng 23,87% kế hoạch năm và tăng 0,65% so với cùng
kỳ năm trước. Sản lượng NTTS đạt 309.000 tấn, bằng 20,77% kế hoạch năm và
tăng Học
6,92%liệu
so với
cùng
kỳ năm
trước.
kim học
ngạchtập
xuất và
khẩunghiên
thủy sản cứu
tâm
ĐH
Cần
Thơ
@ Giá
Tàitrịliệu
(XKTS) đạt 517,5 triệu USD, bằng 18,48% kế hoạch năm và tăng 4,67% so với
cùng kỳ năm trước (Nguyễn Hoàng Minh, 2006. Tạp chí Thủy sản số 4/2006).
Ngư dân phải tốn thêm chi phí lớn về nhiên liệu cho khai thác biển, trong khi đó
giá của hầu hết các mặt hàng thủy sản đều không tăng. Một số nghề khai thác xa
bờ bị lỗ, nhiều tàu cá phải nằm bờ hoặc chuyển sang đánh gần bờ để giảm chi phí
khai thác, điều này gây sức ép đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ. Nhưng khai
thác hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành thủy sản, đồng thời
góp phần đảm bảo an ninh, chủ quyền trên biển của đất nước.
Ở Việt Nam, khai thác hải sản mang tính nhân dân rõ rệt. Nghề khai thác thuộc

khu vực nhân dân chiếm 99% số lượng lao động và 99,5% sản lượng khai thác
hải sản. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2003 đạt hơn 1,4 triệu tấn, tăng 3,34%
so với năm 2002 và đã đạt tới mức sản lượng cho phép để bảo vệ nguồn lợi biển.
Tỷ trọng giá trị thủy sản (nuôi trồng và khai thác) trong nông nghiệp chiếm
21,3% và có xu hướng tăng lên nhiều so với năm 2002 là 16,5% (Vũ Đình Thắng
và Nguyễn Viết Trung, 2005). Lao động thủy sản mang tính thời vụ, rỏ nét hơn
cả là trong nuôi trồng và khai thai thác. Điều này làm phức tạp thêm cho việc sử
dụng lao động trong ngành thủy sản. Nếu hiểu chất lượng nguồn lực lao động
gồm thể lực và trí lực của người lao động thì trong ngành thủy sản là không đồng

4


đều trong các lĩnh vực sản xuất, nó phụ thuộc vào yêu cầu công việc. Trong khai
thác đòi hỏi lao động trẻ vào khỏe, chỉ có đàn ông tham gia đi biển. Lao động
nuôi trồng thủy sản có đối tượng tham gia rộng rãi hơn nhiều, bao gồm cả phụ
nữ, người già và thanh niên. Lao động đánh bắt thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào
ngư trường. Tùy điều kiện cụ thể của từng ngư trường, có bộ phận người khai
thác sống trên ngư trường.
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2005 và thời kỳ 2001 - 2005
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2005

So
với So

với Tổng
2004(%) 2000(%) 2001-2005

I

Tổng sản lượng

Nghìn tấn

3.432,8

109,24

152,53

14.516,6

1

Sản lượng khai thác



1.995,4

102,86

120,13

9.318,9


1.1

Khai thác biển



1.809,7

104,40

127,47

8.247,4

1.2

Khai thác nội địa



185,7

89,88

76,95

1.071,5

2


Sản lượng nuôi trồng



1.437,4

119,53

243,79

5.197,7

II

Xuất khẩu thủy sản
2.650.000

110,38

180,27

11.067.78

Giá trị kim ngạch XK 1000 USD
TS

Trung tâm
Học
liệu

Nguồn:
Tạp chí
ThủyĐH
sản sốCần
1/2006 Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua Bảng 2.1 cho thấy sản lượng thuỷ sản khai thác trong năm 2004 ước đạt
1.923.500 tấn, tăng 3,6%; giá trị tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2003. Sản lượng
khai thác biển ước đạt 1.724.200 tấn, tăng 4,7%; giá trị tăng 3,4% so với cùng kỳ.
Sản phẩm khai thác xa bờ đạt 550.000 tấn, bằng 31,89% sản lượng khai thác hải
sản. Tuy nhiên do nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của cộng đồng ngư dân
nghèo số lượng thuyền nghề gần bờ vẫn tăng và sản lượng khai thác gần bờ có xu
hướng gia tăng. Khai thác thuỷ sản nội địa ước đạt 199.300 tấn, bằng 95,3% so
với cùng kỳ, chủ yếu ngư dân khai thác trên sông, hồ nước lớn bằng các nghề thủ
công, phương tiện nhỏ. Năm 1996, cả nước có 68.500 tàu thuyền lắp máy với 1,6
triệu CV (23,35 CV/tàu), đến năm 2000 đã có 72.528 tàu thuyền lắp máy với
tổng công suất 2,75 triệu CV (Nguyễn Văn Chiêm, 2005. Tạp chí Thủy sản số
11/2005). Phần lớn tàu có công suất lớn thuộc sở hữu của tư nhân hoặc hộ gia
đình vì vậy việc tổ chức khai thác, sử dụng đội tàu này hoạt động rất linh hoạt,
một số tàu hoạt động rất có hiệu quả. Song cũng có nhiều tàu chỉ hoạt động một
thời gian đã phải nằm bờ vì làm ăn kém hiệu quả.
Riêng về biển, nước ta có diện tích mặt biển rộng lớn (khoảng 1.000.000 Km2),
bờ biển dài (khoảng 3.260 Km) với hơn 3.000 hòn đảo gần bờ và 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc phát
5


triển nghề khai thác và hậu cần của ngành hải sản. Nguồn lợi hải sản nước ta khá
phong phú và giàu chủng loại, khoảng 2.030 loài cá biển, 225 loài tôm biển, 653
loài tảo biển, 35 loài mực, 5 loài rùa biển, 12 loài rắn biển. Ngoài ra còn rất nhiều
loài đặc sản quí hiếm khác như: bào ngư, ngọc trai, sò huyết,… (Sở Thủy sản tỉnh

Bạc Liêu, 2002). Vì những điều kiện thuận lợi ấy nên cũng gây không ít khó
khăn cho nghề quản lý nguồn lợi cũng như việc lựa chọn các thông số kỹ thuật
cho ngư cụ nhằm phân định về số lượng loài khai thác thích hợp cho từng ngư cụ
khai thác nguồn lợi thủy hải sản. Các thông số kỹ thật phải sao cho vừa có tính
kinh tế, lại vừa có tính chọn lọc cao. Đặc tính số lượng loài phong phú nhưng số
lượng cá thể mỗi loài lại không nhiều, điều này gây khó khăn cho công nghệ chế
biến sản phẩm xuất khẩu.
Về cơ cấu nghề nghiệp khai thác nguồn lợi hải sản:
• Họ lưới kéo: khai thác tổng hợp nhiều loài hải sản ở độ sâu khác nhau. Lưới
kéo cá, kéo tôm… phương thức kéo: kéo đôi, kéo đơn, kéo đáy… chiếm khoảng
25 – 30% tổng số đơn vị nghề.

Trung

• Họ lưới rê: khai thác các loài hải sản sống từ trên nền đáy đến tầng mặt, với
nhiều kích cỡ khác nhau, phụ thuộc vào kích thước mắt lưới. Có nhiều loại lưới
rê được gọi theo phương thức đánh bắt hoặc đối tượng đánh bắt như: rê trôi, rê cố
định,Học
rê tầng
mặt,ĐH
rê tầng
đáy…
hoặc
thu, rê
ngừ,học
rê trích,
mực…
chiếm cứu
tâm
liệu

Cần
Thơ
@rê Tài
liệu
tậprêvà
nghiên
khoảng 21 – 23% tổng số đơn vị nghề.
• Họ câu: khai thác các loài thủy sản sống từ tầng đáy đến tầng mặt, các vùng
rạn, hang, hốc đá. Họ câu gồm: câu vàng, câu ống, câu cần, câu chạy… còn gọi
theo tên đối tượng câu như: câu cá thu, cá ngừ, câu mực… chiếm khoảng 18 –
20% tổng số đơn vị nghề.
• Họ lưới vây: khai thác chủ yếu cá nổi nhỏ (trích, nục, cơm, lầm…) vùng ven
bờ. Các loại lưới vây như: lưới vây ngày, lưới vây kết hợp ánh sáng, vây rút chì,
vây kết hợp chà rạo… chiếm tỷ trọng 5 – 8% tổng số đơn vị nghề.
• Họ vó, mành: khai thác chủ yếu cá nổi nhỏ, ven bờ (trích, nục, lầm, cơm,…).
Có loại vó ánh sáng, mành ánh sáng, mành chà, rớ (lưới rút)… chiếm khoảng 5 –
6% tổng đơn vị nghề.
• Họ lưới cố định: khai thác chủ yếu các hải sản nhỏ ven bờ. Có lưới đăng, đáy,
lồng bẩy… chiếm 12 - 14% tổng số đơn vị nghề.
Với qui mô nghề và cỡ phương tiện khai thác hiện có thì phạm vi hoạt động của
nghề lưới kéo (chiếm tỷ lệ cao nhất) vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng biển có độ
sâu từ 50 m trở vào. Kết quả triển khai đánh bắt xa bờ trong 3 năm cuối thế kỷ

6


XX cho thấy: số tàu hoạt động có lãi chỉ chiếm 1/3 tổng số tàu tham gia, còn lại
là hoàn vốn hoặc thua lỗ (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Nhật Bản được coi là thị trường lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt

Nam chiếm 26,8% giá trị xuất khẩu, nhưng gần đây có xu hướng giảm dần do sự
cạnh tranh quyết liệt từ các nước xuất khẩu khác trong khu vực.
Thị trường EU chiếm 5,9% giá trị xuất khẩu, tuy đây không phải là thị trường
rộng lớn và mới mẻ nhưng đây là thị trường đầy tiềm năng phát triển.
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2003
Thị Trường

Giá trị (1.000 USD)

Tỷ lệ %

Nhật Bản

600.320

26,8

Mỹ

837.760

37,4

EU

132.160

5,9

Trung Quốc và Hồng Công


159.040

7,1

78.000

3,5

Các nước ASEAN

Các nước khác
432.320
19,3
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
học tập và nghiên
cứu
Tổng

2.240.000

100

Nguồn: Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005.

Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn đang rất được quan tâm của các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2003 xuất khẩu sang đây 937.760
triệu USD chiếm 37,4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên thị
trường Mỹ khá khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này gây không ít khó

khăn cho ngành công nghiệp chế biến của nước ta.
2.1.3 Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)có bờ biển dài trên 700 km chiếm 23%
chiều dài bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp
biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là khai thác thuỷ sản. Thuỷ sản của
ĐBSCL được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đang được nhà nước
quan tâm, đặc biệt có nhiều chính sách thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào
hợp tác phát triển. Lĩnh vực chế biến thuỷ sản cũng như tăng cường đầu tư nuôi
trồng thủy sản để đáp ứng nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Chiến lượt phát triển
thuỷ sản của vùng là xây dựng ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, đảm

7


bảo thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của vùng, xuất khẩu chiếm trên
50% cả nước.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ngành thuỷ sản vẫn duy trì được sự tăng
trưởng với tốc độ đáng kể, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2004 đạt 3,07 triệu tấn,
sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác nội địa 1,35 triệu tấn. Kim ngạch xuất
khẩu năm 2004 đạt 2,4 tỉ chiếm gần 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
tốc độ tăng trưởng hàng năm về tổng sản lượng là 7%, về giá trị xuất khẩu là
10%. Sự phát triển của ngành thuỷ sản đã đóng góp quan trọng trong sự nghiệp
xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lượng thực, nhất là đối với các vùng nông
thôn nghèo, vùng sâu vùng xa. Tại nhiều địa phương, thuỷ sản, đặc biệt là nuôi
trồng huỷ sản đã được xác định là hướng mở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông
nghiệp nông thôn tạo nguồn sinh kế và bảo đảm thực phẩm cho dân cư (Vũ Đình
Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).

Trung


Tuy nhiên hiện tại ngành khai thác thuỷ sản của vùng cũng đang gặp một số vấn
đề khó khăn cũng như tình hình chung của cả nước. Đó là tình trạng số lượng tàu
thuyền tăng một cách tự phát, khai thác tập trung ở vùng ven bờ. Đây là một vấn
đề rất khó giải quyết của các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL và rất cần các giải pháp
khắc phục. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 600.000 tấn,
trong đó đánh bắt thủy sản chiếm 40% sản lượng cả nước, giá trị xuất khẩu thủy
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sản chiếm 50 - 60% so với cả nước. (, 23/02/2006)
2.2 Tình hình khai thác ở tỉnh Bạc Liêu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí đia lý.
Bạc Liêu nằm về phía Nam, Đông Nam của đồng bằng Nam Bộ, phía Bắc giáp
tỉnh Hậu Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông Nam
giáp biển Đông, phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Tây và Tây Bắc
giáp tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Bạc Liêu ở khu vực phía đông bán đảo Cà Mau. Diện
tích tự nhiên của tỉnh là 248.268,6 ha; tổng chiều dài bờ biển khoảng 56 km,
chiếm 7,2% bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long (780 km) và chiếm 1,7% chiều
dài bờ biển cả nước. Vùng biển Bạc Liêu cùng nằm trong nội chí tuyến, Bắc bán
cầu. Vì vậy về cơ bản khí hậu của vùng biển này cũng tuân thủ chế độ của biển
Đông là khí hậu nhiệt đới gió mùa và hoạt động của bão Tây Thái Bình Dương.
Địa hình, đất đai.
Bờ biển tỉnh Bạc Liêu ít lồi lõm có 3 cửa đổ ra biển gồm: cửa Kênh 30 - 4, cửa
sông Cái Cùng và cửa sông Gành Hào.

8


Trong mùa hè do mưa nhiều, lượng nước của các cửa sông Cửu Long rất lớn tạo

thành một nhánh dòng chảy sát bờ biển Bạc Liêu theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam. Trong mùa đông cũng có dòng chảy sát bờ theo hướng trên với vận tốc lớn.
Do tác động của dòng chảy này nên bờ biển Bạc Liêu không ổn định, đoạn từ Gò
Cát đến Gành Hào bờ biển bị sói lở mạnh, đoạn từ Gò Cát đến thị xã Bạc Liêu bờ
biển được bồi thêm.
Biển Đông Nam Bộ có nền đáy tương đối bằng phẳng, độ sâu biến đổi chậm,
đường đẳng sâu 100 m nằm rất xa bờ. Vùng khơi Đông Nam Bộ có nhiều bồn
trũng chạy dài theo hướng kinh tuyến, vát nhọn ở phía Bắc, mở rộng ở phía Nam,
độ sâu trung bình 2.000 - 2.500 m. Phía Nam quần đảo Trường Sa, nơi tiếp giáp
với thềm lục địa Borneo có trũng Palawan đáy bằng phẳng sâu tới 3.000 m. Vùng
Tây Nam Trường Sa độ sâu trung bình 4.000 m. Phía Bắc Côn Đảo địa hình phức
tạp. Nam Côn Đảo địa hình bằng phẳng hơn.
Khí hậu thời tiết, khí tượng thuỷ văn.
• Tỉnh Bạc Liêu có chế độ khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo. Một năm có 2 mùa
chính: mùa mưa từ tháng V đến tháng XI với lượng mưa trung bình 1.800 mm,
mùa khô từ tháng XII đến tháng IV, mùa này nước trong các kênh rạch có độ
mặn cao.

Trung tâm
Họcđộliệu
ĐH
Thơ26,5
@oC,Tài
học
tậpcác
vàtháng
nghiên
• Nhiệt
không
khí:Cần

trung bình
nhiệtliệu
độ cực
đại vào
4 và 5, cứu
đạt cực tiểu vào tháng 1. Độ chênh nhiệt độ không khí giữa tháng cao nhất và
thấp nhất khoảng 2,8 - 30C. Nhờ đặc điểm này nghề nuôi tôm biển có thể diễn ra
quanh năm. Đây là lợi thế của các tỉnh Nam Bộ so với các tỉnh Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ.
• Nhiệt độ nước biển: bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ không khí từ 2 - 30C trong
các mùa. Nhiệt độ nước biển ở Côn Đảo cao nhất trong tháng 5 (30,10C) và thấp
nhất vào tháng 1 (25,70C).
• Độ mặn: Độ mặn vùng ven bờ giảm từ tháng 3 đến tháng 8 sau đó tăng dần
đến tháng 12. Độ mặn có hướng tăng dần từ bờ ra khơi. Độ mặn trung bình vùng
ven biển vào khoảng 15‰, ở vùng biển Côn Đảo độ mặn tới 32‰. Hiện tượng
xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên ở Nam quốc lộ 1A. Trong mùa mưa nước
trong các kênh rạch có độ mặn 5 - 15‰, trong mùa khô nước bị nhiễm mặn tới
15 - 30‰.
• Thuỷ triều: vùng biển tỉnh Bạc Liêu có chế độ bán nhật triều không đều, biên
độ triều trung bình 2,9 m, biên độ triều cực đại tại cửa sông Gành Hào đạt 4,1 m.
Với biên độ triều lớn có thể tận dụng đỉnh triều để đưa nước biển vào các đầm
nuôi tôm bằng phương pháp tự chảy, giảm bớt chi phí về bơm nước.

9


• Gió bão: biển Đông Nam Bộ ít bão, trung bình khoảng 10 năm mới có một
cơn bão với cường độ không lớn. Bão thường tập trung vào các tháng cuối năm
từ tháng 10 - 12. Cơn bão số 5 mang tên Linda thổi vào vùng biển Đông và Tây
Nam Bộ gây thiệt hại lớn về người và tàu thuyền đánh cá nhắc nhở chúng ta cảnh

báo với bão. Vào thời kỳ chuyển tiếp giữa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam
thường xuất hiện các cơn lốc mạnh. Ngoài ra hàng năm còn có từ 70 - 140 ngày
có giông.
2.2.2 Sản lượng thủy sản của tỉnh
Năm 2001 sản lượng khai thác hải sản của tỉnh Bạc Liêu đạt 61.560 tấn chiếm
gần 4% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước và chiếm 8,6% tổng sản
lượng khai thác hải sản vùng ĐBSCL, đứng thứ 6 trong 7 tỉnh của vùng.
Thành phần sản lượng khai thác hải sản của tỉnh bao gồm:


Cá: 39.000 tấn chiếm 64,3%



Mực: 9.900 tấn chiếm 16,1%



Tôm: 10.500 tấn chiếm 17,1%



Hải sản khác: 1.560 tấn chiếm 2,5%.

Trong giai đoạn 1996 - 2001 tốc độ tăng sản lượng khai thác hải sản trung bình

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hằng năm là 15,5%, nhưng tốc độ này có xu hướng giảm dần, năm 1997 tăng
31,5% so với năm 1996 đến năm 2001 chỉ tăng 8,5% so với năm 2000. Hiện nay

sản lượng khai thác còn chiếm trên 60% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh nhưng
có xu hướng giảm dần. Năm 1997, khi Bạc Liêu tách ra từ tỉnh Đông Hải, sản
lượng khai thác chiếm tới 88% tổng sản lượng của tỉnh, một năm sau tỷ lệ này
xuống còn 80%. Trong những năm sắp tới do tốc độ phát triển nuôi trồng thủy
sản rất cao nên tỷ lệ sản lượng khai thác hải sản càng giảm trong cơ cấu sản
lượng thủy sản của tỉnh (Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2002).

10


Bảng 2.3: Sản lượng khai thác hải sản tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1996 - 2001
TT

Danh mục

Đơn vị

1996

I

Tổng sản lượng

Tấn

30.298

39.832 46.254 52.151 56.731 61.560

1


Sản lượng cá

Tấn

23.167

29.311 32.371 41.726 38.412 39.600

2

Sản lượng tôm

Tấn

3.972

6.249

8.863

6.150 13.215 10.500

3

Sản lượng mực

Tấn

1.510


1.490

3.788

3.543

2.150

9.900

4

Sản lượng hải sản khác

Tấn

1.649

2.782

1.232

722

2.954

1.560

II


Sản lượng địa phương

1

Thị xã Bạc Liêu

Tấn

1.696

2.230

5.925

6.280

7.216

2

Huyện Vĩnh lợi

Tấn

3.220

5.427

7.997


5.600 10.048

3

Huyện Đông Hải

Tấn

25.328

1997

1998

1999

2000

2001

32.175 32.332 40.271 39.467

Nguồn: Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2002.

2.2.3 Các loài cá kinh tế
v Cá khoai: Harpodon nehereus (Hamilton-Buchwanan, 1822)
Đặc điểm hình thái:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Hình 2.1: Cá khoai (Harpodon nehereus) (Bộ Thủy sản, 1996).
Thân dài hình trụ hơi dẹp bên. Đầu dài vừa, nhưng to, mắt nhỏ, mõm rất ngắn và
tù. Mồm rất rộng hơi xiên có rất nhiều răng sắc kích thước không bằng nhau.
Răng ở xương lá mía cũng lớn. Hàm dưới dài hơn hàm trên. Phía sau vây lưng có
vây mỡ. Vây ngực rất dài. Đường bên kéo dài đến tận điểm giữa thùy vây đuôi.
Thân mầu xám nhạt, bề ngoài nhìn trong suốt. Vảy tròn nhỏ, dễ rụng, chỉ mọc ở
phần sau thân và đường bên. Vảy đường bên rất rõ ràng.
Môi trường, sinh thái: Sống chủ yếu ở vùng nước lợ, mặn, tầng đáy, vùng nhiệt
đới. Sống ở vùng nước sâu khoảng 50 m nước, ngoài khơi, nơi có nền đáy bùn
cát quanh năm, nhưng đi vào vùng các cửa sông vùng đồng bằng để kiếm ăn vào
mùa mưa. Đẻ 6 lần trong năm. Là loài cá dữ và thường bị nhiễm bệnh ở cơ. Cá
thành thục ở chiều dài 13 cm . Đẻ tập trung vào tháng 8-9.
11


Tầm quan trọng: có giá trị thương phẩm cao. Sản lượng khoảng 100.000 –
500.000 tấn/ năm. Là loài cá ngon, có thể ăn tươi, hoặc phơi làm cá khô.
Kích cỡ khai thác: 160 - 270mm
v Cá đù: Pennahia argentata (Houttuyn, 1782)
Đặc điểm hình thái:

Hình 2.2: Cá đù (Pennahia argentata) (Bộ Thủy sản, 1996).

Trung

Thân dài, dẹp bên, khá cao, miệng xiên và rộng. Hàm trên đạt tới viền sau mắt.
Hàm dưới ngắn hơn một nửa chiều dài đầu. Răng phân biệt rõ ràng thành răng
lớn và răng nhỏ ở cả 2 hàm. Không có răng nanh điển hình. Bóng bơi hình củ cà
rốt với 25 – 27 đôi nhánh phụ phân nhánh. Vây lưng có 9 – 10 tia cứng, tiếp theo

tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
là một khe thấp, phần thứ hai của vây lưng có 1 tia cứng và 25 – 28 tia mềm. Vây
ngực khá dài, bằng khoảng một phần tư chiều dài tiêu chuẩn. Vây hậu môn có 2
tia cứng và 7 – 8 tia mềm, tia cứng thứ hai tương đối yếu. Vây đuôi lồi dạng thoi
tù. Đường bên chạy đến gốc vây đuôi.
Môi trường, sinh thái: cá sống chủ yếu môi trường nước mặn, ven biển. Cá ăn
phiêu sinh động vật, giáp xác nhỏ.
Tầm quan trọng: có giá trị thương phẩm.
Kích cỡ khai thác: 180 - 200 mm.

12


Cá bơm cát (cá lưỡi trâu): Cynoglosus robustus (Gunther, 1873)
Đặc điểm hình thái:

Hình 2.3: Cá lưỡi trâu (Cynoglosus robustus) (Bộ Thủy sản, 1996).
Thân dẹt và dài; vây lưng và vây hậu môn liền với vây đuôi. Mắt ở phía trái của
thân với một khoảng hẹp giữa hai mắt. Mõm tròn. Khe miệng không đạt đến phía
dưới mắt, hơi gần đỉnh mõm hơn khe mang. Hai đường bên ở phía thân có mắt.
Phía bên kia không có đường bên. Vảy lợc ở phía có mắt, vảy tròn ở phía không
có mắt, có 15 - 19 hàng vẩy giữa hai đường bên. Mặt thân có mắt mầu vàng nâu
với nhiều chấm nâu đậm xếp không theo qui luật rõ ràng.

Trung

Môi trường, sinh thái: cá sống được cả nước ngọt, lợ, mặn và ở tầng đáy. Có thể
sống sâu 961 m. Cá sống chủ yếu trên các nền đáy cát và bùn của thềm lục địa,
tâm

Họcnước
liệu
Cần
ThơCá@đi Tài
liệu
tậplên.
vàĂnnghiên
các đầm
lợ, ĐH
mặn và
cửa sông.
vào các
sônghọc
khi triều
động vật cứu
đáy là chủ yếu (giun, cá).
Tầm quan trọng: có giá trị thương phẩm. Được bán dưới dạng cá tươi, đông lạnh
và phơi khô. Do thân mõng thường được chiên (rán). Thịt cá ngon, ngọt và dễ
tách xương. Chứa 76 kcal trên 100 g cá.
Kích cỡ khai thác: 100 - 150 mm
v Cá chét: Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
Đặc điểm hình thái:

Hình 2.4: Cá chét (Eleutheronema tetradactylum) (Bộ Thủy sản, 1996).

13


Đầu lớn vừa, hơi hẹp bên. Mõm ngắn, tròn, tù. Miệng rỏ dưới co duỗi được, rạch
miệng xiên, phần cuối xương hàm trên phát triển kéo dài vượt quá đường thẳng

đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng nhỏ, mịn, phân bố đến bộ phận ngoài của
xương hàm. Lưỡi tròn, ngắn. Mắt to, hàm dưới da, trên trục giữa thân và gần chót
mõn hơi gần điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt cong lõm và nhỏ hơn
đường kính mắt. Cạnh xương nắp mang có răng cưa nhỏ. Thân cá thon dài hơi
hẹp bên. Đường bụng phần trước gần như bằng ngang. Cuống đuôi thon dài. Vảy
lượt nhỏ, phủ khắp thân và đầu, vẩy phủ gần đến ngọn vi lưng thứ hai, vi hậu
môn và vi đuôi. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang cong xuống đến trục
ngang giữa thân rồi chạy thẳng đến điểm giữa gốc vi đuôi, tại gốc vi đuôi đường
bên chia làm 3 nhánh chạy ra các tia vi đuôi.

Trung

Môi trường, sinh thái: Cá sống ở nhiều môi trường khác nhau, chủ yếu trên các
nền đáy bùn vùng ven biển cửa sông, đầm nước lợ, mặn, nền đáy mềm. Sâu 0 23 m. Di cư xuôi dòng nhưng cũng đi vào các sông. Cá con thường thấy ở các
cửa sông. Vào mùa đông cá trưởng thành tiến dần vào sông. Cá thường tạo đàn
rãi rác, cá lớn thường đi từng cặp hoặc riêng rẽ. Cá ăn mực, giáp xác, các loài cá
thuộc các họ Mugilidae, Engraulidae, và Sciaenidae, thỉnh thoảng ăn giun nhiều
tơ. Tính ăn thay đổi theo mùa. Được cho là loài cá lưỡng tính đực có trước.
Chiều dài thành thục 22 - 28 cm, thụ tinh ngoài. Ở Australia, con đực ở chiều dài
tâm
Cầnthay
Thơ
tập và
24 - Học
47 cm liệu
(1 - 2 ĐH
năm tuổi),
đổi @
giới Tài
tính ởliệu

chiềuhọc
dài khoảng
25 - nghiên
46 cm (2 - cứu
3 năm tuổi) và thành cá cái hoàn toàn từ khoảng 28 - 72 cm . Ở bờ biển đông-bắc
Queensland, hầu hết cá chét là cá cái ở chiều dài khoảng 45 - 50 cm . Cá đực có
lẽ bắt đầu chuyển đổi giới tính ngay sau khi mùa sinh sản (tháng 4 - 5). Quá trình
hình thành giới tính kéo dài đến đầu mùa sinh sản năm sau. Chưa được biết nhiều
về giai đoạn ấu trùng, dù rằng bãi ương thì được biết ở vùng hạ lưu cửa sông,
vùng triều thay đổi, nước cạn và đầm nước lợ, mặn (Williams 1997).
Tầm quan trọng: có giá trị thương phẩm cao.
Kích cỡ khai thác: 500 – 1000 mm

14


v Cá dứa: Pangasius polyuranodon (Bleeker, 1852)
Đặc điểm hình thái:

Hình 2.5: Cá dứa (Pangasius polyuranodon) (Bộ Thủy sản, 1996).

Trung

Đầu hơi dẹp, bằng. miệng cận dưới không co duỗi được, độ cong cung vòng
miệng nhỏ, nằm trên mặt phẳng ngang. Răng lá mía có thể dính nhau thành một
đám có hình chữ nhật với cạnh trước và cạnh sau khuyết ở giữa hoặc tách rời
thành 2 đám hình tròn, nhưng dù dính nhau hay tách rời, chiều rộng trước sau
tương đương với nửa chiều rộng phải trái tính từ mép bên phải đến mép trái của
đám bên trái. Râu mép kéo dài đên mép vi ngực, râu hàm dưới ngắn hơn. Lỗ mũi
sau cách lỗ mũi trước và mắt, nằm phía trên đường thẳng đứng nối từ lỗ mũi

trướcHọc
với mí
trênĐH
của mắt.
to, mí@
dưới
đường
thẳng
kẻ từ cứu
tâm
liệu
CầnMắtThơ
Tàichạm
liệuvớihọc
tập
vàngang
nghiên
gốc miệng, gần chót mõm hơi gần cuối nắp mang. Lỗ thóp ngắn, chạy từ đường
ngang nối mí sau của hai mắt đếm gốc của mấu chẩm. Thân dài dẹp bên. Cuống
đuôi thon dài. Gai vi ngực phát triển hơn gai vi lưng. Mặt sau của các gai này có
răng cưa nhọn hướng xuống gốc. Vi bụng kéo dài chưa chạm đến khởi điểm vi
hậu môn.
Môi trường, sinh thái: cá sống cả các vùng ngọt, lợ, mặn. Tầng đáy. Cá sống chủ
yếu vùng hạ lưu và cửa sông nhưng thường thấy di cư về vùng thượng lưu vào
mùa mưa. Đây là loài ăn tạp, thiên về thực vật, mùn bả hữu cơ , nhưng có khuynh
hướng ăn mang tính cơ hội.
Tầm quan trọng: có giá trị thương phẩm.
Kích cỡ khai thác: 200 – 800 mm.

15



v Cá gúng (úc, thiều): Arius thalassinus (Ruppell, 1835)
Đặc điểm hình thái:

Hình 2.6: Cá gúng (Arius thalassinus) (Bộ Thủy sản, 1996).

Trung

Đầu ngắn, dẹp bằng, nhìn từ trên xuống có dạng bầu dục. Miệng cận dưới rộng
ngang, không co duỗi được. Có 3 đôi râu, râu mép kéo dài tới gốcvi ngực. Tăng
hàm trên nhỏ mịn, dài hai bên tương đương 8 – 10 lần chiều rộng trước sau. Răng
khẩu cái mỗi been một đám, có dạng hình tam giác cạnh trước dài nhất và có
dạng cong lồi, các khoảng cách giữa hai đám răng này với hàm trên tương đương
với chiều rộng trước sau của hàm trên. Mắt có dạng hình bầu dục, nằm phía trên
tâm
Học
liệu
ĐH
@mõm
Tàihơn
liệu
và mang,
nghiên
đường
ngang
kẻ từ
gốc Cần
miệng,Thơ
gần chót

gầnhọc
điểm tập
cuối nắp
phần cứu
trán giữa hai mắt rộng và cong lồi.
Thân thon dài, phần trước tròn phần sau dẹp bên. Phần trước của đường bên
không thấy rõ chỉ thấy những đường ngoằn ngèo không liên tục, phần sau liên
tục và có phân nhánh hình lông chim. Gai vi lưng và gai vi ngực dầy, cứng. Vi
bụng kéo dài quá khởi điểm vi hậu môn. Mặt lưng của thân và đầu, hai bên hông
phía trên đường bên có màu xám xanh và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu
trắng. Toàn thân ửng lên màu vàng nghệ. Vi lưng, vi bụng, vi ngực có nhiều
chấm đen nhỏ. Vi mỡ có một đốm đen rất to chiếm gần hết vi.
Môi trường sinh thái: cá sống cả ở vùng ngọt, lợ, mặn, tầng đáy, cận nhiệt đới.
Đây là loài cá biển thường bắt gặp ở cửa sông, thỉnh thoảng đi vào vùng nước
ngọt, chúng là loài thích nghi với độ mặn rộng. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho
cùng từ 26 - 29°C. Cá gúng là sinh vật bắt mồi, thức ăn cơ bản là cua, tôm, giáp
xác nhỏ, cá và nhuyễn thể… Sống ở độ sâu từ 10 – 195 m nước. Loài này phân
bố khá rộng nên thường có sự nhầm lẫn với loài khác.
Tầm quan trọng: có giá trị thương phẩm cao, bán dưới dạng cá tươi hoặc cá khô.
Kích cỡ khai thác: 700 – 1200 (mm)

16


2.2.4 Cơ cấu tàu thuyền
Năm 2001 tỉnh Bạc Liêu có 1.160 chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất
100.182 CV đứng thứ 5 trong 7 tỉnh có biển của vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long, chiếm 6,7% số lượng, 6,6% tổng công suất tàu thuyền máy của vùng. Bình
quân công suất đạt 86,4 CV/chiếc cao gấp 1,84 lần mức bình quân chung cả nước
(47 CV/chiếc). Trong vòng 10 năm 1991 - 2001 số lượng tàu thuyền máy và tổng

công suất tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân số lượng tàu 12%/năm và tổng
công suất tăng 31,5%/năm, số lượng tàu năm 2001 gấp 2,76 lần năm 1991 và
tổng công suất gấp 14,2 lần. Nhưng tốc độ tăng số lượng tàu từ năm 1998 đến
nay có xu hướng chậm dần, tốc độ tăng trung bình chỉ còn 6,85%/năm, điều đó
rất trùng hợp với tình hình chung của cả nước và của vùng. Do nguồn lợi hải sản
giảm nhanh, hiệu quả khai thác ngày càng thấp, nên đã kìm bớt tốc độ tăng số
lượng tàu của giai đoạn trước. Nhiều nhà quản lý và ngư dân đã đặt kỳ vọng quá
lớn vào khai thác hải sản xa bờ, thực tế sản xuất cho thấy nguồn lợi hải sản xa bờ
cũng có hạn và đã suy giảm (Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2002).
Bảng 2.4: Tình hình tàu thuyền đánh cá tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1996 - 2001
TT

Danh mục

Đơn vị

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Trung tâm
ĐH Cần

@ Tài967liệu1059
học tập
nghiên
Chiếc Thơ 766
Tổng sốliệu
tàu thuyền
1 Học
1144 và1152
1160cứu
2

Thuyền thủ công

Chiếc

0

0

0

0

0

0

3

Tàu thuyền máy


Chiếc

766

957

1059

1144

1152

1160

4

Tổng công suất

CV

28.304

40.225

55.422

82.405

85.690


100.182

5

Bình quân
suất

37

42

52,3

72

74,4

86,4

công CV/chiếc

Nguồn: Sở thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2002.

17


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian thực hiện

Đề tài đã được thực hiện từ 01/2006 đến 07/2006.
3.2 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu tại 3 địa điểm (TX Bạc Liêu, huyện Hòa
Bình, huyện Đông Hải)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Địa điểm
thu mẫu

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu
Nguồn: />
18


×