Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.92 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VÕ KIM THOA

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
MÁY ĐIỆN HÀNG HẢI TRONG NGHỀ LƯỚI KÉO
Ở THỊ
HÀThơ
TIÊN
KIÊN
Trung tâm Học liệu
ĐHXÃ
Cần
@TỈNH
Tài liệu
họcGIANG
tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

2006


TÓM TẮT

Trung

Đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở
Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang” đã được thực hiện từ tháng 01/2006 đến


tháng 07/2006 nhằm đánh giá hiện trạng trang bị và sử dụng máy điện hàng
hải của ngư dân để làm cơ sở đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng máy điện hàng hải nói riêng và hiệu quả khai thác nói chung. Qua 66
phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp ngư dân cùng những thông tin thứ cấp được
thu thập từ các cơ quan địa phương cho thấy tỷ lệ tàu hoạt động khai thác thủy
sản ở Thị xã Hà Tiên có trang bị máy điện hàng hải đạt 89,7%. Trong đó
100% tàu lưới kéo có công suất từ 90 CV trở lên đều trang bị máy hàng hải,
đối với các tàu có công suất dưới 90 CV tỷ lệ này đạt 88,4%. Các loại máy
hàng hải được trang bị trên tàu chủ yếu là máy đàm thoại và máy định vị. Hiệu
máy đàm thoại được ngư dân ưa chuộng nhất là máy Super Star 2400 (47%).
Đối với máy định vị, tất cả ngư dân đều chọn hiệu máy Furuno do Nhật Bản
sản xuất để trang bị cho tàu với các model khác nhau, trong đó máy Furuno
GP 31 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%). Đa số các loại máy hàng hải được mua
mới từ các cửa hàng trong tỉnh, ngư dân tự lắp đặt. Giá thành máy hàng hải có
sự chêch lệch cao (từ 4 – 25 triệu đồng/máy). Hầu hết ngư dân biết sử dụng
do học
hỏiĐH
qua đồng
dụng
các học
loại máy
có mang cứu
tâmmáy
Học
liệu
Cầnnghiệp.
ThơViệc
@ sử
Tài
liệu

tậphàng
vàhảinghiên
lại hiệu quả trong sản lượng, hành trình và liên lạc nhưng kết quả đạt được
chưa cao, người dân chưa biết khai thác và ứng dụng hết các chức năng sẵn có
của máy vào thực tế sản xuất do trình độ khoa học kỹ thuật của ngư dân còn
hạn chế. Cần có kế hoạch tập huấn cho ngư dân để sử dụng máy hàng hải đạt
hiệu quả cao nhất.

ii


MỤC LỤC
Tựa mục

Trung

Trang

Lời cảm tạ ....................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................... ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh sách bảng .............................................................................................. v
Danh sách hình .............................................................................................. vi
Danh mục từ viết tắt ..................................................................................... vii
Chương 1: Giới thiệu ...................................................................................... 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu ......................................................................... 3
2.1 Tình hình khai thác thủy sản ................................................................ 3
2.1.1 Khai thác thủy sản trên thế giới ................................................ 3
2.1.2 Khai thác thủy sản ở Việt Nam ................................................. 4
2.1.3 Khai thác thủy sản ở ĐBSCL và tỉnh Kiên Giang ..................... 5

2.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Thị xã Hà Tiên ................................... 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................... 6
2.2.2 Ngư trường và nguồn lợi .......................................................... 7
2.2.3 Cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản ...................................... 8
tâm Học 2.2.4
liệu Sản
ĐHlượng
Cần
Thơ
@ thác
Tài....................................................
liệu học tập và nghiên9 cứu
thủy
sản khai
2.3 Tính năng các loại máy hàng hải........................................................ 11
2.3.1 Nguyên lý vận hành................................................................ 11
2.3.2 Chức năng sử dụng các loại máy hàng hải .............................. 13
2.3.3 Đánh giá ưu, nhược điểm các loại máy hàng hải..................... 14
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu............................................................. 16
3.1 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16
3.2.1 Thông tin thứ cấp ................................................................... 16
3.2.2 Thông tin sơ cấp ..................................................................... 16
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................. 17
Chương 4: Kết quả và thảo luận.................................................................... 18
4.1 Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở Thị xã Hà
Tiên tỉnh Kiên Giang............................................................................... 18
4.1.1 Tỷ lệ phần trăm số tàu có sử dụng máy điện hàng hải................ 18
4.1.2 Các loại máy hàng hải đang được trang bị trong nghề lưới kéo.. 19
4.1.3 Những thông tin về vận hành và lắp đặt máy điện hàng hải ....... 22

4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải ................................... 28
4.2.1 Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải......................................... 28

iii


4.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng máy điện hàng hải. 34
4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải....... 37
Chương 5: Kết luận và đề xuất...................................................................... 40
5.1 Kết luận............................................................................................. 40
5.2 Đề xuất.............................................................................................. 40
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 42
Phụ lục A...................................................................................................... 43
Phụ lục B...................................................................................................... 49
Phụ lục C...................................................................................................... 52

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số tàu đóng mới qua các năm của tỉnh Kiên Giang ......................... 5
Bảng 2.2: Cơ cấu các nghề khai thác ở Thị xã Hà Tiên ................................... 8
Bảng 2.3: Thống kê số tàu thuyền, công suất, sản lượng thủy sản qua các năm
của Thị xã Hà Tiên ......................................................................... 9
Bảng 4.1: Tỷ lệ tàu có trang bị và không trang bị MĐHH............................. 18
Bảng 4.2: Tỷ lệ phần trăm các hiệu máy được trang bị trên tàu.................... 21
Bảng 4.3: Giá thành các loại máy điện hàng hải............................................ 28

Bảng 4.4: Mức độ cần thiết trang bị các loại máy hàng hải ........................... 29
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải ............................................ 34
Bảng 4.6: Các trở ngại trong việc trang bị và sử dụng máy hàng hải ............. 35
Bảng 4.7: Ý kiến đề xuất về việc trang bị máy điện hàng hải ........................ 36
Bảng 4.8: Các hình thức hướng dẫn sử dụng máy hàng hải........................... 37

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Trung

Hình 2.1: Bản đồ thị xã Hà Tiên...................................................................... 6
Hình 2.2: Sản lượng thủy sản khai thác của TXHT qua các năm................... 10
Hình 2.3: Máy Super Star 2400..................................................................... 11
Hình 2.4: Máy ICOM 707............................................................................. 12
Hình 2.5: Máy Furuno GP 31........................................................................ 13
Hình 4.1: Tàu lưới ghẹ tại khu du lịch Mũi Nai............................................. 19
Hình 4.2: Tỷ lệ tàu trang bị các loại máy điện hàng hải ở Thị xã Hà Tiên ..... 20
Hình 4.3: Trình độ văn hoá của người sử dụng máy điện hàng hải................ 23
Hình 4.4: Lý do người dân biết sử dụng máy điện hàng hải ......................... 23
Hình 4.5: Nguồn gốc của hệ thống máy điện hàng hải .................................. 24
Hình 4.6: Nguồn gốc từng loại máy hàng hải................................................ 24
Hình 4.7: Hình thức lắp đặt hệ thống máy hàng hải ...................................... 25
Hình 4.8: Cách lắp đặt các loại máy điện hàng hải........................................ 26
Hình 4.9: Thời gian lắp đặt máy điện hàng hải.............................................. 27

Hình 4.10: Hiện trạng trang bị máy hàng hải của tàu công suất lớn .............. 30
Hình 4.11: Hiện trạng trang bị máy hàng hải của tàu công suất nhỏ ............. 30
tâmHình
Học
liệu
Cần
@sản
Tài
học
tập và nghiên
4.12:
NgưĐH
trường
khai Thơ
thác thủy
củaliệu
tàu lưới
kéo...........................
31 cứu
Hình 4.13: Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải của tàu công suất lớn ........ 32
Hình 4.14: Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải của tàu công suất nhỏ ....... 32
Hình 4.15: Hiệu quả sử dụng máy hàng hải của tàu công suất lớn ................ 33
Hình 4.16: Hiệu quả sử dụng máy hàng hải của tàu công suất nhỏ ............... 33

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCBVNLTS:
ĐBSCL:

ĐTTG:
ĐTTX:
KTTS:
MĐHH:
N:
NLNN:
NTTS:
Std:
TB:
TXHT:

Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đàm thoại tầm gần
Đàm thoại tầm xa
Khai thác thủy sản
Máy điện hàng hải
Tổng số mẫu
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Nuôi trồng thủy sản
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Thị xã Hà Tiên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
Việt Nam là một quốc gia biển. Vì vậy ngành thủy sản đã trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong đó ngành khai thác
thủy sản (KTTS) giữ vai trò rất quan trọng. Tỷ trọng GDP của ngành Thủy
sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4%
(năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003 (Thái Thanh Dương, 2004). Sản
lượng thủy sản khai thác tăng liên tục, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng
của người dân và xuất khẩu. Năm 2005 sản lượng thủy sản đạt hơn 1,8 triệu
tấn, tăng 4,4% so với năm 2004 và bằng 103,4% kế hoạch năm (Hoàng
Thanh, 2005).
Để giữ vững và phát triển ngành khai thác thủy sản cần có lực lượng tàu
thuyền cơ giới hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng. Đồng thời phải
trang bị đầy đủ hệ thống máy móc trên tàu nhằm bảo đảm tàu hoạt động an
toàn và hiệu quả. Một trong những yếu tố góp phần đảm bảo tính an toàn
cho tàu là hệ thống máy điện hàng hải (MĐHH).
Máy điện hàng hải bao gồm các loại máy móc có đầy đủ chức năng kỹ thuật
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đáp ứng nhu cầu định hướng, thông tin liên lạc, thăm dò ngư trường đối với
người đi biển; chẳng hạn như máy đàm thoại, máy định vị, ra đa, máy dò
cá… Việc trang bị máy điện hàng hải trên tàu hoạt động khai thác thủy sản
là rất cần thiết.

Trên thế giới, nghề lưới kéo được sử dụng để khai thác các loài thủy sản từ
cuối thế kỷ XVII. Ngày nay, lưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng
nhất trong cơ cấu nghề KTTS toàn cầu. Lưới kéo có thể hoạt động đánh bắt
ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng đánh bắt đa dạng và là nghề khai
thác có hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam, sản lượng thủy sản khai thác hàng
năm của nghề lưới kéo chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá biển
của cả nước. Nghề khai thác thủy sản ở nước ta rất đa dạng và phong phú

về quy mô cũng như tên gọi. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, có trên 20
loại nghề khác nhau, được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu. Trong đó số tàu hoạt
động nghề lưới kéo chiếm khoảng 34,2% tổng số lượng tàu của cả nước
(Thái Thanh Dương, 2004). Riêng tỉnh Kiên Giang, số tàu khai thác thủy
sản bằng nghề lưới kéo chiếm khoảng 41,5% trong họ nghề lưới kéo cả
nước (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).

1


Hà Tiên là 1 thị xã ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang, hai phía (Tây và
Nam) giáp biển, có 22 km bờ biển và 15 hòn đảo lớn nhỏ, là vùng ven biển
có ngư trường khai thác rộng lớn. Số tàu khai thác thủy sản của Thị xã Hà
Tiên (TXHT) được xếp thứ ba toàn tỉnh, sau Thị xã Rạch Giá và huyện Phú
Quốc (Sở Thủy sản, 2005). Số tàu hoạt động nghề lưới kéo ở Thị xã Hà
Tiên chiếm tỷ lệ trên 70% tổng số tàu toàn Thị xã.

Trung tâm

Hầu hết các tàu lưới kéo đánh bắt trên ngư trường đều trang bị máy điện
hàng hải, nhưng hiệu quả sử dụng các loại máy móc này chưa cao. Người
dân chỉ biết sử dụng một vài chức năng thông thường của máy, không biết
điều chỉnh máy theo mục đích yêu cầu cần dùng. Đa số ngư dân khai thác
thủy sản dựa theo kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu, rất hạn chế về kỹ
thuật. Hiệu quả sử dụng các loại máy hàng hải nhằm phục vụ cho việc khai
thác thủy sản trên biển chưa tương xứng với chức năng vốn có của máy.
Cần có kế hoạch tập huấn cho người dân các kỹ thuật sử dụng máy hàng hải
để nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động khai thác thủy sản trên biển.
Trước những khó khăn trên, đề tài "Khảo sát hiện trạng sử dụng máy
điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang"

được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải của
ngư dân. Qua đó tổng kết lại những khó khăn thường gặp phải trong việc
Học
liệucácĐH
Thơ
học
tậpkhắc
vàphục.
nghiên cứu
vận hành
loại Cần
máy điện
hàng@
hải Tài
để cóliệu
phương
hướng
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nắm bắt được hiện trạng sử dụng máy
điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang để tìm
ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác.
Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong
nghề lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang”, các nội dung nghiên cứu
chủ yếu bao gồm:
(i) Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải;
(ii) Đánh giá hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải;
(iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình Khai thác Thủy sản
2.1.1 Khai thác thủy sản trên thế giới
Trên thế giới nghề khai thác thủy sản đã phát triển từ rất lâu và mang lại
hiệu quả kinh tế cao, đóng góp ngoại tệ đáng kể vào thu nhập của quốc gia.
Theo công bố của FAO, thời kỳ 1995 - 1997, tổng sản lượng thủy sản thế
giới đạt bình quân mỗi năm là 119,4 triệu tấn. Sản lượng thủy sản khai thác
của thế giới đã tăng từ 17 triệu tấn/năm (1950) lên đến 81,7 triệu tấn/năm
(1996). Khu vực Đông Nam Á và Nam Á là một trong những khu vực có
nghề thủy sản lớn nhất thế giới. Ở khu vực này có khoảng 10 triệu người
tham gia làm nghề cá và mức tiêu thụ cá trên đầu người khá cao. Bốn nước
có sản lượng thủy sản lớn nhất khu vực là Indonesia, Thái Lan, Philippin và
Việt Nam. Tôm, nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) là sản phẩm khai
thác biển có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao (Vũ Đình Thắng và Nguyễn
Viết Trung, 2005).
Nghề khai thác thủy sản không những góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc

Trung tâm Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
Tàivấnliệu
học
vàtạo
nghiên
gia phát

triển
nhanh
mà còn
giải@
quyết
đề ổn
địnhtập
xã hội,
công ăn cứu
việc làm cho người dân. Ở Philippin, nghề cá đóng góp 5% GDP và giải
quyết việc làm cho 1 triệu lao động (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2004). Nhờ đó
mức sống của cộng đồng dân cư được nâng lên. Bên cạnh đó nghề khai thác
thủy sản phát triển quá nhanh làm cho nguồn tài nguyên thủy sản cạn kiệt.
Ở Mỹ, vào năm 1936 – 1937 người ta khai thác cá mòi ở vùng biển
California được ¾ triệu tấn, nhưng đến năm 1957 – 1958 sản lượng chỉ còn
17 tấn. Năm 1970 số lượng cá thu vây xanh bị khai thác ở Úc, Nhật Bản và
New Zealand là 200.000 con, đến nay loài cá này chỉ còn khoảng 30.000
con. Các loài thủy sản khác như: cá kiếm, cá tầm, cá ngựa, cá hồi, tôm, cua,
mực, bào ngư, hàu… cũng giảm sản lượng đáng kể (Nguyễn Thị Hồng Vân,
2004). Thêm vào đó các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt như: dùng
xung điện, chất độc, chất nổ… làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy
sản, môi trường sinh thái bị phá vỡ, khả năng tái tạo và phục hồi lại nguồn
tài nguyên thủy sản là một vấn đề nan giải, đặc biệt là các quốc gia Đông
Nam Á.

3


2.1.2 Khai thác thủy sản ở Việt Nam
Năm 1986 nước ta chỉ có khoảng 31.680 tàu khai thác với tổng công suất

537.500 CV. Đến năm 1997 tổng số tàu thuyền đã đạt 103.037 chiếc với
tổng công suất 3.202.453 CV, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ khoảng 6.000
chiếc với tổng công suất là 1.000.000 CV. Trong số tàu thuyền có công suất
dưới 90 CV thì loại tàu từ 45 CV trở xuống chiếm khoảng 85% số lượng.
Trong số tàu có công suất từ 45 CV đến 90 CV chỉ có khoảng 33% tổng số
tàu có máy định vị, 21% có máy dò cá, 63% có máy bộ đàm, 12,5% có máy
thông tin liên lạc tầm xa (Thái Thanh Dương, 2004). Phần lớn tàu thuyền
thiếu phương tiện thông tin liên lạc, phao cứu sinh và phương tiện an toàn
hàng hải nên chỉ có khả năng đánh bắt vùng gần bờ. Năm 2005, Việt Nam
có 90.880 chiếc tàu thuyền với tổng công suất là 5.317.447 CV, tăng 23%
về số lượng và tăng 64% về công suất so với năm 2000.

Trung tâm

Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng số lao động thủy sản khoảng 3,4 triệu
người. Lực lượng lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. Trình độ văn
hóa của ngư dân còn thấp: 68% chưa tốt nghiệp tiểu học, hơn 20% tốt
nghiệp tiểu học, gần 10% có trình độ trung học cơ sở và 0,65% có bằng tốt
nghiệp ở trường dạy nghề hoặc đại học. Nghề khai thác thủy sản thu hút
khoảng 530.000 lao động, trong đó có 80% hoạt động khai thác vùng gần
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bờ (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
Năm 1990 tổng sản lượng thủy sản là 890.590 tấn, đến năm 2005 đã tăng
lên 2.003.000 tấn, đạt mức tăng trưởng 15% (MOFI, 2001. Trích dẫn bởi
Thái Thanh Dương, 2004). Sản lượng khai thác thủy hải sản năm 2005 đạt
hơn 1,8 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng 103,4% kế
hoạch năm. Sáu tháng đầu năm 2006 ngành thủy sản đã khai thác được trên
1,2 triệu tấn thủy sản, trong đó khai thác tự nhiên đạt khoảng 750.000 tấn
và sản lượng thu được từ nuôi trồng là trên 512.000 tấn. Kim ngạch xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 972 triệu USD, tăng 3,98% so với cùng kỳ
năm 2005 (Hoàng Thanh, 2005).
Ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế
khác. Trong các hoạt động của ngành, KTTS giữ vị trí rất quan trọng. Sản
lượng thủy sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng
bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai
đoạn 1996 - 2003). Năm 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đạt 2,65 tỷ USD, bằng 106% chỉ tiêu kế hoạch do Ðại hội Ðảng lần thứ IX
đề ra, tăng 10,38% so với năm 2004, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
của cả kỳ kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) lên 11,068 tỷ USD, đạt tốc độ tăng

4


trưởng bình quân 10,5%/năm, tăng 132,15% so với cùng kỳ kế hoạch 1996
- 2000. Sáu tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam đạt 972 triệu USD, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2005 (Thu Hương,
2005).
2.1.3 Khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Kiên
Giang

Trung tâm

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích vùng biển đặc quyền
kinh tế rộng khoảng 360.000 km 2 với 750 km chiều dài bờ biển, chiếm 23%
chiều dài bờ biển cả nước, vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy hải sản,
trữ lượng hải sản có khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng
630.000 tấn/năm, có 25 cửa luồng lạch thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá.
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Tổng sản lượng thủy sản
nuôi trồng và khai thác nội địa của các tỉnh ĐBSCL trong 3 năm 2001 –

2003 đạt 1.973.669 tấn. Riêng năm 2003 sản lượng đạt 740.369 tấn, bằng
66,69% cả nước (Tử Văn, 2004). Toàn vùng ĐBSCL có 65.589 tàu thuyền
đánh cá, tổng công suất trên 1,7 triệu mã lực. Năm 2003 toàn vùng đã khai
thác thủy sản đạt sản lượng trên 629.000 tấn, bằng 106,65% kế hoạch năm,
chiếm 42,79% sản lượng khai thác cả nước. Nuôi trồng thủy sản (NTTS)
đạt trên
740.000
bằng
66,69%
vớiliệu
cả nước.
trị kim
xuất cứu
Học
liệu
ĐH tấn,
Cần
Thơ
@ soTài
họcGiátập
và ngạch
nghiên
khẩu đạt 1.280 triệu USD, bằng 57,14% giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước
(Bùi Quang Huy, 2004).
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL. Đường bờ biển kéo
dài khoảng 200 km, có ngư trường KTTS rộng 63.000 km2, tập trung
khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân cư sinh sống. Tổng
sản lượng thủy sản tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2001 – 2005 đạt 1.522.314 tấn,
trong đó khai thác 1.412.700 tấn. So với thời kỳ 1996 – 2000, tổng sản
lượng thủy sản tăng 421.818 tấn (tăng 38,3%), trong đó khai thác tăng

357.581 tấn (tăng 33,8%). Từ năm 2001 đến nay, tàu thuyền nghề cá tỉnh
Kiên Giang phát triển nhanh cả về số lượng và công suất. Mỗi năm có
khoảng 150 - 200 chiếc tàu có công suất từ 300 – 400 CV được đóng mới
tham gia vào sản xuất (Sở Thủy sản, 2005).
Bảng 2.1: Số tàu đóng mới qua các năm của tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Số tàu đóng mới
(chiếc)
Công suất bình quân
(CV/chiếc)

2000

2001

2002

2003

2004

105

111

106

275

269


354,2

343,2

378,9

360,5

348,8

5


Tính đến ngày 31/12/2005 toàn tỉnh có 7.700 chiếc tàu với tổng công suất
1.170.446 CV, bình quân 150 CV/chiếc. So với năm 2000, tổng công suất
tàu thuyền tăng 521.453 CV, tăng 83,2%. Đặc biệt loại tàu công suất lớn
khai thác xa bờ từ 90 CV/chiếc trở lên ngày càng tăng, từ 25,9% năm 2000
lên 32,9% năm 2003, tăng thêm 669 chiếc (Sở Thủy sản, 2005). Ngành
KTTS Kiên Giang đã và đang dẫn đầu cả nước về số lượng, công suất
phương tiện và sản lượng đánh bắt (Phụ lục B.1).
2.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Thị xã Hà Tiên
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
TXHT có diện tích tự nhiên 88,51 km2, dân số 37.867 người, mật độ dân số
428 người/km2. Hà Tiên có 4 phường (Đông Hồ, Tô Châu, Bình San, Pháo
Đài) và 3 xã (Thuận Yên, Mỹ Đức, Tiên Hải). Đặc biệt xã đảo Tiên Hải
(quần đảo Hải Tặc) gồm 15 đảo lớn nhỏ là ngư trường đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản đầy tiềm năng.
Vị trí địa lý: Hà Tiên là một thị xã ven biển, phía Bắc giáp Campuchia,
phía Đông giáp huyện Kiên Lương, phía Nam và phía Tây giáp biển. Địa

hình TXHT đa dạng, gồm: đồng bằng, núi và núi đá, hang động, biển, đầm,
quần đảo…
Khu vực nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1: Bản đồ thị xã Hà Tiên
( />6


Khí hậu: TXHT nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ
trung bình khoảng 27o – 28oC. Độ ẩm trung bình 81,9%. Trong năm có 2
mùa mưa nắng rõ rệt. Có 2 hướng gió chính: gió Tây Nam (từ tháng 3 đến
tháng 9) – vụ cá Nam, gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) –
vụ cá Bắc.
Dông: Số ngày dông trung bình hàng năm 25 – 30 ngày, dông thường kèm
theo mưa và gió mạnh. Vào các ngày này, tàu thuyền không ra khơi ảnh
hưởng lớn đến sản lượng thủy sản khai thác.
Triều cường: Biên độ triều cường đạt 1,1 m, biến thiên từ 0,5 - 1,0 m; biên
độ triều khi triều kém 0,2 - 0,5 m; mực nước triều cao hơn mặt đất tự nhiên
0,2 - 0,3 m (Phòng Nông – Lâm – Ngư nghiệp Thị xã Hà Tiên, 2005).
2.2.2 Ngư trường và nguồn lợi

Trung tâm

Nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng và phong phú. Nguồn lợi sinh vật
biển có 11.000 loài, trong đó động vật nổi 468 loài, động vật đáy 6.377 loài,
san hô cứng 298 loài, động vật chân đầu 53 loài. Biển Việt Nam có trên
2.000 loài cá thuộc 717 giống, 178 họ, trong đó khoảng 130 loài cá có giá
trị kinh tế, tôm biển có 225 loài, rong biển có 667 loài... (Vũ Đình Thắng và

Nguyễn Viết Trung, 2005). Trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển khoảng
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm,
bao gồm 850.000 tấn cá đáy, 700.000 tấn cá nổi nhỏ, 120.000 tấn cá nổi đại
dương. Ngoài ra còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên khác như trên 1.600 loài
giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm, khoảng
2.500 loài động vật thân mềm, cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm;
hằng năm có thể khai thác từ 45 – 50 nghìn tấn rong biển. Bên cạnh đó, còn
rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai
thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... (Thái Thanh Dương, 2004).
Ngư dân TXHT hoạt động KTTS tại vùng biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái
Lan) giới hạn từ vĩ độ 6o30’N – 10o30’N. Đây là một vịnh kín, đáy hình
lòng chảo, nơi sâu nhất không quá 80 m. Nguồn lợi vùng biển Tây Nam Bộ
có khoảng 315 loài tôm cá thuộc 149 giống, 83 họ. Riêng Kiên Giang đã
xác định được 273 loài cá, 23 loài tôm và 23 loài mực. Theo điều tra của
Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660
tấn, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng (trên 200.000 tấn).
Ngư dân Kiên Giang đánh bắt tôm cá quanh năm. Vùng biển này có nhiều
bãi cá lớn như: Bãi cá Tây Nam Phú Quốc có trữ lượng ước tính 37.000 tấn.
Bãi cá Tây Nam Bộ có diện tích 1.025 km2, trữ lượng ước tính 54.970 tấn.
Bãi tôm Tây Bắc Phú Quốc có diện tích 1.355 km 2, độ sâu đánh bắt 15 – 20
7


m, trữ lượng ước tính 1.056 tấn. Bãi tôm Nam Du chiếm diện tích 10.925
km2, độ sâu đánh bắt 10 – 22 m, trữ lượng ước tính 3.960 tấn. Bãi mực Tây
Nam và Đông Nam Phú Quốc, trữ lượng ước tính: mực nang 3.700 tấn,
mực ống 1.270 tấn. Ngoài ra vùng biển Kiên Giang còn có nhiều loài đặc
sản như đồi mồi, sò huyết, hải sâm, nghêu lụa, ngọc trai… (Huỳnh Văn

Gành, 2002).
2.2.3 Cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản
Nghề nghiệp khai thác ở nước ta rất đa dạng phong phú về quy mô cũng
như tên gọi. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, có trên 20 loại nghề khác
nhau, được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu, trong đó nghề lưới kéo chiếm
khoảng 34,2%, nghề lưới vây chiếm 21,1%, nghề lưới rê chiếm 20,4%,
nghề mành vó chiếm 5%, nghề câu 17,3%, các nghề khác chiếm 2% tổng số
lượng tàu (Thái Thanh Dương, 2004). Tỉnh Kiên Giang có các nghề khai
thác chủ yếu sau: lưới kéo, lưới rê, lưới vây, lưới hường, lưới thưng, lưới
quàng, lưới ghẹ, lưới tôm, lưới kiến, lưới sĩ, lưới rùng, câu kiều, câu mực…
Trong đó nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ lớn (Phụ lục B.2). Cơ cấu nghề khai
thác ở TXHT cũng khá đa dạng, gồm các nghề: lưới kéo, lưới rê, lưới
thưng, lưới ghẹ, lưới sĩ, nghề câu…(CCBVNLTS, 2005).

Trung tâm Học
Thơ
Bảng liệu
2.2: CơĐH
cấu Cần
các nghề
khai @
thác Tài
ở Thịliệu
xã Hàhọc
Tiên tập và nghiên cứu
Nghề
Cào đôi
Cào đơn
Lưới rê thu
Lưới thưng

Lưới ghẹ
Lưới sĩ
Câu kiều
Câu mực
Thu mua
Tổng cộng

Tàu có công
suất dưới 90
CV (chiếc)
3
648
1
10
226
1
5
11
2
907

Tàu có công
suất trên 90
CV (chiếc)
61
33

5

16

115

Tổng
Số lượng
(chiếc)
64
681
1
10
231
1
5
11
18
1.022

Công suất
(CV)
8.463
33.022
45
457
9.300
30
176
547
4.710
56.750

Về số lượng tàu thuyền, TXHT được xếp thứ ba trong toàn tỉnh với 1.022

tàu, sau Thị xã Rạch Giá và huyện Phú Quốc (Phụ lục B.3). Từ năm 2000
đến nay, tàu thuyền hoạt động nghề lưới kéo của Thị xã tăng về số lượng và
tổng công suất. Năm 2000 toàn Thị xã có 660 chiếc với tổng công suất
20.300 CV. Năm 2005 tổng số tàu thuyền nghề lưới kéo là 720 chiếc, tổng
8


công suất 24.552 CV. Tổng sản lượng KTTS năm 2005 là 24.552 tấn,
chiếm 6,2 – 6,4% so với toàn tỉnh. Số lao động nghề cá của TXHT chiếm
khoảng 6 – 9% tổng số lao động trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh (Phòng
NLNN TXHT, 2005). Ngoài ra, Thị xã có nhiều cơ sở sản xuất nước đá, cơ
sở sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ hậu cần phục vụ ngành thủy sản.
Bảng 2.3: Thống kê số tàu thuyền, công suất, sản lượng thủy sản qua các
năm của Thị xã Hà Tiên
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Tổng số tàu thuyền
(chiếc)
660
662
673
684
686
720


Tổng công suất
(CV)
20.300
20.706
21.633
24.436
24.548
36.998

Tổng sản lượng
(tấn)
15.830
16.903
17.494
18.485
20.449
24.552

2.2.4 Sản lượng thủy sản khai thác

Trung tâm

Ở nước ta nghề KTTS mang tính nhân dân rõ nét. Nghề cá ở khu vực nhân
dân chiếm 99% số lượng lao động và 99,5% sản lượng thủy sản khai thác
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005). Sản lượng thủy sản khai
thác năm 2005 của tỉnh Kiên Giang khoảng 305.565 tấn, đạt 101,19% kế
hoạch năm, tăng 3,41% so với cùng kỳ năm 2004. Tổng sản lượng thủy sản

thời kỳ 2001 – 2003 là 862.407 tấn, trong đó khai thác 812.200 tấn và nuôi
trồng 50.207 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 155 triệu USD. Năm
2004, tổng sản lượng thủy sản là 321.382 tấn, trong đó khai thác 295.500
tấn và nuôi trồng là 25.882 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 82 triệu USD.
Năm 2005 tổng sản lượng thủy sản là 338.525 tấn, trong đó khai thác
305.565 tấn và nuôi trồng 32.960 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
là 100 triệu USD. Như vậy thời kỳ 2001 – 2005, tổng sản lượng thủy sản
đạt 1.522.314 tấn, trong đó khai thác 1.412.700 tấn và nuôi trồng 109.614
tấn. Kim ngạch xuất khẩu 337 triệu USD. So với thời kỳ 1996 – 2000, tổng
sản lượng thủy sản tăng 421.818 tấn (tăng 38,3%), trong đó khai thác tăng
357.581 tấn (tăng 33,8%) và nuôi trồng tăng 64.237 tấn (tăng 141,5%). Giá
trị kim ngạch xuất khẩu tăng 184,899 triệu USD (tăng 121,56%). Riêng
năm 2004 sản lượng khai thác bằng 100,17% so với kế hoạch, tăng 3,32%
so với cùng kỳ năm 2003, sản lượng nuôi trồng tăng 3,7% so với kế hoạch,
tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu bằng 91,1% so
với kế hoạch, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2003. Năm 2005 kim ngạch
9


xuất khẩu tăng 21,9% so với năm 2004. Nhờ năng lực phương tiện tăng lên
nên sản lượng khai thác ổn định. Năm 2000, sản lượng hải sản các loại đạt
239.219 tấn, trong đó có 21.530 tấn tôm và 17.846 tấn mực; đến năm 2003
đạt 286.000 tấn, trong đó có 26.050 tấn tôm và 23.000 tấn mực. Bình quân
mỗi năm tốc độ sản lượng khai thác tăng 6,15%, trong đó tôm tăng 6,55%
và mực tăng 8,8%.
Sản lượng thủy sản khai thác của TXHT tăng liên tục qua các năm. Năm
2000, tổng sản lượng thủy sản của Thị xã là 15.830 tấn. Đến năm 2005 sản
lượng đã lên đến 24.552 tấn, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (Bảng 2.3 và Hình
2.2). Các loài thủy hải sản đánh bắt chủ yếu gồm: tôm, cá, mực, ghẹ…
Sản lượng

(tấn)
30.000
24.552

25.000
20.000

17.494 18.485
16.903
15.830

20.449

15.000
10.000

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5.000
0.000
2000

2001

2002

2003

2004

2005


Năm

Hình 2.2: Sản lượng thủy sản khai thác của TXHT qua các năm
Đối với các tàu có công suất dưới 90 CV, sản phẩm khai thác chủ yếu là
tôm gậy (khoảng 21% tổng sản lượng). Các tàu có công suất trên 90 CV thì
sản phẩm khai thác chủ yếu là các loài cá (khoảng 61% tổng sản lượng).
Thực hiện chủ trương khuyến khích khai thác xa bờ, nghề cá Kiên Giang đã
đóng mới được nhiều phương tiện có công suất lớn, trang bị khá đầy đủ các
loại máy điện hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu KTTS ngoài biển khơi.
Trước năm 1992, ngư trường khai thác của tàu thuyền ngư dân tỉnh Kiên
Giang chủ yếu là vùng vịnh Thái Lan (từ 50 m nước trở vào). Từ năm 1993
đến nay, ngư trường khai thác đã mở rộng sang vùng biển phía Đông. Bình
quân hàng năm có khoảng trên 400 tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ đi
khai thác trên ngư trường biển Đông.

10


Ở Hà Tiên, tàu lưới kéo công suất nhỏ chiếm tỉ lệ cao (khoảng 90%). Do
đó, ngư trường khai thác của ngư dân chủ yếu là vùng ven bờ, độ sâu
khoảng 10 – 25 m. Đối với các tàu có công suất lớn thì ngư trường được mở
rộng hơn, có thể đánh bắt ở độ sâu 30 – 50 m. Vì đánh bắt ở vùng ven bờ là
chủ yếu nên ngư dân chỉ trang bị máy đàm thoại tầm gần, máy định vị. Các
loại MĐHH khác như: máy đàm thoại tầm xa, máy dò cá, ra đa… không
được người dân chú trọng.
2.3 Tính năng các loại máy hàng hải
2.3.1 Nguyên lý vận hành
Các loại máy hàng hải vận hành theo nguyên tắc dựa vào sóng điện từ. Máy
điện hàng hải hoạt động nhờ nguồn điện một chiều của bình acquy.

Đối với máy đàm thoại tầm gần đa số ngư dân chọn máy hiệu Super Star
2400 để trang bị cho tàu lưới kéo, có 47% tổng số tàu điều tra được ngư dân
trang bị hiệu máy Super Star 2400.
Giới thiệu máy đàm thoại tầm gần Super Star 2400

Trung tâm

Dãy tần số phát: 26.065 – 28.755 Mhz,
chia làm 6 băng A, B, C, D, E, F.
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
40 kênh/băng, mỗi kênh cách nhau 10
Khz.
Phương thức điều chế: AM, FM, USB,
LSB, CW.
Hình 2.3: Máy Super Star 2400
Công suất phát sóng USB, LSB, CW mức thấp nhất 2 W, trung bình 8 W,
cao nhất 12 W.
AM mức phát thấp nhất 1 W, trung bình 4 W, cao nhất 7,5 W.
FM mức phát thấp nhất 1 W, trung bình 4 W, cao nhất 10 W.
Công suất ra âm tần cực đại 2 W ứng với loa 8 Ω .
Trở kháng lối ra anten 50 Ω
Sử dụng nguồn một chiều ổn định 13,8 VDC
Cầu chì 3,5 A
Ưu điểm của máy: chất lượng âm thanh tốt, giá thành phù hợp với khả năng
tài chính, dễ sử dụng các chức năng thông thường, thao tác đơn giản, máy
sử dụng nguồn điện một chiều.
Nhược điểm: Thời tiết xấu nghe không rõ, dễ cháy cầu chì, thường hư bộ
phận thu phát.


11


Khi KTTS xa bờ (từ độ sâu 30 m nước trở ra) ngư dân TXHT trang bị thêm
máy đàm thoại tầm xa trên tàu, nhưng số lượng tàu được trang bị loại máy
này rất hạn chế. Thông thường, ngư dân chọn máy hiệu ICOM 707 do Nhật
Bản sản xuất.
Giới thiệu máy đàm thoại tầm xa ICOM 707

Trung tâm

Nước sản xuất: Nhật Bản
Dải tần số phát nhỏ nhất từ 18.000 – 19.999 Mhz
Dải tần số phát lớn nhất từ 28.000 –
297.000 Mhz
Dải tần số thu từ 500 – 30 Khz
Các phương thức điều chế: USB, LSB,
CW, AM, FM.
Số băng: 20
Nhiệt độ chịu đựng: từ -10o C đến 60o C
Hình 2.4: Máy ICOM 707
Trở kháng lối ra anten: 50 Ω
Công suất phát ra loa USB, LSB, CW: (5 – 100) W, AM: (5 – 25) W
Trở kháng lối vào micro: 600 Ω
Nguồn điện: 13,8 VDC
Cầu chì 20 A
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Dòng tiêu thụ 1,3 A
Ưu điểm của máy: dải tần số thu phát rộng, thu được tần số của các đài

Radio để nghe thông tin dự báo thời tiết, chất lượng âm thanh tốt, liên lạc từ
tàu về đất liền dễ dàng, có thể kết nối để liên lạc với đất liền bằng điện thoại
khi gọi các đài có tần số trực canh (thường gọi Cần Thơ Radio), máy sử
dụng nguồn điện một chiều ổn định. Khi cần liên lạc từ tàu về đất liền mà
máy đàm thoại ở nhà bị tắt thì thuyền trưởng có thể gọi các đài có tần số
trực canh để kết nối với điện thoại tại nhà. Hoặc trường hợp gặp sự cố trên
biển, thuyền trưởng gọi các đài để yêu cầu được giúp đỡ (Phụ lục B.4).
Nhược điểm: giá thành của máy khá cao (khoảng 12 – 15 triệu đồng/máy),
các chức năng của máy khó sử dụng, đòi hỏi phải có trình độ khoa học kỹ
thuật mà trình độ hiểu biết của ngư dân lại rất hạn chế.
Giới thiệu máy định vị Furuno GP 31
Máy Furuno GP 31 là một máy định vị đời mới được sản xuất tại Nhật
Máy có độ bền cao
Màn hình có 5 kiểu hiển thị (Floter Display – Kiểu lưu vết đường đi,
Highway Display – Kiểu xa lộ (giúp lái tàu dễ dàng), Steering Display –

12

cứu


Kiểu chỉ hướng la bàn, Nav Data Display – Kiểu báo vị trí, User Display –
Kiểu màn hình do người sử dụng soạn thảo).
Bộ nhớ có 950 điểm
Vẽ lại vết đường đi của tàu
Chức năng báo động:
Báo động điểm đến / trôi neo;
Báo động lệch đường đi;
Báo động tốc độ chạy tàu;
Báo động thời gian.

Điện áp nguồn từ 10,2 – 31,2 VDC
Tiêu thụ điện năng thấp (khoảng 3 W).
Hình 2.5: Máy Furuno GP 31
Ưu điểm của máy: độ chính xác cao, các thao tác sử dụng máy đơn giản, giá
thành phù hợp với khả năng tài chính. Máy có trọng lượng nhẹ (khoảng 0,6
kg), dễ lắp đặt, máy sử dụng nguồn điện một chiều, công suất tiêu thụ điện
năng thấp (khoảng 3 W), máy có bộ nhớ điểm lớn (950 điểm). Đặc biệt máy
định vị này rất phù hợp với nghề lưới kéo, ngư dân sử dụng máy trong quá
trình đánh bắt đạt hiệu quả khai thác cao.
Nhược điểm: cầu chì dễ bị rỉ, vỏ bọc cách điện nhanh bị hư hỏng.

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Máy dò cá: Máy dò cá hoạt động nhờ vào sóng siêu âm có tần số dao động
từ 16 Khz đến 10 Mhz. Trong không khí, vận tốc sóng siêu âm khoảng 330
m/s. Trong nước biển, vận tốc sóng siêu âm khoảng 1.500 m/s. Nhiệt độ và
độ mặn của nước biển ảnh hưởng đến vận tốc truyền sóng siêu âm. Khi
sóng siêu âm gặp cá ở trong nước thì một phần năng lượng bị phản xạ trở
lại ngay khi tiếp xúc với thân cá (Trần Tiến Phức, 2004).
Ra đa: Ra đa là thiết bị dùng sóng vô tuyến để thăm dò, xác định hướng, vị
trí hay sự chuyển động của mục tiêu so với nơi lắp đặt, phát hiện và xử lý
các mục tiêu trên biển ở khoảng cách xa hơn so với mắt thường khi tầm
nhìn bị hạn chế như mưa, sương mù, đêm tối…(Trần Tiến Phức, 2004).
2.3.2 Chức năng sử dụng các loại máy hàng hải
Máy đàm thoại: Máy đàm thoại có chức năng thu nhận tình hình thời tiết,
thông tin liên lạc giữa các tàu với nhau hay đàm thoại từ tàu về đất liền.
Ngoài ra, máy đàm thoại còn cung cấp thông tin về cứu hộ, cứu nạn…(Trần
Tiến Phức, 2004). Trên tàu đánh cá ở Việt Nam hiện nay, các loại máy đàm
thoại đang dùng được chia làm 2 loại chính


13


Máy tầm gần, công suất nhỏ, tần số dải CB (25 Mhz – 30 Mhz) như:
ONWA, SUPER STAR, ARGO 300, GALAXY, FUICOM DSB-180…
Tầm xa liên lạc trong điều kiện thời tiết bình thường có thể đạt tới 70 – 80
hải lý. Trong nghề cá Việt Nam hiện nay ngư dân trong cả nước đang sử
dụng ngày càng phổ biến các loại máy đàm thoại công suất nhỏ.
Máy tầm xa, công suất lớn, dải tần MF và HF (1,6 Mhz – 30 Mhz) như:
ICOM 707, ICOM 77, ICOM 78, ICOM 710, ICOM 718, FURUNO-FS
1503… Các tàu hoạt động trên vùng biển Đông, vịnh Thái Lan, vịnh Bắc
Bộ có thể liên lạc với nhau và gọi về đất liền qua hệ thống thông tin điện tử
hàng hải: Móng Cái Radio, Cửa Ông Radio, Hòn Gai Radio, Hải Phòng
Radio, Bến Thủy Radio… hoặc bưu điện các tỉnh có tần số trực canh.
Máy định vị: Máy định vị có chức năng xác định vị trí tàu, nhớ các điểm
quan trọng, lưu vết đường đi lúc kéo lưới để xem xét cho mẻ lưới về sau, đi
về theo con đường tối ưu nhất. Tại Việt Nam, các máy định vị được triển
khai cho ngư dân vào khoảng 1992 (Trần Tiến Phức, 2004).

Trung tâm

Máy dò cá: Máy dò cá là một thiết bị điện tử dùng tín hiệu phát và nhận
sóng bị dội lại khi gặp phải vật cản từ dưới mặt nước để ghi thành ảnh động
biểu đồ trên màn hình của máy, phản ảnh được tất cả những vật dưới biển
trong liệu
phạm ĐH
vi quét
sóng.Thơ
Máy dò
đượcliệu

phân học
thành tập
2 loại:và
máy
dò đứng cứu
Học
Cần
@cáTài
nghiên
và máy dò ngang (Trần Tiến Phức, 2004).
Ngoài ra, máy dò cá kết hợp định vị cũng được ngư dân chọn để trang bị
cho tàu đánh cá của mình, chủ yếu là các tàu có công suất lớn, đánh bắt xa
bờ. Các loại máy ngư dân thường chọn: Fuso, ONWA 686…
Ra đa: Ra đa xác định được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng
chuyển động của mục tiêu. Ra đa giúp cho tàu khi hành trình trên biển có
thể xác định được vị trí của tàu mình so với các mục tiêu khác, quan sát và
phòng tránh các nguy cơ va chạm có thể xảy ra. Ở Việt Nam, ngư dân dùng
ra đa chủ yếu là để kiểm soát ngư cụ của mình. Các tàu lưới kéo sử dụng ra
đa để xem xét vùng ngư trường đang hay sẽ thả lưới (Trần Tiến Phức,
2004).
2.3.3 Đánh giá ưu, nhược điểm các loại máy hàng hải
Các loại máy hàng hải vận hành rất phức tạp khi sử dụng đúng và đầy đủ tất
cả các chức năng vốn có của máy. Tuy nhiên, ngư dân chỉ quan tâm đến các
chức năng thông thường, dễ sử dụng nên các thao tác vận hành máy trở nên
đơn giản hơn. Giá thành các loại máy điện hàng hải khá cao so với khả
năng tài chính của người dân. Thông thường, ngư dân chỉ trang bị trên tàu

14



đánh cá của mình máy đàm thoại tầm gần và máy định vị vì họ cho rằng chỉ
như thế cũng đủ điều kiện để hoạt động khai thác trên biển. Hơn nữa, giá
thành của 2 loại máy này tương đối rẻ (máy đàm thoại tầm gần 3 – 5 triệu
đồng/máy, máy định vị 4 – 6 triệu đồng/máy), phù hợp với khả năng của
người dân. Ngoài ra, cách lắp đặt máy tương đối đơn giản, ngư dân có thể
tự lắp đặt theo sự hướng dẫn của người bán hàng hoặc học hỏi qua các đồng
nghiệp. Máy đàm thoại tầm xa, máy dò cá, ra đa… giá thành khá cao
(khoảng 12 – 30 triệu đồng/máy). Đây là các sản phẩm công nghệ cao nên
thao tác vận hành máy phức tạp. Cách lắp đặt các loại máy này cũng đòi hỏi
phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Điều quan trọng nhất là do trình độ của
người dân còn hạn chế, sử dụng máy không có hiệu quả hoặc cho dù có
trang bị máy trên tàu cũng không thể sử dụng được.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

15


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thông tin thứ cấp
v Các nội dung thông tin thứ cấp cần thu thập
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm kinh tế xã hội
Tình hình phát triển khai thác thủy sản
Hiện trạng trang bị máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo…
v Phương pháp nghiên cứu: Các thông tin thứ cấp được thu thập từ các

nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan địa phương, sách, tạp chí, website.
3.2.2 Thông tin sơ cấp
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v Nội dung
-

Thông tin chung
Họ và tên
Địa chỉ
Trình độ văn hóa
Trình độ chuyên môn
Chức vụ trên tàu
Loại tàu
Loại nghề
Thời gian hành nghề
Số tàu
Các thông số cơ bản của tàu
Ngư trường

-

Thông tin về các loại trang thiết bị điện hàng hải trên tàu
Thông tin về người sử dụng máy
Thông tin về các loại máy

16


-


Thông tin về từng loại máy
Mục đích trang bị
Hiệu quả sử dụng
Mức độ cần thiết
Mức độ hài lòng

-

Nhận thức của ngư dân về nhu cầu sử dụng máy điện hàng hải
Thuận lợi
Khó khăn
Mong muốn
Hướng khắc phục

v Phương pháp nghiên cứu:
Thông tin sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp người sử dụng máy điện hàng
hải theo bảng câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục A).
v Số mẫu phỏng vấn
Do điều kiện về nhân lực, thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ được tiến
hành khảo sát theo 2 cỡ công suất tàu: loại tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV;
loại tàu có công suất lớn hơn 90 CV.

Trung tâm Học- liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Loại tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV: ít nhất 33 mẫu;
-

Loại tàu có công suất lớn hơn 90 CV: ít nhất 33 mẫu.


3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu sẽ được tính toán theo tầng suất xuất hiện, giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn. Phần mềm Excel được sử dụng để xử lý số liệu.

17


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở Thị xã
Hà Tiên tỉnh Kiên Giang
4.1.1 Tỷ lệ phần trăm số tàu có sử dụng máy điện hàng hải

Trung tâm

Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Kiên Giang,
tổng số tàu của Thị xã Hà Tiên tính đến ngày 31/12/2005 là 1.022 chiếc
được xếp thứ ba toàn tỉnh, sau Thị xã Rạch Giá và huyện Phú Quốc, chiếm
tỷ lệ 13,3% tổng số tàu toàn tỉnh (CCBVNLTS, 2005). Thị xã Hà Tiên có
917 tàu trang bị máy điện hàng hải, chiếm tỷ lệ 89,7%; số tàu không trang
bị máy điện hàng hải là 105 chiếc, chiếm tỷ lệ 10,3%. Trong đó loại tàu có
công suất từ 90 CV trở lên chiếm số lượng 115 chiếc và 100% tàu đều trang
bị máy điện hàng hải. Loại tàu công suất dưới 90 CV có 907 chiếc, số tàu
có trang bị máy điện hàng hải là 802 chiếc, đạt tỷ lệ 88,4%. Số tàu công
suất nhỏ không trang bị máy hàng hải là 105 chiếc, chiếm 11,6% (Bảng
4.1). Ta thấy tỷ lệ tàu có trang bị máy điện hàng hải chiếm tỷ lệ lớn, như
vậy ngư dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị MĐHH
đối với
nghềĐH
khai Cần

thác thủy
sản @
trên Tài
biển. liệu
Đặc biệt
cáctập
tàu cóvà
công
suất lớn cứu
Học
liệu
Thơ
học
nghiên
càng được người dân chú trọng đến việc trang bị máy hàng hải trên tàu đầy
đủ hơn so với tàu công suất nhỏ. Các tàu hoạt động trên biển thường được
người dân chọn máy đàm thoại tầm gần và máy định vị để trang bị cho tàu
do các loại máy này dễ sử dụng các chức năng thông thường, giá cả rẻ, phù
hợp với khả năng tài chính của người dân.
Bảng 4.1: Tỷ lệ tàu có trang bị và không trang bị MĐHH
Số tàu
Tổng số tàu
Trong đó
Tàu > 90 CV
Tàu < 90 CV

1.022
115
907


Có trang bị MĐHH
Không trang bị MĐHH
Số lượng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
(chiếc)
(chiếc)
917
89,7
105
10,3
115
802

100
88,4

0
105

0
11,6

Tuy nhiên các tàu có công suất nhỏ, hoạt động khai thác ven bờ, nhất là ở
các khu du lịch Mũi Nai (Hình 4.1), Hòn Phụ Tử… không trang bị máy
điện hàng hải vì đa số là tàu nhỏ, bà con ngư dân thuộc dạng hộ nghèo,
không có tiền mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động khai
thác thủy sản. Nghề khai thác chủ yếu tại những khu vực này là nghề lưới
18



×