Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

thực trạng nhân lực về kỹ thuật và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.4 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ QUẾ TRÂN

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC VỀ KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ
Trung
tâm Học
liệuSẢN
ĐH CỦA
Cần Thơ
TàiVEN
liệu BIỂN
học tập
và nghiên
NGÀNH
THỦY
CÁC @
TỈNH
ĐỒNG
BẰNG cứu
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

2006


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và nhu cầu phát triển nhân lực về kỹ thuật


và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long”
được thực hiện từ tháng 01/2006-07/2006. Mục tiêu của đề tài là nhằm nắm bắt
được các thông tin cả về số lượng và chất lượng các kỹ sư thủy sản đã đào tạo
trước đây từ trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), đồng thời nắm được nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực phát triển ngành thủy sản của khu vực, khảo sát được tiến hành
thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn trên 2 nhóm cựu sinh viên (60 mẫu) và sinh viên
đang học năm cuối (60 mẫu). Nội dung của nghiên cứu này là đề xuất chiến lược
cho công tác đào tạo, góp phần giúp Khoa Thủy Sản-trường ĐHCT nói riêng và
các trường trong khu vực xác định đúng đối tượng đào tạo và thiết lập chương
trình phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu phát triển
thủy sản ở các tỉnh ven biển cũng như ở vùng ĐBSCL, cụ thể là có những nội
dung chính sau đây: (1) thống kê số lượng kỹ sư đã tốt nghiệp từ trường ĐHCT,
đang làm việc trong ngành thủy sản và các lĩnh vực có liên quan đến các tỉnh ven
biển (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Long An, Bến Tre,
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tiền Giang), (2) Đánh giá mức độ hài lòng về chương trình đã học và những kiến
nghị cải tiến chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với những cựu
sinh viên và sinh viên đang học năm cuối, (3) Nhu cầu nhân lực ngắn hạn và dài
hạn về số lượng, trình độ chuyên môn và các khía cạnh liên quan đến chuyên môn
cần đào tạo, (4) Đề xuất những giải pháp góp phần cải tiến công tác đào tạo kỹ sư
thủy sản ở các tỉnh nước ngọt cũng như ở vùng ĐBSCL.
Kết quả cho thấy số lượng sinh viên theo học ngành thủy sản ngày càng tăng, có
khoảng 3.519 sinh viên trong đó đại học chính quy là 2.047 sinh viên còn đại học
tại chức là 1.472 sinh viên Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành thủy sản ra trường
có việc làm khá cao chiếm 90,7%, chủ yếu họ làm việc trong lĩnh vực thủy sản
hoặc các lĩnh vực có liên quan đến thủy sản. Mức độ hấp dẫn theo đánh giá của
sinh viên học ngành thủy sản là khá cao 48,07%.
Chương trình đào tạo kỹ sư thủy sản ở trường ĐHCT còn nặng về lý thuyết và cần
phải nâng cao về thực hành. Hiện nay lực lượng kỹ thuật của ngành thủy sản chưa

đáp ứng được yêu cầu của thực tế, do đó mỗi năm khoa Thủy Sản – trường ĐHCT
cần bổ sung thêm khoảng 18 người có trình độ thạc sĩ trở lên và 103 kỹ sư thủy
sản cho các tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ...........................................................................................................i
TÓM TẮT ...............................................................................................................ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH..............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .......................................vii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài.......................................................................................... 2
1.3 Nội dung đề tài................................................................................................ 2
Chương 2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................ 3
2.1 Hiện trạng ngành thủy sản ở Việt Nam và ĐBSCL........................................ 3
2.1.1 Thủy sản Việt Nam .................................................................................. 3
2.1.2 Tình hình thủy sản đồng bằng sông Cửu long ......................................... 4
2.2 Tình hình thủy sản của các tỉnh ven biển........................................................ 6
2.2.1 Về nguồn lợi thủy sản .............................................................................. 6
2.2.2 Tiềm năng phát triển thủy sản của các tỉnh ven biển ĐBSCL ................. 7
2.3 Phương hướng phát triển ngành thủy sản ....................................................... 9

2.4 Nguồn nhân lực của ngành thủy sản ............................................................. 10
2.4.1 Tình hình chung ..................................................................................... 10
2.4.2 Nhu cầu đào tạo nhân lực cho phát triển thủy sản hiện nay ở nước ta .. 11
2.4.3 Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn nhân lực ....................... 11
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 13
3.1 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13
iii


3.2 Phương pháp thu số liệu ............................................................................... 13
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................ 13
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................... 14
4.1 Hiện trạng sinh viên ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ .................... 14
4.1.1 Số lượng sinh viên ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ................ 14
4.1.2 Cựu sinh viên ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ........................ 16
4.2 Kết quả khảo sát nhóm cựu sinh viên và sinh viên năm cuối của Khoa Thủy
Sản–Trường Đại học Cần Thơ............................................................................ 17
4.2.1 Đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ............... 18
4.2.2 Những kiến nghị cải thiện chương trình của sinh viên năm cuối và cựu
sinh viên trường Đại học Cần Thơ.................................................................. 22
4.3 Nguồn nhân lực............................................................................................. 30
4.3.1 Hiện trạng nguồn nhân lực ..................................................................... 30
4.3.2 Nhu cầu nhân lực.................................................................................... 32
Chương 5
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 36
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 36

5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 38
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 40

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê tổng số sinh viên thủy sản, tỉ lệ nam nữ , chính quy và tại
chức của Khoa Thủy Sản Đại học Cần Thơ ......................................... 15
Bảng 4.2: Cơ cấu theo ngành học và giới tính của sinh viên học ngành thủy sản
của Khoa Thủy Sản từ 2000–2005 ( K27–31)...................................... 15
Bảng 4.3: Số lượng sinh viên chính qui và tỉ lệ nam, nữ theo từng năm của Khoa
Thủy Sản từ khoá 27–31....................................................................... 16
Bảng 4.4: Số lượng sinh viện sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc trong ngành
thủy sản (2000–2005) ........................................................................... 16
Bảng 4.5: Đánh giá về chương trình học............................................................... 18
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành học đối với sinh viên thủy sản
trường Đại học Cần Thơ ....................................................................... 20
Bảng 4.7: Đánh giá về việc giảng dạy các môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn
chuyên ngành của cựu sinh viên ........................................................... 22
Bảng 4.8: Đánh giá về việc giảng dạy các môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn
chuyên
ngành
sinh viên
22 cứu
Trung tâm Học
liệu
ĐHcủaCần
Thơnăm

@cuối
Tài..................................................
liệu học tập và nghiên
Bảng 4.9: Kiến nghị cuả cựu sinh viên và sinh viên năm cuối ngành thủy sản
trường Đại học Cần Thơ ....................................................................... 24
Bảng 4.10: Nhận xét về cơ sở vật chất–trang thiết bị của Khoa Thủy Sản........... 27
Bảng 4.11: Ý kiến nhằm cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường........ 28
Bảng 4.12: Khó khăn trong quá trình học ............................................................. 29
Bảng 4.13: Công việc ưa thích của các sinh viên thủy sản sau khi ra trường....... 30
Bảng 4.14: Quan điểm đối với công việc của sinh viên năm cuối ........................ 31
Bảng 4.15: Bảng tiền lương của các cựu sinh viên đang làm việc với các ngành
nghề và chức vụ khác nhau................................................................... 31
Bảng 4.16: Lực lượng cán bộ thủy sản hiện có và đang hoạt động trong lĩnh vực
thủy sản ở các cơ quan Nhà nước ......................................................... 32
Bảng 4.17: Nhu cầu nhân lực dến năm 2010 của các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre,
Kiên Giang, Tiền Giang, Long An ....................................................... 33
Bảng 4.18: Nhu cầu đào tạo hàng năm của Khoa Thủy Sản–Trường Đại học Cần
Thơ ........................................................................................................ 34

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long.......................................................... 6
Hình 4.1: Đánh giá về chương trình học của cựu sinh viên .................................. 19
Hình 4.2: Đánh giá về chương trình học của sinh viên năm cuối ......................... 19
Hình 4.3: Mức độ hấp dẫn về chương trình học ngành thủy sản theo đánh giá của
cựu sinh viên ......................................................................................... 20
Hình 4.4: Mức độ hấp dẫn về chương trình học ngành thủy sản theo đánh giá của
sinh viên năm cuối ................................................................................ 21

Hình 4.5: Đánh giá về cơ sở vật chất trang thiết bị của Khoa Thủy Sản-Đại học
Cần Thơ ................................................................................................ 28

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CBTS

:

Chế biến thủy sản

CSV

:

Cựu sinh viên

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT

:


Đại học Cần Thơ

KTS

:

Khoa Thủy Sản

KTTS

:

Khai thác thủy sản

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

SV

:

Sinh viên

SVNC

:


Sinh viên năm cuối

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển
dài 3.260 km, thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản. Trong những năm gần đây
ngành thủy sản đã vươn lên và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp
phần đáng kể vào GDP của đất nước. Không những thế ngành thủy sản còn góp phần
giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của cộng đồng làm nghề
khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Mặt khác, do nhu cầu sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu sử dụng thực phẩm ít
chất béo ngày càng tăng, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được
quan tâm thì sản phẩm thủy sản càng trở nên quan trọng, thiết thực để phục vụ nhu cầu
đó.
Do đó, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 8 tỉnh ven biển trong tổng số 29 tỉnh
ven biển của đất nước có nhiều đặc điểm thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú trong
những năm gần đây ngành thủy sản có sự phát triển rầm rộ về khai thác, nuôi trồng, chế
biếntâm
thủy Học
sản vàliệu
đã đạt
được
một Thơ

số thành
đáng
kể học
đóng góp
vào sự
phát
Trung
ĐH
Cần
@tựu
Tài
liệu
tậpmột
và phần
nghiên
cứu
triển kinh tế xã hội của đất nước gồm 30% tổng sản phẩm quốc nội, trên 30% giá trị xuất
khẩu nông nghiệp, hơn 52% sản lượng lúa, gần 48% sản lượng thực quy ra thóc và 52%
sản phẩm thủy sản, trong đó sản lượng thủy sản chiếm 67,6% so với cả nước (Niên giám
thống kê năm 1999, được trích dẫn bởi Nguyễn Tâm Em, 2003).
Tồn tại song song với sự phát triển của ngành thủy sản là những mối đe dọa đối với sự
phát triển bền vững của ngành. Với quan niệm “cha chung không ai khóc” trong hoạt
động khai thác đồng thời tiềm năng thủy sản xa bờ không được đầu tư một cách hợp lý
đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ven biển. Bên cạnh đó, ngành
nuôi trồng thủy sản phát triển tự phát, thiếu quy hoạch dẫn đến ảnh hưởng môi trường
xung quanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi, người dân ở một số địa
phương thờ ơ với những vấn đề về kỹ thuật để phát triển sản xuất hoặc chưa được thuyết
phục và vận động tuyên truyền, trang bị kiến thức phù hợp. Một trong những nguyên
nhân của hiện tượng này là do năng lực yếu kém của các cơ quan, tổ chức phụ trách của
ngành (Nguyễn Huy Điền, 2004).

Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng nhân lực về kỹ thuật
và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long ” nhằm

1


góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển thủy sản bền vững của các tỉnh ven biển
ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nhằm nắm được thực trạng lực lượng cán bộ kỹ thuật và quản lý
ngành thủy sản của các tỉnh ven biển ĐBSCL, xác định được nhu cầu nhân lực phát triển
ngành thủy sản của các tỉnh này theo hướng lâu dài.
1.3 Nội dung đề tài
Đề tài được nghiên cứu gồm các nội dung sau:
(1) Thống kê số lượng kỹ sư thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản đã tốt nghiệp từ trường
ĐHCT, hiện đang làm việc trong ngành thủy sản và các lĩnh vực có liên quan ở các tỉnh
ven biển ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau).
(2) Đánh giá mức độ hài lòng của những cựu sinh viên và sinh viên đang học năm cuối
về chương trình đã học và những kiến nghị cải tiến chương trình, nội dung và phương
pháp giảng dạy của KTS-ĐHCT
(3) Ước lượng nhu cầu nhân lực ngắn hạn và dài hạn về số lượng, trình độ chuyên môn
và các
khía
cạnhliệu
liên quan
chuyên
tạo cho
phátvà
triểnnghiên

ngành thủy
sản
Trung
tâm
Học
ĐH đến
Cần
Thơmôn
@cần
Tàiđàoliệu
họcsựtập
cứu
ở các tỉnh này.
(4) Đề xuất những giải pháp góp phần cải tiến công tác đào tạo kỹ sư thủy sản ở các tỉnh
ven biển cũng như toàn vùng ĐBSCL.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hiện trạng ngành thủy sản ở Việt Nam và ĐBSCL
2.1.1 Thủy sản Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á. Trong suốt sự nghiệp Hình thành,
bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn. Chính vì
vậy, phát triển khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá
trình phát triển kinh tế–xã hội của nước ta.
Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm năng
phong phú về các nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những điều kiện tự

nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước biển,
góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước.
Với truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ngành
thủy sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Tổng sản
lượng thủy sản của Việt Nam đạt 890,590 tấn năm 1990 đã tăng tới 2.003,000 tấn vào
năm 2000, đạt mức tăng trưởng tới 15% trong năm vừa qua. Tuy nhiên, trữ lượng nguồn
lợi hải sản cho phép khai thác hiện nay là 1,5 triệu tấn mỗi năm. Tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,47 tỉ USD năm 2000, tăng hơn 40% so với năm 1999
( />Cá và sản phẩm thủy sản là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với người Việt. Mức tiêu
thụ thủy sản bình quân theo đầu người hàng năm đã tăng từ 11,8 kg năm 1993 lên 13,5
kg năm 1995 và hơn 19 kg hiện nay. Xu hướng tăng trưởng này sẽ còn tiếp tục trong
những năm tới vì thủy sản được xem là loại thực phẩm bổ dưỡng. Sản phẩm thủy sản là
nguồn cung cấp đạm động vật quan trọng nhất, chiếm tới 40% trong khẩu phần ăn của
người dân và đồng thời cũng là yếu tố góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm (cả về khối
lượng lẫn chất lượng) cho quốc gia. Đặc biệt, sản phẩm thủy sản còn cung cấp nhiều
canxi và iốt cần thiết cho con người.
Hiện nay phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thịt, nuôi cá nước ngọt, nước lợ cũng
như chế biến xuất khẩu thủy sản và các dịch vụ hỗ trợ phát triển từ Nam ra Bắc nhất là

3


vùng ven biền Đông Nam bộ các phương thức nuôi cá ruộng, cá ao, cá bè, cá lồng, nuôi
sò huyết, nuôi nghêu... tiếp tục mở rộng ở nhiều địa phương tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động và tăng thêm đáng kể thực phẩm cho xã hội. Trong những năm đầu
thế kỷ 21 ngành thủy sản vẫn giữ xu thế phát triển và tiếp tục tạo bước đột phá mới. Tính
chung diện tích NTTS năm 2003 là 902,229 ha chưa kể diện tích sông hồ chứa, mặt nước

biển sử dụng cho thủy sản. Trong đó diện tích nuôi nước lợ là 575,137 ha bằng 36,3%
diện tích NTTS cả nước. Tổng sản lượng thủy sản năm 2003 đạt 2,5 triệu tấn, trong đó
sản lượng khai thác đạt 1,42 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1,1 triệu tấn tăng
hơn 15% so với năm 2002 (Nguyễn Tấn Dũng, 2004).
Đối với nghề khai thác do cơ cấu ngành nghề không cân đối và chương trình phát triển
khai thác thủy sản xa bờ không hơp lý, phần lớn chỉ có tàu nhỏ được đầu tư khai thác gần
bờ dẫn đến khai thác vượt mức sản lượng cho phép gây ảnh hưởng đến nguồn lợi. Trong
những năm gần đây, khai thác xa bờ được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển. Tuy
nhiên, máy móc, trang thiết bị hàng hải còn thiếu và ngư dân chưa sử dụng hết tính năng
của máy nên hiệu quả khai thác xa bờ chưa cao.
2.1.2 Tình hình thủy sản đồng bằng sông Cửu long
ĐBSCL là một vùng đất quan trọng của Việt Nam. Điều kiện khí hậu thuận lợi, hệ thống
sôngtâm
ngòiHọc
dày đặc
đem
lại cho
tỉnh thuộc
khuliệu
vực này
thủy sản
rất
Trung
liệu
ĐH
CầncácThơ
@ Tài
họctiềm
tậpnăng
và nuôi

nghiên
cứu
lớn. Thủy sản của ĐBSCL được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đang được
nhà nước quan tâm, đặc biệt có nhiều chính sách thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
vào hợp tác phát triển. Lĩnh vực chế biến thủy sản cũng như tăng cường đầu tư nuôi
trồng thủy sản (NTTS) và khai thác thủy sản (KTTS) để đáp ứng nguyên liệu chế biến
xuất khẩu. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ngành thủy sản vẫn duy trì được sự
tăng trưởng với tốc độ đáng kể, tổng sản lượng thủy sản năm 2004 đạt 3,07 triệu tấn, sản
lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác nội địa 1,35 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm
2004 đạt 2,4 tỉ chiếm gần 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng trưởng
hàng năm về tổng sản lượng là 7%, về giá trị xuất khẩu là 10% (Nguyễn Việt Thắng,
2005). Sự phát triển của ngành thủy sản đã đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xoá đói
giảm nghèo, đảm bảo an ninh lượng thực, nhất là đối với các vùng nông thôn nghèo,
vùng sâu vùng xa. Tại nhiều địa phương, thủy sản, đặc biệt là NTTS đã được xác định là
hướng mở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn tạo nguồn sinh kế và
bảo đảm thực phẩm cho dân cư và KTTS xa bờ cũng được quan tâm ở các tỉnh ven biển.
ĐBSCL với diện tích là 3,9 triệu ha, có khí hậu ôn hoà với hệ thống sông ngòi chằng chịt
thuộc châu thổ sông Cửu Long. Với ưu thế của mình của mình về biển do có bờ biển dài

4


736 km. Điều kiện khí hậu thuận lợi do đó ĐBSCL cũng như các tỉnh ven biển của vùng
này sớm trở thành vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi và khai thác thủy sản trọng điểm của
nước ta. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản năm 2003 ước khoảng 541,356 ha, tổng sản
lượng thủy sản tôm cá nuôi trồng đạt 940,152 tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1,1 tỉ USD/năm
(Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, 2004).
Cùng với thắng lợi của ngành thủy sản cả nước, NTTS của ĐBSCL càng đi vào ổn định
và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổng sản lượng thủy sản năm 2002 là
1318,3 nghìn tấn trong đó cá đạt 892,5 nghìn tấn còn lại là 214,2 nghìn tấn tôm. Sản

lượng cá trong 2 năm 2001 và 2002 có tăng nhưng ít, thêm 13,6 nghìn tấn đối với năm
2001 và 40,1 nghìn tấn đối với năm 2000. Trong khi đó sản lượng tôm đặc biệt là tôm
nước lợ đã tăng trưởng nhanh, sản lượng năm 2002 đã tăng thêm 127,700 nghìn tấn so
với năm 2001 và 175,1 nghìn tấn so với năm 2000 (Viện Chiến lược Phát triển Kinh tếxã hội, 2004).
.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5


Hình 2.1: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long
( />Thủy sản của ĐBSCL được xem là thế mạnh của vùng, trong những năm gần đây sản
lượng thủy sản tăng rất nhanh. Tổng sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 7,5 triệu tấn, sản
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lượng nuôi trồng đạt 3,2 triệu tấn giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,3 tỉ USD chiếm trên
60% sản lượng thủy sản của cả nước. Diện tích nuôi trồng, năm 2004 là 11.913 ha, trong
đó diện tích nuôi tôm đạt 9.388 ha và diện tích nuôi cá là 2.500 ha (Cao Nguyễn Tường
Vi, 2005).
2.2 Tình hình thủy sản của các tỉnh ven biển
2.2.1 Về nguồn lợi thủy sản
Nguồn lợi thủy sản biển
Theo bài giảng của Nguyễn Minh Niên, 2005 về ngư trường và nguồn lợi thì:
Toàn vùng biển Việt Nam trên 4 vùng: Vịnh Bắc Bộ, Biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ có tổng trữ lượng cá đáy 1.600.000–1.7000.000 tấn và khả năng cho phép
khai thác là 900.000 tấn; tổng trữ lượng cá nổi 1.900.000 tấn và khả năng cho phép khai
thác là 800.000–900.000 tấn. Tùy thuộc vào các yếu tố vô sinh và hữu sinh mà các loài
thủy sinh vật khác nhau có sự phân bố khác nhau theo từng vùng.


6


Riêng Đông Nam Bộ có khối nước trồi làm tăng khả năng trao đổi chất đinh dưỡng và
oxi hoà tan nên có nhiều loài cá tập trung: 666 loài thuộc 319 giống và 139 họ với cá
hồng, cá mối, cá lượn là các loài cá khai thác chủ lực cho sản lượng cao. Cá sống tương
đối phân tán và thường tập trung vào gần bờ (vùng nước nông) chủ yếu vào mùa gió
Đông Bắc (cá đáy) và vào mùa gió Tây Nam thì phân bố xa bờ hơn. Ngoài ra vùng Côn
Đảo có sự tập trung đàn cá nổi có mật độ cao (cá sòng, cá nục, cá trích...). Trữ lượng cá
đáy 450.000 tấn và khả năng cho phép khai thác 250.000 tấn. Trữ lượng cá đáy 220.000
tấn và khả năng cho phép khai thác 120.000 tấn.
Còn vùng biển Tây Nam Bộ có độ sâu không lớn, nền đáy khá bằng phẳng. Có khoảng
315 loài thuộc 149 giống và 83 họ trong đó cá hồng, cá sơn, cá mối, cá hanh là các loài
cá chủ lực. Chiếm ưu thế là cá nổi trong vịnh Thái Lan, cá nổi ven bờ chủ yếu là những
đàn địa phương di cư xa tập trung quanh đảo Phú Quốc, ven bờ Campuchia và Thái Lan.
Trữ lượng cá đáy toàn Vịnh 613.000 tấn và khả năng cho phép khai thác 360.000 tấn,
riêng Việt Nam khai thác 120.000 tấn. Trữ lượng cá nổi toàn Vịnh 1.0400.000 tấn và khả
năng cho phép khai thác 420.000 tấn.
Nguồn lợi thủy sản nội địa
Nguồn lợi cá nước ngọt ở ĐBSCL tập trung trên sông Tiền và sông Hậu, vùng trũng
ngập quanh năm (Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên) và các kênh rạch. Hàng năm
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngư dân trong vùng đã bắt khoảng trên 20.000 tấn tôm cá.
Nguồn lợi thủy sản ở các vùng mặn lợ cũng khá phong phú, hiện đã biết 64 loài cá phần
lớn có nguồn gốc từ biển và 20 loài tôm biển có nguồn gốc mặn lợ này.
Ở những vùng nước trên chỉ tồn tại các loài cá như: cá Lóc, cá Trê, cá Rô, Lươn, cá Sặc
rằn với sản lượng không lớn nhưng là loài cá bán được giá cao và có nhu cầu ngày càng
lớn trên thị trường (Nguyễn Tâm Em, 2003).
2.2.2 Tiềm năng phát triển thủy sản của các tỉnh ven biển ĐBSCL

Các tỉnh ven biển ĐBSCL nằm nối liền nhau từ hướng Tây sang Đông theo trật tự: Kiên
Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An với đặc
điểm địa lý có một phần giáp biển đường bờ biển khá dài 736 km và diện tích nuôi trồng
khá lớn 639.487,2 ha (Báo cáo tổng kết cuả các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Bến Tre, Long An; 2005)
Với những điều kiện tự nhiên trên cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt của ĐBSCL
(sông Tiền, sông Hậu...) đã tạo thuận lợi cho các tỉnh nội đồng cũng như các tỉnh ven
biển phát huy tiềm năng nuôi và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, một số tỉnh gặp phải khó

7


khăn do đất nhiễm mặn (Trà Vinh...), thời gian nhiễm mặn kéo dài, nguồn nước ngọt
khan hiếm mà lại có lượng mưa và thời gian mưa ít nên sản xuất nông nghiệp gặp khó
khăn.
Trong vòng 3 năm, từ năm 2000–2003 các tỉnh ven biển có diện tích chuyển dịch lớn từ
lúa sang nuôi thủy sản có mức tăng rất cao như Cà Mau 11,5% và Bạc Liêu 15%. Đất
lúa và lúa màu giảm từ 2.082.662 ha giảm xuống còn 189.588 ha, chủ yếu chuyển sang
nuôi tôm, trồng cây ăn trái, trồng rừng kinh tế.
Tuy nhiên trong tổng số 541.536 ha đất nuôi thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL, chỉ có khoảng
108.575 ha cho hiệu quả. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, và
Bạc Liêu theo Hình thức nuôi chuyên canh tôm cá và một phần nhỏ diện tích canh tác
theo Hình thức tôm–lúa ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long An
và Bến Tre.
Như vậy để phát triển thủy sản nuôi trồng ở các tỉnh ĐBSCL theo hướng bền vững thì
ngoài việc đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm, cần phải quan tâm tới xu hướng đa dạng hoá sản xuất trong quá
trình phát triển, đặc biệt là việc xác định cơ cấu và quy mô của các phương thức nuôi
trồng nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên kinh tế–xã hội và nâng cao
hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất (Quy hoạch phát triển thuỷ sản ĐBSCL,

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2005).
Các tỉnh ven biển một phần tiếp giáp các tỉnh nội đồng, có hệ thống sông ngòi dày đặt
(Sông Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km; sông Cửa Lớn dài 58 km; sông Ông Đốc
dài hơn 60 km; sông Cái Tàu dài 43 km; sông Trẹm từ Cái Tàu đổ về Kiên Giang dài 36
km; sông Đồng Cùng dài khoảng 36 km; sông Bạch Ngưu chảy qua địa phận Cà Mau 30
km; sông Mương Điều dài 45 km (đổ ra biển Đông). Ngoài ra, còn nhiều sông, rạch nối
các hệ thống sông trên....), diện tích mặt nước lớn, có hệ sinh thái rừng ngập mặn làm
bãi đẻ, nơi ương giống cũng là nơi cư trú cho các loài thủy sinh vật. Các con sông lớn
đỗ ra biển qua các cửa sông (Trần Đề, Định An...), đây cũng là nơi tập trung nhiều chất
dinh dưỡng và có sự pha trộn giữa nguồn nước mặn và ngọt rõ rệt. Do đó, tập trung
nhiều loài cá (nước ngọt, đại dương) và là một hệ sinh thái phong phú và năng động
nhất.
Phần còn lại tiếp giáp với biển, và đó cũng là thế mạnh của các tỉnh này ở chỗ vùng ven
biển có thể nuôi thủy sản nước mặn (nhuyễn thể, ngọc trai, rong biển...). Bên cạnh đó,
khai thác thủy sản góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng thủy sản của các tỉnh ven
biển 383.349,94 tấn.

8


Việc sử dụng nguồn lợi nhanh hơn khả năng phục hồi tự nhiên hoặc nhân tạo dẫn đến sự
giảm sút về nguồn lợi hoặc thậm chí mất đi vĩnh viễn làm suy sụp hệ sinh thái; khai thác
hủy diệt, phá rừng ngập mặn, du nhập loài ngoại lai đã gây áp lực lên tài nguyên
(Nguyễn Thị Hồng Vân, 2004).
Muốn khắc phục những vấn đề trên đòi hỏi mỗi tỉnh phải có đủ nguồn nhân lực về kỹ
thuật và quản lý ngành thủy sản để một mặt có thể đưa kỹ thuật vào nuôi và khai thác
thủy sản làm tăng sản lượng. Đồng thời phải có những biện pháp quản lý sản lượng cho
phép khai thác, những rào cản thương mại đối với nuôi (dư lượng kháng sinh...) và

những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến ngành thủy sản.
2.3 Phương hướng phát triển ngành thủy sản
Đối với lĩnh vực khai thác, những giải pháp chính được xác định là tiếp tục chuyển
nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang nghề khai thác xa bờ,
nghề nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ, du lịch; quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy
phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, đồng thời duy trì và củng cố số
tàu khai thác xa bờ; phát triển các mô Hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức các đội tàu
theo nghề để khai thác có hiệu quả và giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vớitâm
mức sản
lượng
triệu tấn/năm,
dự Tài
kiến liệu
sẽ khaihọc
tháctập
từ vùng
Bắc Bộ
0,27
Trung
Học
liệu1,5–1,8
ĐH Cần
Thơ @
và vịnh
nghiên
cứu
triệu tấn, vùng biển miền Trung 0,37 triệu tấn, vùng biển Đông Nam Bộ 0,71 triệu tấn,
vùng biển Tây Nam Bộ 0,2 triệu tấn, vùng giữa biển Đông, cá nổi đại dương và hợp tác

khai thác ở vùng biển quốc tế 0,25 triệu tấn.

Theo đó, số lượng tàu thuyền năm 2010 sẽ được giữ ở mức 50.000 chiếc (năm 2005 có
khoảng 91.000 chiếc), trong đó số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 75 CV là 6.000
chiếc, từ 46–75 CV là 14.000 chiếc...
Đối với lĩnh vực nuôi trồng, sẽ phát triển mạnh ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú
trọng nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô Hình quản lý cộng đồng,
Hình thành các tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động nghề cá
chuyển nghề, vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Hình thành những vùng nuôi công nghiệp
tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao
năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và là nguồn cung cấp
nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu.
Trong cơ cấu sản lượng khoảng 2 triệu tấn/năm, nuôi nước ngọt dự kiến sẽ đạt 0,98 triệu
tấn, nuôi nước mặn lợ đạt 1,02 triệu tấn, nuôi biển đạt 0,2 triệu tấn. Diện tích đưa vào

9


nuôi trồng từ 1,1–1,4 triệu ha, trong đó nuôi nước ngọt từ 0,5–0,6 triệu ha, nuôi mặn lợ
từ 0,6–0,8 triệu ha.
Đối với lĩnh vực chế biến, sẽ nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đổi
mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thủy sản hiện có và phát triển thêm để nâng tổng
công suất cấp đông lên 3.500–4.000 tấn/ngày vào năm 2010; các cơ sở chế biến (công
nghiệp) đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh và thú y thủy sản; đa dạng
các mặt hàng thủy sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng
và tươi sống, với sản lượng đưa vào chế biến đạt 891.000 tấn
( />2.4 Nguồn nhân lực của ngành thủy sản
2.4.1 Tình hình chung
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng cao do đó để quản lý xã hội đòi hỏi con
người phải có tri thức, chuyên môn để có đủ sức lực, trí tuệ đưa đất nước theo kịp đà

phát triển của thế giới. Lao động Việt Nam không chỉ trong ngành thủy sản thông minh,
khéo léo, cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh nhưng kiến thức chưa đồng bộ,
chuyên sâu dẫn đến nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý trở thành đòi hỏi cấp bách của cả
nước nói chung và của các tỉnh ven biển ĐBSCL nói riêng.

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua kết quả đều tra khảo sát của Cao Nguyễn Tường Vi năm 2005 về hiện trạng sử cán
bộ kỹ thuật ngành NTTS ở ĐBSCL đã đưa ra những kết luận sau
(1)
Số lượng sinh viên theo học ngành thủy sản ở trường ĐHCT theo số liệu thống kê
từ khoá 1–30 là 3.310 sinh viên trong đó đại học chính quy là 1.838 sinh viên còn đại
học tại chức là 1.472 sinh viên, và số theo học ngành NTTS là 1.884 sinh viên, trong đó
đại học chính quy là 1.484 sinh viên còn đại học tại chức là 1.400 sinh viên và tỷ lệ nữ
chiếm 34,5% (Khoa Thủy Sản, 2005).
(2)
Từ năm 2000 đến 2004, số lượng sinh viên theo học ngành thủy sản ở trường
ĐHCT là 578 sinh viên, trong đó số lượng sinh viên học ngành NTTS là 386 sinh viên và
số sinh viên đã tốt nghiệp là 207 người trong đó nữ có 77 người chiếm 37,2%. Qua đây
ta thấy ngành thủy sản chưa thật sự hấp dẫn đối với nữ.
(3)
Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành thủy sản ở trường ĐHCT trong những năm
gần đây sau khi ra trường hầu hết đều có việc làm trong ngành thủy sản hoặc liên quan
đến thủy sản chiếm 97,1% (nghiên cứu trước đây chỉ có khoảng 50%).

10


(4)
Việc học ngành NTTS được đánh giá là khá tốt ở mức hấp dẫn chiếm 55,2%. Tuy

nhiên, chương trình đào tạo kỹ sư NTTS ở trường ĐHCT còn nặng về lý thuyết và cần
phải nâng cao về thực hành.
(5)
Khó khăn lớn nhất của sinh viên đang theo học là thiếu kiến thức thực tế, thiếu
trang thiết bị học tập. Khó khăn của cựu sinh viên ra trường là tiền lương, thu nhập còn
thấp.
(6)
Hiện nay lực lượng kỹ thuật của ngành thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tế. Do đó, mỗi năm Khoa Thủy Sản–trường ĐHCT cần bổ sung thêm khoảng 65 kỹ
sư NTTS cho vùng ĐBSCL. Để đảm bảo cho sự phát triển của ngành trong khu vực, việc
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật ngành thủy sản ở ĐBSCL cần phải được
quan tâm hơn nữa.
2.4.2 Nhu cầu đào tạo nhân lực cho phát triển thủy sản hiện nay ở nước ta
Qua kết quả điều tra, khảo sát và dự báo mới đưa ra gần đây, có thể thấy nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành thủy sản trong giai đoạn 2005–2015 rất lớn của các ngành
Nuôi trồng thủy sản, Khai thác thủy sản, Chế biến xuất khẩu, Quản lý kinh tế xã hội ở
các cấp học: Sau đại học là 604, Đại học cao đẳng là 18.030, Trung cấp 23.300, Công
nhân kỹ thuật và bồi dưỡng ngắn hạn 120.896.

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế–xã hội nên nhu cầu đào
tạo ở từng địa phương, từng vùng có nhiều sự khác biệt về số lượng và cơ cấu. Khu vực
miền Bắc đào tạo nhân lực có trình độ đại học, trên đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và công nhân kỹ thuật cho ngành mỗi năm khoảng 4.000 người. Khu vực miền
Trung, miền Nam là những địa phương có nghề thủy sản phát triển đồng thời cũng tập
trung nhiều nhà máy xí nghiệp chế biến thủy sản cần một nguồn nhân lực rất lớn. Khu
vực miền Trung có nhu cầu đào tạo hàng năm khoảng 7.000 người, và miền Nam khoảng
10.000 người (Cao Nguyễn Tường Vi, 2005).
2.4.3 Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn nhân lực

Vấn đề tăng cường công nghệ và phát triển nhân lực đến nay chưa hoàn chỉnh, sự hỗ trợ
về ngân sách chưa đáp ứng được mà nhu cầu về công nghệ cao và nguồn nhân lực có kỹ
thuật giỏi lại lớn. Việc đào tạo và phát triển kỹ năng là đặt biệt cần thiết đối với các cấp
thừa hành. Nuôi trồng thủy sản theo phương thức mới và cải tiến cần được tăng cường
thông qua việc phát triển nhân lực. Việc áp dụng công nghệ khai thác khơi tiên tiến cũng
cần được hỗ trợ thông qua các khóa đào tạo và hoạt động khuyến ngư thích hợp. Do đó,
Bộ Thủy Sản đưa ra một giải pháp có lẽ khả thi nhất là giành một phần thuế xuất khẩu

11


hàng thủy sản cho việc phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Khoảng 0,5%–1% giá trị
hàng thủy sản xuất khẩu là có thể đảm bảo được những nhu cầu phát triển công nghệ và
nhân lực (Dự án qui hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010, 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ tháng 1/2006 và kết thúc vào tháng 7/2006.
Địa điểm: đề tài được thực hiện tại trường ĐHCT và 8 tỉnh khu vực ĐBSCL.
3.2 Phương pháp thu số liệu
Đề tài được thực hiện với các phương pháp thu số liệu như sau:
Đối với thông tin thứ cấp: liên hệ với các cơ quan ban ngành chức năng ở địa phương
nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan từ thư viện và
các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp những sinh viên ngành KTTS năm cuối (32
mẫu) và ngành NTTS (31 mẫu) ở trường ĐHCT cùng với 63 cựu sinh viên đã ra trường
thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu được kiểm tra, mã hóa và bổ sung trước khi nhập vào máy tính.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Sau khi nhập, số liệu được kiểm tra lại một lần nữa trước khi thực hiện việc xử lý thống
kê và phân tích.

Xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phương pháp thống kê mô
tả, tần suất, câu hỏi nhiều lựa chọn, thông qua các phần mềm Excel và SPSS for
Windows. Việc phân tích số liệu và các kết quả xử lý được thực hiện và làm cơ sở để tìm
ra một số giải pháp cụ thể.

13


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng sinh viên ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ
4.1.1 Số lượng sinh viên ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ
Do nhu cầu phát triển ngành Thủy sản trong khu vực ĐBSCL ngày một tăng và trường
Đại học Cần Thơ là một trong những nơi cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức chuyên
môn để đáp ứng nhu cầu đó. Không những đào tạo ra những kỹ sư có chuyên môn cao tại
trường mà còn đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáng kể cho các tỉnh góp phần giải quyết
tình trạng thiếu công nhân lành nghề.
Đến năm 2004 thì trường đã mở được 30 khóa với tổng số sinh viên 3.310 trong đó nữ
chiếm 30,7%; chính qui 1.838 sinh viên trong đó Nuôi trồng thủy sản 1.484 sinh viên.

Hiện nay ngành thủy sản thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh ven biển
ĐBSCL. Chính vì vậy nó được đầu tư phát triển năng lực sản xuất ở các lĩnh vực Khai
thác, Nuôi trồng thủy sản, Chế biến thủy sản xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tuy
nhiên quá trình thực hiện gặp những khó khăn lớn: hoạt động sản xuất khai thác đánh
bắt gặp nhiều khó khăn nhất là các tàu khai thác xa bờ, ngư dân thiếu vốn lưu động hoạt
Trung
tâm
ĐHliệu
Cần
@caoTài
liệu
tập
nghiên
cứu
động,
giá Học
cả vật liệu
tư, nhiên
tăngThơ
ở mức
trong
khihọc
giá hải
sảnvà
giảm,
nhiều tàu

công suất lớn nằm bờ ngưng hoạt động nhiều ngày do sản xuất không hiệu quả. Thời tiết
và môi trường các năm qua diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sản xuất giống và nuôi
tôm, giá tiêu thụ hàng xuất khẩu thủy sản luôn có chiều hướng giảm, hàng xuất khẩu bị

đánh thuế cao. Các nước nhập khẩu tăng cường áp dụng rào cản thương mại gây bất lợi
cho ngư dân và tăng rủi ro cho các nhà doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu
(Báo cáo tổng kết cuả các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre,
Long An; 2005).
Để góp phần tháo gỡ những khó khăn của ĐBSCL, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần
Thơ đã mở thêm ngành Bệnh học thủy sản và Khai thác thủy sản từ khoá 28, Quản lý
nghề cá từ khóa 30 và Chế biến thủy sản từ khóa 31. Ngoài ra, còn có 6 trong số 8 tỉnh
ven biển của ĐBSCL đã mở các lớp chuyên ngành thủy sản và đã được Khoa Thủy Sản
trường Đại học Cần Thơ mở rộng chương trình giảng dạy đại học tại chức, đó là: Cà
Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang.

14


Và tính đến nay tổng số sinh viên thủy sản của trường Đại học Cần Thơ là 3.519 người,
trong đó nữ chiếm 31,37 %; chính quy là 2.047 người, nữ chiếm 31,5% được thể hiện rõ
hơn ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thống kê tổng số sinh viên thủy sản, tỉ lệ nam nữ, chính quy và tại chức của
KTS-ĐHCT
Tổng cộng
Chính qui
2.047
645
31,5

Tổng số
Tổng K1–31 (SV)
Số lượng nữ (SV)
Tỉ lệ nữ (%)


3.519
1.104
31,37

Tại chức
1.472
459
31,2

Bảng 4.2: Cơ cấu theo ngành học và giới tính của sinh viên chính qui học ngành thủy sản
của Khoa Thủy Sản giai đoạn 2000–2005 (K27–31)

Tổng (SV)
Nữ (SV)
Tỉ lệ nữ ( %)

Nuôi
trồng
363
70
19,3

Bệnh

Khai thác

131
52
39,7


107
15
14,0

Quản lý
nghề cá
87
36
41,4

Chế biến
thủy sản
42
22
52,4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng thống kê trên cho thấy cơ cấu ngành học đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng
phát triển của ngành thủy sản: lớp Quản lý nghề cá và Chế biến thủy sản đã được mở lớp
đào tạo chứng tỏ nguồn nhân lực về kỹ thuật và quản lý đang còn thiếu trong bộ máy tổ
chức của ngành thủy sản cuả các tỉnh ĐBSCL và số lượng sinh viên nữ quan tâm hai lĩnh
vực này chiếm số lượng đáng kể trong khóa 31, khoảng 44,41%.

15


Bảng 4.3: Số lượng sinh viên chính qui và tỉ lệ nam, nữ theo từng năm của Khoa Thủy
Sản từ khoá 27–31 (2001-2006)
Khoá học
27

28
29
30
31

Nữ

Tổng

Tỉ lệ
18
49
18
41
87

88
161
110
162
209

20,5
30,4
16,4
25,9
41,6

Nhìn chung toàn ngành Thủy sản của Trường Đại học Cần Thơ thì số lượng nữ tham gia
vào các khoá học không ngừng tăng lên kể từ K29 và tập trung nhiều vào các ngành

Bệnh học thủy sản, Quản lý nghề cá, Chế biến thủy sản. Chứng tỏ nó phù hợp với giới
tính nữ hơn vì điều kiện làm việc, sức khoẻ, tinh thần cần cù nhẫn nại và hơn nữa là đáp
ứng nhu cầu thực tiễn do ngành thủy sản đòi hỏi. Qua đó ta thấy rằng ngành thủy sản của
Việt Nam đang dần dần tiến đến công nghiệp hoá–hiện đại hoá.
4.1.2 Cựu sinh viên ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ
Cùng với sự phát triển của ngành, số lượng sinh viên thủy sản tăng. Theo kết quả khảo
Trung
tâmsinh
Học
ĐHviên
Cần
@ Tài
học tập
cứu
sát cựu
viênliệu
và sinh
nămThơ
cuối ngành
thủyliệu
sản Trường
Đại và
học nghiên
Cần Thơ thì
hầu
hết đều nhận xét là chương trình đào tạo khá tốt 49,21%, 74,6% và qua đó ta thấy được
Trường Đại học Cần Thơ có đủ khả năng cung cấp một nguồn nhân lực có đủ trình độ để
phục vụ cho ĐBSCL. Theo Lê Xuân Sinh và ctv (1997) chỉ 50% tổng số sinh viên tốt
nghiệp ngành thủy sản Trường Đại học Cần Thơ phục vụ trong ngành thủy sản hay các
ngành có liên quan đến thủy sản ở ĐBSCL.

Bảng 4.4: Số lượng sinh viên Thủy Sản của ĐHCT sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc
trong ngành thủy sản và các ngành có liên quan (2000–2005)
Năm
2000–2004
2005
Tổng

Số lượng sinh viên tốt
nghiệp
207
44
273

Số lượng sinh viên làm việc trong
ngành thủy sản
201
40
241

Tỉ lệ %
97,1
90,9
88,2

Nguồn: Cao nguyễn Tường Vi (2005); Khoa Thủy Sản (2006)

Từ Bảng trên ta nhận thấy tổng sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có tỉ lệ làm việc
trong ngành khá cao cũng tức là kiến thức chuyên môn mà sinh viên được đào tạo đã thật

16



sự bù đắp được một phần đòi hỏi của thực tế ngành nghề. Trong năm 2005 số lượng sinh
viên Nuôi trồng thủy sản tốt nghiệp là 44 thì 40 người đã có việc làm. Tuy có giảm so
với tỷ lệ trung bình sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm của những năm trước
nhưng cũng khá cao 90,9% chứng tỏ nhu cầu lao động kỹ thuật thủy sản của ngành qua
nhiều năm vẫn không giảm.
Trường Đại học Cần Thơ là trường trọng điểm, lớn nhất ĐBSCL và số lượng sinh viên
thủy sản tốt nghiệp đại học phục vụ cho ngành thủy sản trong khu vực chiếm 81,8% –
83,3% (theo Lê Xuân Sinh và ctv-1997: trong 550–600 kỹ sư thủy sản của ĐBSCL thì
450–500 là kỹ sư tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ).
Điều đó chứng tỏ được uy tín và chất lượng đào tạo của trường Đại học Cần Thơ không
những giúp sinh viên có kiến thức căn bản đủ rộng và có năng lực tự học để tiếp tục nâng
cao trình độ sau đại học mà còn nắm vững kiến thức chuyên môn để đáp ứng một cách
có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể ở nơi làm việc.
4.2 Kết quả khảo sát nhóm cựu sinh viên và sinh viên năm cuối của Khoa Thủy
Sản–Trường Đại học Cần Thơ
Theo báo cáo của Sở Thủy Sản tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre
và các chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Tiền Giang, Chi cục Thủy Sản Long An thì
tìnhtâm
hình Học
đội ngũ
cánĐH
bộ kỹ
thuậtThơ
chuyên
chưa học
đáp ứng
cầu cho
cấp

Trung
liệu
Cần
@ngành
Tài liệu
tậpđược
và nhu
nghiên
cứu
huyện và xã, một vài nơi còn lúng túng trong việc vận dụng chính sách phát triển thủy
sản. Công tác chuyển giao khoa học–kỹ thuật còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác
khuyến ngư còn thiếu và yếu nhất là ở cơ sở, hoạt động khuyến ngư còn dàn trải hiệu quả
chưa cao. Một số nơi có sự sắp xếp tương đối phù hợp chuyên môn và sở trường nên bắt
đầu đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nhưng một số vị trí còn kiêm nhiệm
nhiều việc nên hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý và kiểm dịch giống đạt nhiều hiệu
quả so với trước đây nhưng chưa hiệu quả triệt để.
Như vậy để tạo được đội ngũ lao động có chất lượng và có khả năng làm việc đạt hiệu
quả đưa đất nước cũng như các tỉnh ven biển ĐBSCL thoát khỏi những tình trạnh khó
khăn trên thì sự phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nước ta đang đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hóa ngành thủy sản trong giai đoạn
2001–2010 theo Quyết định số 21/2004/QĐ–BTS của bộ trưởng Bộ Thủy Sản đã ký
ngày 15/09/2004 với mục tiêu xây dựng ngành thủy sản trở thành một ngành công
nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, đại diện với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng
cao, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng những các thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, xây dựng

17


nông thôn và nghề cá văn minh, hiện đại, xây dựng nghề cá nhân dân tiến lên công

nghiệp và hiện đại. Nhằm đạt được mục tiêu đó thì việc đào tạo bổ sung và nâng cấp
trình độ cán bộ được đặc biệt ưu tiên để chuẩn bị lâu dài, nó giúp cho chúng ta rút ngắn
khoảng cách về kỹ thuật so với các nước trong khu vực.
Việc lấy ý kiến của cựu sinh viên và sinh viên năm cuối của ngành thủy sản rất quan
trọng vì cựu sinh viên là những bậc đàn anh đi trước, họ đã trải qua thực tế tiếp xúc với
nhiều khó khăn cũng như thuận lợi và đã tích lũy cho bản thân không ít kinh nghiệm quí
báu. Còn đối với sinh viên năm cuối tuy họ chưa có nhiều kinh nghiệm như cựu sinh
viên nhưng lại có tương đối đủ kiến thức, lòng nhiệt tình và tính sáng tạo. Do đó sự đóng
góp ý kiến của họ góp phần bổ sung củng cố thêm kiến thức cho lớp đàn em.
Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn: đối với cựu sinh viên 66 phiếu và có 63
phiếu hợp lệ; sinh viên năm cuối ngành Khai thác: 33 phiếu và có 32 phiếu hợp lệ; sinh
viên năm cuối ngành Nuôi trồng: 33 phiếu và có 31 phiếu hợp lệ.
4.2.1 Đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 4.5: Đánh giá về chương trình học
Cựu sinh viên
Sinh viên năm cuối (63 phiếu)
(63 phiếu)
Tổnghọc Khai
Nuôi trồng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ
@ Tài liệu
tập thác
và nghiên
cứu
N
%
%
n
%
n

%
15 48,39
Nặng về lý thuyết
36 57,14 50,79 17 53,13
Nặng về thực hành


3,17


2
6,45
Nặng về môn cơ bản
41 65,08
49,2 15 46,88
16 51,61
Nặng về môn cơ sở ngành
3
4,76
3,17
1
3,13
1
3,2
Nặng về môn chuyên ngành
1
1,59 11,11
1
3,13
6 19,35

Nhẹ về môn cơ sở ngành

– 15,87 10 31,25



Theo ý kiến của cựu sinh viên thì chưong trình khá nặng về các môn cơ bản chẳng hạn
như các môn chính trị–xã hội và ý kiến này có tỷ lệ rất cao (65,08%) dẫn đến nặng về
đào tạo lý thuyết (57,14%).

18


×