Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 233 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------*-------------------

NGUYỄN LÂM

HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP
KIỂM SOÁT VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CÁI BÈ
TỈNH TIỀN GIANG, 2012 - 2013

Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số: 62720301

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------*-------------------

NGUYỄN LÂM


HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP
KIỂM SOÁT VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CÁI BÈ
TỈNH TIỀN GIANG, 2012 - 2013

Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số: 62720301
Người hướng dẫn khoa học:
1. Pgs. Ts Trần Ngọc Hữu
2. Pgs. Ts Nguyễn Anh Dũng

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án của tôi là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Lâm


ii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn và kính trọng đến PGS. TS Trần Ngọc
Hữu và PGS. TS Nguyễn Anh Dũng là những người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp,
Trung tâm Đào tạo, Phòng Hành chính Quản trị, Khoa Kiểm soát Phòng
ngừa Dịch bệnh, Khoa Côn trùng Động vật Y học và Dự án phòng chống
bệnh sốt xuất huyết Dengue - Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học và
các anh chị đồng nghiệp công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã rất
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Y tế Công cộng của
Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc và anh chị
đồng nghiệp của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Cái Bè và tỉnh Tiền
Giang, Ban giám đốc và anh chị đồng nghiệp của Trung tâm Kiểm dịch Y tế
Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo kiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp, người thân và
gia đình luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Nguyễn Lâm


i


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ............................................................................................................................ i
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................. vii
Danh mục các bảng ........................................................................................................ ix
Danh mục các hình ........................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN.............................................................................................. 4
1.1 Khái niệm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue....................................................... 4
1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue....................................................................... 6
1.2.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới ................................................ 6
1.2.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ............................................... 7
1.2.3 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam.................................. 9
1.2.4 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang.................................... 15
1.3 Đặc điểm, sinh lý, sinh thái của véc tơ sốt xuất huyết Dengue ................................. 16


ii

1.3.1 Muỗi Aedes albopictus.......................................................................................... 16
1.3.2 Muỗi Aedes aegypti .............................................................................................. 18
1.4 Giám sát và điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue................................................... 24
1.4.1 Giám sát muỗi trưởng thành.................................................................................. 25
1.4.2 Giám sát bọ gậy Aedes.......................................................................................... 25
1.5 Các biện pháp và mô hình phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue .................... 27

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 37
2.1 Đối tượng ................................................................................................................ 37
2.2 Địa điểm và thời gian............................................................................................... 38
2.3 Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng............................................ 38
2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 40
2.4.1 Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 40
2.4.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 41
2.5 Biến số và chỉ số đánh giá........................................................................................ 42
2.5.1 Các biến số trong nghiên cứu................................................................................ 42
2.5.2 Chỉ số đánh giá trong nghiên cứu.......................................................................... 46
2.6 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin..................................................................... 47
2.6.1 Công cụ thu thập thông tin.................................................................................... 47
2.6.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................................... 48


iii

2.6.3 Chương trình can thiệp ......................................................................................... 50
2.6.4 Một số quy ước trong nghiên cứu ......................................................................... 54
2.7 Hạn chế sai số nghiên cứu ....................................................................................... 54
2.8 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu........................................................................... 55
2.9 Đạo đức nghiên cứu................................................................................................. 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 56
3.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ
số véc tơ ........................................................................................................................ 57
3.1.1 Thông tin chung của đối tượng ............................................................................. 57
3.1.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin ................. 59
3.1.3 Kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue............................................. 60
3.1.4 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ................................................ 63
3.1.5 Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ........................................... 66

3.1.6 Thực trạng về các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue ......................................... 68
3.2 Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue .................................... 70
3.2.1 Kết quả giám sát véc tơ sốt xuất huyết Dengue sau can thiệp................................ 70
3.2.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh
sốt xuất huyết Dengue ................................................................................................... 72
3.2.3 Hiệu quả cải thiện kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ................ 73
3.2.4 Hiệu quả thay đổi thái độ trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue............ 78


iv

3.2.5 Hiệu quả thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue.............................. 81
3.2.6 Hiệu quả đối với các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue..................................... 84
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 87
4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ
số véc tơ trước can thiệp................................................................................................ 88
4.1.1 Thông tin chung của đối tượng ............................................................................. 88
4.1.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh
sốt xuất huyết Dengue ................................................................................................... 98
4.1.3 Kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue............................................. 90
4.1.4 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ................................................ 92
4.1.5 Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ........................................... 93
4.1.6 Thực trạng hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue........................... 94
4.1.7 Thực trạng về các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue ......................................... 98
4.2 Hiệu quả tăng cường biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue.................. 99
4.2.1 Hiệu quả cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue................................. 99
4.2.2 Hiệu quả cải thiện kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue .............. 101
4.2.3 Hiệu quả thay đổi thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue................... 107
4.2.4 Hiệu quả thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue............................ 110
4.2.5 Hiệu quả đối với các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue................................... 112

4.2.6 Hiệu quả hoạt động của chương trình can thiệp................................................... 116


v

KẾT LUẬN................................................................................................................ 123
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 128
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh
sốt xuất huyết Dengue
Phụ lục 2: Quy ước và đánh kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh sốt
xuất huyết Dengue
Phụ lục 3: Bảng kiểm điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue
Phụ lục 4: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo, chuyên trách sốt xuất huyết Dengue của
Trung tâm Y tế Dự phòng
Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phụ
trách khối Trung học Cơ sở
Phụ lục 6: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo Ủy ban Nhân dân
Phụ lục 7: Nội dung phỏng vấn sâu Trưởng Trạm Y tế
Phụ lục 8: Nội dung phỏng vấn sâu hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở
Phụ lục 9: Hướng dẫn thảo luận nhóm giáo viên
Phụ lục 10: Hướng dẫn thảo luận nhóm tổ tự quản
Phụ lục 11: Hướng dẫn thảo luận nhóm học sinh


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
BI

Viết đầy đủ
Breateau Index (Chỉ số dụng cụ chứa
nước có bọ gậy trong 100 nhà điều tra)

BG

Bọ gậy

BNĐT

Ban ngành đoàn thể

CSDCBG

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

CSMĐ

Chỉ số mật độ

CSMĐBG

Chỉ số mật độ bọ gậy


CSNBG

Chỉ số nhà có bọ gậy

CSNCM

Chỉ số nhà có muỗi

CTV

Cộng tác viên

DE

Design effect (Hệ số thiết kế)

DCCN

Dụng cụ chứa nuớc

DCLT

Dụng cụ linh tinh

DCPT

Dụng cụ phế thải

DDT


Dichloro Diphenyl Trichlorothane

DEN

Dengue

DI

Density Index (Chỉ số mật độ muỗi)

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

HQCT

Hiệu quả can thiệp


vii

HI

House Index (Chỉ số nhà)

HIM

House Index
(Mosquito Chỉ số nhà có muỗi)


KAP

Knowledge Attitude Practice (Kiến thức
Thái độ Thực hành)

PVS

Phỏng vấn sâu

SD

Sốt Dengue

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

THCS

Trung học cơ sở

TTYTDP

Trung tâm Y tế Dự phòng

TYT

Trạm Y tế


UBND

Ủy ban Nhân dân


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam, 2000-2011 ............................... 9
1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue khu vực phía Nam, 2006-2014..................... 10
3.1 Đặc tính về giới, nhóm tuổi và trình độ học vấn....................................................... 57
3.2 Nghề nghiệp của đối tuợng nghiên cứu .................................................................... 58
3.3 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue ....................................... 59
3.4 Khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue .................................. 59
3.5 Nhận biết dấu hiệu bệnh và tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue ..................... 60
3.6 Nhận biết trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ......................................... 60
3.7 Hiểu biết vắc xin phòng bệnh, thuốc đặc trị và cách xử trí ....................................... 61
3.8 Kiến thức về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ........................................... 61
3.9 Hiểu biết về các biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue ........................ 62
3.10 Kiến thức về các biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue........................ 62
3.11 Kiến thức đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue............................ 63
3.12 Thái độ đối với trách nhiệm kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue ..................... 63
3.13 Thái độ đối với biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ..................... 64
3.14 Thái độ đối với biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue ....................... 64

3.15 Thái độ đối với các biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue.................... 65
3.16 Thái độ đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ............................... 65
3.17 Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ......................... 66
3.18 Thực hành kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue............................................... 66
3.19 Thực hành kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue ................................................. 67


ix

3.20 Thực hành đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue........................... 67
3.21 Tổng hợp kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất
huyết Dengue ................................................................................................................ 68
3.22 Chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue ...................................................................... 68
3.23 Dụng cụ chứa nước được bảo vệ trước can thiệp.................................................... 69
3.24 Kết quả giám sát ổ bọ gậy nguồn Aedes tại nhóm can thiệp ................................... 70
3.25 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue ..................................... 72
3.26 Khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue ................................ 73
3.27 Kiến thức về dấu hiệu bệnh và tác nhân gây bệnh .................................................. 73
3.28 Kiến thức về trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue................................... 74
3.29 Kiến thức về vắc xin, thuốc đặc trị và cách xử trí khi mắc bệnh............................. 74
3.30 Kiến thức phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue............................................ 75
3.31 Kiến thức về các biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue ..................... 75
3.32 Kiến thức về biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue.............................. 76
3.33 Kiến thức đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue............................ 77
3.34 Thay đổi điểm trung bình kiến thức đúng sau can thiệp ......................................... 77
3.35 Thái độ về trách nhiệm kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue ............................ 78
3.36 Thái độ về biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ............................ 78
3.37 Thái độ về biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue............................... 79
3.38 Thái độ về biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue ................................. 79
3.39 Thái độ đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ............................... 80

3.40 Điểm trung bình thái độ đúng sau can thiệp ........................................................... 80
3.41 Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue ............................................. 81


x

3.42 Thực hành kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue............................................... 81
3.43 Thực hành kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue ................................................. 82
3.44 Thực hành đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue........................... 82
3.45 Điểm trung bình thực hành đúng sau can thiệp....................................................... 83
3.46 Các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue ................................................................ 84
3.47 Dụng cụ chứa nước được bảo vệ sau can thiệp....................................................... 84
3.48 Chỉ số nhà có bọ gậy và chỉ số nhà có muỗi Aedes................................................. 85
3.49 Chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại hộ gia đình học sinh ở nhóm can thiệp ..... 86


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1 Bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới năm 2012 .................................................. 6
1.2 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam trung bình 2008-2012........................ 8
1.3 Phân bố số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue theo tháng năm 2014 so với các
năm 2005, 2013 và đường cong chuẩn 2005-2010 ......................................................... 11
1.4 Tỉ lệ phát hiện vi rút so với số mắc bệnh giai đoạn 1996-2014................................. 12

1.5 Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes aegypti trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam,
năm 2014 so với năm 2013 và đường cong chuẩn 2008-2012........................................ 13
1.6 Chỉ số Breateau trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam năm 2014 so với năm
2013 và trung bình 5 năm 2008-2012 ............................................................................ 14
1.7 Muỗi vằn Châu Á trưởng thành, Aedes albopictus (Skuse) ...................................... 17
1.8 Bọ gậy và nhộng của Aedes albopictus (Skuse) ....................................................... 17
1.9 Muỗi Aedes cái hút máu và Toxorhynchites ............................................................. 19
1.10 Cấu tạo cơ thể muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus......................................... 20
1.11 Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti............................................................ 21
1.12 Các ổ bọ gậy của muỗi Aedes aegypti thường gặp trong và ngoài nhà.................... 22
1.13 Các bước muỗi Aedes truyền vi rút Dengue ........................................................... 23
1.14 Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes ............................................... 24
2.1 Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng............................................ 39
3.1 Chỉ số Breateau (BI) và nhà có muỗi Aedes (DI) từ 9/2012 đến 12/2013 ................. 71
3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue và
các chỉ số véc tơ tại nhóm can thiệp............................................................................... 83


1

MỞ ĐẦU

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền và có
thể gây dịch lớn. Vi rút Dengue gây bệnh thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviviridae với
bốn týp huyết thanh, vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi
đốt. Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu [143]. Bệnh sốt xuất
huyết Dengue có mặt ở các vùng nhiệt đới, trên 100 nước thuộc các khu vực có khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Khoảng
40% dân số thế giới hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ước tính có khoảng 390
triệu ca nhiễm Dengue mỗi năm, trong đó khoảng 500 ngàn ca sốt xuất huyết

Dengue nhập viện [142], [104].
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành địa phương, tập trung
nhiều nhất ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam, bệnh thường xảy ra vào các tháng
mùa mưa [44], [25], [56]. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có tỉ lệ mắc trên 100 ngàn
dân đứng hàng thứ 5 và tỉ lệ chết trên 100 ngàn dân cao nhất trong các bệnh truyền
nhiễm phải báo cáo theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam. Những năm gần đây mỗi
năm Việt Nam có hàng trăm ngàn người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và hàng
trăm trường hợp tử vong [2], [8].
Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết
Dengue. Trong khi chờ đợi một phương pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue hữu
hiệu nhất là vắc xin, thì biện pháp kiểm soát véc tơ vẫn là chiến lược được đặt lên hàng
đầu. Do đó, phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue chủ yếu bằng phun hóa chất diệt
muỗi và kiểm soát bọ gậy. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn
đang tìm kiếm những biện pháp kiểm soát véc tơ hiệu quả nhất để khống chế bệnh
sốt xuất huyết Dengue. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy sự
hợp tác và tham gia của cộng đồng là yếu tố sống còn trong công tác phòng chống
bệnh sốt xuất huyết Dengue [60].


2

Việc sử dụng hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ là
biện pháp tạm thời để đối phó với các vụ dịch và nhằm trấn an cộng đồng. Trong
khi đó, biện pháp cấp thiết nhất hiện nay là kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue
bằng cách huy động sự tham gia của cộng đồng [37].
Tiền Giang là tỉnh trong nhiều năm gần đây có số mắc và tử vong do sốt xuất
huyết Dengue cao nhất trong khu vực phía Nam. Các điểm nóng sốt xuất huyết
Dengue chủ yếu tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho và nguy cơ
bùng phát thành dịch lớn nếu như không có các biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất
huyết Dengue phù hợp và mang lại hiệu quả. Trong những năm qua, công tác phòng

chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang đã được sự ủng hộ của chính
quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể [70], [69], [68], [78], nhưng tại sao
các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue chưa mang lại hiệu quả cao ?.
Các hướng dẫn kiểm soát véc tơ chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
đã đáp ứng với điều kiện thực tế tại địa phương hay không ?. Làm thế nào và bằng
phương thức nào để công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt
xuất huyết Dengue có thể huy động cộng đồng cùng tham gia thực hành phòng
chống bệnh sốt xuất huyết Dengue một cách chủ động và hiệu quả lâu dài ?.
Trong khi chờ đợi giải pháp hữu hiệu là vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết
Dengue cũng như các biện pháp sinh học khác đang trong giai đoạn nghiên cứu và
thử nghiệm, để giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công tác phòng chống
véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Cái Bè và có thể làm cơ sở để nhân rộng cho
các huyện khác của tỉnh Tiền Giang, được sự hỗ trợ của Dự án phòng chống bệnh
sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu
quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện
Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong việc thực hiện các biện
pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và kiểm soát các chỉ số véc tơ
truyền bệnh tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào
cộng đồng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013.


4


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền
và có thể gây dịch lớn. Vi rút gây bệnh thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviviridae với
bốn týp huyết thanh, vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi
đốt. Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu [106], [140], [139]. Sốt
xuất huyết Dengue có mặt ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Bệnh xảy ra trên 100
quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á
và Tây Thái Bình Dương. Khoảng 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết,
trong đó, dân số có nguy cơ cao là 1,8 tỷ người (khoảng 70 %) sống ở các nước ở
châu Á và Thái Bình Dương. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 50 - 100 triệu
trường hợp sốt xuất huyết và 500 ngàn trường hợp sốt xuất huyết nặng, dẫn đến
hàng trăm ngàn trường hợp phải nhập viện và hơn 20 ngàn ca tử vong. Hầu hết các
trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi [109], [141], [137].
Lâm sàng sốt Dengue đã được biết cách đây trên 200 năm, nhưng đến năm
1944 vi rút Dengue mới được Albert Bruce Sabin tìm ra đầu tiên trong thế chiến thứ
hai. Vi rút Dengue phân lập được trên những binh lính ở Calcutta, New Guinea và
Hawaii [128]. Các vi rút Dengue phân lập được tại Ấn Độ, Hawaii và một chủng ở
New Guinea có kháng nguyên giống nhau được gọi là týp vi rút DEN-1, ba týp vi
rút Dengue khác còn lại ở New Guinea có kháng nguyên khác các týp vi rút trên
được gọi là týp vi rút DEN-2 và được xem là týp mẫu DEN-1 Hawaii, DEN-2 New
Guinea. Sau đó hai týp huyết thanh khác là DEN-3 và DEN-4 đã lần lượt được
Hammon W. McD tìm ra từ những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue ở
Manila 1956 [133]. Những năm sau đó dịch bệnh lan ra các nước như Thái Lan,
Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mã Lai, Myanmar, Singapore, Việt Nam và các đảo
ở ven Thái Bình Dương [138].



5

Vi rút DEN-2 đã gây dịch lớn vào năm 1987 và cùng nhóm genotýp với các
vi rút phân lập ở Jamaica năm 1983 và Thái Lan năm 1964. Từ năm 1990 đến 1995
vi rút DEN-1 chiếm ưu thế và thuộc genotýp với các vi rút phân lập từ Đài Loan
năm 1987 đến 1988. Vi rút DEN-3 có tỉ lệ lưu hành thấp nhất trong giai đoạn 1987
đến 1994, nhưng lại là týp chiếm ưu thế gây dịch vào năm 1998 và thuộc cùng
genotýp với vi rút phân lập ở Thái Lan năm 1987. Vi rút DEN-4 đã được phát hiện
lần đầu tiên ở khu vực phía Nam Việt Nam năm 1987 với tỉ lệ mới mắc thấp 3,8%
và kéo dài từ 1990 đến 1992 [102]. Đến nay, vi rút Dengue được phát hiện ở nhiều
nơi trên thế giới, tuy nhiên tất cả đều nằm trong 4 týp huyết thanh đã phân loại. Sự
lây truyền của tất cả các týp vi rút Dengue được duy trì bởi chu kỳ “Người - Muỗi
Aedes” [127], [130].
Vi rút Dengue tồn tại trong máu trước khi sốt, có thể kéo dài đến 5 ngày và
dần giảm xuống với việc mất khả năng phát hiện vi rút trong máu [116]. Sau khi
muỗi hút máu người có chứa vi rút Dengue thời kỳ ủ bệnh ở muỗi khoảng 8 đến 10
ngày, vi rút tiếp tục sinh sản trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó muỗi nhiễm vi
rút Dengue có thể truyền bệnh. Khi muỗi hút máu người, vi rút Dengue được truyền
theo nước bọt và làm lây truyền bệnh. Thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 6 ngày. Sau giai
đoạn này, vi rút xuất hiện ở máu ngoại vi của bệnh nhân và có thể lây nhiễm cho
muỗi khác khi chúng hút máu. Những người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể
bị nhiễm vi rút Dengue. Sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với týp vi rút
Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút khác.
Số người mang vi rút Dengue trong cộng đồng càng nhiều thì nguy cơ lây truyền
của bệnh càng lớn [2], [80]. Muỗi Aedes aegypti có thể hoạt động trong bán kính
100 mét, khoảng bay của muỗi thường không vượt quá 300 mét kể từ ổ bọ gậy.
Chúng có thể di chuyển đến các nơi khác cùng với những phương tiện di chuyển
của con người [94]. Do đặc tính của hệ sinh thái và hành vi hút máu mà Aedes
aegypti là véc tơ quan trọng của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Lây truyền vi rút
Dengue có thể xảy ra ngay cả khi mật độ Aedes aegypti thấp, giúp chúng nhanh

chóng lây lan dịch bệnh [130], [143], [11], [119].


6

1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.2.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

Lưu hành cao
Lưu hành thấp

Hình 1.1 Bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới năm 2012
Dịch Dengue đã xảy ra ở các vùng bán nhiệt đới và ôn đới, dịch thường bùng
phát vào những tháng nóng. Tại Mỹ vụ dịch Dengue lớn đã xảy ra vào năm 1922 và
một vụ dịch nhỏ xảy ra ở Louisiana vào năm 1945. Cả 4 týp vi rút Dengue đã từng
lưu hành tại Mỹ. Tuy nhiên, dịch lớn đã không xảy ra gần đây, do véc tơ truyền
bệnh không thường xuyên có mặt [21]. Trong các khu vực chịu ảnh hưởng của bệnh
sốt xuất huyết Dengue, vùng có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam
Châu Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến các nước có tỉ lệ chết và
mắc cao trong những năm gần đây như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Lào và Campuchia. Từ năm 1960 đến 1988, chỉ tính riêng 8
quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, đã ghi nhận trên 2 triệu
người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và số ca mắc gia tăng hàng năm.
Tại khu vực Đông Nam Á, năm 2003 có 8 quốc gia trong khu vực xảy ra
dịch sốt xuất huyết Dengue là Bangladesh, Ấn độ, Indonesia, Maldives, Myanmar,


7

Sri Lanka, Thái Lan và Timor-Leste. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue đã lan

ra toàn khu vực Đông Nam Á [131]. Kế hoạch của Tổ chức Y tế Thế giới giai đoạn
2008-2015, ước tính có khoảng 1,8 tỉ người (>70% dân số) khu vực Châu Á Thái
Bình Dương sống trong vùng nguy cơ. Chiến lược giai đoạn 2008-2015 của Tổ
chức Y tế Thế giới tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương nhằm chuẩn
bị đối phó với nguy cơ dịch lan rộng đến các khu vực địa lý mới bằng cách tăng
cường phát hiện sớm các khu vực xảy ra dịch mới để phòng ngừa sự lây lan dịch
đến khu vực lân cận khác [94], [20], [129], [144], [143].
Mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới đến năm 2020, là giảm tỉ lệ mắc bệnh
sốt xuất huyết Dengue xuống dưới 50% và tỉ lệ tử vong dưới 25% tính từ năm 2010.
Để đạt được mục tiêu này, kết quả huy động cộng đồng được xem là một chỉ số
đánh giá dựa trên nhiều nghiên cứu về sự thay đổi hành vi của người dân [146].
1.2.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Sốt xuất huyết Dengue là dịch bệnh lưu hành địa phương tại Việt Nam. Do
đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện
quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng
11. Bệnh đạt đỉnh vào các tháng 8 đến tháng 11 [23], [64], [14].
Trước năm 1990, bệnh sốt xuất huyết Dengue mang tính chất chu kỳ tương
đối rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên
tục với cường độ và quy mô ngày một gia tăng. Trong vụ dịch năm 1987, cả nước
có 378.517 trường hợp mắc và 904 trường hợp tử vong [96]. Vụ dịch lớn thứ hai
vào năm 1998, cả nước ghi nhận 234.920 trường hợp mắc và 377 trường hợp tử
vong, tỉ lệ mắc/100.000 dân là 306 và tỉ lệ chết/mắc là 0,19%. Giai đoạn từ 19992003, số mắc và chết trung bình hàng năm đã giảm chỉ còn 36.826 ca mắc và 66 và
tử vong [4].


8

Hình 1.2 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam trung bình 2008-2012
“Nguồn: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2013”



9

Bảng 1.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam, 2000-2011
Năm

Số mắc

Tỉ lệ mắc/100.000 dân

Số chết

Tỉ lệ chết/mắc (%)

2000

24434

32,11

52

0,21

2001

41509

51,60


82

0,20

2002

32031

39,03

53

0,17

2003

49713

59,56

72

0,14

2004

78752

92,61


114

0,14

2005

60982

70,39

53

0,09

2006

77818

88,6

68

0,09

2007

104553

122,78


88

0,101

2008

105374

112,12

99

0,103

2009

105370

122,5

87

0,083

2010

128710

146,7


109

0,085

2011

69878

78,1

61

0,087

Từ năm 2007, tương tự các nước trong khu vực số mắc và tử vong do bệnh
sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam có xu hướng tăng cao trở lại. Năm 2010, ghi
nhận 128710 ca mắc và 109 ca tử vong [4]. Năm 2011 đến 2014 số ca mắc và tử
vong do sốt xuất huyết Dengue có xung hướng giảm [81].
Hiện nay, tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết Dengue là một trong 10 bệnh
truyền nhiễm theo quy định phải khai báo, có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất. Dân số
trong vùng bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành có nguy cơ mắc bệnh khoảng 70
triệu người [10], [63], [82], [83].
1.2.3 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam
Tại khu vực phía Nam, những trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở đồng
bằng sông Cửu Long, sau đó lan nhanh thành nhiều vụ dịch, với chu kỳ gây dịch


10

trung bình từ 3 đến 5 năm. Vụ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue lớn năm 1998 ở khu

vực phía Nam số mắc là 123.997 ca và tử vong 347 trường hợp. Năm 2005, số ca
mắc đứng hàng thứ hai sau tiêu chảy trong danh sách 24 bệnh truyền nhiễm phải
báo cáo theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam [84], [85].
Bảng 1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue khu vực phía Nam, 2006-2014
Năm

Số mắc

Mắc/105 dân

Số chết

Chết/mắc (%)

2006

66896

205

62

0,093

2007

88244

264


81

0,092

2008

82592

248

90

0,109

2009

73816

221

74

0,100

2010

74040

213


80

0,108

2011

60418

173

59

0,098

2012

67852

199

61

0,089

2013

33390

97


21

0,063

2014

24788

72

19

0,080

Trung bình 2006-2010

77118

228

77

0,100

Đa số các năm giai đoạn 2006-2012 có diễn tiến mắc bệnh sốt xuất huyết
Dengue cao hơn trung bình 2000-2005. Năm 2007, tỉ lệ mắc/100.000 dân toàn khu
vực phía Nam, cao nhất kể từ năm 1999 nhưng thấp hơn năm 1998 (455,7 ca
mắc/100.000 dân) số trường hợp tử vong và tỉ lệ chết/mắc năm 2007 đều thấp hơn
so với trung bình 1996-2005. Năm 2008, tỉ lệ chết/mắc bắt đầu tăng trở lại (0,109%)
[85], [86], [82], [53].

Vụ dịch năm 2010, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cao hơn so với
năm 2009, tỉ lệ mắc/100.000 dân toàn khu vực tăng 13,9% so với trung bình 20032007 (189 ca mắc/100.000 dân), tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn


×