Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thực trạng hội nhập quốc tế về lao động và việc làm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.89 KB, 4 trang )

Thực trạng Hội nhập quốc tế về lao động và việc làm tại việt nam
Mặc dù các nền kinh tế trên thế giới đang gặp khó khăn do khủng hoảng, nhưng
giai đoạn 2006-2010, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định,
hợp tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội để Việt
Nam đi sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được đối xử bình đẳng trên “sân chơi
chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm
theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao; các rào cản pháp lý về di
chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao
động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài.
Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động
theo định hướng thị trường. Đó là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao. Trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm.
Tạo điều kiện cho nhân lực lao động của nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân
công và hợp tác lao động quốc tế. Đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn
định và bền vững.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm tới lên khoảng 6,5-8,5%,
đầu tư toàn xã hội năm 2009 ở mức khoảng 40% GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào nước ta vốn đăng ký khoảng trên 60 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 9 tỷ
USD thì nhu cầu lao động có đào tạo trong nước sẽ rất lớn. Đối với bên ngoài, việc
mở rộng hợp tác của chúng ta ngày một nhiều thì nhu cầu lao động được đào tạo
xuất khẩu sẽ đáng kể.
Bên cạnh những cơ hội đó, hiện nay Việt Nam đồng thời cũng phải đương đầu với
các thách thức như: nền kinh tế nước ta tuy có tăng lên nhưng vẫn còn là một trong
những nước nghèo với mức GDP khoảng 1000 USD/người (năm 2008), hệ thống
chính sách kinh tế-xã hội đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ
kỹ thuật, trình độ quản lý có sự chênh lệch lớn so với các nước phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức trong giải quyết việc làm,
các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém, quy mô nhỏ có nguy cơ phá sản; mất việc
làm, thiếu việc làm lớn trong khu vực phi chính thức; chất lượng lao động chưa


đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH… Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các nền kinh
tế lâm vào khủng hoảng thì việc làm sẽ giảm sút mạnh và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng
cao. Do vậy, việc xúc tiến việc làm của chúng ta ra nước ngoài sẽ khó khăn hơn.


Trong quá trình hội nhập, do cơ cấu lại nguồn nhân lực cộng với lao động dôi dư từ
các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá, sẽ tạo ra các áp lực lớn về việc làm
cho người lao động. Một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp sẽ mất
việc làm do trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Điều
này gây tác động xấu về mặt xã hội, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, người lao
động mất việc làm, giảm thu nhập…
Cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng gay gắt. Hội nhập, toàn cầu hoá
trở thành xu thế chung, lao động nước ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình
độ quản lý…) tham gia vào thị trường lao động Việt Nam nhiều hơn, đồng thời lao
động của Việt Nam cũng di chuyển ra nước ngoài nhiều hơn. Cạnh tranh trở nên
gay gắt hơn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều người lao động bị mất việc làm;
tốc độ đô thị hoá nhanh, người nông dân bị thiếu việc làm hoặc mất việc làm do
thiếu đất canh tác…
Ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì các
yêu cầu khác về chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra như những thách thức
mới. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử công
nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điều này đòi hỏi lao động phải
nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏ
những yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hoá Việt.
Sự dịch chuyển về cơ cấu lao động và di chuyển lao động tự do tới các vùng đô thị
đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng, nhiều địa
phương và các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Khi Việt Nam gia nhập
WTO, thực trạng này còn diễn ra mạnh hơn và kéo theo nhiều tác động với mức độ
lớn hơn. Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng
cách thu nhập của người lao động. Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về

quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động.
Trên thực tế, tiêu chuẩn lao động của quốc tế mang tính nhân quyền cao như: qui
định các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em; lao động cưỡng bức; chống phân
biệt đối xử tại nơi làm việc, tự do hiệp hội và thoả ước lao động tập thể… Điều này
đang đặt ra cho nguồn nhân lực các vấn đề mới cần giải quyết, như chi phí về nhân
công tăng lên, các điều kiện làm việc cần được đầu tư và cải thiện tốt hơn, thành
lập các hiệp hội tự do trong các ngành nghề
Việt Nam luôn chú trọng và ưu tiên phần vốn ngân sách nhà nước cho chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Kết quả đầu tư ngân sách nhà nước đối với
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm như sau: Năm 2006 ngân sách nhà


nước đầu tư cho chương trình là 265 tỷ đồng; năm 2007 là 300 tỷ đồng; năm 2008
là 327 tỷ đồng; năm 2009 là 413 tỷ đồng.

Vấn đề việc làm :Vốn ngân sách nhà nước cho chương trình việc làm tăng đều
qua các năm, trong đó bổ sung quỹ vốn vay giải quyết việc làm hàng năm tăng
khá: năm 2006 bổ sung quỹ vốn vay giải quyết việc làm là 235.000 triệu đồng;
năm 2007: 250.000 triệu đồng; năm 2008: 250.000 triệu đồng; năm 2009: 313.000
triệu đồng.

Năm 2006- 2007 tạo việc làm cho hơn 3,2 triệu lao động, ước tính năm 2008 tạo
việc làm cho 1,615 triệu lao động (đạt 95% kế hoạch). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
hàng năm đều giảm (năm 2006: 5,1%; năm 2007: 4,91%, năm 2008: ước đạt
4,9%). Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm dần (năm 2006: 5,86%; năm 2007:
5,79%, năm 2008: ước đạt 5,75%).
Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đạt yêu cầu và còn yếu so với các nước trong khu
vực. Tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng
đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu
vực là 50%). Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm)

và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế. Cơ cấu
đào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao
động Việt Nam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất
lượng nguồn nhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế,
lao động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi.
Năng suất lao động của Việt Nam hiện tại còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế còn hạn chế. Trong các năm 2006- 2008, năng suất lao động chung của nền kinh
tế tăng từ 22,5 lên 26,5 triệu đồng/năm. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong 2 năm đầu của kế hoạch 2006- 2010 là tương đối khả quan nhưng năng suất
lao động của nền kinh tế vẫn không được cải thiện nhiều thì sự chững lại của tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 và có thể cả trong một vài năm tiếp theo sẽ còn
làm chậm hơn nữa tốc độ tăng của năng suất lao động.
Về xuất khẩu lao động: Trong 10 tháng qua, cả nước đã đưa được khoảng 72.500
lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt khoảng 85,0% kế hoạch năm. Trong khi đó,
rất nhiều người chuyển nguyện vọng sang các nước châu Âu, úc, Canada, Mỹ, Hàn


Quốc… Chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu lao động lại ở trong tình trạng phân hoá
thị trường và nguồn lao động mạnh mẽ như hiện nay…



×