Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang , ý yên, Nam Định.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.77 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Tranh chấp đất đai là một trong những hiện tượng tranh chấp phức tạp nhất
trong xã hội hiện nay vì lịch sử và sở hữa đất đai thay đổi qua nhiều giai đoạn,
sự phân chia các loại đất luôn luôn biến động do chuyển đổi mục đích sử
dụng. Trong một xã hội tồn taị sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn
luôn là đối tượng tranh chấp giữa chúa đất và nông nô, giữa địa chủ và nông
dân, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có ruộng đất và bọn chủ đất
lớn. Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp
mà thực chất là cuộc xung đột giữa các giai cấp đối kháng. Những xung đột
này không thể điều hoà được và cuối cùng sẽ kết thúc bằng các cuộc cách
mạng xã hội, để thay thế chế độ sở hưũ đất đai khác tiến bộ hơn.
Vì vậy, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng
như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối
kháng. Sau khi Quốc hội thông qua Luật đất đai và luật này có hiệu lực pháp
lý từ ngày 15/10/1993, vấn đề thiết chế các quyền năng cụ thể của hộ gia đình
và cá nhân đã được quy định, song sau đó Luật đất đai sửa đổi, bổ sung thông
qua Nghị định 17/1999/NĐ- CP đã hình thành cơ chế pháp lý để thực hiện các
thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế, tranh chấp đất đai…cho tất cả tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân .
Em rất tâm đắc với những điều được học về Luật đất đai, em quyết định
chọn đề tài : “Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu
phương ở thôn 7A yên quang , ý yên, Nam Định ”, để hiểu sâu hơn
về vấn đề này. Kính mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành của các thầy
và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn .


1
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI.
I . Khái niệm


Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng
đất đai.
Chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản
lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu
đất đai mà họ chỉ được Nhà nước giao đất cho sử dụng trong khuôn khổ pháp
luật quy định.
Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không tốt đến tâm lý, tinh thần của
các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm
cho những quy định của Luật Đất đai cũng như những đường lối, chính sách
của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.
II.Các dạng tranh chấp đất đai.
1. Tranh chấp giữa những người sử dụng đối với nhau về ranh giới giữa
các vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do
một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.
2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
Một bên vi phạm quyền sử dụng đất, làm cản trở tới việc thực hiện quyền
của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng phát
sinh tranh chấp.
3. Tranh chấp về mục đích sử dụng : đặc biệt là giữa đất nông nghiệp với
đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa và đất nuôi tôm…trong quá trình phân bổ
và quy hoạch sử dụng.
2
Nền kinh tế thị trường cùng với chủ trương giao đất một cách ổn định và
lâu dài cho người sử dụng đất thì tranh chấp về đất xảy ra hết sức gay gắt biểu
hiện dưới các hình thức:
- Đòi lại đất của người thân trong giai đoạn trứơc đây mà qua các cuộc
điều tra chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.
- Tranh chấp trong việc giao khoán sản phẩm theo Nghị quyết 10.
- Tranh chấp giữa đồng bào địa phương với đồng bào nơi khác đến khai

hoang, xen canh, xen cư.
- Tranh chấp giữa các thôn, đội sản xuất với nhau trong việc chia tách các
hợp tác xã. Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử
dụng đất khác với nhân dân địa phương.
III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật đất đai cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, đều được xây dựng theo những nguyên tắc thống nhất, bỏi vì đó là tư
tưởng chỉ đạo, là nền tảng cơ sở, là xuất phát điểm để thực hiện các yêu cầu,
mục đích đề ra. Vì thế việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng phải tuân theo
những nguyên tắc nhất định.
1. Nguyên tắc bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý.
2. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh
tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
3. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp phải nhằm mục đích ổn định tình
hình kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức
lại sản xuất. Tạo điều kiện cho người nào giỏi nghề gì làm nghề đó, bố trí lại
cơ cấu sản xuất hàng hóa.
IV. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 38 Luật đất đai quy định:
3
Các cuộc tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có
giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân
dân giải quyết theo quy định sau đây:
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau mà thuộc
quyền quản lý của mình.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các
tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, tổ chức với hộ gia đình, cá nhân
nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình.

- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của ủy ban nhân dân đã
giải quyết, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà
nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên
trực tiếp có hiệu lực thi hành.
- Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành
chính giữa các đơn vị hành chính thì do Uỷ ban nhân dân của các đơn
vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí
hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền
giải quyết được quy định như sau:
+ Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính
dưới cấp tỉnh thì do Chính phủ quyết định.
+ Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì do Quốc hội quyết định.

4
PHẦN II : NỘI DUNG VỤ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRONG
GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THU PHƯƠNG VÀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA
ÁN.
I. Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai.
Ông Nguyễn Văn mạnh lập gia đình lần thứ hai với bà Nguyễn thu
phương và có 6 người con là Nguyễn Văn Kiền, Nguyễn Văn Khảm, Nguyễn
Văn Trụ, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Aí, Nguyễn Thị Lương.
Năm 1999, cụ ông mất để lại 485m2 cho bà Phương tiếp tục quản lý và sử
dụng.
Năm 1996 , bà Phương họp gia đình chia mảnh đất 485m2 này cho 4
người con trai là anh Trụ , anh Khảm , anh Mười và anh Kiền. Khi cán bộ địa
chính đến đo lại đất, bà nhờ họ đo chia mảnh đất ra làm 2 phần với nôị dung:
phần thứ nhất là của anh Trụ và anh Khảm; phần thứ hai là của anh Mười và
anh Kiền. Hai anh Mười và anh Trụ có trách nhiệm trông coi phần đất của anh
Kiền và anh Khảm(vì hai anh đang công tác ở xa không có ở nhà). Qua 4

năm sinh sống trong gia đình bà Phương có thay đổi vì người con gái út
không xây dựng gia đình nên bà họp gia đình để chia lại mảnh đất làm năm
phần , bà mời một số người làm chứng chia đất trong đó có anh trai chị
Linh(chị Linh là vợ anh Trụ), thể hiện tại biên bản họp gia đình ngày 26-2-
1999. Mảnh đất có chiều ngang 22m , bà Phương chia làm năm phần , mỗi
con được 4,4 m .Sau khi chia xong, chị Lương là con gái bà cho thêm anh Trụ
0,6 m chiều ngang nên phần đất của chị còn lại 3,8m, phần đất của anh Trụ là
5m.
Cũng trong năm 1999, anh Trụ làm nhà trên phần đất anh đã được chia,
phần đất của anh Khảm bên cạnh để trống.
5
Năm 2002 bà Phương phát hiện thấy vợ chồng anh Trụ có ý chiếm mảnh
đất của anh Khảm bên cạnh nên bà báo cáo với ông Tường trưởng thôn và
chính quyền xã .
Tháng 10-2003 anh Khảm về quê để xây nhà ở thì vợ chồng anh Trụ không cho
xây với lý do: anh Trụ và chị Linh không chấp nhận việc chia đất năm 1999 mà
khẳng định việc chia đất năm 1996 và Phương đo chia làm 2 phần .
Nay bà Phương kiện đòi quyền sử dụng mảnh đất của bà đã cho anh Khảm
đã cho anh Khảm mà vợ chồng anh Trụ đang chiếm giữ để làm nhà ở.
Nguồn gốc mảnh đất 485m2: bà Phương và ông Hạnh đựơc hợp tác xã chia
cho mảnh đất này khi còn trẻ. Hiện nay, mảnh đất này chưa có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất , mà chỉ có tên trong bản đồ địa chính xã và hiện nay
bà Phương vẫn đóng lệ phí sử dụng đất 355 m2. Anh Trụ đóng lệ phí sử dụng
đất phần bà Phương cho. Bà Phương có đơn kiện đề nghị tòa án xử buộc anh
Khảm trả lại phần mảnh đất hiện anh Trụ đang chiếm giữ .
II. Lời khai của đương sự và các bên có liên quan trước tòa.
Nhận được đơn đề nghị của bà Phương, UBND xã đã có buổi làm việc, thu
nhận chứng cứ do bà Phương cung cấp. Tòa án nhân dân huyện ý yên quyết
định thụ lý vụ án, cho triệu tập bà Phương và anh Trụ.
A. Bên nguyên đơn

Trước tòa bà Phương khai: “Tháng 2 năm 1996 , tôi tổ chức họp gia đình có
con bà cả, anh con rể cùng vợ chồng anh Hạp là con riêng của tôi cùng 5
người con đều có mặt, duy nhất thiếu anh Khảm là công nhân ở Hàm Yên,
Tuyên Quang. Mục đích duy nhất là: phần của anh Kiền giao anh Mười trông
nom bảo quản hộ; còn của anh Khảm thì giao anh Trụ. Anh Trụ đã giữ luôn
phần của anh Khảm khi cán bộ địa chính xã đến đo đạc.
Năm 1999 tôi lại họp gia đình chia lại thành 5 phần do còn một cô con gái
6

×