Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NGOAN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NGOAN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông


Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Lãnh đạoTrƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Lãnh đạo KhoaQuản lý Tài nguyên, Khoa Môi trƣờng, Lãnh đạo các
khoa hữu quan và các thầy giáo, cô giáo của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tìm
tòi nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Viện Nghiên cứu
Quản lý Biển Hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các Sở,
Ban, Ngành của tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và UBND các huyện,
thị xã, thành phố có biển của tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng
Ninh, Cán bộ công chức của Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Quảng Ninh,Chi
cục khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh các đồng nghiệp và bạn
bè đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi điều tra, thu thập, tìm hiểu
tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với
các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi đã
học tập 3 năm qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với PGS.TS.NGƢT
Nguyễn Ngọc Nông, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian tâm
huyết và trách nhiệm để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này.
Trân trọng cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Ngoan

LỜI CAM ĐOAN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Thực trạng và giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo tỉnh
Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS.NGƢT. Nguyễn Ngọc Nông - Bí thƣ Đảng ủy - Phó Hiệu trƣởng
Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một luận văn nào trƣớc đây./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Ngoan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài ...................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......... 7
1.1. Cơ sở pháp lý về biển và hải đảo ........................................................... 7
1.1.1. Các văn bản pháp lý của Trung ƣơng về biển và hải đảo ............. 7
1.1.2. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Quảng Ninh về biển và hải đảo ............................................................ 10
1.2. Các khái niệm liên quan về biển, đảo .................................................. 11
1.2.1. Khái niệm về biển ...................................................................... 11
1.2.2. Khái niệm về đảo, quần đảo ....................................................... 11
1.2.3. Các khái niệm liên quan đến biển và hải đảo ............................. 12
1.3. Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ................................................... 13
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo......................... 14
1.3.2. Quản lý nhà nƣớc tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo ....... 14
1.4. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo............................. 15
1.4.1. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ............................ 15
1.4.2. Quản lý nhà nƣớc trên vùng biển rộng lớn, có nguồn tài
nguyên biển phong phú cùng đối tƣợng khai thác, sử dụng biển đa
dạng với những sức ép về phát triển kinh tế biển gia tăng ................... 18
1.4.3. Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo vừa mang yếu tố quốc
gia, vừa mang yếu tố quốc tế ............................................................... 19
1.4.4. Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo đòi hỏi nguồn lực lớn ...... 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv

1.5. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ............... 20
1.5.1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo......... 20
1.5.2. Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển,
hải đảo .................................................................................................. 21
1.5.3. Quản lý thống nhất các hoạt động điều tra cơ bản, khai thác
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo; quản lý về
khảo sát, thăm dò, nghiên cứu biển, hải đảo và đại dƣơng ................... 21
1.5.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên
và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo ..................................................... 22
1.5.5. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển,
hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trƣờng và bảo vệ môi
trƣờng bờ biển ...................................................................................... 22
1.6. Các hình thức quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ............................ 23
1.6.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biển
và hải đảo ............................................................................................. 23
1.6.2. Ban hành cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về biển và
hải đảo .................................................................................................. 23
1.6.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ............... 24
1.6.4. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về biển và hải đảo ....... 24
1.7. Tổng quan kết quả nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về biển và hải
đảo ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua ........................... 24
1.7.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về biển và
hải đảo ở Việt Nam trong thời gian qua .............................................. 24
1.7.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu, thực hiện quản lý nhà nƣớc
về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua ...................... 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


v
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 31
2.2. Địa điểm, phạm vi, thời gian nghiên cứu ............................................. 31
2.2.1. Về địa điểm nghiên cứu ............................................................. 31
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................... 31
2.2.3. Về thời gian nghiên cứu ............................................................. 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng
Ninh liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo. ..... 31
2.3.2. Đánh giá nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về biển và
hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................................................. 31
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nƣớc về biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................. 32
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 32
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu từ 2007- 2013................. 32
2.4.2. Phƣơng pháp thống kê so sánh ................................................... 34
2.4.3. Phƣơng pháp kế thừa các tài liệu có liên quan ........................... 34
2.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia ............................................................ 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh ........................... 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


vi
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo
tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 45
3.2.1. Kết quả xây dựng và phát triển tổ chức bộ máy quản lý nhà
nƣớc tổng hợp về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh ............................. 45
3.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về biển và
hải đảo tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007-2013 ........................................ 50
3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong quản lý nhà nƣớc
về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 78
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về
biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 84
3.3.1. Đối với Trung ƣơng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng .................. 84
3.3.2. Các đề xuất với tỉnh Quảng Ninh ............................................... 85
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................ 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Nhiệt độ trung bình từ năm 2007-2013 (oC) .............................. 38

Bảng 3.2:


Lƣợng mƣa trung bình từ năm 2007-2013 (mm) ....................... 39

Bảng 3.3:

Thực trạng phát triển kinh tế Quảng Ninh giai đoạn 2007-2013 ......... 39

Bảng 3.4:

Hiện trạng đƣờng bộ tỉnh Quảng Ninh ....................................... 41

Bảng 3.5:

Các hộ dân diện xây dựng kinh tế mới tại đảo Trần huyện
Cô Tô .......................................................................................... 43

Bảng 3.6:

Đội ngũ cán bộ công chức Chi cục Biển và Hải đảo
Quảng Ninh năm 2013................................................................ 46

Bảng 3.7:

Thống kê hiện trạng cơ sở vật chất trang thiết bị của Chi
cục Biển và Hải đảo Quảng Ninh ............................................... 48

Bảng 3.8:

Danh mục thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng
đề xuất đầu tƣ cho Chi cục Biển và Hải đảo Quảng Ninh ......... 49


Bảng 3.9:

Danh mục các văn bản tham mƣu trình đã ban hành từ
2008 - 2013 về công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ......... 51

Bảng 3.10: Tổng hợp các Hội nghị hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà
nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo cho các
địa phƣơng .................................................................................. 55
Bảng 3.11: Thống kê các quy hoạch, kế hoạchcó sự phối hợp tham
gia của Chi cục Biển và Hải đảo ................................................ 58
Bảng 3.12: Thống kê, đánh giá tình hình sử dụng đất các khu công
nghiệp ven biển........................................................................... 60
Bảng3.13: Thống kê, đánh giá các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thuê
đất ven biển và mặt nƣớc biển tại Quảng Ninh .......................... 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

viii
Bảng 3.14: Thống kê, đánh giá các tổ chức, cá nhân trong nƣớc thuê
đất ven biển và mặt nƣớc biển tại Quảng Ninh .......................... 63
Bảng 3.15: Biến đổi đƣờng bờ một số khu vực giai đoạn 2001 - 2013 ........ 67
Bảng 3.16: Các chƣơng trình hợp tác quốc tế về biển, hải đảo tỉnh
Quảng Ninh từ 2010 -2014 ......................................................... 71
Bảng 3.17: Xây dựng kế hoạch, nội dung thực hiệnTuần lễ biển và
hải đảo hàng năm ........................................................................ 73
Bảng 3.18: Kịch bản ứng phó Biến đổi khí hậu - Nƣớc biển dâng
mức phát thải trung bình tỉnh Quảng Ninh................................. 74
Bảng3.19: Thống kê thiệt hại do ảnh hƣởng BĐKH - NBD tƣơng ứng
với từng mức của Kịch bản ứng phó tỉnh Quảng Ninh .................. 74


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1:

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .......................................... 38

Hình 3.2:

Đƣờng bờ thuộc phƣờng Cẩm Thạch, Cẩm Thủy Cẩm
Trung, Cẩm Bình Cẩm Sơn, Cẩm Phú, biến đổi rất mạnh ......... 68

Hình 3.3:

Bản đồ nguy cơ ngập do BĐKH-NBD tỉnh Quảng Ninh,
kịch bản ngập 100cm .................................................................. 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XXI đƣợc thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”, hầu hết
các quốc gia có biển đều chọn hƣớng tiến ra biển và đại dƣơng là mục tiêu
chính, lấy biển và đại dƣơng để nuôi đất liền. Cùng với xu hƣớng tăng
trƣởng kinh tế và gia tăng dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nhất là tài nguyên không tái tạo trên đất liền đang dần bị cạn kiệt. Vì vậy với
mục tiêu tiến ra biển, đại dƣơng là mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của các
quốc gia trong đó có Việt Nam.
Khu vực Biển Đông của Việt Nam, trong đó có vùng biển Quảng Ninh.
Với bờ biển dài hơn 250 km, diện tích mặt biển rộng trên 6.125,5 km2 (tƣơng
đƣơng diện tích đất liền) với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ chiếm hơn 2/3 tổng
số đảo của cả nƣớc, 10/14 huyện, thị xã, thành phố có biển, nguồn tài nguyên
ven biển, trên biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh đƣợc đánh giá có hệ sinh thái rất
đa dạng và nhạy cảm với nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm. Quảng
Ninh có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Nằm trong hai hành
lang, một vành đai kinh tế, là khu vực quan trọng trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia và khu vực.
Trên một khu vực biển có thể có nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên: khai thác trên mặt nƣớc (giao thông, xây dựng công trình biển, năng
lƣợng gió...). Tính đa dạng và giàu có về kiểu loại tài nguyên biển, ven biển và
hải đảo, cũng nhƣ bản chất “dùng chung” của các hệ thống tài nguyên biển (tài
nguyên chia sẻ) đã tạo tiền đề cho khai thác, sử dụng đa mục tiêu, đa ngành.
Tuy nhiên, đặc điểm của quản lý đơn ngành là chỉ chú ý đến lợi ích của
ngành mình mà chƣa chú ý thích đáng đến lợi ích của ngành khác. Có nghĩa là
khai thác loại tài nguyên này có thể làm suy thoái loại tài nguyên khác. Nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2
vậy, làm nảy sinh mâu thuẫn ngành hay tổ chức, cá nhân tham gia khai thác,

sử dụng tài nguyên và môi trƣờng biển. Xét ở góc độ tổng thể, các hoạt động
trên biển có mối liên hệ, tác động nhất định đến nhau, lợi ích của hoạt động
này đôi khi là cản trở đối với hoạt động khác. Điều này làm tăng mâu thuẫn
lợi ích giữa ngành này với ngành khác, địa phƣơng này với địa phƣơng khác
hoặc giữa các quốc gia có vùng biển chung trong việc sử dụng hệ thống tài
nguyên ở vùng bờ, biển và hải đảo.
Để khắc phục những bất cập nảy sinh trong quản lý, khai thác, sử dụng
tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo theo ngành, lãnh thổ, năm 2007
Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa X) đã ban hành
Nghị quyếtsố 09/NQ-TW về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 đã
khẳng định cần phải nghiên cứu, đề xuất cơ quan quản lý nhà nƣớc tổng hợp,
quản lý thống nhất về biển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển
một cách đầy đủ làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền trên
các vùng biển, đảo. Thể chế hóa Nghị quyết nêu trên, ngày 06 tháng 3 năm
2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng
hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo và Tổng cục Biển và Hải
đảo Việt Nam đƣợc thành lập để giúp Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện
công tác này. Trên cơ sở các nghiên cứu, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
đã nêu rõ “quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái là quản lý liên ngành, liên vùng
thông qua việc hoạch định và tổ chức thực hiện các công cụ quản lý phù hợp
để điều phối, phối hợp hoạt động quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên của
các ngành, các cấp nhằm bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được bảo vệ,
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; hài hòa lợi ích giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3

các ngành, các cấp và các bên liên quan, đi đôi với bảo vệ môi trường và các
hệ sinh thái biển và hải đảo”.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng, phát huy giá trị các nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi tỉnh phải đẩy mạnh thực
hiện ba đột phá chiến lƣợc gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng từ “Nâu”
sang “Xanh”, tái cơ cấu lại nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên
hữu hạn (nhƣ: than, đất, đá vôi, đất sét,...). Trƣớc yêu cầu đặt ra do ảnh hƣởng
diễn biến cực đoan, khó lƣờng của bão lũ đã đặt ra cho công tác QLNN về
biển và hải đảo trƣớc những thách thức mới.
- Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp (khai khoáng, sản xuất vật liệu
xây dựng, nhiệt điện, đóng tàu... Đô thị hóa nhanh, ô nhiễm môi trƣờng tại
một số điểm trong tình trạng báo động, đòi hỏi phải đƣợc khẩn trƣơng khắc
phục, nếu không sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế có tính
bền vững là du lịch, dịch vụ.
- Hoạt động phát triển kinh tế biển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống
văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo còn thiếu; khai thác,
sử dụngtài nguyên vùng bờ chƣa hiệu quả, thiếu bền vững; môi trƣờng vùng
bờ bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu; đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ, hải
sản giảm sút. Đời sống ngƣ dân vùng biển chịu nhiều rủi ro do tai biến thiên
nhiên, biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng.
Với mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày
09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X)
về Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020; nhất là khi tỉnh Quảng Ninh
đƣợc Bộ Chính trị đồng ý cho triển khai điểm thực hiện Chiến lƣợc biển Việt
Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng
Đảng (khoá X) về Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020.
Để giúp địa phƣơng nhìn nhận đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nƣớc về biển và hải đảo trên địa bàn toàn tỉnh kể từ khi có Nghị quyết Hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

4
nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) ngày 09/02/2007,
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý
nhà nƣớc về biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đây cũng là lĩnh
vực đang đƣợc tỉnh, ngành Sở Tài nguyên và Môi trƣờng giao quản lý đang
còn nhiều mới mẻ và khó khăn… Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về biển và
hải đảo tỉnh Quảng Ninh”.
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.NGƢT
Nguyễn Ngọc Nông - Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, sự giúp đỡ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi
khí hậu, Tổng cục Địa chất khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, các
Sở, Ban, Ngành của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là sự giúp đỡ của lãnh đạo Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, các chuyên gia đầu ngành, cán
bộ công chức Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ các đơn vị
liên quan. Đề tài sẽ đóng góp thiết thực để tăng cƣờng hiệu quả cho công tác
quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ đó có các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng
lực công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) ngày 09/02/2007 về Chiến lƣợc
biển Việt Nam đến năm 2020.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5
- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về biển, hải đảo
của tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở đánh giá nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Biển và hải đảo thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng Quảng Ninh.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nƣớc biển, hải đảo và vùng bờ trên địa bàn tỉnh, tham mƣu trình cấp có
thẩm quyền ban hành các thể chế chính sách, củng cố tổ chức xây dựng bộ
máy nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ở
Quảng Ninh.
2.2. Ý nghĩa của đề tài
2.2.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã học trong nhà trƣờng cho bản thân
đồng thời đây là lĩnh vực quản lý còn hết sức mới mẻ trong lĩnh vực quản lý
nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng. Vì vậy rất cần có những luận giải cũng
nhƣ cách tiếp cận và giải quyết từng lĩnh vực nội hàm của công tác quản lý
nhà nƣớc về biển và hải đảo từ đó bổ sung hỗ trợ trở lại cho kiến thức trong
học tập đƣợc sâu hơn cụ thể hơn.
- Cần có cái nhìn toàn diện, nắm vững những quy định, thể chế chính
sách trong công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo ở Trung ƣơng và của
tỉnh. Vận dụng và làm sâu sắc hơn ý nghĩa thực tiễn trong quá trình thực tế
tham mƣu, chỉ đạo công tác này ở địa phƣơng.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan giúp cho bản thân nâng cao
công tác tham mƣu, xây dựng cơ chế chính sách quản lý ở địa phƣơng và cụ thể
hóa các thể chế chính sách về công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo của
tỉnh trƣớc yêu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6
2.2.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đóng góp vào việc triển khai thành công phƣơng thức quản lý nhà
nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo dựa trên cách tiếp cận hệ sinh
thái tại tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu; kinh tế phát triển- xã hội an sinh - môi
trƣờng bền vững.
- Giúp Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham
mƣu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện thành công phƣơng thức quản lý
nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo dựa trên cách tiếp cận hệ
sinh thái, là phƣơng thức quản lý tiên tiến, hiệu quả và đang đƣợc nghiên cứu,
áp dụng ở nƣớc ta.
- Đề tài có ý nghĩa góp phần tăng cƣờng cho công tác quản lý nhà nƣớc
về biển và hải đảo giúp cho tỉnh tháo gỡ những bất cập, vƣớng mắc, khó khăn
trong công tác quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo, đồng thời thực hiện thắng
lợi Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm
2020. Tập trung lãnh đạo thực hiện ba khâu đột phá chiến lƣợc, nhất là hiện
nay tỉnh Quảng Ninh đang chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế từ “Nâu”
sang “Xanh” từ chƣa bền vững sang bền vững đảm bảo hài hòa phát triển kinh
tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở pháp lý về biển và hải đảo
1.1.1. Các văn bản pháp lý của Trung ương về biển và hải đảo
1.1.1.1.Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam gồm 7 Chƣơng và 55 Điều đã đƣợc Quốc hội nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực từ 01/01/2013.
1.1.1.2. Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09 tháng 02 năm 2007
Hội nghị lần thứ Tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa X) ban hành
Nghị quyết số 09-NQ/TƢ ngày 09/02/2007 “Về chiến lƣợc biển Việt Nam
đến 2020”.Nghị quyết 09-NQ/TW là một Nghị quyết quan trọng, đƣợc đánh
giá nhƣ một bƣớc đột phá về tƣ duy, thoát khỏi tƣ duy đất liền mở ra tƣ duy
đại dƣơng trong thời đại kinh tế mới và hội nhập toàn cầu. Nghị quyết vừa
khẳng định hƣớng đi chiến lƣợc giúp địa phƣơng trong những năm tiếp theo,
vừa là nhiệm vụ vừa là yêu cầu cấp bách đáp ứng đòi hỏi của nhân dân vùng
biển, hải đảo, là đòn bẩy để kích cầu đầu tƣ phát triển từ các thành phần kinh
tế trong và ngoài nƣớc. Với mục tiêu tổng quan:
Đến năm 2020, phấn đấu đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia
trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, làm cho đất nƣớc giàu, mạnh.
1.1.1.3. Các văn bản có liên quan công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo
* Nghị định:
Ngày 6/3/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về
quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo. Nghị định số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


8
25/2009/NĐ-CP ra đời nhằm thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày
09/02/2007 của BCH Trung ƣơng (khóa X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến
năm 2020. Quy định cơ quan thực thi nhiệm vụ về Quản lý Nhà nƣớc tổng
hợp thống nhất về Biển và hải đảo. Nghị định 25/NĐ-CP ra đời đã tạo tiền đề
cho các định hƣớng cơ bản nhằm hoàn thiện thể chế chính sách trong công tác
quản lý Nhà nƣớc về Biển và hải đảo ở địa phƣơng.
* Các Quyết định:
- Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Chính phủ V/v
Phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020.
- Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Chính phủ Về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
- Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ về viêc phê duyệt Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh
Bắc bộ đến năm 2020.
- Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09/4/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án kiểm soát các vùng biển, đảo và ven biển giai
đoạn 2009-2020.
- Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ V/v Phế duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 133/2009/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ
tƣớng Chính phủ V/v Ban hành Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên
tai trên biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


9
- Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 Chính phủ Về việc phê
duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
V/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ Ban hành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng biển, hải đảo.
- Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ Phê duyệt chiến lƣợc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ
môi trƣờng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
* Các Thông tư.
- Thông tƣ Liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT- BNV ngày
05/11/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Nội Vụ hƣớng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi Cục Biển và Hải đảo
trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.
- Thông tƣ số 19/2011/TT-BTNMT ngày 10/6/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo.
- Thông tƣ số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Quy định về việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vùng ven biển.
Thông tƣ số 28/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định về nội dung, chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

10
động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
biển, hải đảo.
1.1.2. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh
về biển và hải đảo
- Văn bản số 12-CTr/TU ngày 02/7/2007 của Tỉnh Uỷ Quảng Ninh về:
Chƣơng trình hành động Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW4 (khoá X) về
Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 3425/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt triển khai thực hiện Chƣơng trình hành động Thực hiện nghị
quyết hội nghị TW4 (khoá X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 “Về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng tỉnh Quảng Ninh” Tại quyết định này chức năng quản lý nhà nƣớc về
biển và hải đảo mới đƣợc giao cho sở Tài nguyên và Môi trƣờng.
- Quyết định số 1172/UBND-QLĐĐ2 ngày 01/4/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ
và phát triển bền vững Biển và Hải đảo Việt Nam,
- Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về Phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội vùng biển đảo và ven biển tỉnh Quảng Ninh đến 2020,
- Văn bản số 1342/UBND-NLN1 ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về Quản lý tài nguyên nƣớc trên các đảo.
- Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 02/6/2011 về việc thành lập Chi
cục Biển và Hải đảo trên cơ sở Phòng Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

11
- Quyết định số 985/QĐ-UBNDngày 03/5/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “Về việc phê duyệt Đề tài nghiên cứu khoa học Điều tra hiện trạng sử
dụng tài nguyên và môi trƣờng biển, đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
- Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 của UBND tỉnh
Quảng Ninh “Về việc Ban hành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài
nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh.
- Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 04/9/2013 của Tỉnh ủy về Triển khai
thực hiện kết luận số 60-KL/TƢ ngày 16/4/2013 của Bộ Chính trị về sơ kết 5
năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ƣơng
Đảng (Khóa X) về chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020.
1.2. Các khái niệm liên quan về biển, đảo
1.2.1. Khái niệm về biển
+ Theo quan điểm quốc tế: Tại điều 86 Công ƣớc của Liên Hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 có đƣa ra định nghĩa về biển cả: Biển cả là “vùng biển
không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia
cũng nhƣ không nằm trong vùng nƣớc quần đảo của một quốc gia quần đảo”.
+ Theo Nguyễn Chu Hồi:Biển là loại hình thủy vực nƣớc mặn của đại
dƣơng thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dƣơng ở phía ngoài
bởi hệ thống đảo, bán đảo và ở phía trong bởi bờ đại lục”.
1.2.2. Khái niệm về đảo, quần đảo
Theo Điều 19 Luật Biển Việt Nam thì đảo, quần đảo đƣợc quy định
nhƣ sau:Đảo là một vùng đất tự nhiên có nƣớc bao bọc, khi thủy triều lên
vùng đất này vẫn ở trên mặt nƣớc.Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm
cả bộ phận của các đảo, vùng nƣớc tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác
có liên quan chặt chẽ với nhau. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt

Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

12
1.2.3. Các khái niệm liên quan đến biển và hải đảo
Theo Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Luật Biển
Việt Nam. Đƣờng cơ sở là đƣờng thẳng nối các điểm mép nƣớc trung bình
triều kiệt nhô ra ngoài cùng của đất liền với mép ngoài các đảo. Nội thủy là
vùng nƣớc tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đƣờng cơ sở và là bộ phận lãnh
thổ của Việt Nam. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ
đƣờng cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia
trên biển của Việt Nam.Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải là
vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý
tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp
liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển
có chiều rộng 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở. Thềm lục địa: Thềm lục địa là
vùng đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và
quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trƣờng hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đƣờng cơ sở chƣa
đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó đƣợc kéo dài đến 200 hải lý tính từ
đƣờng cơ sở.
Trong trƣờng hợp mép ngoài của rìa lục địa này vƣợt quá 200 hải lý tính
từ đƣờng cơ sở thì thềm lục địa nơi đó đƣợc kéo dài không quá 350 hải lý tính
từ đƣờng cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đƣờng đẳng sâu 2.500 mét.
- Vịnh: là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm
đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nƣớc của vùng lõm đó

đƣợc bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển.
- Bãi cạn lúc chìm lúc nổi: là những vùng đất nhô cao tự nhiên có
biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao
thì ngập nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

13
Quản lý tổng hợp vùng bờ: Là quá trình liên kết các quan tâm lợi ích của
chính phủ, cộng đồng, các nhà khoa học và nhà quản lý, của các ngành và của
quần chúng trong việc cùng chuẩn bị và triển khai một kế hoạch tổng hợp để
bảo vệ và phát triển tài nguyên và các hệ sinh thái vùng bờ. Mục tiêu chung của
quản lý tổng hợp vùng bờ là cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng những ngƣời luôn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên vùng bờ, trong khi vẫn
duy trì đa dạng sinh học và năng suất của các hệ sinh thái vùng bờ.
- Tài nguyên biển, hải đảo: Là các dạ


ạo, không tái

phi sinh vậ
tạo trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Môi trƣờng biển: Là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trƣng
cho nƣớc biển, đất ven biển, trầm tích dƣới biển, không khí trên mặt biển và
các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hƣởng đến con ngƣời
và sinh vật.
- Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo: Là hoạt
động thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
và môi trƣờng biển, hải đảo.

- Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo: Là quản lý
liên ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi ích của các
ngành, lĩnh vực, địa phƣơng và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản
lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo.
- Quản lý tổng hợp thống nhất tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo
dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái là phƣơng thức quản lý nhằm bảo đảm tài
nguyên đƣợc khai thác sử dụng hợp lý, duy trì tính toàn vẹn về chức năng và
cấu trúc của hệ sịnh thái, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
1.3. Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

14
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về biển và hải đảo
Viện Nghiên cứu khoa học hành chính đã khái quát quản lý nhà nƣớc
nhƣ sau:Quản lý nhà nƣớc là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực
nhà nƣớc, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện
những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nƣớc trên cơ sở các quy luật
phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nƣớc.
- Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo
Theo Nghi định 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo [4]thì
Quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo là sự tác động của các cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tƣợng khai thác, sử dụng
biển và hải đảo nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của
Nhà nƣớc trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội nhằm mục đích bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên biển; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và
bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo.
1.3.2. Quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo

Theo Nghi định 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo.
Quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo đƣợc hiểu là sự
quản lý về mặt hành chính nhà nƣớc của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
thông qua các thể chế pháp lý nhằm điều hòa, phối hợp tốt giữa các cơ quan
nhà nƣớc từ trung ƣơng xuống địa phƣơng trong việc tham gia vào quá trình
hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch sử dụng và
khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển một cách phù hợp với định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×