[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
GIỚI THIỆU
1. Bối cảnh:
Hiện nay, tại Việt Nam, quá trình hội nhập đang được tiến hành một cách mạnh mẽ và
sâu sắc trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó rõ ràng nhất chính là kinh tế. Tính đến năm
2006, Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của rất nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế
giới cũng như trong khu vực: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã tổ chức thành
công Hội nghị các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN)... Điều đó đã khiến các hoạt động giao lưu văn hoá, đầu
tư nước ngoài, buôn bán quốc tế của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng cũng không ngừng tăng lên. Hàng loạt các công ty, các tập đoàn kinh tế,
công nghiệp, thương mại nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào thành phố năng động
nhất Việt Nam này. Mặt khác, theo số lượng thống kê mới nhất của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội (tháng 5/2009), TP.HCM đang dẫn đầu về số lượng lao động
là người nước ngoài với ước tính là 320.000 người.
Do vậy, số lượng người nước ngoài có nhu cầu học tập, nghiên cứu và sử dụng
tiếng Việt cũng đang dần tăng lên một cách đáng kể. Trong khi đó, việc dạy và học
tiếng Việt lại chưa phát triển đúng như tiềm năng của nó, biểu hiện rõ ràng qua số
lượng trung tâm dạy và học tiếng Việt tại TP.HCM một cách bài bản vẫn còn quá ít.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nhu cầu học tiếng Việt
của người nước ngoài tại TP.HCM” để thực hiện cuộc khảo sát này.
2. Mục đích:
Khi tiến hành và quyết định thực hiện làm khảo sát về đề tài này, chúng tôi
mong muốn đem lại một cái nhìn rõ ràng về nhu cầu học tiếng Việt cũng như thực
trạng học tiếng Việt của các đối tượng người nước ngoài khác nhau tại TP.HCM.
Bên cạnh đó, thông qua bản câu hỏi khảo sát, chúng tôi cũng đồng thời mong
muốn tìm hiểu về sự quan tâm của người nước ngoài với một Trung tâm Việt-ngữ. Để
từ đó có những phương án thích hợp nhằm phát triển, đẩy mạnh sự phổ biến của tiếng
NHÓM 2
1
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Việt nói chung và việc Dạy - học tiếng Việt cho người nước ngoài tại TP.HCM nói
riêng ngày càng trở nên rộng rãi.
3. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực hiện khảo sát:
•
•
•
•
3.1. Thuận lợi:
Nhóm đang thực hiện một đề tài khá thú vị nên mọi người luôn có lòng nhiệt huyết,
quyết tâm hoàn thành đề tài với một tinh thần trách nhiệm cao.
Mối quan hệ khá rộng đã khiến nhóm dễ dàng tìm được sự giúp đỡ trong quá trình tìm
kiếm nguồn khảo sát.
Bảng câu hỏi khảo sát được dịch song ngữ: Anh - Việt cùng với trình độ Tiếng Anh
giao tiếp khá tốt đã giúp nhóm khảo sát được rất nhiều đối tượng khác nhau đến từ
nhiều quốc gia khác nhau.
Sự nhiệt tình, thân thiện của đa số các đối tượng khảo sát đã làm chất lượng các bản
khảo sát được đảm bảo và đồng thời làm tinh thần, tâm lý của các thành viên trong
nhóm giảm bớt sự dao động cũng như sự ngại ngùng lúc ban đầu.
3.2.Khó khăn:
- Về bảng câu hỏi:
•
Tuy là bản dịch song ngữ Anh – Việt nhưng với một số đáp viên không thông thạo cả
hai loại ngôn ngữ này thì việc khảo sát lại trở nên khó khăn: thời gian khảo sát kéo
dài, đáp viên không hiểu rõ về ý nghĩa các câu hỏi…
• Bảng câu hỏi khá dài đã khiến đáp viên cảm thấy ngại ngùng khi được mời tham gia
khảo sát.
• Sự cố kĩ thuật (in không rõ chữ, sai lỗi chính tả…) đã khiến nhóm phải thay đổi hình
thức của bảng câu hỏi trong quá trình khảo sát và phần nào làm chậm tiến độ thực
hiện đề tài của nhóm.
- Về địa điểm khảo sát:
•
Công viên 23/9 và đường Bùi Viện: chủ yếu nơi đây là khách du lịch nên khi khảo sát,
nhóm thường nhận được sự từ chối vì đề tài này không phù hợp với họ.
NHÓM 2
2
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
•
Kí túc xá sinh viên người Lào và kí túc xá 232 Võ Thị Sáu: nhóm không có sự chuẩn
bị kịp thời về giấy giới thiệu hay đơn xin phép nên trong quá trình khảo sát gặp không
ít khó khăn.
• Nhóm gặp khó khăn trong việc khai thác nguồn người nước ngoài ở các công ty, trung
tâm Anh-ngữ lớn hay những người sinh sống lâu dài ở Việt Nam do không được sự
cho phép của những người quản lí ở những nơi trên.
- Về thời gian:
Nhóm chỉ khảo sát được vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều trong khi phần
lớn các địa điểm có người nước ngoài chỉ đông người vào buổi tối.
- Về mặt chủ quan:
Quá trình khảo sát của nhóm phải diễn ra ngoài thực tế nhiều, tuy nhiên thời
gian khảo sát lại gần với những ngày có bài kiểm tra nên nhóm phải làm việc trong
cường độ cao và khá vất vả, tâm lí không ổn định. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình khảo sát.
- Về mặt tài liệu khảo sát:
Do đề tài khá mới nên nhóm đã không tìm được số liệu của những năm trước
để so sánh và tham khảo.
4. Tiến trình thực hiện khảo sát:
4.1.Đối tượng khảo sát:
Dữ liệu trong bảng báo cáo này dựa trên một khảo sát đại diện trong số 250
người nước ngoài đang sống, làm việc, học tập, du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.Nội dung khảo sát:
Bảng câu hỏi đưa ra cho các đáp viên bao gồm các câu hỏi thuộc nhiều hình
thức khác nhau (chọn nhiều câu trả lời, câu hỏi mở, câu hỏi đánh giá… ) và tập trung
vào 2 vấn đề chính:
- Mức độ phổ biến và thực trạng học tiếng Việt của những người nước ngoài
Cảm nhận về tiếng Việt (khó, dễ, phức tạp, thú vị…).
Trình độ về tiếng Việt (thông thạo, có biết qua, hoàn toàn không biết...).
NHÓM 2
3
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Khó khăn khi học tiếng Việt (tìm nguồn tài liệu, không có người hướng
dẫn, không có trung tâm giảng dạy ...).
Hình thức học tiếng Việt (tự học, đến trung tâm, học thông qua bạn bè...).
Mục đích học tiếng Việt (phục vụ công việc, yêu thích...).
Sự quan tâm của người nước ngoài về Trung tâm Việt ngữ:
Số lượng các trung tâm Việt ngữ.
Đánh giá các yếu tố quan tâm về trung tâm Việt ngữ (cơ sở vật chất, trình
độ giảng viên…).
Hình thức giảng dạy, học phí, số lượng học viên, giáo viên.
-
4.3.Thời gian khảo sát:
Khảo sát này được tiến hành trong khoảng thời gian từ 8/3/2011 đến 23/3/2011,
cụ thể như sau:
-Từ 8/3/2011 đến 16/3/2011: Nhóm tiến hành đi khảo sát ở các địa điểm đã
được sắp xếp và phân công.
- 17/3/2011 và 18/3/2011: Tập trung lại các bảng khảo sát và tiến hành tổng
hợp số liệu, thông tin.
- Từ 19/3/2011 đến 23/3/2011: Lập bảng báo cáo.
- Ngày 2/4/2011: Tiến hành báo cáo trước lớp.
4.4.Phương pháp khảo sát
Khảo sát này được tiến hành thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp và thu thập gián tiếp (phương pháp gửi e-mail).
4.4.1. Số lượng mẫu khảo sát
Tổng cộng có 250 đáp viên được phỏng vấn trong bảng khảo sát này và chỉ tiến
hành tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh: n = 250
4.4.2. Phương thức chọn mẫu
Ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 250 đáp viên được tuyển với tiêu chí đáp viên
đó là người nước ngoài. Tổng cộng đã có 250 đáp viên được tiếp xúc, 250 bảng được
phát ra trong đó có 239 bảng khảo sát hợp lệ và 11 bảng khảo sát không hợp lệ.
NHÓM 2
4
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
4.4.3. Xử lí và tổng hợp số liệu
Các số liệu trong bảng khảo sát được tổng hợp và thống kê bằng Excel, phần
mềm SPSS.
4.5.Địa điểm tiến hành khảo sát:
- Trường đại học KHXH&NV TPHCM (10-12 Đinh Tiên Hoàng).
- Công Viên 23/9.
- Đường Bùi Viện, Đề Thám, Lê Thánh Tôn
- Kí túc xá sinh viên người Lào (122 CMT8).
- Kí túc xá sinh viên nước ngoài (232 Võ Thị Sáu).
- Đại học Kinh Tế TPHCM-cơ sở A (59C Nguyễn Đình Chiểu).
- Đại học Kinh Tế TPHCM-cơ sở H (1A Hoàng Diệu).
- Đại học quốc tế RMIT (702 Đại Lộ Nguyễn Văn Linh).
- Chợ Bến Thành.
NHÓM 2
5
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
1. Đối tượng được khảo sát:
Nhóm đã tiến hành khảo sát 250 người nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát
Như đã nói ở trên, đối tượng khảo sát của nhóm chúng tôi được chia làm 3 nhóm :
Travelling (Khách du lịch), Working (Người làm việc), Studying (Người học tập nghiên cứu).
Hình 1.Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát
1.2.Tỷ lệ các đối tượng khảo sát theo giới tính
Trong số 250 đáp viên, có 176 đáp viên là nam (chiếm 70.4%) và 74 đáp viên là nữ
(chiếm 29.6%).
NHÓM 2
6
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Hình 2. Tỷ lệ các đối tượng theo giới tính
1.3.Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát theo quốc tịch.
Hình 3.Tỷ lệ các đối tượng được khảo sát theo quốc tịch
Các đối tượng được khảo sát đến từ rất nhiều các quốc gia khác nhau. Trong đó
chủ yếu là:
Hàn Quốc (16.74%), Mỹ (10.04%), Trung Quốc (20.14%), Anh (5.86%), Lào (5.
86%)... Bên cạnh đó còn có các quốc gia khác như: Pakistan, Bỉ, Ba Lan, Sri Lanka...
cũng tham gia vào quá trình khảo sát.
NHÓM 2
7
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
2. Mức độ phổ biến và thực trạng học tiếng Việt của người nước ngoài tại
TP.HCM:
• Cảm nhận về tiếng Việt:
Đối với người Việt Nam chúng ta, tiếng Việt là loại ngôn ngữ giàu và đẹp với
số lượng từ vô cùng phong phú, ý nghĩa dồi dào. Tuy nhiên, so với các loại ngôn ngữ
khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt như yếu tố dấu và ngữ điệu lên
xuống, qua đó gây không ít khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt.
Hình 4. Cảm nhận của người nước ngoài về tiếng Việt
Khi đặt câu hỏi: “Cảm nhận của bạn về tiếng Việt như thế nào?” cho tất cả các
đối tượng, phần lớn đáp viên đều trả lời là cảm thấy tiếng Việt Khó và phức tạp
(61.69%). Trong khi đó 32.54% số đáp viên được hỏi đã cho ý kiến tiếng Việt là ngôn
ngữ Thú vị. Một phần nhỏ cho rằng tiếng Việt Dễ (2.37%). Số đáp viên trả lời Không
ấn tượng chiếm phần rất nhỏ (0.34%), và những ý kiến khác chiếm 3.06%.
Đánh giá: Đa số các ý kiến đều cho rằng tiếng Việt Khó và Phức tạp vì rất
nhiều lí do, nhưng phần đông đều nhận thấy do yếu tố dấu và ngữ điệu lên xuống như
đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, vẫn có phần lớn ưu ái đánh giá ngôn ngữ của chúng ta là
Thú vị, điều đó nói lên nhu cầu tìm học tiếng Việt của người nước ngoài là hoàn toàn
có cơ sở.
2.1. Mức độ hiểu biết về tiếng Việt:
Trong quá trình khảo sát, nhóm chúng tôi đã chia mức độ Hiểu biết tiếng Việt
ra làm 5 cấp bậc thuộc 2 nhóm:
Nhóm A: 1. Hoàn toàn thông thạo tất cả kĩ năng (nghe, nói đọc, viết).
2. Có thể nói chuyện lưu loát với người bản xứ.
3. Có thể nghe - nói những câu giao tiếp thông thường.
Nhóm B: 4. Có biết qua (nói được câu chào hỏi, cảm ơn…).
5. Hoàn toàn không biết.
Chúng tôi tạm gọi Nhóm A: Có trình độ nhất định về tiếng Việt. Còn Nhóm B: Hầu
như không biết về tiếng Việt. Và kết quả khảo sát cho thấy:
NHÓM 2
8
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Hình 5. Mức độ hiểu biết tiếng Việt
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy:
Với đối tượng Travelling, trình độ tiếng Việt của họ hầu như là hoàn toàn thuộc
về nhóm B (chiếm 98.32%).Trong khi đó, những người thuộc nhóm A chỉ chiếm
1.68%.
Với những đáp viên thuộc đối tượng Working, sự phân hóa trình độ tiếng Việt
cũng tương tự, tuy nhiên con số và sự chênh lệch là không quá cách biệt. Tiêu biểu là
chỉ có 61.45% thuộc nhóm B, và có đến 38.55% thuộc nhóm A.
Bên cạnh đó, xu hướng này lại hoàn toàn ngược lại với đối tượng là Studying.
Khi những đáp viên có trình độ nhất định về tiếng Việt đã chiếm đến 71.88% (gấp gần
1.2 lần so với đối tượng Working). Và chỉ có 28.12% là thuộc nhóm B. 1
Đánh giá: Số liệu và sự khác nhau trên đã phản ánh đúng thực tế về thực trạng
học tiếng Việt của người nước ngoài.
1 Ở đây nhóm chúng tôi sử dụng các từ tiếng Anh để đặt tên cho các nhóm đối tượng. Cụ thể là
Travelling – những người khách du lịch đến TP.HCM, Working – những người nước ngoài làm việc ở
TP.HCM và Studying – những người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
NHÓM 2
9
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Có thể thấy đặc điểm nhìn chung của khách du lịch chính là việc họ không tiếp
xúc lâu dài với tiếng Việt do đặc tính thường di chuyển, và chỉ ở lại Việt Nam trong
thời gian ngắn.
Còn đối với hai đối tượng còn lại, mà đặc biệt là những đối tượng đến Việt
Nam để học tập thì trình độ tiếng Việt nhất định là một yếu tố cần thiết và tất yếu do
họ tiếp xúc nhiều hơn với con người Việt Nam ở nhiều lĩnh vực cũng như họ sống ở
đất nước này trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, với những người làm việc tại
Việt Nam thì việc học tiếng Việt lại gặp nhiều cản trở hơn. Vì phần lớn là họ vẫn sử
dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc. Do đó, tỷ lệ ở nhóm A vẫn còn thấp so với
nhóm B.
2.2. Ý định học tiếng Việt:
Câu hỏi này được tiến hành khảo sát trực tiếp cho những đối tượng thuộc nhóm B trên
cả 3 đối tượng lớn: Travelling, Working và Studying. Câu hỏi được đặt ra với dạng
Có/Không nhằm khảo sát một cách trực diện ý định tham gia tìm hiểu - học tập tiếng
Việt với những đối tượng chưa thật sự quan tâm.
Hình 6.Ý định học tiếng Việt
NHÓM 2
10
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Dễ thấy rằng từng nhóm đối tượng khác nhau sẽ cho ra những xu hướng khác nhau.
Cụ thể là đối với đối tượng Studying, có đến 80.95% số người được khảo sát có ý định
học tiếng Việt, chiếm tỷ lệ cao nhất. Họ bao gồm những người ở độ tuổi khác nhau và
phần lớn là những sinh viên, du học sinh.
Bên cạnh đó, những người đã và đang làm việc tại Việt Nam cũng có sự quan tâm
nhất định đối với tiếng Việt, có khoảng 58.14% những người được khảo sát nói rằng
họ muốn học tiếng Việt. Trong khi đó, nhóm những người du lịch tại Việt Nam thể
hiện ý muốn học tiếng Việt chỉ khoảng 40.98%.
2.3. Mục đích học tiếng Việt:
Với câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát cho cả 3 đối tượng
Travelling, Working, Studying. Trong mỗi đối tượng, dù là thuộc nhóm A hay nhóm B,
chúng tôi vẫn đặt ra câu hỏi này với mong muốn được biết mục đích học tiếng Việt ở
trong hiện tại (đối với nhóm A) và mục đích học trong tương lai (đối với nhóm B) để
thấy được ý nghĩa của việc học tiếng Việt đối với những người được khảo sát.
Hình 7. Mục đích học tiếng Việt
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy:
Với đối tượng Travelling, họ học tiếng Việt nhằm 2 mục đích chính: “Tìm hiểu
văn hóa con người Việt” chiếm 32. 14%, đứng thứ hai là do “Yêu thích” chiếm 25%.
Đứng ở những vị trí tiếp theo lần lượt là “Tìm hiểu một ngôn ngữ mới” (chiếm
21.43%) và “Tăng khả năng giao tiếp” (chiếm 17.86%). Và chiếm tỷ lệ thấp nhất
chính là “Phục vụ công việc” với 3.57%.
Trái ngược với đối tượng Travelling, những người thuộc đối tượng Working lại
chọn mục đích chủ yếu học tiếng Việt là “Phục vụ công việc” (28.57%). Tiếp theo là
mục đích “Tăng khả năng giao tiếp” (26.2%). Tuy vậy, vẫn có phần lớn đối tượng
Working học tiếng Việt nhằm để “Tìm hiểu văn hóa con người Việt” (19.05%). Còn
học vì “Yêu thích” chỉ chiếm 14.26%.
Trong khi đó, xét đối tượng Studying, mục đích quan trọng và đa số vẫn là
“Phục vụ công việc” (chiếm 25.03%), tiếp theo đó là “Tìm hiểu văn hóa - con người
Việt” (chiếm 22.67%). Tuy nhiên, điểm đặc biệt của số liệu ở đối tượng này là sự
NHÓM 2
11
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
tương đồng, các số liệu không có sự chênh lệch quá nhiều. Điển hình là “Tăng khả
năng giao tiếp” (chiếm 20%) và “Tìm hiểu một ngôn ngữ mới” (chiếm 21.43%).
Đánh giá: Các số liệu trên đã cho ta thấy mục đích của từng đối tượng với
từng đặc điểm khác nhau cũng khác nhau.
Đối tượng Travelling học tiếng Việt chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn sự đam
mê hoặc yêu thích, và để tạo điều kiện tốt hơn cho việc khám phá những nơi họ đến
một cách tốt hơn. Trong khi đó, đối tượng Working và Studying thì lại học vì những
mục đích rõ ràng hơn như cho công việc, học tập và nghiên cứu, yếu tố yêu thích
không hề nổi bật. Và cho dù các số liệu của hai mục đích quan trọng nhất ở đối tượng
Studying không quá chênh lệch tuy nhiên nhìn chung đều hướng về mục đích chính
cho công việc và sinh sống. Mặt khác, điểm đặc biệt của số liệu ở đối tượng này là sự
tương đồng, các số liệu không có sự chênh lệch quá nhiều. Điều đó có thể lí giải bởi
nguyên nhân là đa số đối tượng đến Việt Nam để học tập chủ yếu là sinh viên, những
người trẻ tuổi. Do đó, sự yêu thích và sự tìm hiểu tiếng Việt cũng xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Bên cạnh đó, học tập và nghiên cứu cần có sự hiểu biết chuyên sâu về
tiếng Việt, và chính vì vậy, sẽ không là lạ khi họ học tiếng Việt nhằm khá nhiều mục
đích.
2.4. Khó khăn khi học tiếng Việt:
Câu hỏi này được đặt ra chỉ riêng cho những đối tượng thuộc nhóm A - những
người đã học qua tiếng Việt. Việc học tập luôn gặp khá nhiều khó khăn, nhưng ở đây,
chúng tôi tiến hành khảo sát với một số khó khăn, ngoài yếu tố học thuật.
NHÓM 2
12
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Hình 8. Các khó khăn người nước ngoài gặp phải khi học tiếng Việt
Nhìn chung, khó khăn khi tiếp cận một ngôn ngữ mới của các đối tượng được
hỏi đều khá tương đồng với nhau. Theo như bảng khảo sát, yếu tố Khác ở đây đa phần
là những người đã và đang học tiếng Việt đều không cảm thấy bất kì một khó khăn
nào ngoài khó khăn về yếu tố học thuật. Và có đến 20.74% đối tượng chọn lựa
phương án này. Đơn giản vì các đối tượng này đang học, làm việc và sinh sống tại
Việt Nam nên hoàn cảnh học tập không mấy gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn
không ít người gặp phải một số khó khăn thường gặp như: không có người bản xứ để
thực hành (15.56%), không có người hướng dẫn (11.85%), khó khăn tìm tài liệu
(20%),…Một yếu tố đáng để lưu ý là có khoảng 14.07% gặp khó khăn khi tìm một
Trung tâm Việt ngữ để học. Điều đó cho thấy rằng số lượng Trung tâm Việt ngữ vẫn
còn khá ít cho người nước ngoài để họ có thể lựa chọn theo học.
NHÓM 2
13
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
2.5.Đánh giá độ khó của các kỹ năng:
Câu hỏi này nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát với những đối tượng thuộc
nhóm A của hai đối tượng Working và Studying để có cái nhìn chính xác nhất về độ
khó của các kỹ năng vì những đáp viên đã có thời gian tiếp xúc nhất định nên sẽ có
nhận định khách quan hơn.
Câu hỏi được khảo sát bằng hình thức cho điểm từ 1 đến 4, với Điểm 1 là Dễ
nhất, còn Điểm 4 là Khó nhất.
Biểu đồ sau biểu hiện số điểm trung bình mà những người được khảo sát đã
đánh giá cho từng kĩ năng.
Hình 9.Mức độ khó của các kỹ năng
Ta thấy ở từng đối tượng, thứ tự độ khó các kĩ năng là không giống nhau.
Nhưng nhìn chung thì hai kĩ năng khó nhất là Nghe và Nói, sau đó là hai kĩ năng Đọc
và Viết.
- Đối với nhóm Working, ta thấy đối với nhóm này, kĩ năng khó nhất là
Speaking (2.16), sau đó là Listening (1.38), thứ 3 là Reading (0.84) và cuối
cùng là Writing (0.53).
NHÓM 2
14
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
-
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Còn đối với nhóm Studying, thứ tự có vài thay đổi. Cụ thể là khó nhất là
Listening (2.1), tiếp theo là Speaking (1.97), thứ ba là Writing (1.23) và cuối
cùng là Reading (1.16).
Đánh giá: Dù có sự khác nhau về mức độ khó nhất của các kĩ năng nhưng với
cả 2 đối tượng, đều là người nước ngoài ở TP.HCM, nên việc giao tiếp với người Việt
là tương đối nhiều. Vì vậy, hai kĩ năng mà họ sử dụng nhiều nhất để phục vụ cho công
việc và học tập là Nói và Nghe. Bản chất tiếng Việt có dấu và ngữ điệu lên giọng,
xuống giọng là trở ngại lớn đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt. Và do đó, họ
cảm thấy khó khăn nhiều trong việc giao tiếp và truyền đạt ý nghĩ tới người khác. Nên
xu hướng mức độ khó của hai kĩ năng Nghe và Nói là điều dễ hiểu.
Mặt khác, Đọc và Viết họ lại cảm thấy ít khó hơn. Vì môi trường học tập, làm việc,
nhu cầu sử dụng kỹ năng Đọc và Viết không lớn bằng Nghe và Nói. Và vì bảng chữ
cái của tiếng Việt là bảng chữ cái la-tinh, gần giống với hệ thống chữ cái alphabet
được sử dụng phổ biến trên thế giới, chỉ khác ở việc thêm và bớt một vài chữ cái cũng
như hệ thống gồm 6 thanh, nên họ cảm thấy hai kỹ năng Đọc và Viết ít khó hơn, và ít
quan trọng hơn.
2.6. Hình thức học tiếng Việt:
Với câu hỏi này, nhóm đã tiến hành khảo sát với mọi đối tượng. Với những
người thuộc nhóm A, đây là cách học mà họ đang theo học. Còn đối với nhóm B, đây
là hình thức mà họ chọn cho nhu cầu học trong tương lai.
Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng số liệu sau:
Travelling
Working
Studying
Nhóm A
Tự tìm hiểu 33. 33%
(qua
sách
báo,
internet.. ).
Học nhóm 33. 33%
cùng với gia
sư.
Học
tại 33. 34%
NHÓM 2
Nhóm B Nhóm A
21. 43% 15. 56%
Nhóm B
14. 81%
Nhóm A Nhóm B
19. 05% 13. 64%
25. 00% 11. 11%
18. 52%
5. 71%
9. 10%
17. 85% 31. 11%
25. 93%
43. 81%
31. 82%
15
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
trung
tâm
Việt ngữ.
Học thông qua bạn bè,
người thân
Khác
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
35. 71% 31. 11%
33. 33%
28. 57%
36. 36%
-
7. 41%
2. 86%
9. 10%
11. 11%
Bảng 1. Các hình thức học tiếng Việt
Trong nhóm đối tượng Travelling, những người thuộc nhóm A có tỉ lệ chia đều
cho 3 cách học là Tự học, Học nhóm cùng gia sư và Học tại Trung tâm Việt Ngữ.
Còn những đối tượng thuộc nhóm B thì xu hướng họ chọn lại là Học qua bạn bè,
người thân (35,71%), tỉ lệ chọn Học ở Trung tâm Việt ngữ là thấp nhất (17,85%).
Trong nhóm đối tượng Working có các ý kiến đa dạng hơn, trong đó những
người thuộc nhóm A, họ tập trung chủ yếu vào Học tại Trung tâm Việt ngữ và Học
thông qua bạn bè, người thân (31,11%), còn những người thuộc nhóm B thì xu hướng
này cũng tương tự với tỉ lệ Học qua bạn bè, người thân (chiếm 33,33%) và Học tại
Trung tâm Việt ngữ (chiếm 25,93%).
Còn đối với nhóm đối tượng Studyding thì xu hướng cũng tương tự nhưng tỉ lệ
có độ phân hóa cao hơn cụ thể là: Những đáp viên thuộc nhóm A chọn Học tại Trung
tâm Việt ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất là (43,81%), thấp nhất lại là Học theo nhóm có gia
sư (5.71%) và ý kiến khác là 2,86%. Đáp viên thuộc nhóm B thì tỉ lệ cao nhất cũng là
Học tại Trung tâm Việt ngữ. Tuy nhiên, số liệu là nhỏ hơn (chiếm 36,36%) và thấp
nhất là Học theo nhóm có gia sư nhưng số liệu cao hơn (chiếm 9,1%).
Đánh giá: Nhìn chung, các đối tượng tập trung chọn học tại Trung tâm và qua
bạn bè, người thân. Với những đối tượng thuộc nhóm B, mức độ quan tâm tới việc
học tiếng Việt một cách bài bản là khá thấp biểu hiện qua việc họ chọn học tại Trung
tâm Việt ngữ hầu như khá thấp, họ chủ yếu muốn học thông qua bạn bè, người thân.
Còn những đối tượng thuộc nhóm A, đặc biệt là du học sinh ở Việt Nam học tập thì
thông tin của họ về việc học tiếng Việt là khá tốt, đa số đều biết từ một đến hai trung
tâm tiếng Việt nên họ thường chọn học tại Trung tâm. Vì họ cho rằng đó là cách tốt
NHÓM 2
16
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
nhất giúp họ nắm vững và chắc hơn nền tảng tiếng Việt, giúp họ phục vụ tốt hơn cho
việc học và nghiên cứu chuyên sâu.
3. Sự quan tâm của người nước ngoài về trung tâm Việt Ngữ:
3.1.Số lượng Trung tâm Việt Ngữ được biết đến:
Theo biểu đồ tròn, người nước ngoài ở TP.HCM không biết bất kì một Trung tâm dạy
tiếng Việt nào ở TP.HCM ( 36,14%), biết từ 1-2 Trung tâm (39,76%), biết từ 2 Trung
tâm trở lên (24,10%).
Hình 10.Số lượng trung tâm Việt ngữ được biết đến
Tỉ lệ người nước ngoài biết từ 1-2 Trung tâm chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ người nước
ngoài không biết Trung tâm nào chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Đánh giá: Từ đó, ta thấy mức độ quan tâm tìm hiểu về các Trung tâm Việt ngữ
của người nước ngoài là khá lớn.
3.2.Đánh giá mức độ quan tâm về những yếu tố của một Trung tâm Việt
ngữ:
Câu hỏi này đặt ra bằng hình thức đánh giá điểm từ 1 đến 5, với 1 là Quan tâm
ít nhất, và 5 là Quan tâm nhiều nhất.
NHÓM 2
17
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Biểu đồ sau biểu hiện số liệu trung bình mà các đáp viên đã đánh giá cho từng
yếu tố.
Thông qua số liệu thu thập được, ta dễ dàng nhận thấy: Trình độ giảng dạy của
giáo viên là yếu tố được quan tâm nhiều nhất (3.469/5). Các yếu tố thời gian biểu, địa
điểm, học phí, cơ sở vật chất đều được quan tâm trên mức trung bình. Các dịch vụ
khác (tư vấn, câu lạc bộ, ngoại khóa…) ít được quan tâm hơn (2.632/5).
Đánh giá: Cho dù là Trung tâm Việt ngữ hay là bất cứ Trung tâm ngôn ngữ
nào thì yếu tố về trình độ giảng dạy của giáo viên vẫn luôn được coi trọng và quan
tâm nhất bởi vì người học luôn quan tâm đến kết quả cuối cùng mà họ đạt được. Còn
những yếu tố khác tuy không kém phần quan trọng nhưng chỉ được chú ý bởi một số
những đối tượng có những nhu cầu đặc biệt.
Hình 11. Mức độ quan tâm của người nước ngoài về các yếu tố trên của một trung tâm Việt ngữ
3.3. Những dịch vụ, thiết bị một Trung tâm Việt ngữ cần có để đáp ứng sự
hài lòng của học viên:
Những yếu tố sau được đặt ra nhằm giúp học viên có sự lựa chọn đa dạng hơn,
đáp ứng và thõa mãn nhu cầu thiết yếu khi họ chọn học tại một Trung tâm Việt ngữ.
NHÓM 2
18
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Giáo viên dạy tại nhà.
Travelli
ng
33%
Workin Studyin
g
g
26%
25%
Khóa học online.
14%
15%
9%
Câu lạc bộ học thuật.
13%
10%
13%
Hoạt động ngoại khóa.
11%
11%
18%
Thư viện, phòng lab, wifi..
24%
19%
24%
16%
9%
3%
2%
Khóa học chuyên sâu từng kĩ 3%
năng.
1%
Khác.
Bảng 2. Nhu cầu về các dịch vụ, thiết bị của một trung tâm ngoại ngữ
Qua bảng số liệu trên, ta thấy đối với đối tượng Studying thì 25% trong số họ
nhận thấy rằng dịch vụ giáo viên dạy tại nhà là cần thiết. Đây cũng là yếu tố được
chọn nhiều nhất. Tiếp theo đó là các trang thiết bị như Phòng lab, thư viện, wifi…
chiếm 24%. Đồng thời các hoạt động ngoại khóa cũng được đánh giá cao với tỷ lệ
chiếm 18%.
Đối với những đối tượng Working, kết quả cũng tương tự khi Giáo viên dạy tại
nhà là sự lựa chọn hàng đầu (chiếm 26%). Các yếu tố khác được đánh giá cao lần lượt
là Phòng lab, thư viện, wifi… (tỷ lệ 19%), các khóa học chuyên sâu theo từng kĩ năng
(tỷ lệ 16%) và các khóa học hỗ trợ online (tỷ lệ 15%). Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác.
Trong khi đó, đối với đối tượng Travelling, cũng như hai nhóm trên, 33% trong
số họ đều cho rằng dịch vụ giáo viên dạy tại nhà là cần thiết, cao hơn hẳn so với hai
đối tượng còn lại. Phòng lab, thư viện, wifi… là yếu tố thứ hai với tỷ lệ là 24%. Và
các khóa học hỗ trợ online là yếu tố thứ 3 với tỷ lệ được chọn là 14%.
Đánh giá: Cả ba nhóm đối tượng được khảo sát đều rất quan tâm đến chất
lượng của giáo viên trong việc phục vụ mục đích học tập của họ. Đối với mỗi đối
tượng, mức quan tâm của họ về các yếu tố như cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa,
các khóa học có sự khác nhau vì mục đích và hoàn cảnh của họ cũng khác nhau.
NHÓM 2
19
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
3.4. Hình thức giảng dạy tại trung tâm Việt ngữ:
Tuy đến trung tâm Việt ngữ, nhưng các học viên cũng cần có những cách giảng
dạy đa dạng để họ có thể tiếp thu bài tốt hơn. Biểu đồ sau cho ta thấy rõ sự chọn lựa
các hình thức họ mong muốn được học tại Trung tâm Việt ngữ.
Hình 12. Các hình thức giảng dạy tại trung tâm Việt ngữ
Đối tượng Travelling thích được giảng dạy bằng hình thức Xem tranh ảnh và
Nghe kể chuyện nhất (25,53% và 27,66%). Trong khi đó, đối tượng Working thì lại
thích học theo kiểu truyền thống - Học đơn thuần và kĩ lưỡng (28,45%). Còn với đối
tượng Studying, các hình thức giảng dạy có tỉ lệ mong đợi khá đồng đều, nhưng cao
nhất là Xem phim, truyện Việt Nam (22,94%).
Đánh giá: Đối với đối tượng Travelling, mục đích của họ là muốn khám phá,
tìm hiểu văn hóa và con người Việt Nam hơn là chỉ đơn thuần muốn học tiếng Việt,
nên việc học qua tranh ảnh và những câu chuyện sẽ giúp họ dễ dàng nhớ và có những
ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Khác với đối tượng Travelling, đối tượng Working lại muốn học theo kiểu
truyền thống nhất vì cách học này sẽ giúp họ nắm được nhiều từ vựng, cấu trúc theo
hệ thống bài học nhất định. Đồng thời, vì tính chất của công việc, họ mong muốn đạt
hiệu quả nhanh, ứng dụng ngay trong công việc, tiết kiệm thời gian.
Trong khi đó đối tượng Studying, cách học của họ đa dạng hơn vì họ muốn
hiểu Việt Nam, muốn học tiếng Việt theo nhiều phương thức, giúp họ có nhiều kĩ
năng và mở rộng tầm hiểu biết hơn về lịch sử hay những diễn biến hiện tại ở nơi đây.
3.5. Số lượng học viên trong một lớp:
Câu hỏi được đặt ra nhằm để khảo sát số lượng học viên mà các đáp viên cho
là tốt nhất khi chọn học tại một Trung tâm Việt ngữ.
Qua biểu đồ sau, ta nhận thấy lớp học với số lượng học viên từ 5-10 chiếm hơn
45% trên tổng số khảo sát. Sau đó là >20 với 33. 33%, 10->15 chiếm 24%, đứng tiếp
theo là <5 với 18% và cuối cùng là 15-20 với 8%.
NHÓM 2
20
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Hình 13. Số lượng học viên trong một lớp
Đánh giá: Ta thấy phần lớn số người được khảo sát chọn lớp học có từ 5-10
học viên. Đây là một con số ổn định, không quá nhiều và phù hợp cho việc học
chuyên sâu, trao đổi giữa các học viên và giáo viên. 33.33% số người được khảo sát
chọn >20 học viên cho thấy xu hướng không chỉ cần học chuyên sâu, mà họ cũng cần
một môi trường học thân thiện, vui vẻ, mạnh mẽ trong việc hoạt động nhóm, năng
động và gần gũi hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, lớp học 10-15 học
viên và 15-20 học viên lại tập trung hơn dành cho những đối tượng đã biết khá nhiều
hay có trình độ tiếng Việt nhất định, do đó số lượng học viên nhiều cũng vẫn không
ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu của họ. Còn với lớp học nhỏ hơn 5, dễ dàng nhận
thấy đây là một quy mô nhỏ và thật sự hiệu quả khi giáo viên và học viên có thể tiếp
xúc với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức phổ biến cho những đối
tượng muốn học theo chuyên đề, học cấp tốc hay học bổ trợ. Do đó, ý kiến lựa chọn
lớp học quy mô này không chiếm tỷ trọng lớn.
NHÓM 2
21
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
3.6. Học phí ở trung tâm Việt Ngữ:
Ngoài yếu tố chất lượng của một Trung tâm Việt ngữ, thì học viên cũng rất
quan tâm đến yếu tố học phí. Chi phí hợp lí cùng chất lượng cao, ổn định mới tạo ra
một Trung tâm Việt ngữ đáp ứng tốt nhu cầu của học viên.
Nhìn vào biểu đồ sau, ta đễ dàng nhận thấy Mức học phí được coi là thích hợp
nhất nằm trong khoảng từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/1 tháng (49,17%). Học phí
lớn hơn 3 triệu đồng/1 tháng chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,08%). Trong khi đó học phí nhỏ
hơn 1 triệu đồng/tháng và từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồnh/tháng có tỷ lệ khá cân bằng
(lần lượt là 22.65% và 22.1%).
Hình 14. Các mức học phí ở trung tâm Việt ngữ
Đánh giá: Khi đặt ra câu hỏi này, dự đoán của nhóm chúng tôi là tỷ lệ chọn
học phí nhỏ hơn 1 triệu đồng/tháng sẽ cao. Tuy nhiên, thực tế khảo sát đã cho thấy
đáp viên lựa chọn ở mức học phí trung bình. Điều này có thể được lí giải qua thu nhập
của người nước ngoài nhìn chung là cao hơn so với người Việt Nam. Mặt khác, với
NHÓM 2
22
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
người nước ngoài, họ luôn quan tâm đến yếu tố tương xứng. Một mức học phí vừa
phải nhưng cùng với đó phải là chất lượng đảm bảo. Điều đó cho thấy cái nhìn khách
quan của đáp viên về yếu tố khá nhạy cảm này.
3.7. Giáo viên giảng dạy:
Hình 15.Tỷ lệ chọn các đối tượng giáo viên giảng dạy
Chất lượng giảng dạy luôn được quan tâm nhiều nhất, trong đó không thể
không kể đến những giáo viên/giảng viên giảng dạy. Câu hỏi được đặt ra nhằm khảo
sát đối tượng giáo viên/giảng viên mà học viên muốn được học tại Trung tâm Việt
ngữ.
Qua biểu đồ sau, ta thấy có đến 42.15% các đáp viên chọn Giáo viên giảng dạy
là người Bản xứ. Đứng thứ hai là Giáo viên có thể nói thứ tiếng của học viên với tỷ lệ
là 34.3%. Cuối cùng là Giáo viên biết Tiếng Anh chiếm 21.49%.
Đánh giá: Số liệu trên phản ánh thực tế khá rõ nét về việc học ngôn ngữ nói
chung, và tiếng Việt nói riêng. Các đáp viên vẫn luôn ưu tiên được học với Giáo viên
bản xứ vì sẽ giúp họ thực hành được nhiều hơn, hiểu rõ những ý nghĩa và sự phong
phú của tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng có phần lớn mong muốn được học với giáo viên
có thể nói ngôn ngữ của họ, đây cũng là tâm lí chung cho những đối tượng mới bắt
đầu tiếp cận tiếng Việt. Nhưng cho dù là vậy, học với Giáo viên bản xứ vẫn là lựa
chọn hàng đầu.
NHÓM 2
23
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đánh giá chung:
Thưc tế đã cho thấy số lượng người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng
lên, biểu hiện qua:
Số liệu trên cùng những số liệu mà nhóm thu thập được qua cuộc khảo sát đã
mở ra cái nhìn khả quan về Nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài tại TPHCM
ở cả 3 đối tượng mà nhóm đề cập. Tuy hầu như mọi đáp viên đều cảm nhận tiếng Việt
“Khó và phức tạp”
nhưng không vì thế mà nhu cầu học tiếng Việt không tồn tại.
Năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có thể vượt qua mốc 5
triệu lượt người - vượt xa kỷ lục của năm 2008.
Với đối tượng Travelling, nhu cầu phát sinh trong thời gian ngắn nhưng với đối
tượng Working và Studying thì nhu cầu này sẽ dần phát sinh trong dài hạn vì yêu cầu
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, nếu bình quân một tháng trong 10
thiết yếu của tháng
côngchỉ
việc.
có 417,2 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì ước tháng 11
đã đạt 428,3 nghìn lượt người, đưa lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
Có ý kiến
cholên
rằng,
nhulượt
cầungười,
học tiếng
Việt
của
những
11 tháng
4,6 triệu
tăng 1,23
triệu
lượt
người, đối
hay tượng
tăng tới là Working sẽ
36,5%
kỳ năm
trước.
rất ít vì họ vẫn
có so
thểvớisửcùng
dụng
Tiếng
Anh trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, theo
đánh giá của So
chúng
tôi, kỳ
ý kiến
đó cótheo
phần
chúng
với cùng
năm trước,
mụcchủ
đích,quan
kháchbởi
đến lẽ
để tuy
du lịch
tăng ta
caođang hội nhập
nhất
(42,3%),
tiếp
đến
là
khách
đến
vì
công
việc
(39,3%).
và hiện tại một lượng lớn lao động nước ta vẫn đang làm việc trong những công ty,
nước nhưng
và vùng lãnh
khách đến
Nam,
khách
doanh nghiệpTrong
nướccácngoài
trìnhthổđộcóTiếng
AnhViệt
của
họ thì
vẫn
cònđến
hạntừ chế.
Campuchia tăng cao nhất (99,9%), tiếp theo là khách đến từ Trung Quốc
Điển hình
ví dụ
này
là các công
nhân
làm38,0%),
việc trong
những
(tăngcho
76,7%),
Thái
Lanchính
(tăng 42,6%),
Hàn Quốc
(tăng
từ Australia
(tăng
31,0%),
Malaysia
(tăng
29,1%),...
nước ngoài họ hoàn toàn không biết Tiếng Anh mà chỉ làm việc theo sự
công ty, tập
đoàn
chỉ đạo của
những quản líNếu
người
nhữngyếu
quản
lí động
người
nước
ngoài,
tiến Việt.
độ nàyMặt
đượckhác,
duy trìvới
và những
tố tác
trong
tháng
còn lạinếu không hiểu
của
năm
nay,
cả
năm
2010,
lượng
khách
quốc
tế
đến
Việt
Nam
có
thể
tiếng Việt thì sẽ gây ra những trở ngại lớn khi họ trực tiếp tham gia quảnvượt
lí cũng như động
qua
mốc
5
triệu
lượt
người
vượt
xa
kỷ
lục
của
năm
2008
với
gần
4,236
viên nhân viên, một yếu tố quan trọng trong lãnh đạo. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản
triệu.
phẩm Việt Nam chủ yếu là tầng lớp dân cư trung bình, một doanh nghiệp muốn hiểu về thị
trường (đặc điểm và tính chất) để tạo ra những sản phẩm phùTheo
hợpChinhphu.vn
thì không thể không am
hiểu tiếng Việt. Nếu chỉ thông qua phiên dịch, họ sẽ mất đi tính chủ động.
NHÓM 2
24
[NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TP.HCM] NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA
Nhóm ORULEZ! NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM
BÁO CÁO
NHU CẦU HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
TP.HCM
Chính vì vậy, với đối tượng Working, nhu cầu học tiếng Việt là có cơ sở. Nhận
định trên đã được thể hiện rõ ràng qua số lượng đáp viên chưa biết gì về tiếng Việt trả
lời “Có” (59. 14% với Working và > 80% với Studying) khi được hỏi: “Nếu có ý định
học tiếng Việt, bạn có muốn học không?”.
Qua những số liệu trên, nhóm cũng nhận thấy rõ khó khăn khi học tiếng Việt
của người nước ngoài thường rơi vào Khó tìm nguồn tài liệu và tìm nơi học bài bản.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi thực tế ngoài thị trường, các giáo trình dạy tiếng Việt
vẫn còn chưa đa dạng và chưa phổ biến, những giáo trình căn bản chủ yếu lưu hành
nội bộ trong các trường Đại học có giảng dạy cho sinh viên nước ngoài. Đặc biệt đối
với đối tượng Working, giáo trình vẫn chưa đi sâu vào những chuyên ngành nhất định
cho những học viên muốn học để phục vụ công việc.
Bên cạnh đó, số lượng trung tâm dạy tiếng Việt hiện tại còn quá ít nên không
thể đáp ứng được nhu cầu của học viên.
Bên cạnh đó còn là ý kiến về Học thuật mà nhóm đã khảo sát bằng câu hỏi mở:
tiếng Việt khó phát âm, khó viết…. Những khó khăn này cũng xuất phát từ sự khác
biệt giữa đặc trưng của ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ của chính đáp viên.
Xét về mục đích học, đa số các đáp viên thuộc nhóm đối tượng nào sẽ có câu
trả lời tập trung cho mục đích của họ khi đến Việt Nam. Từ đó, có thể thấy để ngày
càng phát triển tiếng Việt, việc đáp ứng nhu cầu với những mục đích trên là vô cùng
cần thiết. Qua đó lại càng khẳng định nhu cầu học tiếng Việt càng trở nên phổ biến.
Chính vì vậy, xét về tính chất và mục đích của đề tài khảo sát, nhóm chúng tôi hoàn
toàn tin tưởng về sự khả thi của “Nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài”.
2. Đề xuất:
Ở TP.HCM hiện có khoảng trên dưới
Từ số liệu thực tế, thông qua những phân tích, nhận xét số liệu từ quá trình khảo sát,
5 trung tâm Việt ngữ, tiêu biểu có:
cùng với mục đích nhóm mong muốn đạt được, nhóm xin được đưa ra đề xuất gồm 2
trung tâm của ĐH Khoa học, Xã hội
phần.
và Nhân Văn, ĐH Sư Phạm
o Đề xuất chung: để phát triển và phổ biến tiếng Việt cho người nước ngoài.
TP.HCM, ĐH HUFLIT, trung tâm
o Đề xuất riêng: tập trung cho việc phát triển trung tâm Việt ngữ.
tiếng Việt quốc tế HACO,…
NHÓM 2
25