Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương Thạc sĩ Đánh giá thực trạng hoạt động và giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.62 KB, 10 trang )

Đánh giá thực trạng hoạt động và giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư
ngoài ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Cần Thơ
1) Giới thiệu (background/introduction) – trả lời câu hỏi What và Why
Ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào việc thu
hút đầu tư ngoài ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Như đã đề cập ở trên, đầu tư ngoài
ngân sách (tư nhân, doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài) có vai trò hết sức quan trọng
trong việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng của một nước. Việc tìm hiểu thực trạng, đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia đầu tư tư
nhân vào cơ sở hạ tầng ở thành phố Cần Thơ có ý nghĩa vồ cùng quan trọng đối với người làm
chính sách, nhà nghiên cứu và cả xã hội. Vì thế, nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp thu hút ngồn
vốn đầu tư ngoài ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng ở thành phố Cần Thơ” là hết sức cấp thiết.
Trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự tham gia của đầu tư tư nhân vào phát
triển cơ sở hạ tầng, đề tài này sẽ tập trung vào mục tiêu chính: Đánh giá thực trạng hoạt động và
giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành
phố Cần Thơ.
2) Mục tiêu nghiên cứu (research objectives)
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đánh giá thực trạng các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư
ngoài ngân sách, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia đầu tư vốn ngoài ngân
sách và đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật tại thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu và đánh giá sự thực trạng đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật tại địa phương.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và
phương thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của nguồn lực tư nhân (doanh nghiệp, cá nhân, và các tổ chức NGOs) tại thành phố
Cần Thơ.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của
nguồn lực ngoài ngân sách (doanh nghiệp, cá nhân, và các tổ chức NGOs) tại thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng


kỹ thuật của thành phố Cần Thơ.
3) Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu (resesarch questions/hypothesis)
Tình hình đầu tư vào CSHT của tư nhân có ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc tính cá nhân nhà đầu
tư? Các yếu tố thuộc về tình trạng kinh tế xã hội của nhà đầu tư? Nguồn vốn thu hút được có chịu
ảnh hưởng bởi thể chế và chính sách thu hút của chính quyền các cấp?
4) Lược khảo tài liệu (literature review)
Sự phát triển cơ sở hạ tầng và việc gắn kết của nó với sự phát triển kinh tế của một quốc gia
thu hút rất nhiều sự chú ý của học giả (Yoshino và Nakahigashi, 2000). Sự giới hạn ngân sách
và không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với sự phát triển hướng
đến phía tư nhân hóa cơ sở hạ tầng dịch vụ ở các quốc gia phát triển làm cho chính phủ các
nước đang phát triển suy nghĩ lại và tìm hướng đi thích hợp cho cơ sở hạ tầng. Để nâng cao
tính hiệu quả của từng bộ phận cũng như thu hút sự đầu tư tư nhân, nhiều quốc gia đang phát
triển đã quan tâm đến sự tham gia của thành phần tư nhân (PSP) trong nhiều lĩnh vực cơ sở hạ
Trang 1/10


tầng giữa những năm 1990s (Vives, 1996; World Bank, 2007). Klein và Roger (1994) cho thấy
rằng nhiều quốc gia trên thế giới đang có xu hướng xoay vòng giữa việc dùng ngân sách nhà
nước và tư nhân trong các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Sự không hiệu quả của ngân sách công dẫn
đến việc mời gọi tư nhân hóa các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Sự tham gia thành phần tư nhân là sự
thỏa thuận giữa nhà nước và tư nhân nhằm cung cấp tài sản hoặc dịch vụ công mang lại lợi ích
cho toàn xã hội. Ở đó, tư nhân tạo ra các khoản đầu tư tài chính cho các dự án và có sự chia sẽ
rủi ro giữa nhà nước và tư nhân (Spiering và Dewulf, 2006). Những thỏa thuận như thế thường
dựa trên chu kỳ tài chính của dự án và mức độ chia sẽ nợ vay, và kiến thức để phát triển bền
vững, hợp tác gia tăng giá trị (Hodge và Greve, 2007).
Sự tham gia của tư nhân đang được sử dụng ở nhiều nước mang đến hiệu quả khác nhau. Nhiều
học giả đánh giá khả quan về sự thành công của một chương trình liên kết giữa nhà nước và tư
nhân chẳng hạn như công ty tài chính Anh (Pollitt, 2000), trong khi kết quả các nghiên cứu khác
như ở Đan Mạch (Greve và Ejersbo, 2002) và ở Úc (Walker và Walker, 2000) xác định rằng sự
tham gia của tư nhân tốn nhiều chi phí và lãng phí hơn so với sự tham gia của nhà nước truyền

thống. Mặc dù có nhiều cố gắng và thử nghiệm, kết quả của việc mở rộng tham gia của tư nhân
vẫn còn mơ hồ. Hơn nữa, trong những trường hợp dự án thất bại, người ta cũng không biết nguyên
nhân là do mô hình ứng dụng (nhà nước hay tư nhân) hay là do sự quản lý cơ sở hạ tầng ở đó.
Devkar và cộng sự (2013) nghiên cứu ảnh hưởng sự tham gia của đầu tư tư nhân lên việc tiếp cận
và chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ điện, viễn thông và nước sạch ở một số nước đang phát
triển. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy sự tác động của đầu tư tư nhân này rất đa dạng. Một vài
nghiên cứu cho thấy sự tham gia của tư nhân tác động thuận chiều lên kết quả nhưng không phải
tất cả các kết quả đều bị chi phối bởi tư nhân. Ngành nghề mang lại lợi ích cho lĩnh vực tư nhân
chịu tác động nhiều nhất từ kết quả đầu tư. Kết quả này chỉ ra một vài điềm cần chú ý khi phát
triển sự tham gia của đầu tư tư nhân (1) có sự đánh đổi tiềm năng giữa kết quả với nhau; (2) Sự
tham gia của tư nhân cần gắn liền với luật phù hợp, đổi mới ngành nghề, và sự thay đổi tổ chức để
đạt được kết quả mong muốn; (3) nếu thiếu công cụ đo lường, đầu tư tư nhân cho khu vực nông
thôn nghèo sẽ có tác động ngược lại; và (4) Nếu không có thiết kế phù hợp, đầu tư tư nhân sẽ ưu
tiên việc mở rộng và phát triển hệ thống trong ngắn hạn hơn là dài hạn.
Hongwei Wang và cộng sự (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư tư nhân vào hệ thống cung
cấp nước ở thành thị của Trung Quốc. Bài viết sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của 35 thành phố ở
Trung Quốc giai đoạn 1998 – 2008 cho kết quả rằng sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân
tác động rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng sản xuất và tỷ lệ cung cấp nước bao phủ trên
các thành phố, tuy nhiên không có liên quan đến nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định. Sự tham
gia của thành phần kinh tế tư nhân có tác động thuận chiều lên khả năng liên kết sản xuất ở các
thành phố lớn và giảm dần khoảng cách cung cấp nguồn nước giữa các thành phố kém phát triển.
Bên cạnh đó, sự tham gia của các công ty nước ngoài, không phải công ty tư nhân trong nước,
Trang 2/10


đóng góp rất quan trọng trong ngành cung cấp nước ở các thành phố. Nghiên cứu này cho thấy
được tầm quan trọng sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trên thị trường cung cấp nước ở
thành phố. Tuy nhiên, sự tham gia của các công ty tư nhân trong nước rất cần quan tâm để phát
triển.
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, các học giả trong nước cũng dành sự quan tâm đến đầu tư

ngoài ngân sách cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng lại ở
việc đánh giá thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư cho cơ sở hạ tầng phát triển ở Việt Nam thông
qua nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu của Tâm (2011) cho thấy thực tiễn đầu tư kết cấu hạ tầng những năm qua của Việt
Nam chủ yếu dựa vào nguồn lực của Chính phủ. Tổng nguồn vốn này chiếm khoản 10-11% GDP
hàng năm, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 11%, phí từ người sử dụng 14%, và khu
vực tư nhân khoảng 21%. Kết quả cho thấy nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Bài viết cũng khuyến nghị cần
đổi mới chính sách tài chính cho phù hợp bằng cách giảm nguồn chi ngân sách và tăng cường huy
động các nguồn đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tuấn (2012) “đánh giá hiệu quả kinh tế của hình thức hợp tác công – tư (PPP) trong xây dựng cơ
sở hạ tầng ở Việt Nam”. Bài viết đề cập các hình thức hợp tác công – tư đã thực hiện tại Việt
Nam, một số khó khăn khi thu hút đầu tư tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời tác giả
cũng đưa ra một số kiến nghị cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đang yếu
kém của nước nhà. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng, khuyến khích và tạo điều kiện bình đẳng trong tiếp cận cho các nhà đầu tư là những đề xuất
hữu ích để tăng cường hơn nữa chia sẽ của nguồn đầu tư ngoài ngân sách cho sự phát triển cơ sở
hạ tầng hiện nay.
Nghiên cứu “ Thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Tại sao
khó khăn?” của Giang (2011) đo lường mức độ sẵn lòng đầu tư của khu vực tư nhân theo mô hình
hợp tác công tư (PPP) trong chiến lược phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020 của Việt
Nam. Bài nghiên cứu cũng xây dựng được mô hình lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu
tố (1) lợi nhuận đầu tư, (2) Khung pháp lý, (3) Chia sẽ rủi ro, (4) kinh tế vĩ mô, (5) tìm kiếm đối
tác với mức độ sẵn lòng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các nhà đầu tư tư nhân. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng hoạt động đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và
đảm bảo sinh lợi; thiếu một khung pháp lý minh bạch được xem là một hạn chế đáng kể do bản
chất quan liêu của hệ thống, gây ra sự chậm trễ, tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội
đầu tư, đồng thời sự phối hợp kém giữa các cơ quan chính phủ đã hạn chế sự tham gia của khu vực
tư nhân; sự thiếu niềm tin vào chính sách vĩ mô của Chính phủ thất bại trong việc đảm bảo nghĩa
vụ hợp đồng của mình; khu vực tư nhân chưa hài lòng với mức độ chia sẽ rủi ro hiện nay của

Chính phủ; khu vực tư nhân rất quan tâm đến việc tìm kiếm các đối tác tin cậy. Hình thức PPP
Trang 3/10


thường được áp dụng đối với các dự án có vốn đầu tư lớn, một công ty tư nhân khó thực hiện
thành công dự án một mình, cần phải phối hợp với các đối tác khác trở thành một tổ hợp đầu tư,
vừa chia sẽ rủi ro đầu tư vừa phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Kết quả cho thất các nhà
đầu tư đánh giá về chỉ tiêu này không cao.
Nhìn chung, sự tham gia của đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng ở một quốc gia hay khu vực được
quan tâm trong nhiều nghiên cứu của học giả người nước ngoài và Việt Nam. Mỗi nghiên cứu đều
đề cập đến sự tham gia đầu tư tư nhân vào mỗi một ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Phần lớn,
các nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích định tính, dựa vào dữ liệu thứ cấp để tổng hợp, so sánh,
đánh giá, và dự báo xu hướng của loại hình đầu tư này.
5) Nội dung nghiên cứu (Research scope)
Nội dung 1:
Nghiên cứu thực trạng và đánh giá sự tham gia của đầu tư ngoài ngân sách đến phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật tại thành phố Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu này sẽ cung cấp cho người hoạch định
chính sách, cơ quan chính quyền, và xã hội bức tranh tổng quan về sự tham gia của đầu tư ngoài
ngân sách đã và đang diễn ra trên địa bàn nghiên cứu. Sản phẩm của nội dung này bổ sung thêm
số liệu mới cập nhật cho cơ quan thống kê về một điểm mới trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật.
Nội dung 2:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và phương
thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nội dung này cung cấp những lý
thuyết cơ bản nhất về sự tham gia đầu tư ngoài ngân sách để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật như
thế nào. Đồng thời, nội dung này phát họa bức tranh tổng quát những minh họa cho phần cơ sở lý
luận do các nhà nghiên cứu của thế giới và Việt Nam thực hiện.
Nội dung 3:
Phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của nguồn lực ngoài ngân sách (cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức NGOs) tại thành phố

Cần Thơ. Nội dung này trình bày các giả thuyết và xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nguồn lực ngoài ngân sách (tư nhân, doanh
nghiệp, và các tổ chức NGOs).
Nội dung 4:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nguồn lực
tư nhân (doanh nghiệp, cá nhân, và các tổ chức NGOs) tại thành phố Cần Thơ. Phần này sẽ cung
cấp các giả định và các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến số lượng vốn mà nguồn lực đầu tư
ngoài ngân sách sẽ mang đến để củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Cần
Thơ.
Trang 4/10


Nội dung 5:
Đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tham gia đầu tư ngoài ngân sách kết
hợp với những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định và số lượng vốn đầu tư, nghiên cứu
sẽ đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho sự phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các khu vực và địa bàn khác nhau trên thành phố Cần Thơ.
6) Phương pháp nghiên cứu (Research methodology):
Cách tiếp cận:
Nghiên cứu này được tiếp cận một cách logic và khoa học từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực nghiệm
của sự tham gia đầu tư ngoài ngân sách cho sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Quy trình nghiên
cứu được phát họa như sau:
Sự sẵn lòng đầu tư

Cơ sở lý thuyết:
Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự sẵn
lòng đầu tư


Thang đo thử
nghiệm

Thảo luận
nhóm/chuyên gia

Thang đo thực
nghiệm

Hiệu chỉnh

Nghiên cứu định
lượng (n=400)

Kiểm định thang đo

Phân tích định
lượng

Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Thảo luận kết quả/
Giải pháp

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Phương pháp thu thập số liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có
liên quan đến đề tài. Ngoài ra, thu thập số liệu thứ cấp về vốn đầu tư cũng như tiến độ giải ngân,
lãi suất của các khoản đầu tư phát triển CSHT phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tại phòng Kinh
tế thành phố Cần Thơ, cục thống kê và các phòng ban khác ở Thành phố Cần Thơ, Số liệu đầu tư

từ các ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp & PTNT thành phố Cần
Trang 5/10


Thơ, dữ liệu cũng được thu thập từ internet, báo, tạp chí có phản biện... Nguồn gốc của các tài liệu
này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu.
+ Dữ liệu sơ cấp
Số liệu phục vụ trong bài nghiên cứu được thu thập dựa trên bảng câu hỏi và tiến hành điều tra
bằng cách phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình và các tổ chức NGOs trên
địa bàn thành phố Cần Thơ bao gồm câu hỏi về thông tin người được thu thập như họ tên, giới
tính, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú và những câu hỏi vềsự sẵn lòng tham gia đầu tư, các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định và số lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; lợi ích từ hoạt động
đầu tư; sự chia sẽ rủi ro trong đầu tư; các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư;
+ Phương pháp xác định số mẫu cần thiết
Cỡ mẫu được xác định theo công thức:
n= p(1-p)(Z α /2/ ε )2
Trong đó:
n: cỡ mẫu
p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu. (0 ≤ p
≤ 1).
Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy.

ε : Sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể.
+ Độ biến động của dữ liệu V = p(1-p).
Trong trường hợp bất lợi nhất (dữ liệu biến động cao nhất) thì: V= p(1-p)  max  V’ =12p =0  p =0,5
(*)
+ Độ tin cậy trong nghiên cứu. Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài chọn độ tin cậy ở
mức 95% nên sai lầm tối đa là α =5%. Ta có giá trị tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin
cậy 95% là Z α /2= 1,96
(**)

+ Sai số cho phép với cỡ mẫu ε là 10%.

(***)

Kết hợp (*), (**) và (***) ta có cỡ mẫu n = 0,25 *(1,96/0,1) 2 = 96 quan sát/ mỗi đối tượng.
Tổng số quan sát theo tính toán: 3 x 96 = 288 quan sát.
Dự phòng bảng câu hỏi thiếu dữ liệu, nghiên cứu đề xuất : 400 quan sát.
- Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu sẽ phân tích dữ liệu theo từng mục tiêu.
* Đối với mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng và đánh giá sự tham gia của đầu tư ngoài ngân sách
đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Cần Thơ; Phân tích các nguồn vốn tài trợ cho
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong điều kiện thực tế của thành phố Cần Thơ. Nội dung
nghiên cứu này sẽ đạt được thông qua việc phân tích thống kê mô tả và phương pháp so sánh cụ
thể như sau:
a) Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
Trang 6/10


Mô tả và phân tích những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực
nghiệm, bên cạnh đó bài viết còn sử dụng bảng và hình để mô tả lại kết quả thống kê.
b) Phương pháp so sánh ( số tương đối, tuyệt đối và bảng chéo)
+ So sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay
chỉ tiêu của năm này và năm kia.
∆y = y1 - y0
Trong đó:
y 0: chỉ tiêu năm trước.
y 1: chỉ tiêu năm sau.
∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh số tương đối: là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể

hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ
tăng trưởng.
∆y = (y1/ y0)*100% - 100%

(2.2)

Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trước.
y1: chỉ tiêu năm sau.
∆y : là biểu hiện tốc độ tăng tưởng của các chỉ tiêu.
+ So sánh bảng chéo (Cross tabulation): là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc
và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc
trong giá trị phân biệt. [Lưu Thanh Đức Hải (2007),trang 133].
* Đối với mục tiêu 2: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về các nguồn vốn đầu tư ngoài
ngân sách và phương thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nội dung này
đạt được thông qua kỹ năng tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá các lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm có liên quan đến sự tham gia đầu tư ngoài ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật.
* Đối với mục tiêu 3: Phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nguồn lực ngoài ngân sách (cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức
NGOs) tại thành phố Cần Thơ. Nội dung này đạt được thông qua việc sử dụng hàm hồi quy tương
quan Probit cụ thể như sau:
Hàm Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng của đối tượng ngoài ngân sách nhà nước. Ta có mô hình Probit tổng quát
sau:
Trang 7/10


k


Yi =βο +∑βj X ij +ui
*

(2.3)

j =1

Trong đó:

1: Đối tượng sẵn lòng đầu tư; nếu Yi * 0
Yi

=
0: Đối tượng không sẵn lòng đầu tư; nếu Yi * 0
Yi: biến phụ thuộc, thể hiện đối tượng sẵn lòng đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay không.

Xij: là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng đầu tư cho cơ sở hậ tầng của đối
tượng.
* Mô hình thực nghiệm
Dựa vào lập luận trong phần cơ sở lý luận và kết hợp với khảo sát thực tiễn tại địa bàn
nghiên cứu, nghiên cứu đưa ra các đặc trưng quan trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng ….
Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng đầu tư cho cơ sở hạ tầng
kỹ thuật tại thành phố Cần Thơ của các đối tượng cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức NGOs.
Yi*= β 0+ β 1X1+ β 2X2+ β 3X3+ β 4X4 + β 5X5+ β 6X6+……+ β 14X14+ui
Trong đó:
Yi* là biến phụ thuộc thể hiện đối tượng có quyết định sẵn lòng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ
thuật hay không.
Ui là phần sai số của mô hình.
* Đối với mục tiêu 4: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của nguồn lực tư nhân (doanh nghiệp, cá nhân, và các tổ chức NGOs) tại thành phố Cần Thơ.

Để đạt được nội dung này, hàm Tobit sẽ được sử dụng cụ thể như sau:
Hàm Tobit (còn gọi là mô hình kiểm duyệt) có dạng như sau:
Zi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + β10X10 + β11X11 + β12X12
+ β13X13 …. + εi
Nghiên cứu ứng dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn mà đối
tượng đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo Gujarati (2004), Tobit là mô hình phù hợp nhất có
thể sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc nếu giá trị của biến
phụ thuộc bị kiểm duyệt hay không được phép nhỏ hơn một giá trị nhất định nào đó. Trong trường
hợp bài viết này, giá trị của biến phụ thuộc (đó là lượng vốn mà đối tượng đầu tư mỗi kỳ (tháng
hoặc năm) chỉ có thể lớn hơn hoặc bằng 0.
Đối với mục tiêu 5: Đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tham gia đầu
tư ngoài ngân sách kết hợp với những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định và số lượng
Trang 8/10


vốn đầu tư, nghiên cứu sẽ dùng phương pháp chuyên gia và chuyên khảo đề xuất các giải pháp
hữu hiệu để huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
cho các khu vực và địa bàn khác nhau trên thành phố Cần Thơ. Phối hợp và tham gia ý kiến của
các chuyên gia giàu kinh nghiệm về đánh giá tác động và hiệu quả của công tác đầu tư phát triển
CSHT nói chung và CSHT phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ nói riêng
thông qua các buổi thảo luận, lấy ý kiến trong khi trao đổi trực tiếp để đưa ra các tiêu chí nghiên
cứu. Tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia, giám đốc các sở ban ngành, chủ đầu tư về các
vấn đề chính sách, thực tế và kinh nghiệm liên quan đến đầu tư CSHT phục vụ cho phát triển kinh
tế xã hội.

Trang 9/10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Minh Tâm (2011). Gỡ nút thắt phát triển cơ sở hạ tầng: Cần đổi mới chính sách tài
chính. Thuế nhà nước, Số 21 (331), kỳ 1/6/2011.
Huỳnh Thị Thúy Giang (2011). Thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ - Tại sao khó khăn? Tạp chí Giao thông vân tải, 07/2011.
Lê Anh Tuấn. (2012). Đánh giá hiệu quả kinh tế của hình thức hợp tác công – tư (PPP) trong xây
dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 359 (3/2012).
Hongwei Wang, Wenqing Wu, and Shilin Zheng. (2011) An econometric analysis of private
sector participation in China’s urban water supply, Utilities Policy 19(2011), pages 134-141.
Yoshino, N., Nakahigashi, M., 2000. The Role of Infrastructure in Economic Development.
Faculty of Economics, Keio University, Minato, Tokyo.
Vives, A., 1996. Private sector participation in infrastructure risk, fiscal, and efficiency issues in
public private arrangements for provision of services. Infrastructure 3 (1), 3 - 14.
Hodge, G.A., Greve, C., 2007. Public private partnerships: an international performance review.
Public Adm. Rev. 67, 545e558.
World
Bank,
2007.
World
Bank
Annual
Report
(accessed
08.07.13.)
/>Spiering, M.B., Dewulf, G., 2006. Strategic Issues in Public Private Partnerships: an
International Perspective. Blackwell Publishing, Oxford.
Klein, M., Roger, N., 1994. Back to the Future: the Potential in Infrastructure Privatization. In:
Viewpoint: Public Policy for the Private Sector No. 30. World Bank, Washington, DC.
Ganesh A. Devkar, Ashiwin Mahalinham, Akash Deep, A. Thillairajan. (2013) Impact of private
sector participation on access and quality in provision of electricity, telecom and water services in
developing countries: A systematic review. Utility Policy 27 (2013), pages: 65 – 81.

Pollitt, M.G., 2000. The Declining Role of the State in Infrastructure Investments in the UK
(Cambridge Working Papers in Economics). University of Cambridge, Cambridge.
Greve, C., Ejersbo, N., 2002. When PublicePrivate Partnerships Failethe Extreme Case of the
NPM-inspired
Local
Government
of
Farum
in
Denmark.
Nordisk
Kommunalforskningskonference, Odense, Denmark, pages. 1 - 9.
Walker, B., Walker, B.C., 2000. Privatization: Sell Off or Sell Out? The Australian
Experience. ABC Books, Sydney.

Trang 10/10



×