Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bước đầu nghiên cứu đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------

NGUYỄN THANH CHÍNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT
ĐỊNH VỀ ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
“DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------

NGUYỄN THANH CHÍNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT
ĐỊNH VỀ ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
“DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG”
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VĂN THẮNG
TS. NGÔ KIM ĐỊNH

Hà Nội – 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 3
3. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 4
4. Quá trình làm luận văn ......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 5
1.1. Tổng quan về sự đánh đổi, quá trình ra quyết định thực hiện dự án phát triển 5
1.1.1. Khái niệm và các loại hình đánh đổi (trade-off) ........................................... 5
1.1.2. Bảo tồn và sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển ở Việt Nam ..................... 8
1.1.3. Một số nghiên cứu về đánh đổi (trade-off) trên thế giới và Việt Nam .......... 10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc ra quyết định sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát
triển........................................................................................................................... 13
1.2. Một vài nét về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển đối với các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. ...................................................................... 16
1.2.1. Quá trình ra quyết định .................................................................................. 17
1.2.2. Tình hình đánh giá tác động môi trƣờng các dự án giao thông ..................... 19
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 24
2.1.1. Một số nét chính về Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng ......................................... 24
2.1.2. Một số nét chính về dự án đƣờng Hồ Chí Minh nói chung, đoạn qua Vƣờn
Quốc gia Cúc Phƣơng .............................................................................................. 31

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 34
2.2. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu.................................................... 34

iii


2.2.1. Tiếp cận tổng hợp ........................................................................................... 34
2.2.2 .Tiếp cận hệ sinh thái ...................................................................................... 37
2.2.3. Tiếp cận đƣợc-đƣợc (win-win) ...................................................................... 38
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích các bên tham gia ....................................................... 40
2.2.5. Phỏng vấn sâu ................................................................................................ 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 41
3.1. Lƣợng giá .......................................................................................................... 41
3.2. Quá trình ra quyết định ..................................................................................... 44
3.2.1. Quy trình ra quyết định .................................................................................. 44
3.2.2. Các khâu trong quá trình ra quyết định .......................................................... 49
3.2.3 . Thể chế luật pháp .......................................................................................... 52
3.2.4. Vai trò của các bên liên quan ......................................................................... 56
3.2.5. Lồng ghép môi trƣờng trong quá trình triển khai dự án qua Cúc Phƣơng ..... 61
3.2.6. Công tác ĐTM- công cụ lồng ghép môi trƣờng ............................................. 68
3.3. Quyền lực .......................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 76
Kết luận: ................................................................................................................... 76
Khuyến nghị: ............................................................................................................ 76

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


CRES

- Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐDSH

- Đa dạng sinh học

ĐTM

- Đánh giá tác động môi trƣờng

GTVT

- Giao thông vận tải

HCM

- Hồ Chí Minh

ICDP

- Integrated Conservation Development Projects

KHCN

- Khoa học công nghệ

KHCN&MT


- Khoa học công nghệ và Môi trƣờng

NCKT

- Nghiên cứu khả thi

NCTKT

- Nghiên cứu tiền khả thi

QLDA

- Quản lý dự án

TN&MT

- Tài nguyên và Môi trƣờng

TEDI

- Tổng công ty tƣ vấn thiết kế giao thông vận tải

TKV

- Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

VQG

- Vƣờn quốc gia


VUSTA

- Liên hiệp các hội khoa học công nghệ Việt Nam

UBND

- Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại hình đánh đổi qua các thời kỳ ở Việt Nam ................................ 6
Bảng 3.1. Tổng quan so sánh giữa các kịch bản ...................................................... 42
Bảng 3.2. So sánh giữa các kịch bản qua lƣợng giá đa dạng sinh học .................... 43
Bảng 3.3. Tổng quan về các bên liên quan trong quá trình ra quyết định ............... 59
Bảng 3.4. Kết quả thiết kế cầu cạn: .......................................................................... 61
Bảng 3.5. Các kịch bản đoạn tuyến qua Cúc Phƣơng .............................................. 71

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia ........................... 18
Hình 1.2. Quy trình ra quyết định dự án đầu tƣ thông thƣờng................................. 18
Hình 2.1. Bản đồ Quy hoạch hƣớng tuyến đƣờng Hồ Chí Minh ............................. 33
Hình 2.2: Quá trình ra quyết định theo cách tiếp cận tổng hợp ............................... 35
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình ra quyết định của dự án quan trọng theo quy định ......... 44
Hình 3.2. Sơ đồ quá trình ra quyết định của dự án đƣờng Hồ Chí Minh ................. 45
Hình 3.3. Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định của dự
án đƣờng Hồ Chí Minh ............................................................................................ 46
Hình 3.4 Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong quá trình ra quyết định của dự án
theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng 1993..................................................... 47

Hình 3.5. Sơ đồ các khâu lập dự án đầu tƣ .............................................................. 49
Hình 3.6. Sơ đồ quá trình ĐTM của dự án đƣờng Hồ Chí Minh ............................. 69
Hình 3.7. Sơ đồ quyền lực ra quyết định của dự án đƣờng HCM đoạn qua Cúc
Phƣơng ..................................................................................................................... 74

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam
Việt Nam đƣợc công nhận là một nƣớc có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao
trên thế giới và là một trong các quốc gia đƣợc ƣu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa
dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa
dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam
Việt Nam đã xây dựng hệ thống 128 khu Bảo tồn phân bố trên các vùng sinh
thái trong cả nƣớc, với diện tích gần 2,5 triệu hecta, chiếm 7,6% diện tích lãnh thổ.
Cuối năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt hệ thống 45 khu bảo tồn vùng
nƣớc nội địa. Hệ thống 15 khu bảo tồn biển đã đƣợc quy hoạch và trình Chính phủ
phê duyệt. Ngoài ra, hai (02) khu Di sản thiên nhiên thế giới, 4 khu Di sản thiên
nhiên Asean, 2 khu đất ngập nƣớc Ramsar và 6 khu Dự trữ sinh quyển cũng đã
đƣợc quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, đa dạng sinh học Việt
Nam vẫn còn chịu nhiều áp lực. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn
tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật; sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng
đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh
học. Thay đổi phƣơng thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã giảm
diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi
trƣờng sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nƣớc
đã ngăn chặn đƣờng di cƣ của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là

một tín hiệu tốt, nhƣng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng
trồng, rừng sản xuất và rừng phục hồi giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi
đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.
Ngoài ra, cũng phải thấy công tác quản lý ĐDSH ở Việt Nam còn nhiều bất
cập, thể hiện ở cơ quan nhà nƣớc quản lý ĐDSH còn phân tán và chƣa đủ mạnh và
chồng chéo; các quy định pháp luật bảo vệ ĐDSH chƣa hệ thống, thiếu đồng bộ; qui

1


hoạch phát triển ĐDSH bền vững cấp toàn quốc, vùng và tỉnh còn thiếu và yếu; đầu
tƣ cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế; đặc biệt là
sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan chƣa đƣợc huy động đúng mức
nhất là trong quá trình ra quyết định lựa chọn các dự án, chƣơng trình bảo tồn và
phát triển.
1.2. Các khó khăn, bất cập quá trình ra quyết định các dự án giao thông
có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học
Các dự án xây dựng công trình giao thông có đặc trƣng là: trải dài trên phạm
vi rộng, chiếm dụng đất nhiều, địa hình phức tạp, khó khăn và nhiều trƣờng hợp
buộc phải đi qua hoặc đi sát khu bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ dự án đƣờng Hồ
Chí Minh), ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động bảo tồn.
Những dự án xây dựng đƣờng giao thông có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến các khu bảo tồn, vƣờn quốc gia…, thƣờng gặp khó khăn trong quá trình
nghiên cứu, ra quyết định thực hiện dự án đầu tƣ và tiến độ thực hiện dự án vì thế
cũng bị ảnh hƣởng (thƣờng bị chậm 2-5 năm), gây tốn kém do kéo dài và tăng tổng
mức đầu tƣ do giá cả thị trƣờng tăng. Một số một số nguyên nhân chủ yếu là:
-

Các quy định về luật pháp còn chung chung, thiếu cụ thể;


-

Năng lực của cơ quan quản lý (Chủ dự án), các tổ chức tƣ vấn lập dự án
thậm chí kể cả cơ quan thẩm định dự án còn hạn chế về khía cạnh môi
trƣờng đặc biệt là vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học;

-

Sự tham gia của các bên liên quan còn thiếu và yếu đặc biệt các tổ chức
xã hội-dân sự và cộng đồng;

-

Chất lƣợng Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng còn yếu, chƣa lƣợng
hóa đƣợc giá trị kinh tế của đa dạng sinh học và đặc biệt chƣa đánh giá
đúng và đủ giá trị của đa dạng sinh học… .

Một trong những hoạt động có ảnh hƣởng lớn đến quá trình ra quyết định
đầu tƣ dự án giao thông có tác động đến bảo tồn là việc thực hiện đánh giá tác động
môi trƣờng của dự án (dự án đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Vƣờn Quốc gia Cúc

2


Phƣơng phải họp đến 3 lần, kéo dài từ 1998-2004; dự án nâng cấp cải tạo QL14C
phải thực hiện lần thứ 2 và phải tách đoạn tuyến qua Vƣờn Quốc gia Yorkdon để
xem xét riêng, kéo dài từ 2003-2007).
Dự án xây dựng Đƣờng Hồ Chí Minh đoạn tuyến đi qua Vƣờn Quốc gia Cúc
Phƣơng là khu vực đƣợc quy định để bảo tồn về đa dạng sinh học, quá trình thực
hiện lập, phê duyệt dự án đầu tƣ bị chậm theo kế hoạch (kế hoạch dự kiến 2000

nhƣng đến năm 2004 mới đƣợc thông qua) việc này ảnh hƣởng đến tiến độ chung
của dự án và đẩy tổng mức đầu tƣ dự án tăng lên gây thiệt hại về kinh tế nói chung
và gây nhiều bức xúc trong dƣ luận xã hội đặc biệt các nhà khoa học có thiên hƣớng
về bảo tồn.
Với những lý do nhƣ vừa nêu, đề tài luận văn đã chọn dự án đƣờng Hồ Chí
Minh đoạn tuyến qua Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng làm trƣờng hợp nghiên cứu để
đánh giá quá trình thực hiện dự án, các khâu trong quá trình ra quyết định, sự phù
hợp của quá trình ra quyết định nhằm phát hiện một số vấn đề còn tồn tại và và đề
xuất các khuyến nghị nhằm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, nâng cao hiệu quả
của dự án đầu tƣ và công tác bảo tồn.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1.Mục tiêu lâu dài của đề tài
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng cho các dự án
đƣờng giao thông đi qua các khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhƣ: khu bảo tồn
thiên nhiên, vƣờn quốc gia, đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển giao thông và bảo
tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu trước mắt của đề tài
Nghiên cứu quá trình ra quyết định về sự lựa chọn (đánh đổi) giữa bảo tồn và
phát triển trƣờng hợp dự án đƣờng Hồ Chí Minh đoạn quan Vƣờn Quốc gia Cúc
Phƣơng, phân tích các điểm mạnh, yếu và các bất cập liên quan đến quá trình ra
quyết định.

3


Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, tính khả thi và giảm các
rủi ro có thể cho việc ra quyết định đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông có ảnh hƣởng đến bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu: Lý do chọn đề tài

Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
4. Quá trình làm luận văn
Quá trình làm luận văn đã đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
-

Tìm hiểu chủ đề.

-

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.

-

Phân tích các tài liệu, số liệu thứ cấp.

-

Đi thực địa, điều tra, phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn các nhà quản lý
(Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Ban QLDA đƣờng Hồ Chí Minh), các chuyên
gia tƣ vấn lập dự án đầu tƣ, lập báo cáo ĐTM, và các bên liên quan khác.

-

Xử lý phân tích số liệu thực địa: với các thông tin, số liệu thu thập đƣợc ở
dạng thô, tác giả đã phân tích, tổng hợp lại và kiểm chứng so sánh với các
thông tin chính thức trong các tài liệu của dự án đã công bố nhằm tăng

tính thuyết phục của các nhận định đã đƣa ra.

-

Tập hợp lại số liệu, thông tin và tiến hành viết luận văn.

-

Trao đổi, thảo luận với thầy hƣớng dẫn, chỉnh sửa bổ sung các nội dung
còn chƣa hoàn chỉnh và hoàn thiện luận văn.

-

Thời gian: từ 8/2010 đến 11/2010.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sự đánh đổi, quá trình ra quyết định thực hiện dự án
phát triển
1.1.1. Khái niệm và các loại hình đánh đổi (trade-off)
a. Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh đổi (Trade-offs) từ các lĩnh vực,
văn hoá và bối cảnh xã hội khác nhau. Trade-offs đƣợc định nghĩa nhƣ là sự đánh
đổi/sự lựa chọn tối ƣu/sử dụng khôn ngoan/sử dụng hợp lý (CRES, 2007).
Theo nghiên cứu của dự án ACSC, trade-offs không chỉ là ngƣời đƣợc - mất,
nó đƣợc định nghĩa nhƣ một loạt sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa dạng,
chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian
(ACSC, 2007). Tuy nhiên, các lĩnh vực khoa học và các chuyên gia hiểu biết về

đánh đổi cũng có những cách tiếp cận là khác nhau. Theo Báo cáo tổng quan về quá
trình ra quyết định về bảo tồn và phát triển ở Việt Nam thuộc dự án “Xúc tiến bảo
tồn trong bối cảnh xã hội vận hành trong thế giới của sự đánh đổi” do Trung tâm
nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng- Đại học Quốc gia thực hiện năm 2009 có
nêu ra quan điểm khác biệt về cách hiểu “sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển”
nhƣ sau:
Nhóm Sinh thái cho rằng sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển là sự lựa
chọn về phƣơng thức quản lý.
Theo nhóm xã hội, „sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển‟ đƣợc định nghĩa
là sự đánh đổi giữa lợi ích lâu dài và lợi ích ngắn hạn; là sự hy sinh lợi ích của
nhóm ngƣời này cho lợi ích của nhóm ngƣời khác; là sự hy sinh quyền lợi kinh tế
cho lợi ích bảo tồn. Hay nói cách khác là sự đánh đổi giữa loại lợi ích này và loại
lợi ích khác.

5


Nhóm thể chế cho rằng trade-offs là sự lựa chọn, hợp lý, hiệu quả khi định
hƣớng giải quyết một vấn đề nào đó có liên quan, là sự đánh đổi cái đƣợc và cái mất
khi thực hiện hoạt động phát triển.
b. Các loại hình đánh đổi (trade-offs)
Cũng theo nghiên cứu của dự án ACSC các loại hình về đánh đổi ở Việt
Nam qua các thời kỳ bao gồm các loại đƣợc liệt kê ở bảng 1.1 dƣới đây:
Bảng 1.1. Các loại hình đánh đổi qua các thời kỳ ở Việt Nam
Loại hình

1960 – 1975 1976 - 1985

1986 - nay


Tăng GDP và tăng độ che phủ rừng

X

XXX

Tăng GDP và suy thoái tài nguyên

X

XXX

XXX

XXX

X

XXX

Phát triển thủy điện, mất đất, di dân và
mất đa dạng sinh học
Di dân, khai hoang, mất sinh cảnh

XXX

Mở rộng VQG và sinh kế của ngƣời dân

XXX


Phát triển cà phê, cao su và mất rừng

XXX

Nuôi tôm và mất rừng ngập mặn

XXX

Phát triển công nghiệp, ô nhiễm và mất

XXX

đa dạng sinh học
Phát triển cơ sở hạ tầng và mất đa dạng

XXX

sinh học

Nguồn: dự án ACSC, 2009.
Ghi chú: X chỉ mức độ từ thấp (X) đến cao (XXX)
Liên quan đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, liên quan đến quá
trình ra quyết định. Những phản biện và tham vấn về “đánh đổi” của các chính sách

6


phát triển xã hội của nhà nƣớc trong hai thập kỷ qua bao gồm những loại hình tradeoffs phổ biến nhƣ sau:
 Quy hoạch, thành lập khu bảo tồn, vƣờn quốc gia và sinh kế, định cƣ của
ngƣời dân địa phƣơng;

 Can thiệp, xâm lấn ranh giới và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của VQG,
khu bảo tồn để xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh (đi qua
VQG Cúc Phƣơng, Phong Nha-Kẻ Bàng, Chƣ Yang Sin,..), đề xuất xây dựng
khu nghỉ dƣỡng – giải trí ở VQG Tam Đảo;
 Khai thác khoáng sản và quặng ngay sát hoặc trong ranh giới của VQG nhƣ
khai thác đá xây dựng ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, khai thác vàng ở VQG
Vũ Quang, Sông Thanh, khai thác quặng wolfram ở VQG Chƣ Mom Rây;
 Chính sách an ninh năng lƣợng – phát triển các dự án thủy điện và mất rừng;
 Chính sách di dân, tái định cƣ, phát triển cây công nghiệp trên diện rộng (cà
phê) và phá rừng ở Tây Nguyên;
 Chính sách đóng cửa rừng, chuyển đổi lâm trƣờng (khai thác) sang khu bảo
tồn hoặc quản lý các rừng phòng hộ;
 Chính sách giao đất, giao rừng và giao khoán quản lý bảo vệ rừng;
 Quản lý buôn bán động thực vật hoang dã và nuôi nhốt động vật hoang dã,
điển hình là hổ, gấu;
 Những chi phí môi trƣờng – sinh thái chƣa đƣợc bóc tách khi tính GDP của
quốc gia;
 Phát triển giao thông và bảo tồn đa dạng sinh học;
 Phát triển năng lƣợng (thủy điện, nhiệt điện, đƣờng dây tải điện Bắc – Nam)
và bảo tồn đa dạng sinh học.

7


1.1.2. Bảo tồn và sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển ở Việt Nam
a) Sự thay đổi về cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hƣởng đến việc ra các
quyết định của Việt Nam từ khi đất nƣớc bắt đầu đổi mới (từ 1986-nay)
Các nghiên cứu của Dự án “Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội vận hành
trong thế giới của sự đánh đổi” (CRES 2009), cho thấy: do nhu cầu khai thác tài
nguyên nhằm phục vụ phát triển kinh tế, tài nguyên rừng suy thoái nghiêm trọng.

Năm 1943, độ che phủ của rừng còn 44% thì đến những năm 1990s còn gần 20%
(Poffenberger, 1998). Gần đây do các chƣơng trình trồng rừng của nhà nƣớc, diện
tích rừng phục hồi khá cao, song chất lƣợng rừng nghèo nàn (Trần Đình Nghĩa,
2006). Trung bình hàng năm có 1,5% diện tích rừng bị chặt phục vụ các hoạt động
phát triển (O‟rourke (2005) trích dẫn tài liệu của EIU). Nghiên cứu của Viện nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng và Khoa Kinh tế, Đại học Copenhagen (2008) có
mô tả là tại các nƣớc nghèo tỉ trọng tài nguyên thiên nhiên trong tổng của cải cao
hơn ở các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, giá trị tài nguyên thiên nhiên cũng chiếm
tỉ trọng cao: đất và chăn nuôi là 36% và 16%, tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là
than, dầu mỏ, v.v. 38%, tài nguyên rừng 10%. Do mức khai thác cao, nguồn tài
nguyên đối mặt với nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. Theo báo cáo năm 2002 của Ngân
hàng Thế giới, kể từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độ đốn rừng để xẻ gỗ đƣợc
ƣớc tính là 2 triệu m3. Sau gần 20 năm đổi mới và phát triển nông nghiệp, Việt Nam
mất đi 2 tỷ tấn đất/năm (nguyên nhân chính yếu là do việc phá rừng) hay tính trung
bình đất bị xói mòn tùy theo vùng và đã thất thoát từ 50 - 3,200 tấn/mẫu/năm, ảnh
hƣởng đến 70% diện tích trên toàn quốc (Mai Thanh Truyết, 2005).
Những thay đổi nổi bật của Việt Nam từ 1962 đến nay có thể nói gọn là: kinh
tế tăng trƣởng, xã hội tiến bộ, thể chế trong quản lý tài nguyên thiên nhiên thay đổi
về cơ bản song môi trƣờng / tài nguyên phải đối mặt với nhiều thách thức.
b) Tổng quan mối quan hệ giữa đánh đổi và bảo tồn ở Việt Nam
Sau gần 20 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể
với mức độ tăng trƣởng khả quan. Theo nhận định của chính phủ, tốc độ tăng

8


trƣởng kinh tế nƣớc ta về cơ bản năm sau đều tăng hơn năm trƣớc và sự tăng đó đã
diễn ra liên tục từ năm 1986 đến nay (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007). Với mức
tăng trƣởng cao và tƣơng đối ổn định, Việt Nam đã trở thành nƣớc có nền kinh tế
đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á có mức phát triển cao. Mức tăng trƣởng

GDP với tốc độ khá cao và tƣơng đối ổn định trên đây đã khiến cho nền kinh tế Việt
Nam trở thành nền kinh tế đứng thứ hai khu vực Đông Á và kể cả trên thế giới,
nghĩa là chỉ sau Trung Quốc về thành tựu tốc độ tăng trƣởng GDP trong suốt hơn
hai thập niên vừa qua. Quy mô tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của nƣớc ta năm
2005 đã đạt 838 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 1995, nâng GDP bình quân đầu
ngƣời cùng năm 2005 đã đạt tới mức khoảng 10 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 640
USD (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007).
Cũng theo báo cáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), có sự lệch pha rõ
ràng giữa tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng môi trƣờng, và cái giá phải trả cho tăng
trƣởng không nhỏ. Chi phí bảo vệ môi trƣờng có thể sẽ tiêu hết những thành quả có
đƣợc từ tăng trƣởng kinh tế. Trong khi đó năng lực kiểm soát môi trƣờng của chúng
ta không theo kịp sự phát triển. Một ví dụ cụ thể gần đây nhất là việc công ty Vedan
Việt Nam đổ nƣớc thải làm ô nhiễm sông Thị Vải thông qua một hệ thống đƣờng
ống tống nƣớc thải độc hại sau sản xuất xuống sông từ năm 1994. Về vụ việc này,
Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: Vụ việc Công ty Vedan đổ nƣớc
thải làm ô nhiễm sông Thị Vải là bài học đắt giá đối với cơ quan quản lý cũng nhƣ
các cơ sở công nghiệp (Vietnamnet, 2008). Một loạt các sự kiện khác liên quan đến
sự lựa chọn giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển nhƣ xả chất thải rắn độc hại gây ô
nhiễm của tập đoàn đóng tàu Vinashin gây ra tại cảng Vân Phong, khai thác du lịch
không có quy hoạch tổng thể tại vùng vịnh Hạ Long, phát triển khu giải trí ở VQG
Tam Đảo (dự án Tam Đảo 2), v.v. là những bài học cho việc lấy chất lƣợng môi
trƣờng trả giá cho phát triển kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã khẳng định con đƣờng phát triển của Việt Nam là
phát triển bền vững (Nguyễn Tấn Dũng, 2007). Theo tiêu chí đánh giá, sự phát triển
bền vững chỉ đạt đƣợc khi tăng trƣởng kinh tế ổn định; đạt đƣợc tốt tiến bộ và công

9


bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và

nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng sống. Với thực tế các vấn đề về môi trƣờng
Việt Nam đang đối mặt, phát triển bền vững là sự đánh đổi tối ƣu, ăn khớp, giữa
bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng và phát triển kinh tế, là chọn cả hai mục tiêu phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, chứ không thiên về bên nào (Mai Ái Trực,
2007). Vậy sự lựa chọn đánh đổi đối với Việt Nam là gì? Những yếu tố nào quyết
định những lựa chọn này? Cơ chế gắn kết bảo tồn tài nguyên và phát triển kinh tế
hoạt động nhƣ thế nào?
1.1.3. Một số nghiên cứu về đánh đổi (trade-off) trên thế giới và Việt Nam
a. Các nghiên cứu trên thế giới
McShane và cộng sự (2009) đã nhận định rằng tiếp cận đƣợc – đƣợc (winwin) cho cả bảo tồn và phát triển là khó có thể xảy ra và có rất nhiều nhƣợc điểm.
Các tác giả khuyến nghị việc cần thiết phải xem đánh đổi/sự lựa chọn khó khăn nhƣ
một quy luật và cần nhìn nhận đánh đổi một cách đầy đủ trong việc ra quyết định.
Đặc biệt, phải xem xét lợi ích và trả giá ở các cấp độ ra quyết định. Bài viết cũng
phân tích rằng nhìn nhận về đánh đổi của mỗi cá nhân, mỗi chuyên gia là khác
nhau. Nó phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội và chính trị, trình độ học vấn, văn
hóa. Nhóm tác giả đã đƣa ra một số nguyên tắc trong tiếp cận về đánh đổi nhƣ sau:
(1) Quy mô và cấp độ: (2) Bối cảnh; (3) Tính phức tạp; (4) Đa nguyên. Các tác giả
cũng đề nghị cần thảo luận, phân tích và xem xét các đánh đổi nảy sinh do việc ra
quyết định một cách cởi mở và tỉnh táo.
Jon Paul Rodrı´guez, T. Douglas Beard, Jr.( 2000) đã định nghĩa: Trade-offs
- Đánh đổi dịch vụ hệ sinh thái là các sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa
dạng, chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian.
Tác giả đã đƣa ra một số trƣờng hợp về đánh đổi:
 Thay đổi sử dụng đất và bảo tồn đa dạng sinh học;
 Nuôi trồng thủy sản và bảo vệ chất lƣợng nƣớc và các loài thủy sinh;
 Nghề cá và phát triển du lịch ở Jamaica;
 Kiểm soát lũ ở đập Tam Hiệp ở Trung Quốc;
10



 Sử dụng phân bón ở Mỹ;
 Đánh bắt tôm hùm ở Đông Bắc Mỹ.
Tác giả đã kết luận rằng “Đánh đổi” là sự lựa chọn tất yếu trong xã hội. Các
trƣờng hợp nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đánh đổi chƣa đƣợc nhìn nhận một cách
đầy đủ. Xác định và hiểu biết về đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với tính bền vững của hệ sinh thái. Các nhà hoạch định cần
hiểu biết về đánh đổi nảy sinh do các lựa chọn về quản lý và hậu quả của các đánh
đổi này
b. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Hoàng Văn Thắng (2010), trong quá trình nghiên cứu “Bảo tồn trong bối
cảnh xã hội: đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển” đã rút ra kết luận: Bảo tồn và phát
triển là hai mặt của vấn đề cùng song song tồn tại. Hiện nay, cộng đồng quốc tế nói
chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc
lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển bởi nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau.
Đƣợc-đƣợc giữa bảo tồn và phát triển là một sự lựa chọn đầy khó khăn.
Qua nghiên cứu bƣớc đầu tác giả đã xác định đƣợc một số vấn đề về thể chế,
kinh tế xã hội và sinh thái liên quan đến bảo tồn và phát triển. Một số yếu tố có thể
tóm tắt đó là:
- Đƣợc-đƣợc là một sự lựa chọn khó khăn;
- Nghèo đói tác động đến sự lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển;
- Thiếu sự liên quan đầy đủ của các bên liên quan trong việc gia quyết định;
- Sự suy giảm đa dạng sinh học có tác động đến sự đánh đổi;
- Sự thiếu hiểu biết một cách đầy đủ về các loài, không rõ ràng về các tiêu
chí bảo tồn và không có các nghiên cứu, quan trắc các chủng quần sinh vật dẫn đến
việc bảo tồn thiếu hiệu quả, đồng thời gây khó khăn cho việc thƣơng thảo trong quá
trình ra quyết định giữa bảo tồn và phát triển;
- Có rất nhiều các bên liên quan ở các cấp khác nhau từ các cơ quan trung
ƣơng đến tỉnh, huyện, xã và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội dân sự, các

11



hộ gia đình, các nhà tài trợ, các nhà đầu tƣ, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu
và đào tạo, các cơ quan bảo tồn…
Cuối cùng, tác giả cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về đánh
đổi ở các lĩnh vực, các điểm, các trƣờng hợp nghiên cứu khác ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Những nghiên cứu này cần phải đƣợc truyền tải đến các cơ
quan chức năng, các cán bộ lãnh đạo để họ có thể hiểu và đƣa ra những quyết định
phù hợp hơn trong các dự án bảo tồn cũng nhƣ các dự án phát triển. Song song với
việc truyền thông nâng cao nhận thức đối với cộng đồng và các bên liên quan, việc
đào tạo, nâng cao năng lực triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá và ra
quyết định cũng cần phải đƣợc chú trọng.
Nghiên cứu của Trần Chí Trung (2009)-“Đánh đổi giữa bảo tồn và phát
triển: Trường hợp khai thác than ở Quảng Ninh”- Bằng việc áp dụng cách tiếp cận
về đánh đổi của dự án ACSC nhƣ đã nêu trên, khi lấy trƣờng hợp khai thác than ở
Quảng Ninh làm ví dụ đã đƣa ra một loạt các đánh đổi cần cân nhắc đó là:
Tích cực

Tiêu cực

 An ninh năng lƣợng

 Thay đổi cảnh quan

 Phục vụ cho phát triển ngành

 Mất rừng

khác (phân bón, xi măng…)
 Việc làm - 80,000 ngƣời


 Ô nhiễm nƣớc

 Tạo thu nhập

 Ô không khí

 Doanh thu từ xuất khẩu

 Xói mòn đất

 Đóng góp 40% GDP của tỉnh

 Tác động đến phát triển du lịch

Tác giả cũng đã đƣa ra các bất cập liên quan đến quá trình ra quyết định,
quyền lực và lƣợng giá nhƣ sau: Về khía cạnh quá trình ra quyết định, đánh giá cho
thấy quy hoạch khai thác khoáng sản mang tính từ trên xuống và thiếu sự tham gia
từ cấp tỉnh và cấp huyện, tham vấn cộng đồng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc
trong ĐTM. Về khía cạnh quyền lực tác giả đã nêu lên thách thức giữa quản lý tài
nguyên (do TKV) và quản lý lãnh thổ hành chính (do UBND tỉnh). Về khía cạnh

12


lƣợng giá, các bất cập đƣa ra là: Tác động tích cực của than dễ dàng đo đếm và xác
định trong khi tác động tiêu cực mang tính lâu dài tới môi trƣờng khó đo đếm và
xác định; Tác động giữa than tới phát triển du lịch, nông và lâm nghiệp ít đƣợc tính
toán và xác định; Chia sẻ lợi ích và chi phí còn bất cập; Chính sách phục hồi môi
trƣờng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Cuối cùng tác giả đã có một số nhận định

nhƣ sau:


Tiếp cận tổng hợp xem xét vấn đề ra quyết định ở nhiều chiều và nhiều khía
cạnh trên cơ sở khách quan;



Tiếp cận tổng hợp có thể là thúc đẩy quá trình thảo luận giữa các bên, lắng
nghe quan điểm của các bên và tìm sự đồng thuận;



Tiếp cận tổng hợp đƣa ra các đánh đổi có thể rõ ở cấp độ này nhƣng không
rõ ở cấp độ khác.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định sự lựa chọn giữa bảo

tồn và phát triển
Các nghiên cứu của Hoàng Văn Thắng et al. (2010) cho thấy ở cả cấp quốc
gia, cấp tỉnh và cấp huyện, các yếu tố tác động đến sự đánh đổi hay lựa chọn giữa
bảo tồn và phát triển về cơ bản là nhƣ nhau và đƣợc thể hiện ở các khía cạnh:
a. Thể chế chính sách
- Các kế hoạch và chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội quốc gia thiếu đồng
bộ và thƣờng là không gắn với mục tiêu bảo tồn, không mang tính tổng hợp đa
ngành và liên ngành;
- Các chính sách bị chồng chéo và mang tính đơn ngành;
- Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và đánh giá tác động môi trƣờng chƣa đầy
đủ (thiếu nội dung cho bảo tồn), chƣa đƣợc thực hiện một cách hoàn chỉnh;
- Các quy định cũng nhƣ quy trình và phƣơng pháp thực hiện còn hạn chế;


13


- Những bất cập trong việc phân cấp; cơ chế phối hợp giữa trung ƣơng và địa
phƣơng chƣa rõ ràng, nhất là trong việc phân cấp quản lý các khu bảo tồn;
- Xung đột giữa các quy định của nhà nƣớc và các phong tục tập quán địa
phƣơng.
b. Kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từ sản suất tự cung, tự cấp sang sản xuất cung
cấp hàng hóa, thƣơng mại-kinh tế thị trƣờng;
- Chia sẻ lợi ích không công bằng giữa các bên liên quan (chẳng hạn nhƣ
ngƣời dân không đƣợc hƣởng lợi hoặc đƣợc lợi rất ít từ các dự án bảo tồn hay các
dự án khai thác tài nguyên khoáng sản);
- Chƣa lƣợng giá đƣợc giá trị kinh tế và giá trị các dịch vụ sinh thái; các công
cụ và phƣơng pháp lƣợng giá còn thiếu và yếu;
- Tăng trƣởng kinh tế đối lập với suy giảm về đa dạng sinh học;
- Hội nhập và gia nhập các hiệp định thƣơng mại nhƣ WTO, AFTA.., cũng
nhƣ các hiệp định song phƣơng khác;
- Tăng xuất khẩu nông-lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến phá rừng, đắp đầm
nuôi trồng thủy sản, khai thác quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; du nhập
các giống cây trồng, vật nuôi mới.
c. Về xã hội
- Đói, nghèo;
- Chêng lệch về thu nhập;
- Phản biện xã hội còn hạn chế, tiếng nói của các tổ chức nhân sự còn mờ
nhạt, chƣa có sức nặng;
- Vai trò của các bên liên quan chƣa rõ ràng;
- Kiến thức bản địa chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả;

14



- Nhận thức và kiến thức về bảo tồn và phát triển còn thiếu và yếu.
d. Về sinh thái
- Đa dạng sinh học đang bị suy giảm cả về chất và lƣợng. Tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác một cách quá mức. Các chủng quần bị suy thoái đến mức khó
phục hồi-một số loài có nguy cơ bị tuyệt diệt; suy giảm số lƣợng và chất lƣợng
rừng;
- Hiểu biết về hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn hạn chế. Các dịch vụ hệ sinh
thái cụ thể chƣa đƣợc xác định; các công cụ nghiên cứu sinh thái còn thiếu và yếu;
- Các chỉ tiêu về bảo tồn chƣa rõ ràng hoặc không sát với thực tế;
- Việt Nam có nhiều hệ sinh thái và các loài có tầm quan trọng quốc gia,
quốc tế, nhiều loài mới đƣợc phát hiện và mô tả thời gian gần đây;
- Không xác định hoặc định lƣợng đƣợc lợi ích giữa bảo tồn và phát triển.
Một số nhận xét:
Quy trình ra quyết định bao gồm các bƣớc cơ bản nhƣ: định nghĩa vấn đề,
xác định và cân nhắc các giải pháp giải quyết vấn đề, đƣa ra quyết định, thực hiện
và đánh giá quyết định. Quy trình xây dựng chính sách cũng bao gồm các bƣớc cơ
bản nhƣ: phân tích, xây dựng chính sách, và thực hiện chính sách. Phân tích chính
sách dựa trên định nghĩa vấn đề, xác định công cụ, xác định các bên liên quan. Xây
dựng chính sách là xác định những vấn đề cần thay đổi, phƣơng tiện tạo ra thay đổi
và các giải pháp, các thể chế giúp thay đổi. Thực hiện chính sách là ra các quy chế,
thực hiện quy chế, thƣơng thuyết sửa đổi quy chế, hệ thống pháp lý thực thi.
Nhƣ vậy, tác động của các yếu tố nêu trên xảy ra nhƣ sau: Do nhu cầu phát
triển kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt. Cơ chế thị trƣờng tự do
sơ khai và thiếu chính sách thuế hợp lý càng làm tăng sự suy thoái tài nguyên. Sự
thay đổi về thể chế sở hữu tài nguyên một mặt tạo khuyến khích phân cấp phân
quyền trong bảo tồn, một mặt gây ra những vấn đề trong phát triển. Chính phủ và
ngƣời dân nhận thức đƣợc vấn đề này. Các điều luật và bộ luật để bảo tồn tài


15


nguyên đƣợc ban hành dựa trên cơ sở nhận thức này. Nhƣ vậy những yếu tố này có
tác động đến bƣớc đầu của quá trình ra quyết định – đó là bƣớc xác định vấn đề.
Trong khi thực hiện các bộ luật, những hạn chế của hành chính công và
những vấn đề nảy sinh do thay đổi cơ chế kinh tế và thể chế sở hữu, mâu thuẫn về
lợi ích giữa các bên tham gia đƣợc xã hội dân sự phát hiện và phản ánh thông qua
truyền thông. Sự tham gia của xã hội dân sự có vai trò nhƣ một sự phản biện hoặc
đánh giá sự thực hiện chính sách /quyết định về bảo tồn, giúp cho chính phủ sửa đổi
lại quyết định. Những yếu tố này tác động đến bƣớc xây dựng quyết định.
Hạn chế của hành chính công, xã hội dân sự (mất cân bằng giới), thiếu chính
sách thuế tài nguyên hợp lý gây ra khó khăn cho quá trình thực hiện các quyết định
này. Do những hạn chế của hệ hành chính công và xã hội dân sự, sự giám sát và
phản biện các quyết định này còn rất mờ nhạt. Nhƣ vậy, các yếu tố kinh tế, thể chế,
sinh thái và xã hội nêu trên đều có tác động đến việc ra quyết định về sự lựa chọn,
mỗi yếu tố riêng rẽ có ảnh hƣởng đến mỗi giai đoạn trong quá trình ra quyết định.
Và cùng nhau, chúng tạo nên sự cộng hƣởng tác động đến toàn bộ quá trình ra quyết
định.
1.2. Một vài nét về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển đối với các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Với một dải đất hẹp và dài suốt từ bắc vào nam, trên một nền địa hình bị chia
cắt mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng sâu và đặc biệt qua nhiều khu vực có tính
đa dạng sinh học cao. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khó tránh khỏi những
ảnh hƣởng đến các khu vực sinh thái này ví dụ: dự án đƣờng Hồ Chí Minh, cảng
Cái Lân (vịnh Hạ Long),… Vấn đề dặt ra là khi quyết định thực hiện các dự án phát
triển này các nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc ra sao về bảo tồn và phát triển.
Qua tìm hiểu một số trƣờng hợp có thể nhận thấy rằng: việc ra quyết định giữa bảo
tồn và phát triển chủ yếu bị chi phối bởi các yếu tố nhƣ “quá trình ra quyết định nhƣ
thế nào?, việc xem xét vấn đề môi trƣờng sinh thái ra sao? (thực hiện ĐTM nhƣ thế

nào?). Dƣới đây là một số nhận định tổng quan về các yêu tố này:

16


1.2.1. Quá trình ra quyết định
a. Đối với dự án quan trọng quốc gia
Dự án, công trình quan trọng quốc gia là dự án đầu tƣ, dự án một công trình
độc lập hoặc một cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án, công trình quan
trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trƣơng đầu tƣ và đƣợc xác định tại Nghị
quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 bao gồm:
(1). Quy mô vốn đầu tƣ từ hai mƣơi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với
dự án, công trình có sử dụng từ ba mƣơi phần trăm vốn nhà nƣớc trở lên.
(2). Dự án, công trình có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng hoặc tiềm ẩn khả
năng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, bao gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân;
- Dự án đầu tƣ sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng
phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ
năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vƣờn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên.
(3). Dự án, công trình phải di dân tái định cƣ từ hai mƣơi nghìn ngƣời trở lên
ở miền núi, từ năm mƣơi nghìn ngƣời trở lên ở các vùng khác.
(4). Dự án, công trình đầu tƣ tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia
về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về
lịch sử, văn hóa.
(5). Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần
đƣợc Quốc hội quyết định.
Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia đƣợc thể hiện nhƣ
hình 1.1. dƣới đây:


17


Bộ GTVT lập dự án nghiên
cứu tiền khả thi

Chính phủ thông qua

Thủ tƣớng Chính phủ ra
quyết định đầu tƣ

Quốc hội quyết định chủ
trƣơng đầu tƣ

Thực hiện (Bộ GTVT)

Lập báo cáo nghiên cứu khả
thi (Bộ GTVT)

Hình 1.1: Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia
b. Đối với các dự án thông thƣờng
Dự án thông thƣờng bao gồm các dự án không thuộc đối tƣợng là “dự án,
công trình quan trọng quốc gia”, các dự án do Bộ, Ngành ra quyết định đầu tƣ. Quy
trình ra quyết định đầu tƣ dự án loại này đƣợc thực hiện nhƣ hình 1.2.dƣới đây:
Lập dự án đầu tƣ (Ban
QLDA)

Ban QLDA lấy ý kiến bộ,
ngành và địa phƣơng liên
quan


Bộ GTVT thẩm định

Vụ KHĐT chủ trì thẩm
định
Bộ trƣởng phê duyệt dự án
đầu tƣ

Thực hiện

Hình 1.2. Quy trình ra quyết định dự án đầu tƣ thông thƣờng

18


Nhận định sơ bộ:
Về cơ bản ở tầm vĩ mô, các vấn đề đƣợc đƣa ra xem xét trong quá trình ra
quyết định thực hiện các dự án phát triển nói chung, các dự án giao thông nói riêng
đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn (đƣợc thể hiện trong các văn
bản nhƣ: Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 nêu trên, Luật Xây dựng và
luật Bảo vệ môi trƣờng…). Tuy nhiên, trong quá trình ra quyết định các vấn đề lại
đƣợc xem xét ở các mức độ khác nhau và có thể thấy rằng công tác đánh giá tác
động môi trƣờng cho dự án ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình ra quyết định.
1.2.2. Tình hình đánh giá tác động môi trường các dự án giao thông
a. Khâu lập báo cáo ĐTM
Cùng với nhịp độ phát triển của toàn ngành GTVT, hoạt động tƣ vấn đánh
giá tác động môi trƣờng (ĐTM) theo đó cũng đƣợc chú trọng phát triển. Theo quy
định tại điều 18 của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Chủ đầu tƣ hoặc chủ dự án phải chịu
trách nhiệm về việc lập báo cáo ĐTM đối với dự án do mình quản lý. Tuy nhiên,
hầu hết các Chủ đầu tƣ đều phải thuê tƣ vấn về môi trƣờng tiến hành công việc này.

Qua tìm hiểu ở Vụ Môi trƣờng-Bộ GTVT, thực tế cho thấy trong thời gian
qua hoạt động ĐTM đã có nhiều tiến bộ bảo đảm chất lƣợng và các nội dung cần
thực hiện theo quy định. Tuy nhiên qua thẩm định vẫn còn một số báo cáo ĐTM có
chất lƣợng chƣa cao, thậm chí phải chỉnh sửa nhiều lần. Có những báo cáo ĐTM
chƣa tƣ vấn đƣợc cho cơ quan quản lý dự án những biện pháp giảm thiểu các tác
động xấu của môi trƣờng có tính khả thi cao, các biện pháp đƣa ra còn chung chung,
thiếu cụ thể.
Cũng có những báo cáo ĐTM đƣa ra những biện pháp bảo vệ môi trƣờng
không khả thi không phù hợp với điều kiện công nghệ và kinh tế của Chủ đầu tƣ,
không phù hợp với điều kiện thực tế về địa lý, địa hình của công trình, điều kiện tự
nhiên của khu vực công trình, trong khi Chủ đầu tƣ không có chuyên gia đủ năng
lực kiểm soát đƣợc việc này dẫn đến các biện pháp đó bị vô hiệu hoá.

19


×