Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi học kì i môn sinh học 7 quận 6 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.55 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 6

MÔN SINH HỌC – LỚP 7

KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2014 – 2015
THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
Trai, mực, ốc sên, sò… được xếp vào ngành nào? Em hãy nêu đặc điểm chung của
ngành này.
Câu 2: (2,5 điểm)
Một em bé được bác sĩ chẩn đoán bị tắc ruột, tắc ống mật do nhiễm giun đũa. Em
hãy cho biết vòng đời giun đũa trong cơ thể người và nêu các biện pháp phòng chống
bệnh giun kí sinh.
Câu 3: (1 điểm)
Em hãy nêu đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung.
Câu 4: (2 điểm)
a. Những động vật sau đây, loài nào thuộc ngành Giun đốt: Giun đũa, giun đỏ, giun
kim, giun móc câu, giun đất, giun rễ lúa, rươi, giun chỉ, đỉa.
b. Nêu vai trò của ngành Giun đốt đối với con người và môi trường.
Câu 5: (2,5 điểm)
a. Hãy chú thích các chi tiết Cấu tạo ngoài của Nhện.

b. Cho biết chức năng của chú thích số 1 và số 3.
---------------------------------------- HẾT ----------------------------------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 6

KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2014 – 2015
ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC – LỚP 7



Câu 1: (2 điểm)
- Trai, mực, ốc sên, sò… được xếp vào ngành Thân mềm. (0,25đ)
- Đặc điểm chung ngành thân mềm: (0,25đ x 7 ý = 1,75đ)
+ Thân mềm, không phân đốt.
+ Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
+ Hệ tiêu hoá phân hoá.
+ Cơ quan di chuyển thường đơn giản./ Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối sống săn
mồi/ và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm / và cơ quan di chuyển phát triển.
Câu 2: (2,5 điểm)
- Vòng đời giun đũa:
+ Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng trong trứng. (0,5đ)
+ Người ăn phải trứng giun, vào ruột non ấu trùng chui ra /→ vào máu → gan → tim, phổi
→ trở về ruột non để kí sinh. (1đ)
(HS viết sai trình tự thì 0đ)
- Biện pháp: Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, ăn uống vệ sinh và tẩy giun định kì.
(1đ)
Câu 3 : (1 điểm)
Đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. (0,5đ)
- Đầu có một đôi râu, / ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. (0,5đ)
Câu 4: (2 điểm)
a. Những động vật thuộc ngành Giun đốt: giun đỏ, giun đất, đỉa, rươi. (0,5đ)
b. Vai trò ngành Giun đốt:
- Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sa sùng…(0,5đ)
- Thức ăn cho cá: giun đỏ. (0,25đ)
- Làm đất tơi xốp, màu mỡ: giun đất. (0,5đ)
- Có hại cho con người và động vật: đỉa, vắt. (0,25đ)
Câu 5: (2,5 điểm)
a. Chú thích: 6 chi tiết x 0,25đ = 1,5 điểm

1. Kìm; 2. Chân xúc giác; 3. Chân bò; 4. Khe thở; 5. Lổ sinh dục; 6. Núm tuyến tơ.
b. Chức năng: (1 điểm)
+ Chú thích số 1: Đôi chân kìm: bắt mồi và tự vệ. (0,5đ)
+ Chú thích số 3: Chân bò: di chuyển và chăng lưới. (0,5đ)

----------------------------------- HẾT ---------------------------------



×