Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học CHUYÊN đề “CÁCH MẠNG KHOA học – CÔNG NGHỆ”, lớp 12 – TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.87 KB, 21 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2015

TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “CÁCH MẠNG KHOA
HỌC – CÔNG NGHỆ”, LỚP 12 – TRƯỜNG THPT.

Tác giả sáng kiến: BÙI THỊ THANH VÂN
VŨ THU HƯƠNG
Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, tháng 5 năm 2015
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2015

TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “CÁCH MẠNG KHOA
HỌC – CÔNG NGHỆ”, LỚP 12 – TRƯỜNG THPT

Tác giả sáng kiến: BÙI THỊ THANH VÂN
VŨ THU HƯƠNG
Chức vụ: Giáo viên


Học vị: Thạc Sĩ khoa học giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

2
Ninh Bình tháng 5 năm
2015


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3


CMKHCN :

Cách mạng khoa học – công nghệ

DHLS

:

Dạy học lịch sử

GBT

:

Giải bài tập

GD - ĐT


:

Giáo dục đào tạo

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

THPT

:

Trung học phổ thông

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
4


BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2015
I. Tên sáng kiến: : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ, LỚP
12 – TRƯỜNG THPT”
II. Tác giả sáng kiến:
-

Họ tên: 1. Vũ Thu Hương
Sinh ngày: 07/07/1987
§iÖn tho¹i: 0977313579
Email:
2. Bùi Thị Thanh Vân
Sinh ngày: 10/10/1982
§iÖn tho¹i: 0982480717

Email:
- Chức danh: Giáo viên môn Lịch sử
- Học vị: Thạc sĩ khoa học giáo dục
- Địa chỉ: Tổ Sử - Địa trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
III. Nội dung sáng kiến:
1. Giải pháp cũ thường làm:
- Phần “ Cách mạng khoa học – công nghệ” là một trong những nội dung quan trọng
trong chương trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng, trong việc nâng cao kiến
thức khoa học, đào tạo nên những công dân tích cực nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình
dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng phương
pháp giảng dạy để hiệu quả học tập nội dung này đạt kết quả cao nhất:

+ Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên chủ yếu dành thời gian cho thông
báo, miêu tả, giải thích, ghi bảng hoặc đọc cho học sinh chép bài. Nếu có phát huy
trí lực học sinh, gây sự chú ý các em, giáo viên cũng chỉ nêu câu hỏi đơn giản:
“Trình bày nguồn gốc, nội dung, thành tựu, ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học 5


công nghệ? ”, “Hãy nêu xu thế toàn cầu hóa. Tại sao nói: toàn cầu hóa vừa là thời
cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển”… Cũng có giáo viên đã sử
dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, đã cung cấp cho học sinh
những tư liệu, những hình ảnh minh họa có liên quan để làm phong phú, sinh động
hơn bài giảng…
+ Cuối giờ học, giáo viên căn dặn học sinh về nhà học bài và trả lời những
câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Cách làm này có:
+ Ưu điểm: đảm bảo được tiến độ thời gian, chương trình, giáo viên không
mất nhiều thời gian, công sức cho việc soạn bài và giảng dạy.
+ Nhược điểm: học sinh thụ động trong việc tiếp cận tri thức, không gây
được hứng thú, không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Hơn
nữa, bên cạnh việc lĩnh hội kiến thức thì học sinh còn rất cần được rèn luyện về
khả năng độc lập làm việc, tinh thần và ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học
tập, trách nhiệm đối với nhóm, với tập thể...
2. Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Nội dung chính:
Sau khi tiếp cận với nhiều tài liệu và bằng thực tiễn dạy học, chúng tôi đã đưa
ra một giải pháp mới với mong muốn cải thiện được tình hình. Chúng tôi tiến hành
thực hiện dạy học theo “dự án” với những bước triển khai cụ thể như sau:
<<

I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC


TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC
CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON
NGƯỜI
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
2.1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được sâu sắc nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu
và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

6


- Học sinh được củng cố hoặc biết thêm những kiến thức về các lĩnh vực liên
quan như tin học, toán học, vật lí, hóa học, sinh học, y học...
b. Về thái độ:
- Giúp học sinh thấy được ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển của
trí tuệ con người đã làm nên những thành tựu kì diệu. Tất cả nhằm phục vụ cuộc
sống ngày càng đòi hỏi chất lượng cao của con người.
-Học sinh có ý thức độc lập, tự giác, chịu trách nhiệm trước tập thể, nhóm,
thấy yêu thích hơn môn Lịch sử, thấy được sự liên hệ mật thiết giữa môn Lịch sử
với các môn học khác.
- Học sinh nhận thấy được vai trò quan trọng của cách mạng khoa học – kĩ
thuật đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, muốn đất nước tiến
lên thì tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập và rèn luyện, phải có ý chí
và hoài bão vươn lên để trở thành những con người được đào tạo có chất lượng,
đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
c. Kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, liên hệ, so sánh
- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Thu thập và xử lí thông tin

+ Tìm kiếm thông tin trên Internet
+ Làm việc theo nhóm
+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông
+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
+ Biết liên hệ kiến thức các môn học khác vào môn Lịch sử
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm
Microsoft Office và Power point.
2.2 Năng lực vận dụng kiến thức liên môn
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án, học sinh cần một số kiến thức
về:
7


- Tin học: Sử dụng được các phần mềm mềm Microsoft Office và Power
point…
- Biết tìm kiếm các thông tin trên Internet
- Hóa học: kiến thức về một số phản ứng hóa học giữa các chất, vật liệu
hóa học…
- Vật lí: Kiến thức về vật lí hạt nhân, sóng điện từ, trường điện từ, phóng xạ,
tia lade…
- Sinh học, y học: Kiến thức về phân tử ARN, công nghệ sinh học, phỏng
sinh học...
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
- Thực hiện dự án tại lớp 12 chuyên Địa trường THPT chuyên Lương Văn
Tụy, sĩ số 34 học sinh.
- Đặc điểm:
+ Thuận lợi:
Lớp 12 Địa là một lớp có nề nếp tốt, các em đều chăm ngoan và có tinh
thần đoàn kết, tự giác, sôi nổi trong học tập. Đa số học sinh trong lớp thi khối C,

một số em thi khối D, khối A. Vì vậy, giáo viên có thể giao việc cho các em một
cách hợp lý và hiệu quả.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối tốt, hệ thống phòng công nghệ
thông tin đều dược trang bị máy chiếu và máy tính hiện đại, có kết nối Internet.
+ Khó khăn:
Đây là lần đầu tiên HS được làm quen với phương pháp học tập mới, học
theo dự án, do đó HS còn bỡ ngỡ với phong cách học tập mới. HS ít làm việc theo
nhóm nên kĩ năng làm việc nhóm chưa có, chưa biết phân công công việc hợp lí dể
đạt hiệu quả.
Hầu như HS chưa biết đến powerpoint, chưa biết khai thác và xử lí các
thông tin trên Internet nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành sản
phẩm.
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
8


- Dự án không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tác động của nó đối với cuộc sống
con người mà thông qua những việc làm cụ thể, những hình ảnh sinh động, giúp
các em biết trân trọng hơn những thành quả của các nhà bác học, của ông cha. Học
sinh nhận thấy được vai trò quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, muốn đất nước tiến lên thì tuổi
trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập và rèn luyện, phải có ý chí và hoài bão
vươn lên để trở thành nhũng con người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng được
yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Dự án góp phần giảm bớt tính trừu tượng trong giảng dạy bài học, các em
học sinh khá giỏi càng yêu thích môn Lịch sử hơn, các em học yếu môn Lịch sử sẽ
thấy bớt “khô khan, rắc rối”, không còn “sợ học” và “ngại học” hay chỉ học đối
phó với môn Lịch sử nữa.
- Dự án trên phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy năng lực

thực hành giỏi nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục : “ học đi đôi với hành, lí luận
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với nhà trường và xã hội”.
- Thông qua dạy học dự án, học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề,
thuyết trình và bảo vệ sản phẩm trước tập thể, các em có cơ hội khẳng định bản
thân, tự tin, tự giác, có trách nhiệm cao đối với tập thể…góp phần đào tạo những
người lao động phát triển toàn diện, những công dân hữu ích cho xã hội.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
Sách giáo khoa, sách bài tập và sách giáo viên Lịch sử 12 (ban cơ bản và
nâng cao)
Sách tham khảo: - Thiết kế bài giảng lịch sử 12 - PGS. TS Trịnh Đình
Tùng (CB)
- Lịch sử văn minh thế giới - GS Vũ Dương Ninh (CB)
- Lịch sử thế giới hiện đại - GS. TS Nguyễn Anh Thái
(CB)
- Ama nach - những nền văn minh thế giới...

9


Tài liệu hướng dẫn sử dụng Powerpoint, Word, tài liệu về một số dự án
mẫu
Nguồn Internet: Baigiang.violet.vn
Tailieutonghop.com, lichsu.edu.vn, google.com.vn

VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu
- Học sinh hiểu được nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu chủ yếu của
CMKH - CN sau CTTG2.
- Hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.
- HS thể hiện sản phẩm thu được bằng bài báo cáo Powerpoint, qua đó HS

phát triển được khả năng thuyết trình trước đám đông.
- HS say mê khoa học, yêu thích môn Lịch sử
- Có năng lực làm việc nhóm, ý thức tự giác và trách nhiệm cao.
Phương pháp dạy học
Lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn
trợ giúp.
Tiến trình dạy học
Kế hoạch chi tiết
Thời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

gian
Buổi 1

- Giới thiệu với học sinh
về

dạy

học

theo

dự

- Cá nhân tự nghiên cứu các


án tài liệu được cung cấp.

(DHDA).

- Chia nhóm theo hướng dẫn

- Cung cấp tài liệu về của giáo viên, thảo luận bầu nhóm
DHDA

trưởng, thư kí nhóm.

- Hướng dẫn học sinh

- Mỗi nhóm nhận một đề tài,

chia thành 4 nhóm thực hiện 4 sổ theo dõi dự án và điền các thông
đề tài.

tin ban đầu.
10


- Chuyển giao nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận về ý

học tập: Đưa ra 4 vấn đề định tưởng dự án.
hướng và một số bài tập, câu
hỏi tương ứng.


- Các nhóm xác định nội
dung dự án và hoàn thành việc đặt

- Phát sổ theo dõi dự án tên cho dự án
và hướng dẫn học sinh ghi
chép.

- Các nhóm thảo luận, tiếp
nhận phản hồi của giáo viên để đưa

- Định hướng, giúp đỡ ra giải pháp thực hiện, phân công
các nhóm xác định được: nội nhiệm vụ cho từng thành viên trong
dung dự án, tên dự án, các công nhóm
việc cần thực hiện để hoàn
thành nhiệm vụ.

- HS thực hiện các nhiệm vụ
được giao

- Công bố mục tiêu
chung của các dự án. Cung cấp
tiêu chí đánh giá mỗi dự án
- Yêu cầu học sinh chuẩn
bị các bài trình diễn
Buổi 2

- Kiểm tra thông tin thu

- Mỗi nhóm cử đại diện để


thập của từng nhóm, cách giải báo cáo sơ bộ sản phẩm của nhóm
quyết vấn đề của mỗi nhóm

mình.

- Đưa ra góp ý, điều
chỉnh cần thiết khi các nhóm

- Tiếp tục hoàn thành sản

báo cáo sơ bộ sản phẩm ( báo phẩm dự án theo phản hồi của giáo
cáo thử)

viên.

- Lên kế hoạch báo cáo
sản phẩm trước lớp
Buổi 3

- Phát phiếu đánh giá
cho mỗi học sinh và mỗi nhóm

- Các nhóm lần lượt báo cáo
sản phẩm dự án và thảo luận toàn

- Tổ chức cho các nhóm lớp.
11


báo cáo sản phẩm.


- Đánh giá theo tiêu chí và

- Thu phiếu đánh giá, sổ theo phiếu đã được phát.
theo dõi dự án
- Công bố kết quả của
mỗi dự án, gợi ý hướng phát

- Ghi nhận kết quả dự án

triển tiếp theo của mỗi dự án.
Kết thúc dự án.
Diễn biến cụ thể của các buổi học
Buổi 1:
- Trước khi bắt đầu dự án, giáo viên thăm dò ý kiến các học sinh trong lớp.
Tất cả các em đều chưa nghe về “dạy học dự án”, rất ít em làm việc theo nhóm,
hầu hết đều chưa biết sử dụng Powerpoint.
- Trên cơ sở đó, giáo viên tiến hành tập huấn về sử dụng Powerpoint cho các
em, giới thiệu về dạy học dự án, vai trò của giáo viên và học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo mỗi nhóm có tỉ lệ
nam nữ đồng đều, có người giỏi về Powerpoint, đều có các bạn năng động hoạt
bát, có khả năng tốt hơn về vấn đề được giao, có nhóm trưởng, thư kí. Sau khi thảo
luận nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm lập địa chỉ hòm thư chung.
- GV đặt vấn đề, gợi ý dự án cho HS (có câu hỏi và bài tập định hướng kèm
theo)
Có 4 đề tài:
1) Tìm hiểu và trình bày về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ
2) Tìm hiểu những thành tựu của khoa học cơ bản và ứng dụng vào
thực tiễn.

3) Tìm hiểu những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng.
4) Tìm hiểu và trình bày những tác động của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đối với cuộc sống con người.
12


- GV yêu cầu mỗi nhóm lập địa chỉ hòm thư chung.
- GV kiểm tra danh sách các nhóm và việc bầu nhóm trưởng của mỗi nhóm.
Kết quả các em thống nhất 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm trưởng: Phạm Thị Ánh Lan
Thư kí: Bùi Thị Thùy Linh
Các thành viên tham gia ( có danh sách kèm)
Nhóm 2: Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Lý
Thư kí: Đặng Thị Thu Hà
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 3: Nhóm trưởng: Tạ Đức Hiếu
Thư kí: Nguyễn Thị Thùy Linh A
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 4: Nhóm trưởng: Tống Đại Nghĩa
Thư kí: Tạ Thu Phương
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
- Học sinh mỗi nhóm nhận một đề tài, thảo luận ý tưởng dự án và quyết định
tên dự án mỗi nhóm:
Nhóm 1: Nguồn gốc và đặc điểm cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Nhóm 2: Những thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng.
Nhóm 3: Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng.
Nhóm 4: Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với cuộc
sống con người.
- GV định hướng và trợ giúp HS thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch
dự án.

- GV hướng dẫn học sinh mỗi nhóm tìm hiểu nội dung thông qua chùm câu
hỏi và yêu cầu phải có hình ảnh minh họa.
Nhóm 1: Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật công nghệ.
13


Hướng dẫn tìm hiểu qua các câu hỏi:
1. Tìm hiểu tại sao gọi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ?
2. Xuất phát từ đâu mà bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
3. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ? Tại sao trong cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp?
Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày những thành tựu trong lĩnh vực cơ bản và
ứng dụng của nó vào kỹ thuật và sản xuất nhằm phục vụ cuộc sống.
Hướng dẫn qua hệ thống câu hỏi:
1. Thế nào là khoa học cơ bản?
2. Khoa học cơ bản gồm những lĩnh vực nào? Thành tựu và ứng dụng của mỗi
lĩnh vực?
Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày những lĩnh vực khoa học công nghệ và ứng
dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu về:
1. Công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
2. Công nghệ sinh học.
3. Thông tin liên lạc, giao thông vận tải...
Nhóm 4: Tìm hiểu và trình bày về những tác động của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ đối với cuộc sống của con người.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
1. Tác động tích cực.

2. Tác động tiêu cực
* Các kế hoạch hỗ trợ:
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,.
- Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn
( hoặc địa chỉ nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần
thiết.
14


- Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ
dàng truy cập.
- In cho HS file các tài liệu hỗ trợ.
Buổi 2
- GV kiểm tra thông tin thu thập của từng nhóm, cách giải quyết vấn đề của
mỗi nhóm
- Mỗi nhóm trình bày sơ bộ dự án đã làm được, GV đưa ra góp ý, điều chỉnh
cần thiết cho mỗi nhóm. HS ghi chép để hoàn thiện kiến thức.
- Các nhóm tiếp tục hoàn thành sản phẩm dự án theo góp ý, nhận xét của
giáo viên.
Buổi 3
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả ( GV lưu ý cho HS những yêu cầu cần
thực hiện: đúng thời gian quy định, phân công đồng đều, các thành viên lên trình
bày ngắn gọn, súc tích,…)
- GV giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và giúp
học sinh hiểu được khái niệm “cách mạng khoa học – công nghệ”.
- GV phát phiếu đánh giá cho mỗi nhóm nêu yêu cầu cụ thể...
- GV mời các nhóm cử đại diện lên trình bày dự án của mình.
- Tổ chức thảo luận, các nhóm góp ý cho nhau.
- GV nhận xét, góp ý và chỉnh sửa (HS ghi chép để hoàn thiện sản phẩm và
nộp lại cho giáo viên) . Tiếp đó GV cho học sinh theo dõi bảng hệ thống kiến thức

về những vấn đề chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (theo mẫu)
Những vấn đề chính

Nội dung kiến thức

Nguồn gốc
Đặc điểm
Những thành tựu cơ bản
Tác động
- HS nộp lại các phiếu đánh giá.

15


- GV cho điểm từng nhóm và tính tính điểm cho từng cá nhân theo tiêu chí
(tuyên dương, khen thưởng nếu có).
Công bố kết quả của mỗi dự án, gợi ý hướng phát triển tiếp theo của mỗi dự
án.
- GV yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại các sản phẩm trên (nếu có sai sót)
và nộp lại cho giáo viên và làm tài liệu tham khảo cho lớp và các khóa sau.
Kết thúc dự án.
VII. KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ
Bao gồm: Tiêu chí đánh giá dự án
Phiếu đánh giá thành viên theo nhóm (có mẫu kèm theo)
Phiếu tổng hợp kết quả dự án (có mẫu kèm theo)
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
Có 4 sản phẩm của 4 nhóm học sinh là các bản thuyết trình Powerpoit
Sản phẩm 1 : Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng KH - CN.
Sản phẩm 2: Những thành tựu của khoa học cơ bản và ứng dụng.
Sản phẩm 3: Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng.

Sản phẩm 4: Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối
với cuộc sống con người. >>
2.1.4. Áp dụng sáng kiến vào thực tiễn, chúng tôi có kết quả như sau:
Học sinh lớp thực nghiệm trả lời câu hỏi kiểm tra tốt hơn lớp đối chứng và
độ chênh lệch giữa học sinh khá - giỏi với học sinh trung bình nhiều hơn thời kỳ
trước khi có sự tác động các biện pháp... Điều đó chứng tỏ những biện pháp sư
phạm mà chúng tôi đề xuất là có tính khoa học và tính khả thi.

2.2. Điểm mới và sáng tạo (ưu điểm của giải pháp)
2.2.1. Dưới sự hướng dẫn có giám sát chặt chẽ, học sinh được cung cấp một cách có hệ thống
và đầy đủ toàn bộ phần kiến thức nền cơ bản cần có.
2.2.2. Giáo viên không độc thoại trên lớp trong quá trình giảng bài mới mà
phải dành thời gian nhất định cho việc đưa ra, hướng dẫn và tổ chức học sinh tham
gia giải quyết các vấn đề theo yêu cầu.
16


2.2.3. Dành khoảng thời gian phù hợp tại lớp để rèn kĩ năng học tập, kĩ năng giải
nhiều dạng bài tập khác nhau, có thời gian để rèn luyện phát triển tư duy của học sinh để
đáp ứng yêu cầu giải quyết những tình huống mới lạ trong các bài tập. Đồng thời phải nắm
bắt chính xác khả năng của từng đối tượng học sinh từ đó có định hướng rõ ràng cho các em
trong quá trình lĩnh hội tri thức cũng như rèn kỹ năng giải bài tập và có giải pháp điều chỉnh,
bổ sung kịp thời những thiếu hụt của học sinh để có hiệu quả học tập cao nhất.
2.2.4. Giúp học sinh tích cực chủ động tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại
cũng như mở rộng tầm nhìn, sự giao lưu học hỏi đối với các đơn vị bạn. Bên cạnh hiệu quả
học tập còn rèn cho các em ý thức độc lập tự chủ và bản lĩnh học tập.
Như vậy, thông qua những hình thức, biện pháp sư phạm như trên chúng tôi
nhận thấy những biện pháp này thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học bộ
môn, đặc biệt là phát huy được năng lực nhận thức độc lập, rèn luyện kỹ năng học
tập và thực hành bộ môn, tăng cường hứng thú và sự say mê của các em đối với

môn Lịch sử. Tuy nhiên, để thực hiện tốt những biện pháp trên đòi hỏi người giáo
viên phải có sự chuẩn bị kỹ về nội dung và phương pháp cũng như phải có lòng
nhiệt tình, yêu nghề, yêu mến học sinh.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được:
1. Hiệu quả kinh tế:
1.1. Giảng dạy kiến thức, tập huấn học sinh giỏi Quốc gia, bồi dưỡng học sinh

giỏi mũi nhọn… là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị của trường THPT Chuyên
Lương Văn Tụy, vì vậy rất khó để có thể quy đổi ra tiền, rất khó đánh giá một cách
định lượng về hiệu quả kinh tế của phương pháp mà chúng tôi đưa ra. Tất nhiên nếu
không được khơi gợi hứng thú học tập, không được hướng dẫn để có kĩ năng học tập tốt,
để mất ít thời gian mà hiệu quả lại cao, thì một em học sinh mỗi năm sẽ phải mua khoảng
10 cuốn tài liệu, trung bình mỗi cuốn khoảng 30.000đ như vậy mỗi em một năm
sẽ mất khoảng: 10 x 30000đ= 300.000đ,mỗi lớp khoảng 30 học sinh - một năm
sẽ mất khoảng: 30 x 300.000= 9.000.000đ v.v..
1.2. Bên cạnh đó, đề tài còn mang lại một số hiệu quả khác, đó là:
- Học sinh hứng thú trong nghiên cứu, học tập và sáng tạo.
- Học sinh tiết kiệm được thời gian ở trên lớp để luyện nhiều dạng bài tập.
17


- Giáo viên tiết kiệm được thời gian soạn giảng về lý thuyết (đây là việc gây tốn nhiều
thời gian nhất).
- Giảm kinh phí mời giáo sư để dạy những kiến thức nền cơ bản, ôn luyện thi…
2. Hiệu quả xã hội:
2.1. Với khoảng thời gian như khi tiến hành phương pháp cũ, hiệu quả học tập
được nâng cao rõ rệt (Học sinh không chỉ nắm vững kiến thức nền cần có mà còn hiểu
sâu sắc các vấn đề, biết vận dụng các kiến thức linh hoạt, sáng tạo từ đó phát triển năng
lực tư duy).
2.2. Học sinh được rèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến

thức, đây chính là yếu tố quan trọng, là tiền đề phát triển năng lực của các em trong công
việc sau này.
2.3. Nhờ việc tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin, các em có thể bắt nhịp
với thời đại và mở ra một tư duy mới trong việc phát huy tiềm năng của mình trong quá
trình học tập nghiên cứu tiếp theo.
V. Kinh phí thực hiện sáng kiến:

- Kinh phí sử dụng cho sáng kiến không đáng kể (Chủ yếu dùng cho việc đánh
máy, pho to phiếu điều tra, photo tài liệu cho học sinh, truy cập Internet). Tổng kinh phí
tác giả đã dùng trong quá trình thực hiện sáng kiến vào khoảng:1.600.000 ( Một triệu sáu
trăm ngàn đồng)
- Toàn bộ kinh phí này giáo viên tự túc.
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng:
Phương pháp đổi mới được đề cập đến trong đề tài không chỉ dùng cho phần kiến
thức về “cách mạng khoa học – công nghệ” mà có thể sử dụng linh hoạt, hiệu quả cho
các phần kiến thức khác hoặc học tập các chuyên đề trong tập huấn học sinh giỏi Quốc
gia, trong bồi dưỡng học sinh giỏi Khu vực, học sinh giỏi Tỉnh, luyện thi Đại học … Vì
vậy không chỉ áp dụng cho việc dạy học ở trường Chuyên mà có thể áp dụng ngay với
mọi trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay trong giáo
dục.

18


CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Bùi Thị Thanh Vân
Vũ Thu Hương


19


PHỤ LỤC

20


21



×