Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.27 KB, 128 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO để hợp tác
phát triển và cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá. Sự cạnh tranh gay gắt và
quyết liệt, mà trước hết là giáo dục giữa các quốc gia đã và đang đặt ra cho
nước ta những cơ hội, đồng thời là những thách thức mới về năng lực phát
triển và cạnh tranh về chất lưọng, năng suất lao động, đặc biệt là chất lượng
nguồn nhân lực.
- Năm 2009 Việt Nam đạt 200 sinh viên trên một vạn dân, gấp đôi Trung
Quốc, ngang bằng với nền giáo dục chất lượng cao Malaysia và Singapo.
Hơn thế nữa chất lượng nguồn nhân lực Viêt Nam năm 2009 xếp thứ 11/12
nước Châu Á. Nhưng sinh viên Việt Nam ra trường vẫn rất khó tìm được
việc làm (đặc biệt là không đáp ứng được yêu cầu cao của công ty tư nhân
và công ty nước ngoài), nước ta vẫn phải thuê các chuyên gia nước ngoài.
- Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nền giáo dục. Đảng ta xác định:
+ Giáo dục là quốc sách hàng đầu
+ Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
+ Giáo dục là nền tảng và là động lực phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục đã nhận được sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ nhà nước và xã hội
nhưng thực tế ''Nền giáo dục nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội'':
+ Nền giáo dục nước ta qua 20 năm đổi mới vẫn còn là nền giáo dục nặng
nề về thi cử, khoa bảng với nội dung giảng dạy đơn điệu.
+ Cung và cầu giáo dục có khoảng cách lớn. Cung ứng giáo dục không theo
được nhu cầu giáo dục mà thị trường lao động, việc làm đang đòi hỏi;
không đáp ứng được nhu cầu của người học và có khoảng cách xa trong
việc đáp ứng sự đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội.
+ Chúng ta chưa có chính sách phát huy, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân
tài hợp lý, nên dẫn đến hiện tượng ''chảy máu chất xám''.
1



+ Hệ thống giáo dục nước ta còn quá bất cập trong đào tạo nhân lực, đào
tạo người tài có tầm quốc tế.
+ Hiện nay chưa làm tốt việc dạy cho học sinh các kỹ năng sống như diễn
đạt, tư duy, ra quyết định, giải quyết vấn đề, và hiểu biết được chính mình.
+ Đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập
yếu kém.
+ Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lí giáo dục còn chồng chéo, yếu kém
chưa đủ khả năng ngăn chặn những tiêu cực, rủi ro trong tiến trình hội nhập
quốc tế và toàn cầu hoá.
Như vậy, bản thân chất lượng nguồn nhân lực giáo dục cũng đã hạn
chế thì khó mà đào tạo nguồn nhân lực tốt cho đất nước. Để đáp ứng nhu
cầu thời đại thì phải đổi mới giáo dục toàn diện.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi yêu cầu không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng học sinh
giỏi là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước: những nhà lãnh
đạo tài giỏi, những nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia hàng đầu, các
nhà sư phạm mẫu mực, những người lao động sáng tạo... Họ trực tiếp đào
tạo thế hệ tương lai những con người giàu sức sáng tạo. Vậy bồi dưỡng học
sinh giỏi là nhiệm vụ cấp thiết, mang tính chiến lược.
Song, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung đang gặp nhiều
khó khăn: về chính sách, đội ngũ giáo viên ...và nhất là tài liệu dạy học.
Riêng môn hoá học, do đặc thù riêng của mình, phần kiến thức cơ sở hoá
học chung là lý thuyết nền tảng, kiến thức cơ sở, quyết định quá trình dạy
học hoá học. Nó gồm những lý thuyết chủ đạo trừu tượng, khó hiểu, những
quy luật của các hạt vi mô không thấy được, của các quá trình hoá học phức
tap. Vì vậy xây dựng hệ thống bài tập phần này là mục tiêu, phương pháp,
phương tiện dạy học hiệu quả. Nhưng thực tế, chúng ta chưa có nhiều tài
liệu cung cấp, chưa có hệ thống bài tập đa dạng với chất lượng tốt phần
này. Nhất là tài liệu bồi dưỡng các kì thi học sinh giỏi, các kì thi cấp tỉnh, kì

2


thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn từ tất cả học
sinh THPT.
Đó là tất cả các lý do thôi thúc chúng tôi làm đề tài này:
“Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học
sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học
phổ thông’’
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trưòng THPT
Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phần cơ sở hoá học chung
lớp 10 ở trường THPT phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở hoá học chung nhằm phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, để đạt thành tích cao trong các kì thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, và thi vào đại học, cao đẳng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Nghiên cứu cấu trúc chương trình và hệ thống bài tập phần cơ sở
hoá học chung lớp 10 trường THPT.
- Xây dựng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở
hoá học chung lớp 10 trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm với hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học
sinh giỏi phần cơ sở hoá học chung lớp 10.
5. Giả thuyết khoa học
- Nếu xây dựng được hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần
cơ sở hoá học chung lớp 10 có chất lượng tốt thì sẽ nâng cao chất lượng bồi

dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở hoá học chung và đạt thành tích cao trong

3


các kì thi học sinh giỏi, thi vào đại học và nâng cao chất lượng dạy học hoá
học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, phân tích tài liệu để xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn công tác bồi dưõng học sinh giỏi phần cơ sở hoá
học chung lớp 10.
- Sưu tầm các đề thi học sinh giỏi, đề thi vào đại học, cao đẳng, tài
liệu tham khảo để tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập.
- Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài
tập từ đó đúc kết kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi.
6.3. Phương pháp toán học
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống bài tập phần cơ sở hoá học chung lớp 10 dùng bồi dưỡng
học sinh giỏi các kì thi cấp tỉnh và thi vào đại học, cao đẳng.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN CƠ SỞ HÓA HỌC CHUNG LỚP
10 THPT

1.1.

Lịch sử nghiên cứu của việc bồi dưõng học sinh giỏi phần cơ sở
hoá học chung lớp 10
Chúng tôi xác định rõ chất lượng đào tạo( được phản ánh trực
tiếp bằng kết quả thi tuyển sinh đại học và kết quả đội tuyển học
sinh giỏi) là nhiệm vụ sống còn của một nhà trường. Vì vậy, yêu cầu
cấp bách là đổi mới phương pháp dạy học
Việc nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú
trọng từ lâu. Đã có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án
về đề tài bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. Luận văn của Đỗ Văn
Minh về bồi dưỡng học sinh giỏi phần hóa học vô cơ. Luận văn của
Đỗ Quỳnh Mai về xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ phát
triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông chuyên hóa. Luận văn
của Nguyễn Tiến Hoàn về xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập
phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học dùng bồi dưỡng học sinh
giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, olympic hóa
học. Luận án của TS Vũ Anh Tuấn về xây dựng hệ thống bài tập hóa
học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa
học ở trường phổ thông. Mới đây nhất là luận án của TS Nguyễn Thị
Ngà về xây dựng hệ thống bài tập hóa học đại cương làm tài liệu tự
học cho học sinh chuyên hóa. Song chưa có luận văn hoặc luận án
nào về xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học chung để bồi
dưỡng học sinh giỏi các trường không chuyên, những trường chiếm
đại đa số trong các trường THPT. Như vậy đề tài của chúng tôi là
tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần cơ sở hóa học
chung lớp 10 trường THPT, là đề tài mới, cần thiết cho tất cả đối
5



tượng học sinh để phục vụ trực tiếp cho các kì thi học sinh giỏi cấp
tỉnh, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
1.2. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học
1.2.1. Vị trí của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và việc đào tạo
nhân tài trong dạy học hoá học phổ thông
Một trong những chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ
thông đã có từ rất xưa và ngày càng được coi là then chốt của hầu hết các
nước trên thế giới là vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Tại sao
lại như vậy? Theo triết học duy vật biện chứng thì trong tất cả các nguồn
lực phát triển xã hội thì nguồn lực con người quyết định các nguồn lực
khác. Hơn thế nữa, hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão càng
đòi hỏi hàm lượng chất xám rất cao trong lao động sản xuất. Công nhân nếu
không muốn bị sa thải thì phải không ngừng nâng cao trình độ và tay nghề
để bắt kịp dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại. Công ty muốn không bị
phá sản thì phải có đội ngũ nhân viên năng động và giàu sức sáng tạo. Một
đất nước muốn không bị tụt hậu, lạc hậu so với thế giới thì phải đào tạo
được lao động chất lượng cao. Đó là vấn đề tồn tại và phát triển của từng cá
nhân, tập thể, đất nước và xã hội loài người. Nó chỉ được giải quyết khi
chúng ta làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài.
Nước ta rất coi trọng vấn đề này: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Vừa trải qua chiến tranh bị tàn phá nặng nề, nhưng nước ta đã và đang đạt
được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự kiện Bia
tiến sĩ của Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành di sản văn hóa thế giới, và
giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng cao quý nhất về toán học (mà
ngay cả Trung Quốc đất nước giàu mạnh, đầu tư rất lớn cho giáo dục cũng
chỉ hi vọng sau 30 năm nữa có giải thưởng như ta) đã khẳng định vị trí của
người Việt Nam trên thế giới.
Trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học nói riêng,
chúng ta đã có được rất nhiều huy chương vàng, bạc, đồng trong kì thi
6



olympic hóa học quốc tế. Sự thành công đó, có sự đóng góp rất lớn của rất
nhiều nhà hóa học: cố GS.TSKH Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận
về bài toán hóa học; GS.TSKH Nguyễn Cương nghiên cứu về lý luận
phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học; PGS.TS Nguyễn Xuân
Trường, PGS.TS Lê Xuân Trọng, PGS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh, PGS.TS
Trần Thành Huế nghiên cứu về bài tập hóa học nâng cao, và mới đây là
luận án tiến sĩ về bồi dưỡng học sinh giỏi của TS Vũ Anh Tuấn.
Tất cả những thành tựu to lớn trên, yêu cầu chúng ta càng ngày càng
phải coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, để trong tương lai chúng ta
có những nhà khoa học đầu ngành, những chuyên gia, nguồn lao động chất
lượng cao.
1.2.2. Học sinh giỏi hóa học
1.2.2.1. Quan niệm về học sinh giỏi
Hầu hết các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề học
sinh giỏi từ rất sớm (thời phong kiến) và họ đã có chế độ riêng để bồi
dưỡng và sử dụng người tài. Vậy thế nào là học sinh giỏi?
Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có
năng khiếu) và talent (tài năng). Theo cơ quan Giáo dục Mỹ: "Học sinh giỏi
là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc có năng lực nổi trội
trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật hoặc
các lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt. Những học sinh này thể hiện tài năng
đặc biệt của mình từ các bình diện văn hóa, xã hội và kinh tế.. ".
Như vậy những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động
không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển
đầy đủ các năng lực vừa nêu trên.
1.2.2.2. Năng khiếu Hoá học
- Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học nói chung và hóa
học nói riêng là phát hiện những học sinh có năng khiếu về bộ môn để kịp

thời bồi dưỡng thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ môn và nhân
7


tài cho đất nước. Vậy thế nào là học sinh có năng khiếu về hóa học? Những
phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của học sinh giỏi hóa học là gì?
Chưa có một tài liệu nào định nghĩa về năng khiếu Hoá học. Trong luận
án của TS Vũ Anh Tuấn [30]:
Năng khiếu hóa học bao gồm 2 mặt tích cực chủ yếu không thể tách rời
nhau là:
- Khả năng tư duy Toán học.
- Khả năng quan sát, nhận thức và nhận xét các hiện tượng tự nhiên, lĩnh
hội và vận dụng tốt các khái niệm, định luật hoá học.
Học sinh có khả năng tư duy Toán học tốt nhưng không có khả năng quan
sát, nhận thức các hiện tượng tự nhiên thì không thể có niềm say mê Hóa
học dẫn đến học môn Hóa theo cách thức phiến diện, công thức và Toán
hóa các sự việc, hiện tượng của Hóa học.
Ví dụ: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, cần vừa đủ 2,24 lít CO ở
đktc. Tính khối lượng sắt thu được.
Học sinh chưa quan sát được thì sẽ lập hệ:
Gọi số x, y, z, t lần lượt là số mol Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong hỗn hợp
Sau đó dựa vào phương trình hóa học lập được phương trình
Theo số mol CO: y + 4z + 3t = 0.1
Theo khối lượng hỗn hợp: 56x + 72y + 232 z + 160t = 17,6
Chỉ có 2 phương trình mà 4 ẩn khó giải.
Nếu học sinh quan sát tốt sẽ thấy rằng:
Khi khử sắt: CO + O(oxit) → CO2
Vì vậy tổng số mol O trong oxit bằng số mol CO = 0,1 mol
→ mFe = mhh – mO = 17,6 – 0,1.16 = 16 gam.
Ngược lại, học sinh có khả năng quan sát, nhận thức các hiện tượng tự

nhiên dẫn đến niềm say mê Hóa học nhưng khả năng tư duy Toán học chưa
tốt thì việc nghiên cứu Hóa học gặp rất nhiều khó khăn .

8


1.2.2.3. Những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi môn
Hoá học
- Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có
được phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực tiếp thu kiến thức,
tức là có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng; có ý thức tự bổ sung,
hoàn thiện kiến thức.
- Có trình độ tư duy hóa học phát triển. Tức là biết phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát hóa, có khả năng sử dụng phương pháp phán đoán như
qui nạp, diễn dịch, loại suy. Để có được những phẩm chất này đòi hỏi người
học sinh phải có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng, năng lực
diễn đạt…
- Có khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng tự nhiên.
Phẩm chất này được hình thành từ năng lực quan sát sắc sảo, mô tả, giải
thích hiện tượng các quá trình hóa học; năng lực thực hành của học sinh.
- Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kỹ
năng đã có để giải quyết các vấn đề, các tình huống. Đây là phẩm chất cao
nhất cần có ở một học sinh giỏi.
1.2.2.4. Dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi
- Khả năng định hướng: Ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượng
cần lĩnh hội, mục đích phải đạt được và những con đường tối ưu đạt được
mục đích đó.
- Bề rộng: Có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác.
- Độ sâu: Nắm vững ngày càng sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện
tượng.

- Tính linh hoạt: Nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách
thức hành động vào những tình huống khác nhau một cách sáng tạo.
- Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các
hướng xuôi và ngược chiều.
9


- Tính độc lập: Thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề, đề xuất
cách giải quyết và tự giải quyết được vấn đề.
- Tính khái quát: Khi giải quyết một loại vấn đề nào đó sẽ đưa ra được
mô hình khái quát, trên cơ sở đó để có thể vận dụng để giải quyết các vấn
đề tương tự, cùng loại.
1.3. Bài tập hoá học
1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học
Trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở phổ thông hiện nay, thuật
ngữ “ bài tập” chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: Bài tập bao gồm cả
những câu hỏi và bài toán, mà khi hoàn thành chúng học sinh vừa nắm
được vừa hoàn thiện một tri thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời
miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm.
Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của bài tập hóa học
trong quá trình dạy học, người giáo viên phải sử dụng và hiểu nó theo quan
điểm hệ thống và lý thuyết hoạt động. Bài tập chỉ có thể thực sự là “bài tập”
khi nó trở thành đối tượng hoạt động của chủ thể, khi có một người nào đó
chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó, tức là khi có một “người giải”.
Vì vậy, bài tập và người học có mối liên hệ mật thiết tạo thành một hệ
thống toàn vẹn, thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.
Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập:
BÀI TẬP

NGƯỜI GIẢI


Những điều kiện

Phương pháp giải

Những yêu cầu

Phương tiện giải

1.3.2. Tác dụng của bài tập hoá học
- Kiến thức chỉ thực sự được khắc sâu, hiểu sâu, và sự sáng tạo được
phát huy khi học sinh được vận dụng vào làm bài tập. Bài tập hóa học là
10


phương tiện, phương pháp, mục tiêu dạy học giúp nâng cao chất lượng dạy
học hóa học. Bài tập hóa học còn là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn để
học sinh thấy rõ tính thực tiễn của bộ môn.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú.
Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vũng kiến thức
một cách sâu sắc.
Ví dụ: Nguyên tố X có lớp ngoài cùng là 4s1. Xác định vị trí của X trong bảng
tuần hoàn.
Học sinh thường chỉ viết được một cấu hình của K (Z=19): [Ar]4s 1. Mà quên
rằng X còn có thể là Cr(Z=24) [Ar]3d54s1 hoặc Cu(Z=29): [Ar]3d104s1. Do
hiện tượng chuyển electron để đạt cấu hình bán bão hòa (Cr) phân lớp d và
bão hòa phân lớp d (Cu) bền hơn cấu hình ban đầu.
- Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách
tốt nhất.
Ví dụ: Bài tập sau giúp học sinh gắn kết các chương về nguyên tử, bảng

tuần hoàn, và phản ứng oxi hóa khử.
Tổng số hạt cấu tạo nên một nguyên tử của nguyên tố M là 82, trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
a. Tìm M
b. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn
c. M có tạo được các ion M2+ và M3+. Cho biết tính chất hóa học cơ bản của
nguyên tử M và các ion M2+ và M3+. Viết phương trình minh họa
- Rèn luyện các kỹ năng hoá học quan trọng cho học sinh như kỹ
năng viết và cân bằng phương trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công
thức và phương trình hoá học, kỹ năng thực hành như cân, đo, đun nóng,
nung sấy, lọc, nhận biết hoá chất...
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh. Có
rất nhiều bài tập hóa học có thể giải bằng nhiều cách khác nhau. Phải có
năng lực nhận thức tốt học sinh mới tìm ra các cách giải nhanh và hay,
11


mang bản chất hóa học. Trong quá trình tìm kiếm con đường ngắn nhất đi
đến kết quả bài toán như vậy, trí thông minh và năng lực tư duy của học
sinh được phát triển.
Ví dụ: Bài toán sau có thể giải bằng rất nhiều cách
Để m gam bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp X
có khối lượng 12 gam gồm: Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗn
hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 22,4 lit NO (sản phẩm khử
duy nhất ở đktc). Tính m.
C1: phương pháp đại số
Đặt x, y, z, t lần lượt là số mol Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 ta được hệ
phương trình đại số:
Khối lượng hỗn hợp X: 56x +72y +232z +160t = 12
m

Tổng số mol Fe: x + y + 3z + 2t = 56

Số mol Oxi: y + 4z + 3t =

12 − m
16

Số mol NO: x + 3y + 3z = 0,3
C2: phương pháp bảo toàn electron
O
Fe +

→ 12gam X HNO
→ Fe3+
3

2

Xét cả quá trình trên
Fe



Fe3+ +

m
56 (mol)

O2


3m
56

4e → 2O-2

+

12 − m
mol
32

N+5

3e

12 − m
mol
8

+ 3e → N+2(NO)
0,3mol

0,1mol

Theo định luật bảo toàn electron có:
12


3m 12 − m
=

+ 0,3
56
8

→ m = 10,08 gam
- Bài tập hoá học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu
tài liệu mới (hình thành khái niệm, định luật) khi trang bị kiến thức mới,
giúp học sinh tích cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền
vững. Điều này thể hiện rõ khi học sinh làm bài tập thực nghiệm định
lượng.
- Bài tập hoá học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình
thành phương pháp học tập hợp lý.
- Bài tập hoá học còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng
của học sinh một cách chính xác.
- Bài tập hoá học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính
kiên nhẫn, trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc
khoa học (có tổ chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Điều
này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm.
Tuy nhiên, mọi tác dụng của bài tập hóa học chỉ được phát huy khi
giáo viên sử dụng nó phù hợp với từng đối tượng học sinh, và phải biết
cách khai thác triệt để mọi khía cạnh của bài toán, để học sinh tự mình tìm
ra cách giải.
1.3.3. Phân loại bài tập hoá học [30]
Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hoá học dựa trên cơ sở khác
nhau:
a/ Dựa vào mức độ kiến thức: (cơ bản, nâng cao)
b/ Dựa vào tính chất bài tập: (định tính, định lượng)
c/ Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh: (lý thuyết, thực nghiệm)
d/ Dựa vào mục đích dạy học: (nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập,
kiểm tra)

e/ Dựa vào cách tiến hành trả lời: (trắc nghiệm khách quan, tự luận)

13


f/ Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải bài tập: (lập công thức, phương pháp
bảo toàn: khối lượng, electron, nguyên tố...)
g/ Dựa vào loại kiến thức trong chương trình: (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần
hoàn , phản ứng oxi hóa khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học)
i/ Dựa vào đặc điểm bài tập:
- Bài tập định tính: (giải thích hiện tượng, nhận biết, điều chế, tách hỗn
hợp...)
- Bài tập định lượng: (có lượng dư, giải bằng trị số trung bình, giải bằng đồ
thị...)
Giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt, người ta phân loại để
nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định.
1.3.4. Quá trình giải bài tập hoá học [30]
a/ Nghiên cứu đề bài
- Đọc kỹ đề bài.
- Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài.
- Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản.
- Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b/ Xây dựng tiến trình luận giải
- Thực chất là thiết lập mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm. Yêu cầu
đặt ra là đảm bảo tính logic của bài toán, tìm ra cách giải ngắn nhất và hay
nhất sẽ rèn luyện tư duy và sự sáng tạo của học sinh. Điều đó nghĩa là giáo
viên đã dạy cho học sinh bằng bài tập.
c/ Thực hiện tiến trình giải
Quá trình này ngược với quá trình giải, mà thực chất là trình bày lời giải
một cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định

lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựa vào mối tương quan giữa các ẩn số để lập
phương trình, giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả
(nếu cần).
d/ Đánh giá việc giải
14


- Việc đánh giá việc giải có rất nhiều tác dụng:
+ Kiểm tra lại được toàn bộ quá trình giải, xem có sai sót gì không? có
dữ kiện nào thừa không? giúp rèn cho học sinh tính cẩn thận.
+ Xem cách đã giải có ưu nhược điểm gì? điểm đặc biệt của bài toán này
là gì? còn cách nào tốt hơn không, giúp rèn tư duy đa hướng và óc thông
minh mà thực tế cuộc sống rất cần.
+ Có thể sửa bài toán đã cho thành bài toán tổng quát hơn, phức tạp hơn,
dễ hơn như thế nào? điều này giúp rèn cho học sinh tính mềm dẻo của tư
duy.
Như vậy việc đánh giá việc giải là vô cùng quan trọng. Giáo viên cần tổ
chức tốt việc này để phát huy hết tác dụng của bài tập hóa học
1.3.5. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và việc giải bài tập hoá học
Đây thực chất là mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành (việc vận
dụng lý thuyết vào giải bài tập).
Học sinh chỉ giải tốt và sáng tạo bài tập hóa học khi nắm vững kiến thức
hóa học.Việc không nắm vững kiến thức hóa học sẽ dẫn đến việc giải sai,
hoặc phải mò mẫm cách giải. Nếu không có lý thuyết soi đường thì thực
tiễn trở thành mù quáng.
Ngược lại, học sinh chỉ nắm vững kiến thức khi kiến thức được vận
dụng để giải bài tập. Trong quá trình giải bài tập học sinh phải huy động
kiến thức, lựa chọn kiến thức xem thuộc chương nào, bài nào, mục nào, rồi
phải cấu trúc lại mối quan hệ các đơn vị kiến thức đó, sau đó họ phải tìm
cách vận dụng và vận dụng sáng tạo lý thuyết vào bài tập. Quá trình vận

dụng linh hoạt kiến thức đó kiến thức ngày càng bền vững và có chiều sâu
trong học sinh.
Như vậy việc nắm vững kiến thức và việc giải bài tập hóa học ( vận dụng
kiến thức) có mối quan hệ biện chứng với nhau
Nắm vững
kiến thức

Vận dụng
kiến thức
vvavào
15


1.4. Phần cơ sở hoá học chung lớp 10 trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp
tỉnh và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Các bài tập phần cơ sở hóa học chung trong kì thi học sinh giỏi các
tỉnh chiếm tỷ trọng lớn khoảng xấp xỉ 30%.
Đề thi học sinh giỏi (không chuyên) một số tỉnh năm 1999:
- An Giang: Trong tổng số 4 bài có một bài về tốc độ phản ứng, một bài về
cân bằng hóa học.
- Bắc Giang: Bài 1 về cấu tạo nguyên tử (4,5 điểm), bài 2 về cân bằng hóa
học (5,5 điểm).
- Cần Thơ: Bài 1 gồm cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxi hóa khử (6,5 điểm);
bài 2 có một ý nhỏ về tốc độ phản ứng (1,5 điểm).
- Đà Nẵng (vòng 1):
Bài 1 (3 điểm) về cấu tạo nguyên tử và phản ứng oxi hóa khử.
Bài 4 (2 điểm) về liên kết hoá học.
Bài 6 (4 điểm) về bảng tuần hoàn.
- Đồng Nai: Bài 1 (2 điểm) phản ứng oxi hoá khử.
Bài 4 (4 điểm) cân bằng hóa học.

Bài 5 (5 điểm) cấu tạo nguyên tử.
- Hòa Bình: Bài 1 (6 điểm) về cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn.
Bài 3 (6 điểm) về liên kết hóa học.
- Nghệ An: Trong tổng số 5 bài có 2 bài phần cơ sở hóa học chung: về cấu
tạo nguyên tử và cân bằng hóa học.
- Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối A năm 2007 (Mã đề 930)
- 1 câu về cấu hình electron (câu 5)
- 4 câu về phản ứng oxi hóa khử (câu 2, câu 14, câu 41 và câu 42)
- 1 câu về bảng tuần hoàn (câu 35)
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối B năm 2007 (Mã đề 817)
- 3 câu về phản ứng oxi hóa khử (câu 3, câu 42, câu 12)
- 1 câu về liên kết hóa học (câu 8)
16


- 2 câu về bảng tuần hoàn (câu 39 và câu 44)
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối A năm 2008 (Mã đề 518)
- 1 câu về sắp xếp bán kính các nguyên tử (câu 5)
- 1 câu về xác định loại liên kết trong các chất (câu 10)
- 1 câu về xác định chiều chuyển dịch cân bằng hóa học (câu 15)
- 1 câu về xác định sản phẩm oxi hóa khử (câu 31)
- 1 câu xác định vai trò của chất trong phản ứng oxi hóa khử (câu 35)
- 1 câu xác định sự khử hay sự oxi hóa xảy ra ở điện cực (câu 39)
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối B năm 2008 (Mã đề 195)
- 4 câu về phản ứng oxi hóa khử (câu 1, câu 13, câu 19, câu 47)
- 1 câu về bảng tuần hoàn (câu 2)
- 1 câu về cân bằng hóa học (câu 23)
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối A năm 2009 (Mã đề 438)
- 2 câu về bảng tuần hoàn (câu 14, câu 20)
- 3 câu về phản ứng oxi hóa khử (câu 17, câu 23, câu 29)

- 1 câu về cân bằng hóa học (câu 42)
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối A năm 2010 (Mã đề 253)
- 3 câu về phản ứng oxi hóa khử (câu 2, câu 15, câu 49)
- 1 câu có về quy luật biến đổi trong bảng tuần hoàn (câu 6)
- 2 câu về cấu tạo nguyên tử (câu 32, câu 17)
- 1 câu về sự biến đổi bán kính nguyên tử và độ âm điện (câu 35)
- 2 câu về cân bằng hóa học (câu 16, câu 51)
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối B năm 2010 (Mã đề 174)
- 1 câu về liên kết hóa học (câu 11)
- 1 câu về cấu tạo nguyên tử (câu 12)
- 4 câu phản ứng oxi hóa khử (câu 19, câu 25, câu 51, câu 52)
- 1 câu xét sự ảnh hưởng của áp suất tới cân bằng hóa học (câu 34)
Không những thế việc giải các bài tập trong đề thi thường sử dụng
phương pháp bảo toàn electron để giải quyết nhanh các bài trắc nghiệm.
17


Như vậy, phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 chiếm số lượng
bài tập khá lớn trong các kì thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh đại học, cao
đẳng. Việc dạy tốt phần kiến thức này sẽ giúp học sinh đạt kết quả cao
trong các kì thi quan trọng.
1.5. Tình hình thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học phần cơ sở hoá
học chung lớp 10
1.5.1. Những hạn chế của sách giáo khoa, sách tham khảo về phần kiến
thức cơ sở hóa chung lớp 10
Theo luận án của tiến sĩ Vũ Anh Tuấn thì chưa có tài liệu chính thức
nào dùng bồi dưỡng học sinh giỏi. Sách giáo khoa và sách tham khảo đã
cung cấp kiến thức cơ bản, nhưng cũng thiếu nhiều so với các lý thuyết chủ
đạo. Vì thế việc xem xét hiện tượng tự nhiên cũng chung chung, phiến diện.
Nhiều vấn đề giáo viên và học sinh phải chấp nhận, nhiều câu hỏi và bài

luyện tập phải mang tính chất giả định, thiếu thực tế.
Ví dụ :
+ Cấu tạo của HNO3; H2SO4; H3PO4... viết theo kiểu liên kết đôi hay liên
kết cho nhận (giữa nguyên tử trung tâm và oxi), khi đó giải thích hóa trị của
nguyên tử trung tâm như thế nào? nguyên tử trung tâm có lai hóa không?
+ Tại sao Cu2+: [Ar]3d9 (chưa bão hòa 3d) còn Cu +: [Ar]3d10 (bão hòa 3d ),
nhưng Cu2+ lại bền hơn?
- Về thực chất chương trình Hóa học THPT mang tính chất định lượng
trên cơ sở định tính. Vì vậy, các đề thi học sinh giỏi ở cấp tỉnh bắt buộc
phải đề cập đến những nội dung có những đặc điểm trên và việc tuyển chọn
khó có thể chính xác được.
- Các sách tham khảo rất tràn lan, rất khó lựa chọn bộ sách mà hệ
thống bài tập có chất lượng cao. Cần phối hợp các sách, tuyển chọn kĩ
lưỡng để có hệ thống bài tập đa dạng về thể loại và có chiều sâu hợp lí về
nội dung .
1.5.2. Thực trạng dạy học phần cơ sở hóa học chung lớp 10
18


- Trong các kì thi có kiến thức cơ sở hóa học chung học sinh Kim Sơn
thường đạt điểm không cao: thi học sinh giỏi tỉnh (các trường này thường
không tham dự vòng 2 kì thi học sinh giỏi về phần cơ sở hóa học chung)
đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
- Đa số giáo viên dạy phần kiến thức cơ sở hóa học chung 10 (phần kiến
thức khó, trừu tượng ) là giáo viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dạy
học.
- Quá trình đi dự giờ các giáo viên dạy hóa học 10 trong trường THPT Kim
Sơn B tôi thấy họ ít sử dụng bài tập hóa học khi dạy học phần cơ sở hóa học
chung, mà đa số là thuyết trình .
- Số giờ luyện tập ít, trong giờ giáo viên thường chỉ chữa được 4 hoặc 5 bài

tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, hầu như không thể làm các bài
nâng cao.
- Giáo viên chưa tự xây dựng hệ thống bài tập cho mình mà thường ngẫu
hứng (chưa cân nhắc kĩ ) chọn bài trong sách tham khảo, trong nhóm Hóa
chưa thống nhất cùng nhau xây dựng hệ thống bài tập chất lượng cao mà
thường mỗi người một hệ thống bài tập riêng.
- Số lượng giáo viên có trình độ trên chuẩn (thạc sĩ) dùng bồi dưỡng học
sinh giỏi rất ít (thậm chí không có), đa số là trình độ cử nhân và là giáo viên
lâu năm (khi tri thức họ học đã lâu và trở nên lạc hậu). Cả tỉnh Ninh Bình
số giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa có trình độ thạc sĩ dưới 8
trong tổng số trên 200 giáo viên hóa.
- Một số khó khăn của giáo viên khi dạy học sinh giỏi phần cơ sở hóa học
chung:
+ Khi bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên gặp khó khăn khi không xác định
được độ rộng và chiều sâu hợp lí về nội dung phần kiến thức cơ sở hóa học
chung cần dạy cho học sinh trong các kì thi học sinh giỏi.
+ Tài liệu tham khảo cần thiết rất ít
+ Các đề thi quốc gia gần đây không biết đáp án
19


+ Một số tài liệu tham khảo không thống nhất nhau về đáp án
+ Chế độ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi quá thấp
Kết luận của chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày:
- Một số vấn đề lý luận về học sinh giỏi: vị trí công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, năng khiếu hóa học, những phẩm chất và năng lực cần có của học sinh
giỏi môn hóa học, dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi.
- Lý luận về bài tập hóa học: khái niệm, phân loại, tác dụng của bài tập hóa
học, quá trình giải bài tập hóa học và việc nắm vững kiến thức.

- Tình hình thực tế của việc dạy học phần kiến thức cơ sở hóa học chung 10
không có hiệu quả cao trong khi đề thi học sinh giỏi và đề thi tuyển sinh đại
học dành phần không nhỏ cho vấn đề này vì nó là cơ sở để học tốt hóa học.
Tất cả những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải có biện pháp
nâng cao chất lượng dạy học phần cơ sở hóa học chung lớp 10. Việc xây
dựng hệ thống bài tập tốt sẽ giải quyết được bài toán trên .

20


CHƯƠNG II: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ HÓA HỌC CHUNG LỚP 10 TRƯỜNG
THPT
2.1. Cấu trúc và đặc điểm chương trình cơ sở hóa học chung lớp 10
THPT dùng bồi dưỡng học sinh giỏi
2.1.1. Cấu trúc chương trình cơ sở hóa học chung dùng bồi dưỡng học
sinh giỏi kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
2.1.1.1. Cấu tạo nguyên tử
- Cấu tạo nguyên tử:
+ Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron.
+ Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân. Vì vậy số khối A
xấp xỉ bằng nguyên tử khối.
+ Kích thước hạt nhân quá nhỏ bé so với khoảng không gian mà electron
chuyển động. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
- Cấu hình electron:
+ Các nguyên lý và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử
+ Cấu hình electron theo: lớp, phân lớp, obitan
+ Cấu hình electron rút gọn, cấu hình electron ở trạng thái kích thích
+ Electron hóa trị, electron độc thân

+ Cấu hình electron bền: cấu hình electron bão hòa, bán bão hòa lớp hoặc
phân lớp electron.
+ Hiện tượng bão hòa, bán bão hòa vội cấu hình electron của một số
nguyên tố Cu, Cr
- Phản ứng hạt nhân: sự bảo toàn số khối và điện tích
- Các khái niệm: Đồng vị, nguyên tố hóa học
2.1.1.2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

21


- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố
nhóm A khi điện tích hạt nhân tăng dần là nguyên nhân của sự biến đổi tuần
hoàn tính chất của các nguyên tố.
- Sự biến đổi một số đại lượng vật lý của các nguyên tố hóa học.
+ Bán kính nguyên tử:
Bán kính nguyên tử hay ion tỉ lệ thuận với số lớp electron và tỉ lệ
nghịch với điện tích hạt nhân. Bán kính ion dương bao giờ cũng nhỏ hơn
bán kính của nguyên tử tương ứng. Bán kính của ion âm bao giờ cũng lớn
hơn bán kính của nguyên tử tương ứng. Trong một dãy ion đẳng electron
(có cùng số electron), bán kính ion giảm khi số hiệu nguyên tử tăng.
+ Năng lượng ion hóa
+ Độ âm điện
- Các tính chất biến đổi tuần hoàn
+ Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hidro
+ Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố
+ Tính axit, tính bazơ của các oxit và hidroxit
2.1.1.3. Liên kết hóa học
- Quy tắc bát tử (lưu ý thường chỉ áp dụng cho nguyên tố chu kì 2)

- Các loại liên kết hóa học: Liên kết cộng hóa trị (trường hợp đặc biệt là
liên kết cho nhận), liên kết ion, liên kết kim loại
- Giải thích dạng hình học phân tử:
+ Các obitan xen phủ nhau lớn nhất để tăng mật độ điện tích âm giữa hai
hạt nhân hình thành liên kết hóa học
+ Có hai kiểu xen phủ của obitan hình thành liên kết: Xen phủ trục tạo liên
kết σ bền vững, xen phủ bên tạo liên kết Л(pi) kém bền
+ Sự lai hóa các obitan: Các kiểu lai hóa có sp, sp2, sp3 ...
- Thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ: Đồng đẳng, đồng phân, sự ảnh hưởng
qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử

22


- Lực liên kết liên phân tử: Để giải thích trạng thái tồn tại của chất (rắn,
lỏng , khí), hoặc so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất thì
phải so sánh lực liên kết liên phân tử giữa chúng:
+ Liên kết Van der Waals: phụ thuộc vào khối lượng phân tử, độ phân cực
và độ phân cực hóa của phân tử
+ Liên kết hiđro: liên kết hiđro liên phân tử, liên kết hiđro nội phân tử.
Những hợp chất có liên kết hiđro thường dễ tan trong nước, có nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi cao như alcol, axit cacboxylic…
- Các loại mạng tinh thể: Tinh thể phân tử, tinh thể nguyên tử, tinh thể ion
- Các khái niệm:
+ Hóa trị: Hóa trị một nguyên tố bằng số electron độc thân có thể có của
nguyên tố đó (theo thuyết liên kết hóa trị VB)
+ Công thức electron, công thức cấu tạo
+ Độ bội liên kết
+ Độ dài liên kết: Độ dài liên kết càng ngắn nếu bán kính nguyên tử càng
ngắn và độ bội liên kết càng lớn

+ Độ phân cực của liên kết: Liên kết cộng hóa trị không phân cực có độ
phân cực yếu hơn liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết ion có độ phân
cực lớn nhất.
+ Hiệu độ âm điện(∆χ )của hai nguyên tử càng lớn thì liên kết càng phân
cực mạnh: ∆χ ≥ 1,7 là liên kết ion, ∆χ <1,7 là liên kết cộng hóa trị
+ Năng lượng liên kết
+ Phân tử phân cực và phân tử không phân cực
Phân tử không phân cực là phân tử trong đó điện tích dương của các
hạt nhân và điện tích âm của các hạt electron được phân bố hoàn toàn đối
xứng, nên trọng tâm điện tích dương của các hạt nhân và trọng tâm điện
tích âm của các electron trùng nhau. Đó là các phân tử hai nguyên tử giống
nhau như N2, H2, Cl2. Các phân tử có cấu hình hình học hoàn toàn đối xứng
như các phân tử dạng thẳng BeF2, CO2, phân tử tứ diện đều với 4 nguyên tử
23


giống nhau: CH4, CCl4, phân tử ba góc phẳng với 3 nguyên tử giông nhau
như BF3, SO3 ...
Phân tử phân cực là phân tử trong đó điện tích dương của các hạt
nhân và điện tích âm của các hạt electron được phân bố không đối xứng,
nên trọng tâm điện tích dương của các hạt nhân và trọng tâm điện tích âm
của các electron không trùng nhau. Các phân tử này có cấu hình hình học
không đối xứng như HCl, H2O, NH3, SO2...
2.1.1.4. Phản ứng oxi hoá khử
- Các khái niệm: số oxi hóa, chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử,
phản ứng oxi hoá khử
- Phân loại phản ứng oxi hóa-khử:
+ Phản ứng oxi hóa khử đơn giản: Chỉ có một chất khử và một chất oxi hóa
+ Phản ứng oxi hóa khử phức tạp: Có nhiều chất oxi hóa và nhiều chất khử
+ Phản ứng tự oxi hóa-khử: Một nguyên tố tự tăng và giảm số oxi hóa

+ Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử: Chất oxi hóa và chất khử ở cùng phân
tử
- Cân bằng phản ứng oxi hoá khử:
+ Phương pháp thăng bằng electron
+ Phương pháp ion - electron
- Xác định vai trò các chất trong phản ứng oxi hóa khử
- Xét chiều phản ứng oxi hoá khử:
Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn tác dụng
với chất khử mạnh hơn để tạo ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn
- Dãy điện hóa của kim loại
- Xác định sản phẩm phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài toán bằng phương pháp bảo toàn electron
2.1.1.5. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
- Phân loại phản ứng hóa học: dựa vào năng lượng liên kết, tính hiệu ứng
nhiệt của phản ứng để xét phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt
24


- Biểu thức tốc độ phản ứng
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- Xác định chiều chuyển dịch cân bằng của phản ứng dựa vào nguyên lý
chuyển dịch cân bằng Lơstadie
- Biểu thức tính hằng số cân bằng hóa học K cb , các loại hằng số cân bằng
Kc, Kp và mối quan hệ giữa chúng
- Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng,nồng độ ban đầu, hằng số cân
bằng hóa học, độ chuyển hóa α
2.1.2. Đặc điểm của chương trình cơ sở hóa học chung lớp 10 dùng bồi
dưỡng học sinh giỏi
- Rất nhiều kiến thức mới, khó và trừu tượng. Chương trình cơ sở hóa học
chung gồm chủ yếu các học thuyết và định luật mới, các khái niệm mới,

khó và trừu tượng như thuyết electron, các thuyết về liên kết hóa học, lý
thuyết về tốc độ phản ứng, các khái niệm như obitan, lai hóa, chất oxi hóa,
chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
- Đây là lý thuyết chủ đạo quyết định quá trình dạy và học hóa học, nhưng
hệ thống bài tập vận dụng cơ bản và nâng cao chưa đa dạng và chất lượng
chưa cao, chưa tiếp cận được các kì thi, mang nặng tính truyền thụ lý thuyết
- Các vấn đề nâng cao còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, chưa thống nhất, có
nhiều tranh cãi, nhiều sách tham khảo viết khác nhau, chưa chính xác.
- Chưa có lý thuyết vạn năng để giải quyết được mọi vấn đề một cách đúng
đắn, dễ hiểu, vì thế học sinh gặp khó khăn khi phải lựa chọn thuyết nào làm
công cụ để giải thích, để giải quyết bài toán.
- Nhiều trường hợp ngoại lệ, muốn giải thích phải sử dụng lý thuyết vượt
quá tầm hiểu biết của học sinh. Ví dụ tại sao Cu + có cấu hình bão hòa lớp
ngoài cùng 3s2 3p63d10 rất bền vững so với cấu hình chưa bão hòa của Cu 2+
(3d9) mà thực tế các hợp chất của Đồng chủ yếu là Cu 2+, rất ít hợp chất Cu+.
Để giải thích thỏa đáng điều này phải dùng lý thuyết hóa lượng tử (một
chuyên ngành rất khó của sinh viên).
25


×