Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số kinh nghiệm về công chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.25 KB, 12 trang )

Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Trong thực tế, công tác triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học sinh đã
và đang được lãnh đạo các nhà trường rất quan tâm, triển khai, tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không phải bất cứ đơn vị nào cũng có thể nhận
được sự ủng hộ, thực hiện có hiệu quả trong lực lượng giáo viên và học sinh. Công
tác nghiên cứu khoa học dành cho học sinh vẫn còn là vấn đề mới đối với đối với
nhiều giáo viên và thực sự khó đối với những giáo viên có tâm huyết.
Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có nhiệm vụ
chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nâng cao chất lượng về
chuyên môn, trước hết phải đề cao năng lực của người thầy; thầy giáo tâm huyết sẽ
khuyến khích việc học tập của học sinh, từ đó chất lượng giáo dục (GD) sẽ được
nâng lên gấp bội. Nhận thức là thế nhưng trên thực tiễn, các nhà giáo đang phải cố
gắng trong tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), loay hoay với việc làm
sao để đổi mới, đổi mới phương pháp như thế nào mới được coi là đạt yêu cầu, phù
hợp đối tượng, nhất là bộ phận giáo viên (GV) trẻ. Vì thế, công tác chỉ đạo của lãnh
đạo nhà trường trong việc triển khai nghiên cứu khoa học trong học sinh là rất quan
trọng. Lãnh đạo nhà trường coi việc nghiên cứu khoa học của học sinh chính là
công tác bồi dưỡng giáo viên, chính là trực quan bài học thông qua việc vận dụng
các kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn diễn ra xung quanh.
Chỉ đạo được hoạt động này thường xuyên trong nhà trường chính là giải quyết
được phần nhiều nội dung về chất lượng đội ngũ (CLĐN), chất lượng dạy học
(CLDH), đây là một trong những nội dung khiến cho lãnh đạo các nhà trường quan
tâm đặc biệt trong các nhiệm vụ hàng năm.
Đối chiếu với các đơn vị nhà trường, công tác bồi dưỡng (BD), xây dựng đội
ngũ được diễn ra hàng năm, thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau; ngoài
ra Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hằng năm tổ chức tập huấn, BD nâng cao
-1-



Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

năng lực cho giáo viên, giáo viên được tiếp cận chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước đối với GD, tiếp cận những phương pháp dạy học có hiệu quả
nhất nhằm phát huy năng lực, tính tích cực của học sinh, dần đáp ứng yêu cầu giáo
dục học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, thực hiện
đối với GV thì công tác BD và tự BD là việc làm ít có hiệu quả nếu không muốn
dùng từ là “hình thức”. Không chỉ đối với GV, mà đối với các lực lượng quản lý
trong nhà trường về công BD, việc rà soát các nội dung BD của GV hàng tháng có
hay không có hiệu quả cũng là vấn đề đáng đặt ra để người Hiệu trưởng quan tâm.
Trên thực tế chất lượng công tác BDGV không đạt được đúng yêu cầu mà Sở
GD&ĐT đề ra và nội dung này được xếp xuống “hàng thứ yếu”. Chủ yếu trong
năm học vấn đề chất lượng cần phấn đấu theo chỉ tiêu năm học là quan trọng nhất.
Mặt khác, tâm lý cha mẹ học sinh, học sinh và bộ phận nhỏ GV có quan niệm khi
đi học thì đa số chỉ quan tâm đến học sinh giỏi các môn văn hóa, chưa nhìn thấy hết
tác dụng và thực sự hiểu tâm lý lứa tuổi của các em để là một trong những người
tích cực trong việc khuyến khích học sinh NCKH.
Để giải quyết vấn đề thực tiễn, vừa đạt mục đích trong công tác BD nâng cao
năng lực đội ngũ, vừa tạo môi trường thuận lợi, thân thiện, tự nhiên không cứng
nhắc để các GV có điều kiện bộc lộ năng lực bản thân, vừa tạo môi trường để Thầy
– Trò có điều kiện hiểu biết và chia sẻ trong quá trình giáo dục và được giáo dục,
đồng thời làm gia tăng về số lượng, chất lượng học sinh giỏi. Đây chính là mấu
chốt, nó tạo ra không khí ngầm thi đua, mong muốn đạt được thành tựu, lao động
và học tập không cần phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, nói cách khác tự nó tạo
ra “phong trào thi đua” trong việc triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học
sinh của nhà trường. Vì thế tôi đã nghiên cứu thực trạng, trải qua 2 năm thực hiện
và so sánh kết quả, có hiệu quả nên đã thực hiện nội dung báo cáo “Một số kinh
nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học dành cho học sinh
THPT” với mong muốn nhận được sự góp ý, để phần nào cùng trao đổi, chia sẻ

với các đồng nghiệp.
-2-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và
đời sống xã hội.
Khoa học là hệ thống trí thức về mọi quy luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy; là sản phẩm trí tuệ của
người nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học là tìm kiếm những điều khoa học chưa biết, sáng tạo
hay cải tiến ra phương pháp, phương tiện mới.
NCKH = tìm kiếm các luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học dành cho học sinh là quá trình nghiên cứu những vấn
đề thực tiễn trong đó có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày
để giải quyết những vấn đề thực tiễn đó.
Các lĩnh vực trong Hội thi gồm
1. Khoa học động vật
2. Khoa học xã hội và hành vi
3. Hoá sinh
4. Sinh học tế bào và Phân tử
5. Hoá học
6. Khoa học máy tính
7. Khoa học Trái đất và hành tinh
8. Vật liệu và công nghệ sinh học
9. Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí
10. Năng lượng và vận tải

11. Khoa học môi trường
12. Quản lý môi trường
13. Toán học
-3-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

14. Y khoa và khoa học sức khoẻ
15. Vi trùng học
16. Vật lý và thiên văn học
17. Khoa học thực vật
Trên thực tế, căn cứ các văn bản hướng dẫn về việc triển khai các cuộc thi
nghiên cứu khoa học dành cho học sinh, bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết những vấn đề thực tiễn… đã thôi thúc giáo viên, học sinh ngay trong quá
trình giảng dạy và học tập. Việc gắn những nội dung dạy học vào thực tiễn, hướng
người học vào việc liên hệ kiến thức đã, đang học vào cuộc sống, việc trực quan bài
giảng, gắn dạy học trên phương diện lý thuyết với thực hành giúp học sinh hiểu nội
dung cơ bản của bài ngay tại lớp, nhớ lâu, ngoài ra còn khuyến khích học sinh
trong tìm tòi, khám phá, tự đặt ra vấn đề, tìm cách để giải quyết vấn đề đặt ra và
đưa kiến thức trong sách vở thành những nội dung cụ thể, tránh được việc học thụ
động, thiếu thực tiễn, học sinh chủ động hơn…
Chính vì thế công tác triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học sinh đã
trở thành việc chung của cả Thầy và Trò trong nhà trường. Ngoài việc học sinh yêu
thích tham gia thì còn lực lượng học sinh khác chưa phải là học sinh nổi trội về
kiến thức các môn học (hay gọi là học sinh khá, giỏi) cũng rất quan tâm. Việc học
sinh học trung bình, có kiến thức nền tảng, ham thích trong nghiên cứu cũng có thể
thành công (Ví như: Học sinh Đỗ Tùng Nam và Bùi Văn Trí lớp 12A6 năm học
2012-2013 chỉ là những học sinh có học lực Trung bình vẫn có sản phẩm dự thi đạt
giải Quốc gia.

Mặt khác, hiện nay rất nhiều cha mẹ học sinh và học sinh, không ngoại lệ có
cả bộ phận giáo viên chỉ chú trọng vào việc đôn đốc học sinh học tập trung một số
môn văn hóa cơ bản, không coi trọng các môn học khác (Ví dụ: Giáo dục Công
dân, Công nghệ, Tin học…) hoặc các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không
đầu tư, không chú ý khai thác năng lực của học sinh đúng mức, thường “khoán
trắng” cho cán bộ phụ trách công tác Đoàn. Đặc biệt công tác giáo dục địa phương,
-4-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

giáo dục tích hợp trong các tiết dạy chưa đượcquan tâm đúng mức… Tất cả các yếu
tố trên đều dẫn đến hiệu quả của công tác giáo dục nói chung và ảnh hưởng đến kết
quả giáo dục toàn diện, trong đó có công tác nghiên cứu khoa học của học sinh.
2.2. Thực trạng của công tác triển khai nghiên cứu khoa học
* Thuận lợi: Trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học
sinh trong 2 năm học liền kề, nhà trường nhận được sự ủng hộ của giáo viên và học
sinh.
Giáo viên trẻ chiếm số đông, vì thế họ phấn đấu, cống hiến với sức trẻ, nắm
bắt, vận dụng rất linh hoạt, nhiệt tình, tận tụy, có trách nhiệm. Học sinh rất quan
tâm, đăng ký ghi danh tham gia đông.
Nhà trường quan tâm, sát xao trong công tác chỉ đạo, triển khai, tổ chức, thực
hiện.
* Khó khăn: Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong kiến thức chuyên
môn, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm nên công tác tuyên truyền phát hiện học sinh có
năng khiếu ngay trong các tiết dạy hạn chế. Nhiều giáo viên coi nhẹ hoặc không
quan tâm, và xác định không phải là nhiệm vụ chính, do đó còn thờ ơ.
Vẫn còn cán bộ quản lý, giáo viên trong trường học không thực sự tin tưởng
vào khả năng thành công trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học; không
quan tâm đến nội dung hoạt động của các câu lạc bộ của học sinh, hoặc tổ chức

hoạt động còn hình thức không hiệu quả hoặc có người không hiểu rõ mục đích, nội
dung và tác dụng của Hội thi nghiên cứu khoa học.
Còn có cán bộ quản lý, giáo viên coi nhẹ chất lượng giải của cuộc thi, không
coi trọng Giải về nghiên cứu khoa học so với các giải của môn văn hóa, vì thế thờ
ơ, không đầu tư mặc dù giáo viên đó có chuyên môn. Học sinh còn chịu ảnh hưởng
của giáo viên, cha mẹ và những người xung quanh, còn bị tác động nên không tự
tin, dễ bỏ cuộc (đặc biệt là một số lĩnh vực nghiên cứu về hành vi xã hội). Số đông
giáo viên có nguyện vọng tham gia, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có
quan tâm mà chưa đạt hiệu quả.
-5-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

Vấn đề đặt ra là: Giáo viên có năng lực, học sinh có đủ kiến thức các bộ môn
có liên quan, học sinh có ý tưởng và mong muốn được tham gia Hội thi nghiên cứu
khoa học các cấp. Học sinh mong muốn được công nhận là học sinh giỏi các cấp
nhưng không có khả năng đạt giải ở các môn văn hóa cơ bản…
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Công tác giáo dục nhận thức, bồi dưỡng
* Về công tác tuyên truyền
Trường coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cán bộ giáo
viên, học sinh và cha me học sinh trong các cuộc họp, sinh hoạt tập thể, thông qua
các tiết dạy của giáo viên.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ được thực hiện quyết liệt (về tư tưởng, nhận
thức trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhiệm vụ chuyên môn, công tác tự
bồi dưỡng, tham gia các nội dung bồi dưỡng có hiệu quả…).
Chỉ đạo việc thực hiện tuyên truyền, vận động, tư vấn giúp học sinh khai
thác thế mạnh của bản thân. Trú trọng giáo dục tuyên truyền vào lực lượng học sinh
học lực trung bình vững, không được các thầy cô lựa chọn vào đội tuyển học sinh

giỏi các môn văn hóa để tư vấn. Công tác tư vấn việc phối hợp với cha mẹ học sinh
trong việc thực hành sau khi học tập lý thuyết tại nhà.
* Về thực hiện nhiệm vụ
Hiệu trưởng chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhóm
bộ môn, tổ chuyên môn, ngoài nội dung quy định phải quan tâm đến nội dung bồi
dưỡng giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
Lãnh đạo nhà trường phê duyệt căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu đã giao. Phó
Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn duyệt kế hoạch dạy học, kiểm soát việc dạy học
của giáo viên, đảm bảo về chất lượng, đạt tiêu chí nội dung gắn nội dung kiến thức
môn học với thực tiễn, trực quan để học sinh thấy sự cần thiết của việc học và tác
dụng môn học vào đời sống hàng ngày.

-6-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

Trường quán triệt việc dạy học sinh cách phát hiện ra vấn đề, cách nhận xét
những sự vật, hiện tượng xung quanh, bày tỏ quan điểm của bản thân, đề xuất cách
giải quyết theo quan điểm cá nhân, biết chia sẻ với thầy cô và bạn học.
Công tác chỉ đạo về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tác dụng
rất lớn, giúp môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao vai trò người học, tạo điều
kiện để học sinh tham gia thể hiện năng lực, học sinh gắn bó với trường, học sinh
ham học hơn, chất lượng học tập nâng lên. Vì thế, hoạt động chuyên môn được
lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thường xuyên lien tuch trong suốt năm học.
Công tác nghiên cứu khoa học của học sinh không chỉ áp dụng với đối tượng
học sinh mà còn liên quan đến chất lượng đội ngũ. Vì thế phát hiện, bồi dưỡng,
giúp đỡ, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học còn phải gắn liền với mục tiêu
nhiệm vụ năm học của nhà trường hàng năm.
2.3.2. Công tác chỉ đạo chuyên môn

* Về hoạt động dạy học gắn với thực tiễn
Công tác soạn, giảng phải được đổi mới về phương pháp và cách thức. Muốn
học sinh có thể vận dụng kiến thức để nhận xét những vấn đề xung quanh trong
cuộc sống, thì giáo viên phải thay đổi cách thức soạn giảng. Năm học 2013-2014
trường đã phát động phong trào “nói không với sử dụng giáo án cũ khi dạy học” đạt
hiệu quả. Giáo viên ngoài tìm tòi để thiết kế bài dạy đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức
kỹ năng, còn phải soạn có nội dung giáo dục tích hợp, giáo dục địa phương, giáo
dục thẩm mỹ… và hướng học sinh vào việc học đơn vị kiến thức này để giải quyết
vấn đề thực tế nào, liên quan môn học nào… từ đó phải học như thế nào để đạt hiệu
quả… Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được đầu tư, hoạt động có hiệu quả
(từ khâu chuẩn bị khánh tiết, chủ đề, nội dung, kịch bản….).
* Về công tác giáo dục học sinh
Công tác giáo dục học sinh cá biệt, phát hiện học sinh có năng lực, công tác
tuyên truyền vận động học sinh, thu hút được học sinh tham gia đúng năng lực sở
trường cũng là vấn đề đặt ra. Học sinh học giỏi các môn văn hóa là số ít, vì thế
-7-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

lượng học sinh có năng khác nhưng lại ít được Thầy Cô chú ý quan tâm ưu tiên như
học sinh giỏi là số đông; đây chính là số học sinh có thể có ý tưởng hay, đồng thời
bieetd khai thác đúng thì sẽ tạo ra phong trào thi đua học tốt qua hoạt động nghiện
cứu khoa học này. Chính các học sinh này sẽ kéo theo các học sinh khác phát triển
theo chiều hướng tích cực, chất lượng giáo dục nâng lên chính là hiệu quả đạt được
trong công tác giáo dục này.
Nội dung chủ yếu để thành công chính là công tác quản lý hoạt động chuyên
môn, hoạt động giáo dục tập thể trong nhà trường; nhưng quan trọng nhất là mỗi
giáo viên phải thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng nâng cao
năng lực để thuyết phục học sinh bằng năng lực chuyên môn.

* Về công tác kiểm tra, đánh giá
Do đặc thù trường học, vì thế công tác kiểm tra, đánh giá được tận dụng triệt
để trong quá trình dạy học. Học sinh được kiểm tra thường xuyên, trường coi kiểm
tra là cách thức để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Về công tác điều hành hoạt động của các câu lạc bộ gắn với hoạt động
chuyên môn, hiệu quả giáo dục
Trường tổ chức thành lập 13 câu lạc bộ trong đó có 9 câu lạc bộ các môn văn
hóa và 4 câu lạc bộ năng khiếu khác, trong đó có câu lạc bộ NCKH. Kế hoạch hoạt
động của các câu lạc bộ được thực hiện vào đầu năm học. Việc tổ chức thực hiện
được giám sát định kỳ, chất lượng và hiệu quả gắn với việc nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Đối tượng tham gia gồm có giáo viên,
học sinh, phụ trách câu lạc bộ là giáo viên thuộc chi đoàn giáo viên.
2.3.3. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ
Nhà trường đề cao công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo viên chủ động
trong việc đăng ký nội dung bồi dưỡng. Tổ chuyên môn và nhóm bộ môn tổ chức
bồi dưỡng trong tổ. Nhà trường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề dưới dạng Hội thảo,
hội giảng, tập huấn, thi, theo kế hoạch của Sở GD&ĐT.

-8-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

Giáo viên chủ động trong công tác bồi dưỡng thường xuyên. Việc bồi dưỡng
được thực hiện đa dạng như: Kiểm tra nội bộ, dự giờ, hội giảng các cấp, kiểm tra
kiến thức năng lực, chất lượng dạy học, chất lượng phụ đạo học sinh yếu, bồi
dưỡng học sinh giỏi, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ. Tổ chức
đi học tập kinh nghiệm, giao lưu học hỏi…
2.3.4. Công tác triển khai nghiên cứu khoa học cho học sinh
+ Phát động phong trào tham gia trong giáo viên và học sinh. Quán triệt,

tuyên truyền, hướng dẫn giáo viên và học sinh lựa chọn các lĩnh vực nghiên cứu.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên tham gia các lĩnh vực tùy
theo bộ môn dạy, phù hợp với năng lực bản thân, giáo viên buộc phải đăng ký tham
gia.
+ Triển khai thể lệ Hội thi; ra quyết định thành lập Ban tư vấn; Ban giám
khảo. Kế hoạch tổ chức thi cấp trường.
+ Tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hìn thức, tổ chức hội nghị triển khai, công
khai các sản phẩm và kết quả của các Hội thi năm trước, so sánh kết quả của tỉnh
với toàn quốc, kết quả của trường với tỉnh, so sánh khả năng, năng lực của học
sinh. Đặc biệt chú trọng vào nghiên cứu các lĩnh vực xã hội hành vi.
+ Tổ chức chấm sơ khảo, trung khảo ý tưởng: Năm học 2013-2014 có 17 ý
tưởng lọt vào vòng trung khảo của trường. Do đặc thù địa phương nên vào vòng
trung khảo có 3 sản phẩm được tiếp tục đầu tư nghiên cứu đề xuất tham gia thi cấp
tỉnh.
+ Học sinh được quyền lực chọn giáo viên hướng dẫn sau cuộc thi sơ khảo.
Các giáo viên hướng dẫn phải là người có tâm huyết, trách nhiệm với cuộc thi và
là người đáp ứng được yêu cầu của học sinh. Trong quá trình thực hiện dự án, học
sinh có quyền đề nghị tăng thêm hoặc đổi giáo viên hướng dẫn.
+ Lãnh đạo trường, các tổ trưởng chuyên môn, cốt cán bộ môn, các tổ chức
khác trong nhà trường cùng các giáo viên hướng dẫn rà soát các tiến độ, yêu cầu
của các dự án định kỳ. Nhà trường căn cứ vào hiệu quả có thể đạt được, có tính khả
-9-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

thi quyết định cấp kinh phí đầu tư cho quá trình thực hiện dự án của học sinh. Phối
hợp với gia đình để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia làm, thực nghiệm
sản phẩm.
+ Trường công khai kế hoạch khen thưởng, tuyên dương kịp thời tiến độ sản

phẩm có hiệu quả, có tính thuyết phục cao, đôn đốc nhắc nhở các giáo viên phụ
trách các lĩnh vực không có ý tưởng có giá trị tiếp tục nghiên cứu dành cho cuộc thi
năm sau hoặc các cuộc thi khác. Vinh danh các học sinh đạt giải để khích lệ học
sinh và giáo viên…
2.4.

Hiệu quả thu được

2.4.1. Chất lượng giáo dục học sinh
Hạnh kiểm tốt đạt 67,8%
Học lực trung bình trở lên đạt 97%
Học sinh tham gia thi ý tưởng: 28 ý tưởng /117 em
Học sinh đạt giải ý tưởng khả thi: 17 ý tưởng /51 em
Học sinh có dự án được nhà trường đầu tư: 3 dự án / 7 em
Học sinh có dự án đi tham dự cấp tỉnh: 3 dự án / 7 em.
2.4.2. Chất lượng nhà giáo
Chất ượng nhà giáo được nâng lên. Vai trò và giá trị của người thầy được đề
cao. Giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm và có ý trí phấn đấu trong chuyên môn. Có
tác dụng thúc đẩy nhanh sự tiến bộ và mức độ cập nhật, đổi mới của nhà giáo.
2.4.3. Các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã tác động tích cực toàn diện đến họat
động giáo dục của nhà trường. Các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học nhà trường không
những đạt mà tăng năng xuất, hiệu quả lao động đã góp phần không nhỏ trong
nhiệm vụ phấn đấu chuẩn quốc gia về chất lượng giáo dục.
2.4.4. Chất lượng và số lượng dự án tham gia
Năm 2012-2013, do triển khai chaamk nên nhà trường chỉ có 2 ý tưởng và
chọn ra được 1 ý tưởng có giá trị, đầu tư thành dự án tham gia có giải. Năm 2013-10-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT


2014 trường có 28 ý tưởng, sau vòng sơ khảo có 17 ý tưởng khả thi, sau vòng trung
khảo chọn được 3 ý tưởng để đầu tư thành dự án và 3 dự án tham gia thi cấp tỉnh,
trong đó 1 dự án thi quốc gia đạt giải.
Có thể nói số lượng đó không nhiều nhưng cũng không nhỏ. Kết thúc cuộc
thi năm học này đã bắt đầu cuộc thi năm học tiếp theo.
2.4.5. Hiệu quả sau mỗi cuộc thi
Sự tác động không nhỏ từ thành tựu đạt được đã tác động tích cực đến mỗi
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm đến lĩn vực giáo
dục. Nó khẳng định không phải chỉ có học sinh giỏi mới có thể đạt được thành tích
trong quá trình học tập, không phải chỉ có các môn văn hóa là sân chơi bổ ích và
duy nhất trong đối tượng học sinh.
Trường lấy kết quả, hình ảnh trong Hội thi để tuyên truyền khích lệ, so sánh
với chất lượng và năng lực Thầy – Trò nhà trường, giao nhiệm vụ, triển khai ngay
cuộc thi tới, căn cứ bài học kinh nghiệm rút ra trong năm qua, khắc phục hạn chế
đến mức tối đa để thực hiện tốt năm học tới.
Công tác vinh danh, trao thưởng cũng là vấn đề rất cần thiết, cần được quan
tâm trong nhà trường.
2.4.6. Học sinh và giáo viên đạt giải
Khen thưởng kịp thơì, tiếp tục đề nghị khen thưởng lên cấp trên. Tiếp tục bồi
dưỡng giáo viên, đề xuất bổ nhiệm để giáo viên tiếp tục phát huy, cống hiến.
3. Kết luận

3.1. Ý nghĩa
Đây là một hoạt động chuyên môn rất bổ ích, có giá trị đối với các nhà
trường ở vùng không thuận lợi, học sinh hạn chế về khả năng nhận thức các
môn văn hóa cơ bản, nhưng lại cần cù chăm chỉ, mong muốn được tiến bộ.
Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục
cũng từ đó nâng lên. Chất lượng mũi nhọn được cải thiện và hy vọng ngaoif
-11-



Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

phong trào thi đua dạy tốt, học tốt còn là hướng đi của các trường vùng khó
khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo tâm thế và thành tích cho các
nhà trường.
Trong cuộc thi các cấp đã làm tăng mối quan hệ mật thiết, thân thiện,
thực tiễn giữa nội dung chương trình với cuộc sống hàng ngày. Giúp học sinh
có cách tiếp cận khác, góc nhìn khác về việc học tập.
3.2. Khả năng áp dụng và phát triển
Đây là kinh nghiệm, có thể áp dụng cho một số đơn vị trường có cùng
điều kiện ở vùng khó khăn, vùng chậm phát triển. Giúp cho hoạt động chuyên
môn của các đơn vị trường phong phú thêm. Ngoài ra các trường ở vùng
thuận lợi có thể tham khảo.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Trước hết Hiệu trưởng phải là người quan tâm và thực sự bắt tay “vào
cuộc”. Đội ngũ quản lý có trách nhiệm trong việc triển khai. Giáo viên là
người hiểu rõ những nhiệm vụ cần làm trong giúp học sinh NCKH đồng thời
gắn với bồi dưỡng năng lực.
Các tổ chức khác trong nhà trường, ban chấp hành cha mẹ học sinh phải
là người quan tâm phối hợp tốt.
3.4. Đề xuất cá nhân
Đây là kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, rất mong các đồng nghiệp quan
tâm, góp ý để hiệu quả áp dụng của đề tài cao hơn. Trân trọng.
Bảo Yên, ngày 29 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng
-12-




×