PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc
dân, một nội dung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;
là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông.
Phương pháp giảng dạy các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến
trường cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc
phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong
chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện
hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức, củng cố nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban
giám hiệu trường THPT số 1 Bảo Yên luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển
khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh.
Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế
hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học
tập môn học này. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết mỗi năm
học. Học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc,
Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng, rèn
luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập
theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức thi, kiểm
tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.
Tuy nhiên, trong thực tế để thực hiện tốt các bài tập thực hành trên chiến
trường, thì đầu tiên ta phải thực hiện tốt các bài tập cơ bản các tư thế, động tác
cơ bản vận động trên chiến trường. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ trên tôi
viết ra đề tài “Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài các tư
thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường”
2. Tình hình nghiên cứu.
- Về phía nhà trường đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho học tập và giảng dạy môn học.
- Đối với người học các em học sinh ít được tiếp cận nên khả năng tiếp
thu còn hạn chế.
1
3. Mục đích nghiên cứu.
- Nêu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân góp
phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. qua đó tạo sự đam mê cho các em và
nâng cao chất lượng môn học.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn giảng dạy thực
hành nhằm giúp các em hiểu được tầm quan trọng của môn học từ đó các em
nêu cao ý thức trách nhiệm của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
- Đối tượng nghiên cứu áp dụng là 94 em học sinh lớp 12A1, 12A7 và 27
em trong đội tuyển thi Hội thao Quốc phòng cấp trường. Thời gian nghiên cứu
trong năm học 2013-2014.
2
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY.
1. Thuận lợi.
- Bản thân tôi được nhà trường tạo điều kiện cho đi học lớp đào tạo ngắn
hạn (6 tháng của năm 2006) và nhiều lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo
Lào Cai tổ chức cho giáo viên tập huấn về bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An
ninh và năm 2012 tôi được tham gia khóa bồi dưỡng giáo viên môn học Giáo
dục Quốc phòng - An ninh cấp Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức (Cửa Lò - Nghệ An).
- Bên cạnh đó, tôi được sự giúp đỡ, động viên của Ban giám hiệu nhà
trường và của bạn bè đồng nghiệp.
- Giờ dạy môn Giáo dục Quốc phòng thực sự mang lại cho tôi sự cảm
hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
- Học sinh hầu hết các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo.
2. Khó khăn.
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng còn hạn chế về chất lượng.
- Năm đầu tiên giảng dạy cả khối 12, vì vậy tôi củng phải tự tìm tòi, học
hỏi qua tài liệu và qua bạn bè đồng nghiệp.
- Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ bài dạy cũng rất khó khăn phải tìm tòi
trên mạng và qua những phương tiện thông tin đại chúng.
II. GIẢI PHÁP.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tư thế, động tác cơ
bản vận động trên chiến trường.
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh trong ngành giáo dục đã có những
chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc
tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo
dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng
- An ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung
học phổ thông đã bước đầu được hình thành và phát triển. chương trình, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường
3
trong toàn tỉnh. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày
càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học
sinh.
- Ngoài ra trong quá trình giảng dạy cần phải lồng ghép một số nội dung
GDQP về các cuộc thi, hội thao quốc phòng các cấp qua đó học sinh được ứng
dụng thực tế và tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao.
- Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm
hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt
chẽ, khoa học ngoài ra còn nắm bắt được tâm sinh lý học sinh để có cách thức tổ
chức hợp lý cho từng hoạt động học tập và đưa ra phương pháp tập luyện hợp lý
đạt hiệu quả cao.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tư thế, động tác cơ
bản vận động trên chiến trường bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
- Nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường và địa phương đối
với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh sâu sắc.
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh từng bước
đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, qua quá trình
giảng dạy thực tế tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận môn học kết hợp ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài dạy trở nên phong phú và đa dạng, qua đó học sinh
có thể khai thác các thông tin bài học trên mạng Internet đẻ tìm hiểu kiến thức
môn học.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tư thế, động tác cơ
bản vận động trên chiến trường bằng việc sử dụng các tư liệu tranh ảnh,
mô hình, trò chơi thi đấu, các đoạn phim vào giảng dạy.
- Trên thực tế trong quá trình giảng dạy các tư thế vận động trên chiến
trường ngoài phương pháp giảng dạy làm mẫu kết hợp phân tích, giáo viên cần
phải sử dụng thêm các tư liệu minh họa thực tế như các đoạn phim, mô hình,
tranh ảnh để học sinh nắm bắt và hình dung tổng quát đem lại kết quả cao trong
quá trình giảng dạy. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kết hợp trò chơi thi đấu
không những nâng cao hiệu quả và thành tích trong thi đấu mà còn tạo sự hứng
thú cho học sinh trong quá trình học tập.
4
III. Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY.
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng các tư
thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, làm cơ sở vận dụng trong học tập
và chiến đấu.
b. Kỹ năng:
- Nắm chắc được các tư thế động tác cơ bản tích cực luyện tập thành thạo
động tác.
- Biết vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng địa hình và tình huống cụ thể.
c. Thái độ:
- Xây dựng niềm tin, tích cực tự giác luyện tập không ngừng nâng cao
trình độ động tác sát thực tế đáp ứng yêu cầu bài học.
2. Cấu trúc nội dung, thời gian.
a. Cấu trúc nội dung:
- Động tác đi khom
- Động tác chạy khom
- Động tác bò cao
- Động tác lê
- Động tác trườn
- Động tác vọt tiến
b. Nội dung trọng tâm:
- Tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến trường
c. Thời gian: Bài học gồm 6 tiết:
- Tiết 1:
+ Động tác đi khom, động tác chạy khom
- Tiết 2:
+ Động tác bò cao, động tác lê
- Tiết 3:
+ Động tác trườn, động tác vọt tiến
- Tiết 4,5,6:
+ Tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến trường.
5
3. Chuẩn bị.
a. Đối với giáo viên:
- Ngoài việc nắm chắc kỹ thuật động tác, làm mẫu chuẩn động tác.
- Nắm vững tình hình sức khỏe của học sinh, phân loại được trình độ lứa
tuổi giới tính để đưa ra yêu cầu cụ thể.
- Chuẩn bị sân bãi dụng cụ chu đáo.
- Đảm bảo an toàn áp dụng được các nguyên tắc vừa sức tăng dần yêu cầ
từ đơn giản đến phức tạp, kỹ thuật động tác từng môn mà áp dụng cho phù hợp.
Căn cứ vào nội dung bài học để chuẩn bị cơ sở vật chất cho phù hợp.
- Tiết 1,2,3:
+ Gồm 03 súng AK, 03 cờ, 01 còi, đường xuất phát, mục tiêu đến, tranh
ảnh.
- Tiết 4,5,6:
+ Gồm 06 súng AK, 06 cờ, 01 còi, đường xuất phát, mục tiêu đến, tranh
ảnh, có điều kiện cơ sở vật chất nên trình chiếu video clip.
b. Đối với học sinh:
- Xem trước bài học sách giáo khoa, thực hiện đúng trang phục giờ thực
hành.
- Thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên.
- Có tinh thần thái độ, ý trí và sự nỗ lực nghiêm túc trong tập luyện
- Thường xuyên tự tập ngoài giờ để nâng cao hiệu quả
4. Một số phương pháp cụ thể.
a. Nội dung cơ bản.
Khi giảng dạy thực hiện nội dung bài học giáo viên phải nêu dõ những
yêu cầu sau.
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp làm mẫu xem tranh
ảnh để nêu dõ khái niện: Như thế nào là đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn,
vọt tiến, thực hiện đúng động tác kỹ thuật, chỉ ra động tác yêu cầu sửa sai.
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp làm mẫu động tác
theo 03 bước: Làm nhanh, làm chậm có phân tích và làm tổng hợp để học sinh
quan sát hiểu được yếu lĩnh kỹ thuật động tác khi thực hiện.
6
- Trong quá trình giảng dạy để học sinh thực hiện tốt các tư thế động tác
thì giáo viên phải thực hiện tốt các phương pháp sau.
Thứ nhất: Khi giới thiệu nội dung và tư thế, động tác giáo viên phải nêu
rõ ý nghĩa của động tác trong học tập, chiến đấu và trường hợp vận dụng động
tác để người học thấy được mức độ cần thiết: tư thế, động tác thường vận dụng
trong trường hợp địa hình địa vật nào.
Thứ hai: Khi thực hành giới thiệu động tác cho học sinh, giáo viên phải
làm mẫu động tác theo 03 bước:
- Bước 1: Làm nhanh.
Mục đích làm cho học sinh khái quát được động tác, liên hệ, vận dụng
thực tế trong chiến đấu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần mang đầy đủ
về vũ khí, trang bị như một quân nhân để định hướng cho học sinh quan sát
động tác, sau đó ở cương vị người thực hiện làm nhanh động tác một lần.
- Bước 2: Làm chậm có phân tích động tác.
Giáo viên vừa làm mẫu vừa phân tích động tác, vừa nói vừa làm, nói đến
đâu làm đến đó, nói và làm phải ăn khớp nhịp nhàng để học sinh tiếp thu chính
xác, cụ thể tỉ mỉ toàn bộ động tác.
- Bước 3: Làm tổng hợp.
Giáo viên làm lại toàn bộ các cử động của động tác với tốc độ chậm để
học sinh tổng hợp động tác đã được giới thiệu. Đây là bước quan trọng để cho
học sinh thấy được sự liên hoàn của động tác từ đó hình dung được động tác
hoàn chỉnh.
Thứ ba: Giới thiệu xong động tác, giáo viên nêu những điểm chú ý để
học sinh lưu ý làm sao khi thực hiện động tác không bị gò bó, tạo tư thế động
tác phù hợp.
Thư tư: Đây là nội dung thực hành dễ gây sự chán nản, nhàm chán,
không tạo được sự tập trung cao độ trong lúc thực hiện. Vì vậy, trong quá trình
luyện tập, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, hứng thú trong học
tập.
Thứ năm: Khi triển khai cho học sinh tập luyện nên chú ý chọn địa điểm
sân tránh người đi qua đi lại nhiều. Cho học sinh thực hiện luân phiên theo đợt
(mỗi đợt 04 học sinh theo danh sách lớp lên thực hiện động tác).
7
Thứ sáu: Trong quá trình tập luyện, giáo viên bố trí 03 học sinh:
- 01 học sinh điều hành ở vị trí tập trung lớp.
- 01 học sinh phục vụ các vị trí cờ cố định để người tập chuyển động tác
(cờ bị rơi, đổ).
- 01 học sinh gọi tên và chuẩn bị vào vị trí tập luyện (lớp trưởng).
b. Tập luyện các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường:
Để học sinh thực hành được phần này thì trong tiết học giáo viên nhấn
mạnh lý thuyết các em phải thuộc được khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu về từng
động tác.Để học sinh thực hiện đạt hiệu quả cao, giáo viên cần thực hiện tốt các
phương pháp sau:
Thứ nhất: Cơ sở vật chất phải đảm bảo cho các lớp: gồm 06 súng AK, 06
cờ, 01 còi, đường xuất phát, mục tiêu đến, tranh ảnh, có điều kiện cơ sở vật chất
nên trình chiếu video clip.
- Giáo viên phải chuẩn bị vũ khí trang thiết bị trước giờ học tránh mất thời
gian.
Thứ hai: đối với tiết học này giáo viên phải lưu ý cho học sinh rõ:
- 01 tranh cho từng động tác để các em biết được động tác đúng để rút
kinh nghiệm cho các lần tập sau.
- Ngoài ra giáo viên kết hợp sửa sai tại chỗ cho các em nắm được
- Và cứ luôn phiên, các học sinh khác lên tập song về vị trí sau đó đổi thứ
tự để các em dễ quan sát và sưa sai kịp thời đạt hiệu quả cao
- Một số điểm cần lưu ý khi tập luyện nội dung này:
+ Thực hiện đúng qui trình: Từ tuyến chờ đợi (gọi tên), tuyến chuẩn bị
(xác định vị trí) và vào thực hiện động tác.
+ Trong quá trình thực hiện, các em không nên dừng lại quá lâu, vì sẽ bị
địch phát hiện mục tiêu.
+ Người thực hiện phải có tư thế tác phong nhanh nhẹn, mau lẹ lợi dung
địa hình, địa vật để thực hiện có hiệu quả cao.
+ Tránh trường hợp thực hiện động tác khi lợi dụng địa hình địa vật sai
(ví dụ động tác đi khom phải lợi dụng địa hình địa vật ngang tầm ngực, hay tư
thế bò phải lợi dụng địa hình địa vật cao ngang tư thế người ngồi) .
8
Thứ ba: Người phục vụ cũng là người bảo vệ các lá cờ cắm, quan sát thứ
tự tập luyện về đúng vị trí để thực hiện lượt tập tiếp theo.
5. Kết quả.
Năm học 2013-2014, tôi đã áp dụng phương pháp trên vào 02 lớp 12A1, 12A7
và 27 em trong đội tuyển thi hội thao quốc phòng cấp trường, với những phương
pháp như trên, tôi đã áp dụng vào bài dạy. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đã
khẳng định tính vượt trội của phương pháp này so với các phương pháp truyền
thống mà tôi dạy trước đó. Khảo sát kiểm tra đánh giá học sinh trước khi áp
dụng "Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài các tư thế,
động tác cơ bản vận động trên chiến trường". Lớp 12A1, 12A7 và 27 em trong
đội tuyển thi hội thao quốc phòng cấp trường kết quả như sau.
Bảng đánh giá kết quả trước khi áp dụng một số phương pháp vào giảng dạy
Năm học
2013-2014
Tổng số
lớp/HS
94
Giỏi
SL
%
11
11.7
Khá
SL %
29 30.8
T. bình
SL
%
41 43.6
Yếu
SL
%
13 13.8
Sau khi triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào trong quá
trình giảng dạy đã đạt được kết quả tương đối khả quan.
Bảng đánh giá kết quả sau khi áp dụng một số phương pháp vào giảng dạy
Năm học
2013-2014
Tổng số
lớp/HS
94
Giỏi
SL
%
23 24.4
Khá
SL
%
40 42.5
T. bình
SL
%
31
32.9
Yếu
SL %
Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu, kết quả thấy được học sinh yếu
không còn, học sinh trung bình giảm rõ, học sinh giỏi và khá tăng.
9
Áp dụng sáng kiến vào giảng dạy 1 tiết cụ thể.
BÀI SỐ: 6 (6 tiết)
- Tiết thứ: 20
- Ngày soạn:20/12/2013
- Ngày dạy: 24/12/2013
CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN
VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng các tư
thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, làm cơ sở vận dụng trong học tập
và chiến đấu.
2. Về kỹ năng:
- Nắm chắc được các tư thế động tác cơ bản, tích cực luyện tập thành thạo
động tác.
- Biết vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng địa hình và tình huống cụ thể.
3. Về thái độ:
- Tích cực luyện tập, động tác sát thực tế.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giaó viên:
- Súng AK 4 – 5 khẩu
- Tranh vẽ 2 bộ
2. Học sinh:
- Đọc bài 6 - SGK, chuẩn bị đúng, đủ trang phục theo quy định trước khi lên lớp.
- Súng gỗ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1- Giới thiệu nội dung mới: “ Động tác bò, lê ( cao, thấp) ”.
Phần và nội TL
dung
I- PHẦN MỞ 5p
ĐẦU:
Hoạt động 1:
Thủ tục
giảng dạy
- Ổn định
Chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp tổ chức
- Đội hình tập trung
- Lớp trưởng tập trung lớp báo cáo sĩ số.
- Kiểm tra sĩ số, trang thiết bị.
- Kiểm tra 2 HS động tác đi khom, chạy
khom.
- GV nêu phần I ( 1,2,3 ).
10
GV
* Tổ chức và phương
pháp luyện tập.
lớp:
- Tập hợp đội 35p
ngũ, kiểm tra
sĩ số, trang
phục.
- Kiểm tra bài
cũ:
-Phổ
biến
nhiệm vụ yêu
cầu:
CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN
KHI VẬN ĐỘNG
3. Động tác bò cao
a. Trường hợp vận dụng:
b. Động tác:
*. Bò cao hai chân một tay:
II- PHẦN CƠ
BẢN:
- Người dạy thực hiện
theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh
khái quát động tác.
+ Bước 2: Làm chậm
phân tích từng cử động.
+ Bước 3: Làm tổng hợp
có khẩu lệnh.
- Tổ chức luyện tập: giáo
viên chia lớp học thành
các tổ, tổ trưởng là tiểu đội
trưởng trực tiếp duy trì
luyện tập.
Hoạt động 2:
Luyện tập
Tiết 1
Ý NGHĨA –
YÊU CẦU
1. Ý nghĩa:
- Tư thế chuẩn bị:
- Chú ý
Tư thế vận
động là những
động tác cơ
bản thường
vận dụng
trong chiến
đấu để nhanh
chóng bí mật
đến gần mục
tiêu, tìm mọi
cách tiêu diệt
địch.
*. Bò cao hai chân hai tay:
GV
5p
4. Động tác lê
a. Trường hợp vận dụng
* Lê cao:
Phương pháp luyện tập:
Tiến hành theo 3 bước.
- Bước 1: Từng người tự
nghiên cứu thực hiện nội
2.Yêu cầu:
11
dung động tác.
- Luôn quan
sát địch, địa
hình, địa vật
và đồng đội
vận dụng các
tư thế vận
động phù hợp.
- Hành động
mưu trí, mau
lẹ, bí mật.
- Bước 2: Từng tiểu đội
luyện tập. Tiểu đội trưởng
hô và thực hiện động tác.
- Tư thế chuẩn bị
- Khi lê:
- Chú ý: Khi lê phải nâng cẳng chân lên
khỏi mặt đất, không để súng chạm đất,
mắt luôn quan sát mục tiêu.
* Lê thấp:
- Bước 3: Tổng hợp
- Giáo viên phổ biến ý
nghĩa, yêu cầu của luật
chơi, cách thức chơi cho
học sinh thực hiện
- Tư thế chuẩn bị
Hoạt động 3:
- Vận dụng
trò chơi thi
đấu nâng cao
thành tích và
kỹ thuật
- Trò chơi: “
Chiến sĩ toàn
năng”
Thực hiện các tư thế, động tác vận động
cơ bản trên chiến trường
- Động tác đi khom
- Động tác chạy khom
- Động tác bò cao
- Tổ chức chơi:
- Chia thành 2 đội Nam,
Nữ bằng nhau thực hiện
kỹ thuật động tác đến vị trí
cố định sau đó quay về vị
trí xuất phát luân phiên
đến chiến sĩ cuối cùng.
Đội nào về đích đúng kỹ
thuật và thời gian ít nhất
đội đó thắng cuộc.
- Tuyên dương khen
thưởng đội thắng
- Động tác lê
- Động tác trườn
III- KẾT
THÚC:
- Củng cố:
- Thực hiện
lại các nội
dung mới tập
- Động tác vọt tiến
- Đội hình tập trung
- Dặn dò:
- Xuống lớp:
GV
- Giáo viên nhận xét, dặn
dò và kết thúc buổi học.
12
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua bài dạy, tôi đã rút ra được một số phương pháp để học sinh nắm vững
và hiểu được để áp dụng trong quá trình luyện tập, học sinh nắm rõ kĩ thuật, Đối
với 06 tiết thực hành, thời gian luyện tập tuy ngắn nhưng một số phương pháp
mà giáo viên đã áp dụng như công tác chuẩn bị tốt, cơ sở vật chất đầy đủ, học
sinh có tâm lý vững vàng, bố trí khu vực tập luyện hợp lý, đảm bảo an toàn,
phân chia khu vực quan sát để học sinh có tâm lý thoải mái, yên tâm trong quá
trình tập luyện của mình, từ đó góp phần nâng cao thành tích.
Với những phương pháp đã rút ra trong quá trình giảng dạy, tôi mong
muốn các phương pháp này sẽ được áp dụng để giảng dạy cho học sinh THPT
trong toàn Tỉnh.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, trong quá trình biên soạn
không tránh khỏi những thiếu sót, mong mọi người và các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Bảo Yên, ngày 25 tháng 4 năm 2014
Người viết
Đinh Thế Vinh
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Một số văn bản chỉ đạo công tác GDQP-AN của Bộ GD-ĐT, Hà Nội
07/2002.
[2]. Tăng cường công tác GDQP-AN trong giai đoạn hiện nay, NXB
VHTT.
[3]. Giáo trình GDQP-AN: tập 1, NXB GD 12/2002.
[4]. Giáo trình GDQP-AN: tập 1, NXB QPND, 1992.
[5]. Sách GDQP-AN (sách giáo viên) lớp 12, NXB Giáo Dục.
14