SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn
Tổ chuyên môn : Địa – Ngoại ngữ
Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Bát Xát
Bát Xát, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
PhÇn më ®Çu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mc tiờu nghiờn cu
Phần nội dung
I: Cơ sở lí luận của đề tài
1. Tỡnh trng thc t khi cha thc hin
2.S liu iu tra trc khi thc hin
II. Nhng bin phỏp thc hin .
1. Tỡm hiu thụng tin hc sinh cỏ bit
2. Xỏc nh nguyờn nhõn hc sinh cỏ bit .
3. Phõn loi hc sinh cỏ bit
III. Phng phỏp giỏo dc hc sinh cỏ bit
1. Tin tng giao cụng vic tp th phự hp vi hc sinh cỏ bit
6. Gp riờng hc sinh cỏ bit bng tinh cm chõn thnh ca mỡnh
7. Ly tm gng tt trong tp th
8. Ap dng quy nh thng pht phõn minh ,nghiờm tỳc , cụng bng
9. Trao i thng thn , chõn thnh i vi cha m hc sinh
10. i mi phng phỏp tng sc thu hỳt
11.Giỏo dc hc sinh thụng qua gi sinh hot trng
12. Giỏo dc hc sinh thụng qua gi sinh hot lp
13. Kt hp vi hi ph huynh hc sinh giỏo dc hc sinh
14. Phi hp vi cỏc on th v cỏc lc lng khỏc trong xó hi
15. Dựng phng phỏp kt bn
IV: Tng kt nhng kt qu thc nghim s phm
1.Kt qu thc nghim
Phn kt lun
PHN I : T VN ấ
1. Lý do chn ti
Cụng tỏc giỏo dc hc sinh cỏ bit l mt nhim v quan trng trong cụng tỏc
giỏo dc ca Nh trng v gúp phn quan trng trong vic giỏo dc v rốn luyn o
c hc sinh gúp nhm giỳp hc sinh phỏt trin ton din.
Thc t trong dy hc núi chung v cụng tỏc ch nhim núi riờng l giỏo viờn
thng ỏp t hc sinh, yờu cu hc sinh phi lm v chu nh hng nhng iu mỡnh
dy m ớt khi ý xem hc sinh ang suy ngh gỡ, mong mun gỡ. iu ny dn n Nh
trng v Giỏo viờn tr nờn xa l, siờu thc t vi hc sinh. Mt s em bt u khụng
cũn hng thỳ vi mụn hc, khụng mun n trng, th lnh nht thm chớ l thự
ghột, chng i
Giỏo dc hc sinh cỏ bit cú mt ý ngha rt to ln:
- Đối với xã hội: góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và
tạo ra những công dân tốt cho xã hội.
- Đối với cha mẹ học sinh : đem lại nguồn hạnh phúc lớn cho họ, giúp họ tránh
được nỗi bất hạnh lớn là con cái hư hỏng.
- Đối với Nhà trường và tập thể lớp: đảm bảo cho tập thể lớp ổn định, trật tự, nề
nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và học tập nhằm đạt kết quả tốt.
- Đối với bản thân học sinh: Giúp các em phát triển toàn diện nhân cách.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trong thực tế, giáo dục học sinh cá biệt có ý nghĩa sâu sắc, góp phần thực hiện
thành công mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh và kế hoạch năm học của các nhà
trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận của vai trò
của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các
bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học của HS.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ
học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong
trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục
học sinh cá biệt ở lớp lớp 12A5 trường THPT số 1 huyện Bát Xát năm học 2013-2014.
4. Thời gian thực hiện.
Bắt đầu : 20/ 8 / 2013
Kết thúc : 31 / 05 / 2014
PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khi giáo dục học sinh cá biệt, bản thân các em học sinh cá biệt cũng có những
điểm mạnh, những mặt tích cực riêng. Tuy nhiên, những em học sinh này thường phải
chịu nhiều áp lực thiệt thòi từ chính thầy cô và các bạn trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm
có khi chỉ dựa vào cảm tính mà trách mắng phạt tội. Chỉ cần một lời nói, môt hành động
mà thầy cô cho là không đúng thì học sinh cá biệt lại bị ấn tượng, quy chụp … Các em
đã kém lại càng kém hơn và không thể hoà đồng được cùng các bạn trong lớp như một
vết thương không được chữa lành, các em sẽ chán nản và tiếp tục vi phạm.
Như vậy, công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi ở người
thầy không chỉ có “tâm” mà phải có sự tinh tế, khéo léo và nghệ thuật để ứng xử phù
hợp. Công tác giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ khó khăn nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nỗ
lực của GVCN, là công việc quan trọng và thường xuyên.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn và các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác giáo
dục học sinh cá biệt.
1.1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
Đầu năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ làm công tác chủ
nhiệm lớp 12A5 . Nhận công việc tôi không khỏi nghi ngại . Bởi trong quá trình giảng
dạy tại trường và thông qua việc đánh giá xếp loại đạo đức và học lực của năm học
trước, đồng thời các đồng chí giáo viên đã trực tiếp dạy ở lớp 12A5 cũng đều nhận thấy
đây là lớp có nhiều học sinh cá biệt như em Chức , em Long, em Hoàn, em Vi… . Nhắc
đến những gương mặt trên không ít các thầy cô trong nhà trường là không có những ý
kiến nhận xét , đánh giá về các em như : ý thức đạo đức kém ,hay nghịch , không học ,
hay nói chuyện nhiều thậm chí bỏ giờ đi chơi điện tử …..
1.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Sĩ số lớp: 40
Số học sinh cá biệt: 7 em
2. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Tìm hiểu thông tin học sinh cá biệt
- Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của học sinh cá biệt (60% học
sinh chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình)
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh: thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ,
nguyện vọng, . . . Qua đó nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- Nghiên cứu kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua những năm học trước
đó.
- Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè đặc biệt là người thân.
- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với học sinh để hiểu biết về tâm
lý, tính cách, nhận thức của học sinh.
2.2. Xác định nguyên nhân học sinh cá biệt
- Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn (có rất nhiều học sinh cá biệt
đều có hoàn cảnh này). Phương pháp giáo dục con chưa phù hợp (quá nghiêm khắc hoặc
quá chiều chuộng).
- Học sinh không có khả năng tự giáo dục, bị bạn bè lôi kéo, ham chơi sớm, có
nhiều mối quan hệ không lành mạnh thích đua đòi, ăn diện.
- Tư chất của học sinh chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán
học, thường hay nghịch phá, mất trật tự.
- Sức ép lớn trong thi cử, từ gia đình nhà trường và xã hội đã khiến cho học sinh
căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình.
2.3.Phân loại học sinh cá biệt
- Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự
trong giờ học, lười học bài, đi học muộn …
- Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ, thầy cô.
- Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vô lễ với cha mẹ,
giáo viên, hay nói tục chửi thề.
- Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ bạc ...
- Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang
mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ (nhóm học sinh cá biệt này đang có xu hướng gia
tăng trong xã hội).
3. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Muốn giáo dục tốt học sinh cá biệt phải có sự kết hợp đồng bộ cả ba lực lượng
giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hôi. Trên cơ sở đó thúc đầy quá trình tự giáo dục
của học sinh.
- Không lý tưởng hóa về học sinh. Không gọi các em là “ học sinh cá biệt” trước
tập thể và người khác. ( “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương bạn sẽ không nhìn
thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi” – Danh
ngôn).
Đầu tiên, tôi tìm hiểu nguyên nhân, trong cái chung có những cái riêng của từng
đối tượng, hoàn cảnh gia đình, năng lực bản thân, ảnh hưởng bạn bè… trên cơ sở coi
trọng giáo dục hơn trừng phạt. Tùy theo mặt học lực hay hạnh kiểm mà định hướng cách
rèn luyện nhưng từ một mục đích chung là hướng các em vào lối sống tập thể, biết hòa
mình và thấy được tình yêu thương của tập thể lớp, đó là cốt lõi đầu tiên để đánh vào tư
tưởng suy nghĩ ban đầu của học sinh.
Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp
hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng
nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản
thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm
không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một
cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi
cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt,
giao cho em đó thời gian thử thách.
- Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến
điểm học tập kém: Tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách
này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm
và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách
nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy
có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em
kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong
nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo
cho em có hứng thú trong học tập.
- Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa
đến điểm học tập yếu: Tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để
học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm
mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện
thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu
quả khôn lường ở tương lai.
- Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy: Tôi đưa ra một tình huống thực tế điển
hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó
phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình
thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu,
cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi
trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn.
- Năm học 2013-2014, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng
thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng
học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên
hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với
em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy
cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui.
- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt.
Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám
sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất. ( Cho
HS cơ hội “ tìm được sức mạnh cả trong chính sự khiếm khuyết của mình”)
- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để học sinh cá biệt tham gia,
xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. Những
học sinh trầm cảm, tự tin sẽ mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện ( Tổ chức
chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống, . . .)
- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ (để các em thấy được sự
quan tâm của bạn bè xung quanh) dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn
cùng tiến, . . . ( “Sức mạnh mãnh liệt nhất, phi thường nhất trên thế gian này chính là sức
mạnh của tình yêu” và sự cảm thông là chìa khóa để mở cửa trái tim người khác)
- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình. Giáo viên
chủ nhiệm bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, có tình cho học sinh thấy được
ưu điểm để phát huy, thấy mức độ nguy hại của khuyết điểm để sữa chữa. Giáo viên
thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức. Cho các em một điểm tựa niềm tin.
Đối xử với các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự cảm
thông của người anh người chị và sự thân thiết của người bạn. ( “ Trong tất cả sự chia sẻ
thì sự chia sẻ tinh thần là quý giá nhất”)
- Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc chính một
học sinh cá biệt đã tiến bộ để cảm hoá học sinh cá biệt.
- Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống và trình độ chuyên môn.
Thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên học sinh bởi
“Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt
trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục
nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng
định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh.
- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng”: để
học sinh cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu.
- Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn: Việc này là vừa để hiểu hơn về
học sinh vừa giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học. Đồng thời, kết hợp chặt
chẽ với ĐTN để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.
- Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh: để hiểu được hoàn
cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt và chia sẽ những kiến thức giáo dục con
cái, tạo nên sự thống nhất những quan điểm giáo dục với cha mẹ học sinh.
- Tổ chức thăm hỏi gia đình học sinh: nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh
cá biệt và với cha mẹ học sinh.
- Kết hợp với địa phương, khu dân cư: để theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp thời
những học sinh vi phạm, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 lực lượng giáo dục là Gia đình
– Nhà trường –Xã hội.
- Đổi mới phương pháp tăng sức thu hút: Theo tôi cùng với sự đổi mới của
thời đại, học sinh cá biệt cũng có những suy nghĩ và biểu hiện phần nào khác với học
sinh cá biệt của những thập niên trước. Do đó, giáo viên cũng cần đổi mới cách giảng
dạy, giáo dục cho phù hợp và có hiệu quả.
Trong đó, lưu ý cách gợi mở, không áp đặt để học học sinh có thể tự tin nêu ý
kiến cá nhân,cần có sự lồng ghép nhẹ nhàng các vấn đề thời sự, cập nhật thông tin; cho
học sinh thảo luận, đề xuất quan điểm của mình. Giáo viên có thể đưa ra nhiều ý kiến
cho học sinh lựa chọn .
Một nội dung cũng rất quan trọng là giáo viên cần tác động vào động cơ học tập
để giúp học sinh hiểu , mỗi học sinh đều có định hướng cho tương lai, học tập là con
đường đi tới tương lai tươi sáng và chắc chắn nhất.
Bên cạnh những nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm, cần phối hợp chặt chẽ các lực
lượng giáo dục như Hội cha mẹ học sinhl giáo viên bộ môn , các ban ngành đoàn thể
trong trường để giáo dục học sinh cá biệt.
Đồng thời, thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh, nhất là học sinh cá biệt để
tạo cho học sinh tâm lý luôn được quan tâm .
Sử dụng và phát huy hợp lý giá trị, tác dụng của dư luận xã hội đối với việc giáo
dục học sinh cá biệt.
Nhà trường cần kết hợp với đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
hoạt động xã hội, các cuộc thi mang tính cộng đồng để thanh niên học sinh thể hiện sự
năng động, sáng tạo.
Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập
hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm
ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để
hiểu rõ học sinh này.
Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này,
nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía
học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử
phạt "mềm nắn, rắn buông".
Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở,
động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn
mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học
sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh
có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý
kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi
mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập.
Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để
học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai
cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình.
Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải
thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài
tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái
rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi
han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất
hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất
cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là
chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân
ở nhà.
Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm
quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy
tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị
bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em
có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải
trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt.
- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường :
-Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức là những chuẩn
mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà trường cần
phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK ( tốt, khá, trung bình,
yếu ) theo Thông tư 40, Điều lệ trường PT . Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi
phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải
liệt vào danh sách học sinh cá biệt.
-Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện
nội qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan.
-Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người
tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội qui lớp học , trường học .
- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp :
Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp (SHL)
cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ sinh hoạt lớp , giáo viên chủ
nhiệm , cán bộ lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của học sinh khi bị vi
phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm
của mình. Đồng thời với sự chân thành của giáo viên chủ nhiệm , học sinh trong lớp, học
sinh khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa .
Trong khi giáo dục các em, giáo viên chủ nhiệm không nên nặng về kiểm điểm,
phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho
các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định
xếp loại của TT40 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra
hướng cho các em khắc phục. Giaó viên chủ nhiệm nêu những việc làm tốt, những cố
gắng nổ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến …
với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ.
- Kết hợp với Hội PHHS để giáo dục HS :
Hội PHHS là cầu nối giữa nhà trường, GVCN với gia đình HS. Tổ chức Hội ngoài
việc giúp nhà trường xây dựng CSVC còn góp phần cùng nhà trường giáo dục HSCB.
Thực tế, những năm qua Thường trực Hội PHHS đã giúp cho nhà trường, GVCN
bằng cách tác động với PH để giáo dục HS từ chỗ bỏ học, trốn học đến đi học chuyên
cần và học tập nghiêm túc. Mặt khác, hội PHHS đã tác động đến gia đình các em để cha
mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn, từ đó sẽ hạn chế
được HS hoang nghịch .
- Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội : Hiện nay ở
địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã xây dựng khu dân cư, thôn văn
hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường, qua đó giáo dục HS. Các
đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa,
hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình
dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn.
- Dùng phương pháp kết bạn :
Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu
những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục
cao . Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích,
uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các
cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư để rồi cùng với các thành viên
trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh.
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, giáo viên chủ nhiệm giao cho học sinh cá biệt
thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những học sinh này hoàn thành và
động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là học sinh cá biệt để
hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào
việc giúp đỡ những học sinh này này bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của
bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình
để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng trong đó vai
trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của Hội PHHS là rất cần thiết .
3. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sau khi thực hiện những biện pháp trên với lớp 12A5, chỉ qua một năm học 20132014 đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Theo thời gian, những bài học về đạo đức,
nhân cách trong tiết sinh hoạt lớp giúp HS luôn nhớ, vững bước hơn trước những khó
khăn trong cuộc sống.
Trong học kì II của năm học này, lớp 12A5 đạt được những thành tích như sau:
- Giải ba thi đua đợt 1 do Đoàn trường phát động nhân dịp chào mừng ngày 2011.
- Kết quả xếp loại thi đua toàn trường trong học kì II lớp đạt giải ba.
- Em Vàng Văn Chức đã đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến , được Đoàn
trường bình chọn là một trong những Đoàn viên ưu tú của trường.
- Lớp 12A5 (36 Đoàn viên /40 HS) là một trong những chi đoàn vững mạnh của
Đoàn trường.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Các biện pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực tiễn giáo dục học sinh cá
biệt là rất khó khăn và không phải học sinh cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Dù
vậy, mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng nỗ lực, cố gắng,
học hỏi để thực hiện tốt công việc này.
Giáo dục học sinh cá biệt bằng tình cảm là phương pháp hữu hiệu nhất. Chúng ta
mỗi người giáo viên hãy nhớ rằng: “ Bạn có thể thay đổi cách cư xử của người khác
bằng tình yêu thương của mình” và “ cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến trái tim”
Nhiều năm trong ngành giáo dục và cụ thể là trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi tự
rút ra cho mình một số kinh nghiệm từ những trải nghiệm trong quá trình thực hiện thiên
chức của mình: dạy học, tôi đã có điều kiện lẫn cơ hội giáo dục nhiều đối tượng khác
nhau. Có em rất ngoan lại cũng có em chưa được ngoan. Thậm chí, có em được xếp vào
diện “học sinh cá biệt”. Tôi đã có một vài sáng kiến và cũng đã ứng dụng, xoay quanh
nội dung “làm sao phải rèn luyện ở học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan; từ
học sinh lười học trở thành học sinh có ý thức trong học tập” để làm nền tảng cho học
sinh khi học lên cấp cao hơn . Với tôi, đây là một công việc hết sức công phu, đòi hỏi sự
nhẫn nại và luôn cần yếu tố thời gian. Bằng những gì đã làm được cùng với kết quả của
nó, tôi mạo muội trình bày vài suy nghĩ và những biện pháp nhằm giảm hiện tượng học
sinh cá biệt .
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thanh Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng.
3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên).
4. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
5. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
6. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.
7. Thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD & ĐT.
8. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT.
9. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT.