Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.89 KB, 19 trang )

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng hiện nay dễ nhận thấy: học sinh không nhớ được nội dung tác phẩm
văn học, không biết trong tác phẩm có những nhân vật nào, nhân vật nào là nhân vật
chính, các sự việc diễn ra theo diễn biến cốt truyện như thế nào. Học sinh thường nhầm
nhân vật trong tác phẩm này sang tác phẩm khác, sự kiện xảy ra với nhân vật này lắp sang
nhân vật trong tác phẩm khác. Do đó các giá trị của tác phẩm không nắm bắt được, chất
lượng môn Ngữ Văn giảm xuống không chỉ ở trường THPT Số 2 Lào Cai mà nhiều nơi
cùng trong tình trạng tương tự. Vì vậy chức năng giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho
người học giảm đi nhiều. Trước thực trạng đó, người viết thử liệt kê ra các nguyên nhân,
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tôi chọn nguyên nhân: Học sinh chưa tích
cực đọc tác phẩm do tâm lý ngại văn bản dài, hoặc có đọc nhưng không nhớ hết được tác
phẩm trong khi đó học nhiều văn bản khác nhau, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Xác định
nguyên nhân như vậy người viết đưa ra một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm,
ghi nhớ tác phẩm tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn:
Một số cách thức, phương pháp người viết đưa ra cùng trao đổi không mới nhưng đôi
khi chúng ta còn coi nhẹ, hoặc chủ quan bỏ qua. Để học sinh ghi nhớ được văn bản việc
đầu tiên phải tóm tắt được văn bản, tóm tắt bằng những cách đơn giản, ngắn gọn càng dễ
nhớ. Có nắm bắt được tác phẩm học sinh có hứng thú tìm hiểu các giá trị của văn bản đó.
Người dạy và học có hiểu văn bản thì sẽ cảm thụ tốt tác phẩm. Như vậy các bài học về
đạo lý, về các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, sẽ được tiếp nhận, khi đó người học rút ra
được bài học cho mình, hoàn thiện nhân cách.
Hiện nay yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đang được thực thi dần dần và bước
đầu đã có những thay đổi, kết quả nhất định. Để việc đổi mới dạy và học môn ngữ văn
ngày một kết quả hơn, thiết nghĩ việc hướng dẫn học sinh nắm bắt được tác phẩm, hiểu ro
nội dung cơ bản trong tác phẩm là điều cần thiết. Học sinh được tự làm việc với những
kiến thức được chuẩn bị sẵn sàng về văn bản tác phẩm khi đó học sinh sẽ dần tích cực
hơn trong tiếp nhận các giá trị của một văn bản khi tiếp cận với chúng. Các cách thức
người viết nêu ra còn nhằm hình thành một thói quen tự học tích cực, hiệu quả cho người
học. Tôi chú trọng vào hướng dẫn cho học sinh cách tóm tắt văn bản theo nhân vật chính,
cách tóm tắt văn bản bằng sơ đồ…để giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm dễ hơn. Hướng dẫn
học sinh ghi nhớ nội dung cơ bản, những vấn đề sâu sắc của tác phẩm bằng một số


phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động tìm hiểu, một số cách
thức trong ngoại khóa, hoặc vận dụng công nghệ thông tin…
Đề tài này không phải ngày một ngày hai thực hiện mà bản thân tôi từ khi nhận ra vấn
đề, chắt lọc các nguyên nhân đã tiến hành áp dụng và tác động lên các đối tượng mà tôi
trực tiếp giảng dạy: lớp 11A2 và 11A3,trường THPT Số 2 Lào Cai. Kết quả cho thấy khi
áp dụng các cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học dễ dàng hơn, cho thấy có
ảnh hưởng ro rệt. Đặc biệt sự nhầm lẫn tệ hại về nội dung cơ bản trong tác phẩm không
còn.
Hướng dẫn học sinh cách thức nắm bắt tác phẩm văn học một cách dễ dàng có nhiều
cách, người viết đưa ra một số cách thức thường áp dụng với đối tượng của mình và thấy
có kết quả, có thay đổi để trao đổi cùng các thầy cô.


B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận của vấn đề:
a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định
sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới,
chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư
duy sáng tạo ở người học.
b. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phươg
pháp giáo dục) cũng chỉ ro: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác,
chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998)
c.“Văn học là nhân học”; Dạy – học văn là dạy người, dạy cách hoàn thiện nhân
cách, tâm hồn. Học văn là học làm người, bồi dường tâm hồn, học những kĩ năng sồng
cần thiết cho bản thân.
II/ Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay môn Ngữ Văn bị xem nhẹ, kết quả học tập dường như đi xuống, chất
lượng các bài văn không cao, thậm chí có những sai sót, nhầm lẫn trầm trọng. Sau mỗi

đợt thi ( Tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng) những bài văn “ kinh điển” khiến giáo
viên và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục không khỏi đau lòng. Không hiếm
những bài văn mà học sinh nhầm lẫn một cách tai hại: Mị bị ASử trói lên cành cây; Cô Mị
cởi trói cho A Phủ, hai người dắt nhau chạy từ rừng này sang núi nọ, họ nghỉ chân ở quán
nhà ….cụ Mết ( Bài thi tốt nghiệp học sinh năm 2008)
Hay “ Tràng đến nhà bá Kiến làm thuê” thậm chí cho nhân vật Tràng đi đòi lương
thiện…
Đây là tình trạng chung của nhiều nơi chứ không riêng gì của vùng nào, miền nào
hay của trường cá biệt nào.Với các tác phẩm văn học nước ngoài tình trạng còn trầm
trọng hơn.
Tại trường THPT Số 2 Lào Cai : học sinh ngày càng có xu hướng chọn các trường
khối A, B nên môn văn chỉ học cho biết, học để thi qua được tốt nghiệp, thậm chí coi môn
Ngữ Văn không cần thiết. Học sinh lười đọc tác phẩm, không nắm bắt được tác phẩm,
chưa nói gì đến cảm thụ, tiếp nhận các giá trị của văn học. Việc có được sách tham khảo
để sử dụng, đọc thêm là điều “ xa xỉ”. Học sinh phần lớn chỉ biết kiến thức do giáo viên
truyền thụ và cung cấp.
Trong một giờ học, giáo viên không thể mang đến nhiều kiến thức mở rộng mà chủ
yếu hướng dẫn học sinh nắm được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Không phải học sinh nào
cũng có thời gian và thói quen tự học hỏi. Nhiều học sinh nói và viết tiếng phổ thông còn
hạn chế, việc đọc một tác phẩm văn học có dung lượng lớn sẽ mất nhiều thời gian và dễ
gây tâm lý ngại, nản với học sinh.
Trong khi đó người dạy mang tâm lý: nếu cho đọc tác phẩm sẽ không có đủ thời
gian hướng dẫn học sinh tìm hiểu nên chỉ dặn học sinh tự đọc ở nhà, trên lớp chỉ đọc một
vài đoạn, đôi khi không có thời gian đọc.
Nhiều giáo viên còn coi nhẹ việc đọc văn bản chính vì vậy không kiểm tra được
học sinh nắm bắt văn bản đến đâu, có hiểu được khái quát nội dung và hệ thống được các
sự kiện theo diễn biến cốt truyện hay không.


Đối với người học: học sinh càng ngày càng ít đọc sách hơn, kể cả những tác phẩm

trong SGK. Học sinh trường THPT Số 2 Lào Cai không ngoại lệ, thậm chí còn không
mấy khi đọc bởi nhiều lý do:
. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có thời gian dành cho việc học
. Tâm lý ngại đọc và lười đọc
. Nhìn thấy văn bản tác phẩm dài, đọc lâu nên lười đọc…
. Có rất nhiều lý do để học sinh không đọc dù tác phẩm đó có hay đến mấy, xuất sắc
dường nào. → Khi học sinh đã nắm bắt tác phẩm sơ sài, đôi khi còn không ro có những gì
xảy ra trong tác phẩm đó, cốt truyện như thế nào thì sự nhầm lẫn trong bài viết là đương
nhiên.
Vậy để việc dạy và học Ngữ Văn không rơi vào tình trạng như thả con diều mà
không có dây để điều khiển, không có cả gió để nâng diều lên nên không điều được theo
hướng đúng cần đi, không có những bài học nhân văn được tiếp thu sau mỗi giờ Ngữ Văn
thì cần thiết phải có cách thức, biện pháp giúp học sinh nắm bắt được tác phẩm dễ dàng,
đơn giản hơn và giúp học sinh nhớ được tác phẩm lâu nhất.
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi đã thử liệt kê ra các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng học sinh nắm bắt tác phẩm yếu, không nhớ được tác phẩm dẫn đến chất lượng
dạy và học môn Ngữ Văn thấp:
- Chương trình dàn trải nhiều giai đoạn văn học
- Kiến thức môn học trừu tượng, học sinh khó tìm hiểu kiến thức
- Khả năng cảm thụ văn bản tác phẩm của học sinh hạn chế
- Môn Văn thi khối C, ít học sinh chọn thi
- Học sinh ngại đọc tác phẩm nên khi học không biết tác phẩm đề cập điều gì, không nắm
được tác phẩm, không hiểu tác phẩm.
- Giáo viên chưa tạo hứng thú cho học sinh:
Trong những năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có xu hướng lười
đọc tác phẩm nên không nắm bắt được tác phẩm. Vì không nắm bắt được nội dung cơ bản
thể hiện trong văn bản tác phẩm nên dù giáo viên có nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ đến mấy học sinh chỉ được hôm trước, hôm sau là quên luôn tác phẩm cũng như
những gì mình được học và tìm hiểu. Tôi nhận thấy việc hướng dẫn cho học sinh cách
nắm bắt được nội dung tác phẩm, hiểu cơ bản nội dung trình bày trong văn bản tác phẩm

là rất quan trọng. Nếu học sinh không biết gì về tác phẩm thì giờ dạy và học văn cứ đung
đưa như thả diều không dây vậy, như chăm cây mà chỉ tỉa tót phần ngọn thôi. Một số học
sinh cßn tâm sự “ tác phẩm dài quá, chúng em ngại đọc nên không biết có hay hay không.
Nhưng khi nghe cô hoặc các bạn tóm tắt thấy hay và thú vị về nhà chúng em mới đọc”.
Khi đó dù học sinh đọc sau khi tìm hiểu tác phẩm nhưng việc tóm tắt tác phẩm đã có kết
quả.
Trong các nguyên nhân tôi liệt kê ra, tôi thấy nguyên nhân học sinh không nắm bắt
được tác phẩm, không nhớ nội dung văn bản để tìm ra một số phương pháp, cách thức để
hướng dẫn và giúp học sinh nắm bắt, ghi nhớ và hiểu tác phẩm dễ dàng hơn. Từ thực
trạng trên tôi đưa ra đề tài của mình là :
“ Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học tốt hơn nhằm nâng cao chất
lượng môn Ngữ Văn ở trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai”.
III/ Các biện pháp đã tiến hành


Với thực trạng đã nêu trên, việc hướng dẫn học sinh cách thức để nắm bắt tốt tác
phẩm ( hoạt động đọc văn bản) trong giờ dạy- học Ngữ Văn cần được nhìn nhận đúng tầm
quan trọng. Có nắm bắt được tác phẩm, có biết tác phẩm đó có những nhân vật nào, mối
quan hệ giữa các nhân vật ra sao, diễn biến cốt truyện như thế nào, có các sự kiện, chi tiết
tiêu biểu quan trọng nào thì mới cảm nhận được tác phẩm. Bằng không chỉ là học “vẹt”
học nhồi nhét, sau đó không đọng lại điều gì sau giờ dạy và học Ngữ Văn cả.
Hướng dẫn cho học sinh cách thức nắm bắt tác phẩm là bước đầu hướng dẫn cách
tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm và bước đệm quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1. Tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản
Trong chương trình Ngữ Văn THPT có 2 bài hướng dẫn học sinh tóm tắt để ghi nhớ
tác phẩm ngắn gọn, dễ dàng hơn:
Tóm tắt văn bản tự sự ( theo nhân vật chính)
Tóm tắt văn bản thuyết minh.
Dù chỉ có 2 tiết nhưng việc tóm tắt là cách thức quan trong giúp học sinh nắm bắt tác

phẩm nhanh và dễ hơn, có nghĩa là được áp dụng rộng và cần thiết vô cùng. Không chỉ áp
dụng cho một số văn bản mà trong cả chương trình học THPT, trong học tập, trong cuộc
sống của con người. Chỉ trong giờ Ngữ Văn đã thấy việc tóm tắt quan trọng
- Với giáo viên: Khi học sinh chưa nắm bắt được nội dung tác phẩm ( do nhiều nguyên
nhân- chưa đọc văn bản, đọc không hiểu…) giáo viên tóm tắt sơ lược tác phẩm để học
sinh hiểu ro hơn về tác phẩm, có hứng thú với tác phẩm.
+ Trong quá trình dạy – học, giáo viên tóm tắt một số sự việc, chi tiết để đặt vấn đề cho
học sinh tìm hiểu ( không có thời gian để đọc lại toàn bộ cả một đoạn trích).
+ Tóm tắt văn bản để tạo điểm nhấn cho bài giảng, nhấn mạnh nội dung, giá trị tác
phẩm nhất là khi mở rộng liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác.
- Với học sinh:
+ Tóm tắt văn bản- học sinh bước đầu hiểu văn bản, từ đó mới cảm thụ, phân tích được
nhân vật, các giá trị của tác phẩm. Hiểu cảm thụ được văn bản, rút ra bài học cho bản thân
hoàn thiện nhân cách và rèn kĩ năng sống.
+ Tóm tắt tác phẩm là cách ghi nhớ tác phẩm nhanh và lâu dài nhất. Khi nhớ được nội
dung tác phẩm, đứng trước bài thi học sinh sẽ không lúng túng vì không nhớ tác phẩm
nên không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.
+ Không phải học sinh nào cũng tóm tắt được tác phẩm, việc tóm tắt tạo cơ hội cho học
sinh giúp đỡ nhau cùng tìm hiểu và ghi nhớ tác phẩm một cách nhanh nhất.
Khi học sinh kể tác phẩm cho nhau nghe - học sinh sẽ nhớ văn bản hơn. Theo số liệu
khảo sát thì học sinh trao đổi với nhau, “dạy” nhau sẽ ghi nhớ được 70% kiến thức, 70%
nội dung văn bản.
+ Tóm tắt tác phẩm sẽ bớt dần những nhầm lẫn tai hại trong bài viết của học sinh như
những bài văn “ kinh điển” được nhắc đến sau mỗi kì thi.
- Trong giờ dạy - học văn, tóm tắt không nằm trong yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng
nhưng phải tóm tắt được văn bản thì mới tiếp thu được những yêu cầu về kiến thức. Tóm
tắt là thao tác quan trọng phục vụ cho đọc hiểu văn bản.
- Trước kia tôi chủ quan khi nghĩ việc tóm tắt đơn giản, chỉ cần giao về nhà học sinh tự
làm, không quan trọng lắm. Thế nhưng trong thời gian giảng dạy tôi thấy nhiều học sinh
không đọc tác phẩm, không biết chút nào về văn bản cả. Nếu giáo viên không giúp tóm



tắt, không hướng dẫn tóm tắt để hình thành cho học sinh một kĩ năng, một thói quen tóm
lược văn bản, việc đọc hiểu sẽ vô cùng khó khăn. Hoặc có đọc hiểu tác phẩm thì việc cảm
nhận, tìm hiểu tác phẩm cũng sẽ trôi tuột đi - không hứng khởi, không ghi nhớ, không
hiểu, không cảm được điều gì.
→ Việc tóm tắt văn bản giúp người học nắm vững văn bản ( tính cách, số phận nhân vật,
diễn biến cốt truyện)- góp phần đi sâu tìm hiểu và cảm nhận văn bản tác phẩm.
2. Một số lý thuyết cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản.
2.1. Nhân vật, nhân vật chính
- Nhân vật: Là hình tượng con người phản ánh trong tác phẩm văn học.
- Nhân vật chính: Nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể
hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính xuất hiện nhiều lần trong tác
phẩm, được khắc họa bằng nhiều loại hình chi tiết.
- Nhân vật phụ: Giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến cốt truyện.
Nhân vật phụ gắn với tình tiết, sự kiện, có tính chất phụ trợ, bổ sung.
2.2 Sự việc, chi tiết
- Sự việc tiêu biểu: là những sự việc quan trọng, góp phần hình thành cốt truyện.
- Chi tiết: là tiểu tiết mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng ( lời nói, một hành động,
một cử chỉ…)
→ Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật
và tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm. Nắm chắc một số kiến thức này giáo viên và học
sinh sẽ tóm tắt vầ nhớ văn bản chi tiết nhất.
3. Một số cách thức hướng dẫn học sinh tóm tắt
3.1.Cách thức tóm tắt một văn bản tác phẩm.
Với tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tác phẩm như đã trình bày, trong giời
giảng văn mà những tác phẩm tìm hiểu có dung lượng dài thì hoạt động đọc không thể
thực hiện hết. Với học sinh trường THPT Số 2 Lào Cai khả năng đọc chưa hẳn tốt không
thể đọc nhanh tác phẩm hoặc đoạn trích trong 5-7 phút được, còn dành nhiều thời gian
đọc thì không đảm bảo cho việc hướng dẫn khai thác nội dung. Khi đó đọc bằng cách tóm

tắt là hữu hiệu nhất. Những học sinh chưa tích cực đọc văn bản ở nhà sẽ có cơ hội nghe
bạn tóm tắt- nắm được cơ bản tác phẩm và khi được tìm hiểu, được khơi mở sẽ thấy hứng
thú, sẽ nắm bắt được tác phẩm. Từ đó hình thành ý thức chuẩn bị bài, ý thức trong đọc tác
phẩm.
- Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách thức tóm tắt một văn bản kĩ lưỡng, cụ thể,
từ việc xác định nhân vật chính, lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu đến cách thức viết
một văn bản đơn giản, ngắn gọn.
- Cách thức tóm tắt một văn bản tác phẩm:
+ Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
Trong qua trình dạy và học thì việc đọc văn bản học sinh thực hiện ở nhà khi chuẩn bị
bài . Khi đọc yêu cầu xác định nhân vật chính.
+ Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự
việc đó.
+ Tóm tắt hoạt động, lời nói, tâm trạng nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
+ Viết thành văn bản tóm tắt theo các sự việc tiêu biểu đã chọn. Khi viết thành văn
bản có thể trích nguyên văn theo văn bản gốc những chi tiết quan trọng.
+ Đọc và đối chiếu với văn bản gốc để sửa đổi một số sự việc.


Trong chương trình THPT chỉ có 1 tiết học “chọn sự việc chi tiết tiêu biểu” và 1 tiết học
“tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính”. Nếu chỉ cứ vào 2 tiết ( 90 phút) thì chưa hình
thành cho học sinh thói quen, một kĩ năng được mà giáo viên cần thấy tầm quan trọng của
việc tóm tắt mà xây dựng trong các giờ tự chọn bám sát, giờ phụ đạo, ôn tập để học sinh
được thực hành, được nhận thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tác phẩm trong
học Ngữ Văn.
3.2. Hướng dẫn học sinh cách đọc sáng tạo, đọc – tóm tắt tác phẩm
Trong giờ học văn, đọc là một hoạt động cần thiết. Đọc giúp học sinh nắm bắt tác
phẩm, hiểu khái quát nội dung văn bản, khái quát chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên
với những văn bản dài, khó có thể đọc hết cả tác phẩm khi đó giáo viên cần hướng dẫn
học sinh đọc những đoạn quan trọng, cần thiết - thể hiện phần lớn nội dung tác phẩm.

- Đọc sáng tạo thể hiện dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Đọc để tạo cảm
hứng, nhấn mạnh ấn tượng nổi bật hay sự kiện chủ yếu, đọc kiểm tra mức độ cảm thụ….
Nhưng việc đầu tiên đọc để nắm bắt được tác phẩm.
- Một số phương pháp đọc:
+ Đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại
+ Đọc phân vai
+ Đọc nhấn mạnh những đoạn tiêu biểu trong tác phẩm
+ Đọc - tóm tắt
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : bắt đúng giọng của nhân vật, sẽ bắt đúng cái tình
của nhân vật. Khi đó học sinh sẽ nhớ lâu nội dung mình đọc, phát hiện được ra các ý lạ
mà không đọc sẽ không phát hiện ra. Đọc sẽ giúp người học đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng.
- Đọc tóm tắt văn bản: kết hợp đọc những đoạn tiêu biểu và tóm tắt nội dung tác phẩm
văn bản.
+ Học sinh trình bày văn bản tóm tắt đã chuẩn bị.
+ Các học sinh khác được nghe bạn tóm tắt, nhận xét và bổ sung những sự việc, chi tiết
tiêu biểu mà bạn chưa nêu được.
+ Với những học sinh chưa tích cực đọc văn bản – được nghe bạn tóm tắt- sơ lược nắm
được nội dung và những vấn đề quan trọng trong tác phẩm.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh văn bản tóm tắt cho học sinh.
- Kể lại tác phẩm theo cách kể sáng tạo: tóm tắt tác phẩm theo ngôi thứ nhất, hóa thân
vào nhân vật để kể lại các sự kiện đã xảy ra với mình.
Cách kể sáng tạo này sẽ tạo hứng thú cho học sinh, thu hút những học sinh chưa tích cực
đọc tác phẩm.
Hoạt động này chiếm không nhiều thời gian mà có thể giúp học sinh nắm bắt sơ lược toàn
bộ nội dung văn bản tác phẩm.
* Ví dụ khi tìm hiểu văn bản tác phẩm “ Chí Phèo”, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học
sinh tóm tắt tác phẩm theo nhân vật Chí Phèo.
Khi học sinh tóm tắt xong, giáo viên có thể hệ thống lại bằng các sự việc, chi tiết tiêu
biểu, hoặc giáo viên cung cấp các sự việc, chi tiết tiêu biểu, sau đó yêu cầu học sinh tóm
tắt theo các sự việc đó.

. Chí Phèo là kẻ không cha, không mẹ, một anh đi thả ống lươn nhặt được hắn.
. Chí làm canh điền cho nhà Lí Kiến, bị lí Kiến ghen, đẩy hắn vào tù.
. Ra tù Chí biến đổi thành con người khác hẳn, trông đặc như thằng săng-đá…
. Hắn thành tay sai cho bá Kiến, thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.


. Chí gặp thị Nở, hắn khao khát trở lại làm người lương thiện
. Thị Nở nghe lời bà cô, cự tuyệt Chí, hắn lại uống rượu và kêu gào ăn vạ.
. Chí đến nhà bà Kiến đòi lương thiện, hắn giết chết bá Kiến và tự sát.
. Người làng chạy ra xem, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch bỏ
không.
=> Nếu quá trình tóm tắt này được thực hiện liên tục, giờ học này sang giờ học khác, dần
hình thành cho học sinh thói quen đọc- tóm tắt văn bản tác phẩm. Có như vậy học sinh có
ý thức đọc văn bản và sẽ nhớ tác phẩm dễ dàng hơn.
3.3. Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm bằng cách vẽ sơ đô
theo diễn biến cốt truyện.
Lợi thế của môn Ngữ Văn không phải là vẽ sơ đồ và không phải văn bản nào cũng có
thể vạch ra sơ đồ cụ thể. Tuy nhiên khi hình thành được sơ đồ dù là sơ đồ giản đơn nhất
cũng giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm dễ dàng hơn rất nhiều lần.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách hình thành sơ đồ cho tác phẩm. Đây cùng là một
cách tóm tắt nhưng tóm tắt giản lược hơn và dễ ghi nhớ hơn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sau khi đọc xong tác phẩm- lược mạch phát triển của tác
phẩm theo diễn biến cốt truyện.
Đọc xong văn bản dùng mũi tên thể hiện sự phát triển, những bước ngoặt trong cuộc
đời nhân vật, những thay đổi trong tâm trạng nhân vật.
Giáo viên cung cấp sơ đồ khái quát, yêu cầu học sinh tóm tắt theo sơ đồ đó.
Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu xong văn bản, giáo viên khái quát bằng sơ đồ, tổng
kết, củng cố bằng sơ đồ.
* Ví dụ khi dạy – học các đoạn trích trong Truyện Kiều ( Nguyễn Du), ở bài khái quát,
hoặc các phần tìm hiểu chung về đoạn trích, giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để học sinh

tóm tắt lại tác phẩm, nêu xuất xứ đoạn trích:
( Kiều- K.Trọng)
Thúy Vân

Hội ngộ
Đoàn vi ên
( Kiều- K.Trọng)
Chia ly 3
( Kiều- Từ Hải)

Chia ly 1
( Kiều- K.Trọng)

Gặp gỡ 3
( Kiều- Từ Hải)
Gặp gỡ 2
( Kiều- Thúc Sinh)
Chia ly 2
( Kiều- Thúc Sinh)


→ Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt Truyện Kiều trên cơ sở các bước ngoặt xảy ra
trong cuộc đời Thúy Kiều, các cuộc gặp gỡ và chia ly. Các đoạn trích được học nằm trong
các cuộc gặp gỡ và chia ly đó. Thúy Kiều gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời mình, nhưng
đoàn tụ thì Thúy Vân là trở ngại nên nàng đã trao duyên cho em không thể lại đoạt mất
duyên em sau ngần ấy năm trời người mình yêu và em gái là vợ chồng. Cuộc đời Thúy
Kiều như mạch điện, cuộc đoàn tụ hội ngộ những tưởng kết thúc mọi đau khổ thì còn điện
trở là nàng Vân.
→ Khi tóm tắt theo sơ đồ trên học sinh sẽ mường tượng và nhớ lại có bao nhiêu trắc trở
mà Thúy Kiều phải trải qua. Những đoạn trường mà nàng Kiều trải qua cũng chính là nội

dung cốt truyện.
Nhìn vào sơ đồ trên học sinh sẽ tái hiện được nội dung tác phẩm, nắm được những diễn
biến xảy ra trong cuộc đời Thúy Kiều và khi tìm hiểu văn bản hay các đoạn trích học sinh
luôn liên hệ được toàn tác phẩm. Hơn nữa cách này sẽ tạo hứng thú cho học sinh và học
sinh sẽ hoạt động tích cực hơn.
* Tương tự như vậy, khi dạy-học các tác phẩm văn xuôi tự sự, giáo viên dùng sơ đồ
khái quát giúp học sinh tóm tắt tác phẩm đơn giản hơn và dễ ghi nhớ hơn.
Chẳng hạn khi dạy và học tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để hướng
dẫn học sinh tóm tắt và khắc sâu nội dung tác phẩm:
Sơ đồ khái quát quá trình tha hóa của Chí Phèo:
Chí- một anh nông dân
hiền lành, lương thiện

Sau 7,8 năm đi tù

Khao
khát

Chí Phèo thức tỉnh

Lưu manh, côn đồ

Tay sai cho
Bá Kiến
Gặp Thị Nở

Con quỷ dữ làng
Vũ Đại

→ Nhìn vào sơ đồ trên, học sinh dễ dàng tóm tắt được quá trình tha hóa của Chí Phèo và

nguyên nhân của sự tha hóa đó. Vòng biến đổi của đời một con người- những bước ngoặt
quan trọng, sự hồi sinh và khao khát trở về với bản thể, với chất chất lương thiện vốn có
của nhân vật Chí Phèo được gói gọn trong sơ đồ ngắn gọn.
Tóm tắt, ghi nhớ văn bản bằng sơ đồ là cách thức sáng tạo, ngắn gọn và dễ nhớ.
4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị văn bản
Để học sinh có thể tóm tắt văn bản nhằm nắm vững nội dung, việc giao nhiệm vụ về
nhà cho học sinh không thể chỉ dặn dò qua loa được mà cần cụ thể các yêu cầu. Nếu chỉ
dặn học sinh soạn theo các câu hỏi SGK, học sinh không cần đọc tác phẩm mà chỉ chép
theo sách học tốt hoặc của bạn để chống đối trong khi đó tác phẩm học sinh không nắm
được điều gì. Giáo viên giao công việc cụ thể:
- Đọc tác phẩm :
+ Xác định nhân vật chính


+ Tìm các sự việc, chi tiết tiêu biểu
+ Tìm giá trị nội dung, ý nghĩa tác phẩm
- Tóm tắt tác phẩm thành văn bản.
Đến giờ học, giáo viên kiểm tra phần tóm tắt văn bản của học sinh. Những tác phẩm có
dung lượng lớn, giáo viên hướng dẫn đọc một số đoạn tiêu biểu còn lại thay bằng tóm tắt
văn bản. Việc này thời gian đầu có thể gây căng thẳng nhưng khi hình thành thói quen,
việc tóm tắt đã thành kĩ năng thì học sinh sẽ thấy hiệu quả và tác dụng của việc tóm tắt
văn bản để nắm ro tác phẩm và ghi nhớ tác phẩm lâu và tốt hơn.
5. Áp dụng các phương pháp tìm hiểu văn bản theo hướng đổi mới nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh giúp học sinh khắc sâu nội dung văn bản.
Khi vào hoạt động tìm hiểu văn bản tác phẩm, Gv có thể kết hợp nhiều phương pháp
tích cực hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh bài học theo mục tiêu cần đạt cảu từng tiết học từ
đó khắc sâu nội dung tác phẩm, các giá trị của tác phẩm,
- Phương pháp đọc diễn cảm, đọc phân vai
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp gợi mở

- Phương pháp thảo luận, hợp tác nhóm vận dụng các kĩ thuật: khăn trả bàn, đắp bông
tuyết, các mảnh ghép, trình bày một phút…
- Phương pháp giảng bình và thuyết trình….
Các phương pháp trên đều kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm, tóm tắt sự việc hoặc chi tiết
để học sinh khai thác. Tùy từng đói tượng học sinh để lựa chọn phương pháp hướng dẫn
học sinh nắm bắt tác phẩm nhanh và ghi nhớ lâu nhất tác phẩm đã học.
6. Phương pháp:ứng dụng CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trong quá trình soạn giảng, để giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm tốt hơn, giáo viên có
thể vận dụng công nghệ thông tin. Giáo viên có thể sưu tầm những đoạn phim làm tư liệu
để học sinh có hứng thú hơn khi tóm tắt tác phẩm. Sử dụng kênh hình cũng là cách ghi
nhớ nhanh, hiệu quả vì thường cuốn hút học sinh hơn.
Dùng máy chiếu để tóm tắt sơ lược tác phẩm bằng các sự việc chi tiết tiêu biểu, hoặc
bằng sơ đồ cho rút ngắn thời gian. Hệ thống nhân vật ( với những tác phẩm đồ sộ) xen
hình ảnh minh họa.
* Ví dụ trong hoạt động đọc của giờ giảng văn “ Chí Phèo”, giáo viên có thể chiếu đoạn
phim thay cho việc đọc đoạn trích.
Gv có thể hệ thống các sự việc chi tiết tiêu biểu để học sinh đối chiếu với phần tóm tắt
của mình.
Gv chiếu sơ đồ khái quát quá trình tha hóa của nhân vật để học sinh dựa vào đó tóm tắt
lại tác phẩm.
7. Phương pháp : NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
Học đi đôi với hành, một cách học văn bản khá lý thú đối với học sinh là trao đổi trực
tiếp, được thực hiện những cách thức sáng tạo với văn bản đó.
Có nhiều cách thức tổ chức một buổi ngoại khóa văn học, qua buổi ngoại khó đó học sinh
được chơi, được học hỏi, được thể hiện mình, được rèn các kĩ năng sống: giao tiếp, xử lý
tình huống, ứng xử…
- Học sinh xem các tư liệu về các tác phẩm, các đoạn phim có trong văn bản.
- Học sinh viết kịch bản cho các tác phẩm, diễn kịch về tác phẩm đó



- Học sinh đóng kịch diễn lại các tình huống, các học sinh khác sẽ đoán tác phẩm, nêu
lên nội dung tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Tổ chức thi tìm hiểu, thi hùng biện….
Đối với đối tượng của chúng tôi, không thể thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa
nhưng trong các giờ dạy tự chọn bám sát, giáo viên thay đổi không khí một số tiết bằng
cách tổ chức một giờ ngoại khóa nho nhỏ. Trong giờ đó học sinh hào hứng đoán tác
phẩm, đoán nhân vật…Những tác phẩm văn học không còn khiến học sinh e ngại vì dung
lượng quá dài mà thật đơn giản để nhớ, thật đơn giản để hiểu và cảm nhận theo cách riêng
của mình dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
IV. THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM
Những ý kiến trên của cá nhân tôi về một số cách thức hướng dẫn học sinh nắm bắt tác
phẩm tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy Ngữ Văn, nâng cao chất lượng môn
Ngữ Văn. Do đó trong thiết kế thử nghiệm, tôi không thiết kế một giáo án hoàn chỉnh mà
chỉ thiết kế những phần có áp dụng những nội dung mà tôi đã trình bày.
Thiết kế cho tiết học:

CHÍ PHÈO
- Nam CaoPhần được giao cho học sinh chuẩn bị từ tiết trước trong hoạt động hướng dẫn học sinh
học bài:
- Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Chí Phèo.
- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
- Tìm các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp các sự việc và chi tiết đó theo diễn biến cốt truyện.
- Viết văn bản tóm tắt.
- Thử vẽ sơ đồ khái quát về cuộc đời, số phận của nhân vật Chí Phèo.
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân
tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo:
Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù,
nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi găph thị Nở cho đến lúc tự sát).

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
* Kĩ năng sống
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của NC
trong tác phẩm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, khao khát hoàn lương của CP.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về bản chất đời sống XH trong
nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm
II. Tiến trình dạy – học
1. Hoạt động 1: Khởi động
Có thể thay kiểm tra bài cũ bằng việc yêu cầu học sinh trình bày văn bản tóm tắt về tác
phẩm Chí Phèo đã chuẩn bị.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng hiện thực của tác phẩm.
3. Hoạt động 3: Đọc văn bản


- Hướng dẫn học sinh đọc một số đoạn cơ bản
- yêu cầu học sinh khá tóm tắt văn bản cho cả lớp nghe.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung những sự việc quan trọng mà bạn còn thiếu.
- Gv nhận xét và hệ thống các sự việc, chi tiết tiêu biểu giúp tất cả học sinh ghi nhớ
được nội dung cơ bản của tác phẩm, khái quát được nội dung văn bản.
. Chí Phèo là kẻ không cha, không mẹ, một anh đi thả ống lươn nhặt được hắn.
. Chí làm canh điền cho nhà Lí Kiến, bị lí Kiến ghen, đẩy hắn vào tù.
. Ra tù Chí biến đổi thành con người khác hẳn, trông đặc như thằng săng-đá…
. Hắn thành tay sai cho bá Kiến, thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
. Chí gặp thị Nở, hắn khao khát trở lại làm người lương thiện
. Thị Nở nghe lời bà cô, cự tuyệt Chí, hắn lại uống rượu và kêu ngào ăn vạ.
. Chí đến nhà bà Kiến đòi lương thiện, hắn giết chết bá Kiến và tự sát.
. Người làng chạy ra xem, thị Nở nhìn nhanh xuông bụng và nghĩ đến cái lò gạch bỏ

không.
- Gv có thể dùng sơ đồ khái quát ( như đã nêu ở trên) yêu cầu học sinh tóm tắt lại tác
phẩm theo sơ đồ đó.
Khi tóm tắt được tất cả học sinh đã biết tác phẩm nói về nhân vật nào, số phận nhân vật
đó ra sao, có những biến có gì xảy ra với Chí Phèo, kết thúc cảu nhân vật thế nào. Từ đó
việc tìm hiểu tác phẩm đỡ khó khăn hơn kể cả những học sinh chưa chịu đọc tác phẩm.
Với việc tóm tắt các diễn biến tác phẩm ngắn gọn như vậy, hoặc sơ đồ khái quát quá
trình biến đổi của Chí Phèo, học sinh sẽ nắm bắt được tác phẩm và nhớ được những nội
dung căn bản thể hiện trong tác phẩm.
4. Hoạt động 4: Đọc – hiểu văn bản
Áp dụng nhiều phương pháp linh hoạt, phù hợp để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến
thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.
Khi đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu Gv chú ý khướng dẫn khai thác vào các chi tiết
trọng tâm, giúp học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm, ghi nhớ nội dung văn bản hơn.
Cụ thể nội dung thể hiện trong thiết kế giáo án:
1. Cách giới thiệu nhân vật
- Cách giới thiệu:
- Gv: NC giới thiệu nhân vật của mình + Mở đầu= hình ảnh CP say, vừa đi vừa
không bằng bắt đầu từ quá khứ mà tư thực chửi: chửi trời-> đời->cả lành Vũ Đại-> cha
tại nhân vật. Cách giới thiệu của tác giả có đứa nào không chửi nhau với hắn-> đứa chết
điểm đặc sắc và độc đáo như thế nào?
mẹ nào đẻ ra hắn.
- Hs tìm chi tiết, phân tích
+ Đáp lại: trời không riêng của nhà nào->đời
- Gv phân tích xen bình.
là tất cả, chẳng là ai-> trừ mình ra-> không ai
biết ai đẻ ra CP
→ Tiếng chửi không có người nghe, không ai
chửi lại, không ai thèm đáp lại lời hắn dù
bằng tiếng chửi.

- Ý nghĩa:
+ CP đang cô độc, hắn đang tìm cách giao
- Gv: Khi bình luận về tiếng chửi của CP có tiếp- không ai để ý đến hắn cả
ý kiến sau: Đó là tiếng chửi vu vơ của kẻ + CP bất mãn, hắn đâu đớn khi thấy sự bất
say rượu. Tiếng chửi của một người đau công của cuộc đời bạc bẽo.


đớn, bất mãn.
+ Cách vào truyện đặc sắc, gây ấn tượng cho
Ý kiến của em như thế nào? Hãy bày tỏ người đọc.
quan điểm của mình?
→ Với cách trần thuật, miêu tả linh hoạt, CP
- Hs thảo luận theo KT khăn trải.
xuất hiện sinh động, cụ thể. Hắn ý thức được
- Gv định hướng, giảng bình.
sự tồn tại của mình, nhận thức được sự bất
hạnh của mình khi không ai giao tiếp với hắn,
dường như bị gạt ra khỏi cộng đồng.
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
2.1. Quá trình tha hóa của Chí Phèo.
- Gv dùng sơ đồ khái quát cuộc đời CP – a. Trước khi ở tù
một nông dân hiền lành, lương thiện trước - Chí là đứa trẻ không cha, mẹ
khi bị lí Kiến cho vào tù.
- Khi trưởng thành, là một nông dân lương
- Gv: Quan sát sơ đồ, cho biết trước khi đi thiện
tù. Chí là con người như thế nào?
+ 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến
( Xuất thân, công việc, ước mơ của Chí ra + Hiền như đất, khỏe, nhút nhát
sao?)
- Là người tự trọng, thấy nhục khi bà ba sai

- Hs tái hiện chi tiết, đánh giá.
làm những việc không chính đáng.
- Gv nêu vấn đề, bình.
- Ước mơ giản dị: có gia đình nho nhỏ…
→-> Chí như bao người nông dân khác: chăm
chỉ, hiền lành, lương thiện.
b. Sau khi ở tù ra: thay đổi hoàn toàn cả nhân
hình và nhân tính
- Tên: Chí→ Chí Phèo.
- Gv tiếp tục vận dụng sơ đồ khái quát
- Hình dáng: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn,
- Gv: Sau khi bị Bá Kiến đẩy vào tù, 7,8 mặt câng câng, mắt gườm gườm…
năm sau Chí trở về, thành con người khác → hình dánh bặm trợn của 1 lưu manh.
hẳn. Hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ sự biến - Tính cách: thay đổi hoàn toàn
đổi của Chí về nhân hình? ( hình dáng bên + Về hôm trước- hôm sau đã thấy uống rượu
ngoài?)
+ Say: xách chai đến nhà Bá Kiến-chửi, đánh
- Hs miêu tả theo sơ đồ, nêu chi tiết theo nhau với Lí Cường, rạch mặt ăn vạ
SGK.
→ thành kẻ liều lĩnh, hung hăng.
- Gv: CP thay đổi về hính dáng, hắn biến => Chí bị tha hóa, từ người nông dân hiền
đổi thành con người ra sao?
lành thành kẻ lưu manh, côn đồ. Nhân hình,
- Hs nhận xét.
nhân tính biến đổi.
- Gv: Sau khi ở tù ra, CP không còn hiền c. Từ kẻ lưu manh thành con quỷ dữ.
lành như trước nữa. Tính cách của hắn thay - CP đến ăn vạ nhà Bá Kiến- hắn được xoa
đổi như thế nào?
dịu những căm tức trong lòng.
- Hs tìm chi tiết, phân tích.

- Đến lần 2, hắn bị lừa gạt, lợi dụng- thành tay
- Gv khái quát, bình.
sai cho bá Kiến.
- Hắn thay đổi, không còn chút nào của anh
- Gv: Quá trình tha hóa của CP chưa dừng Chí ngày trước:
ở đó mà diễn ra ngày càng thê thẩm, khốc + Triền miên trong cơn say, làm bất cứ việc
liệt hơn. Hãy phân tích, chỉ ra những chi gì người ta sai.
tiết miêu tả quá trình CP trỏ thành con quỷ + Hắn phá tan bao cơ nghiệp, đập nát cảnh
dữ của làng Vũ Đại?
yên vui, đạp đổ hạnh phúc của bao gia đình…


- Hs thảo luận theo KT khăn trải
+ Mặt hắn: không còn phải là mặt người,
- Gv gợi ý: những hành động việc làm của chằng chịt những vết sẹo…
Chí, khuôn mặt của hắn…
=> CP bị tha hóa, biến thành con quỷ dữ ở
làng Vũ Đại. XH nhà tù đã cướp đi hình hài,
- Hs trình bày 1 phút.
tính người của hắn. CP trở thành điển hình
cho người nông dân bị lưu manh hóa, bị tha
hóa.
2.2 Quá trình hồi sinh.
- Gv đánh giá, định hưởng, phân tích, xen a. Gặp Thị Nở- đánh thức phần ngưởi Chí.
bình.
- Diễn biến tâm lí, tình cảm- sự thay đổi trở
lại của Chí:
+ Lần đầu tiên tỉnh rượu sau khi ra tù, nhận
thức về không gian, cuộc sống
- Gv: Khi CP triền miên trong những cơn . nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ

say và làm những việc của quỷ dữ, một . tiếng cười nói của người đi chợ về, tiếng go
bước ngoặt lớn đến với CP- gặp Thị Nở.
mái chèo
? Theo em cuộc gặp gỡ với TN có ý nghĩa → Lần đầu tiên biết cảm nhận, hình dung về
như thế nào bới Chí?
c/s, hắn mơ hồ buồn.
- Gv gợi ý bằng cách khái quát trên sơ đồ
+ Tỉnh ngộ: nhớ lại những ước mơ khi xưa
- Hs đánh giá khái quát.
Nhận ra thực tại của mình: già mà còn cô
- Gv: Hãy phân tích diễn biến tâm lí ở CP độc, đã tới dốc bên kia cuộc đời.
khi hắn gặp Thị Nở và sau một trận ốm?
→ Chí đang dần thức tỉnh, sự trở lại của cảm
- Hs hợp tác với bạn cùng bàn
xúc, khả năng nhận thức về cuộc sống và
Gợi ý: khi tỉnh rượu hắn nhận thức được chính mình.
điều gì?
- Khao khát hoàn lương và ước mong hạnh
Từ những điều nhận thức được hắn phúc:
tỉnh ngộ và nhận ra điều gì về bản thân?
+ Thị Nở mang nồi cháo vào, giục hắn ăn
- Hs phân tích, trình bày 1’
+ CP ngạc nhiên- xúc động- mắt như ươn
- Gv phân tích, bình chi tiết đã gợi ý.
ướt: lần đầu tiên hắn được đàn bà cho
Thấy lòng thành trẻ con
→ Chí Phèo trở lại bản tính của hắn, trở lại
- Gv: Khi hắn đang nghĩ vẩn vơ thì TN vào nguyên tính anh Chí xưa: hiền lành, chất
mang cho hắn nồi cháo. Tâm trạng CP thay phác, giàu cảm xúc.
đổi như thế nào khi được TN quan tâm, - Mong muốn: làm hòa với xã hội

chăm sóc? Hãy phân tích diễn biến tâm + Trở lại làm người lương thiện, làm hòa với
trạng, cảm xúc của CP trước sự săn sóc của mọi người, Thị Nở sẽ giúp hắn
TN?
+ Khao khát mái ấm gia đình: giá cứ thế này
- Hs tư duy, trao đổi theo nhóm 4 Hs
mãi thì thích nhỉ
-Gv: Từ những thay đổi đó, TN đã đánh
Ngỏ lời: Hay mình sang ở với tớ…
thức những khao khát ước muốn nào ở CP? => Từ ngạc nhiên, xúc động, Chí đã hồi sinh
Chí mong muốn điểu gì?
trở lại làm người, khao khát cuộc sống hạnh
- Hs nêu chi tiết về sự biến đổi của CP.
phúc bình dị như bao người khác.
b. Bi kịch bị cự tuyệt làm người
- Khi mới sinh ra- bị chối bỏ, thiếu tình
thương của người thân


-Hs đánh giá qua trình thức tỉnh, hồi sinh - Mong ước của Chí không thành hiện thực
của CP.
+ bà cô Thị Nở kiên quyết ngăn cản→ bà
- Gv chốt ý, đáng giá, bình
không coi Chí phèo là con người.
+ Thị Nở theo lời bà cô, đến trút giận lên Chí
Phèo
- Gv: GV dẫn dắt: CP khao khát tình yêu, → Con đường hoàn lương bị chặn lại. trong
khao khát trở lại làm người lương thiện. con mắt và suy nghĩ của người làng, Chí
Ước nguyện ấy có thực hiện được không? không còn là con người nên họ không tin vào
Vì sao?
sự thức tỉnh và hồi sinh của Chí.

- Hs trao đổi, lí giải
- Tâm trạng khi bị từ chối: thất vọng, đau
- GV giảng xen bình.
đớn, tuyệt vọng
+ Ngạc nhiên: ngẩn người, không nói, cười.
+ Hiểu ra cứ như hít thấy hơi cháo hành→
đau khổ
+ Chạy theo níu kéo TN→ níu kéo chỗ dựa
- Gv: Thị Nở đã cự tuyệt Chí như thế nào? tinh thần, niềm hi vọng cuối cùng của hắn.
Phân tích những diễn biến, thay đổi trong => Chí khao khát tình yêu, khao khát hoàn
tâm hồn Chí khi và sau khi bị TN từ chối?
lương nhưng cây cầu nối là thi Nở đã từ chối,
- Hs hợp tác với bạn, trao đổi, phân tích
cự tuyệt hắn.
-Gv: đánh giá, bình hành động của Chí Ph + Phẫn uất, tuyệt vọng
èo
. Chí vật vã, đau đớn, hắn tìm đến rượu, lại
chửi, càng uống càng tỉnh.
. Định đến đâm chết bà cô Thị Nở- rẽ vào
nhà bá Kiến
. Chí đòi làm người lương thiện, không thể- Gv: CP càng uống càng tỉnh, hắn nhận hắn đâm chết bá Kiến và tự sát.
thức được bi kịch cuộc đời hắn nên bước => Ngọn lửa căm thù vẫn âm ỉ cháy đã bùng
chân hắn rẽ sang nhà bá Kiến. về hành lên khi Chí Phèo ý thức được và thấm thía bi
động đâm chết bá Kiến, tự sát, có nhiều ý kịch của mình.
kiến:
KL: Hành động khốc liệt cuối cùng của Chí
+ CP say rượu, không làm chủ được mình. như một tất yếu bởi Chí đã hồi sinh, nhận ra
+ Mối hận thù sâu sắc trong lòng
cảnh ngộ oái oăm, trớ trêu của mình. Để giải
+ CP không nhất thiết phải tự sát, mà sau thoát đó là cách duy nhất. Khi linh hồn trở về,

khi giết BK có thể bỏ trốn.
Chí đổi cả sự sống để giữ lấy.
+ CP rơi vào con đường cùng, bế tắc Ý nghĩa:
không lối thoát.
Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa
Em đồng ý với ý kiến nào, hay không? phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình
Trình bày ý kiến của em?
và nhân tính của người nông dân lương thiện
- Hs thảo luận theo KT khăn trải bàn.
đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định
- Gv nhận xét, bình, khái quát ý.
bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi
- Gv: Nhận xét cách miêu tả, lối trần thuật tường như họ đã biến thành quỷ dữ.
của tác giả?
- Hs nhận xét.
-Gv Tác phẩm nổi bật vấn đề gì?
- Hs khá nêu ý nghĩa.


5. Hoạt động 5: Tổng kết, hướng dẫn học bài
- Gv sử dụng sơ đồ khái quát để củng cố lại kiến thức, khắc sâu các nội dung đã tìm hiểu
về tác phẩm.
* Tổng kết
+ Xây dựng nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa sống động, cá tính độc đáo.
+ Miêu tả diễn biến tâm lí sắc sảo.
+ Kết cấu chuyện mới mẻ, cốt truyện hấp dẫn, biến hóa, giàu kịch tính.
+ Ngôn ngữ điêu luyện, sống động, giọng điệu linh hoạt.
- Gv yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ khái quát quá trình biến đổi của Chí Phèo.
- Học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá cảu mình về nhân vật, về các giá trị của
tác phẩm.

- Gv có thể sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh xem một trích đoạn trong phim Chí
Phèo, đoạn Chí Phèo gặp thị Nở.
IV/ Hiệu quả của sáng kiến
Bản thân người viết đã áp dụng các cách thức trên trong các giờ dạy- học văn tại trường
THPT Số 2 TP Lào Cai, đã có những kết quả nhất định ( đã được khảo sát và thông qua
các bài viết cụ thể của học sinh)
11A2
11A3
Hiểu bài
Khả năng vận dụng

37/37 (100%)
34/37 (91,89 %)

35/35( 100%)
31/35 ( 88,57%)

- Biến chuyển ro rệt nhất là học sinh sau khi học xong nắm bắt về tác phẩm khá ro
ràng, ghi nhớ tác phẩm tốt hơn.
- Trong các bài kiểm tra hạn chế dần và hết hẳn tình trạng nhầm lẫn kiểu “râu ông nọ
cắm cằm bà kia” khi làm bài.
- Học sinh tự tin hơn hẳn trong các giờ học, trong các giờ kiểm tra, thi cử.
- Có kiến thức sâu, rộng hơn về tác phẩm văn học.
- Rèn những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân: giao tiếp, xử lí tình huống, trình bày.
- Học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ Văn, chăm đọc tác phẩm hơn
- Quan trọng hơn khi học sinh nắm bắt, hiểu khái quát được tác phẩm thì khả năng vận
dụng những phương pháp đổi mới càng khả thi hơn đối với đối tượng học sinh vùng khó
khăn.
3. Phạm vi ứng dụng
Đề tài tôi trình bày rút ra từ những trải nghiệm của bản thân với đối tượng tôi trực

tiếp giảng dạy nên là ý kiến thiên nhiều về chủ quan. Tôi nghĩ có thể áp dụng được r ộng
rãi cho các đối tượng học sinh khác.

C. KẾT LUẬN
Với đề tài: “Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt văn bản tác phẩm tốt hơn
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn” thiết nghĩ sẽ giúp người học hình
thành thói quen, cách thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản, ghi nhớ văn bản tác phẩm một cách
hiệu quả nhất. Người viết hi vọng những nội dung trên có thể giúp ích cho các đồng


nghiệp một số cách thức hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản tốt nhất, giúp người học
cách nắm bắt và ghi nhớ tác phẩm đơn giản và dễ dàng hơn.
Bản thân người viết không coi đây là những phương pháp, cách thức tốt nhất, cũng
không phải một sáng kiến hay mà chỉ là một số ý kiến để trao đổi.
Mong ý kiến đóng góp của các thầy cô!
Chân thành cảm ơn!
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hà


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


SGK Ngữ Văn 10, 11, 12
SGV Ngữ Văn 10, 11, 12
Phương pháp dạy học Ngữ Văn
Từ điển thuật ngữ Văn học
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10,11,12
Thiết kế giáo án 10, 11, 12
Một số tư liệu tham khảo khác

NXB Giáo dục
NXB Giáo dục
Phan Trọng Luận
NXB Giáo dục
NXB Giáo dục
NXB Sư phạm

Môc lôc
Tên mục

Trang

A/ĐẶT VẤN ĐỀ

1

B/ GI ẢI QUY ẾT V ẤN Đ Ề

2

I.
II.


Cơ sở lí luận của đề tài
Thực trạng của vấn đề


III.

Các biện pháp đã tiến hành

10
IV. Thiết kế thử nghiệm

CH Í PH ÈO
(Nam Cao)
C/ KẾT LUẬN

15

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 THÀNH PHỐ LÀO CAI


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ CÁCH THỨC GIÚP HỌC SINH NẮM BẮT
TÁC PHẨM TỐT HƠN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN NGỮ VĂN Ở THPT SỐ 2 THÀNH PHỐ LÀO CAI


Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Chức vụ: TTCM tổ Văn - GDCD

N ĂM H ỌC 2013 - 2014



×