Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đọc, hiểu và cảm thu thơ cho học sinh lớp 10 trường THPT số 2 bát xát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.77 KB, 29 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………......... 1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………............ 1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu................…….....................……………… 1
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….......... 2
5. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................2
6. Đóng góp của sáng kiến................................................................................ 2
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề ...............................................................3
Chương II: Thực trạng của vấn đề.................................................................6
Chương III: Giải quyết vấn đề ...................................................................... 9
I. Giải pháp cụ thể........................................................................................... 9
II. Thiết kế minh họa........................................................................................16
III. Những kết quả bước đầu sau khi thử nghiệm sáng kiến………………….24
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-1-

25
26



Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Dạy văn là một hoạt động khoa học đồng thời là một hoạt động nghệ
thuật. Đó là một khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật
cảm thụ và truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó theo một yêu cầu sư
phạm nhất định. Nó đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất cao trong
mọi năng lực của người thầy. Người thầy phải làm như thế nào để các em hiểu
và cảm thụ được tác phẩm văn chương, để các em yêu và thấy hứng thú thực
sự với môn văn. Vì khi không có hứng thú, người học sẽ không thể tập trung
chú ý, đồng nghĩa với hoạt động tiếp nhận - cảm thụ của học sinh trong giờ
giảng văn chỉ là sự bắt buộc chứ không phải là tự giác. Như thế người thầy
trong giờ giảng văn, dù có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ là "múa kích một
mình trên sa mạc" mà thôi.
Hơn nữa trong nhà trường THPT hiện nay môn Ngữ Văn vẫn được coi
là một trong những bộ môn trọng tâm và là môn chính thức bắt buộc thi tốt
nghiệp hàng năm. Thế nhưng vị trí ấy của môn Văn đang dần dần bị mất đi
trong tình cảm và ý thức học tập bộ môn của học sinh. Nguyên nhân thì có
nhiều. Trong đó, tâm lý học để thi đại học, cao đẳng và tâm lý, sở thích của
tuổi trẻ hiện nay đang dần dần giết chết tình cảm của học sinh đối với môn
Văn. Có những em học rất khá Văn và học yếu Toán nhưng vẫn sẵn sàng bỏ
Văn học Toán. Đặc biệt đối với những người dạy văn ở miền núi như tại
trường THPT số 2 Bát Xát, học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc,
đầu vào là rất thấp thì khó khăn đó còn tăng lên gấp bội. Bởi so với học sinh

miền xuôi thì học sinh miền núi gặp nhiều hạn chế về hàng rào ngôn ngữ, về
cảm xúc và cảm thụ hình tượng văn học. Nhất là hình tượng văn học trong tác
phẩm thơ. Đó là điều tôi luôn trăn trở sau 8 năm đứng lớp. Vì thế tôi đã chọn
đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho
học sinh lớp 10 ở trường THPT số 2 Bát Xát” để mong góp được tiếng nói
nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng môn văn, đánh thức tâm hồn và khát
vọng của các em qua môn văn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số phương pháp giúp các em học sinh khắc phục được
những hạn chế và khó khăn trong việc học tác phẩm thơ. Đồng thời cảm thụ
và hiểu được những tác phẩm thơ một cách sâu sắc.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài thơ ở lớp 10 THPT. Do điều kiện thời
gian và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn việc thực hiện đề tài này
cho học sinh lớp 10A2 trong trường.
-2-


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------- Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động dạy học văn bản thơ của giáo
viên và học sinh trong chương trình văn học lớp 10 ban cơ bản ở THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích đề tài đặt ra, sáng kiến của tôi chủ yếu tập trung
vào phương pháp khảo sát văn bản, khảo sát thực trạng học văn của các em
học sinh, phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp quan sát sư phạm,

phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học và giáo dục
Ngoài ra trong quá trình thực hiện tôi còn sử dụng một số phương pháp
hỗ trợ như: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích….
5. Thời gian nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thể nghiệm đề tài này trong năm học
2013 - 2014
6. Đóng góp của sáng kiến
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc tìm hiểu và cảm nhận
tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

-3-


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Vai trò của thơ trong nền văn học Việt Nam
Với nhân dân Việt Nam, thơ có vai trò rất quan trọng. Ngàn xưa, từ thế
kỷ XI đến XX, trong khoa cử Nho giáo, các kỳ thi Hương, thi Hội đều có đề
bài về thơ và sáng tác thơ, từ đó đào tạo biết bao thi nhân nổi tiếng cho nước
nhà như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn,
Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu...
Hiện nay, học sinh từ tiểu học lên đến trung học, đại học, cấp lớp nào cũng
học thơ. Chưa có một nước nào trên thế giới thơ phú lại phát triển như ở nước
ta. Và trong tác phẩm “ Nhìn về vốn văn hoá dân tộc”, Trần Đình Hượu cũng

từng nhận xét về thơ như sau “Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển
nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu
thơ”. Trong lao động, thơ Việt Nam kết tinh thành nhiều tác phẩm văn học
dân gian tuyệt tác. Những bài hát ví phường vải, ví phường cấy, hò tát nước,
hò kéo gỗ, hò chèo thuyền, hò kéo lưới... là chứng tỏ thơ đã thấm vào máu
thịt, đã kết tinh trong tâm hồn và trở thành món tinh thần của người lao động.
Trong chiến đấu, thơ Việt Nam cũng đóng vai trò rất lớn: từ bài thơ
"thần" của Lý Thường Kiệt đến những bài thơ yêu nước của Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão, rồi thơ động viên tinh thần chiến đấu của Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Thụ... Độc đáo đến mức có
những chiến sĩ ra trước pháp trường vẫn thản nhiên đọc thơ như Cao Bá Quát,
Mai Xuân Thưởng. Dùng thơ để tỏ khí tiết, chắc chỉ có dânViệt Nam thành
thạo từ xưa. Thơ làm cho tâm hồn con người ta bay bổng thanh cao, hướng
thiện, đó còn là thú chơi tao nhã của người Việt Nam bao đời nay.Trong
chương trình THPT, thơ chiếm một vị trí quan trọng, một tỉ lệ khá lớn trong
chương trình, cụ thể như sau: trong chương trình lớp 10 gồm có 14 tác phẩm,
chương trình 11: gồm có 20 tác phẩm và chương trình 12 có 8 tác phẩm kể cả
đọc thêm.
Nhưng văn thơ cũng như tình yêu là một hiện tượng rất khó định nghĩa.
Bởi thế việc nhận diện chính xác cũng không phải dễ dàng gì. Không phải
ngẫu nhiên mà lịch sử phê bình văn học Đông và Tây cứ trở đi trở lại hai cực:
hoặc thần bí hoá nó, hoặc xem nó là một cái tầm thường, dung tục. Tất nhiên
cả hai cực ấy đều sai lầm và nguy hại.
Hơn nữa, phép toán của văn chương không phải hai cộng hai là bốn, mà
có thể là năm, là sáu. Vì văn thơ là ở nghĩa bóng không phải nghĩa đen, ở
ngoài chứ không phải ở trong lời, và cũng như linh hồn là cái thần thái của
toàn bộ thể xác, nó không nằm ở chỗ nào rõ rệt mà nằm ở tất cả, làm sống lên
-4-



Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------tất cả mọi chân tơ kẽ tóc. Cảm thụ văn là lĩnh hội cái thần thái chung ấy của
tác phẩm.
II. Khái niệm thơ và thi pháp thơ:
1. Khái niệm thơ:
Thơ là một thể loại văn học hết sức phong phú và phức tạp. Cho đến
nay, "thơ là gì" vẫn là một câu đố mà các nhà lý luận văn học, lý luận ngôn
ngữ đang cố gắng tìm lời giải đáp. Tuy nhiên theo tôi thì định nghĩa về thơ
của nhà thơ Sóng Hồng viết trong bài "Cùng bạn đọc", in ở đầu tập thơ Sóng
Hồng là khoa học hơn cả. Theo Sóng Hồng "Thơ là sự thể hiện con người và
thời đại một cách cao đẹp", "Thơ là hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi.
Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng.
Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ
thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua
những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường". Đặc trưng nổi bật
nhất của thơ là tính trữ tình, tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính hàm súc. Thơ
"chứa nhiều khoảng trắng trên không gian in thơ", đó là những "kiến thúc đầy
âm vang".
Đây không chỉ là đặc trưng riêng của thơ mà cũng là cái cần có đối với
văn chương nghệ thuật, nhưng đối với thơ thì yêu cầu này là một tiêu chí quan
trọng nhất để đánh giá, thẩm định giá trị của nó.
Thơ được phân chia ra thành nhiều tiểu loại dựa vào những tiêu chí
khác nhau. Trong đó cách phân loại thơ theo đặc điểm thi pháp là cách phân
loại phù hợp nhất với đặc trưng của thơ, đồng thời cũng có ý nghĩa thiết thực
cho việc cảm thụ và dạy - học thơ. Dựa vào thi pháp có thể chia thơ làm hai

loại: thơ cách luật và thơ tự do.
2. Thi pháp thơ :
Aristote (384 - 322 TCN) là người đầu tiên nghiên cứu về thi pháp.
Công trình "Poetica" (Nghệ thuật thi ca) của ông ra đời cách đây 2400 năm
vẫn là nền tảng của mọi công trình nghiên cứu về thi pháp suốt mấy chục thế
kỷ. Qua nhiều bước thăng trầm, đến nay, các nhà nghiên cứu đã đi đến tương
đối thống nhất quan niệm về thi pháp: "Thi pháp là tổ hợp những đặc tính
thẩm mỹ nghệ thuật, phong cách của một hiện tượng văn học, các thành tố
nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng".
Thi pháp, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể
tài, những nguyên tắc, phương pháp phản ánh thực tại và các phạm trù không
gian, thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, điểm nhìn nghệ thuật, quan
niệm về thế giới và con người,...
Trên cơ sở soi dọi định nghĩa thi pháp vào thơ, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất rằng: Đặc điểm nổi bật nhất của thi pháp thơ là tính trữ tình. Theo
Bakhtine, bản chất của thơ "Là tiếng nói bộc bạch, chẳng hạn một bài thơ
-5-


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------diễn đạt một nỗi buồn, oán thán, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng";
thơ là sự bộc bạch trực tiếp cảm xúc, là một lời tâm tình gan ruột, một tấc
lòng tác giả. Khi giảng dạy và học tập thơ, phải giải mã được tình cảm mãnh
liệt ấy. Đặc điểm thi pháp này chính là căn cứ cơ bản để phân biệt thơ và văn
xuôi. Thơ thiên về cảm xúc, là sự bộc lộ bản thân người nghệ sĩ trước con

người và cuộc đời. Còn truyện, truyện thiên về sự kiện, tình tiết, là sự sắp xếp
các chi tiết của hiện thực theo quy luật của nghệ thuật.
Thơ là sự thăng hoa của cái đẹp, là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí
tưởng tượng. Những điều kỳ diệu đó phải được truyền tải bằng hình thức nghệ
thuật đặc sắc của ngôn từ, âm điệu, vần điệu, nhạc tính...

-6-


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I. Thực trạng cảm thụ tác phẩm thơ của học sinh hiện nay
Trong suốt quá trình giảng dạy, tôi đã đọc hàng nghìn bài văn của học
sinh, đã nghe hàng ngàn câu trả lời. Có những bài hay, những câu trả lời xúc
động mà bao năm qua tôi không thể nào quên được. Thế nhưng bài hay, câu
trả lời để lại ấn tượng sâu sắc thì rất ít. Còn bài dở, bài sai kiến thức, bài viết
ngây ngô vớ vẩn thì không biết bao nhiêu mà kể. Vấn đề nổi cộm từ các bài
viết của các em học sinh ở trường tôi là các em không đọc tác phẩm hoặc đọc
một cách qua loa đại khái. Trong nhiều bài thi ta bắt gặp sự bịa đặt hình ảnh,
chi tiết không hề có trong tác phẩm hoặc trích thơ không chính xác. Chẳng
hạn khi viết về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến thì có em đã nói
rằng người lính Tây Tiến không mọc tóc vì không có dầu gội đầu nên phải cắt
đi cho gọn. Nhiều bài viết có những đoạn văn sáo rỗng, bốc trời hoặc có sự
tưởng tượng, liên tưởng tuỳ tiện: “ Đầu súng trăng treo đã mô tả lại thời kì
đấu tranh chống thực dân Pháp, để lại cho nhân dân ta và nhân dân toàn thế

giới về sau hãy gương những chiến sĩ cách mạng đi trước”… Còn nhiều nữa
những lỗi của các em mà phạm vi của một bài viết không thể dẫn ra hết được.
Sai chính tả, không viết hoa danh từ riêng, dùng dấu câu sai, hoặc cả bài
không có một dấu câu là chuyện muôn thuở. Viết câu què câu cụt, diễn đạt rối
rắm cũng là những điều thường gặp trong bài làm của các em.
Không chỉ thế, trong thói quen tiếp nhận văn học của học sinh vùng cao
là các em thường đem “đức tính thật thà của mình để chiếm lĩnh tác phẩm
thơ” Dẫu biết rằng sự thật là là một đức tính tốt, song cảm thụ tác phẩm văn
chương một cách thật thà thì rất tai hại. Vì sự thật thà trong nhận thức văn
chương đã tước bỏ gần hết những yếu tố đẹp trong văn chương: “đức tính thật
thà là nấm mồ lớn chôn vùi mọi vẻ đẹp của văn chương”. Bởi vậy các em
không hiểu được tầng nghĩa sâu của tác phẩm. Hơn nữa vốn từ ngữ phổ thông
của các em học sinh ở vùng cao rất nghèo, nên trong quá trình trả lời câu hỏi
hay diễn đạt một bài văn ngôn từ thường lặp đi lặp lại rất nhiều. Rồi khả năng
tự lập để phát hiện vấn đề còn hạn chế, còn ỉ lại cho giáo viên khi khám phá
tác phẩm. Tinh thần và thái độ học tập chưa cao.
Bản thân tôi, có những giờ lên lớp cảm thấy ức chế vô cùng. Công lao
chuẩn bị cho bài giảng mong rằng khi lên lớp sẽ truyền đạt được tới các em.
Nhưng khi lên lớp, cô thì cố gắng giảng giải phân tích còn các trò thì ánh mắt
lơ đãng, vô cảm. Khi tôi ra câu hỏi, chỉ được vài em học khá xung phong.
Những em còn lại khi giáo viên đưa mắt xuống lớp thì những ánh mắt vội
vàng cụp xuống như khước từ trả lời. Phát hiện và nhìn thấy chỗ thiếu và chỗ
yếu của học sinh là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là làm sao khắc phục
-7-


Sáng kiến kinh nghiệm




Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------được những chỗ non kém đó. Đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên
dạy văn phải nỗ lực không ngừng, phải tỉ mỉ và kiên trì.
II. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn trên, song nguyên
nhân cơ bản nhất theo tôi là:
- Khó khăn, rào cản đầu tiên trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ đối với
các em học sinh vùng cao là vấn đề ngôn ngữ. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ
văn học là yếu tố quan trọng bậc nhất để kết dệt nên tác phẩm văn chương.
Những bài thơ hay được chọn giảng trong nhà trường phổ thông đều in bằng
tiếng Việt. Trong khi đó đa số các em học sinh ở trường tôi lại là học sinh dân
tộc vùng cao, các em quen giao tiếp bằng thứ tiếng của dân tộc mình. Vì vậy,
vốn ngôn ngữ phổ thông của các em rất nghèo nàn. Trong khi đó nghĩa của từ
trong tác phẩm thơ thì phong phú, đa dạng, không thể hiện hết trong lời mà
chủ yếu ở ngoài lời. Vậy làm thế nào, bằng cách gì giúp các em vượt qua hàng
rào ngôn ngữ để “khơi thông dòng suối cảm xúc” giúp các em khi tiếp nhận
được tác phẩm thơ. Hẳn đó là điều mà nhiều giáo viên dạy văn ở miền núi
quan tâm, trăn trở nhưng chưa tháo gỡ được.
Thứ hai là học sinh vùng núi có khoảng cách xa về vốn sống, tầm văn
hoá, tầm hiểu biết. Trong khi chất liệu, hình tượng, ngôn ngữ… để xây dựng
những áng thơ bất hủ mà các em học trong nhà trường hầu hết là hình tượng
quen thuộc của người kinh, người miền xuôi nhưng với các em học sinh vùng
núi, đặc biệt lại là người dân tộc thì không biết. Ví dụ: người miền xuôi nói
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo” là biểu hiện cho tình yêu tha thiết, lòng kiên
quyết vì người yêu. Nhưng với người miền núi đó chỉ là chuyện nói đùa vì
trong cuộc sống hàng ngày các em phải lên dốc, trèo đèo là chuyện thường
tình…lại còn những chất liệu hoàn toàn xa lạ với các em như mái đình, cầu
ao, cái bống… Vì vậy học sinh miền núi không cảm thụ được một cách sâu
sắc hệ thống hình ảnh mang tính truyền thống phô diễn của nền văn học quốc

gia, cho nên các em học yếu, học kém môn văn. Sự học kém này cũng là một
trong những nguyên nhân khiến cho các em chưa hứng thú với môn văn
Thứ ba, đa số giáo viên dạy văn chúng ta chưa am hiểu sâu sắc hệ
thống chất liệu thiết kế mình đang giảng dạy. Rồi có những giáo viên dạy văn
thì phân tích từ ngữ một cách sơ sài, chưa được chú ý và đầu tư đúng mức.
Trong khi yêu cầu của việc đánh giá cho từ này là “ thần”, từ kia “đắt” hay
“giàu gợi cảm”... luôn phải được khảo sát dựa trên cơ sở phân tích khoa học
và thấu đáo về nhiều mặt, trong đó không thể thiếu mặt ngôn ngữ. Nhiều khi
phân tích từ giáo viên còn dựa vào cảm tính chủ quan của bản thân, thiếu căn
cứ khoa học… Bên cạnh đó một số giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi còn
quá dài và khó đối với học sinh. Khi được hỏi lý do vì sao trong giờ học các
-8-


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------em không phát biểu, nhiều em cho rằng câu hỏi quá khó, nên các em không
trả lời được.
Hơn nữa, với một chương trình Ngữ văn trong nhà trường dày đặc như
hiện nay, thời gian phân phối chương trình nhiều bài không phù hợp như dung
lượng kiến thức lớn mà thời lượng ngắn, thầy cô thì không đủ thời gian để
truyền đạt cho học sinh niềm đam mê văn học mà cứ phải vội vàng giảng một
cách sơ sơ chung chung về tác phẩm. Kết quả là học sinh cũng chỉ được tiếp
cận tác phẩm ở bề mặt. Trong khi những tác phẩm đã được đưa vào chương
trình sách giáo khoa đều là những tác phẩm đã qua sự chọn lọc của thời gian
và bao thế hệ người đọc cho nên đều có giá trị nhân văn sâu sắc, là mảnh đất

màu mỡ của tâm hồn. Nhưng với một thời gian hạn hẹp như vậy giáo viên và
học sinh không thể cày sâu tới những lớp nghĩa sâu trong tác phẩm. Kết quả là
những cái cây mọc trên cánh đồng màu mỡ nhưng lại không thể chạm tới lớp
đất màu mỡ đầy dinh dưỡng để chúng lớn lên thành những cây to xanh tốt.
Với kinh nghiệm 8 năm dạy học, tôi nhận thấy rằng cần phải cải tiến để
nâng cao khả năng cảm thụ và hiểu tác phẩm thơ cho học sinh vùng cao để
các em có sự phát triển đồng bộ với các bạn khác. Nếu không, các em sẽ rất lơ
là trong việc học tập và bồi dưỡng bộ môn Ngữ Văn. Vậy, giải pháp nào để
khắc phục tình trạng đó? Tôi nghĩ rằng mỗi người sẽ có những hướng làm
khác nhau, còn riêng tôi với kinh nghiệm của mình tôi sẽ thực hiện một số
giải pháp dưới đây.

-9-


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Với kinh nghiệm của mình qua các năm giảng dạy ở trường tôi xin đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh
lớp 10 như sau:
I. Giải pháp cụ thể:
Tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Bản chất của
tác phẩm văn chương là một hệ thống mở mà ở mỗi người lại có những cảm
nhận khác nhau. Các em học thơ là phải được sống trong tác phẩm với những
cảm nhận của riêng mình chứ không phải sống trong cái khuôn vàng thước

ngọc có sẵn với những cảm nhận áp đặt của người khác. Và nếu như xã hội
đang thay đổi từng ngày từng giờ cùng với những quan niệm về lối sống, đạo
đức, thẩm mĩ... của con người thì tại sao lại bắt các em phải coi giá trị của
những tác phẩm văn học là bất biến, là trường tồn mãi với thời gian. Văn học
không thể mang trong nó những đặc tính có tính chất xác định rõ ràng. Giá trị
của tác phẩm văn học không bất biến theo thời gian mà có những giá trị biến
đổi trong những thời đại khác nhau, trong những thế hệ hay những con người
khác nhau. Chính phương pháp giáo dục áp đặt bắt học trò phải cảm nhận văn
học theo khuôn khổ đã giết chết sự hứng thú học văn của các em học sinh. Vì
vậy, dạy văn nói chung và tác phẩm thơ nói riêng phải tạo điều kiện cho học
sinh qua môi giới của từ ngữ tái hiện được hình tượng nghệ thuật, nội dung
tác phẩm trong tâm trí các em. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bình từng nói “
Quá trình dạy tác phẩm chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu lực thật
sự khi nào nội dung tác phẩm được tái hiện trong trí tưởng tượng và trở
thành một sự kiện trong tâm hồn” các em. Bởi vì một khi các em chưa tái hiện
được hình ảnh trong tâm trí của mình thì tác phẩm vẫn là một hiện tượng xa
lạ, bên ngoài. Nhưng để các em cảm thụ được, rồi cảm thụ tốt thì người giáo
viên phải kiên trì, thực hiện từng bước một:
1. Làm giàu ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là cái vốn khởi đầu cho những ai muốn cảm thụ được môn
văn và học giỏi văn. Và cảm thụ tác phẩm văn chương thông qua thế giới hình
tượng, kể cả quan điểm của tác giả… tất cả đều phải bắt đầu hiểu ngôn ngữ
trong tác phẩm vì “ trong dạy văn thì từ là rất quan trọng… phải hiểu tất cả ý
nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả các cách
dùng từ”. Do đó việc giải toả hàng rào ngôn ngữ trong quá trình dạy tác phẩm
thơ là nhiệm vụ, là yêu cầu đối với tất cả các giáo viên dạy văn. Và đối với
những trường THPT ở vùng cao có nhiều học sinh dân tộc thì nhiệm vụ đó,
yêu cầu đó cần phải được chú trọng hơn, sát hợp hơn. Để làm được điều ấy,
người giáo viên chúng ta phải như con ong chăm chỉ giúp đỡ từng em một. Có
thể thực hiện một số cách làm như sau:

- 10 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------- Cần tạo ra trong các nhà trường một môi trường giao tiếp bằng tiếng
Việt. Ở trường vùng cao số học sinh dân tộc rất đông, hầu hết các em mới
xuống học ngại nói tiếng Việt, bởi các em thường phát âm không chuẩn, sử
dụng câu không chuẩn nên hay e dè, xấu hổ. Chỉ trong giờ lên lớp do bắt buộc
phải trả lời, phải nói nên các em dùng tiếng Việt, hết giờ học lại nói chuyện
với nhau bằng tiếng dân tộc của mình. Vì vậy cần phải cải tạo và xây dựng
môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt để nâng cao khả năng sử dụng từ của học
sinh, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng học tập môn văn và các môn
học khác. Để tạo được môi trường đó, giáo viên cần khuyến khích, động viên
học sinh thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp; trong các giờ học
tích cực gọi các em trả lời câu hỏi để nâng cao khả năng sử dụng từ, khả năng
diễn đạt...
- Muốn bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Việt văn học thì người giáo
viên phải có những biện pháp tỉ mỉ, cụ thể và kiên trì đối với từng em học
sinh. Chẳng hạn hướng dẫn các em lập sổ tay văn học ghi lại những từ khó có
nhiều cách hiểu và các từ hay, câu hay để học lối diễn đạt. Siêng đọc sách báo
để bồi dưỡng tâm hồn mình phong phú hơn.
Đồng thời, chúng ta cũng cần làm cho các em hiểu rằng “Hiểu văn học
không đơn giản chỉ là sự phản ánh cuộc sống dưới ánh sáng lí tưởng đạo đức
thẩm mĩ của nhà văn”. Phải dạy cho các em biết thông qua tác phẩm mà thấy
được thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn.

2. Nhiệm vụ then chốt tiếp theo là phải làm cho các em đọc tác phẩm:
Đọc là chiếc cầu nối để nối tác giả với bạn đọc thông qua văn bản. Con
đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải bắt đầu từ đọc. "Đọc văn
gắn liền hữu cơ với tiếp nhận. Vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm văn học
không còn con đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức khác nhau,
dưới những bình diện khác nhau để đạt tới sự hiểu biết và xúc cảm thật sự
nhằm tự khám phá bản thân và hướng thiện"( Nguyễn Thanh Hùng " Hiểu
văn dạy văn”). Công việc đọc là quan trọng như vậy nên để nâng cao việc
hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ cho các em, thầy cô giáo chúng ta phải bắt đầu
từ việc đọc của các em.
Việc đọc thơ trong giờ giảng văn được thực hiện ở cả thầy và trò.
Nhưng riêng đối với người thầy, trong thiên chức sáng tạo của mình việc đọc
thơ lại sáng tạo đến hai lần: vừa huy động năng lực cảm thụ cá nhân vừa thức
tỉnh sự quan tâm tò mò của bản thân học sinh. Thế nên khi đọc thơ, chúng ta
phải đặc biệt chú ý và thực hiện tốt các yêu của việc đọc:
- Phát âm rõ ràng chính xác
- Giản dị và tự nhiên
- Thâm nhập vào nội dung tư tưởng ở mức dễ hiểu với học sinh.
- Truyền đạt được loại thể hiện và phong cách nghệ thuật.
- 11 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------- Truyền đạt rõ tư tưởng tác giả.
- Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm đọc.

- Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
- Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.
Cứ theo những yêu cầu của đọc văn như trên thì mới thấy việc đọc thơ
không hề đơn giản. Không phải cứ lên lớp mở sách ra là có thể đọc, coi nó
như một việc bình thường phải có. Việc đọc thơ của người thầy ảnh hưởng
không nhỏ đến hứng thú và ấn tượng ban đầu của học trò đối với tác phẩm.
Thầy đọc hay - chưa biết tác phẩm hay như thế nào nhưng học sinh cũng thấy
hay và đây là những ấn tượng ban đầu cực kì cần thiết .
Thầy và trò muốn đọc được thơ hay, ngoài chất giọng riêng ra còn là vấn đề
thầy, trò phải hiểu về tác phẩm, hiểu về giọng điệu riêng của nhà văn, nhà thơ,
lối ngắt nhịp, vắt dòng của tác phẩm.
3. Chú giải sâu về tác phẩm:
Chú giải là giải thích để làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù lạ bị
che đậy hoặc ẩn tàng dưới một hình thức ngôn ngữ biến chúng trở thành cụ
thể, dễ hiểu. Đây là công việc mà người giáo viên vẫn thường làm sau khi đọc
mỗi tác phẩm. Có giáo viên đã làm rất kĩ, rất chi tiết nhưng hầu hết các giáo
viên chỉ giải thích qua loa đại khái theo chú thích dưới chân trang và hậu quả
là hầu hết em học sinh không hiểu gì hoặc chỉ hiểu một cách mơ hồ.
Giải thích sâu là biện pháp quan trọng trong dạy tác phẩm văn chương
nói chung, tác phẩm thơ nói riêng. Đặc biệt là thơ trung đại vốn dùng chữ
Hán, chữ Nôm đã khó hiểu lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ,
tượng trưng, điển tích, điển cố khiến cho các bài thơ đó trở nên xa lạ và khó
tiếp nhận. Chú giải sâu sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa các
em học sinh và tác phẩm, giúp các em tái hiện được nội dung, ý nghĩa của
từng từ ngữ và cả câu thơ. Việc chú giải bao gồm:
- Chú giải từ: khi chú giải cần chú ý vào ý nghĩa của từng từ, tách ra
từng tiếng mà giảng giải. Phải đặt từ trong câu thơ, trong bài thơ để hiểu một
cách chính xác.
- Với tác phẩm thơ trung đại thì cần chú thích điển cố: vì người xưa
thường hay dùng điển cố để cho câu thơ hàm súc, chuyển tải được lượng

thông tin lớn. Dùng điển cố là lấy xưa để nói nay, cụm từ chỉ có vài chữ mà
nói lên, mà gợi lên sâu sắc các tầng ý nghĩa. Chú giải điển cố bao gồm:
+ Chú giải nghĩa đen của điển cố: làm cho học sinh biết sự tích của điển
cố. Chẳng hạn trong câu thơ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” trong bài
thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão: Vũ Hầu chỉ Gia Cát Lượng, một người
nổi tiếng về trí tuệ, mưa lược dưới thời Tam Quốc, giúp Lưu Bị và được
phong tước Vũ Lượng hầu. Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình không bằng Vũ
Hầu để hoàn thành sứ mệnh đối với đất nước. ..
- 12 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------+ Sau khi chú giải nghĩa đen, giáo viên cần phân tích hoặc chú giải
thêm giá trị của điển cố, đặt nó trong văn bản để phân tích, cắt nghĩa để hiểu
sâu sắc hơn.
4. Hướng dẫn các em biết cắt nghĩa và phân tích
Cắt nghĩa là giải thích có suy nghĩ để tìm ra ý nghĩa của văn bản. thông
qua việc cắt nghĩa các yếu tố, các hình ảnh, các từ, câu, bộ phận trong chỉnh
thể của mạch thơ, làm cho chúng bộc lộ ý nghĩa riêng của từng thành phần.
Song mọi yếu tố nội dung trong văn bản đều có quan hệ với hình thức. Chúng
xác định lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Do đó, cắt nghĩa phải luôn đối
chiếu với bộ phận, các thành phần được cắt nghĩa với chỉnh thể của văn bản,
làm bộc lộ ý nghĩa chung của toàn bộ văn bản.
Cắt nghĩa và phân tích phải đi liền với nhau. Quá trình cắt nghĩa, phân
tích và làm sáng rõ những nét độc đáo của tác phẩm sẽ góp phần làm phát

triển ngày càng cao năng lực cảm thụ và tiếp nhận độc lập. Đồng thời làm sâu
sắc thêm sự hiểu biết về văn học nghệ thuật của các em học sinh.
Nếu đọc thơ mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối quan hệ của
chúng trong văn bản thì các em không thể nào tiếp cận được ý đồ của các giả.
Do đó người cắt nghĩa phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán,
về nếp sống, văn hoá, lịch sử, xã hội: có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm
mĩ thì mới có sự cắt nghĩa một cách chính xác, sâu sắc. Với thơ cổ, để việc cắt
nghĩa chính xác và có hiệu quả cần nắm được đặc trưng thi pháp của thơ cổ,
nắm được những vấn đề về nội dung, tư tưởng, phương tiện nghệ thuật của
người xưa. Việc cắt nghĩa bao gồm:
- Cắt nghĩa từ: Nghĩa hàm ngôn, nghĩa hiển ngôn. Ví dụ: ở đoạn trích
Trao duyên cần cắt nghĩa từ “cậy”, “chịu”, “lạy” trong hai câu đầu: “ Cậy
em, em có chịu lời – Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ
biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền….Nguyễn Du đã dùng từ “cậy”, vì chỉ
từ “cậy” mới hàm nghĩa nội dung nhờ và tin tưởng. Lại nữa, nhà thơ dùng
“chịu lời” mà không dùng “nhận lời”, phải chịu lời trước rồi mới thưa sau.
Nhưng để cắt nghĩa được từ ngữ này cần dựa vào hoàn cảnh của Kiều. Nếu
Kiều trình bày việc trao duyên trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận
lời” tức là là người nhận đã đồng ý, có sự tự nguyện. Còn nói “chịu lời” là
Kiều đang nài ép Vân, đưa Vân đến hoàn cảnh không thể không nhận. Do vậy
cách dùng từ “ Chịu lời” thật chính xác với hoàn cảnh của Thuý Vân và Thuý
Kiều. Vì rơi vào hoàn cảnh éo le, Kiều mới trao duyên cho em. Các từ ngữ
trên biểu thị sự trân trọng, tin tưởng của Kiều đối với em gái.
- Cắt nghĩa câu: cắt nghĩa cấu trúc ngữ pháp của câu để từ hình thức
biểu đạt chỉ ra cái được biểu đạt trong câu: ví dụ:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
- 13 -



Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------Bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập: người về - kẻ đi, nhà thơ đã khắc hoạ được
tâm trạng của hai con người, họ đang đi về bến bờ cô đơn, vô vọng, thăm
thẳm.
- Cắt nghĩa hình ảnh: để làm bật sáng hình ảnh trong bài thơ, làm rõ
dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ví dụ: trong câu thơ trên ta phải phân tích hình
ảnh “chiếc bóng năm canh” và “muôn dặm một mình” tạo sự tương phản, chia
li, mở ra hai khung trời cô đơn. Dù đi hướng nào họ cũng chỉ có một, lẻ
loi,đơn chiếc.
- Cắt nghĩa hình tượng: Ví dụ: Cảnh ngày hè không hoàn toàn là một
bài thơ tả cảnh. Cảnh ấy là cảnh tác giả nhìn qua cảm nhận của mình, với tình
cảm và tâm tư của bản thân mình. Qua cảnh được tả ta thấy được vẻ đẹp tâm
hồn nhà thơ Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với
nhân dân, đất nước.
5. Phải có hệ thống câu hỏi phù hợp và khoa học:
Dạy văn nói chung, thơ nói riêng là phải trao đổi, đàm luận nhằm tạo
bầu không khí văn chương, đồng thời phát huy khả năng cảm thụ tác phẩm
văn chương ở các em học sinh. Và trong bầu không khí văn chương ấy, các
em có thể khẳng định những suy nghĩ có tính chất phát hiện, độc đáo và phù
hợp với nội dung bài học hoặc có thể hình thành những cảm xúc mới, đạt mức
trí tuệ và thay đổi cách nghĩ cũ. Với học sinh vùng cao, bằng cách này có thể
rèn luyện cho các em bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập
thể. Muốn thực hiện được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được hệ
thống câu hỏi khoa học, phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn, sát đối
tượng, xác định được vai trò, sức nặng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các

yếu tố kết nối câu hỏi… đồng thời giáo viên cũng cần dự kiến các phương án
trả lời của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ
hỏi, dẫn dắt qua các câu hỏi phụ… Để sử dụng câu hỏi có hiệu quả thì hệ
thống câu hỏi phải đạt một số yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải hướng học sinh vào tác phẩm, vào vấn đề trung tâm là
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, làm bật sáng tư tưởng, chủ đề tác phẩm
- Câu hỏi phải có tính lô gíc, phải có mối quan hệ giữa yếu tố cụ thể và
yếu tố tổng hợp của tác phẩm.
- Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, phức tạp để học sinh từng bước tìm ra
chiều sâu của tác phẩm
- Câu hỏi phải có nhiệm vụ thu hút, lôi cuốn học sinh đáp ứng các nhu
cầu và có khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiểu biết.
*Trong một giờ học, giáo viên có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác
nhau, vừa tạo ra sự sinh động, tránh nhàm chán, vừa đưa học sinh tiếp cận vấn
đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát. Các loại câu hỏi khi
sử dụng rất đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung có những loại sau:
- 14 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------- Câu hỏi tái hiện: Nhằm giúp học sinh tái hiện kiến thức đã học, đã
biết. loại câu hỏi này giúp học sinh củng cố, hiểu sâu hơn những kiến thức cũ,
làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Ví dụ khi học đoạn trích Trao
duyên, có thể hỏi những câu liên quan đến Truyện Kiều đã học trong chương
trình lớp 9: Em hãy nêu khái quát nội dung của tác phẩm truyện Kiều?

- Câu hỏi phát hiện: trong giờ giảng văn nói chung và thơ nói riêng ,
giáo viên phải sử dụng và phát huy một cách tối đa hiệu quả của loại câu hỏi
phát hiện bởi loại câu hỏi này có vai trò rất quan trọng trong việc hướng các
em chú ý vào tìm tòi và tự phát hiện ra "những tín hiệu nghệ thuật” đặc biệt
của tác phẩm.
- Câu hỏi nêu vấn đề: Loại câu hỏi này tạo nên mâu thuẫn giữa những
cái đã biết với những cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của
học sinh, mâu thuẫn giữa nhận thức của học sinh và ý đồ nghệ thuật của tác
giả….Có thể nói một cách ngắn gọn : Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi chứa tình
huống có vấn đề. Và những tình huống có vấn đề ở câu hỏi nêu vấn đề thường
rất nhạy cảm với tâm lí thích cắt nghĩa lí giải để chinh phục, để giải toả thắc
mắc hay đơn giản chỉ là thoả trí tò mò của học sinh hiện nay. Khi ra câu hỏi
nêu vấn đề chúng ta cần lưu ý :
+ Câu hỏi nêu vấn đề làm sao phải thể hiện được nhiều mối liên hệ giữa
các yếu tố, các sự kiện nhằm góp phần làm sáng tỏ những ý nghĩa sâu sắc của
chi tiết , của tác phẩm, tạo được ấn tượng sâu đậm trong học sinh .
+ Tình huống có vấn đề của câu hỏi nêu vấn đề sao cho phải "đánh
trúng " vào giao điểm của tuyến phát triển logic của tác phẩm với niềm hứng
thú của học sinh
- Câu hỏi gợi mở: Giúp các em hiểu và phân tích sâu hơn. Câu hỏi gợi
mở hỗ trợ cho phương pháp đọc sáng tạo, giúp các em mở rộng và đào sâu
hoạt động nhận thức, khơi sâu năng lực cảm thụ ban đầu. Theo tôi, chúng ta
nên quan tâm tới những em yếu kém. Và khi đưa ra câu hỏi, nên đồng thời có
cả những lời động viên các em khác phát biểu và cũng nên mạnh dạn gọi cả
những em không giơ tay. Khi các em ấp úng hoặc không trả lời được, lúc ấy
thường một số thầy cô vì sợ mất thời gian nên cho các em ngồi xuống nhưng
theo tôi, như thế là chúng ta chưa thể hiện rõ được vai trò người "nhạc
trưởng" là người "thắp sáng lên những ngọn lửa". Những lúc như thế, chúng
ta nên sử dụng những câu hỏi gợi mở, vừa hỏi vừa gợi từ từ, từ dễ đến khó.
Như thế học sinh sẽ cảm thấy được trân trọng và chúng ta cùng các em vẫn đi

đến được vấn đề đáp ứng đúng được tinh thần đổi mới phương pháp.
Trong quá trình hướng học sinh vào cùng phát hiện - phân tích "những
tín hiệu nghệ thuật đặc biệt" của tác phẩm ta phải có sự phối kết hợp liên hoàn
và liền mạch giữa câu hỏi gợi mở với ba loại câu hỏi trên. Khi đưa ra câu hỏi
phát hiện và câu hỏi nêu vấn đề ta cần có những câu hỏi gợi mở kèm theo sau
- 15 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------(khi thấy các em có biểu hiện không trả lời được). Điều này tránh được không
khí căng thẳng, nặng nề khi giáo viên phát vấn, nhất là với những lớp có nhiều
học sinh dân tộc.
6. Dạy thơ thì phải bình thơ:
Bình thơ là phương pháp quen thuộc, là phương pháp đặc thù của cảm
thụ và truyền đạt thơ văn. Không có bình giảng thơ sẽ trở nên khô khan.
Người bình giảng phải từ chỗ mình thấy hay mà truyền đến cho người khác
những rung động, khám phá của mình để họ cùng thưởng thức cái hay, cái
đẹp ấy và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn.
Bình giảng tuy mang dấu ấn chủ quan của người bình nhưng việc bình
giảng phải đi từ sự phân tích nghệ thuật đến nội dung, phải kết hợp linh hoạt
giảng với bình. Lời bình sâu sắc sẽ làm cho bài thơ lắng đọng, khơi gợi trí
tưởng tượng, sự xúc cảm của học sinh.
Song trong quá trình bình người giáo viên phải biết cách, không phải từ
nào, câu nào cũng bình mà phải có sự lựa chọn thoả đáng. Nghĩa là chỉ tập
trung vào những điểm sáng thẩm mỹ, những chi tiết tiêu biểu, những chi tiết

hàm chứa sự khác biệt, xác định năng lượng và ý nghĩa của "sự có mặt" - sự
tồn tại của tác phẩm. Và nếu chúng ta thành công trong việc làm rõ vai trò, ý
nghĩa quan trọng của các chi tiết đó trong nội dung của lời giảng giải, phân
tích chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong việc tạo và các em sẽ cảm thụ
được nhiều vấn đề.
7. Giọng điệu người thầy khi giảng giải phân tích và khi phát vấn, nhận xét
câu trả lời của học sinh có vai trò rất quan trọng:
Khi giảng giải, phân tích, giọng điệu người thầy phải thể hiện được tính
chất giao tiếp của giọng giảng văn, phải cho học sinh cảm nhận được, một
nhiệt huyết trao gửi và truyền đạt. Chúng ta phải biết chế ngự hay phát huy,
biết giảm hay tăng tốc, biết to tát hay nhỏ nhẹ ái ưu, cái nhược của từng loại
âm thanh hội nhập trong một chính mình sao cho: “Mỗi chuỗi lời giảng phải
thực sự là chuỗi âm thanh sóng sánh, hoà hợp tuyệt vời rót vào tai học sinh,
rót cả vào trí óc và tâm hồn nữa”.
Khi phát vấn và nhận xét câu trả lời của học sinh người thầy phải thể
hiện được sự trân trọng, động viên khích lệ. Cùng với ngữ điệu, giọng điệu
của mình, chúng ta có thể kết hợp với ánh mắt chăm chú, đợi chờ, hi vọng,
chia sẻ, và phải cho học sinh thấy được tình cảm, sự thân thiện cởi mở của
người thầy… Điều này sẽ tạo cho học sinh sự mạnh dạn tự tin cho các em.
Đặc biệt là đối với các em học sinh dân tộc vốn rất nhút nhát, rụt rè.
Chúng ta cũng cần lưu ý: trong khi học sinh trả lời, không nên làm
những việc khác như: đọc sách, nhìn giáo án hay lau bảng ... Như thế sẽ tạo
cho học sinh những ấn tượng không tốt, các em dễ cảm thấy bị coi thường,
không được tôn trọng và dễ sinh chán nản, không còn hứng thú .
- 16 -


Sáng kiến kinh nghiệm




Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------Vẫn biết giọng điệu của người thầy nó là cái riêng của mỗi người và
chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: địa phương, tâm lí, tính cách ... Nhưng mỗi
chúng ta đều phải trau dồi luyện tập để có thể trở thành "Ca sĩ ưu tú của
giọng điệu văn chương giáo dục" (Trần Quang Chiểu - Văn học tuổi trẻ
1998).
II. Thiết kế minh họa:
Trong thời gian nghiên cứu một năm học tôi đã tiết hành thiết kế và dạy
thử nghiệm cho các em học sinh một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ
văn lớp 10. Trong khuôn khổ của sáng kiến tôi chỉ trình bày một thiết kế để
đồng nghiệp cùng chia sẻ.
Tiết 41,42:

ĐỌC TIỂU THANH KÍ
(Độc Tiểu Thanh kí)
Nguyễn Du

A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Cảm nhận được niềm thương cảm mà Nguyễn Du dành cho Tiểu
Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát
tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ; Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong thơ
trữ tình Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
Đọc- hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Trân trọng tài năng của những con người có tài nhưng mệnh bạc. Có
thái độ trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần và những người sáng tạo ra

chúng.
B. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức(1P):
2. Kiểm tra bài cũ (3p):
Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ Nhàn, nêu quan niệm của nhà thơ về lối sống
nhàn?
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động(1P)
Trong tiết thanh minh, đứng trước nấm mồ Đạm Tiên lạnh lùng hương
khói, Thúy Kiều băn khoăn, ngậm ngùi:
“ Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”

- 17 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------Đó cũng chính là nỗi niềm chính của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh
khi ông đọc tập truyện kí viết về cuộc đời bất hạnh của nàng, thêm một lần cất
lên thành bài thơ.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HĐ2:

I. Tìm hiểu chung
- Thời gian:8P
1. Tác giả Nguyễn Du:
- Đồ dùng DH: sgk, giáo án...
- Nguyễn Du ( 1765 -1820): là đại thi
- PPDH: phát vấn, đàm thoại,...
hào dân tộc.
- Tiến hành:
- Ngoài những tác phẩm bằng chữ
H. Giới thiệu một vài nét về tác giả?
Nôm, ông có ba tập thơ bằng chữ Hán (
Hs trả lời
VD: “Đọc Tiểu Thanh kí”)
- Cảm hứng lớn trong sáng tác của ND
là thể hiện tình cảm thương xót cho số
phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc.
2. Giới thiệu Tiểu Thanh:
H. Giới thiệu về Tiểu Thanh?
Tiểu Thanh là một cô gái Trung
Hs trả lời
Quốc, sống khoảng đầu thời Minh, có
Gv mở rộng kiến thức sau đó chốt ý
tài (nghệ thuật - thi ca, âm nhạc), có sắc
nhưng số phận bất hạnh.
HĐ3:
II- Đọc văn bản
- Thời gian:10P
- Đồ dùng DH: sgk, giáo án...
- PPDH: đọc diễn cảm, đọc sáng
tạo

1. Đọc và giải thích từ khó
GV hướng dẫn HS đọc.
Gv đọc mẫu; gọi HS đọc diễn cảm bài
thơ
Gv giảng giải nhan đề bài thơ
GV mở rộng:
- Vậy nhan đề trên có nghĩa là: Đọc
tập ghi chép của Tiểu Thanh (Hay
“Đọc tập thơ của Tiểu Thanh”). Theo
gíáo sư Trần Đình Sử thì Độc Tiểu
Thanh ký” nghĩa là cảm nghĩ về đọc
truyện ghi chép về Tiểu Thanh. Ký
là một thể loại truyện ghi chép thịnh
hành đời Thanh như : “ Hội tiên ký”,
“ Lâm Tú Nương ký”... điều này cho
thấy Nguyễn Du đã đọc tập truyện “

2. Nhan đề
+ “Độc” nghĩa là “ đọc”
+ Tiểu Thanh : Tên người con gái
+ “Ký”: là ghi chép
 Cảm nghĩ về đọc truyện ghi chép
về Tiểu Thanh.

- 18 -


Sáng kiến kinh nghiệm




Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------Tiểu Thanh ký” và cảm xúc viết nên
bài thơ này.
- Bài thơ còn nhiều vấn đề gây tranh
luận:
* Hoàn cảnh sáng tác:
+ Có ý kiến cho là được viết trên
đường Nguyễn Du đi sứ  đưa vào
tập Bắc hành tạp lục.
+ Có ý kiến cho là Nguyễn Du viết ở
Thăng Long (Huế)  nhà thơ cảm
xúc trước số phận hồng nhan bạc
mệnh, tài mệnh tương đố của Tiểu
Thanh qua những bài thơ, những câu
chuyện về nàng.
* Hai câu cuối: có ý kiến cho là 2 câu
khẩu chiếm (di ngôn) của Nguyễn Du
buột miệng đọc trước khi mất, lại là 2
câu thất niêm nên ko thuộc chỉnh thể
của tác phẩm.
* Con số 300 năm : ko xác định rõ là
khoảng thời gian nào.
HĐ4
- Thời gian: 20P
- Đồ dùng DH: sgk, giáo án...
- PPDH: phát vấn, đàm thoại,...
H. Câu thơ đầu diễn tả nội gì ?
Những từ ngũ nào cho em biết điều

đó?
GV gợi mở: Câu thơ diễn tả sự thay đổi
biến thiên đến kinh hoàng. Vườn hoa
Tây Hồ đẹp là thế mà nay đó thành gò
hoang cả rồi. Vậy để diễn tả điều này
tác giả đó sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào?

III- Đọc- hiểu văn bản:

1. Hai câu đề: Tả cảnh để kể sự kiện
* Câu 1:
- Sự hoang tàn, hoang phế đến khinh
hoàng của vườn hoa Tây Hồ:
+ “Tẫn” : Sự triệt để tận cùng, tuyệt
đối
+ “Khư” : gò hoang
- Nghệ thuật đối.
+ Quá khứ >< hiện tại
+ Rực rỡ tươi đẹp >< hoang phế điêu
tàn.

H. Địa danh Tây Hồ được nhắc đến câu
1 gợi nhớ đến ai? Từ đó câu thơ này - Cảnh Tây hồ gợi nhớ người con gái
đó từng sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ,
- 19 -


Sáng kiến kinh nghiệm




Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------cũng được hiểu theo nghĩa nào nữa? từng gắn bó với nơi này – nàng Tiểu
(HS khá)
Thanh. Giống như cảnh đẹp Tây Hồ,
HS trả lời:…
cuộc đời của người con gái này cũng bị
hủy hoại.
H. Trước hiện tại hoang phế, điêu tàn
* Câu 2 : Tâm trạng buồn thương, tiếc
ấy, tâm trạng của con người như thế
nhớ.
nào? (HS yếu)
- "Độc": một mình.
H. Từ “độc” gợi cho em những suy
- “Nhất chỉ thư”: chỉ duy nhất tập sách
nghĩ gì?
– dấu tích một thời – đại diện cho Tiểu
Thanh
-> Cảnh + sự vật  Suy nghĩ + cảm
xúc “thổn thức”
H. Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm
 + Vì ND nhận ra TT có tài văn
với nàng Tiểu Thanh? (HS khá)
chương nhưng các sáng tác đều bị đốt
HS trả lời:…
dở, thân phận hẩm hiu, đau khổ. Đây là
căn cứ để ND suy nghĩ về định mệnh

nghiệt ngã của những người có tài văn
chương NT.
+ Bằng NT đối ND đã thể hiện sự
xót xa, tiếc nuối , sự đồng cảm của hai
tâm hồn cô đơn gặp nhau.
H. Giải thích “phần dư” là cái gì?
2. Hai câu thực: Suy nghĩ về số phận
H. Nguyễn Du đứng về phía ai để ca
bất hạnh của Tiểu Thanh
ngợi sắc, tài của TT?
* Câu 1: Nhan sắc khác thường, hơn
HS trả lời
người như có thần của nàng TT. Nhan
Gv:
sắc là báu vật của tự nhiên. Người
* Hai câu thực đa nghĩa:
mang nó đã chết. Chết trẻ càng làm cho
+ Nếu hiểu “son phấn”, “văn
người đời thương xót.
chương” là chủ thể tự hận, tự thương
* Câu 2: Nói về tài văn chương thơ, họa
thì có nghĩa là: Son phấn có thần
của TT. Phần dư là phần di cảo gồm 12
chắc phải xót xa vì những việc sau
bài thơ và 1 bức chân dung của nàng
khi chết/ Văn chương ko có số mệnh
còn để lại, còn cứu được sau trận ghen
mà cũng bị đốt dở.
tuông tàn độc, định đốt bỏ của người vợ
+ Nếu hiểu “son phấn”, “văn

độc ác.
chương” là đối tượng thương cảm
-> Văn chương không có số mệnh mà
của người đời thì có nghĩa là: Son
vẫn để lại liên lụy, tiếc thương cho
phấn như có thần, sau khi chết người
người đời sau khi chết, sau khi đốt.
ta còn thương tiếc/ Văn chương có số
-> NT:
mệnh gì mà người ta phải bận lòng
- Đối chỉnh.
đến những bài thơ còn sót lại sau khi
- Biện pháp: ẩn dụ tượng trưng.
- 20 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------đốt.

H. Ai hận? Hận ai? Vì sao hận ?

H Từ cuộc đời của TT, em hãy cho
biết tâm trạng và thái độ của ND?
Gv: “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời

chung”
(Truyện Kiều)
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
(Văn chiêu hồn)
*GV củng cố tiết 41(2P):...
Hết tiết 41
Ngày soạn:…….
Ngày dạy:...........
HĐ4 (tiếp):
- Thời gian: 35P
- Đồ dùng DH: sgk, giáo án...
- PPDH: đọc, gợi ý...
GV dẫn dắt:…
H. “ Nỗi hờn… hỏi” có nghĩa gì? Tại
sao tác giả lại cho là “ không hỏi trời
được”?
HS trả lời
Gv nhận xét.

Son phấn sắc đẹp.
Văn chương tài năng
- Gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi
thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan
sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ
và bị đày ải đến chết vẫn không được
buông tha.
- Tiểu Thanh- hận chồng, hận người vợ
cả tàn bạo, phũ phàng khiến nàng phải
chết trong đau khổ , bệnh tật.

- Nàng hận trời không tỏ nỗi oan của
nàng.
- Hay chính ND cùng ân hận, oán hận
với nàng , với người tri kỉ, ngươì đẹp
chết oan, chết trẻ -> quả là 1 mối hận
lớn.
-> Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc
mệnh. Sự bất công của xã hội: Vùi dập
tài hoa.

Tiết 42:

3. Hai câu luận: Niềm cảm thông đối
với những kiếp hồng nhàn, những
người tài hoa bạc mệnh.
-“ Những mối hận cổ kim”- những
mối hận của người xưa và nay.
+ Người xưa:Tiểu Thanh và những
người phụ nữ cùng cảnh ngộ.
+ Người nay: Những người phụ nữ
hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương
đố cùng thời với Nguyễn Du và thế hệ

- 21 -


Sáng kiến kinh nghiệm




Dương Quỳnh Hương

---------------------------------------------------------------------------------

H. Em hiểu “ khách tự mang “ nghĩa
là gì? Tại sao nhà thơ lại thương xót
đồng cảm với TT? Có mối liên hệ gì
giữa cuộc đời nhà thơ với cuộc đời
TT?
- Điều này nói gì về tấm lòng của nhà
thơ đối với người nghệ sĩ.

GV chuyển ý:…
GV: Tố Như (sợi tơ trắng) là tên chữ,
bút hiệu của Nguyễn Du tư cách
một nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi
cá nhân việc xưng danh này hiếm
thấy trong VHTĐVN.
HS theo dõi hai câu cuối.
H. ND lo lắng băn khoăn điều gì?
Mong mỏi điều gì ở hậu thế?
( 1965 VN long trọng kỉ niệm 200
năm ngày sinh ND. Hội đồng hoà

những nhà thơ tài năng nhưng gặp
nhiều khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời
như Nguyễn Du.
 Ở 4 câu đầu, Nguyễn Du chủ yếu
hướng sự thương cảm đến Tiểu Thanh
thì đến câu 5, trái tim Nguyễn Du đã

hướng tới sự đồng cảm, xót thương đến
mọi kiếp hồng nhan bạc mệnh tương
đố.
- “Thiên nan vấn”- khó hỏi trời được
Một câu hỏi lớn ko lời đáp- hỏi trời lời
giải đáp mối hận vì sự phi lí của cuộc
đời: hồng nhan đa truân, bạc mệnh, tài
tử đa cùng.
 Mối hận càng nhức nhối, con người
càng bế tắc, bất lực.
- Ngã: tôi, ta cái tôi trực tiếp hiện
diện hiếm có trong thơ cổ.
- Khách: khách thể nói chung làm
mất ý chủ thể, cái tôi của Nguyễn Du.
- Sự vận động của cảm xúc trong 6 câu
đầu: Từ xúc cảm xót thương cho Tiểu
Thanh  thương cho những kiếp người
tài hoa bạc mệnh nói chung tự
thương mình.
 Đó là quy luật vận động tâm lí tự
nhiên.
 Cho thấy sự đồng cảm đạt đến mức
tri âm.
4. Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri
âm:
- “Ba trăm năm lẻ nữa” thời gian
ước lệ, chỉ tương lai xa xôi.
- “Khóc”  thương cảm.
 thấu hiểu.
 Điều Nguyễn Du băn khoăn:

+ Cách hiểu 1: Nguyễn Du lo lắng, băn
khoăn ko biết có ai trong mai hậu thấu
hiểu, thương cảm ông như ông đã đồng

- 22 -




Sáng kiến kinh nghiệm

Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------bình thế giới công nhận là danh nhân
văn hoá thế giới.
300 năm tính chưa đầy nữa
Thiên hạ ngày nay hiểu Tố Như
(Xuân Diệu)

- HS thảo luận trả lời câu hỏi 3.

- Nỗi băn khoăn đó đã tìm được sự tri
âm của bao thế hệ người Việt Nam
sau này:
+ Từ khi tác phẩm của Nguyễn Du ra
đời đến nay, ông luôn có vị trí trang
trọng trong lòng người Việt Nam.
+ Đặc biệt, ở thế kỉ XX, chưa đến 300
năm, cả dân tộc ta “khóc” Nguyễn Du
qua tiếng khóc, tiếng ca của Tố Hữu:

“Tiếng thơ ai động đất trời....”(Kính
gửi cụ Nguyễn Du).
-> Sự cô đơn, đơn độc của Nguyễn
Du trong hiện tại, giữa cuộc đời này,
không người tri âm. Ông đau đớn,
khắc khoải mong chờ sự trân trọng,
cảm thông của hậu thế.
H. Em hãy nêu giá trị nhân đạo
của bài thơ?
HS trả lời
Gv nhận xét, chốt ý

cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh.
+ Cách hiểu 2: Nguyễn Du lo lắng, băn
khoăn ko biết ai là người trong mai hậu
thấu hiểu, thương cảm ông như ông đã
đồng cảm, khóc thương nàng Tiểu
Thanh.
 Cả hai cách hiểu đều cho thấy:
+ Khao khát tri âm.
+ Cảm hứng tự thương – nét mới mang
tinh thần nhân bản của VHTĐVN giai
đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIXthời đại con người ko chỉ ý thức về
nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn
thức tỉnh về nỗi đau của chính mình
dấu hiệu của cái tôi cá nhân.
+ Tấm lòng nhân đạo lớn lao, “con mắt
trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ
suốt nghìn đời” của Nguyễn Du. Bởi
ông ko những khóc thương cho Tiểu

Thanh, cho những kiếp hồng nhan bạc
phận thuở trước, khóc thương cho
những kiếp tài hoa bạc mệnh đương
thời, trong đó có cả chính ông mà còn
khóc cho người đời sau phải khóc mình
(kiếp tài hoa bạc mệnh vẫn còn trong
tương lai).
- Đó là nỗi băn khoăn hợp với lôgíc vận
động cảm xúc của nhân vật trữ tình
hợp lí, chính đáng.

5. Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ
Nhà văn, nhà thơ không chỉ đồng
cảm với những con người bất hạnh( đói
cơm rách áo) mà còn biết yêu thương
trân trọng chủ nhân của các giá trị tinh
thần. Khi những chủ nhân này là người

- 23 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

--------------------------------------------------------------------------------phụ nữ thì sự đồng cảm có ý nghĩa sâu
sắc hơn.
HĐ5: Kết thúc đọc – hiểu:

- Thời gian:5P
H. Em hãy khái qt lại giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:

- u cầu HS đọc to và rõ ghi nhớ.

IV- Tổng kết:
1.
Nội dung:
Niểm cảm thương mà ND dành cho
Tiểu Thanh và sự kháo khát tri âm
hướng về hậu thế.
2.Nghệ thuật:
- Sử dụng tài tình phép đối và khả
năng thống nhất những mặt đối lập
trong hình ảnh, ngơn từ.
- Ngơn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.
*Ghi nhớ (sgk)

HĐ6. Củng cố - hướng dẫn học bài (5P):
*Củng cố:
GV khái qt:
- Bài thơ tràn đầy nước mắt, hướng về một người tài hoa bạc mệnh chứ
khơng phải khóc điếu những nạn nhân của chiến tranh, dân đen, con đỏ,
nhưng vẫn có giá trị hiện thực nhân văn sâu sắc.
- Nguyễn Du là người có tâm hồn lớn, rất nhạy cảm, dễ xúc động. Mỗi
cuộc đời, mỗi số phận oan nghiệt bất hạnh, mỗi tài năng sắc đẹp bị vùi dập,
mỗi trang thơ bị đối xử phũ phàng, Nguyễn Du đều quan tâm, bênh vực.

- Đọc thêm bản dòch thơ của Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương.
*Hướng dẫn học bài:
- Bài cũ: Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Bài mới: Soạn: Đọc thêm: Vận nước (Đỗ Pháp Thuận); Cáo bệnh, bảo mọi
người (Mãn Giác), Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)

- 24 -


Sáng kiến kinh nghiệm



Dương Quỳnh Hương

---------------------------------------------------------------------------------

III. Những kết quả bước đầu sau khi thử nghiệm đề tài:
Khi áp dụng sáng kiến vào trong thực tế giảng dạy với học sinh ở
trường tôi, không khí giờ giảng văn của cô trò chúng tôi đã được cải thịện
đáng kể. Trò hứng thú sôi nổi, tôi cũng thấy mình nhiệt tình say mê hơn. Cũng
từ đó tôi nhận thấy khi các em viết bài, càng ngày các em càng thể hiện sự
tiến bộ vững vàng về kiến thức văn học. Khả năng phát hiện, giảng giải phân
tích các chi tiết ngày càng nhanh, sắc và ấn tượng. một số em đã viết rất có
cảm xúc. Cụ thể như sau:
+ Kỹ năng đọc và học thuộc lòng bài thơ: Thông qua sự hướng dẫn về
cách đọc từng bài, từng đoạn, thậm chí từng câu, theo ước đoán của tôi có
khoảng trên 80% học sinh có khả năng đọc đúng bài thơ, trong đó có một số
có khả năng đọc diễn cảm. Đặc biệt có 2 em 10A2, đã có sự nhập thân vào
nhân vật, với giọng đọc trầm ấm, thiết tha

+ Kỹ năng phân tích, cắt nghĩa, bình giá: Theo kết quả kiểm tra thu
được ở các lớp có 60% học sinh có kỹ năng phân tích bài thơ đã học. Trong số
đó có khoảng 13% thể hiện kỹ năng phân tích, bình giá bài thơ khá thuần
thục.
+ Kỹ năng diễn đạt: 51% có kỹ năng diễn đạt đúng, đủ, khá rõ ràng,
8% học sinh có khả năng diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn, giàu cảm xúc.
+ Về nhu cầu hứng thú học tập: Đa số các em bộc lộ niềm say mê học
tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, đó là điều trước đây ít
thất. Kết quả kiểm tra cho thấy một số em đã say mê tìm tòi, khám phá, có
những cách diễn đạt giàu cảm xúc. Và cũng từ đó thì chất lượng bộ môn
những lớp tôi dạy đã có sự tiến bộ đáng kể.
Kết quả cụ thể:
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Trước thực nghiệm
(Khảo sát đầu năm)
0 = 0%
6=14,6%
25=61%
10=24,4%

- 25 -

Sau thực nghiệm
(Kq cuối năm)
0=0%

11=26,8%
27=65,9%
3=7,3%


×