Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN_ Một số giải pháp nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.23 KB, 46 trang )


Lời ngỏ
Nâng cao chất lượng dạy học là khát vọng cháy bỏng của tất cả
các thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng nói chung và các thầy cô giáo
dạy văn nói riêng. Và bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này cũng khát
khao làm được điều lớn lao ấy để mong rằng các em học sinh dân tộc
thiểu số có thể tiếp cận được một cách sâu sắc tác phẩm thơ trong
trường phổ thông. Song khi nghiên cứu xong đề tài này, tôi nhận thấy
mình còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Mà e rằng có viết lại thì tiếp
tục nảy sinh khiếm khuyết mới. Người viết mong rằng các thầy cô sau
khi đọc sẽ bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp vì mục đích
chung của chúng ta là đem lại cho các em những hiểu biết và cảm
nhận sâu sắc về một tác phẩm văn học. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện:
Cao Thị Hồng
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 1

Mục lục Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 3
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 4
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 5
4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 5
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5
6 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 5
7 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 5
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1 VAI TRÒ CỦA THƠ TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM 6
2 KHÁI NIỆM THƠ VÀ THI PHÁP THƠ 7
3 THỰC TRẠNG CẢM THỤ TÁC PHẨM THƠ CỦA HỌC SINH DÂN


TỘC THIỂU SỐ: 10
4 NGUYÊN NHÂN: 14
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HIỂU
VÀ CẢM THỤ TÁC PHẨM THƠ 16
1. Làm giàu ngôn ngữ. 17
2. Nhiệm vụ then chốt tiếp theo là phải làm cho các em đọc tác phẩm. 19
3.Chú giải sâu về tác phẩm. 21
4. Hướng dẫn các em thông qua cắt nghĩa và phân tích 23
5 Phải có hệ thống câu hỏi phù hợp và khoa học: 26
6.Dạy thơ thì phải bình thơ. 31
7. Giọng điệu người thầy khi giảng giải phân tích và khi phát vấn, nhận
xét câu trả lời của học sinh có vai trò rất quan trọng: 32
CHƯƠNG III. Thiết kế mẫu một số tác phẩm. 33
* Những kết quả bước đầu sau khi thử nghiệm đề tài. 42
PHẦN III - KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 2

Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dạy văn là một hoạt động khoa học đồng thời là một hoạt động nghệ thuật. Đó
là một khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật cảm thụ và
truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó theo một yêu cầu sư phạm nhất định. Nó
đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất cao trong mọi năng lực của người
thầy. Người thầy phải làm như thế nào để các em hiểu và cảm thụ được tác phẩm
văn chương, để các em yêu và thấy hứng thú thực sự với môn văn. Vì khi khôngcó
hứng thú, người học sẽ không thể tập trung chú ý, đồng nghĩa với hoạt động tiếp
nhận - cảm thụ của học sinh trong giờ giảng văn chỉ là sự bắt buộc chứ không phải là
tự giác. Như thế người thầy trong giờ giảng văn, dù có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ
là "múa kích một mình trên sa mạc" mà thôi.

Hơn nữa trong nhà trường THPT hiện nay môn Văn vẫn được coi là một trong
những bộ môn trọng tâm và là môn chính thức bắt buộc thi tốt nghiệp hàng năm.
Thế nhưng vị trí ấy của môn Văn đang dần dần bị mất đi trong tình cảm và ý thức
học tập bộ môn của học sinh. Nguyên nhân thì có nhiều Trong đó, tâm lý học để thi
đại học, cao đẳng và tâm lý , sở thích của tuổi trẻ hiện nay đang dần dần giết chết
tình cảm của học sinh đối với môn Văn. Có những em học rất khá Văn và học yếu
Toán nhưng vẫn sẵn sàng bỏ Văn học Toán. Đặc biệt đối với những người dạy văn ở
miền núi, nơi mà tổng số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn trong
nhà trường thì khó khăn đó còn tăng lên gấp bội. Bởi so với học sinh miền xuôi thì
học sinh miền núi gặp nhiều hạn chế về hàng rào ngôn ngữ, về cảm xúc và cảm thụ
hình tượng văn học. Nhất là hình tượng văn học trong tác phẩm thơ. Đó là điều tôi
luôn trăm trở sau 5 năm đứng lớp. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng
cao khả năng hiểu và cảm thụ thơ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở bậc
THPT” để mong góp được tiếng nói nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng môn văn,
đánh thức tâm hồn và khát vọng của các em qua môn văn.
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 3

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Học sinh dân tộc thiểu số là đối tượng quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước
ta trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong giáo dục. Song việc các em tiếp nhận cảm
thu tác phẩm văn chương chưa tốt thì chưa được quan tâm nhiều, trong đó có một số
bài viết tiêu biểu như:
Thầy giáo kiêm nhà văn Vi Hồng – một người từng gắn bó với các em học
sinh dân tộc miền núi có bài “ Dạy học văn ở miền núi”. Trong tác phẩm này thầy
viết “ Những yếu tố tạo nên văn chương là hình ảnh, hình tượng, ngôn ngữ, nhịp
điệp, hành văn….nhưng đối với học sinh miền núi thường khó hiểu, khó cảm”. Vì
vậy dạy học văn ở miền núi gặp nhiều khó khăn. Thậm chí sự thật thà, một phẩm
chất tốt đẹp của người miền núi cũng trở thành vật cản cho việc học văn.” Theo thầy
“ hiểu văn chương một cách thật thà đã là tai hại, nhưng đem dức tính thật thà để
lĩnh hội văn chương còn tai hại hơn nhiều”.

Để khắc phục tình trạng trên, nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Bội cũng đưa ra một
số giải pháp để khắc phục nhưng còn chung chung theo kiểu như Giáo sư Lê Trí
Viễn phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
Chậm phát triển về kinh tế, văn hoá, sự khó khăn về giao thông và thông tin
liên lạc ở địa bàn miền núi làm cho học sinh miền núi ít được tiếp xúc với ngôn ngữ
phổ thông. Vì vậy các em thường bị “hàng rào ngôn ngữ” trong quá trình tiếp nhận
tác phẩm là bài viết của Nguyễn Huy Quát.
Trên đây là một số bài viết về thực trạng, nguyên nhân và một vài giải pháp
giúp các em học sinh miền núi lĩnh hội tác phẩm văn chương. Nhưng các bài viết
trên mang tính lí luận, chưa đi sâu vào thực tế của tác phẩm cụ thể. Đặc biệt vấn đề
yếu kém trong cảm thụ tác phẩm thơ thì chưa được các bài viết bàn tới. Song những
bài viết trên là tư liệu rất quý, có tính chất gợi ý, và góp phần định hướng để người
viết triển khai đề tài một cách cụ thể, rõ ràng và hi vọng sẽ mang lại một vài kinh
nghiệm nhỏ bé trong quá trình dạy một tác phẩm .
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 4

văn chương. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong các tiết dạy học văn, đáp ứng
yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt là cách dạy một tác
phẩm thơ cho các em học sinh dân tộc thiểu số.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đưa ra một số phương pháp giúp các em học
sinh đồng bào dân tộc thiểu số khắc phục được những hạn chế và khó khăn trong
việc học tác phẩm thơ. Đồng thời cảm thụ và hiểu được những tác phẩm thơ một
cách sâu sắc.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu:Các bài thơ ở lớp 10,11 THPT. Do điều kiện thời gian
và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn việc thực hiện đề tài này cho học
sinh dân tộc thiểu số trong trường.
Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động dạy học văn bản thơ của giáo viên và
học sinh trong chương trình văn học lớp 10,11 ban cơ bản ở THPT.
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện mục đích đề tài đặt ra, sáng

kiến của tôi chủ yếu tập trung vào phương pháp khảo sát văn bản, khảo sát thực
trạng học văn của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, Phương pháp điều tra
giáo dục, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy
học và giáo dục
Ngoài ra trong quá trình thực hiện tôi còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ
như: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích….
6.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thể
nghiệm đề tài này trong năm học 2009 -2010
7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề
tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Một số giải phát nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ
Chương 3: Một số thiết kế thử nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. VAI TRÒ CỦA THƠ TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
Với nhân dân Việt Nam, thơ có vai trò rất quan trọng. Ngàn xưa, từ thế kỷ XI
đến XX, trong khoa cử Nho giáo, các kỳ thi Hương, thi Hội đều có đề bài về thơ và
sáng tác thơ, từ đó đào tạo biết bao thi nhân nổi tiếng cho nước nhà như: Mạc Đĩnh
Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu Hiện nay, học sinh từ tiểu học lên đến
trung học, đại học, cấp lớp nào cũng học thơ. Chưa có một nước nào trên thế giới
thơ phú lại phát triển như ở nước ta. Và trong tác phẩm “ Nhìn về vốn văn hoá dân
tộc”, Trần Đình Hượu cũng từng nhận xét về thơ như sau “Trong các ngành nghệ
thuật, cái phá t triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp
làm dăm ba câu thơ”.Trong lao động, thơ Việt Nam kết tinh thành nhiều tác phẩm
văn học dân gian tuyệt tác. Những bài hát ví phường vải, ví phường cấy, hò tát nước,
hò kéo gỗ, hò chèo thuyền, hò kéo lưới là chứng tỏ thơ đã thấm vào máu thịt, đã

kết tinh trong tâm hồn và trở thành món tinh thần của người lao động.
Trong chiến đấu, thơ Việt Nam cũng đóng vai trò rất lớn: từ bài thơ "thần" của
Lý Thường Kiệt đến những bài thơ yêu nước của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão,
rồi thơ động viên tinh thần chiến đấu của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí
Minh, Hoàng Văn Thụ Độc đáo đến mức có những chiến sĩ ra trước pháp trường
vẫn thản nhiên đọc thơ như Cao Bá Quát, Mai Xuân Thưởng. Dùng thơ để tỏ khí
tiết, chắc chỉ có dânViệt Nam thành thạo từ xưa. Thơ làm cho tâm hồn con người ta
bay bổng thanh cao, hướng thiện, đó còn là thú chơi tao nhã của người Việt Nam
bao đời nay.Trong chương trình THPT, thơ chiếm một vị trí quan trọng, một tỉ lệ
khá lớn trong chương trình, cụ thể như sau: trong chương trình lớp 10 gồm có 14 tác
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 6

phẩm, chương trình 11: gồm có 20 tác phẩm và chương trình 12 có 8 tác phẩm kể cả
đọc thêm.
Nhưng văn thơ cũng như tình yêu là một hiện tượng rất khó định nghĩa. Bởi thế
việc nhận diện chính xác cũng không phải dễ dàng gì. Không phải ngẫu nhiên mà
lịch sử phê bình văn học Đông và Tây cứ trở đi trở lại hai cực: hoặc thần bí hoá nó,
hoặc xem nó là một cái tầm thường, dung tục. Tất nhiên cả hai cực ấy đều sai lầm và
nguy hại.
Hơn nữa, phép toán của văn chương không phải hai cộng hai là bốn , mà có thể
là năm, là sáu. Vì văn thơ là ở nghĩa bóng không phải nghĩa đen, ở ngoài chứ không
phải ở trong lời, và cũng như linh hồn là cái thần thái của toàn bộ thể xác, nó không
nằm ở chỗ nào rõ rệt mà nằm ở tất cả, làm sống lên tất cả mọi chân tơ kẽ tóc. Cảm
thụ văn là lĩnh hội cái thần thái chung ấy của tác phẩm.
2. KHÁI NIỆM THƠ VÀ THI PHÁP THƠ:
* Khái niệm thơ: Thơ là một thể loại văn học hết sức phong phú và phức tạp.
Cho đến nay, "thơ là gì" vẫn là một câu đố mà các nhà lý luận văn học, lý luận ngôn
ngữ đang cố gắng tìm lời giải đáp. Nữ sĩ Bungari Blaga Dimitrova viết trong "Ngày
phán sử cuối cùng": "Ôi, nếu tôi biết thơ là gì thì cả đời tôi, tôi chẳng đau khổ thế
này"

Đã có biết bao nhà thơ lớn, nhà lý luận lỗi lạc của Việt Nam và thế giới thử
định nghĩa thơ: "Thơ là cái nhụy của cuộc sống" (Tố Hữu), "Thơ là âm nhạc của
tâm hồn" (Voilbire), "Thơ, ấy là cái gì thật nhất và cũng là cái gì hoàn toàn đúng
ở một thế giới khác" (Sác. Bôđơle),
Làm sao có thể thống kê hết những định nghĩa về thơ ! Tuy nhiên theo chúng
tôi thì định nghĩa về thơ của nhà thơ Sóng Hồng viết trong bài "Cùng bạn đọc", in
ở đầu tập thơ Sóng Hồng là khoa học hơn cả. Theo Sóng Hồng "Thơ là sự thể hiện
con người và thời đại một cách cao đẹp", "Thơ là hình thái nghệ thuật cao quý
tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 7

lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ
thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua
những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường" Đặc trưng nổi bật nhất
của thơ là tính trữ tình, tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính hàm súc. Thơ "Chứa
nhiều khoảng trắng trên không gian in thơ", đó là những "kiến thúc đầy âm
vang".
Đây không chỉ là đặc trưng riêng của thơ mà cũng là cái cần có đối với văn
chương nghệ thuật, nhưng đối với thơ thì yêu cầu này là một tiêu chí quan trọng nhất
để đánh giá, thẩm định giá trị của nó.
Thơ là âm nhạc của tâm hồn "Ngay từ khi mới ra đời, thơ vốn đã không tách
rời nhạc, những câu hát đầu tiên cũng là những lời thơ đầu tiên của nhân loại".
Chất nhạc tràn đầy vốn là một thuộc tính bản chất của thơ. Tính nhạc đó được tạo
nên từ sự hoà phối vần luật, nhịp điệu, thanh sắc, từ đặc điểm cấu trúc trùng điệp
Nói đến thơ là người ta nói đến sự tuôn trào của cảm xúc, là "sự sống ủ men
và bốc lên tâm hồn thi sĩ" . Mỗi câu thơ là một mảnh hồn rực lửa, và mỗi khi ta đọc
lên, những câu thơ như nhói giữa tim ta và tan ra trong một biển tình cảm mênh
mông.
Thơ được phân chia ra thành nhiều tiểu loại dựa vào những tiêu chí khác
nhau. Trong đó cách phân loại thơ theo đặc điểm thi pháp là cách phân loại phù hợp

nhất với đặc trưng của thơ, đồng thời cũng có ý nghĩa thiết thực cho việc cảm thụ và
dạy - học thơ.
Dựa vào thi pháp có thể chia thơ làm hai loại: thơ cách luật và thơ tự do.
Thơ cách luật là những bài thơ làm theo những thể thức, những quy định ổn
định, cố định về mặt thi pháp (thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát, nói
lối )
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 8

Thơ tự do "số chữ trong từng câu, số câu trong mỗi bài, cách hiệp vần, cách
ngắt nhịp đều hoàn toàn phóng khoáng, tuỳ theo nội dung của bài thơ và chủ định
của nhà thơ".
Thi pháp thơ :
Aristote (384 - 322 TCN) là người đầu tiên nghiên cứu về thi pháp. Công trình
"Poetica" (Nghệ thuật thi ca) của ông ra đời cách đây 2400 năm vẫn là nền tảng của
mọi công trình nghiên cứu về thi pháp suốt mấy chục thế kỷ. Qua nhiều bước thăng
trầm, đến nay, các nhà nghiên cứu đã đi đến tương đối thống nhất quan niệm về thi
pháp: "Thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ nghệ thuật, phong cách của
một hiện tượng văn học, các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng"
Thi pháp, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể tài,
những nguyên tắc, phương pháp phản ánh thực tại và các phạm trù không gian, thời
gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, điểm nhìn nghệ thuật, quan niệm về thế giới và
con người,
Trên cơ sở soi dọi định nghĩa thi pháp vào thơ, các nhà nghiên cứu đều thống
nhất rằng: Đặc điểm nổi bật nhất của thi pháp thơ là tính trữ tình. Theo Bakhtine,
bản chất của thơ "Là tiếng nói bộc bạch, chẳng hạn một bài thơ diễn đạt một nỗi
buồn, oán thán, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng"; thơ là sự bộc bạch
trực tiếp cảm xúc, là một lời tâm tình gan ruột, một tấc lòng tác giả.
Khi giảng dạy và học tập thơ, phải giải mã được tình cảm mãnh liệt ấy.
Đặc điểm thi pháp này chính là căn cứ cơ bản để phân biệt thơ và văn xuôi.
Thơ thiên về cảm xúc, là sự bộc lộ bản thân người nghệ sĩ trước con người và cuộc

đời. Còn truyện, truyện thiên về sự kiện, tình tiết, là sự sắp xếp các chi tiết của hiện
thực theo quy luật của nghệ thuật.
Muốn nhận diện thơ về phương diện thi pháp, phải đặt thơ trong thế đối lập
với văn xuôi. Tuy nhiên "Đường ranh giới giữa các thể loại không cứng nhắc"
Các đặc điểm thi pháp về tính hàm súc, tính hình tượng, tính giàu nhạc điệu, đậm
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 9

màu sắc hội hoạ đều bị quy định bởi đặc điểm bộc lộ cảm xúc, tình cảm trực tiếp của
chủ thể trữ tình.
Thơ là sự thăng hoa của cái đẹp, là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng
tượng.
Những điều kỳ diệu đó phải được truyền tải bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc
của ngôn từ, âm điệu, vần điệu, nhạc tính
3.THỰC TRẠNG CẢM THỤ TÁC PHẨM THƠ CỦA HỌC SINH DÂN
TỘC THIỂU SỐ:
Năm năm đứng trên bục giảng, 5 năm tôi đã đọc hàng chục nghìn bài văn của
học sinh, đã nghe hàng ngàn câu trả lời. Có những bài hay, những câu trả lời xúc
động mà bao năm qua tôi không thể nào quên được. Thế nhưng bài hay, câu trả lời
để lại ấn tượng sâu sắc thì rất ít, có thể đếm được trên đầu ngón tay. Còn bài dở, bài
sai kiến thức, bài viết ngây ngô vớ vẩn thì không biêt bao nhiêu mà kể. Có những bài
viết sau khi đọc xong tôi được một trận cười nhưng sau đó thì tôi thấy ngậm ngùi,
cay đắng vô cùng. Nhưng cái sai trầm trọng và sai nhiều nhất lại rơi vào đối tượng
học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Lỗi các em mà tôi gặp nhiều trong quá trình trả
lời và chấm bài là:
Vấn đề nổi cộm từ các bài viết của các em học sinh dân tộc thiểu số là các
em không đọc tác phẩm hoặc đọc một cách qua loa đại khái. Trong nhiều bài thi ta
bắt gặp sự bịa đặt hình ảnh, chi tiết không hề có trong tác phẩm hoặc trích thơ không
chính xác. Chẳng hạn khi so sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến với
bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có em đã viết: Quê hương anh muối mặn rừng
cay – Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Nguyên văn phải là “ Quê hương anh

nước mặn đồng chua - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Nhiều bài viết có những đoạn văn sáo rỗng, bốc trời hoặc có sự tưởng tượng,
liên tưởng tuỳ tiện: “ Đầu súng trăng treo” đã mô tả lại thời kì đấu tranh chống
thực dân Pháp, để lại cho nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới về sau hãy noi
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 10

gương những chiến sĩ cách mạng đi trước”……có em còn viết thế này về hình ảnh
đầu súng trăng treo: hình ảnh ấy khiến cho người đọc tưởng tượng ra khung cảnh
mênh mông, hoang dã…nhưng vừa chủ ý nói với chúng ta rằng đây sẽ là cuộc chia
li không hẹn ước của đôi bạn tri kỉ.
Hay khi phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình qua 13 câu đầu bài thơ
Vội vàng của Xuân Diệu thì các em tha hồ suy diễn . Có em giải thích “tuần tháng
mật” rằng “Xuân Diệu chọn cách nói ước lệ mới mẻ của thơ xưa chứ đã yêu và tận
hưởng tình yêu thì phải lâu dài chứ ai đời chỉ yêu có một tuần mà có khi yêu lâu dài
đến cả tháng, cả năm…”. Bạn khác thì bình câu “Tháng giêng ngon như một cặp
môi gần” rất buồn cười: “…tháng giêng của muôn loài ngon lắm. Loài người không
phải ngoại lệ nên tháng giêng cũng phải ngon. Vì tháng giêng ngon nên từ thời
nguyên thuỷ họ đã biết yêu nhau từ tháng giêng. Mà đã yêu thì phải hôn nhau như
một cặp môi giữa một người con trai và một người con gái kề sát vào nhau nhiều
nhất cũng là tháng giêng, các tháng khác cũng hôn mà hạn chế…”.
Còn nhiều nữa những lỗi của các em mà phạm vi của một bài viết không thể
dẫn ra hết được. Sai chính tả, không viết hoa danh từ riêng, dùng dấu câu sai, hoặc
cả bài không có một dấu câu là chuyện muôn thuở. Rồi viết câu què câu cụt, diễn đạt
rối rắm lung tung là điều thường gặp trong bài làm. " Trong lời ca dao “Trèo lên
cây bưởi hái hoa” em thích nhất hình ảnh nào? Viết lời bình khoảng mười dòng
(có thể viết về cả bài, một ý, một nét nghệ thuật đặc sắc). Có học sinh lớp 10A5
viết: "Chong

bài ca dao em thích nhất Hình


ảnh trèo lên cây Bưởi

Hái

Hoa

, lời
Bình

trèo lên cây Bưởi

Hái

Hoa

tác giả đã vào đầu đề câu thơ nét nghệ thuật rất
cao và đặc sắc, sao cứ phải trèo mới lấy được Hoa

, mà ta dùng biện pháp khác
cũng được Hoa

nên câu ca dao chên

đã nói lên cách sử dụng nghệ thuật rất bình
nhân dân và đời thường".
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 11

Có em viết bài văn về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều đã trình bày: Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật
biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như

ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn:
"Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-
chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Không chỉ thế, trong thói quen tiếp nhận văn học của học sinh dân tộc thiểu số
là các em thường đem “ đức tính thật thà của mình để chiếm lĩnh tác phẩm thơ” Dẫu
biết rằng sự thật là là một đức tính tốt, song cảm thụ tác phẩm văn chương một cách
thật thà thì rất tai hại. Vì sự thật thà trong nhận thức văn chương.đã tước bỏ gần hết
những yếu tố đẹp trong văn chương- “đức tính thật thà là nấm mồ lớn chôn vùi
mọi vẻ đẹp của văn chương”. Bởi vậy các em không hiểu được tầng nghĩa sâu của
tác phẩm. Thậm chí khi đọc câu ca dao “ Râu tôm nấu với ruột bầu – Chồng chan
vợ húp gật đầu khen ngon” các em cho rằng người miền xuôi hay nói khuếch nói
khoác cho vui . Hay khi giáo viên yêu cầu học sinh bình giảng bài ca dao :
“ Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
Trên 80 % học sinh dân tộc thiểu số không hiểu bài ca dao giản dị trên. Bài làm
của các em có những ý ngây ngô như thế này “ Nước biển màu trắng, rừng thì màu
xanh ở cạnh nhau thật đẹp. mơ thì chua, nấu với cua bể làm canh, ngon tuyệt vời,
tuy em chưa được ăn lần nào. Họ đi hái mơ, mò cua vui vẻ lắm. vì vậy họ rủ nhau
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 12

cùng đi. Hoặc khi đọc câu ca dao “Anh về để áo lại đây, đêm đêm em đắp gió tây
lạnh lùng” có em đã phê phán: gió tây là gió lào, rất nóng sao lại “lạnh lùng”
Hơn nữa vốn từ ngữ phổ thông của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số
rất nghèo, nên trong quá trình trả lời câu hỏi hay diễn đạt một bài văn ngôn từ
thường lặp đi lặp lại rất nhiều. Rồi khả năng tự lập để phát hiện vấn đề còn hạn chế,
còn ỉ lại cho giáo viên khi khám phá tác phẩm. Tinh thần và thái độ học tập chưa
cao.
* ĐIỀU TRA SỐ LIỆU KHI CHƯA ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:

Theo thống kê, kết quả các em đạt được trong học kì 1 của năm là rất thấp, cụ
thể như sau:
KẾT
QUẢ
LỚP 11A1
(11HSDTTS)
LỚP 11A2
(14HSDTTS)
LỚP 10A1
(15HSDTTS)
LỚP 10A5
(16 HSDTTS)
GIỎI 0=0% 0=0% 0 = 0% 0 = 0%
KHÁ 0=0% 0=0% 0 = 0% 0 = 0%
TB 3=27,3
%
5=35,7
%
4= 26,6% 3 =18,7 %
YẾU 8=72,7
%
9=64,3
%
11= 73,4% 13=81,3 %
Bản thân tôi, có những giờ lên lớp cảm thấy ức chế vô cùng. Công lao chuẩn bị
cho bài giảng mong rằng khi lên lớp sẽ truyền đạt được tới các em. Nhưng khi lên
lớp, cô thì cố gắng giảng giải phân tích, một số trò là người kinh thì chú ý còn các
trò là dân tộc thiểu số thì ánh mắt lơ đãng, vô cảm. Khi tôi ra câu hỏi, chỉ được vài
em học khá xung phong. Những em còn lại khi giáo viên đưa mắt xuống lớp thì
những ánh mắt vội vàng cụp xuống như khước từ trả lời.

Phát hiện và nhìn thấy chỗ thiếu và chỗ yếu của học sinh dân tộc thiểu số là
quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là làm sao khắc phục được những chỗ non kém
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 13

đó. Đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải nổ lực không
ngừng, phải tỉ mỉ và kiên trì.
4.NGUYÊN NHÂN:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn trên, song nguyên nhân cơ
bản nhất theo tôi là:
Khó khăn, rào cản đầu tiên trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ đối với các em
học sinh dân tộc thiểu số là vấn đề ngôn ngữ. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ văn học
là yếu tố quan trọng bậc nhất để kết dệt nên tác phẩm văn chương. Những bài thơ
hay được chọn giảng trong nhà trường phổ thông đều in bằng tiếng Việt. Đó là điều
kiện thuận lợi cho học sinh là người kinh. Nhưng đối với các em học sinh đồng bào
dân tộc thiểu số thì đó là một vấn đề rất khó khăn. Bởi vì ngoài giờ lên lớp, các em
còn nhiều thời gian tiếp xúc với những người thân trong gia đình, làng bản, bạn bè…
bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng nói quen thuộc gắn bó với các em trước lúc đến trường. Vì
vậy, vốn ngôn ngữ phổ thông của học sinh dân tộc thiểu số rất nghèo nàn. Trong khi
đó nghĩa của từ trong tác phẩm thơ thì phong phú, đa dạng, không thể hiện hết trong
lời mà chủ yếu ở ngoài lời. Vậy làm thế nào, bằng cách gì giúp các em vượt qua
hàng rào ngôn ngữ để “khơi thông dòng suối cảm xúc” giúp các em khi tiếp nhận
được tác phẩm thơ. Hẳn đó là điều mà nhiều giáo viên dạy văn ở miền núi có đông
học sinh dân tộc thiểu số quan tâm, trăn trở nhưng chưa tháo gỡ được.
Thứ hai là các em có khoảng cách xa về vốn sống, tầm văn hoá, tầm hiểu biết .
Trong khi chất liệu, hình tượng, ngôn ngữ…để xây dựng những áng thơ bất hủ mà
các em học trong nhà trường hầu hết là hình tượng quen thuộc của người kinh, người
miền xuôi nhưng với các em dân tộc thiểu số thì không biết. Ví dụ : cây đa, bến
nước trong ca dao miền xuôi là có thật, còn với người Tày, người Nùng lại là cây đa
thần thoại, cành nó vươn đi khắp đất nước, vươn tới tận nước Hán, nước Hồ. Hay
người miền xuôi nói “ Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo” là biểu hiện cho tình yêu tha

Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 14

thiết, lòng kiên quyết vì người yêu. Nhưng với người miền núi đó chỉ là chuyện nói
đùa vì trong cuộc sống hàng ngày các em phải lên dốc, trèo đèo là chuyện thường
tình…lại còn những chất liệu hoàn toàn xa lạ với các em như mái đình, cầu ao, cái
bống….Vì vậy học sinh dân tộc thiểu số không cảm thụ được một cách sâu sắc hệ
thống hình ảnh mang tính truyền thống phô diễn của nền văn
+
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 15

học quốc gia, cho nên các em học yếu, học kém môn văn. Sự học kém này
cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh miền núi chưa hứng thú
với môn văn
Thứ ba, đa số giáo viên dạy văn chúng ta chưa am hiểu sâu sắc hệ thống chất
liệu thiết kế nên tâm hồn những người học sinh dân tộc thiểu số mình đang giảng
dạy. Rồi có những giáo viên dạy văn thì phân tích từ ngữ một cách sơ sài, chưa được
chú ý và đầu tư đúng mức. Trong khi yêu cầu của việc đánh giá cho từ này là “
thần”, từ kia “đắt” hay “giàu gợi cảm” ….luôn phải được khảo sát dựa trên cơ sở
phân tích khoa học và thấu đáo về nhiều mặt, trong đó không thể thiếu mặt ngôn ngữ
( cái yếu tố được coi là bình diện quan trọng nhất của một tác phẩm văn học nói
chung và tác phẩm thơ nói riêng). Nhiều khi phân tích từ giáo viên còn dựa vào cảm
tính chủ quan của bản thân, thiếu căn cứ khoa học…. .Bên cạnh đó một số giáo viên
xây dựng hệ thống câu hỏi còn quá dài và khó đối với học sinh. Đặc biệt là những
học sinh bị hạn chế về năng lực nhận thức như học sinh dân tộc thiểu số. Khi được
hỏi lý do vì sao trong giờ học các em không phát biểu? Nhiều em cho rằng câu hỏi
quá khó, nên các em không trả lời được.
Hơn nữa ,với một chương trình ngữ văn trong nhà trường dày đặc như hiện
nay, thời gian phân phối chương trình nhiều bài không phù hợp như dung lượng kiến
thức lớn mà thời lượng ngắn, các em học sinh dân tộc thiểu số lại phải học chung với
các em người kinh- vốn hơn hẳn về nhiều mặt. Và thầy cô thì không đủ thời gian để

truyền đạt cho học sinh dân tộc thiểu số niềm đam mê văn học mà cứ phải vội vàng
giảng một cách sơ sơ chung chung về tác phẩm. Kết quả là học sinh dân tộc thiểu số
cũng chỉ được tiếp cận tác phẩm ở bề mặt. Trong khi những tác phẩm đã được đưa
vào chương trình sách giáo khoa đều là những tác phẩm đã qua sự chọn lọc của thời
gian và bao thế hệ người đọc cho nên đều có giá trị nhân văn sâu sắc, là mảnh đất
màu mỡ của tâm hồn. Nhưng với một thời gian hạn hẹp như vậy giáo viên và học
sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng không thể cày sâu tới những
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 16

lớp nghĩa sâu trong tác phẩm. Kết quả là những cái cây mọc trên cánh đồng màu mỡ
nhưng lại không thể chạm tới lớp đất màu mỡ đầy dinh dưỡng để chúng lớn lên
thành những cây to xanh tốt.
Với kinh nghiệm 5 năm dạy học, tôi nhận thấy rằng cần phải cải tiến để nâng
cao khả năng cảm thụ và hiểu tác phẩm thơ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số
để các em có sự phát triển đồng bộ với các bạn khác trong nhà trường Nếu không,
các em sẽ rất lơ là trong việc học tập và bồi dưỡng bộ môn Ngữ Văn. Vậy, giải pháp
nào để khắc phục tình trạng đó? Tôi nghĩ rằng mỗi người sẽ có những hướng làm
khác nhau, còn riêng tôi với kinh nghiệm của mình tôi sẽ thực hiện một số giải pháp
dưới đây.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HIỂU VÀ
CẢM THỤ TÁC PHẨM THƠ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ:
Tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật nghệ thuật của tác giả. Bản chất
của tác phẩm văn chương là một hệ thống mở mà ở mỗi người lại có những cảm
nhận khác nhau. Các em học thơ là phải được sống trong tác phẩm với những cảm
nhận của riêng mình chứ không phải sống trong cái khuôn vàng thước ngọc có sẵn
với những cảm nhận áp đặt của người khác. Và nếu mỗi tác phẩm thơ là một loại
rượu khác nhau thì các thầy cô giáo chúng ta là người dạy các em cách thưởng thức
từng loại rượu ấy. Các em phải được uống rượu trước để biết hương vị nhạt nồng
của nó ra sao, người nấu rượu đã khéo léo, tinh tế như thế nào. Từ chỗ thấm thía cái
tinh hoa tinh túy của rượu, các em mới có thể nói về thứ mà mình vừa được uống

bằng chính những cảm nhận sâu sắc của mình mà không gượng gạo, sáo rỗng. Và
nếu như xã hội đang thay đổi từng ngày từng giờ cùng với những quan niệm về lối
sống, đạo đức, thẩm mĩ của con người thì tại sao lại bắt các em phải coi giá trị của
những tác phẩm văn học là bất biến, là trường tồn mãi với thời gian. Văn học không
thể mang trong nó những đặc tính có tính chất xác định rõ ràng. Giá trị của tác phẩm
văn học không bất biến theo thời gian mà có những giá trị biến đổi trong những thời
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 17

đại khác nhau, trong những thế hệ hay những con người khác nhau. Chính phương
pháp giáo dục áp đặt bắt học trò phải cảm nhận văn học theo khuôn khổ đã giết chết
sự hứng thú học văn của các em học sinh.
Vì vậy, dạy văn nói chung và tác phẩm thơ nói riêng phải tạo điều kiện cho
học sinh dân tộc thiểu số qua môi giới của từ ngữ tái hiện được hình tượng nghệ
thuật, nội dung tác phẩm trong tâm trí các em. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bình
từng nói “ Quá trình dạy tác phẩm chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu lực
thật sự khi nào nội dung tác phẩm được tái hiện trong trí tưởng tượng và trở
thành một sự kiện trong tâm hồn” các em. Bởi vì một khi các em chưa tái hiện
được hình ảnh trong tâm trí của mình thì tác phẩm vẫn là một hiện tượng xa lạ, bên
ngoài. Nhưng để các em cảm thụ được, rồi cảm thụ tốt thì người giáo viên phải kiên
trì, thực hiện từng bước một:
1. - Làm giàu ngôn ngữ: Làm nghề gì cũng vậy, nếu không có vốn liếng tối
thiểu thì làm sao cố thể khuếch trương được sự nghiệp cho rộng lớn sau này. Ngôn
ngữ là cái vốn khởi đầu cho những ai muốn cảm thụ được môn văn và học giỏi văn.
Và cảm thụ tác phẩm văn chương thông qua thế giới hình tượng, kể cả quan điểm
của tác giả…tất cả đều phải bắt đầu hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm vì “ trong dạy
văn thì từ là rất quan trọng… phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa, ý
nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả các cách dùng từ”. Do đó việc giải toả hàng rào
ngôn ngữ trong quá trình dạy tác phẩm thơ là nhiệm vụ, là yêu cầu đối với tất cả các
giáo viên dạy văn. Và đối với những trường THPT có nhiều học sinh dân tộc thiểu
số thì nhiệm vụ đó, yêu cầu đó cần phải được chú trọng hơn, sát hợp hơn. Làm giàu

ngôn ngữ với các em dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các em hiểu
sâu sắc về sự phong phú của tiếng Việt, của từ trong tác phẩm thơ, từ với phương
thức chuyển nghĩa(ẩn dụ, hoán dụ), các hình thức đặc biệt của từ (đồng nghĩa, đồng
âm, trái nghĩa)….đồng thời giúp các em có cách dùng từ hợp lí, chính xác hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 18

Để làm được điều ấy, người giáo viên chúng ta phải như con ong chăm chỉ
giúp đỡ từng em một. Có thể thực hiện một số cách làm như sau:
Cần tạo ta trong các nhà trường một môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì
hầu hết các học sinh dân tộc thiểu số đều ngại nói tiếng Việt, bởi các em thường phát
âm không chuẩn, sử dụng câu không chuẩn nên hay e dè, xấu hổ. Chỉ trong giờ lên
lớp do bắt buộc phải trả lời, phải nói nên các em dùng tiếng Việt. Hết giờ học các em
lại nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc của mình. Vì vậy cần phải cải tạo và xây
dựng môi trường giao tiếp, kết hợp với việc tăng cường các biện pháp khác như
phương tiện nghe nhìn, các hoạt động văn hoá, văn học, hội nghị… thì trình độ nghe,
nói, viết, đọc bằng tiếng việt của học sinh dân tộc thiểu số mới được tăng lên, tạo
điều kiện cho việc nâng cao chất lượng học tập môn văn và các môn học khác.
Muốn bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Việt văn học thì người giáo viên phải
có những biện pháp tỉ mỉ, cụ thể và kiên trì đối với từng em học sinh. Chẳng hạn
hướng dẫn các em lập sổ tay văn học ghi lại những từ khó có nhiều cách hiểu và các
từ hay, câu hay để học lối diễn đạt. Siêng đọc sách báo để bồi dưỡng tâm hồn mình
phong phú hơn.
Cần phải có sự đối chiếu, so sánh và cắt nghĩa các lớp từ tượng thanh, tượng
hình, từ lấp láy để học sinh hiểu được đầy đủ, sâu sắc các loại từ ấy thông qua hoạt
động song ngữ. Đây là một biện pháp hay nhưng người giáo viên phải hiểu được
ngôn ngữ, văn hoá của các em học sinh mình đang dạy : Ví dụ như tiếng Việt là
“Lồng lộng” có thể chuyển sang tiếng Tày là “ Song sỏng”, “ Lác đác” chuyển
thành “ tóc tác”…hay so sánh sự giống và khác nhau trong hình ảnh, chất liệu. Nếu
làm được điều trên, chúng ta sẽ khai thông được “ Màng cách điện tâm hồn” của các
em học sinh dân tộc thiểu số khi tiếp nhận nền văn học quốc gia. Đây là công việc

rất gian nan, vất vả đòi hỏi nhiều ở tấm lòng và sự nhiệt huyết của thầy cô. Và sự
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 19

tiến bộ của học sinh dân tộc thiểu số về vốn từ tiếng Việt, sự tích luỹ ngày càng
nhiều vốn từ, tư liệu văn học sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú, say mê, đánh thức
khát vọng về môn văn của các em.
Đồng thời, chúng ta cũng cần làm cho các em hiểu rằng “ Hiểu văn học không
đơn giản chỉ là sự phản ánh cuộc sống dưới ánh sáng lí tưởng đạo đức thẩm mĩ của
nhà văn”. Phải dạy cho các em biết thông qua tác phẩm mà thấy được thế giới quan,
nhân sinh quan của nhà văn
2. Nhiệm vụ then chốt tiếp theo là phải làm cho các em đọc tác phẩm:
Đọc là chiếc cầu nối để nối tác giả với bạn đọc thông qua văn bản. Con đường
đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải bắt đầu từ đọc. "Đọc văn gắn liền hữu
cơ với tiếp nhận. Vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm văn học không còn con
đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức khác nhau, dưới những bình
diện khác nhau để đạt tới sự hiểu biết và xúc cảm thật sự nhằm tự khám phá bản
thân và hướng thiện"( Nguyễn Thanh Hùng " Hiểu văn dạy văn”). Biết công việc
đọc là quan trọng như vậy nhưng tâm lí chung của nhiều giáo viên dạy văn là không
thích gọi những em học sinh dân tộc thiểu số đọc bài, đặc biệt là đọc thơ vì phần lớn
các em đọc yếu, đọc không hay. Có em học sinh dân tộc thiểu số than rằng “ Bao
năm đi học em chưa bao giờ được gọi đọc bài”. Có lẽ đây là một trong những yếu
tố làm cho các em thiếu tự tin, rụt rè trong giờ học văn. Để nâng cao việc hiểu và
cảm thụ tác phẩm thơ cho các em, thầy cô giáo chúng ta phải bắt đầu từ việc đọc của
các em.
Việc đọc thơ trong giờ giảng văn được thực hiện ở cả thầy và trò. Nhưng riêng
đối với người thầy, trong thiên chức sáng tạo của mình việc đọc thơ lại sáng tạo đến
hai lần: Vừa huy động năng lực cảm thụ cá nhân vừa thức tỉnh sự quan tâm và tò mò
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 20

của bản thân học sinh. Thế nên khi đọc thơ, chúng ta phải đặc biệt chú ý và thực

hiện tốt các yêu cầu của đọc.
- Phát âm rõ ràng chính xác
- Giản dị và tự nhiên
- Thâm nhập vào nội dung tư tưởng ở mức dễ hiểu với học sinh.
- Truyền đạt được loại thể hiện và phong cách nghệ thuật.
- Truyền đạt rõ tư tưởng tác giả.
- Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm đọc.
- Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
- Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.
Cứ theo những yêu cầu yêu cầu của đọc văn như trên thì mới thấy việc đọc
thơ không hề đơn giản. Không phải cứ lên lớp mở sách ra là có thể đọc, coi nó như
một việc bình thường phải có. Việc đọc thơ của người thầy ảnh hưởng không nhỏ
đến hứng thú và ấn tượng ban đầu của học trò đối với tác phẩm. Thầy đọc hay - chưa
biết tác phẩm hay như thế nào nhưng học sinh cũng thấy hay và đây là những ấn
tượng ban đầu cực kì cần thiết .
Thầy và trò muốn đọc được thơ hay, ngoài chất giọng riêng ra còn là vấn đề
thầy, trò phải hiểu về tác phẩm, hiểu về giọng điệu riêng của nhà văn, nhà thơ, lối
ngắt nhịp, vắt dòng của tác phẩm… Chẳng hạn đọc "Đây mùa thu tới" mà không
hiểu được cái hay của cách ngắt nhịp 4/3 , không hiểu được ý nghĩa diễn tả tiếng reo
vỡ lẽ, ngỡ ngàng trước bước đi tới của mùa thu của câu thơ " Đây mùa thu tới ,
mùa thu tới " thì không thể đọc đúng câu thơ "này chứ chưa nói đến đọc hay . Hay
như đọc "Việt Bắc" của Tố Hữu mà không hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu thơ thể
hiện qua cách ngắt nhịp độc đáo:
Áo chàm đưa/ buổi phân li
Cầm tay nhau/biết nói gì/hôm nay
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 21

thì chúng ta cũng không gợi được cái tình của câu thơ vốn rất hay này. Chúng ta
biết là: Nhịp thơ lục bát đều đặn, nhịp nhàng ở bốn dòng đầu, đến đây như cũng vì
chút bối rối ở lòng mà thay đổi: 3/3; 3/3/2. Nhịp thơ diễn tả thần tinh một thoáng

ngập ngừng của tình cảm. Chút ngập ngừng này cộng với dấu ba chấm ở cuối dòng
thơ gợi lời thơ đã hết mà tình thơ thì lắng sâu tha thiết trong lòng người. Có hiểu như
thế ta mới biết là đọc đến câu thơ này làm sao phải diễn tả cho ra được thoáng chút
ngập ngừng và đọc xong hai câu thơ thì phải tạo một khoảng lắng (phải ngừng vài
giây) rồi mới đọc tiếp…có như thế mới có thể gợi đúng được cái tình cái hồn và là
cái tài của nhà thơ
3 Chú giải sâu về tác phẩm:
Chú giải là giải thích để làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù lạ bị che đậy
hoặc ẩn tàng dưới một hình thức ngôn ngữ biến chúng trở thành cụ thể, dễ hiểu. Đây
là công việc mà người giáo viên vẫn thường làm sau khi đọc mỗi tác phẩm. Có giáo
viên đã làm rất kĩ, rất chi tiết nhưng hầu hết các giáo viên chỉ giải thích qua loa đại
khái theo dưới chân trang và hậu quả là hầu hết em học sinh dân tộc thiểu số không
hiểu gì hoặc chỉ hiểu một cách mơ hồ.
Giải thích sâu là biện pháp quan trọng trong dạy tác phẩm văn chương nói
chung, tác phẩm thơ nói riêng. Đặc biệt là thơ trung đại vốn dùng chữ Hán, chữ
Nôm đã khó hiểu lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng, điển
tích, điển cố khiến cho các bài thơ đó trở nên xa lạ và khó tiếp nhận. Chú giải sâu sẽ
góp phần rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa các em học sinh và tác phẩm, giúp các
em tái hiện được nội dung, ý nghĩa của từng từ ngữ và cả câu thơ.
Việc chú giải bao gồm:
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 22

- Chú giải từ: khi chú giải cần chú ý vào ý nghĩa của từng từ, tách ra từng tiếng
mà giảng giải. Phải đặt từ trong câu thơ, trong bài thơ để hiểu một cách chính xác.
Chẳng hạn trong bài thơ “Thăng long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh
Quan có câu: “Tạo hoá gây chi cuộc hí trường – Đến nay thấm thoắt mấy tinh
sương”. Đọc câu thơ trên hẳn học sinh sẽ thấy nhiều từ rất xa lạ: tạo hoá, hí trường,
tinh sương. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải chú giải.: tạo hoá: ông trời; hí trường: nơi
diễn ra các trò vui; tinh sương: tinh là sao; sương là sương giá, mỗi năm chúng có
một lần: tinh sương là thời gian một năm. Khi chú giải phải đối chiếu với nguyên

bản để hiểu thấu văn bản gốc.
- Với tác phẩm thơ trung đại thì cần chú thích điển cố: vì người xưa thường hay
dùng điển cố để cho câu thơ hàm súc, chuyển tải được lượng thông tin lớn. Dùng
điển cố là lấy xưa để nói nay, cụm từ chỉ có vài chữ mà nói lên, mà gợi lên sâu sắc
các tầng ý nghĩa. Với các em học sinh dân tộc thiểu số, điển cố trong văn học trở
thành khó hiểu, hoặc phần lớn chỉ hiểu hời hợt, không thấy cái hay, chất văn chương
mà điển cố đưa lại.
Chú giải điển cố bao gồm:
Chú giải nghĩa đen của điển cố: làm cho học sinh biết sự tích của điển cố.
Chẳng hạn trong câu thơ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” trong bài thơ
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão: Vũ Hầu chỉ Gia Cát Lượng, một người nổi tiếng về
trí tuệ, mưa lược dưới thời Tam Quốc, giúp Lưu Bị và được phong tước Vũ Lượng
hầu. Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình không bằng Vũ Hầu để hoàn thành sứ mệnh
đối với đất nước. Hay câu thơ của Nguyễn khuyến “ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”:
Ông Đà, tức Đào Tiềm ( Đào Uyên Minh, một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc
thời Lục Triều, đậu tiến sĩ, làm quan ở Bành Trạch. Ông chán cảnh làm quan mất tự
do nên bỏ về ở ẩn làm thơ, giữ khí tiết….
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 23

Sau khi chú giải nghĩa đen, giáo viên cần phân tích hoặc chú giải thêm giá trị
của điển cố, đặt nó trong văn bản để phân tích, cắt nghĩa để hiểu sâu sắc hơn.
4. Hướng dẫn các em biết cắt nghĩa và phân tích
Cắt nghĩa là giải thích có suy nghĩ để tìm ra ý nghĩa của văn bản. thông qua
việc cắt nghĩa các yếu tố, các hình ảnh, các từ, câu, bộ phận trong chỉnh thể của
mạch thơ, làm cho chúng bộc lộ ý nghĩa riêng của từng thành phần. Song mọi yếu tố
nội dung trong văn bản đều có quan hệ với hình thức. Chúng xác định lẫn nhau, hỗ
trợ và bổ sung cho nhau. Do đó, cắt nghĩa phải luôn đối chiếu với bộ phận, các thành
phần được cắt nghĩa với chỉnh thể của văn bản, làm bộc lộ ý nghĩa chung của toàn
bộ văn bản.
Cắt nghĩa và phân tích phải đi liền với nhau. Quá trình cắt nghĩa, phân tích và

làm sáng rõ những nét độc đáo của tác phẩm sẽ góp phần làm phát triển ngày càng
cao năng lực cảm thụ và tiếp nhận độc lập. Đồng thời làm sâu sắc thêm sự hiểu biết
về văn học nghệ thuật của các em học sinh dân tộc thiểu số.
Hơn nữa, thơ thường được xây dựng bằng hình tượng nhiều khi quen thuộc
với các em dân tộc kinh nhưng lại xa lạ với các em đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc
biệt thơ trung đại lại có khoảng cách về thời gian, không gian, về tư duy, quan điểm
thẩm mĩ , về ngôn ngữ thì các em tiếp cận còn khó khăn hơn nhiều.
Nếu đọc thơ mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối quan hệ của chúng
trong văn bản thì các em không thể nào tiếp cận được ý đồ của các giả. Do đó người
cắt nghĩa phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, về nếp sống, văn hoá,
lịch sử, xã hội: có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mĩ thì mới có sự cắt nghĩa
một cách chính xác, sâu sắc. Với thơ cổ, để việc cắt nghĩa chính xác và có hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 24

cần nắm được đặc trưng thi pháp của thơ cổ, nắm được những vấn đề về nội dung, tư
tưởng, phương tiện nghệ thuật của người xưa:
Việc cắt nghĩa bao gồm:
- Cắt nghĩa từ: Nghĩa hàm ngôn, nghĩa hiển ngôn. Ví dụ: ở đoạn trích trao
duyên cần cắt nghĩa từ “cậy”, “chịu”, “lạy” trong hai câu đầu: “ Cậy em, em có chịu
lời – Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ,
mượn, phiền….Nguyễn Du đã dùng từ “cậy”, vì chỉ từ “cậy|” mới hàm nghĩa nội
dung nhờ và tin tưởng. Lại nữa, nhà thơ dùng “chịu lời” mà không dùng “nhận lời”,
phải chịu lời trước rồi mới thưa sau. Nhưng để cắt nghĩa được từ ngữ này cần dựa
vào hoàn cảnh của Kiều. Nếu Kiều trình bày việc trao duyên trước thì chắc gì Vân
đã chịu lời. Nói “nhận lời” tức là là người nhận đã đồng ý, có sự tự nguyện. Còn nói
“chịu lời” là Kiều đang nài ép Vân, đưa Vân đến hoàn cảnh không thể không nhận.
Do vậy cách dùng từ “ Chịu lời” thật chính xác với hoàn cảnh của Thuý Vân và
Thuý Kiều. Vì rơi vào hoàn cảnh éo le, Kiều mới trao duyên cho em. Các từ ngữ trên
biểu thị sự trân trọng, tin tưởng của Kiều đối với em gái.
Hay trong bài Tự tình của Hồ Xuân Hương có câu: “ Tiếng gà văng vẳng gáy

trên bom – Oán hận trông ra khắp mọi chòm” có thể cắt nghĩa: tiếng gà vừa là âm
thanh, vừa là thời gian nảy sinh tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng gà như gieo
vào lòng người một nỗi oán hận, tủi sầu. Hoặc trong câu thơ của Xuân Diệu “thỉnh
thoảng nàng trăng tự ngân ngơ”: thỉnh thoảng” là lúc có, lúc không; “ngẩn ngơ”:
là như mất một cái gì đó, mong một cái gì không tới, lơ lơ, lửng lửng, chưa thật buồn
mà không còn vui. Lại là tự ngẩn ngơ. Vậy là không phải nguyên nhân bên ngoài mà
cơ sự từ bên trong, tự mình làm cho mình ngẩn ngơ. Đây là cái ngẩn ngơ không
duyên cớ thì rất khó gở…
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn năm học 2009-2010 Trang 25

×