Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tìm hiểu cách đánh giá người quản lý. liên hệ với một tổ chức giáo dục cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.23 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

BÀI CUỐI KỲ

MÔN : KHOA HỌC QUẢN LÝ

Đề tài :
TÌM HIỂU CÁCH ĐÁNH GIÁ NGƯỜI QUẢN LÝ.
LIÊN HỆ VỚI MỘT TỔ CHỨC GIÁO DỤC CỤ THỂ.
Giảng viên:
Học viên

PGS .TS. Phạm Ngọc Thanh

: Văng Thị Thu Viên

Lớp: Đo Lường và Đánh Giá Trong Giáo Dục
Khóa: 2009 - HCM

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 12 / 2011
1


MỤC LỤC
A. Lý thuyết :……………………………………………………………..trang 3
I. Khái niệm cán bộ quản lý……………………………………………....trang 3
II. Vai trò của cán bộ quản lý …………………………………………….trang 3
III. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý ………………………………………trang 4
IV. Ba cấp bậc quản lý ……………………………………………………trang 5
V.Các kỹ năng của nhà quản lý……………………………………………trang 5


VI.Mối quan hệ giữa cấp bậc quản lý và kỹ năng quản lý………………....trang 5
VII.Đánh giá cán bộ quản lý……………………………………………….trang 6
1.Cơ sở lý luận……………………………………………………..trang 6
2.Nội dung đánh giá ở các cơ sở giáo dục…………………………trang 7
3. Phân loại đánh giá cán bộ ……………………………………....trang 8
B.Liên hệ thực tế ………………………………………………………….trang 8
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………trang 14
Phụ lục……………………………………………………………………..trang 15

2


PHẦN A. LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ :
- Theo nghĩa rộng: cán bộ quản lý bao gồm tất cả những người tham gia vào hệ
thống quản lý và hình thành chức năng nhất định. Đó là tất cả những người không
tham gia trực tiếp vào quán trình sản xuất. Theo chức năng thì cán bộ quản lý chia
làm 3 loại:
• Cán bộ lãnh đạo: chỉ huy trong bộ máy quản lý có một chức danh nhất định do
nhà nước cấp hoặc do cấp trên bổ nhiệm. Phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và
cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức do mình phụ trách. Hoạt động đặc
trưng của họ là đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.
• Các chuyên gia: là những người có trình độ chuyên môn trong 1 lĩnh vực nào đó
như kinh tế, toán học, kĩ sư,…Chức năng của họ là chuẩn bị các phương án cho
người cán bộ lãnh đạo ra quyết định . Ngoài ra còn được người cán bộ lãnh đạo
giao cho nhiệm vụ theo dõi kiểm tra một số công tác nào đó theo nguyên tắc quản
lý.
• Các nhân viên quản lý như: nhân viên kế toán, thống kê, thư kí,… Chức năng của
họ là thu thập , chỉnh lý và truyền đạt những thông tin ban đầu, chuẩn bị và hình
thành các loại tư liệu cần thiết đảm bảo cho cán bộ lãnh đạo và chuyên gia điều

hành sản xuất kinh doanh của một tổ chức nào đó.
- Theo nghĩa hẹp: cán bộ quản lý tương ứng với người lãnh đạo cao nhất trong tổ
chức.Cán bộ quản lý kinh tế là những người thực hiện chức năng quản lý kinh tế,
đứng đầu một hệ thống với những chức danh nhất định và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về hệ thống do mình phụ trách
II. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ:
- Cán bộ quản lý là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay
thất bại của cả hệ thống trong hoạt động.
- Họ thực hiện những vai trò cụ thể sau:
• Vai trò quản lý: liên kết các bộ phận riêng rẽ, tổ chức các mối quan hệ qua lại một
cách nhẹ nhàng để tạo thành một hệ thống trọn vẹn. Đồng thời họ là những người
trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan vào hoạt động của hệ thống.
• Vai trò chính trị: cán bộ quản lý là những người có nhiệm vụ tham gia xây dựng ,
hoạch định các chính sách phát triển , đồng thời họ cũng là những người tổ chức
thực hiện các chính sách . Ở mức độ nhất định cán bộ lãnh đạo đại diện cho quyền
lợi của giai cấp họ.
• Vai trò giáo dục: ở mức độ nhất định người quản lí là hình mẫu để cấp dưới noi
theo, mọi hành vi của họ trong công việc, trong cuộc sống có ý nghĩa giáo dục đối
với mọi người.
Vai trò của nhà quản lý có thể nhìn ở góc độ khác, bao gồm :
3


-

Vai trò quan hệ con người:





-

Vai trò liên lạc: quan hệ với người khác trong và ngoài tổ chức nhằm hoàn
thành công việc.

Các vai trò thông tin:



Vai trò thu thập, tiếp nhận thông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động
của đơn vị mình.
Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan



Vai trò cung cấp thông tin cho các bộ phận trong cùng đơn vị.



-

Vai trò đại diện: có tính chất nghi lễ trong tổ chức
Vai trò lãnh đạo: phối hợp và kiểm tra công việc của cấp dưới quyền.

Các vai trò quyết định:






Vai trò nhà kinh doanh: xuất hiện khi nhà quản lý tìm cách cải tiến hoạt
động của tổ chức
Vai trò giải quyết các xáo trộn: phải kịp thời đối phó với những biến cố bất
ngờ nhắm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
Vai trò phân phối các nguồn lực.

Vai trò nhà thương thuyết, đàm phán.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ :
1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị: thể hiện ở các điểm sau:
• Phải có quan điểm chính trị sâu rộng, có ý chí vững vàng, kiên định trong
công việc, biết đánh giá kết quả theo những tiêu chuẩn chính trị.
• Có khả năng tạo được lòng tin của tập thể đối với bản thân.
2. Yêu cầu về năng lực chuyên môn:
• Phải có những kiến thức về mặt kinh tế, hành chính, kĩ thuật, tương xứng với
giá trị của mình để tổ chức công việc của hệ thống đạt hiệu quả mong muốn.
• Năng lực chuyên môn được thể hiện cụ thể ở các điểm sau:
- Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề như : phân tích tình huống, phát
hiện các cơ hội, thực thi các giải pháp để tận dụng các cơ hội có lợi, tập trung
tiềm lực để giải quyết các câu xung yếu nhất của hệ thống.
- Khả năng xác định đúng đắn phương hướng phát triển của hệ thống do mình
phụ trách.
3. Yêu cầu về năng lực tổ chức:
Đó là những yêu cầu về các kĩ năng khác nhau trong công việc tổ chức điều



4


hành, công việc của cán bộ quản lý thể hiện ở những điểm cụ thể sau:

• Tổ chức công việc của bản thân bao gồm: các phương pháp, quá trình, quy
trình làm việc hằng ngày của cán bộ quản lý, khả năng kết hợp giữa công việc
hằng ngày với công việc chuẩn bị cho hướng phát triển tương lai của hệ thống.
• Khả năng làm việc với mọi người: thể hiện ở những năng lực hợp tác, năng
lực tham gia vào các công việc cụ thể, năng lưc tạo ra môi trường trong đó con
người cảm thấy an toàn và dễ dàng phát biểu ý kiến của mình.
• Biết đánh giá và sử dụng đúng khả năng của từng người, có khả năng kiểm
tra công viêc và giữ vững kỉ luật lao động
• Khả năng thấy được vấn đề tổng quát và vấn đề chi tiết, khả năng nhân được
những nhân tố chính trong những hoàn cảnh, những mối quan hệ cơ bản, những
phần tử.
4. Yêu cầu về đạo đức: thể hiện ở 4 khía cạnh sau:
• Có ước muốn làm việc quản lý.
• Quan hệ đồng cảm với mọi người
• Chính trực và trung thực, công bằng và nhân tâm, có văn hóa, biết tôn trọng
con người, có thiện chí với con người, không làm điều ác với con người.
• Thường xuyên học hỏi để trau dồi trí tuệ.
IV.BA CẤP BẬC QUẢN LÝ :





Nhà quản lý cấp cao: là nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ
chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.
Nhà quản lý cấp giữa: là một khái niệm rộng, dùng để chỉ những cấp chỉ huy
trung gian (trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác).
Nhà quản lý cấp cơ sở: là những nhà quản lý ở cấp bậc cuối cùng trong hệ
thống cấp bậc của các nhà quản lý trong cùng một tổ chức.


V. CÁC KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ :





Kỹ năng kỹ thuật: là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ
thể; nói cách khác, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản lý.
Kỹ năng nhân sự: là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con
người và tập thể trong xí nghiệp, dù đó là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang
hàng, hay cấp trên.
Kỹ năng tư duy: là khả năng hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, và biết
cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được.

VI. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤP BẬC VÀ QUẢN LÝ VÀ KỸ NĂNG QUẢN
LÝ:
5







Cấp bậc quản lý càng cao thì kỹ năng kỹ thuật càng giảm dần tính quan
trọng, nhưng kỹ năng tư duy càng cần phải cao.
Cấp bậc quản lý càng thấp thì càng cần thiết phải có kỹ năng kỹ thuật, vì
nhà quản lý phải gắn liền với những công việc mang tính chuyên môn nghiệp
vụ.
Kỹ năng nhân sự thì lại rất cần thiết đối với nhà quản lý ở mọi cấp, vì nhà

quản lý nào cũng phải làm việc với con người

VII. ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ:
1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá cán bộ :
Theo Luật cán bộ công chức , mục đích của việc đánh giá cán bộ là để làm rõ phẩm
chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đánh giá: Đánh giá cán bộ là khâu rất yếu,
do chưa xây dựng được phương pháp đánh giá cán bộ thật sự công tâm, khách quan
và đáng tin cậy. ( 1 )
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể","cán bộ là cái gốc
của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".
Người nhấn mạnh công việc đánh giá cán bộ phải đúng đắn và yêu cầu:" Phải biết
rõ cán bộ, hiểu biết cán bộ".( 3 )
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đánh giá cán bộ phải
công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành
nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ...”
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định và nêu
phương hướng tổng quát về công tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh việc đánh giá cán
bộ và sử dụng cán bộ:" Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được
quy định, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ
yếu. Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ,
chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về
phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp
luật, chính sách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng".(2)
Như vậy, chiến lược cán bộ của Đảng đã xác định quan điểm, nguyên tắc cơ bản
6



trong công tác cán bộ nói chung và việc đánh giá cán bộ nói riêng.
Đánh giá cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác cán bộ.
Đánh giá cán bộ đúng, mới lựa chọn, bố trí và sử dụng đúng cán bộ.
Từ khi có các Nghị quyết của Đảng: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII,
Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Đại Hội X và Nghị quyết Hội nghị Trung ương
9 khóa X và các quy định, hướng dẫn cụ thể của Trung ưong về quy trình đánh giá,
tuyển chọn, sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, việc đánh giá, sử
dụng cán bộ có những chuyển biến đáng kể.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu xây dựng đội
ngũ cán bộ năm 2011- 2020 là:"Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp
cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng
đầu".( 2 )
Học thuyết lãnh đạo quản trị khoa học của Chester Barnard trên cơ sở phát huy học
thuyết của Weber chỉ ra rằng tổ chức là sự gắn kết của ba yếu tố cơ bản : sẵn sàng
hợp tác, có mục tiêu chung, có sự thông đạt. Quyền hành chính là sự xuất phát từ
sự thông đạt của cấp dưới.Điều đó chỉ thực hiện với 4 điều kiện : cấp dưới hiểu rõ
mệnh lệnh, nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức, nội dung ra
lệnh phải phù hợp với lợi ích của cấp dưới và cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh
lệnh đó.
Theo lý thuyết lãnh đạo quản trị hiện đại : hoạt động quản lý thực hiện 3 chức năng
cơ bản là : kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức . Vận dụng
linh hoạt 3 kỹ năng này sẽ giúp người lãnh đạo quản lý có những quyết định đúng
đắn. Trong công tác chỉ đạo , nếu nắm vững chuyên môn, biết những ưu thế mạnh
của từng người và nhận biết được mỗi người sẽ thích hợp với những công việc,
chuyên môn gì thì việc chỉ đạo sẽ có cơ sở và cấp dưới sẽ thông đạt ý kiến chỉ đạo
để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo học thuyết Z của tiến sĩ W. Ouchi : Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp

trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách đầy đủ. Duy trì việc ra quyết
định và nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham
gia vào các quyết sách , kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa
ra những lời đề nghị của họ rồi sau đó cấp trên mới quyết định.
Đối với các cơ sở giáo dục , việc đánh giá cán bộ quản lý được thực hiện dựa trên
Luật cán bộ công chức và các quy định ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TTBGD-ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
7


2. Nội dung đánh giá cán bộ ở các cơ sở giáo dục : theo điều 28 Luật công chức
1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian
luân chuyển.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của
pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phân loại đánh giá cán bộ :theo điều 29 Luật công chức :
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được phân loại đánh giá như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ và thông báo đến
cán bộ được đánh giá.

3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế
về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền bố trí công tác khác.
Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.
PHẦN II LIÊN HỆ THỰC TẾ :
Tại trường THCS Bùi Hữu Nghĩa TP Long Xuyên, việc đánh giá cán bộ lãnh đạo
quản lý, cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường, được thực hiện mỗi năm một lần vào
cuối mỗi năm học. Phương pháp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện theo
điều 8 của Quy định chuẩn hiệu trưởng ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TTBGD-ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
1. Đánh giá hiệu trưởng được thực hiện thông qua việc đánh giá và cho điểm từng

tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem
xét các minh chứng liên quan.
8


Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của 23
tiêu chí là 230.
2. Căn cứ vào điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm, việc đánh giá xếp loại
hiệu trưởng được thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn:
- Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 207 đến 230 và các tiêu chí phải từ 8 điểm
trở lên;
- Loại khá: Tổng số điểm từ 161 điểm trở lên và các tiêu chí phải từ 6 điểm
trở lên nhưng không xếp được ở loại xuất sắc;
- Loại trung bình: Tổng số điểm từ 115 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1và
3 phải từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm nhưng không xếp được ở các loại
cao hơn.

b) Chưa đạt chuẩn - loại kém:
- Tổng điểm dưới 115 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Có tiêu chí 0 điểm;
- Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm.
Lực lượng và quy trình đánh giá , xếp loại hiệu trưởng được thực hiện theo điều 9
Quy định chuẩn Hiệu Trưởng ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TT-BGD-ĐT
ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
1. Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu
trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS
HCM trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ
quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng – Phòng Giáo Dục TP long Xuyên.
2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng:
a) Đại diện của cấp ủy Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ
trì thực hiện các bước sau:
- Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá
và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

9


- Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và
tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu Cán bộ , giáo viên, nhân viên tham
gia đánh giá hiệu trưởng.
- Các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành
Đoàn TNCS HCM trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến
đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên
cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho
hiệu trưởng theo mẫu Phiếu tổng hợp kết quả giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia
đánh giá hiệu trưởng .
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng – Phòng Giáo Dục TP

Long Xuyên chủ trì thực hiện các bước sau đây:
- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá
của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác
thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu Phiếu thủ trưởng cơ
quan quản lý trực tiếp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên,
cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
Theo kết quả đánh giá kết thúc năm học 2010- 2011, phiếu tổng hợp kết quả hiệu
trưởng trường THCS Bùi Hữu Nghĩa đạt được như sau :
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN THAM GIA
ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG
Họ và tên hiệu trưởng: TRẦN HOÀNG DÂN
Năm học: 2010 - 2011
Trường : THCS BÙI HỮU NGHĨA
Tổng số phiếu đánh giá (hợp lệ)/tổng số CB,GV,NV (cơ hữu): 45 / 45
Hướng dẫn cho điểm
1. Điểm cho tiêu chí là trung bình cộng điểm của tiêu chí đó cho tất cả các phiếu
đánh giá.
2. Điểm cho tiêu chuẩn là tổng điểm của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó.
Điểm
Điểm
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
tiêu
tiêu
chí
chuẩn
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị
10

1: Phẩm chất 2. Đạo đức nghề nghiệp
10
50
chính trị và
10


nghiệp

Tiêu chuẩn
2: Năng lực
chuyên môn,
nghiệp vụ sư
phạm

Tiêu chuẩn3:
Năng
lực
quản lý nhà
trường

3. Lối sống
4. Tác phong
5. Giao tiếp, ứng xử
6. Hiểu biết chương trình GD
7. Trình độ chuyên môn
8. Nghiệp vụ sư phạm
9. Tự học và sáng tạo
10. Năng lực ngoại ngữ và CNTT
11. Phân tích và dự báo

12. Tầm nhìn chiến lược
13. Thiết kế và định hướng triển khai
14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
15. Lập kế hoạch hoạt động
16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ
17. Quản lý hoạt động dạy học
18. Quản lý tài chính và tài sản nhà
trường
19. Phát triển môi trường giáo dục
20. Quản lý hành chính
21. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng
22. Xây dựng hệ thống thông tin
23. Kiểm tra đánh giá

Tổng điểm
Xếp loại

Xuất sắc: 100 %;
%.

Khá:

%;

10
10
10
10
10
10

10
09
10
10
10
10
10
10
10
10

49

130

10
10
10
10
10
229 / 230

TB:

%; Kém:

Tổng hợp ý kiến nhận xét của cán bộ, giáo viên, nhân viên:
1. Những điểm mạnh (ý kiến của đa số, ý kiến khác):
-Có phảm chất chính trị & đạo đức.
-Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt.

-Có năng lực quản lí tốt.
-Đoàn kết nội bộ tốt.
2. Những điểm yếu (ý kiến của đa số, ý kiến khác):
-Còn nóng tính.
-Ít nói
Ý kiến của các phó hiệu trưởng:
-Có phảm chất chính trị & đạo đức.
-Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt.
11


-Có năng lực quản lí tốt.
-Đoàn kết nội bộ tốt.
Ý kiến của cấp ủy Đảng:
-Có phảm chất chính trị & đạo đức.
-Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt.
-Có năng lực quản lí tốt.
-Đoàn kết nội bộ tốt.
Ý kiến của BCH Công đoàn:
-Có phảm chất chính trị & đạo đức.
-Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt.
-Có năng lực quản lí tốt.
-Đoàn kết nội bộ tốt.
Ý kiến của BCH Đoàn TNCS HCM:
-Có phảm chất chính trị & đạo đức.
-Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt.
-Có năng lực quản lí tốt.
-Đoàn kết nội bộ tốt.
............ ngày ......... tháng........ năm.........
Người tổng hợp

(Đại diện cấp ủy Đảng hoặc Công đoàn)
(kí và ghi rõ họ, tên)
Phó hiệu trưởng ( Phó bí thư CB )
VÕ THỊ MỸ CHI
Theo kết quả đánh giá trên, hiệu trưởng trường THCS Bùi Hữu Nghĩa đã đáp ứng
được các tiêu chuẩn mà người quản lý cần có về phẩm chất chính trị - đạo đức,
chuyên môn nghiệp vụ , có năng lực quản lý và đoàn kết nội bộ. Việc đánh giá này
cũng giúp cho những người có liên quan hiểu được vai trò quản lý của hiệu trưởng
nhà trường để từ đó có những quyết định đúng đắn.
Tóm lại, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là
việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác
cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối
với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ
không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực
và hiệu quả công tác của cán bộ. Đánh giá cán bộ đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ
phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ
không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn
12


là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho
chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng
đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị của cơ quan, đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đình Sơn , báo điện tử ĐCSVN , Đổi mới công tác đánh giá cán bộ trong
tình hình hiện nay
2.Nguyễn Cửu An –khoa xây dựng Đảng- Trường chính trị lê Duẩn ,Tiếp tục đổi

mới công việc đánh giá cán bộ
3. Ths. Nguyễn Kim Diện,Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, Quan điểm lý luận đánh giá
cán bộ lãnh đạo, quản lý của chủ tịch Hồ Chí Minh
4.Bùi Đức Lại , Nhìn lại chất lượng đánh giá cán bộ.
5. Thông tư 29/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

6. PGS. Nguyễn Thị Doãn, Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết quản
lý, NXB. Chính trị quốc gia.
7. PGS. TS. Phạm Ngọc Thanh, Đề cương bài giảng khoa học quản lý đại cương
8. Luật cán bộ công chức số 22/ 2008/ QH 12

13


PHỤ LỤC
Phòng GD-ĐT LONG XUYÊN
PHIẾU THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG
Họ và tên hiệu trưởng: TRẦN HOÀNG DÂN
Trường:THCS BÙI HỮU NGHĨA

Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chuẩn 3
Tổng điểm

Hiệu trưởng tự đánh giá,
xếp loại
(số điểm/ tổng số điểm tối

đa của tiêu chuẩn)
/50
/50
/130
/230

Xếp loại

Cán bộ, giáo viên, nhân viên
đánh giá, xếp loại hiệu
trưởng
(số điểm/ tổng số điểm tối đa
của tiêu chuẩn; % mỗi loại)
/50
/50
/130
/230
Xuất sắc:
%; Khá:
%;
TB:
%; Kém:
%

Nhận xét, đánh giá
a. Những điểm mạnh:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

b. Những điểm yếu:
14


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
c. Chiều hướng phát triển:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................
Xếp loại: ................................
............ ngày ......... tháng........ năm.........
(Kí tên, đóng dấu)

15


Phòng GD-ĐT LONG XUYÊN
Trường THCS BÙI HỮU NGHĨA
PHIẾU HIỆU TRƯỞNG TỰ ĐÁNH GIÁ
Họ và tên hiệu trưởng: TRẦN HOÀNG DÂN
Năm học: 2010 - 2011
Hướng dẫn cho điểm:
1. Điểm cho tiêu chí theo thang điểm 10, là số nguyên:
2. Điểm cho tiêu chuẩn là tổng điểm của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó.

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Điểm
tiêu chí

Điểm
tiêu
chuẩn

Tiêu chuẩn
1: Phẩm chất
chính trị và
đạo đức nghề
nghiệp
Tiêu chuẩn
2: Năng lực
chuyên môn,
nghiệp vụ sư
phạm

1. Phẩm chất chính trị
2. Đạo đức nghề nghiệp
3. Lối sống
4. Tác phong
5. Giao tiếp, ứng xử
6. Hiểu biết chương trình GD
7. Trình độ chuyên môn
8. Nghiệp vụ sư phạm

9. Tự học và sáng tạo
10. Năng lực ngoại ngữ và CNTT
11. Phân tích và dự báo
12. Tầm nhìn chiến lược
Tiêu chuẩn 13. Thiết kế và định hướng triển khai
3:
14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
Năng
lực 15. Lập kế hoạch hoạt động
quản lý nhà 16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội
trường
ngũ
16


Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Điểm
tiêu chí

Điểm
tiêu
chuẩn

17. Quản lý hoạt động dạy học
18. Quản lý tài chính và tài sản nhà
trường
19. Phát triển môi trường giáo dục

20. Quản lý hành chính
21. Quản lý công tác thi đua, khen
thưởng
22. Xây dựng hệ thống thông tin
23. Kiểm tra đánh giá
Tổng điểm
Xếp loại
Chú ý
- Ghi rõ số điểm từng tiêu chí, tiêu chuẩn, tổng điểm. Trường hợp không ghi
đủ các số liệu phiếu sẽ bị loại.
- Xếp 1 trong 4 loại: xuất sắc; khá; trung bình; kém.
Các minh chứng
1. Các minh chứng cho tự đánh giá về Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề
nghiệp:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực quản lý nhà trường ( Kế hoạch
phát triển nhà trường đã được thông qua; sự hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển
đội ngũ nhà giáo; kết quả học tập của học sinh; hoạt động đổi mới phương pháp
dạy học của giáo viên; môi trường giáo dục được cải thiện gì; kết quả phong trào
thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”...):
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

17


......................................................................................................................................
Đánh giá chung
1. Những điểm mạnh:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Những điểm yếu:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.............. ngày .........tháng........năm.........
(Chữ kí của hiệu trưởng)

18


Phòng GD-ĐT LONG XUYÊN
Trường THCS BÙI HỮU NGHĨA
PHIẾU GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN THAM GIA
ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG
Họ và tên hiệu trưởng: TRẦN HOÀNG DÂN
Năm học: 2010 - 2011
Hướng dẫn cho điểm

1. Điểm cho tiêu chí theo thang điểm 10, là số nguyên:
2. Điểm cho tiêu chuẩn là tổng điểm của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn
1: Phẩm chất
chính trị và
đạo đức nghề
nghiệp
Tiêu chuẩn
2: Năng lực
chuyên môn,
nghiệp vụ sư
phạm
Tiêu chuẩn
3:
Năng
lực
quản lý nhà
trường

Tiêu chí

Điểm
tiêu
chí

Điểm
tiêu
chuẩn


1. Phẩm chất chính trị
2. Đạo đức nghề nghiệp
3. Lối sống
4. Tác phong
5. Giao tiếp, ứng xử
6. Hiểu biết chương trình GD
7. Trình độ chuyên môn
8. Nghiệp vụ sư phạm
9. Tự học và sáng tạo
10. Năng lực ngoại ngữ và CNTT
11. Phân tích và dự báo
12. Tầm nhìn chiến lược
13. Thiết kế và định hướng triển khai
14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
15. Lập kế hoạch hoạt động

19


Tiêu chuẩn

Điểm
tiêu
chí

Tiêu chí

Điểm
tiêu
chuẩn


16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội
ngũ
17. Quản lý hoạt động dạy học
18. Quản lý tài chính và tài sản nhà
trường
19. Phát triển môi trường giáo dục
20. Quản lý hành chính
21. Quản lý công tác thi đua, khen
thưởng
22. Xây dựng hệ thống thông tin
23. Kiểm tra đánh giá
Tổng điểm
Chú ý:
-Ghi rõ số điểm từng tiêu chí, tiêu chuẩn, tổng điểm.
-Trường hợp không ghi đủ các số liệu phiếu sẽ bị loại.
Nhận xét chung
1. Những điểm mạnh:
............................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Những điểm yếu:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..........................................................................................
3. Đánh giá chung*:- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (đạt chuẩn, XS):
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ (đạt chuẩn, khá):
- Hoàn thành nhiệm vụ (đạt chuẩn, TB):

- Chưa hoàn thành nhiệm vụ(chưa đạt chuẩn, kém):
*Ghi chú: Đánh dấu vào ô thích hợp
............ngày .........tháng........năm.........
Người đánh giá
20


(có thể không ghi)
*Ghi chú:
1/ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đạt từ 207 đến 230 đ và các tiêu chí phải từ
8đ trở lên.
2/ Hoàn thành xuất tốt nhiệm vụ: đạt từ 161đ trở lên và các tiêu chí phải từ
6đ trở lên nhưng không xếp được loại xuất sắc.
3/ Hoàn thành nhiệm vụ: đạt từ 115đ trở lên và các tiêu chí của tiêu chuẩn 1
và 3 phải từ 5đ trở lên, không có tiêu chí 0 điểm nhưng không xếp được ở các loại
cao hơn.
4/ Chưa hoàn thành nhiệm vụ: đạt dưới 115đ hoặc thuộc một trong hai
trường hợp sau:
-Có tiêu chí 0 điểm
-Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5điểm

21


Phòng GD-ĐT LONG XUYÊN
PHIẾU THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG
Họ và tên hiệu trưởng: TRẦN HOÀNG DÂN
Trường:THCS BÙI HỮU NGHĨA


Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chuẩn 3
Tổng điểm

Hiệu trưởng tự đánh giá,
xếp loại
(số điểm/ tổng số điểm tối
đa của tiêu chuẩn)
50 / 50
50 / 50
130 / 130
230 / 230

Xếp loại

Cán bộ, giáo viên, nhân viên
đánh giá, xếp loại hiệu
trưởng
(số điểm/ tổng số điểm tối đa
của tiêu chuẩn; % mỗi loại)
50 / 50
49 / 50
130 / 130
229 / 230
Xuất sắc: 100 %; Khá:
%;
TB:
%; Kém:

%

Nhận xét, đánh giá
a. Những điểm mạnh:
-Có phảm chất chính trị & đạo đức.
-Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt.
-Có năng lực quản lí tốt.
-Đoàn kết nội bộ tốt.
b. Những điểm yếu:
-Còn nóng tính.
-Ít nói
c. Chiều hướng phát triển:
22


Xếp loại: Xuất sắc
............ ngày ......... tháng........ năm.........
Kt HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Kí tên, đóng dấu)
VÕ THỊ MỸ CHI

23



×