Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.07 KB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ THU TRANG

QUAN HỆ VIỆT NAM - TỔ CHỨC
GIÁO DỤC, KHOA HỌC, VĂN HÓA
CỦA LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO) TỪ
2000 ĐẾN 2010

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ


VINH – 2010

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ
nhiệm và các thầy cô giáo khoa Lịch sử.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Võ Kim
Cương - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối gia đình, bạn bè,
người thân và các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
này.
Vinh, ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tác giả
ĐẶNG THỊ THU TRANG



2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. “Tồn cầu hố” là một xu thế tất yếu, mang tính chất thời đại của
thế giới hiện nay. Xu thế này đã và đang chiếm ưu thế trong sự phát triển của
tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội. Việt
Nam - một thành viên trong cộng đồng thế giới, muốn tồn tại và phát triển,
khơng thể nằm ngồi xu thế đó. Vì thế, một câu hỏi đặt ra: Việt Nam đã và
đang làm gì để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của q trình quốc tế hố
và tồn cầu hố?
Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt từ khi có chính sách đổi mới 1986, Việt Nam đã và đang bắt tay vào sự nghiệp đổi mới tiến lên Chủ nghĩa
Xã hội, tiến hành cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Một trong những
đòi hỏi cấp bách đặt ra là nhanh chóng hội nhập khơng chỉ trong khu vực mà
cịn trên tồn thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của
các nước trong quá trình bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước, đồng thời cũng
là thời cơ để Việt Nam hội nhập khẳng định chính mình trên tất cả các lĩnh vực.
Do đó, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc hội nhập vào đời sống
quốc tế thông qua việc tham gia các thiết chế mang tính tồn cầu hay khu vực
như: Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các

3


quốc gia Đông Nam Á (AESAN)… Một trong những con đường quan trọng
nhất mà Việt Nam đã lựa chọn đầu tiên và bền bỉ đi trong suốt hơn 30 năm
qua là tổ chức UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
Hợp Quốc (ra đời ngày 16/11/1945). Đây là một tổ chức hợp tác đa quốc gia,

liên chính phủ lớn nhất hành tinh, với nhiệm vụ, mục tiêu cao cả: “Duy trì
hồ bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia
trên tất cả các lĩnh vực văn hóa - khoa học - giáo dục” [38,6]
1.2. Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã nhận thức được rằng: Văn hoá, khoa học, giáo dục là những tiền đề, nhân
tố quan trọng và là động lực vô cùng cần thiết cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Đây là một trong ba trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong
đó, UNESCO là tổ chức hợp tác trí tuệ “một phịng thí nghiệm các ý tưởng” quốc
tế liên chính phủ lớn nhất thuộc hệ thống Liên hợp quốc và nắm bắt nhu cầu phục
vụ tái thiết đất nước. Quan hệ Việt Nam - UNESCO đã có bước phát triển vững
chắc và ngày càng được củng cố, góp phần khơng nhỏ trong công cuộc phát triển
đất nước. Quan hệ này đã phát huy tốt vai trò của một kênh ngoại giao đa phương
quan trọng giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, nhằm đập tan những
luận điệu tuyên truyền phá hoại của các thế lực thù địch.
Mối quan hệ này ngày một ổn định, tốt đẹp hơn, tiếp tục đóng vai trị
tiên phong trong lĩnh vực hội nhập quốc tế, làm tiền đề tạo điều kiện thuận lợi
cho các mối quan hệ quốc tế khác của đất nước suốt thập kỷ 80 (thế kỷ XX)
đến nay - khi đất nước bắt đầu q trình “đổi mới” tồn diện, đổi mới tư duy
đối ngoại, với chủ trương “thêm bạn bớt thù”, “đa phương hoá, đa dạng hoá
trong quan hệ quốc tế.
Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, mối quan hệ này đã đạt được những thành
tựu rất lớn: Một mặt Việt Nam đã tận dụng khá tốt và hiệu quả mối quan hệ hợp
tác với UNESCO đặc biệt trong việc khai thác “chất xám”, kinh nghiệm quốc tế

4


trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học và truyền thông để áp dụng vào Việt
Nam. Mặt khác, qua việc hợp tác với UNESCO, Việt Nam không chỉ có cơ hội tự
bộc lộ để bạn bè năm châu hiểu đúng hơn về mình, mà cịn trực tiếp góp phần bảo

vệ và phát triển chiều hướng tiến bộ của UNESCO, thể hiện được vai trò và củng
cố thêm vị thế của mình trên trường quốc tế góp phần vào việc chung tay xây
dựng một thế giới hồ bình, tiến bộ và văn minh.
1.3. Nhìn lại mối quan hệ Việt Nam - UNESCO trong suốt thời gian
qua, Việt Nam có quyền tự hào trước những thành tựu mà mình đã đạt được,
nhưng cũng khơng qn những khó khăn và thách thức trong bối cảnh đất
nước có vị thế mới và công cuộc hội nhập đang bước vào giai đoạn sôi động
hiện nay. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá quá trình hợp tác
giữa Việt Nam với UNESCO trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, làm rõ những
thành tựu đạt được cũng như những khó khăn cịn tồn tại của mối quan hệ
này, là góp phần vào việc tăng cường mở rộng mối quan hệ của Việt Nam với
UNESCO nói riêng, với thế giới nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quan hệ
Việt Nam - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
(UNESCO) từ 2000 đến 2010” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình hợp tác Việt Nam - UNESCO, đã có nhiều các tổ chức, các
cơ quan thường xuyên phối hợp định kỳ tổng kết, đánh giá hiệu quả của quá trình
hợp tác này là: Uỷ ban Quốc gia UNESCO và các cơ quan liên quan là Bộ Ngoại
giao, Bộ Giáo dục - Đào tạo; Bộ Văn hố - Thơng tin (hiện nay là Bộ Văn hóa
Thơng tin - Thể thao - Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông), Bộ Khoa học Công nghệ; Viện Khoa học xã hội. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập
Uỷ ban UNESCO Việt Nam, đã có các bài viết của đồng chí Nguyễn Dy Niên Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và một số chuyên gia cấp cao đánh giá về vai

5


trò của UNESCO và quan hệ Việt Nam - UNESCO. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI, quan hệ Việt Nam - UNESCO đã có bước tiến quan trọng đáng kể, đóng
góp tích cực vào cơng cuộc hội nhập và phát triển đất nước.
Liên quan đến lĩnh vực hoạt động UNESCO, đã có một số tác phẩm

sau: “Văn hố vì phát triển” của GS.TS Phạm Xuân Nam (2005): Trong đó
nhiều sự kiện lịch sử kể cả những sự kiện từ trong quá khứ xa xưa được diễn
ra đều giới thiệu nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề của hiện tại, một
số kinh nghiệm thực tế của thế giới cũng được chú ý để mở rộng tầm nhìn và
từ đó mà hiểu sâu thêm những vấn đề trong nước.
Trong cuốn “Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI” (tại trường Đại
học Bilkent, Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ 2003), Tổng Giám đốc UNESCO Koiichiro Matsura đã nói về vai trị và sứ mệnh to lớn của tổ chức UNESCO
đối với nhân loại .
Trong cuốn “Các tổ chức quốc tế và Việt Nam” do Bộ Ngoại giao soạn
thảo (2005), các tác giả đã tóm lược những nội dung cơ bản về tổ chức
UNESCO và nêu lên vai trò to lớn của tổ chức UNESCO đối với Việt Nam.
Trong cuốn “UNESCO là gì?” do Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt
Nam (soạn thảo 1986), các tác giả đã giới thiệu về UNESCO và quá trình Việt
Nam gia nhập tổ chức này.
Bài viết “Đối thoại giữa các nền văn hố và văn minh vì hồ bình và
phát triển bền vững” của Phạm Quang Nghị (2005) đã nêu ra vai trị to lớn của
văn hố và tầm quan trọng của việc hợp tác giao lưu giữa các nền văn hố văn
minh trong bối cảnh tồn cầu hoá hiện nay.
Bài viết “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam 2010 thách thức và nhiệm vụ” của Nguyễn Thế Hùng (2010) đã đưa ra những cơ hội,
thách thức và xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm 2010 trong công cuộc bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam.

6


Bài viết “UNESCO và khía cạnh đạo đức trong khoa học” của Thái Văn
Tân (1999) đã làm nổi bật lên đặc trưng riêng của UNESCO đó là yêu cầu về
đạo đức - trung tâm sứ mệnh của UNESCO.
Bài viết “UNESCO - con đường hội nhập vì phát triển bền vững” của Lê
Kinh Tài (Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam) đã tóm lược q trình Việt

Nam tham gia tổ chức UNESCO và những thành tựu mà Việt Nam đạt được kể
từ khi gia nhập.
Ngồi ra cịn có một số bài viết, nghiên cứu chuyên đề đăng trên tạp chí
Chân trời UNESCO (tạp chí ra hàng tháng của Uỷ ban Quốc gia UNESCO
Việt Nam); tạp chí Xưa và Nay; tạp chí Di sản Văn hoá.
Các tài liệu được sử dụng phục vụ cho đề tài gồm các văn kiện Đại hội
Đảng, các tài liệu liên quan của Bộ Ngoại giao, UNESCO và các báo cáo, tài
liệu thống kê của các cơ quan, địa phương có tham gia hoạt động UNESCO,
đặc biệt là Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam.
Ở trên, chúng tơi vừa điểm qua một số cơng trình mang tính tập hợp
những tư liệu với các quy mơ lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay
chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá tổng hợp, tồn vẹn về giai đoạn
hợp tác từ 2000 - 2010 để rút ra các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở định
hướng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - UNESCO ngày càng mạnh mẽ gắn bó
hơn, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay. Nhưng đó là nguồn tư liệu
gợi mở, hữu ích để chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung giới thiệu, phân tích mối quan hệ giữa UNESCO với Việt Nam.
- Khai thác mối quan hệ giữa UNESCO và Việt Nam trong giai đoạn
2000 - 2010, tức thập kỷ “Văn hoá hồ bình và bạo lực phi trẻ em trên thế
giới”, cụ thể là bắt đầu từ năm 2000 - là năm quốc tế Văn hố hồ bình.
4. Phương pháp nghiên cứu:

7


Đây là đề tài khoa học xã hội thuộc lĩnh vực lịch sử nên phương pháp
lịch sử và phương pháp lơgic được đặc biệt coi trọng. Q trình nghiên cứu
tác giả đã dựa trên cơ sở các tư liệu, các sự kiện lịch sử để phân tích, xử lý và
đi đến hệ thống hố và khái qt hố vấn đề.

Ngồi ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác trong q trình
nghiên cứu như: so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, thống kê…để nâng
cao hiệu quả vấn đề cần nghiên cứu.
5. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm làm rõ mối quan hệ hợp tác Việt Nam - UNESCO từ năm 2000
đến năm 2010, qua đó thấy được vai trị quan trọng của UNESCO đối với quá
trình hội nhập của Việt Nam, cũng như những đóng góp của mối quan hệ này
trong tiến trình hội nhập tồn cầu hố.
Đánh giá hiệu quả và những mặt còn hạn chế trong mối quan hệ hợp
tác Việt Nam - UNESCO. Trên cơ sở nội dung các lĩnh vực của UNESCO,
kết hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, nêu lên các khuyến
nghị, biện pháp với nhà nước, các cơ quan liên quan trong việc đẩy mạnh mối
quan hệ hợp tác trong thời gian tới.
6. Nguồn tài liệu:
- Gồm các văn kiện, nghị quyết, báo cáo, tuyên bố của Đảng, Chính
phủ, một số văn bản hiệp định được ký kết giữa Việt Nam - UNESCO.
- Các bài viết chuyên khảo có liên quan, một số luận văn, cơng trình
nghiên cứu và các báo cáo khoa học về quan hệ giữa Việt Nam - UNESCO.
- Các bài viết được in trên tạp chí Chân trời UNESCO, Tạp chí Di sản
văn hố, Tạp chí Xưa và Nay…..
- Tài liệu trên mạng internet.
7. Cấu trúc luận văn:

8


Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài các phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển
khai trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tổ chức UNESCO.

Chương 2: Quá trình hợp tác giữa Việt Nam với UNESCO trong giai đoạn
2000 - 2010.
Chương 3: Một số nhận xét về mối quan hệ Việt Nam - UNESCO

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC UNESCO
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO,
viết tắt từ tiếng Anh United Nations Education, Scientific and Cultural Orga
-nization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn nhất của Liên Hợp
Quốc, được chính thức thành lập ở Pa-ri ngày 16 tháng 11 năm 1945.
1.1.1 Sự ra đời, mục đích và chức năng của UNESCO
Sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, vấn đề hợp tác tinh thần
giữa các nước đã bị hội nghị hồ bình coi nhẹ. Hội Quốc Liên đã nhanh chóng
thừa nhận tầm quan trọng của việc phát triển sự hợp tác đó. Năm 1921, theo
sáng kiến của Lêông Buốcgioa (Pháp), Đại hội tổ chức một Uỷ ban hợp tác về
tinh thần. Uỷ ban này gồm 20 nhân vật có uy tín quốc tế đã dần thành lập các
nhóm chi nhánh quốc gia trong 50 nước. Như thế Uỷ ban này đóng vai trị
liên khu đối với sự hợp tác tinh thần rộng rãi sẽ được thiết lập sau đó.

9


Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các Bộ trưởng giáo dục của
chính phủ các nước thuộc phe Đồng minh đã gặp nhau đều đặn từ năm 1942
để bàn về việc giữ gìn hồ bình, thiết lập một trật tự quốc tế mới, tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và sự hợp tác quốc tế về trí tuệ, cải cách
hệ thống giáo dục và cũng nhằm một số mục đích khác.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc, khi mà các quốc gia phải

vật lộn với tình hình hậu chiến đầy khó khăn, thì bên cạnh việc thiết lập một
cơ chế tồn cầu đa quốc gia mang tính chính trị là tổ chức Liên Hợp Quốc,
việc thiết lập các cơ chế hợp tác quốc tế mang tính tồn cầu trên các lĩnh vực
chun mơn như: Giáo dục, văn hố, khoa học và thơng tin truyền thơng
nhằm góp phần đảm bảo duy trì lâu dài hồ bình và an ninh quốc tế cũng là
một đòi hỏi cấp bách đặt ra đối với hầu hết mọi quốc gia dù đó là quốc gia
thắng trận hay thua trận.
Với mục đích thiết yếu đó, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn
khổ của Liên Hợp Quốc để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và
giáo dục diễn ra tại London (Anh) từ ngày 1 đến ngày 16/11/1945. Hội nghị
đã thu hút sự tham gia của đại diện 44 quốc gia. Căn cứ theo đề nghị của Pháp
và Anh, là hai nước được coi là chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh
vừa qua, các đại biểu đã đi đến nhất trí về việc thành lập một tổ chức quốc tế
tiêu biểu, xứng đáng với việc thiết lập “một tinh thần về trí tuệ và lương tri
của tồn nhân loại” và hành động nhằm loại bỏ nguy cơ chiến tranh. Kết thúc
hội nghị có 37 trong số 44 nước đã quyết định việc thành lập Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hố của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO) mang
tính liên chính phủ (chỉ kết nạp thành viên là chính phủ các nước), đặt trụ sở
tại Pari. Ngày 4/11/1945 với việc chính phủ Hy Lạp là nước thứ 20 phê
chuẩn, bản Cơng ước thành lập UNESCO chính thức có hiệu lực. Ngày
16/11/1945, Hội nghị đã ký thông qua nội dung Công ước UNESCO. Công

10


ước này đã có hiệu lực sau đó một năm. Số lượng thành viên của UNESCO
khơng ngừng mở rộng tính đến Đại hội đồng gần đây nhất (tháng 10/2005), có
192 quốc gia thành viên.
Công ước thành lập xác định mục đích ra đời của UNESCO là: “Góp
phần duy trì hồ bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa

các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hố để đảm bảo sự tơn trọng của
tất cả các nước về công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả
mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến
chương Liên hiệp quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc” [38,6].
Để đạt được những mục đích cao cả nêu trên, Cơng ước thành lập xác
định nhiệm vụ của UNESCO như sau:
* “Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc
thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi: Khuyến nghị những hiệp định
quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn từ và hình
ảnh.
* Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá:
- Bằng cách hợp tác với các nước Hội viên trong việc phát triển các hoạt
động giáo dục theo yêu cầu của từng nước.
- Bằng sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng
bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ,
hoặc bất cứ một sự phân biệt nào khác về kinh tế hay xã hội.
- Bằng cách đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp nhất để luyện
tập thiếu nhi tồn thế giới về trách nhiệm của con người tự do.
* Duy trì tăng cường và truyền bá kiến thức:
- Bằng cách bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ
thuật và các di tích lịch sử hay khoa học và bằng cách khuyến nghị với các
nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết.

11


- Bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành
hoạt động trí óc, kể cả việc trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong
lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hoá, và việc trao đổi sách báo xuất bản, tác
phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và tất cả tư liệu có ích.

- Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các dân tộc thưởng thức xuất
bản phẩm của mỗi nước thông qua những phương pháp hợp tác quốc tế thích
hợp” [38,7-8].
Để phù hợp với tình hình phát triển ngày càng cao của thế giới trong
những năm gần đây, bên cạnh các lĩnh vực quy định trong Công ước thành lập
UNESCO là giáo dục, khoa học và văn hoá, UNESCO đã mở rộng thêm một
lĩnh vực hoạt động quan trọng là Thông tin - truyền thông “Ngày nay,
UNESCO hoạt động như một trung tâm thí điểm các ý tưởng và định chuẩn
nhằm thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận quốc tế về các vấn đề đạo đức đang
nổi lên. UNESCO cũng hoạt động như một trung tâm sàng lọc thông tin phục
vụ cho việc truyền bá và chia sẻ thông tin, kiến thức giúp các nước thành viên
trong quá trình xây dựng năng lực thể chế và cá nhân trên các lĩnh vực khác
nhau. Tóm lại, UNESCO thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên
trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá và truyền thơng”[41,3].
UNESCO có các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, UNESCO là một cơ sở thí nghiệm các ý tưởng đã được dự
đoán và xác định về những vấn đề quan trọng nhất đang phát sinh trong các
lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, từ đó định dạng những chiến lược và
chính sách thích hợp để giải quyết.
Thứ hai, UNESCO là một tổ chức soạn thảo quy chuẩn. UNESCO làm
việc hướng đến những hiệp định chung về các vấn đề đạo đức, tiêu chuẩn hố
và tri thức mang tính sống còn trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

12


Thứ ba, UNESCO là một trung tâm chỉ dẫn, giao dịch. UNESCO đóng
một vai trị quan trọng trong việc tập hợp, chuyển giao, truyền bá và chia sẻ
các thông tin, trí thức và những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất.
Thứ tư, UNESCO là một tổ chức tạo dựng năng lực cho các quốc gia

thành viên. Tạo dựng năng lực cho con người và cho các thiết chế trong các
lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hố, truyền thơng và thơng tin là một nhiệm
vụ thường xuyên mà UNESCO thực hiện vì lợi ích của các quốc gia thành viên.
Thứ năm, UNESCO là một nhân tố xúc tác cho hợp tác quốc tế. Chức
năng này được thực hiện thông qua tất cả bốn chức năng nêu trên và đây
chính là vấn đề trọng tâm đối với sứ mệnh quốc tế của UNESCO.
Năm chức năng cơ bản này là những phương thức chủ yếu để UNESCO
thực hiện nhiệm vụ của mình. Thơng qua các chiến lược và hoạt động cụ thể.
UNESCO đang góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu Phát triển
thiên niên kỷ (MDGs) đặc biệt là những mục tiêu nhằm: Giảm một nửa tỉ lệ
người dân sống trong tình trạng đói nghèo cùng cực ở các nước đang phát
triển vào năm 2015; đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm
2015; Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học
vào năm 2005; giúp các nước triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về phát
triển bền vững từ năm 2005 nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất
các nguồn tài nguyên môi trường vào năm 2015.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của UNESCO
Tổ chức của UNESCO gồm ba cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng chấp
hành và Ban thư ký.
1.1.2.1. Đại hội đồng
Đại hội đồng là cơ quan có quyền lực cao nhất gồm đại biểu của các
nước hội viên, Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp hội
viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng Giám đốc, thông qua chương

13


trình và biểu quyết ngân sách của hai năm tới. Ngôn ngữ làm việc tại Đại hội
đồng gồm Ả-rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha.
Đại hội đồng họp kỳ thứ nhất ở Pa-ri vào tháng 11 năm 1946. Cho đến

năm 1952, Đại hội đồng họp mỗi năm một lần và từ sau đó, hai năm họp một lần.
Trong 12 năm (từ 1946 đến 1958), vì chưa có trụ sở chính thức nên khi thì
Đại hội đồng họp ở Pa-ri, khi thì họp ở thủ đơ một nước khác, theo lời mời
của nước muốn đăng cai. Từ 1958, sau khi xây dựng xong trụ sở ở Pa-ri, Đại
hội thường họp ở Pa-ri. Tuy vậy, nếu nước nào mời Đại hội đồng cũng sẵn
sàng họp ở nước đó. Ví dụ như kỳ họp lần thứ 19 (1976), theo lời mời của
Chính phủ Kênia, Đại hội đồng đã họp ở Nairôbi.
1.1.2.2. Hội đồng chấp hành
Hội đồng chấp hành gồm những nhân vật có kinh nghiệm về giáo dục,
khoa học và văn hố. Lúc đầu, chỉ có 18 hội viên, nhưng qua nhiều lần bổ
sung của các kỳ họp Đại hội đồng vừa qua, đến nay Hội đồng chấp hành gồm
có 45 hội viên. Người ứng cử vào Hội đồng chấp hành là do nước hội viên
giới thiệu, và khi Đại hội đồng bầu thì bầu đích danh ứng cử viên, chứ không
chỉ bầu tên nước, hội viên hội đồng chấp hành vừa đại diện cho Chính phủ
nước mình, vừa đại diện cho Đại hội đồng. Nhiệm kỳ của hội viên Hội đồng
chấp hành là bốn năm, và cứ hai năm thì Đại hội đồng bầu lại một nửa số hội
viên Hội đồng chấp hành.
Giữa hai kỳ họp Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành có nhiệm vụ giám
sát việc thực hiện chương trình và việc quản lý ngân sách, nghiên cứu dự thảo
chương trình và ngân sách cho hai năm tới do Tổng Giám đốc để trình và đưa
dự thảo này ra Đại hội đồng với những kiến nghị cần thiết, Hội đồng chấp
hành cũng có nhiệm vụ giới thiệu với Đại hội đồng nước hội viên mới và
người ứng cử vào chức vụ Tổng Giám đốc. Hội đồng chấp hành họp thường
kỳ hai lần một năm và mỗi lần từ ba đến bốn tuần lễ.

14


1.1.2.3. Ban thư ký
Ban thư ký là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của

UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng chấp hành, nhất
là thực hiện chương trình.
Ban thư ký gồm khoảng hơn 2000 viên chức và ngót 2000 nhân viên.
Trong số hơn 2000 viên chức, có khoảng 2/3 làm cố vấn, chuyên gia cho các
nước hội viên và làm việc trong các văn phịng chun mơn đóng ngồi trụ
sở, tại các khu vực địa lý khác nhau.
Phục vụ cho một sự nghiệp quốc tế, nên bản thân Ban thư ký mang tính
chất quốc tế về thành phần và về điều lệ. Trên nguyên tắc, Ban thư ký được
tuyển chọn trên cơ sở địa lý rộng rãi và gồm những người có năng lực, hiệu
suất và chất lượng công tác. Điều lệ của Ban thư ký dành cho các viên chức,
nhân viên quyền ưu đãi và miễn trừ những nhà ngoại giao, địi hỏi họ phải
khách quan, vơ tư, tế nhị trong công tác quốc tế, và đặc biệt là họ không được
xin hoặc nhận chỉ thị của chính phủ hay một tổ chức nào ngoài UNESCO.
Ban thư ký do Tổng Giám đốc lãnh đạo, tổ chức và tuyển dụng. Tổng
Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO do Đại hội đồng bầu ra với
nhiệm kỳ sáu năm. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động thường
xuyên của UNESCO, dự thảo chương trình và ngân sách, thực hiện chương
trình, quản lý ngân sách, chịu trách nhiệm về mọi sáng kiến và quyết định
trong phạm vi quyền hạn của mình.
Giúp việc tổng Giám đốc có 1 phó tổng Giám đốc và 6 trợ lý tổng
Giám đốc phụ trách 6 khu vực hoạt động của UNESCO. Mỗi khu vực này có
từ 1 đến 3 phó trợ lý tổng Giám đốc và có các vụ, phịng.
1.1.2.4. Văn phịng khu vực
Ngồi trụ sở chính của UNESCO đặt tại Pa-ri, thủ đơ nước Cộng hồ
Pháp, UNESCO cịn có 73 văn phịng khu vực và văn phòng quốc gia ở các

15


châu lục với khoảng trên 800 nhân viên. Văn phòng khu vực có nhiệm vụ

triển khai các nội dung, chương trình UNESCO theo đặc thù của khu vực và
các quốc gia mà nó phụ trách. Chỉ riêng ở châu Á, có các văn phịng khu vực
tại Bangkok - Thái Lan (phụ trách giáo dục, văn hoá), tại Jakarta - Indonesia
(khoa học) và tại New Dehli - Ấn Độ (truyền thông) và một số văn phòng
quốc gia như văn phòng UNESCO tại Hà Nội (thành lập tháng 9/1999 tại Hà
Nội), tại Phnơm Pênh…
Ngồi các cơ quan nêu trên, UNESCO cịn có một số bộ phận khác phụ
trách các vấn đề liên quan đến các chương trình chun mơn dự án cụ thể
như: Uỷ ban Di sản thế giới, các Uỷ ban về Công ước của UNESCO…
1.1.3. Các mối quan hệ của UNESCO
1.1.3.1. UNESCO với Liên Hợp Quốc và các tổ chức thuộc hệ thống
Liên Hợp Quốc
Theo thoả thuận với Liên Hiệp Quốc từ năm 1946, UNESCO là một tổ
chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, nhưng có tính chất tự trị. Một ví dụ về
tính chất tự trị này là những nước chưa phải là hội viên của Liên Hợp Quốc có
thể là hội viên của UNESCO với điều kiện là 2/3 Đại hội đồng UNESCO biểu
quyết tán thành. Mặt khác, theo Công ước thành lập được Đại hội đồng lần
thứ I thông qua ngày 6/12/1946 và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp
thuận ngày 14/12/1946, UNESCO là cố vấn kỹ thuật của Liên Hợp Quốc về
những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình và mặc nhiên UNESCO cũng là cơ
quan thực hiện những quyết định của Liên Hợp Quốc về các lĩnh vực đó. Khác
với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc khác như Chương trình phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP), Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và phát
triển (UNCTAD), Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF)…có quyền quan
hệ trực tiếp với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã

16


hội (ECOSOC). UNESCO và Liên Hợp Quốc thường xuyên tham khảo ý kiến

và tham dự những hội nghị của nhau nhưng khơng có quyền biểu quyết.
UNESCO có quan hệ ngang hàng với các tổ chức chuyên môn khác
như: Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), Tổ chức lao động quốc tế (ILO),
Tổ chứ Y tế thế giới (WHO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…cũng như với các cơ
quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là để phối hợp về các vấn đề
chính sách và những “Chương trình hành động phối hợp”. “Chương trình
ngồi ngân sách” của UNESCO chủ yếu do các tổ chức khác của Liên Hợp
Quốc tài trợ (UNDP, UNICEF, FAO…) nhưng việc thiết kế và thực hiện do
các đơn vị nghiệp vụ của UNESCO đảm nhiệm.
1.1.3.2. UNESCO với các nước thành viên
Tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có thể là thành viên
của UNESCO. Các nước ngồi Liên Hợp Quốc có thể gia nhập UNESCO nếu
được 2/3 Đại hội đồng chấp nhận. Ngồi thành viên chính thức, UNESCO
cịn có một số thành viên liên kết. Nước thành viên nào bị khai trừ khỏi Liên
Hợp Quốc mặc nhiên sẽ khơng cịn là thành viên của UNESCO. Bất cứ nước
thành viên hoặc thành viên khơng liên kết nào cũng có thể xin ra khỏi
UNESCO theo những thủ tục và điều kiện nhất định. Trong lịch sử UNESCO
đã từng có các nước xin ra khỏi UNESCO như Mỹ (năm 1984), Anh và
Singapo (năm 1985). Sau một thời gian rút khỏi UNESCO, Mỹ và Anh đã
quay lại tổ chức này (Anh năm 1997, Mỹ năm 2003, Singapo năm 2007). Với
việc gia nhập UNESCO của Cộng hoà Montenegro tháng 3/2007, hiện nay
UNESCO gồm 192 nước thành viên và 6 thành viên liên kết.
Công ước thành lập UNESCO quyết định rõ tại mỗi nước hội viên thành
lập một Uỷ ban quốc gia - là cầu nối giữa UNESCO với chính phủ các nước
thành viên bao gồm những đại diện của chính phủ, của các tổ chức quần chúng
có liên quan và những nhân vật có khả năng hoạt động về giáo dục, khoa học,

17



văn hố và thơng tin. Nhiệm vụ của Uỷ ban quốc gia do chính phủ của mỗi nước
quy định. Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO của các nước thường là Bộ
trưởng Bộ văn hoá hoặc Thứ trưởng Ngoại giao. Ngồi ra, các nước hội viên có
thể cử phái đồn thường trực bên cạnh UNESCO ở Pa-ri để duy trì quan hệ trực
tiếp với UNESCO. Nhiều phái đoàn thường trực có văn phịng riêng tại trụ sở
UNESCO do cấp Đại sứ làm trưởng đồn, có nước do cấp Tham tán.
1.1.3.3. Các mạng lưới chuyên môn của UNESCO
UNESCO hoạt động dựa trên sự hợp nhất giữa những hoạt động đa
dạng trong một cộng đồng quốc tế. Các mạng lưới của UNESCO và các đối
tác là hạt nhân của cộng đồng này. Tất cả ăn ý với nhau sẽ hiện thực hoá được
các ý tưởng của UNESCO và các giá trị chân chính của thế giới ở mức độ địa
phương, quốc gia và quốc tế. Các đối tác chính trong mạng lưới gồm:
UNESCO có khoảng 100 Uỷ ban cố vấn, các Uỷ ban quốc tế và các hội
đồng liên chính phủ được thành lập nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt có
liên quan đến nhiệm vụ và chức năng của tổ chức.
Có gần 5000 Câu lạc bộ UNESCO, trung tâm UNESCO và các Hội
UNESCO ở tại các quốc gia thành viên đang thúc đẩy các ý tưởng và ủng hộ
các nỗ lực của UNESCO trong quần chúng nhân dân.
Có khoảng 7900 trường liên kết có chức năng giúp Thanh thiếu niên
phát huy thái độ khoan dung và hiểu biết quốc tế.
Có hơn 335 tổ chức phi chính phủ (NGO) duy trì quan hệ thường xun
với UNESCO.
Nhóm Đại sứ Thiện chí với hơn 40 nhân vật kiệt xuất trên thế giới - là
những người vận dụng tài năng, địa vị và uy tín của mình để giúp đỡ
UNESCO bằng cách hướng sự chú ý của thế giới vào sứ mệnh và các hoạt
động của UNESCO.

18



Hơn 580 giáo sư Đại học và 65 các trường Đại học kết nghĩa thuộc
mạng lưới UNITWIN/UNESCO nhằm khuyến khích việc nghiên cứu vận
dụng ý tưởng của UNESCO trong trường Đại học.
Có 179 nước thành viên có Phái đồn thường trực bên cạnh UNESCO.
Mạng lưới các nghị sĩ có vai trò quan trọng đối với UNESCO trong
quan hệ với các tổ chức khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy hồ bình thơng
qua giáo dục và dân chủ.
Như vậy, với tính chất và phạm vi hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh
vực chuyên môn nên UNESCO đã tạo được mạng lưới hợp tác rộng rãi với
hàng trăm đầu mối quốc gia và quốc tế bao gồm các tổ chức liên chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ.
1.1.4. Nguồn tài chính của UNESCO
Nguồn ngân sách của UNESCO do 3 nguồn đóng góp:
Nguồn ngân sách thường xuyên: do một Đại hội đồng biểu quyết cho
tài khố 2 năm gồm có tiền niên liễm của nước hội viên đóng là chủ yếu và
một số khoản tạp thu khác, theo tỷ lệ thu nhập quốc dân khoảng 500 triệu
USD/năm trong đó có Nhật Bản đóng góp nhiều nhất chiếm 25% ngân sách
UNESCO. Dùng để chi cho các hoạt động chung và hành chính của UNESCO
và “Chương trình thường xuyên” của mỗi khu vực hoạt động như giáo dục,
khoa học, văn hố, thơng tin và chi cho các khoản chung của UNESCO.
Ngoài ra, ngân sách thường xun cịn dành một khoản nữa gọi là “Chương
trình tham gia” cũng là để giúp đỡ các nước theo yêu cầu riêng của mỗi nước,
nhưng khoản này không nhiều. Ngân sách thường xuyên của UNESCO khá
hạn hẹp, khoảng 610 triệu đơla (tài khố 2006 - 2007).
Nguồn ngồi ngân sách của UNESCO: Do sự tài trợ hoặc phối hợp
hoạt động của các tổ chức quốc tế và các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp
Quốc, chủ yếu là các tổ chức UNDP, UNICEF, ngân hàng thế giới…và tiền

19



đóng góp tự nguyện của các nước. Nguồn ngồi ngân sách chỉ dùng để giúp
đỡ các nước hội viên, chủ yếu là các nước đang phát triển về kỹ thuật, đào tạo
bồi dưỡng cán bộ và thiết bị. Nhưng UNESCO khơng hồn tồn chủ động
quyết định việc sử dụng nguồn ngoài ngân sách mà chỉ làm trung gian và phải
phụ thuộc vào sự thoả thuận của các tổ chức hoặc các nước qun tặng. Trong
nguồn ngồi ngân sách, cịn có một nguồn nữa là Quỹ ký gửi do các nước
hoặc các ngân hàng đóng góp cũng dùng để giúp đỡ các nước hội viên với
hình thức có thể cho vay khơng lấy lãi hoặc lấy lãi nhẹ, có thể cho một phần,
nước hội viên gánh một phần. Ngân sách không thường xuyên của UNESCO
trong khoá ngân sách 2002 - 2003 đạt được là 400 triệu đôla.
Quỹ đặc biệt: Do sự vận động đóng góp tự nguyện của quốc tế. Đây là
nguồn ngân sách được đặc biệt sử dụng trong việc viện trợ khẩn cấp do thiên
tai, chiến tranh gây ra đối với các cơng trình văn hố, trường học…như:
Vơnidơ (Ý); Acrơpơlơ (Hy Lạp); Bơrơbơdu (Indonexia)..
1.2. Những đóng góp cơ bản của UNESCO
UNESCO đã có những đóng góp rất quan trọng, đa dạng, phong phú cả
về lý luận cũng như thực tiễn, cả về phương pháp và biện pháp đối với nhiều
vấn đề quan trọng về sự phát triển vì mục đích hồ bình của thế giới. Trước
hết là về mặt tư duy, dưới sự tác động của UNESCO đã làm cho các nước, các
chính phủ, các nhà làm chính sách, các nhà khoa học nhận thức rõ hơn về các
vấn đề, về xu thế phát triển của thế giới để từ đó mỗi nước sẽ tự đưa ra con
đường, chính sách phát triển phù hợp với quốc gia mình: “UNESCO khơng áp
đặt các mơ hình hoặc các quan điểm địi hỏi các quốc gia thành viên phải chấp
nhận, mà chỉ cung cấp và tư vấn những thử nghiệm và kinh nghiệm thành công
cũng như thất bại để các nước thành viên tự trao đổi, phân tích đúng sai nhằm
áp dụng vào thực tế hồn cảnh nước mình. UNESCO cũng đảm nhiệm việc
cung cấp, giới thiệu chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực chuyên môn để giúp

20



các nước thành viên thực hiện các chương trình, dự án hợp tác về kinh tế, khoa
học và văn hoá” [41,5].
Đóng góp nổi bật đầu tiên của UNESCO là đặc biệt coi trọng và ưu
tiên cao trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục tại các quốc gia thành viên
trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi thành lập. Với mục tiêu thường xuyên là
làm dễ dàng việc truyền bá giáo dục và phát triển sự hiểu biết lẫn nhau giữa
các nước. Cuối thập niên 40 - đầu thập niên 50, UNESCO đã có những cố
gắng phi thường trong việc góp phần phục hồi hệ thống giáo dục chung tại
châu Âu đổ nát như: Đề xướng ra những cuộc nghiên cứu chuyên đề bằng
cách cử các phái đoàn chuyên gia; quan tâm giúp các nước hữu quan tăng số
lượng và nâng cao trình độ của giáo viên; đặt ra một số học bổng bổ túc cho
giáo sư và sinh viên nhằm đào tạo chuyên gia về giáo dục ở nhà trường. Bên
cạnh đó, UNESCO tiếp tục giúp tất cả các trẻ em trên thế giới đã đến tuổi đi
học mà khơng có khả năng đi học…Với hàng loạt các biện pháp cụ thể như:
UNESCO đã cộng tác thành lập các trung tâm quốc gia ở Ubon (Thái Lan), ở
Minnêriia (Xrilanca)…và cũng đã lập các trung tâm đào tạo chuyên gia ở
Ienvan thuộc bang Mixorơ…Tiếp theo đó là hàng loạt những sáng kiến, các
chương trình chiến lược dài hạn nhằm thúc đẩy sự nghiệp xoá mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học đối với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và
Mĩ La Tinh. Đặc biệt là tuyên bố của hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Giáo
dục cho tất cả mọi người tổ chức tại Jomtien, Thái Lan năm 1990 đã đạt một
mốc quan trọng trong những nỗ lực chung của thế giới nhằm dân chủ hoá giáo
dục, đối phó với nạn mù chữ và tái mù chữ đang có nguy cơ cản trở q trình
phát triển chung của thế giới. Các chương trình canh tân giáo dục phục vụ
phát triển được sự hưởng ứng của tuyệt đại đa số các nước trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Tham gia vào các chương trình này, các nước đã

21



cùng nhau đóng góp và đưa ra nhiều phương pháp, kinh nghiệm quý báu
trong các hoạt động giáo dục.
Trong lĩnh vực Văn hoá: Từ khi mới thành lập, UNESCO đã thấy rõ
tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn những di sản văn hố có giá trị q
báu (di sản vật thể và di sản phi vật thể) phục vụ sự tồn vong và phát triển lâu
dài của nhân loại. UNESCO cho rằng, việc bảo tồn các di sản văn hóa và
thiên nhiên khơng chỉ là trách nhiệm riêng của từng quốc gia mà còn là nghĩa
vụ chung của toàn thể nhân loại. UNESCO đã triển khai nhiều cuộc vận động
quốc tế lớn nhằm kêu gọi sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng quốc tế với
những di sản văn hoá lớn của nhân loại đang bị đe dọa xuống cấp, đổ nát hoặc
bị quên lãng. Năm 1972, UNESCO đã thông qua “Công ước về bảo vệ các di
sản văn hoá và thiên nhiên thế giới”, đồng thời Uỷ ban di sản thế giới thuộc
UNESCO lập danh sách di sản thế giới trên cơ sở xem xét đánh giá các tài sản
văn hố và thiên nhiên có giá trị tồn cầu nổi bật của các quốc gia. Tính đến
tháng 8 năm 2009, UNESCO đã công nhận 890 di sản văn hoá, thiên nhiên
hỗn hợp ở tại 186 quốc gia thành viên. UNESCO đặc biệt chú trọng kêu gọi
sự quan tâm và trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và khôi phục
các di sản thế giới đặc biệt những di sản đang nằm trong tình trạng nguy
hiểm, có nguy cơ tiêu vong cao. Ngồi ra, UNESCO cịn thơng qua “Cơng
ước về các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa việc nhập, xuất khẩu và
chuyển giao sở hữu tài sản văn hoá một cách trái phép” năm 1970 nhằm bảo
vệ, duy trì và phát huy giá trị các di sản văn hoá tồn tại dưới dạng động sản
như các loại cổ vật. UNESCO xây dựng “Chiến lược toàn cầu” cho việc bảo
vệ các di sản văn hố phi vật thể, đặc biệt để có thêm cơ sở khoa học và pháp
lý vững chắc thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể tháng 1/2003.
UNESCO đã thông qua “Công ước bảo vệ sự đa dạng các biểu đạt văn hoá”
tháng 10/2005. Rồi những kết quả của “Thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá


22


1988 - 1997” do UNESCO phát động đã có những đóng góp rất to lớn, rất có
ý nghĩa trong việc nâng cao sự nhận thức chung của cộng đồng quốc tế đối
với vị trí và vai trị của văn hố trong xu thế tồn cầu hố hiện nay.
Suốt những thập kỷ qua, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ tin học và thơng tin truyền thơng có
sự đóng góp khơng nhỏ của UNESCO. Trong thời đại thơng tin ngày nay,
khơng có thơng tin là bị loại khỏi các “cuộc chơi”, chính vì thế mà UNESCO
rất quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển thông tin truyền thông; tăng cường
cơ sở hạ tầng, chuyên gia ở các nước đang phát triển, đảm bảo quyền tiếp cận
thơng tin vì phát triển cho mọi người trong đó chú trọng giúp các nước nghèo
tiếp cận các cơ hội phát triển thông qua thông tin truyền thơng. Thơng qua
hàng loạt các chương trình chun mơn liên chính phủ như: Chương trình
Con người và Sinh quyển; Chương trình Hải dương học quốc tế; Chương
trình Thuỷ văn quốc tế; Chương trình Khoa học địa chất quốc tế; Chương
trình liên chính phủ về tin học; Chương trình phát triển truyền thơng quốc tế;
Chương trình nghiên cứu cơng nghệ vi sinh v.v…UNESCO đã tập hợp rộng
rãi các chuyên gia đầu ngành trên thế giới cùng hợp tác nghiên cứu đem lại
những thành quả đáng kể trong các lĩnh vực trên phục vụ cho sự phát triển
chung của nhân loại.
1.3. Các nội dung hoạt động chính trong những năm đầu thế kỷ XXI
UNESCO là một tổ chức chun mơn có nội dung hoạt động đa dạng,
có tính chất liên ngành nhiều nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Các lĩnh
vực thuộc thẩm quyền của UNESCO là văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội và thông tin truyền thông. Các hoạt động của UNESCO đều
nhằm mục tiêu cơ bản là thơng qua các hoạt động của mình để tăng cường sự
hiểu biết và hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển và bảo vệ hồ bình.


23


UNESCO đã thực hiện thành công Chiến lược Trung hạn 2002 - 2007,
được thông qua tại Đại hội đồng 31 (năm 2001), với chủ đề thống nhất là
“UNESCO đóng góp cho hồ bình và phát triển con người trong kỷ ngun
tồn cầu hố thơng qua giáo dục, khoa học, văn hố và thơng tin truyền
thơng”[65] với khẩu hiệu “Tồn cầu hố với bộ mặt nhân văn”. Ngồi hai chủ
đề xun suốt được lồng ghép trong các chương trình hoạt động là xố nghèo,
đặc biệt là cực nghèo và đóng góp của thông tin và truyền thông cho sự phát
triển giáo dục, khoa học và văn hoá và xây dựng một xã hội tri thức,
UNESCO tập trung ưu tiên vào một số chương trình sau:
Về Giáo dục: Phấn đấu hồn thành Chương trình giáo dục cho mọi
người (EFA) vào năm 2015 (đề ra tại Diễn đàn Giáo dục thế giới - Dakar,
Senegal, năm 2000) thông qua các hoạt động: Hỗ trợ các quốc gia thành viên
thực hiện chương trình EFA quốc gia; đi đầu trong việc thực hiện Thập kỷ
xoá mù chữ (2003 - 2012) và Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững (2005
- 2014); Nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng giáo viên ở các cấp học,
áp dụng một số nội dung mới phục vụ phát triển như: Giáo dục phòng chống
HIV/AIDS, giáo dục bảo vệ di sản, giáo dục hiểu biết quốc tế, áp dụng công
nghệ thông tin trong dạy nghề; Đẩy mạnh các mô hình hỗ trợ: Trung tâm học
tập cộng đồng (CLC), mạng lưới các trường liên kết của UNESCO
(UNESCO/ASPnet).
Về Văn hoá: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá (vật thể và
phi vật thể), thiên nhiên thế giới được UNESCO đặc biệt quan tâm. UNESCO
đã công nhận 830 khu di sản thế giới (trong đó có 644 di sản văn hoá, 162 di
sản thiên nhiên và 24 di sản hỗn hợp văn hoá - thiên nhiên của 184 quốc gia
và 90 kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại). UNESCO hỗ
trợ các quốc gia thực hiện tốt công tác này theo Công ước quốc tế về Bảo vệ
Di sản Văn hoá và thiên nhiên (năm 1972) và Công ước Bảo vệ Di sản Văn


24


hoá Phi vật thể (năm 2003). UNESCO thúc đẩy đa dạng văn hoá và đối thoại
giữa các nền văn hoá, văn minh như một nội dung ưu tiên góp phần duy trì
hồ bình, an ninh thế giới: Nỗ lực thực hiện các nội dung của “Tuyên bố toàn
cầu về Đa dạng văn hố” năm 2001 và “Cơng ước Bảo vệ và Phát huy sự đa
dạng của các biểu đạt văn hố” được thơng qua tại Đại hội đồng UNESCO
lần thứ 33 năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 18/3/2007).
Về Khoa học tự nhiên: UNESCO tập trung ưu tiên vào việc bảo vệ,
khôi phục và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất (nguồn
nước và hệ sinh thái) đang có nguy cơ cạn kiệt nhằm phục vụ phát triển bền
vững. Để thực hiện mục tiêu này, UNESCO đã và đang đẩy mạnh việc thực
hiện các chương trình Chương trình Thuỷ văn Quốc tế (IHP): Bảo vệ, khơi
phục nguồn nước, gắn liền với các chiến lược phát triển nhằm ngăn chặn xung
đột về nước giữa các quốc gia; Chương trình Hải dương học liên Chính phủ
(IOC): Xây dựng hệ thống quan sát đại dương trên toàn cầu phục vụ dự báo
thời tiết, các hiện tượng E1 Nino và đưa ra những cảnh báo về các biến đổi
của khí hậu tồn cầu; Chương trình quốc tế Liên hệ địa chất (IGCP): Bảo vệ
và sử dụng hữu hiệu nguồn khoáng sản và năng lượng nhằm giảm thiểu rủi ro,
tai hoạ thiên nhiên tại các nước đang phát triển; Chương trình Con người và
Sinh quyển (MAB): Nhằm bảo vệ, duy trì các khu dự trữ sinh quyển giúp
quản lý nguồn tài nguyên, nguồn gen thiên nhiên.
Về Khoa học Xã hội và Nhân văn: Với vấn đề Đạo đức trong khoa học và
công nghệ cũng được UNESCO chú ý quan tâm trong những năm gần đây nhằm
đảm bảo cho khoa học được sử dụng phục vụ cho hồ bình và cuộc sống con
người (Tuyên bố toàn cầu về gen và quyền con người năm 1997 của Uỷ ban đạo
đức sinh học quốc tế UNESCO). Đồng thời thực hiện Chương trình liên chính
phủ quản lý các chuyển giao xã hội (MOST) giúp chính phủ các nước xây dựng


25


×