Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận lớp bồi dưỡng CBQL chương trình Việt Sing 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.24 KB, 18 trang )

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH
GIÁ TẠI TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH
1.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Châu Thành, huyện Châu
Thành, tỉnh Long An
Trường THPT Châu Thành vốn trước đây là trường THPT Bán Công Châu
Thành, được thành lập vào tháng 9/1990. Qua 23 năm thành lập, nhà trường không
ngừng phát triển về mọi mặt: cơ sở vật chất, số lớp, số HS, đội ngũ cán bộ, GV và
nhân viên. Đến tháng 9/2009 trường được chuyển đổi sang công lập theo quyết định số
2320/QĐ-UB của UBND tỉnh Long An ngày 07/9/2009. Trường tọa lạc tại số 25
đường Nguyễn Thông, khu phố III, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
với diện tích 5.425m2.
Trong năm học 2015 – 2016:
* Về HS: có 647 HS, biên chế thành 18 lớp chia ra như sau:
- Khối 10: 7 lớp Ban Cơ bản, 260 HS
- Khối 11: 6 lớp, 220 HS
+ Hệ THPT: 5 lớp Ban Cơ bản, 188 HS;
+ Hệ GDTX: 1 lớp, 32 HS.
- Khối 12: 5 lớp, 167 HS
+ Hệ THPT: 5 lớp Ban Cơ bản, 131 HS;
+ Hệ GDTX: 1 lớp, 36 HS.
* Về đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên: 52 người. Trong đó CBQL: 03 người; GV:
41 người; nhân viên: 08 người. Cán bộ, GV, nhân viên của trường biên chế thành:
- 05 tổ chuyên môn
+ Tổ Văn – Giáo dục công dân: 08 người;
+ Tổ Toán – Tin: 09 người;
+ Tổ Sử – Địa – Anh văn: 08 người;
+ Tổ Hóa – Sinh – Thể dục: 09 người;
+ Tổ Lí – Công nghệ: 07 người.
- 01 tổ Văn phòng: 08 người.
* Về cơ sở vật chất: Phòng học tạm đủ dạy nội ngoại, ngoại khoá; còn thiếu
phòng truyền thống, phòng đa năng nghe nhìn. Tổng số phòng: 25 phòng. Trong đó:


+ Phòng học: 15 phòng;
+ Phòng thư viện: 01 phòng;
+ Phòng thiết bị - thực hành: 02 phòng;
+ Phòng vi tính: 02 phòng;
+ Phòng văn thư, kế toán: 01 phòng;
+ Phòng HT, Phó HT: 01 phòng;
1


+ Hội trường: 01 phòng.
Cũng như các trường công lập mới được chuyển đổi, trường THPT Châu Thành
tiếp nhận những HS có học lực trung bình yếu và một số lượng không nhỏ HS kém về
ý thức học tập, yếu về tu dưỡng đạo đức. Lực lượng GV của trường cũng hạn chế về
năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, chủ nhiệm. Bởi vì trước đây, khi được
biết trường bán công phải chuyển đổi, GV không an tâm công tác đã lần lượt xin
thuyên chuyển về các trường công lập. Phần lớn GV ra đi đều là GV dạy lâu năm, có
kinh nghiệm, vững tay nghề, GV còn lại ở trường phần nhiều là GV trẻ, được đào tạo
từ nhiều hệ khác nhau nên năng lực giảng dạy, giáo dục còn hạn chế.
Lực lượng GV và HS như vậy, để giữ vững thành tích, nâng cao CLGD toàn
diện cho HS cũng là một khó khăn, thách thức cho nhà trường.
Tuy nhiên, thành tích mà GV và HS của trường đạt được cũng không phải là ít.
Lực lượng GV tham gia các đợt thi GV dạy giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, tham gia dự thi
đổi mới phương pháp, thi làm đồ dùng dạy học cấp tỉnh nhiều năm đều có giải.
CLGD của trường THPT Châu Thành trong 05 năm gần đây như sau:
Năm học

Năm học

Năm học


Năm học

Năm học

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

Tổng số HS

815

785

875

779

711

Tỉ lệ đỗ TN

61.6%


95.7%

96.72%

97.89%

66.03%

14.5%

22.4%

37.6%

>38%

12.5%

48.1%

65.3%

76.6%

82.4%

51.3%

11.9%


6.2%

3.8%

2.3%

5.43%

Tỉ lệ đỗ vào
các trường
ĐH, CĐ
Hiệu quả
đào tạo
Tỉ lệ bỏ học

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong
giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục nói chung và trường THPT Châu Thành nói riêng
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới: tình trạng chất lượng HS ra
trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Trước tình hình đó, Bộ GD &
ĐT triển khai đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục bồi
dưỡng, đào tạo đội ngũ CBQL, GV; tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ
cho đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời triển khai, hướng dẫn đẩy mạnh công tác
đánh giá, KĐCLGD phổ thông nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về CLGD
để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
1.2. Thực trạng quản lý công tác tự đánh giá ở trường THPT Châu Thành

Commented [cpt1]: Phần này trình bày được thực trạng
công tác quản lý

2



Thực hiện các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Bộ và Sở về
KĐCLGD trường phổ thông, trường THPT Châu Thành đã tiến hành TĐG CLGD.
Thông qua buổi họp toàn thể cán bộ, GV, nhân viên, HT phổ biến Thông tư số
42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy
trình, chu kỳ KĐCLGD CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên; Công văn số
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 về việc hướng dẫn TĐG và đánh giá
ngoài CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên; Công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT
ngày 15/01/2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩ n đánh
giá CLGD trường tiểu học và trường trung học; và gần đây nhất, HT phổ biến quán
triệt mục đích, ý nghĩa tự đánh giá đến từng cán bộ, GV, nhân viên và HS trong nhà
trường; công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh giá, bàn bạc thảo luận dân chủ, tiếp
thu ý kiến góp ý của GV, đánh giá chính xác kết quả có được của đơn vị... để từ đó xây
dựng kế hoạch phù hợp.
a/ Việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Trước tiên, HT ra Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá theo công văn
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 gồm 09 thành viên, trong đó có đại diện
chi bộ, lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, phụ trách các tổ chức đoàn
thể. Hội đồng tự đánh giá có chức năng thẩm định, phê duyệt bản báo cáo tự đánh giá.
Vì vậy, tham gia hội đồng tự đánh giá phải là những cán bộ chủ chốt của trường, nắm
được các hoạt động theo tiêu chuẩn kiểm định và có năng lực phân tích, đánh giá các
hoạt động. Chủ tịch hội đồng là HT.
Chủ tịch hội đồng xây dựng kế hoạch tự đánh giá và phân công giao nhiệm vụ
cho từng tổ, nhóm thành viên trong hội đồng. Chủ tịch hội đồng đã xây dựng được kế
hoạch hợp lý với điều kiện về thời gian, nguồn lực và đội ngũ tham gia viết báo cáo tự
đánh giá. Trên thực tế, việc tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá chỉ là các thành viên trong
hội đồng được triển khai bằng văn bản để biết cách thu thập minh chứng. Dự kiến các
minh chứng cần thu thập ở một số tiêu chí còn chung chung, chưa rõ ràng.
b/ Tổ chức, chỉ đạo tự đánh giá

Chủ tịch hội đồng chỉ đạo việc lập danh mục và phân công tìm minh chứng khá
phù hợp với đối tượng và điều kiện dựa vào nội hàm của từng chỉ số của mỗi tiêu chí
trong tiêu chuẩn yêu cầu. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ văn thư trường chưa được tốt.
Có rất nhiều việc nhà trường đã thực hiện rất tốt nhưng không chú ý đến khâu quản lý
hồ sơ, nên không có đầy đủ minh chứng; các nhóm độc lập làm việc, chưa có sự hỗ trợ
nhau. Việc khôi phục minh chứng tốn rất nhiều thời gian. Mặc dù trong lúc triển khai
văn bản, chủ tịch hội đồng đã nói rõ minh chứng dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí
thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất nhưng trong quá
trình thực hiện, nhiều tiêu chí có cùng một minh chứng, các nhóm lại ít biết đến việc
3


của nhau, dẫn đến việc cùng một minh chứng nhưng lại photo thành nhiều bản, vừa tốn
thời gian, vừa lãng phí. Có những minh chứng không thể nhân bản lại nảy sinh tình
trạng “thiếu minh chứng ảo”.
c/ Kiểm tra, đánh giá công tác tự đánh giá
Chủ tịch hội đồng họp đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. Tuy nhiên,
do chưa có sự nhất quán trong chỉ đạo nên nhóm thư ký làm việc chưa đều tay, các nội
dung trong một số phiếu đánh giá chưa xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu nên viết
còn chung chung, dẫn đến kế hoạch cải tiến chất lượng chưa cụ thể.
Sau khi các nhóm đã hoàn chỉnh phiếu đánh giá tiêu chí thì tập hợp đưa về cho
Phó chủ tịch, người được phân công viết báo cáo.
Cuối cùng, hội đồng tự đánh giá họp thông qua báo cáo, sau đó lấy ý kiến và
hoàn chỉnh lại báo cáo. HT có xây dựng kế hoạch thẩm định báo cáo tự đánh giá, có tổ
chức nhận xét, phản biện góp ý nhưng các thành viên đọc và góp ý cho báo cáo một
cách qua loa, chiếu lệ.
d/ Cải tiến chất lượng sau khi tự đánh giá
Công tác KĐCLGD được Sở GD & ĐT Long An tổ chức triển khai tập huấn từ
năm 2011, nhưng trường chỉ có 01 thành viên tham dự, các thành viên còn lại không
được trang bị kỹ năng trong việc viết các phiếu đánh giá tiêu chí nên còn lúng túng,

viết chưa đạt yêu cầu, phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa; việc lưu trữ hồ hơ minh
chứng cũng chưa được quan tâm, chưa tạo được thói quen lưu trữ của cán bộ, GV,
nhân viên, vì vậy khi tìm minh chứng mất nhiều thời gian và thậm chí có những minh
chứng đã bị thất thoát, không đầy đủ.
Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền; phát triển đội ngũ chuyên gia; hỗ trợ kinh phí cho công tác tự
đánh giá; chỉ đạo công tác tự đánh giá và KĐCLGD; tham mưu bổ sung đội ngũ; tổ
chức các hội thảo chuyên đề, sơ kết, tổng kết.
1.3. Những điểm mạnh, yếu; thuận lợi, khó khăn để đổi mới, nâng cao
quản lý công tác tự đánh giá tại trường THPT Châu Thành
Trong quá trình thực hiện quản lý công tác tự đánh giá của trường, tôi nhận thấy
có một số nhận định về điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn như sau:
1.3.1. Điểm mạnh
Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là HT nên có đủ quyền lực trong việc triển khai
tự đánh giá. Các thành viên tham gia hội đồng tự đánh giá là những cán bộ chủ chốt
của trường, nắm được các hoạt động theo tiêu chuẩn kiểm định và có năng lực phân
tích, đánh giá các hoạt động theo tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định.
HT đã tập huấn, triển khai các văn bản liên quan đến công tác KĐCLGD cho
toàn thể hội đồng sư phạm; tạo được sự đồng thuận cao trong đội ngũ.
4


HT có kinh nghiệm quản lý lâu năm nên việc lập kế hoạch được thực hiện cụ
thể, rõ ràng.
HT có tổ chức, chỉ đạo thực hiện cho các bộ phận phù hợp với năng lực của
thành viên theo kế hoạch quản lý đã đề ra.
HT có kiểm tra đánh giá việc thực theo kế hoạch.
1.3.2. Điểm yếu
Do công việc còn mới đối với HT nhà trường nên mặc dù có kinh nghiệm trong
việc lập kế hoạch quản lý nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót phải bổ sung, điều chỉnh

trong quá trình thực hiện.
HT đã triển khai, tập huấn công tác tự đánh giá cho thành viên hội đồng tự đánh
giá, tuy nhiên nhận thức khác nhau của từng thành viên nên trong quá trình thực hiện
có những lệch lạc, chưa đều tay, nhất là trong việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
Kinh nghiệm quản lý của HT đối với công tác tự đánh giá chưa sâu sát, từng
giai đoạn chưa quán triệt hết những tình huống có thể xảy ra nên gây nhiều lúng túng
trong quá trình thực hiện kế hoạch.
HT quản lý công tác lưu trữ, bảo quản văn bản chưa thật sự khoa học, chưa ứng
dụng các phần mềm lưu trữ nên việc tra cứu, tìm minh chứng còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác quản lý của HT chủ yếu còn mang nặng về kinh nghiệm, dẫn tới việc
đánh giá không sát với thực tế, còn mang tính phong trào.
1.3.3. Thuận lợi
Để triển khai thực hiện tốt công tác KĐCLGD, Sở GD & ĐT Long An chú
trọng đến việc triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo và tập huấn, hướng dẫn nội
dung thực hiện cho đội ngũ CBQL, viên chức trong ngành, chỉ đạo trường tổ chức
tuyên truyền, quán triệt đến từng cán bộ, GV và cha mẹ học sinh, yêu cầu xác định rõ
trách nhiệm và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đổi mới
quản lý giáo dục.
Có đầy đủ các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD từ
trung ương đến địa phương: thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 quy định
về tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳ KĐCLGD CSGD phổ thông,
CSGD thường xuyên; công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 về
việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên;
công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý
tìm minh chứng theo tiêu chuẩ n đánh giá CLGD trường tiểu học và trường trung học
nên việc quản lý công tác tự đánh giá được thực hiện theo đúng quy trình.
Sở GD & ĐT Long An đã mở lớp tập huấn công tác KĐCLGD cho CBQL.
1.3.4. Khó khăn

5



Kinh phí chi cho công tác tự đánh giá theo văn bản hướng dẫn của cấp trên còn
quá thấp so với công sức làm việc của các thành viên, chưa thỏa đáng nên HT chưa tạo
được sự động viên vật chất cho đội ngũ thực hiện.
Các cấp quản lý đã có văn bản hướng dẫn nhưng quản lý khâu kiểm tra, đánh
giá công tác tự đánh giá còn lỏng lẻo, chưa nghiêm ngặt.
Công tác quản lý các cấp trong tự đánh giá còn mang nặng tính lý thuyết, văn
bản, thiếu tính thiết thực.
Hoạt động tự đánh giá chỉ làm theo hướng dẫn của cấp trên, chưa trở thành hoạt
động thường kì, chưa được đưa vào kế hoạch hàng năm của Sở GD & ĐT nên không
tránh khỏi bị động.
1.4. Kinh nghiệm thực tế về quản lý công tác tự đánh giá tại trường THPT
Châu Thành
Công tác tự đánh giá là công tác rất khó khăn và mới lạ đối với trường phổ
thông nói chung và trường THPT Châu Thành nói riêng, đòi hỏi nhiều thời gian và giải
pháp để thực hiện một cách có hiệu quả. Công tác tự đánh giá là công tác thường
xuyên mà HT phải thực hiện hàng năm. Do đó, qua quá trình tự đánh giá CLGD của
trường THPT Châu Thành, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm để quản lý công tác
tự đánh giá của trường có những bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của trường,
nhằm thực hiện công tác này một cách khoa học và hiệu quả, không xem công tác tự
đánh giá trở thành gánh nặng đối với vai trò quản lý của người HT.
Thực tế hiện nay, ngành giáo dục vẫn còn ở vị trí “giao thời” giữa mô hình
quản lý cũ và mô hình quản lý mới. Phương thức quản lý về cơ bản vẫn mang tính áp
đặt từ trên xuống, chưa phát huy được tính chủ động. Về phía các cấp quản lý giáo dục
cấp trên, nhà trường vẫn được coi là đơn vị thực hiện, chịu trách nhiệm thi hành các
mệnh lệnh hành chính hoặc các quy định được truyền đạt từ cơ quan quản lý giáo dục
cấp trên, việc lắng nghe, chia sẻ với nhà trường còn mang tính hình thức.
Vì là công việc hoàn toàn mới, kinh nghiệm lại chưa có nên việc xây dựng kế
hoạch quản lý công tác KĐCLGD chưa khoa học, còn nặng về hình thức, lý thuyết.

Công tác tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động KĐCLGD chưa
thường xuyên. Cơ chế quản lý chất lượng đào tạo và công tác kiểm định chất lượng
chưa rõ ràng về các mặt như: kinh phí, quy định cụ thể sự khác biệt về mặt lợi ích giữa
trường đã được kiểm định và chưa được kiểm định,…
Từ trước đến nay, trường chỉ lo chất lượng đầu vào, lo cho các hoạt động giảng
dạy, nghiên cứu… để nâng cao chất lượng, ít khi nghĩ đến việc tự đánh giá công việc
mình đã làm hoặc tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo của một tập thể hay cá nhân đã
làm trong thời gian qua. Do đó, HT phải có nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng

6


của KĐCLGD, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động tự
đánh giá của trường thực hiện đúng quy trình và đạt hiệu quả.
*Trong khâu lập kế hoạch
HT phải có kế hoạch quản lý công tác tự đánh giá của hội đồng. Trong kế
hoạch, HT thành lập Ban lập kế hoạch gồm thành phần là lãnh đạo nhà trường, những
người có năng lực, có hiểu biết về việc lập kế hoạch và có khả năng chỉ đạo thực hiện
kế hoạch. Do đây là công tác hoàn toàn mới mẽ nên kinh nghiệm chưa có, vì vậy trong
kế hoạch quản lý luôn linh hoạt, thay đổi theo kế hoạch của hội đồng tự đánh giá, kế
hoạch phải hợp lý với các điều kiện về thời gian, nguồn lực và đội ngũ tham gia hội
đồng tự đánh giá. Tuy nhiên, HT là chủ tịch hội đồng, vì vậy khi lập kế hoạch quản lý
công tác tự đánh giá, HT phải đặt mình vào vai trò quản lý chứ không phải chỉ là thành
viên của hội đồng nên phải có sự tư duy, có nhiều ý tưởng mới cho kế hoạch quản lý.
* Tổ chức, triển khai kế hoạch quản lý
Phương thức quản lý trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chủ yếu dựa trên cơ
chế kiểm soát theo đầu vào hoặc quy trình. Chính cách quản lý này đã làm cho HT trở
thành người tuân thủ thụ động mà không phải chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra, đồng
thời chất lượng của kế hoạch quản lý có đáp ứng được yêu cầu của công tác tự đánh
giá hay mức độ đáp ứng đến đâu cũng không thật sự được quan tâm. Điều đó đặt ra

yêu cầu phải chuyển từ quản lý đầu vào quy trình sang quản lý theo kết quả. Có như
vậy sẽ làm tăng tính linh hoạt, quyền tự chủ của các đối tượng thực thi.
Thư ký có vai trò quan trọng trong việc thu thập và chuẩn bị các tài liệu cho các
giai đoạn tự đánh giá: tập hợp và kiểm tra các phiếu đánh giá tiêu chí trước khi chuyển
qua cho bộ phận thực hiện báo cáo tự đánh giá, thu thập minh chứng, hoàn thiện báo
cáo tự đánh giá, thẩm định báo cáo tự đánh giá. Chọn người vào vị trí này không chỉ là
người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình mà còn phải có năng lực tổ chức và năng lực
soạn thảo văn bản.
Việc lập danh mục và phân công tìm minh chứng cho phù hợp với đối tượng và
điều kiện, trong công tác tổ chức nên phân công đúng người đúng việc.
Tăng cường tuyên truyền về công tác tự đánh giá và KĐCLGD đối với cán bộ,
GV trong trường, giúp cho tập thể nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của việc
tự đánh giá CLGD là điều kiện cần thiết để nâng cao CLGD trong giai đoạn hiện nay,
tạo sự đồng thuận trong tập thể GV để đánh giá một cách khách quan, trung thực
những việc đã thực hiện trong thời gian qua và hướng tới những kế hoạch cải tiến công
tác giáo dục của trường trong thời gian sắp đến. Phổ biến đầy đủ những văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về công tác kiểm định.
Nguyên tắc tập trung dân chủ phải được HT và hội đồng tự đánh giá thực hiện
nghiêm túc, cụ thể là: HT đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, phát huy tối đa trí tuệ của
7


hội đồng tự đánh giá KĐCLGD của trường, từng lúc công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí
đã tự đánh giá và thực hiện quyền dân chủ của các nhóm công tác qua tổ chức phản
biện và lấy ý kiến đóng góp của tập thể GV trong báo cáo tự đánh giá.
* Chỉ đạo
Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. HT khi giải quyết các nhiệm vụ hay
chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải biết vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết quản lý
vào những tình huống cụ thể, những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. HT chỉ đạo thực hiện
kế hoạch là làm việc với con người nên đòi hỏi phải có nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật

động viên và thúc đẩy cấp dưới nỗ lực làm việc tạo sự đồng thuận trong tập thể. Hơn
nữa, trong kế hoạch quản lý công tác tự đánh giá, HT làm việc với những đối tượng có
năng lực, có uy tín, có hiểu biết về giáo dục nên cần phải thận trọng để đạt được kết
quả như mong muốn.
* Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá hiện nay chỉ mang tính áp đặt, không khuyến khích tính sáng
tạo. Mục đích của đánh giá là cải tiến, tạo động cơ và kích thích, hỗ trợ, thúc đẩy, phản
hồi cho cán bộ, GV, nhân viên về kết quả công việc đã thực hiện, do vậy đánh giá phải
tập trung vào quá trình và cải tiến hơn là đánh giá cuối cùng.
Báo cáo tự đánh giá cần phải được HT có kế hoạch rà soát, thẩm định, nghiệm
thu và kiểm tra thật cẩn thận.
2. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TẠI
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH

8


STT

TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
Kết quả/ Mục - Mục tiêu của HT: đảm bảo cho đội ngũ nắm được mục đích; quy trình; tiêu chuẩn đánh giá
tiêu cần đạt
CLGD; điều kiện và chu kỳ của KĐCLGD.
- Mục tiêu của hội đồng GV: hiểu được tầm quan trọng của công tác KĐCLGD, cụ thể là công
tác tự đánh giá.
Người/ đơn vị - HT.
thực hiện

Người/ đơn vị - Chi bộ;
phối hợp thực - Các Phó HT (chuẩn bị các văn bản liên quan);

Tập huấn các

- Chủ tịch Công đoàn (làm công tác tư tưởng cho cán bộ, GV, nhân viên);
- Bí thư Đoàn (làm công tác tư tưởng cho HS).

văn bản chỉ
đạo cấp trên

- Các văn bản liên quan: Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Công văn số
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012; Công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày

hiện
1

Điều kiện thực 15/01/2013.
hiện
- Thời gian: thực hiện trong buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường ngày 04/11/2015.
- Kinh phí: 200.000 đồng (theo chi tiêu nội bộ).
Cách thức thực - HT (kiêm Bí thư chi bộ) họp chi bộ thống nhất chủ trương;
hiện
- Thống nhất với hội đồng sư phạm nhà trường thông qua buổi họp hội đồng và đưa vào nghị
quyết;
- Thống nhất hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tự đánh giá, đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ.
Những khó khăn/ - Một số GV ngại khó chưa nắm rõ vấn đề và sự cần thiết của công tác tự đánh giá nên không
rủi ro khi thực đồng thuận với kế hoạch của nhà trường;
9



STT

TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
- Đa số cha mẹ HS có nghề làm nông nên vấn để KĐCLGD đối với họ là mơ hồ.

hiện

Biện pháp khắc - Chủ tịch Công đoàn làm công tác tư tưởng cho GV.
- HT triển khai thật rõ ràng, cụ thể về công tác KĐCLGD cho cha mẹ HS tại hội trường trong
cuộc họp cha mẹ HS đầu năm.

phục

Kết quả/ Mục - Chọn được thành viên hội đồng tự đánh giá;
tiêu cần đạt
- 100% thành viên hội đồng hiểu tầm quan trọng và sự cần thiết của tự đánh giá;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian hoàn thành công việc cho từng thành viên hội đồng.
Người/ đơn vị - HT.
thực hiện
Người/ đơn vị - Các Phó HT; Bí thư Đoàn, Chủ tịch Công đoàn; các tổ trưởng chuyên môn.
phối hợp
Thành lập hội hiện
2

thực


đồng tự đánh Điều kiện thực - Các văn bản: Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Công văn số
giá
hiện
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012.
- Địa điểm: Phòng hội đồng.
- Thời gian: 09/11/2015 đến 14/11/2015.
Cách thức thực - HT dự kiến nhân sự hội đồng TĐG (09 thành viên);
hiện
- Họp liên tịch thống nhất chọn ra những nhân tố tích cực, trẻ, có năng lực, Đảng viên; là những
cán bộ chủ chốt, những người hiểu về nhà trường, có khả năng phân tích, đánh giá hoạt động
của nhà trường;
- HT ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá theo mẫu Phụ lục 1, công văn 8987/BGDĐT10


STT

TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
KTKĐCLGD ngày 28/12/2012; Điều 24 và Điều 25 Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày
23/11/2012.
Những khó khăn/ - Có sự thay đổi nhân sự hội đồng tự đánh giá so với dự kiến ban đầu của HT;
rủi ro khi thực - Nhân sự mới chưa nắm được cách thức làm việc, đặc biệt là cách thu thập và xử lý thông tin,
hiện

MC.

Biện pháp khắc - HT nói rõ lý do tại sao dự kiến chọn thành viên đó, nếu thấy cần thiết có thể thay đổi nhân sự
cho phù hợp hơn hoặc bổ sung nhân sự nếu cần thiết;

- HT giao tài liệu nghiên cứu; tập huấn lại quy trình tự đánh giá, phương pháp thu thập và xử lý

phục

thông tin, MC.
Kết

quả/

tiêu cần đạt

Mục - Kế hoạch phải chi tiết, rõ ràng, cụ thể:
+ Dự kiến nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực) và thời điểm cần huy động;
+ Dự kiến các MC cần thu thập cho từng tiêu chí;
+ Dự kiến thời gian hoàn thành.
- 100% thành viên nhất trí và hoàn thành đúng thời gian dự kiến trong kế hoạch.

3

Lập kế hoạch Người/ đơn vị - HT; thư ký hội đồng.
thực hiện
tự đánh giá
Người/ đơn vị - Các thành viên hội đồng tự đánh giá.
phối hợp thực
hiện
Điều kiện thực - Các văn bản: Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Công văn số
hiện
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012.
11



STT

TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
- Địa điểm: Phòng truyền thống.
- Thời gian: 23/11/2015 đến 28/11/2015.
- Kinh phí: 500.000 đồng (theo chi tiêu nội bộ).
Cách thức thực - Chủ tịch hội đồng thông qua lần nữa các văn bản như Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày
hiện

23/11/2012; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 của Bộ GD & ĐT;
Công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013;
- Chủ tịch hội đồng phân công: thư ký là người có năng lực tổ chức, năng lực soạn thảo văn
bản; 05 nhóm chuyên trách, mỗi nhóm phụ trách 1 tiêu chuẩn;
- Các nhóm trưởng theo công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013 để xác định yêu
cầu gợi ý tìm MC;
- Thư ký hội đồng xây dựng kế hoạch tự đánh giá theo mẫu phụ lục 2, công văn số
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012; thời gian dự kiến hoàn thành cuối tháng 2/2014;
- Chủ tịch họp toàn thể hội đồng tự đánh giá vào ngày 31/8/2013 để triển khai dự kiến kế hoạch
tự đánh giá cho thành viên góp ý;
- Chủ tịch hội đồng nhận phản hồi từ các thành viên chỉnh sửa lại nếu cần và phê duyệt, sau đó
công bố công khai kế hoạch trên hội đồng sư phạm nhà trường.

Những khó khăn/ - Nhiều ý kiến đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện công việc trong kế hoạch.
rủi ro khi thực
hiện
Biện pháp khắc - Chủ tịch hội đồng tự đánh giá giải thích về thời gian thực hiện, không thể kéo dài hơn vì còn

phục
phải làm hồ sơ, thủ tục đăng kí Đánh giá ngoài theo chỉ đạo của Sở GD & ĐT.
12


STT

TÊN
CÔNG VIỆC

Tổ chức, chỉ
4

đạo thực hiện
kế hoạch

NỘI DUNG CỤ THỂ
Kết quả/ Mục - Tạo sự đồng thuận trong đội ngũ về công tác KĐCLGD;
tiêu cần đạt
- 100% cán bộ, GV, nhân viên hiểu được mục đích, ý nghĩa công tác tự đánh giá;
- Các nhóm phải thu thập đầy đủ các MC, lập được danh mục mã hoá các MC;
- Các nhóm phải viết được phiếu đánh giá tiêu chí.
Người/ đơn vị - HT.
thực hiện
Người/ đơn vị - Toàn thể hội đồng tự đánh giá.
phối hợp thực
hiện
Điều kiện thực - Các văn bản: Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Công văn số
hiện


8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012; Công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày
15/01/2013.
- Thời gian: từ 04/01/2016 đến cuối tháng 04/2016.
- Kinh phí: 4.700.000 đồng (theo quy chế chi tiêu nội bộ).

Cách thức thực - Chủ tịch hội đồng tự đánh giá sẽ tập huấn lại cách viết phiếu đánh giá tiêu chí cho hội đồng tự
hiện
đánh giá và các nhóm chuyên trách;
- Sau buổi tập huấn, mỗi nhóm phải viết được 1 phiếu, thảo luận, rút kinh nghiệm;
- Mỗi nhóm được phân công phụ trách 1 tiêu chuẩn. Nhóm trưởng phân công từng thành viên
trong nhóm phụ trách những tiêu chí cụ thể;
- Các cá nhân sẽ thu thập thông tin MC và viết phiếu đánh giá tiêu chí, mã hoá các MC;
Các thành viên trong hội đồng sư phạm phối hợp với hội đồng tự đánh giá khi cần để hỗ trợ
13


STT

TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
việc tìm MC;
- Trong quá trình thực hiện, các nhóm cần trao đổi, hội ý với nhau, thảo luận để giải quyết
những vấn đề nảy sinh từ việc thu thập MC và xác định những MC cần thu thập bổ sung;
- Thư ký tổng hợp toàn bộ các danh mục mã MC từ các nhóm, đồng thời dự trù số hộp cần thiết
để đựng hồ sơ MC.
Những khó khăn/ - Không tìm được MC do thất lạc;
rủi ro khi thực - Một số MC mới phát sinh trong quá trình viết phiếu đánh giá tiêu chí.
hiện

Biện pháp khắc - Phục hồi MC; truy lục; giải trình; ...;
phục
- Điều chỉnh lại danh mục mã MC, cẩn thận rà soát để không bị trùng lắp.
Kết quả/ Mục - Xác định số tiêu chí đạt yêu cầu trong tổng số các tiêu chí đã thực hiện;
tiêu cần đạt
- Điều chỉnh sai sót kịp thời.
Người/ đơn vị - HT.
thực hiện

5

Kiểm
tra,
Người/ đơn vị - Các nhóm trưởng các nhóm đã phân công.
đánh giá việc
phối hợp thực
thực hiện kế
hiện
hoạch
Điều kiện thực - Các văn bản: công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013.
hiện
- Thời gian: suốt quá trình tổ chức thực hiện.
Cách thức thực - Chủ tịch hội đồng dựa vào kế hoạch để theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm theo
hiện
nhiệm vụ được phân công;
14


STT


TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
- Trong quá trình kiểm tra, chủ tịch phải có nhận xét, đánh giá (nhưng không phủ nhận công
sức của các thành viên, phải cổ vũ, động viên họ thực hiện để hoàn thành đúng tiến độ);
- Cá nhân được phân công sẽ nêu kết quả thực hiện đến thời điểm kiểm tra, giải trình những
tiêu chí không đạt;
- Các thành viên hội đồng sẽ đóng góp;
- Chủ tịch hội đồng quyết định và yêu cầu chỉnh sửa hoàn chỉnh nếu cần.
Những khó khăn/ - Các nhóm viết phiếu đánh giá tiêu chí không đều tay, có thể sai lỗi chính tả hoặc sai lỗi văn
rủi ro khi thực bản.
hiện
Biện pháp khắc - Các thành viên cùng góp ý chỉnh sửa cho các phiếu còn sai sót.
phục
Kết

quả/

Mục - Thẩm định bản báo cáo, quán triệt để đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên góp phần nâng cao chất

tiêu cần đạt

lượng toàn diện các hoạt động của nhà trường;
- Làm cho việc tự đánh giá không còn là gánh nặng đối với HT;
- 100% cán bộ, GV, nhân viên đồng thuận, hiểu đúng mục đích việc tự đánh giá;

Kế hoạch cải
6


tiến
lượng

chất

- 100% cán bộ, GV, nhân viên thấy được tự đánh giá trở thành công việc thường kì của trường.
Người/ đơn vị - HT.
thực hiện
Người/ đơn vị - Tập thể cán bộ, GV, nhân viên.
phối hợp
hiện

thực
15


STT

TÊN
CÔNG VIỆC

NỘI DUNG CỤ THỂ
Điều kiện thực - Văn bản: kế hoạch năm học.
hiện
Cách thức thực - HT quán triệt lại mục đích của việc tự đánh giá đối với sự tồn tại của nhà trường;
hiện
- HT tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, kèm theo động viên khích lệ cho tập thể thực hiện;
- HT xây dựng kế hoạch góp ý báo cáo tự đánh giá cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên tham
gia;
- HT đề cao nguyên tắc tự chủ bằng việc tiến hành cho cán bộ, GV, nhân viên góp ý bản báo

cáo tự đánh giá. Sau đó HT nhận lại các ý kiến phản hồi và đưa cho thư ký điều chỉnh lại cho
phù hợp;
- HT công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá đã chỉnh sửa lần 1;
- Hội đồng tự đánh giá họp để thảo luận báo cáo tự đánh giá, thư ký chỉnh sửa báo cáo tự đánh
giá lần 2 và công khai ở phòng hội đồng để mọi người đều được đọc.
Những khó khăn/ - Nhiều thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường không cho việc tự đánh giá là cần thiết,
rủi ro khi thực vì đây là mình tự đánh giá mình nên không nêu hết những thiếu sót để người khác thấy cái xấu
hiện
của mình;
- Nhiều cá nhân chỉ đọc dự thảo báo cáo qua loa, chiếu lệ, thậm chí không đọc mà chỉ nhận xét
đồng ý.
Biện pháp khắc - HT phải chỉ rõ cho họ thấy ưu điểm của tự đánh giá là làm cho mình tự thấy điểm mạnh, điểm
phục
yếu của trường để từ đó có kế hoạch để cải tiến nhằm nâng cao CLGD của nhà trường;
- HT yêu cầu mỗi người phải đọc và góp ý bằng biên bản, nêu rõ đồng ý vì sao, không đồng ý
vì sao.
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Hoàng Sang, Phan Tấn Chí, Nguyễn Nghĩa Tiệp (2013), Tài liệu tập huấn
đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, Lưu hành nội bộ.
2. Luật Giáo dục (2005) và Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục 2009, NXB Chính trị
quốc gia.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008
về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 tháng
2012 ban hành Thông tư Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và
quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục thường xuyên.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn 8987/ BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12
năm 2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15 tháng 01 năm
2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩ n đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 6999/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 30 tháng
09 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất
lượng giáo dục năm học 2013 – 2014.
8. Văn bản Báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm
học 2015 – 2016 của trường THPT Châu Thành.

17


18



×