Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn công nghệ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.22 KB, 35 trang )

Mục lục
Nội ung sáng kiến kinh nghiệm
Danh mục chữ cái viết tắt

Trang
2

1. Đặt vấn đề.
2. Giải quyết vấn đề.
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Thực trạng của vấn đề.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng
PTNL phải đảm bảo các yêu cầu của KTĐG.

3
6
6
9
12
12

2.3.2. Một số kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các hình thức
kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL trong quá trình dạy học.

14

2.3.3. Một số kinh nghệm thiết kế công cụ đánh giá theo định
hướng PTNL.

17



2.3.4. Những kinh nghiệm biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra,
đánh giá theo định hướng PTNL trong môn công nghệ.

25

2.4 Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận

30
32

1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19

Cụm từ viết tắt
Sáng kiến kinh nghiệm
Hội đồng khoa học
Giáo dục và đào tạo
Đánh giá
Kiểm tra đánh giá
Phương pháp dạy học
Tài liệu bổ trợ
Thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất
Công nghệ thông tin
Trung học cơ sở
Phổ thông dân tộc bán trú
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Giáo viên
Học sinh
Ban giám hiệu
Phát triển năng lực
Cán bộ quản lí

2


Kí hiệu viết tắt
SKKN
HĐKH
GD&ĐT
ĐG
KTĐG
PPDH
TLBT
TBDH
CSVC
CNTT
THCS
PTDTBT
SGK
SGV
GV
HS
BGH
PTNL
CBQL


1. Đặt vấn đề.
1.1 Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá. Trong tình hình xã hội hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin,
khoa học phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ và làm
thay đổi lớn lao đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu
cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương
pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra. Việc cải tiến
và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá luôn luôn

được Đảng và nhà nước ta quan tâm điều đó được khẳng định
trong nghị quyết trung ương 4 khóa II, nghị quyết trung ương 2
khóa III và được pháp chế trong luật Giáo dục - Điều 24 khoản 2.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành giáo dục và đào
tạo nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng cải cách giáo dục
trên các mặt: mục tiêu, nội dung phương pháp và đánh giá. Mục
tiêu của giáo dục đã thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Nội dung và chương trình trong SGK cũng đã và đang tiếp tục
được thay đổi. Trước đây luật giáo dục coi SGK là pháp lệnh,
điều đó đã buộc giáo viên không pháp huy được tính tích cực, tự
lực của học sinh. Hiện nay SGK, SGV … chỉ được coi là phương
tiện dạy học, giáo viên có thể thay đổi thông tin một cách hợp
lý, kết hợp với phương pháp dạy học để pháp huy, năng lực tư
duy sáng tạo, tích cực của học sinh, làm cho học sinh làm việc
nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn. Đồng thời phải tác động đến
tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh. Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây
dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai
trò quan trọng. KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận
thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới
PPDH “thi sao học vậy”, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con
người theo mục tiêu giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình
thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo
đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục
thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình
học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá
của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã

hội”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra
đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những
năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt
động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi đã nhận thức được sâu sắc các
3


chủ trương, biện pháp mà cấp trên chỉ ra, hàng ngày sưu tầm sách, tài liệu liệu
liên quan để nghiên cứu. Bên cạnh đó tôi đã mạnh dạn thử nghiệm đối với bản
thân và học sinh của mình.
KTĐG có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở tạo điều kiện cho GV nắm
được sự phân hoá về trình độ, học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp
đỡ HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi; có cơ sở thực tế để điều chỉnh và hoàn thiện
quá trình dạy học. Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục
tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó
điều chỉnh hoạt động của mình; phát triển kĩ năng tự đánh giá. Giúp cho cha mẹ
HS và cộng đồng biết được kết quả dạy học (Tại chỉ thị số 47/2008/CT –
BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo
dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009 có nêu năm học 2008 - 2009 thực hiện
3 công khai trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập để người học và
xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai chất lượng đào tạo, (2) công khai các
điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) công khai thu, chi tài chính,
việc công khai kết quả dạy học góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm
học này). Đồng thời giúp cho cán bộ quản lí giáo dục nắm được các thông tin cơ
bản về thực trạng dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng.
Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới tối ưu hoá

PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự ĐG để tối ưu hoá PP học tập của mình.
1.2 Ý nghĩa và tác dụng của việc tổ chức KTĐG theo định hướng PTNL
học sinh.
* Ý nghĩa: Xuất phát từ vai trò của kiểm tra đánh giá việc
“Đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH”. Để hình thành kiến thức, kỹ
năng, thái độ và phát huy năng lực (PHNL) tích cực của học sinh
có nhiều phương pháp KTĐG khác nhau trong đó việc đổi mới
KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh mang lại kết
quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài,
mỗi chương nhằm đánh giá đúng năng lực của người học và động viên
khuyến khích học sinh trong quá trình học tập.
Do vậy đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL là hết sức cần thiết trong
quá trình triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để đảm bảo và giữ
vững quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt tạo điều kiện thiết yếu cho
việc đổi mới PPDH hướng vào hoạt động học tích cực, chủ động có mục đích rõ
ràng của người học. KTĐG kết quả học tập là sự phân tích đối chiếu thông tin về
trình độ kĩ năng học tập của từng HS so với mục tiêu dạy học được xác định.
Đổi mới KTĐG là một mắt xích quan trọng trong quá trình đào tạo. Kiểm
tra-đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin
cần thiết giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có thông tin
phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy để từ đó nâng cao chất lượng
dạy học của nhà trường.
* Tác dụng: Việc tổ chức KTĐG theo định hướng PTNL có tác dụng rất
lớn trong hoạt động dạy học, nâng cao chất4lượng đào tạo, là cơ sở để điều chỉnh


hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Là công cụ quan trọng, chủ
yếu xác định năng lực nhận thức của người học, là động lực để đổi mới PPDH,
góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo
dục.

1.3 Những mâu thuẫn giữa thực trạng và việc tổ chức KTĐG theo định
hướng PTNL: Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong trường PTDTBT THCS Mường Sai, giáo viên chưa đề
cao đến việc kiểm tra đánh giá ở các lĩnh vực nhận thức của học sinh, mà giáo
viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của
người học, chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giống
với những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành
kỹ năng đến mức nào.
Tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn chưa đổi mới phương pháp vẫn dạy học
đọc chép và kiểm tra đánh giá theo lượng kiến thức máy móc mà học sinh ghi
nhớ được. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào cách thi cử
khi mà học sinh chỉ việc chép lại bài giảng ở trên lớp hoặc sách giáo khoa. Đề
thi kiểm tra đánh giá ra theo hướng “học vẹt” dẫn tới khi thi học sinh có thể
chép đáp án ngay từ trong sách mà không cần phải học gì. Đề thi trắc nghiệm,
nhiều giáo viên có tâm lý ngại ra đề và trộn các mã đề nên chất lượng của các đề
này không cao, không đánh giá đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của học
sinh.
Đối với học sinh không quan tâm đến các bài kiểm tra đánh giá. Nhiều em
đi học để cho qua ngày, những bài KT chưa thực sự có vai tró thúc đẩy quá trình
học tập của các em. Nhiều em điểm thấp do không làm ược bài, bản thân các em
cũng không có sự thay đổi trong các tiết KT sau.
Xuất phát từ thực tiễn kết quả KTĐG của giáo viên hiện
nay. Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp
tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương
pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy
muốn đổi mới phương pháp, hình thức KTĐG thì cần có những
biện pháp cụ thể để giáo viên không lúng túng đặc biệt là biện
pháp tổ chức KTĐG theo định hướng PTNL. Nhiều giáo viên đã
sử dụng các dạng câu hỏi, bài tập KT nhưng thường là những
câu hỏi có sẵn để tiến hành đánh giá HS, nhiều khi chưa sát với

đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự
lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các
vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh
hội kiến thức. Vì vậy tăng cường công tác đổi mới kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực là việc làm cần thiết và
cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay. Tuy nhiên thực tế cho
thấy quá trình KTĐG hiện nay chưa đáp ứng, chưa phù hợp và
chưa thể hiện được hết vai trò của KTĐG.
Từ thực tế đó với mong muốn nhỏ bé và việc tìm tòi các
biện pháp, cũng như kinh nghiệm tổ chức KTĐG thích hợp của
bản thân nhằm đánh giá được,5 đúng khả năng, năng lực và phát


huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lý do
tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm : "Kinh nghiệm tổ chức kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong
dạy học môn công nghệ 6 ở trường PTDTBT trung học cơ sở
Mường Sai năm học 2014-2015"

2. Giải quyết vấn đề.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Cơ sở lí luận chung.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng
lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng
về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải

quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh
giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng
của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình,
SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ
PPDH và KTĐG kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người
học.
Vấn đề đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL nâng cao chất lượng giáo
dục đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và
phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề
thi theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010 về việc Hướng
dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa
quan tâm kiểm tra trình độ tư duy. Đề thi các môn khoa học xã hội được chỉ đạo
theo hướng "mở", gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của học
sinh, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Bước đầu tổ chức các đợt đánh giá
học sinh trên phạm vi quốc gia, tham gia các kì đánh giá học sinh phổ thông
quốc tế (PISA). Tổ chức Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học; Cuộc thi nghiên cứu khoa học
kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh trung học
nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới
hình thức tổ chức và PPDH; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả
học tập; phát triển năng lực học sinh.
6


Đổi mới kiểm tra, đánh giá là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng
chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, từng cấp. Các câu hỏi, bài
tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Đổi mới nội
dung, phương pháp theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng

lực tự học cho học sinh thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông
minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ
năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ
của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và
cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập
thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực.
Hướng tới kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời và không bỏ
sót kết quả học tập của học sinh, phải có tác dụng giáo dục và động viên học
sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời. Bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ
sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc
nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan
tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, cả
tiết tiếp thu kiến thức mới và tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo
viên phải bỏ nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn trong việc kiểm tra
đánh giá. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này.
Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của
học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy
học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và
làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao
tiếp. Cần bồi dưỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của học
sinh để đánh giá quá trình dạy học.
Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh
giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Trong đó cần chú ý: Không
tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức
trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức, phương thức,
phương tiện, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. Đổi
mới phương thức đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính
thức và không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự
học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo, đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh

hoạt giữa kiểm tra, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học
sinh phát triển khả năng tự đánh giá. Có được như vậy thì mới tự điều chỉnh
được cách dạy và cách học. Đổi mới phương tiện đánh giá là tăng cường sử
dụng công nghệ thông tin để giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời.
Đổi mới các tiêu chí đánh giá là phải đánh giá được toàn diện các mặt của giáo
dục của học sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, công bằng, khách quan, phản
ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, cơ sở
giáo dục, mục tiêu từng môn học; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảm bảo giá trị,
hiệu quả cao. Đổi mới thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh là vừa kết hợp
giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.
7


Như vậy vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo
dục đang là vấn đề cấp thiết trong hoạt động giáo dục của toàn ngành giáo dục
nói chung, của trường THCS nói riêng.
2.1.2. Một số khái niệm cơ bản
2.1.2.1. Kiểm tra.
Kiểm tra (kiến thức) là hình thức đánh giá kết quả học tập có tác dụng
củng cố, ôn tập hệ thống hóa tri thức nhằm kích thích sự học tập của học sinh.
Có nhiều loại kiểm tra kiến thức: kiểm tra thường xuyên (trong giờ học), kiểm
tra định kì (vào giữ và cuối học kì), kiểm tra tổng kết (vào cuối năm học, khóa
học). Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra
bằng test (phiếu trắc nghiệm) kiểm tra thực hành ( làm thí nghiệm, mô hình....)
2.1.2.2. Đánh giá. (Assessment)
Đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều
đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn
mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo.
Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là một khâu quan trọng không thể tách
rời của quá trình giáo dục và đào tạo nói chung, quá trình dạy học nói riêng.

Nếu coi quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò
là phản hồi của hệ thống, là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
nhằm điều khiển hệ thống đạt kết quả tối ưu nhất.
Có nhiều cách định nghĩa về khái niệm đánh giá. Đánh giá trong dạy học
là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận,
phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định
để cải thiện quá trình dạy học dựa trên cơ sở thông tin đã thu thập được một
cách hệ thống trong quá trình dạy học.
2.1.2.3 Kiểm tra đánh giá : Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi,
tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu những thông tin cần
thiết để đánh giá. “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập
hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu
đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó”
2.1.2.4. Trắc nghiệm (Test).
Theo tiếng Anh: test có nghĩa là “thử”, “phép thử” hay “bài kiểm tra”.
Theo tiếng Hán: “trắc nghiệm” là cụm từ ghép gồm “trắc” có nghĩa là đo
lường, “ nghiệm” là suy xét, chứng thực.
Với trắc nghiệm có nhiều khái niệm liên quan:
- Trắc nghiệm theo chuẩn;
- Trắc nghiệm năng lực;
- Trắc nghiệm kết quả học tập;
- Trắc nghiệm trí thông minh;
- Trắc nghiệm theo tiêu chí....
2.1.2.5. Năng lực.
Theo từ điển Tiếng Việt “Năng lực” được hiểu là “ khả năng, điều khiển
chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” (khi đề cập
tới năng lực của đối tượng nào đó) hoặc “là sản phẩm tâm lí và sinh lí tạo cho
8



con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” (khi
đề cập tới năng lực của con người)
Tóm lại: “ Năng lực là sản phẩm tâm lí, sinh lí của con người đảm bảo
thực hiện một hoạt động nào đó đạt được kết quả.” Hoặc “ Năng lực là sự tích
lũy vốn kiến thức kĩ năng và sức lực với một thái độ đúng để thực hiện thành
công một công việc nhất định, trong điều kiện nhất định”
Như vậy, dạy học chuyển từ hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng
sang hình thành và phát triển năng lực có nghĩa mục tiêu của dạy học phải đảm
bảo người học thực hiện được một công việc, giải quyết được một vấn đề, tình
huống nào đó trong một điều kiện nhất định, chứ không chỉ có những hiểu biết
về kiến thức rời rạc hoặc có kĩ năng đơn lẻ.
2.1.2.6. Đánh giá năng lực.
Theo quan điểm giáo dục phát triển, thì đánh giá kết quả giáo dục phải
hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Vì vậy đánh giá năng lực HS
được hiểu là đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Xét về bản chất thì không có mâu
thuẫn giữa hai cách đánh giá, đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng,
mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến
thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ
hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn.
Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà
trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải
nghiệm bên ngoài nhà trường (trong gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy
thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, đã đồng thời đánh
giá được cả khả năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm
của người học, chứ không chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ.
* Mục tiêu đánh giá năng lực.
Mục tiêu chính là đánh giá sự tiến bộ của người học để cải thiện việc học
tập của bản thân. Đánh giá theo mục đích này được hiểu là quá trình tương tác
liên tục giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập. Nó liên quan đến việc

giáo viên kịp thời thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng thông tin kiểm tra,
đánh giá như là bằng chứng về sự tiến bộ của học sinh.
2.2. Thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá tại trường PTDTBT
THCS Mường Sai.
2.2.1. Những thuận lợi.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ
thông, hoạt động đổi mới KTĐG đã được quan tâm tổ chức và thu được những
kết quả bước đầu thể hiện trên các mặt sau đây:
- Được sự quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức
thi, kiểm tra đánh giá của bộ giáo dục như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề thi
theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn
biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa quan
tâm KT trình độ tư duy.
- Triển khai xây dựng Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
9 học tập của học sinh. Mục tiêu của mô


hình này là đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG theo hướng khoa học, hiện đại; tăng
cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục
và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. Đặc biệt là
việc đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực học sinh góp phần chuẩn bị
cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới PPDH, KTĐG và quản lý hoạt động đổi mới
PPDH, KTĐG phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
- Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực
và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế
được nhiều tiêu cực trong thi, kiểm tra.
- Chi bộ, BGH đã tích cực tổ chức triển khai các hoạt động đổi mới

KTĐG do cấp trên tổ chức, chỉ đạo. Thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra
việc tổ chức hoạt động KTĐG của giáo viên.
- Nhận thức và trình độ của CBQL và GV trong trường được nâng cao,
đông đảo GV có ý thức sử dụng các PPDH và KTĐG tích cực; chủ động khai
thác các nguồn tư liệu tham khảo; có chú trọng đến việc tổ chức hoạt động của
HS trong dạy học, nhiều GV tích cực sử dụng các TBDH, ứng dụng CNTT trong
dạy học và KTĐG; kĩ năng KTĐG kết quả học tập của HS được nâng cao.
- Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới KTĐG. Nhiều
giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- HS đã tích cực, chủ động hơn trong hoạt động chiếm lĩnh kiến thức;
bước đầu HS đã có ý thức tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn khi
được yêu cầu...
- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới KTĐG những năm qua đã được chú
trọng. Nhiều dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang được triển khai thực
hiện trên phạm vi cả nước đã từng bước cải thiện điều kiện dạy học và áp dụng
CNTT - truyền thông ở các trường trung học, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
- Thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chi bộ, Ban
giám hiệu và các tổ khối chuyên môn.
2.2.2. Những khó khăn của hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá.
Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới KTĐG theo
định hướng PTNL ở trường PTDTBT THCS Mường Sai vẫn còn nhiều khó
khăn cần phải khắc phục. Cụ thể là:
- Quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng PTNL tại nhà
trường được GV thực hiện song làm chưa thực sự tốt. (chưa thường xuyên)
Yêu cầu, hoạt động kiểm tra đánh giá đã có song chưa đủ.
Đa số GV đã quan tâm tới việc đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL,
song bên cạnh đó trong quá trình thực hiện chưa đến nơi đến trốn, khâu coi thi,
chấm thi còn chưa làm tròn trách nhiệm, HS quay cóp, chép bài của nhau còn

khá phổ biến,...
Một số ít GV còn coi nhẹ KTĐG, do vậy trong quá trình KT thường
xuyên như KT bài cũ, 15 phút, 1 tiết việc 10
ra đề còn qua loa, có GV ra đề kiểm


tra, đề thi với mục đích dễ chấm, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách
quan, toàn diện.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung
thực, khách quan, công bằng trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh còn thụ động
trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để
giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
- Việc KTĐG chưa đảm bảo, các hình thức kiểm tra đánh giá sử dụng
trong nhà trường chưa linh hoạt.
Các hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL chưa được giáo
viên sử dụng linh hoạt. Trong KTĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá
HS, ít tạo điều kiện cho HS tự đánh giá. Việc đánh giá còn mang nặng tính chủ
quan của GV do chưa có chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt được nên kết
quả đánh giá giữa các GV, giữa các trường thường khác nhau.
Nhiều giáo viên đã chú trọng quan tâm đến công tác ĐG song vẫn chỉ tập
trung chủ yếu vào đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giá thường
xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục.
- Nhiều giáo viên chưa thiết kế được các công cụ đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực.
Khả năng thiết kế công cụ đánh giá theo định hướng PTNL của giáo viên
còn hạn chế.
Các dạng đề kiểm tra, hình thức KTĐG còn đơn điệu chưa thể hiện được
sự thân thiện, tích cực trong KTĐG và học tập của HS; mà chỉ tập trung chú ý
vào việc cho điểm bài kiểm tra.
Đề thi kiểm tra đánh giá ra theo hướng “học vẹt” dẫn tới khi thi học sinh

có thể chép đáp án ngay từ trong sách mà không cần phải học gì. Đề thi trắc
nghiệm, nhiều giáo viên có tâm lý ngại ra đề và trộn các mã đề nên chất lượng
của các đề này không cao, không đánh giá đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
của học sinh.
Việc KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích,
động viên HS, không đánh giá đúng trình độ của HS. Phần lớn lời phê, sửa lỗi
bài làm của HS còn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho
HS...một số lời phê của GV thiếu thân thiện gây chán nản cho HS.
- Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng
PTNL còn thiếu đồng bộ, chưa theo trình tự.
Một số giáo viên chưa nắm vững quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập theo
định hướng PTNL cho công tác KTĐG, nên các bài KT còn mang nặng tính chủ
quan của người dạy.
Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy
học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các
hoạt động đánh giá thường xuyên, định kỳ, đánh giá diện rộng được tổ chức
chưa thật sự đồng bộ hiệu quả.
Hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới PPDH, KTĐG thể
hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy muốn đổi mới
11


phương pháp dạy học, KTĐG thì cần có những biện pháp cụ thể
để giáo viên không lúng túng đặc biệt là biện pháp tổ chức
KTĐG theo định hướng PTNL. Nhiều giáo viên đã sử dụng các
dạng câu hỏi, bài tập, các hình thức KT khác nhau nhưng thường
là những câu hỏi có sẵn để tiến hành đánh giá HS, nhiều khi
chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được
năng lực tự lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải
quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ động trong

việc lĩnh hội kiến thức.
Đối với học sinh không quan tâm đến các bài kiểm tra đánh giá. Nhiều em
đi học để cho qua ngày, những bài KT chưa thực sự thúc đẩy quá trình học tập
của các em. Nhiều bài điểm thấp bản thân các em cũng không có sự thay đổi
trong các tiết KT sau.
Qua đó ta thấy được thực trạng về KTĐG hiện nay. Từ đó đã thúc đẩy
việc đổi mới KTĐG, đặc biệt đổi mới KTĐG theo dịnh hướng phát triển năng
lực nhằm đạt được mục tiêu giáo dục là cần thiết.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo định hướng phát triến năng lực tại trường
PTDTBT THCS Mường Sai năm học 2014-2015.
Để tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triến năng lực trong môn công nghệ 6 tôi đã tiến hành các biện pháp
sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định
hướng PTNL phải đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá.
KT nhằm trực tiếp đánh giá kết quả học tập của HS và cũng là đánh giá
kết quả dạy học của GV. Để đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL GV cần xác
định, nắm chắc được các yêu cầu của KTĐG bao gồm: Kiểm tra, đánh giá phải
đảm bảo tính khách quan (chính xác), công bằng, toàn diện, phát triển, đảm bảo
tính công khai, theo mục tiêu giáo dục đặc biệt là đánh giá được các năng lực
khác nhau của học sinh .
Nhận thức được tầm quan trọng của các yêu cầu trên hết sức cần thiết
trong quá trình tổ chức KTĐG theo định hướng PTNL. Do đó tôi đã tiến hành
thực hiện các bước sau:
Bước 1: xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, ra đề kiểm tra cho các lớp
nhằm phân loại đối tượng HS khác nhau theo mức độ nhận thức của các em (vì
nhận thức của HS trong lớp không đồng đều).
Việc KTĐG kết quả học tập hiện nay còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích
thích, động viên HS, GV ra đề quá khó làm cho những HS có học lực trung bình

thấy quá khó, từ đó sinh ra tâm lí chán nản, hoặc quá dễ đối với HS khá giỏi sẽ
dẫn đến HS chủ quan, tâm lí thoả mãn, không đánh giá đúng trình độ của mình.
Vì vậy trong một tiết KT tôi đã ra ít nhất 2 dạng đề/lớp theo các mức độ nhận
thức của HS.
+ Dạng 1: dành cho HS trung bình.
+ Dạng 2: dành cho HS khá, giỏi.
12


Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, ra đề kiểm tra tôi đã tiến hành xác
định:
- Mục tiêu: cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức
từ đơn giản đến phức tạp và các mức độ phát triển năng lực của HS.
- Nội dung KTĐG dựa trên mục tiêu, trọng tâm của từng bài, từng
chương, chủ đề.... bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để ra đề kiểm tra một cách
toàn diện.
- Sử dụng công cụ đánh giá linh hoạt, đa dạng tạo điều kiện cho học sinh
khai thác, vận dụng các kiến thức, kỹ năng liên môn phát triển một cách toàn
diện.
- KTĐG một cách toàn diện cả lí thuyết, năng lực thực hành, lựa chọn tỉ lệ
về kiến thức và kĩ năng phù hợp.
- Đề KTĐG phải đảm bảo được sự phân hoá HS: HS có trình độ cơ bản,
nâng cao, HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Kết hợp giữa đánh giá
trong và đánh giá ngoài để đánh giá khách quan hơn.
Bước 2: Sắp xếp vị trí chỗ ngồi theo ý định.
Trong 1 tiết KT do thời gian có hạn tôi đã tranh thủ vào trước 5 phút, sắp
xếp vị trí cho HS ngồi xen kẽ theo đề chẵn lẻ để đảm bảo khách quan, tránh tình
trạng nhìn bài, chép bài của nhau.
Bước 3: Phát đề kiểm tra, coi một cách nghiêm túc.
Bước 4: Cho Hs tự “tố nhau”.

Điều này giúp cho quá trình KTĐG được công bằng giữa các HS, vì các
em sẽ không nhìn được bài của nhau, không được quay cóp.
Bước 5: Thu bài và chấm bài một cách chính xác, khách quan, công bằng.
Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức KTĐG, là
một nguyên tắc cơ bản nhất vì tính khách quan, công bằng đảm bảo sự tương
ứng giữa kết quả đánh giá với chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh, quyết
định tới tính chính xác của KTĐG, phản ánh đúng KQHT, tu dưỡng của học
sinh, phản ánh đầy đủ những tiến bộ và những thiếu sót cơ bản của học sinh.
Vì vậy trong quá trình chấm bài tôi không áp đặt, thiên vị, không mang
tính chủ quan, không tùy tiện thay đổi điểm số trong việc đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo sở thích, trình độ, cá tính, hoàn cảnh lúc chấm bài cho dù
bạn đó là lớp trưởng, lớp phó hay có quan hệ cá nhân với phụ huynh học
sinh......
Bước 6: Trả bài để HS tự đánh giá và kiểm tra lại bài của mình và của
bạn.
Tôi đã trả bài và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập bằng các
đưa ra đáp án để so sánh, tạo điều kiện cho các em đánh giá bài làm của bản
thân và của các bạn trong lớp, phân biệt được đúng, sai, tìm ra nguyên nhân để
rút kinh nghiệm cho bài sau , đồng thời cải tiến phương pháp học tập, rèn luyện
tư duy sáng tạo. Vì vậy các em rất thích thú khi được tự mình kiểm tra đánh giá
bài của bạn. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt
động kiểm tra đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn. Song
môn công nghệ không có tiết trả bài nên bản thân tôi phải xắp xếp thời gian để
trả bài tạo điều kiện cho HS tự ĐG cho
13khách quan, công bằng, công minh.


Ngoài ra trong quá trình dạy học khi tổ chức các hoạt động KTĐG như
KT miệng, 15 phút, hay trong các hoạt động dạy - học tôi cũng tiến hành các
bước tương tự và luôn đảm bảo yêu cầu khách quan, công bằng, chính xác, toàn

diện theo mục tiêu giáo dục. Song mỗi cá nhân để thành công trong học tập,
thành đạt trong cuộc sống cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do
vậy tôi đã sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm KTĐG được, đúng
các loại năng lực khác nhau của HS, để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động
dạy học của mình bằng cách.
+ Cách thứ nhất: Trong điều kiện cho phép và với chủ đề cụ thể, tôi yêu
cầu HS thực hiện một hoạt động trọn vẹn rồi đánh giá mức độ thực hiện các hoạt
động đó.
VD: Yêu cầu HS thực hiện hoạt động cắm hoa, hay chế biến món trộn hỗn
hợp rồi đánh giá năng lực hình thành trong quá trình cắm hoa, chế biến món ăn
theo mức độ khác nhau.
+ Cách thứ hai: Với mục tiêu của chủ đề hoặc hoạt động đòi hỏi thời
lượng và điều kiện CSVC lớn đáp ứng cho KTĐG tôi tiến hành phân tích năng
lực của chủ đề đó ra các kiến thức, kĩ năng rồi thực hiện lựa chọn để chỉ đánh
giá những kiến thức kĩ năng cơ bản, chủ yếu.
- Với việc xác định và làm rõ các năng lực chuyên biệt là căn cứ quan
trọng để tôi xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, KTĐG. Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá
năng lực của HS. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu
kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của
thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy
sáng tạo. Từ đó hình thành nên nhiều năng lực cho HS đem lại hiệu quả trong
giáo dục.
* Vai trò: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng
trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, cũng như chất
lượng giáo dục của nhà trường.
Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học
sinh.
* Tác dụng: Qua quá trình thực hiện tổ chức KTĐG theo định hướng
PTNL đã đánh giá đúng đối tượng học sinh, bản thân giáo viên đã nắm chắc các

yêu cầu, quy trình đánh giá HS theo định hướng PTNL.
* Hiệu quả: Quá trình thực hiện tổ chức KTĐG theo định hướng PTNL
học sinh đã được đánh giá khách quan, công bằng, toàn diện, công khai, đảm
bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính phát triển; đã đánh giá được các năng lực
khác nhau của HS.
2.3.2. Biện pháp 2 : Một số kinh nghiệm sử dụng linh hoạt các hình
thức kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra
đánh giá nhằm ĐG đúng, chính xác kết quả học tập, năng lực của HS trong tiết
dạy bằng cách:
Thứ nhất: Đánh giá thông qua quan sát: đây là một hình thức đánh giá
rất quan trọng, nó giúp cho GV có cái nhìn
14 tổng quan về thái độ, hành vi, sự


tiến bộ của các kỹ năng học tập của HS suốt cả quá trình dạy học, để từ đó có
thể giúp cho HS có thái độ học tập tích cực và tăng cường các kỹ năng học tập.
Vì thế trong giờ học Tôi tiến hành quan sát hành vi, cử chỉ, thái độ HS qua các
quan sát:
+ Quan sát thái độ trong giờ học;
+ Quan sát tinh thần xây dựng bài;
+ Quan sát thái độ trong hoạt động nhóm,
+ Quan sát kỹ năng trình diễn của HS;
+ Quan sát HS thực hiện các yêu cầu của GV trong lớp học;
+ Quan sát một sản phẩm thực hiện trong giờ học....
Để đánh giá HS thông qua quan sát tôi đã thiết kế phiếu học tập, hoặc
quan sát tự do các hoạt động xảy ra trong mỗi giờ học, sau đó thông báo với HS
những gì tôi đã quan sát được sau mỗi giờ học nhằm giúp cho HS có ý thức hơn
trong các giờ học sau.
Thứ hai: Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm.

GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của
HS hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm
trong quá trình dạy bài mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học
hoặc chẩn đoán những khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá
trình dạy, giúp HS cải thiện việc học tập của mình.
Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận nhóm là cơ hội để làm
tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của HS. GV có thể sử dụng các
kỹ thuật dạy học như kỹ thuật Tia chớp, kỹ thuật Công não...để thu được
nhiều thông tin phản hồi từ HS.
Tăng cường quá trình thảo luận nhóm trong các giờ học giúp HS rèn
luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề.....
™ Thứ ba: Học sinh tự đánh giá.
Đây là hình thức HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng và mục tiêu học tập
của chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học. HS có thể đánh giá kiến thức,
thái độ lẫn nhau trong các giờ học.
Để tạo điều kiện cho HS tự đánh giá GV có thể sử dụng bài kiểm tra, xây
dựng bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự đánh giá, bài báo cáo và thiết kế
bảng điểm kèm theo.
- Đối với các bài kiểm tra trên lớp (15 phút, phiếu học tập...): Sau khi HS
làm bài xong, tôi yêu cầu HS đổi bài cho nhau rối đưa ra đáp án để HS tự đánh
giá bài của bạn sau đó đưa lại bài làm và tự KTĐG lại bài của mình thông qua
việc cung cấp cho các em đáp án của bài kiểm tra.
- Đối với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo: tôi đã yêu cầu HS thực
hiện các bài tập, báo cáo, sau đó các cho các em tự đánh giá bài làm của mình
thông qua bảng điểm.
Ví dụ: GV ra bài tập yêu cầu HS tóm tắt nội dung kiến thức vừa học.
Bảng điểm đơn giản có thể thiết kế như sau:
- Rất tốt: HS tóm tắt nội dung đầy đủ, có ví dụ vận dụng sáng tạo và trình
15



bày rõ ràng, súc tích, có hệ thống.
- Tốt: HS tóm tắt nội dung đầy đủ, có ví dụ vận dụng và trình bày rõ ràng,
có hệ thống.
- Đạt yêu cầu: HS tóm tắt nội dung đầy đủ và trình bày chưa thể hiện tính
hệ thống.
- Cần cố gắng thêm: HS tóm tắt nội dung chưa đầy đủ và trình bày chưa rõ
ràng.
- Chưa hài lòng: HS tóm tắt nội dung còn nhiều sai sót và trình bày lủng
củng.
™Thứ tư: Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi
khác.
- Sau khi dạy xong một bài/nội dung, đề nghị HS trả lời vào giấy hai câu
hỏi: Nội dung (kỹ năng) quan trọng nhất bạn đã học được là gì? Điều gì chưa
hiểu trong bài? Với việc trả lời hai câu hỏi này đã gợi ra được cho GV những gì
HS đã học được và những gì HS chưa học được để hướng dẫn thêm.
- Yêu cầu HS thiết kế lược đồ tư duy hoặc bản đồ khái quát về nội dung
bài học trước hoặc sau khi học. Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến
thức gì và những gì chưa biết hoặc chưa được học và HS biết cách hệ thống
hóa kiến thức.
- Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn.
-Yêu cầu mỗi HS đều viết câu trả lời ngắn cho câu hỏi: kiến thức vừa
học có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi về một nội dung nhất định và đưa ra câu trả lời
cho nội dung đó...
Thứ năm: Kiểm tra đánh giá thông qua bài kiểm tra:
Đây là hình thức đánh giá hiện đang áp dụng phổ biến. Người dạy có thể
đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút hay 45 phút. Có thể sử
dụng hình thức tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh
giá xem HS đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho

HS để học tập tốt hơn hoặc GV có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với
trình độ lĩnh hội của HS.
Để thực hiện đánh giá được sâu sắc, đúng, đủ và toàn diện hơn tôi đã
tiến hành đánh giá thông qua bài kiểm tra (bài 15 phút, bài 1 tiết...) theo quy
trình đánh giá như sau:
Bước 1: Cho HS làm bài kiểm tra.
Bước 2: GV công bố đáp án cho đề kiểm tra.
Bước 3: GV yêu cầu HS chấm bài của bạn sau đó tự chấm lại bài làm
của mình
Bước 4: GV thu bài, kiểm tra lại việc chấm bài của HS và đánh giá.
Trong bước 4, tôi không chỉ căn cứ vào nội dung bài làm để chấm điểm
mà quan trọng hơn phải đánh giá về cách trình bày, chữ viết, bố cục.... phải
nhận xét chi tiết, tỉ mỉ bài làm của HS, nội dung nào được, nội dung nào chưa
được, diễn đạt như thế nào, bố cục có logic không.....
Bước 5: GV trả bài cho HS và nhận
16 xét.


Cần có 01 tiết học để trả bài kiểm tra 45 phút. GV nhận xét chi tiết bài
kiểm tra cho HS, nhận xét bao gồm: Nhận xét chung toàn lớp; nhận xét nhóm
tốt, tuyên dương những người làm bài tốt và cụ thể khen về vấn đề gì; nhận
xét nhóm chưa tốt, chưa tốt là vì những lý do gì. Sau đó, GV trả bài cho HS và
các em tự đọc nhận xét của GV. Nếu em nào có thắc mắc GV sẽ trả lời cụ thể.
Song đối với môn công nghệ theo PPCT thì không có tiết trả bài vì vậy bản thân
tôi đã bố trí thời gian trả bài cho phù hợp.
™* Vai trò:
Thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút hay 45 phút hay quá trình
quan sát HS học tập, cho thấy HS được đánh giá chính xác để từ đó giáo viên đề
ra được những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
HS nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân trong môn học, cũng như nhận

thấy khả năng của mình. Điều này có tác dụng động viên HS rất lớn, góp phần
quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá
giáo dục.
* Tác dụng: Vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá giúp
cho GV không chỉ ĐG mà HS cũng tham gia đánh giá.
Thông qua những hình thức này GV chủ động, tích cực hơn trong việc
KTĐG.
Đã kịp thời động viên khuyến khích HS, HS hứng thú với môn học và
đem lại kết quả cao hơn.
* Hiệu quả: HS cũng đã tích cực hơn trong việc ĐG, số HS chưa mạnh
dạn nay đã mạnh dạn hơn khi được tự mình ĐG kết quả.
GV có nhiều hình thức lực chọn để ĐG kết quả không phụ thuộc vào kết
quả bài kiểm tra như trước kia. GV chủ động hơn trong qua trình KTĐG.
2.3.3. Biện pháp 3 : Một số kinh nghiệm tổ chức thiết kế công cụ đánh giá
theo định hướng PTNL.
Tổ chức KTĐG cần có những công cụ ĐG vì vậy Tôi đã trang bị cho
mình kĩ năng thiết kế công cụ ĐG theo định hướng PTNL như sau:
2.3.3.1 Kỹ năng thiết kế câu hỏi, bài tập.
- Trong quá trình tổ chức KTĐG bản thân tôi đã nắm vững và vận dụng
thành thạo quy trình đặt câu hỏi gồm 5 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Bước 2: Phân tích nội dung bài học.
Bước 3: Xác định các kiến thức có thể chuyển hóa thành câu hỏi.
Bước 4: Diễn đạt nội dung kiến thức thành câu hỏi.
Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống phù hợp với mục
đích lý luận dạy học.
- Hiểu biết về nguyên tắc, quy trình thiết kế câu hỏi tự luận, câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và vận dụng để thiết kế câu hỏi.
- Hiểu rõ và có khả năng vận dụng để đặt câu hỏi theo thang phân loại
Nhận thức (4 mức: nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng sáng tạo).

Ví dụ đặt câu hỏi theo thang phân loại nhận thức: Bài 16 Vệ sinh an
toàn thực phẩm có thể đặt các câu hỏi tương ứng với các mức như sau:
Mức 1: Nêu khái về nhiễm trùng, nhiễm
độc thực phẩm?
17


Mức 2: Phân biệt nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Mức 3: Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Mức 4: Vận dụng kiến thức để lựa chọn những thực phẩm không bị nhiễm
trùng, nhiễm độc?
- Bài tập để đánh giá có thể là các bài tập, có thể là các câu hỏi về nội
dung bài học, thực hiện phiếu học tập:
Ví dụ: Bài 25 Thu nhập của gia đình.
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập với các nội dung sau:
- Lập dàn ý nội dung bài vừa học (có thể sử dụng bản đồ tư duy).
- Tóm tắt các nội dung chính trong mục...;
- Hoàn thành phiếu học tập số 1, 2, 3....
HS có thể đưa ra những nội dung sau.
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật gồm
+ Thu nhập bằng tiền: thu nhập của gia đình công nhân viên chức,
buôn bán dịch vụ.
+ Thu nhập bằng hiện vật: thu nhập của gia đình sản xuất.
+ Biện pháp tăng thu nhập: Làm nghề phụ….
2.3.3.2. Kỹ năng thiết kế đề kiểm tra.
Để biên soạn đề kiểm tra tôi đã tìm hiểu và vận dụng thành thạo quy trình
thiết kế ma trận đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 6
bước.
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh

sau khi học sinh học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một
cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm
tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học
sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.
Tôi đã sử dụng các hình thức đề kiểm tra sau:
- Đề kiểm tra tự luận.
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và
câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên tôi kết hợp một cách
hợp lý các hình thức đó sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra của từng bài,
từng chương và từng chủ đề, để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết
quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm
tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận:
làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần
tự luận.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức
chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp
độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm
18có vận dụng ở cấp thấp và vận dụng


cp cao). Trong mi ụ chun kin thc k nng chng trỡnh cn ỏnh giỏ,
t l 5 s im, s lng cõu hi v tng s im ca cỏc cõu hi.
S lng cõu hi ca tng ụ ph thuc vo mc quan trng ca mi
chun cn ỏnh giỏ, lng thi gian lm bi kim tra v s im quy nh cho
tng mch kin thc, tng cp nhn thc.

Bc 4: Biờn son cõu hi theo ma trn
Bc 5: Xõy dng hng dn chm v thang im
Bc 6: Xem xột li vic biờn son kim tra
Nờn xõy dng cỏc kim tra cú 4 mc nhn thc theo hng
dn ca B GD v T. Cú th vn dng quan im PISA thit k cỏc
kim tra nhm ỏnh giỏ nng lc gii quyt vn ca ngi hc, c bit l
tớch hp c kin thc liờn mụn.
Vớ d: kim tra 1 tit
Bc 1. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Đánh giá đợc kết quả của học sinh về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
- Qua kết quả kiểm tra, hs rút kinh nghiệm cải tiến phơng pháp học tập.
- Qua kết quả kiểm tra GV cũng có đợc những suy nghĩ cải tiến, bổ sung
cho bài giảng hấp dẫn hơn, gây đợc sự hứng thú học tập của học sinh
- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm tức trong giờ kiểm tra.
Bc 2: Xỏc nh hỡnh thc kim tra.
- T lun.
Bc 3: Thit lp ma trn kim tra.
Cp
ch
1. Sắp xếp đồ
đạc hợp lí
trong nhà
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
2 Giữ gìn nhà
ở sạch sẽ ngăn
nắp

Nhn bit


Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %

Vn dng thp

- Nêu c vai trò
ca nhà ở đối với
đời sống con ngời
C1
2
Vn dng vào
bản thân gia đình
để giữ gìn nhà ở
sạch sẽ ngăn nắp
C2.2
2

Phân tích đợc ý
nghĩa của cây
cảnh và hoa
trong trang trí
nhà ở
C3
2
Biết cách xác định

độ dài cành hoa.
C4.1
2

Cng

1

3
30%

1

1
Vẽ đợc sơ đồ v
cắm hoa dạng
thẳng đứng
C4.2
2

1
3
30%

Vn dng
cao

1
Giải thích đợc vì
sao phải giữ gìn

nhà ở sạch sẽ
ngăn nắp
C2.1
1

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
3. Trang trí
nhà ở bằng
cây cảnh và
hoa
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
4 . Cắm hoa
trang trí

Thông hiu

2

19 ma trn.
Bc 4: Biờn son cõu hi theo

4
40%

1
4


2

3

2

3

10
100%


Câu 1: Nhà ở vai trò gì đối với đời sống con ngời? Lấy ví dụ?
Câu 2: Tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Bản thân em đã làm
gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Em có mt phòng nh hoc mt khu vc
riêng hc tp, ng, ngh:
Em s lm gì hng ngy ch ca em luôn ngn np, sch p?
Câu 3: Phân tích ý nghĩa của cây cảnh và hoa trang trí trong nhà ở? Công
việc trồng cây cảnh, cắm hoa có lợi ích gì cho gia ỡnh ?
Câu 4: Viết kí hiệu và xác định độ dài các cành chính, cành phụ trong
cắm hoa trang trí? Vẽ sơ đồ v cắm 1 bỡnh hoa dạng cơ bản dạng thẳng đứng?
Bc 5: Xõy dng hng dn chm v thang im.
Đáp án
Biểu điểm
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con ngời, bảo vệ con ngời tránh
Câu1.

khỏi những ảnh hởng xấu của thiên nhiên và xó hi
- Ví dụ : Giúp con ngời tránh đợc những tác hại của môi

trờng nh: gió, bão, nắng nóng, tuyết lạnh, đáp ứng đợc
những nhu cầu thiết yếu của con ngời nh: nhu cu n, ,
ng ngh ..

Câu 2: ý nghĩa của cây cảnh và hoa trang trí nhà ở:
+ Làm tăng vẻ đẹp của nhà ở
+ Cây cảnh góp phần làm trong sạch không khí
+ Con ngời thấy gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu cuộc
sống
* Lợi ích của công việc trồng cây cảnh, cắm hoa :
+ Trồng, chăm sóc cây cảnh, cắm hoa trang trí đem lại
niềm vui th giãn cho con ngời sau những giờ lao động, học
tập mệt mỏi.
+ Nghề trồng cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập đáng
kể cho nhiều gia đình.

Câu 3:
+ Cành chính thứ nhất: (KH: I ) =1-1,5 (D+h)
+ Cành chính thứ hai: (KH: I ) =2/3 I
+ Cành chính thứ ba: (KH: ) = 2/3 I
+ Các cành phụ ( KH: T ) có chiều dài ngắn hơn các cành
chính mà nó đứng bên cạnh.
D là đờng kính lớn nhất của bình
h là chiều cao của bình
S cm
0o
o
10 15
45o


75o
90o

Câu 4:

* Phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, vì:
- Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình
- Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc
khi dọn dẹp
- Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở
* Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn
nắp:
20




- Có nếp sống, nếp sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp.
- Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở : quét dọn
trong phòng và xung quanh nhà, lau bụi trên đồ đạc
- Thờng xuyên dọn dẹp nhà ở.
* Vic lm hng ngy ch luụn ngn np sch p
- Dn dp, lau chựi thng xuyờn.
- Cỏc vt dng sau khi dựng li ỳng v trớ.
- Trang trớ mt vi bc tranh hoc mt s vt, hoa.
2.3.3.3. K nng thit k bng hi
- Bng hi giỳp GV khai thỏc, thu thp thụng tin v thỏi ca HS. Bng
hi c s dng trc hoc sau khi hc xong kin thc, k nng ca bi hc.
HS cú th hon thnh bng hi nh hoc trờn lp. GV x lớ kt qu bng
hi, phõn loi, xỏc nh mc t c v thỏi ca mi HS. Phõn tớch

nguyờn nhõn dn n thỏi lch lc ca HS, iu chnh hot ng dy.
- Bng hi l cụng c s dng cho HS t ỏnh giỏ trong quỏ trỡnh hc tp.
Vỡ vy thit k bng hi tụi ó thc hin theo cỏc bc sau:
Bc 1: Xỏc nh cỏc mc tiờu thit k bng hi.
Bc 2: Thit k cỏc cõu hi cn thit v cỏc phng ỏn chn.
Bc 3: Sp xp cỏc cõu hi theo mt trt t logic
Vớ d: Bi 15 C s ca n ung hp lớ. Bi 21 T chc ba n hp lớ trong gia
ỡnh.
1. Mc tiờu.
- Nờu c nhu cu ca c th v cỏc cht dinh dng.
- Trỡnh by c th no l n ung hp lớ, vỡ sao phi n ung hp lớ.
- Nờu c cỏch n ung m bo hp lớ, khoa hc v vn dng c vo
cuc sng.
2. Cỏc hot ng dy hc v kim tra ỏnh giỏ.
Hot ng 1. Hot ng khi ng.
Hiu bit ca em v vai trũ ca cỏc cht dinh dng.
Quan sỏt cỏc bc tranh v tr li cõu hi.

1

2

3

4
5
6
in tờn cỏc nhúm cht dinh dng vo v trớ phự hp vi cỏc bc tranh
1,2,3,4,5,6 v ghi ngun cung cp
21 vo bng sau.



Các bức
Nhóm chất dinh
Nguồn cung cấp
Vai trò của các chất
tranh
dưỡng
chất dinh dưỡng
dinh dưỡng
1
2
3
4
5
6
Sau đó tôi đưa thêm cột vai trò các chất dinh dưỡng và yêu cầu HS lên bảng
điền vào bảng đó-> để HS tự nhận xét.
? Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?
Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. (Với hoạt động này đã hình thành cho HS
nhiều kĩ năng: Sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, tự đánh giá....)
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
GV : Yêu cầu HS đọc nghiên cứu thông tin SGK
Hàng ngày khi lao động, học tập, vui chơi con người đều cần năng lượng.
Vậy năng lượng và các chất dinh dưỡng đó lấy từ đâu? Em hãy quan sát sơ đồ
sau để biết thức ăn cung cấp gì cho cơ thể.
Thức ăn
Năng lượng
- Hoạt động thể lực: (học tập, vui chơi, lao động, thể
- Chất béo

dục.....)
- Chất đạm
- Chuyển hóa cơ bản (hoạt động của cơ quan trong cơ thể)
- Chất đường bột
Vật chất cần thiết
- Vitamin
- Trẻ em đang lớn
- Chất khoáng
- Tái tạo tế bào, phục hồi, bù đắp hao tổn.
- Nước
- Tạo chất miễn dịch, chống bệnh.
- Chất sơ.
- Nuôi thai, tiết sữa (phụ nữ mang thai cho con bú.)
Quan sát các bức tranh sau và tìm mối liên hệ với các nội dung sau.

A

B

C

Thảo luận để trả lời các câu hoi dưới đây.
a. Em có nhận xét gì về thể trạng của các bạn trong các bức tranh trên và
nêu nguyên nhân dẫn đến kết quả thể trạng như vậy rồi ghi vào bảng sau:
Bức tranh
Thể trạng
Nguyên nhân
A
B
C

22


b. Những người gầy yếu thường thiếu chất dinh dưỡng nào?
c. Với những người béo phì làm thế nào để giảm cân?
d. Theo em ăn uống như thế nào để cân bằng dinh dưỡng?
Với việc trả lời câu hỏi tôi kết hợp cho Hs đánh giá, nhận xét, so sánh với kết
quả của GV để đảm bảo tính công bằng, khách quan, phát huy nhiều năng lực
của HS.
Hoạt động 3: tìm hiểu về ăn uống hợp lý.
Gv yêu cầu Hs đưa ra khái niệm về ăn uống hợp lí thông qua các bức tranh
sau:

Tôm rang

Cá rán

Thịt kho

Cơm

thịt nướng
Bữa ăn số 1

Canh cá nấu măng

Rau muống xào
Đậu côve xào
Bữa ăn số 2


Bữa ăn số 3.
? Bữa ăn hợp lý cần những chất dinh dưỡng nào?
? Quan sát hình ảnh 3 bữa ăn trên, nhận xét về mức độ cung cấp các chất
dinh dưỡng trong bữa ăn rồi đánh dấu vào bảng sau theo kí hiệu: (+: Vừa đủ);
(++: thừa); (- : thiếu)
Bữa ăn cung cấp
Bữa ăn số 1
Bữa ăn số 2
Bữa ăn số 3
- Chất béo
- Chất đạm
- Chất đường bột
- Vitamin
- Chất khoáng
23


- Nước
- Chất sơ.
Kết luận: Bữa ăn có hợp
lý không? Vì sao?
Tháp dinh dưỡng cho biết lượng thức ăn cần cho mỗi người trong 1 tháng để
đảm bảo dinh dưỡng hợp lí. Hãy quan sát và điền thông tin vào bảng sau:

Mức độ ăn
Loại thức ăn
Lượng ăn/tháng
Ăn hạn chế
Ăn ít
Ăn có mức độ

Ăn vừa phải
Ăn đủ
Hoạt động 4: Hoạt động thực hành, ứng dụng.
? Nhớ lại và kể với bạn em những thức ăn mà em ăn trong 3 ngày gần
đây, ghi lại theo mẫu bảng sau:
Ngày
Bữa sáng
Bữa trưa
Bữa tối
1
2
3
Thảo luận với bạn ăn uống như vậy đã hợp lí chưa? Giải thích tại sao?
Yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu hỏi sau?
1. Bé Bi, em bạn Hà rất thích ăn xúc xích. Hôm nào đi đón Bi ở trường
mẫu giáo, bà đều mua cho Bi mấy cái xúc xích bán ở cổng trường. Vì thế, đến
bữa ăn tối Bi hầu như không muốn ăn gì. Bà bảo xúc xích đã đủ chất rồi
không cần ăn gì nữa cũng được. Theo em như vậy có đúng không? Bé Bi có
nên ăn xúc xích trừ bữa không? Vì sao?
2. Em hãy ghi lại cách ăn uống của mình ghi ra 3 điều cần thực hiện để
đảm bảo ăn uống hợp lí. Em nên nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn
bè điều gì để cùng thực hiện việc ăn uống hợp lí?
* Những năng lực được hình thành qua chủ đề.
• Năng lực giải quyết vần đề.
24


• Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
• Năng lực tự học, tự đánh giá.
• Năng lực lựa chọn và đánh giá.

* Vai trò: Qua hoạt động của 2 bài HS sẽ thấy được mối liên hệ về kiến
thức, sự logic giữa các hoạt động, từ đó phát triển nhiều năng lực, đảm bảo
quá trình KTĐG ngay trong tiết dạy hình thành cho HS những kĩ năng, kĩ xảo
mà vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học.
* Tác dụng : GV đã làm chủ được phương pháp, nắm chắc các phương
pháp, kĩ năng đánh giá có vai trò quan trọng trong khâu ra đề, câu hỏi trong quá
trính soạn bài lên lớp.
* Hiệu quả: Giáo viên đã thu thập được những kinh nghệm thực tế, có
những kĩ năng cơ bản cho việc KTĐG học sinh theo định hướng PTNL.
2.3.4 Biện pháp 4 : Kinh nghiệm biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra,
đánh giá theo định hướng PTNL trong môn công nghệ.
Tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định
hướng năng lực của một chủ đề cần thực hiện theo các bước sau.
- Bước 1: Xác định các chủ đề môn học và mục tiêu về năng lực của chủ
đề.
- Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo các mức độ của
năng lực Chuẩn kiến thức, kĩ năng được xác định căn cứ theo chuẩn được quy
định trong Chương trình môn công nghệ hiện hành.
Lưu ý, theo định hướng hình thành và phát triển năng lực khi xác định
chuẩn kiến thức kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và
phát triển sau khi học chủ đề.
- Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực:
bảng mô tả các mức độ đánh giá theo năng lực nhằm cụ thể hoá chuẩn KT-KN
theo các mực độ khác nhau, nhằm đánh giá được khả năng đạt được của HS. Vì
thế tôi đã sắp xếp và xác định đúng các mức độ nhận thức trong quá trình xây
dựng câu hỏi bài tập KTĐG theo mức: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp –
vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ cần chú ý đến hướng
phát triển của HS qua từng mức độ, để đến mức độ vận dụng cao chính là HS đã
có được mức độ cao của năng lực cần thiết cho mỗi chủ đề.
- Bước 4: Xác định các hình thức/công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi, bài

tập): công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm
cung cấp các bằng chức cụ thể liên quan đến các chủ đề và nội dung học tập,
tương ứng với các mức độ trên. Bên cạnh đó tôi đã tăng cường thêm các bài tập
thực hành, gắn với các tình huống của cuộc sống, tạo cơ hội để HS được trải
nghiệm theo các bài học.
Câu hỏi định tính, định lượng bao gồm các dạng sau:
• Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
• Câu hỏi tự luận.
• Câu hỏi mở.
• Phiếu quan sát làm việc nhóm.
• Các bài tập thực hành bao gồm:25thực hành thí nghiệm, bài tường trình,…


×