Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.89 KB, 46 trang )

1

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC- LÊNIN

ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI SỰ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

TP.HCM , Ngày 27 tháng 11 năm 2010


2

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC- LÊNIN

ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD:NGÔ VĂN DUẪN
Lớp
:DHTP4TCLT
Nhóm 3



TP.HCM , Ngày 27 tháng 11 năm 2010


3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................3



4

PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài..........................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................6
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................7
I. Khái quát về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển...................................7
1.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển. ..........................9
1.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển nguồn nhân lực và
nền kinh tế của nước nhận đầu tư............................................................................13
II. Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta....................................................................17
2.1. Tình trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.................................18
III. Những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò nguồn nhân lực con người ở Việt
Nam hiện nay. .............................................................................................................28
3.1.1. Một vài khái niệm......................................................................................29
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trên con đường
phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc đặt

nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu
thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn,
lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm
chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác. Vì thế, để phát triển kinh
tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự
nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ (KHKT–
CN) tiên tiến hiện đại…

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết
định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước
ta. Giáo dục - đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con
đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực. Với những triển vọng tốt đẹp nền
giáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả
năng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng
một đất nước giàu mạnh. Chính vì tầm quan trọng và mong muốn được tìm
hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà chúng tôi
cùng đưa ra quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự
phát triển nền kinh tế ở Việt Nam”
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. [Trích Hồ Chí Minh: Sách đã
dẫn (Sđd), 1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản
xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. [V.I.Lênin: Sđd,


6

1977, t.38, tr.430]. Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực
đối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc

gia trên thế giới.

3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ những
tài liệu quý báu mà chúng tôi đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứng
duy vật…đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là vấn
đề về nguồn nhân lực cũng như vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam ta.

4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng ta có thể nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trong
phạm vi một bài tiểu luận nhóm chúng tôi chỉ có thể trình bày ngắn gọn trong
những gì đã được học.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cho chúng ta hiểu rõ về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát
triễn kinh tế của Việt Nam hiện nay, từ đó có những biện pháp đào tạo thích
hợp nhằm phát triễn kinh tế của nước trong thời kì CNH- HĐH hiệ nay. Để
hiểu rõ hơn chúng ta vào nội dung của bài.


7

PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát
triển
1.1. Nguồn lực con người.
Việt Nam là nước có dân số đông và mật độ dân số thuộc loại cao trên thế
giới. Dân số trung bình năm 2007 gần 85,2 triệu người, đứng hàng thứ 14 trên
thế giới với mật độ dân số trung bình 257 người/km 2, cao hơn nhiều mức trung

bình của thế giới (47 người/km 2). Điều này tạo ra tiềm năng lao động khá dồi
dào.
1900

1995

2000

2005

2007

29.412

33.030,6

37.609,6

42.526,9

44.171,9

Nhà nước

3.415,6

3.053,1

3.501,0


4.038,8

3.974,6

Ngoài nhà nước

25.996,7

29.977,5

33.881,8

37.814,7

39.468,8

226,8

673,4

728,5

TỔNG SỐ (ngàn
người)
Phân theo loại
hình kinh tế

Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngoài

Phân theo nhóm
ngành kinh tế
Nông,lâm nghiệp
và thuỷ sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ

21.476,1

23.534,8

24.481,0

24.342,5

24.103,9

3.305,7

3.755,7

4.929,7

7.739,9

8.638,3

4.630,5


5.740,1

8.198,9

10.444,5

11.429,7

Năm 2007, tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt
số lượng 44,17 triệu người, chiếm 51,85% tổng dân số, trong đó tỷ trọng làm


8

việc trong khu vực nhà nước là 9%, ngoài nhà nước 89,4% và khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài 1,6%. Về cơ cấu theo ngành kinh tế, hiện 54,6% làm việc
trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 19,6% trong nhóm ngành
công nghiệp và xây dựng và 25,9% thuộc các ngành dịch vụ.
Trong giai đoạn 1990-2007 tổng số lao động đã tăng thêm 14,8 triệu người,
bình quân 870 ngàn người mỗi năm. Cộng với tỷ lệ hưu trí, mỗi năm Việt Nam
có 1,3-1,5 triệu người bước vào độ tuổi lao động.
Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam là tỷ lệ lao động trẻ cao, có ý thức
kỷ luật, chăm chỉ, khả năng tiếp thu nhanh và ý thức gắn bó đối với công việc.
Đây là lợi thế cạnh tranh của đất nước trong quá trình nỗ lực phát triển kinh tế.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động không ngừng được nâng cao. Đến
nay tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT đạt trên 60%, tỷ lệ đào tạo nghề tăng liên
tục từ 21% năm 2003 lên 22,5% năm 2004, 25% năm 2005 và đến nay đạt gần
30%, trong đó tổng số công nhân đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật có bằng
cấp đạt trên 3 triệu người. Trong các vùng lãnh thổ, khu vực có tỷ lệ lực lượng
đã qua đào tạo nhiều nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (trên

30%). Tuy vậy tỷ lệ này còn khá thấp so với các nước phát triển, ngoài ra
nguồn lao động chất lượng cao của Việt Nam còn rất thiếu. Bên cạnh đó, tình
trạng thể lực của người Việt Nam thua kém so với các nước trong khu vực.
Chi phí lao động ở Việt Nam khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực,
đây là lợi thế cạnh tranh đáng kể. Theo kết quả điều tra chính thức về lao động,
tiền lương, thu nhập và năng suất lao động trong các loại hình doanh nghiệp
thực hiện cuối năm 2005, mức lương bình quân hàng tháng của người lao động
theo trình độ của người lao động là Đại học trở lên 2,49 triệu đồng, cao đẳng
1,75 triệu đồng, trung học chuyên nghiệp 1,43 triệu đồng, sơ cấp 1,34 triệu
đồng, công nhân kỹ thuật 1,32 triệu đồng và lao động chưa qua đào tạo 1,03
triệu đồng. Xét theo chức danh, đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn
và lao động trực tiếp đạt mức lương bình quân tháng như sau: trong doanh


9

nghiệp nhà nước tương ứng là 4,33 triệu, 1,51 triệu và 1,42 triệu đồng; trong
các doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng là 3,07 triệu, 1,42 triệu và 1,16
triệu đồng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng là
12,00 triệu, 2,23 triệu và 1,39 triệu đồng. Mức lương này tăng khoảng 10%
mối năm. Ở Việt Nam tình trạng tranh chấp lao động hiếm khi xảy ra. Trong
suốt 15 năm trở lại đây kể từ khi Bộ Luật Lao động ra đời (1994) chỉ có chưa
tới 1.000 vụ đình công. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công đa phần là
do không thực hiện đúng các cam kết về lương bổng và phúc lợi. Việc bảo vệ
quyền lợi của người lao động rất được chú trọng ở Việt Nam
1.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển.
Đúng là trên thực tế ở nhiều quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo
ra nhiều thành tựu khoa học không thể phủ nhận được. Chẳng hạn việc sử dụng
năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của con
người vào nguồn năng lượng khoáng sản; sự ra đời của các vật liệu tổng hợp

không những giúp con người giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không
tái sinh được mà cung cấp cho con người nguồn vật liệu mới có tính năng ưu
việt hơn và tái sinh được. Nhờ phát minh con người sử dụng nguồn vật liệu
mới này mà con người đã có thể thu nhỏ máy tính điện tử xuống hàng vạn lần
về thể tích đồng thời tăng hiệu năng của nó lên hàng chục vạn lần so với ba
chục năm trước.
Sự ra đời và xuất hiện các loại vật liệu mới đang ngày càng trở thành nhân tố
vô cùng quan trọng của sự phát triển sức sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học
công nghệ. Cùng với quá trình tự động hoá, tiến bộ khoa học công nghệ cho
thấy khả năng loài người sẽ tiến tới một xã hội của cải tuôn ra dào dạt.
Còn ở Việt Nam thì sao?
Cho đến nay, Việt Nam vẫn thuộc loại những nước nghèo nhất thế giới,
nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, còn mang tính chất tự cấp, tự túc, đất nước


10

chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất
chưa ổn định, tình hình mất cân đối vẫn nghiêm trọng, bội chi ngân sách còn
lớn, tốc độ tăng dân số cao, lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngày
càng tăng (6,28% dân số thành thị thất nghiệp), đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn; tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tính theo đầu người thuộc loại thấp
nhất thế giới: 220USD năm 1993 và 428 USD năm 2001 thấp hơn Lào
1700USD, Bangladesh 1410USD, Tháilan 5757USD, Malaysia 8513, Đài
Loan 17495, tốc độ tăng bình quân chậm hơn nhiều nước trong khu vực.
Gắn liền với nền kinh tế đó là lối làm ăn tản mạn và tuỳ tiện của sản xuất
nhỏ. Cùng với những thuyền thống tốt đẹp mà chúng ta đang kế thừa cũng có
những truyền thống lạc hậu của người đã chết đang đè nặng lên vai người đang
sống...
Vì vậy muốn không bị tụt hậu xa hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên

và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá
VII (từ 24/11/1993 đến 1/12/1993) và Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm
kỳ (20-25/1/1994) đã xác định tới đây nước ta “chuyển dần sang một thời kỳ
phát triển mới, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm
tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải
thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian
tới.”Chủ trương đó tiếp tục được hoàn thiện và có bước phát triển mới ở các
Đại hội VII,VIII,IX và trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương.
Song dựa vào đâu để đảm bảo việc thực hiện nó cho thật hiệu quả và không
phải trả giá quá đắt thì lại không dễ dàng; bởi vì từ chỗ thấy được tính tất yếu
nếu không cẩn thận lại dễ sa vào duy ý chí như đã từng xảy ra trước đây hoặc
trái lại nếu chỉ thấy khó khăn, bất lợi, thiếu điều kiện rồi cam chịu tụt hậu thì
lại là một tai họa.


11

Như vậy cũng có nghĩa là chúng ta đã để lại cho thế hệ tương lai một cái
gánh quá nặng và sẽ có tội rất lớn đối với những ai đã hy sinh xương máu cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước.
Nhưng nếu chỉ có như vậy thì tại sao lại phải đề cập đến vấn đề con người?
Liệu có phải con người đang giữ một vai trò gì đó trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, và hơn thế nữa phải chăng đó là một vai trò quan
trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới này?
Trước hết có thể nói rằng xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai
nguồn tài nguyên là: thiên nhiên và con người. Cái quý nhất trong nguồn tài
nguyên con người là trí tuệ. Theo quan niệm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên
thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt. Song, sự hiểu biết

của con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tài
nguyên trí tuệ không có giới hạn. Tính vô tận của nguồn tiềm năng trí tuệ là
nền tảng để con người nhận thức tính vô tận của thế giới vật chất, tiếp tục
nghiên cứu những nguồn tài nguyên thiên nhiên còn vô tận nhưng chưa được
khai thác và sử dụng, phát hiện ra những tính năng mới của những dạng tài
nguyên đang sử dụng hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên mới vốn không
có sẵn trong tự nhiên, nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội trong những
điều kiện mới. Bởi vậy có thể nói, trí tuệ con người là nguồn lực vô tận của sự
phát triển xã hội.
Đồng thời, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả
cũng chính là con người- nguồn tiềm năng sức lao động. Con người đã làm nên
lịch sử của chính mình bằng lao động được định hướng bởi trí tuệ đó. Ta đã
biết rằng, “tất cả cái gì thúc đẩy con người hoạt động đều tất nhiên phải thông
qua đầu óc của họ”(1), tức là phải thông qua trí tuệ của họ. Trước tiên, những
nhu cầu về sinh tồn đã thúc đẩy con người hoạt động theo bản năng như bất kỳ
một động vật nào khác. Nhưng rồi “bản thân con người bắt đầu tự phân biệt
với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của


12

mình- đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định” (2). Sự
khác biệt căn bản về mặt “tổ chức cơ thể” giữa con người và con vật chính là
bộ óc và đôi bàn tay. Bộ óc điều khiển đôi bàn tay, nghĩa là bằng trí tuệ (bộ óc)
và lao động (đôi bàn tay) con người đã tiến hành hoạt động biến đổi tự nhiên
làm nên lịch sử xã hội, đồng thời trong quá trình đó đã biến đổi cả bản thân
mình.
Cho đến khi lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi những phát minh
khoa học, những công nghệ hiện đại thì trí tuệ con người vẫn có sức mạnh áp
đảo. Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo... dù rộng lớn đến đâu, dù dưới

hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rất
tinh tế thế giới nội tại của con người, chỉ là kết quả của quá trình phát triển
khoa học kinh tế, của hoạt động trí tuệ của con người. Mọi máy móc dù hoàn
thiện, dù thông minh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt động của con
người. Do đó con người luôn luôn đã và vẫn là chủ thể duy nhất của mọi hoạt
động trong xã hội.
Thực tiễn ngày nay càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của
Mác về vị trí vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bản thân sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước thực hiện với những
thành công bước đầu của nó cũng ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận
thức sâu sắc “những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con
người”, thấy rõ vai trò của con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
trên thực tế và trong quan niệm của mỗi chúng ta, con người ngày càng thể
hiện rõ vai trò là “chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn
hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia”.
Bởi vậy, để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
theo định hướng XHCN và đưa sự nghiệp cách mạng lớn lao đó đến thành
công ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không


13

thể không phát triển con người Việt Nam, nâng cao đội ngũ những người lao
động nước ta lên một tầm cao chất lượng mới. Nhận định này đã được khẳng
định trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng: “Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Nhận định này tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới ở Đại hội
IX và nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương.


1.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển
nguồn nhân lực và nền kinh tế của nước nhận đầu tư.
1.3.1 Mối quan hệ giữa chiến lược của các công ty xuyên quốc gia và sự
phát triển nguồn lực.
Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi sự phát triển. Mỗi công
ty muốn phát triển phải có một bộ máy lãnh đạo tốt, tài tình, hiệu quả và lực
lượng lao động có tay nghề. Một công ty có thể mua được công nghệ máy móc
tốt nhưng nếu không có người vận hành và không biết sử dụng thì công nghệ
đó cũng không có giá trị. Nhận thức được tầm vai trò của nguồn lực trong sự
phát triển, Các công ty xuyên quốc gia luôn đề ra những chính sách phát triển
nguồn lực song song cùng với những chiến lược phát triển của mình.
Thật vậy, chiến lược phát triển nguồn lực của các công ty xuyên quốc gia
luôn gắn liền với chiến lược phát triển chung của công ty. Mỗi một chiến lược
phát triển khác nhau sẽ có sự đầu tư khác nhau đối với nguồn lực. Khác với các
công ty nội địa, các công ty xuyên quốc gia phân bổ nguồn lực của mình trên
quy mô quốc tế theo sự phân công lao động giữa các chi nhánh. Sự phân bổ lao
động tại các chi nhánh theo trình độ cao thấp, số lượng nhiều ít lại tuỳ vào
chiến lược phát triển chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia. Ví dụ một số
chiến lược phát triển cụ thể như sau:


14

Chiến lược độc lập: Hoạt động của các chi nhánh tại chính quốc chỉ nhằm
phục vụ thị trường nội địa và một số thị trường lân cận chứ không có mục đích
xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác thì các công ty xuyên
quốc gia lại thành lập các chi nhánh và tiến hành các hoạt động tương tự. Với
cách làm như vậy các các công ty xuyên quốc gia tạo ra một lượng lớn công ăn
việc làm cho người lao động tại các nước mà nó có chi nhánh. Tuy nhiên, mức

độ đào tạo của các công ty xuyên quốc gia cho lực lượng lao động còn hạn chế.
các công ty xuyên quốc gia thường tiến hành các hoạt động R&D tại công ty
mẹ và không chuyển giao những công nghệ hàng đầu cũng như kỹ năng tiên
tiến nhất cho nước chủ nhà.
Chiến lược hợp nhất giản đơn: Khác với chiến lược trên, trong chiến lược
này, các công ty xuyên quốc gia thường phân công cho mỗi chi nhánh đảm
nhận một khâu hoặc một công đoạn nào đấy trong dây truyền gia tăng giá trị
của mình. Các công ty mẹ không áp dụng cách thức giống nhau tại các chi
nhánh như trong
“chiến lược độc lập”. Các chi nhánh chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt
động nhằm cung cấp cho một sản phẩm đầu vào cho công ty mẹ dựa vào lợi
thế của nước chủ nhà. Trong chiến lược này không có sự lặp lại cơ cấu tổ chức
lao động của công ty mẹ tại các chi nhánh mà chỉ có một cơ cấu bổ xung cho
công ty mẹ trong toàn hệ thống. Do đó, số lượng và chất lượng lao động tại các
chi nhánh rất khác nhau và phụ thuộc vào chiến lược thu hút các công ty xuyên
quốc gia cũng như những lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà. Những nước có
nhiều tiềm năng đem lại lợi ích cho các công ty xuyên quốc gia thì các công ty
này sẽ đầu tư vào nhiều và cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Trình độ lao động tại các nước lại tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của chi
nhánh do các công ty xuyên quốc gia quyết định dựa trên cơ sở xem xét lợi thế
của địa phương kết hợp với chiến lược của các công ty đó. Ví dụ các công ty
xuyên quốc gia muốn khai thác lợi thế về nguồn lao động rẻ thì việc làm tạo ra


15

chủ yếu ở trình độ thấp. Trường hợp này thường xảy ra tại các nước đang phát
triển. Ngược lại, nếu mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là phát triển
những hoạt động có trình độ cao, phát triển những ngành có hàm lượng khoa
học kỹ thuật cao thì chúng lại chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển hoặc tiến

hành tại các quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở. Trên cơ sở này, việc làm tạo ra
là những việc làm yêu cầu kỹ năng và trình độ cao, tương ứng với mức lương
cao và trương trình đào tạo nâng cao cho người lao động.
Chiến lược hợp nhất phức tạp: Trong chiến lược này, mỗi chi nhánh trong
hệ thống các công ty xuyên quốc gia chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hoặc
một bộ phận của sản phẩm có quan hệ tương thích với sản phẩm của các chi
nhánh khác trong mạng lưới sản xuất quốc tế hợp nhất trên quy mô khu vực
hoặc toàn cầu. Với chiến lược này các công ty xuyên quốc gia nhằm tối đa hoá
hiệu quả của hệ thống sản xuất quốc tế của mình. Do đó, khối lượng lao động
trong toàn bộ hệ thống sẽ giảm tới mức tối thiểu. Số lượng việc làm tạo ra tại
mỗi chi nhánh phụ thuộc vào chức năng của chi nhánh trong hệ thống. Do tính
tích hợp sâu giữa các hoạt động của các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống đòi
hỏi mức tương đồng tương đối của lực lượng lao động giữa các chi nhánh.
Như vậy, quy mô và chất lượng lao động mà các công ty xuyên quốc gia
tạo ra hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ, chiến lược của các công ty xuyên
quốc gia. Mỗi chiến lược phát triển này cũng lại thay đổi khi có sự biến động
của môi trường kinh doanh quốc tế. Điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ
cấu tổ chức nguồn lao động. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đang làm gia
tăng áp lực đối với các công ty xuyên quốc gia và làm cho công ty này thường
lựa chọn chiến lược “hợp nhất phức tạp”. Tuy nhiên, dù có áp lực nào thì các
các công ty xuyên quốc gia vẫn đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm và
nâng cao trình độ lao động.
1.3.2. Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với phát triển nguồn
lực.


16

Các các công ty xuyên quốc gia tác động đối với phát triển nguồn lực và
tạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp. Các trực tiếp là thông qua các

dự án các công ty xuyên quốc gia góp phần tạo ra một khối lượng công việc
khổng lồ.
Cách gián tiếp là các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra nhiều cơ hội cho
việc phát triển nguồn lực.
Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các các công
ty xuyên quốc gia cũng rất lớn. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước
ngoài các công ty xuyên quốc gia đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kể
việc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư. Một cách gián tiếp các công ty xuyên
quốc gia cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua việc liên doanh
với các đơn vị khác để cùng phát triển. Thông qua việc liên kết với các nhà
cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn
vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho
người lao động.
Như vậy, các công ty xuyên quốc gia làm tăng khối lượng việc làm trên thế
giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nước chủ nhà. Với gần
77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các các công ty
xuyên quốc gia là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới.
Số liệu cụ thể như sau:
Số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài
Năm
Số lượng lao động (Người)
1982
19.537.000
1990
24.551.000
2004
59.458.000
2005
62.095.000
(Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2006).

Như vậy, số lượng lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài liên tục
tăng lên. Nếu như năm 1982 chỉ có 19,537 triệu lao động làm việc trong các
chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia tại nước ngoài thì đến năm 2005 con


17

số này là 62,092 triệu lao động, tức tăng gấp 3 lần so với năm 1982. Cũng
theo Báo cáo Đầu Tư thế giới của UNITED NATIONS CONFE-RENCE ON
TRADE AND DEVELOPMENT ( UNCTAD ) năm 2004 thì tỷ lệ lao động
làm việc tại các chi nhánh nước ngoài cũng chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu
lao động của các công ty mẹ. Chẳng hạn, hãng General Electric của Mỹ có
307.000 nhân viên thì trong đó có 142.000 nhân viên tại các chi nhánh,
Siemens AG của Đức có 430.000 nhân viên trong đó có 266.000nhân viên làm
việc tại các chi nhánh, IBM của Mỹ có 329.000 nhân viên trong đó có 175.832
nhân viên làm việc tại các chi nhánh, Nissan của Nhật có 183.000 nhân viên
trong đó có 112.530 nhân viên làm việc tại các chi nhánh. Như vậy, tỷ lệ lao
động tại các chi nhánh nước ngoài của các hãng Siemens AG, Nissan, IBM,
General Electric lần lượt là 62%, 61%, 53%, và 44%.
Tại nhiều nước các chi nhánh nước ngoài đóng vai trò sống còn trong việc
tạo ra việc làm cho người lao động. Tại Singapore, số người làm cho các chi
nhánh nước ngoài chiếm trên 50% tổng số lao động trong các ngành sản xuất,
tại Ấn Độ, chỉ riêng số người làm trong ngành công nghệ phần mềm đã giải
quyết 5 triệu việc làm cho nước này.

II. Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta.


18


2.1. Tình trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khác
nhau. Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnh
của Việt Nam là nguồn nhân công rẻ mạt và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư
vào Việt Nam vì Việt Nam có nguồn nhân công rẻ mạt. Tại sao lại nói như
vậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam. Quan
điểm chỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng. Khả năng để tổ chức khai thác
nguồn nhân lực còn bất cập. Vì vậy, để nghiên cứu nó, phải tìm hiểu xem
nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang ở trong tình trạng nào?


Nguồn nhân lực từ nông dân:

Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người, trong đó, nông dân
chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả
nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ
cao về lực lượng lao động xã hội. Theo các nguồn số liệu mà tôi thống kê
được, hiện nay, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông,
lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề
của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Như vậy, so với trước đây,
nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai
thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự
phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự
làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là
nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. ở các nước
phát triển, họ không nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng
dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới
90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa
được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân

còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đã dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp


19

nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo
kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước,
nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức bên ngoài.
Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao
động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi
năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công
nghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có quyền ở địa
phương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người nông dân.
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo,
nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công
nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu
nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông
thôn lại dư thừa rất nhiều.
Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại.
Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng lao động thấp,
nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tôi thấy vẫn chưa được khắc phục có hiệu
quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông
thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.


Nguồn nhân lực từ công nhân:

Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu
người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh

nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40%
so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của
khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng
chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít
đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng
tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công


20

nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp.
Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn
người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam.
Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ
năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động
đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ
1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước
ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ
với hơn 30 nhóm ngành nghề.
Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà
phải kiếm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ,
làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người
vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân. Trong các ngành nghề của
công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng
20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các
ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%.
Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình
hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt chính trị, thực chất, công nhân Việt
Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí

chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và
chưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân.


Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:

Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội
ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên
đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn
người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm


21

2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới
tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ
và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình
độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng
viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở
lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy
nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì
có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ
trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số
gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy
tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến
đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285
trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có
74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh
tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ

lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt
0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới.
Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc
gia trung học phổ thông năm học 2007-2008.
Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020
ở cả trong nước và ngoài nước.
Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là
76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với
thực hiện năm 2007.
Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức,
viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng
tăng nhanh:


22

Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn
người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương
12).
Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và
hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo
chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham
gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan
báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình.
Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39
nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là
13.536 người.
Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách
pháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật

(chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%),
43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học
khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên
môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên
24 nghìn người dân).
Trí thức, công chức, viên chức trong các ngành nghề khác của các cơ quan
trung ương và địa phương cũng tăng nhanh.
Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893
người.
Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức
đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực
từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu. Có người tính rằng, hiện vẫn còn
khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền
chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng


23

công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm,
không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số
37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp
đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm
2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411. Theo ước tính, mỗi tấm bằng
đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu
đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy
kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70 triệu),
ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ
đồng của nhà nước).
Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này

có thể nói tương đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà.
Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có
công chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập
này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Trong những năm đổi mới,
kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với kinh tế thế giới thì
còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính
quốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 nước
được khảo sát.
• Có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt
Nam:
- Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm
đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời,
nhiều người chưa được đào tạo.
-

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn
giữa lượng và chất.


24

“Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số quốc gia năm 2009 được Tổng
cục Thống Kê công bố 21/7 phát ra hai tín hiệu ngược nhau về trình độ dân
trí và nguồn nhân lực. Trong khi số người mù chữ giảm thì tỉ lệ nguồn
nhân lực có trình độ lao động kỹ thuật vẫn thấp,dù dân số Việt Nam được
đánh giá là đang ở thời kì vàng.”
(Trích Vietnamnet.vn)
- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công
nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực
hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước.


2.2. Thế mạnh và hạn chế về nguồn nhân lực ở nước ta.
Xét về cội nguồn, nhận thức này đã có từ lâu song luôn được nhấn mạnh
chủ yếu là từ những năm đầu thời kỳ đổi mới khi nước ta mới chuyển sang
kinh tế thị trường mở cửa hội nhập với bên ngoài.
Khi đó, những kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế vượt bậc đã đạt được
của nước ta về cơ bản là dựa vào các giải pháp phát triển theo chiều rộng nhằm
khai thác, phát huy cao nhất các lợi thế sẵn có về các nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú và lực lượng lao động dồi dào.
• Chất lượng lao động còn thấp:
Từ năm 2001 đến nay, lực lượng lao động nước ta vẫn tiếp tục gia tăng với
tốc độ cao, bình quân hàng năm tăng 2,5% (khoảng hơn một triệu người);
trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn.
Cũng vẫn theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2005
cả nước ta có 44,4 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 53,4% trong tổng
dân số). Cơ cấu phân bố lao động như sau: ngành nông, lâm, ngư nghiệp 57%;
công nghiệp, xây dựng 18%; thương mại và dịch vụ 25%...
Dự báo đến năm 2010, tổng dân số nước ta sẽ đạt khoảng 88,3 triệu người,
trong đó lực lượng lao động là 49,5 triệu người, chiếm khoảng 56%, bình quân


25

mỗi năm (giai đoạn 2006-2010) tăng 1,1 triệu lao động (giai đoạn 2001-2005
đã là 1,01 triệu người/năm).
Theo xu hướng phát triển, cơ cấu lao động nước ta sẽ tiếp tục chuyển dịch
tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghĩa là tỷ trọng lao động
trong các ngành nông, lâm, ngư sẽ giảm tương đối dần so với tỷ trọng lao động
trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ sẽ tăng tương
đối dần.

Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam là trình độ chưa
cao. Tính đến năm 2004, nước ta vẫn còn 49,3% lực lượng lao động tốt nghiệp
tiểu học trở xuống (trong đó 17,1% mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học). Đây
là lực lượng rất khó khăn trong việc đào tạo nghề.
Mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra là đạt 30% lực lượng
qua đào tạo vào năm 2005, nhưng đến nay ước mới chỉ đạt 25%. Chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với một số nước Đông Á.
Cụ thể, ta đang ở mức gần tương đương với Indonesia, nhưng thua hầu hết
các nước và lãnh thổ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Ấn
Độ, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Công, Thái Lan, Philippines... Từ đó dẫn đến
một loạt các yếu kém khác như trình độ vận dụng khoa học kỹ thuật kém, năng
suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao và đương nhiên dẫn đến sức cạnh
tranh của nền kinh tế nước ta còn ở vị trí rất thấp.
Đáng lưu ý là khả năng cạnh tranh của Việt Nam theo báo cáo gần đây của
Diễn đàn kinh tế thế giới, đã không được cải thiện hơn mà còn suy giảm. Năm
2004, xếp hạng 77/104 nước. Năm 2005 tụt xuống thứ 81/104 nước.

• Đào tạo nhân lực có trình độ khu vực:


×