Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

ôn tập luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.69 KB, 41 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP LUẬT ĐẤT ĐAI (2015)
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG - NHẬN ĐỊNH
1. Năm 1992, hộ gia đình ông A được Nhà nước giao 5 ha đất nông nghiệp trồng cây
hằng năm và sử dụng ổn định từ đó cho đến nay. Tháng 10/2014, hộ gia đình ông A nhận
chuyển quyền thêm 6 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Tháng 3/2015, hộ gia đình
ông A xin cấp giấy CN QSD đất cho cả 11 ha đất nói trên thì không được giải quyết với
lý do đất sử dụng vượt hạn mức
a). Hộ gia đình ông A có sử dụng đất vượt hạn mức không? Nếu có thì giải quyết ra sao?
b). Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy CN quyền sử dụng đất cho ông A?
c). Việc từ chối cấp giấy CN QSD đất của ông A với lý do trên là đúng hay sai? Tại sao?
d). Nếu muốn chuyển phần diện tích đất nông nghiệp trồng cây hằng năm sang mục đích
dất nông nghiệp trồng cây lâu năm thì có phải xin phép không? Nếu có thì cơ quan nào
có thẩm quyền cho phép?
2. Năm 1979, ông A có mua của ông B 2 ha đất nông nghiệp. Hợp đồng mua bán
bằng giấy tay. Ông A sử dụng đất đến tháng 5/2015 thì bị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thu hồi đất để xây dựng khu chung cư. Ông có được đền bù thiệt hại cho 2 ha nói
trên không? Tại sao?
(Biết rằng, từ khi sử dụng đất năm 1979 cho đến nay, ông A đã đăng ký và nộp thuế sử
dụng đất theo quy định, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
3. Ngày 15/10/2014 ông X và ông Y thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất cho
nhau. Theo hợp đồng ông X chuyển cho ông Y 100m2 đất ở và ông Y chuyển cho ông X
500m2 đất nông nghiệp với thỏa thuận là giá trị ngang nhau. Hồ sơ chuyển đổi đã được
UBND xã nơi có đất xem xét và chấp nhận và cho phép chuyển đổi. Tuy nhiên, khi trình
hồ sơ để UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSD đất thì bị UBND huyện trả lại hồ sơ vì
không đủ điều kiện cấp giấy CN QSD đất. Anh (chị) hãy nhận xét về vụ việc trên?
4. Năm 1995, do hành cảnh gia đình neo đơn, không đủ sức sản xuất toàn bộ 3 ha đất
trồng lúa mà nhà nước đã giao cho sử dụng, hộ gia đình ong A đã cho ông B mượn 1.5ha
trong số 3 ha đất nói trên để sản xuất. Đến tháng 1/2015, do các con ông đã trưởng thành,
ông A yêu cầu ông B trả lại đất để sử dụng. Ông B không đồng ý và cho ông A biết rằng
trong quá trình sử dụng, ông B đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Giấy CN QSD đất với 1,5 ha đất đã mượn. Tranh chấp xảy ra. Hãy xác định cơ quan nhà


nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và cách giải quyết?
5. Hộ gia đình ông A hiện đang sử dụng 5 ha đất nông nghiệp trồng cây hằng năm
được giao từ tháng 2/2014. Hỏi:
a). Hộ gia đình ông A hiện đang sử dụng đất vượt hạn mức bao nhiêu ha? Phần đất sử
dụng vượt hạn mức sẽ được sử dụng như thế nào?
b). Hộ gia đình ông sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào trong suốt thời gian
sử dụng 5 ha đất nói trên?
c). Nếu hộ gia đình ông A muốn chuyển mục đích sử dụng 5 ha đất nói trên sang đất
trồng cây lâu năm thì có cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép?


6. Năm 1995, hộ gia đình ông A được giao 3 ha dất nông nghiệp trồng cây lâu năm
tại quận Y, thành phố N. Năm 2015 hộ gia đình ông A được cấp giấy CN quyền sd đất.
a). Nếu hộ gia đình ông A xin chuyển 3 ha đất nói trên vào mục đích sản xuất kinh doanh
thì phải đáp ứng những căn cứ nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất? Hộ gia đình ông A có nghĩa vụ tài chính gì?
b). Nếu hộ gia đình ông A chuyển nhượng 3 ha đất nói trên thì phải đáp ứng điều kiện
gì?
c). Nếu 3 ha nói trên bị thu hồi thì cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình
ông A? Hộ gia đình ông A có được bồi thường thiệt hại hay không?
d). Nếu hộ gia đình ông A sử dụng 3 ha đất nói trên để hợp tác sản xuất kinh doanh với
ông B là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được không?
7. Hộ gia đinh A được giao 3 ha đất nông nghiệp trồng cây hằng năm và 10 ha đất
trồng cây lâu năm. Tòan bộ diện tích đất này đã được cấp Giấy CN quyền sd đất. Năm
1998, A chết để lại di chúc cho M là em ruột của mình toàn bộ di sản thừa kế, bao gồm
cả quyền sd đất.
Khi M yêu cầu được thừa kế quyền sử dụng đất nằm trong diện tích do hộ gia đình ông A
sử dụng thì bà B (vợ A) và các con không đồng ý, với lý do đất này là đất giao cho hộ gia
đình. Tranh chấp xảy ra, các bên đưa vụ việc ra TAND để giải quyết.
Trong khi TA đang làm thủ tục đưa vụ việc ra xét xử thì bà B đã ký hợp đồng chuyển

nhượng, việc chuyển nhượng giữa bà B và ông C đã được thực hiện theo đúng trình tự,
thủ tục do nhà nước quy định và ông C đã được cấp giấy CN QSD đất.
Nhận xét về vụ việc trên? Hướng giải quyết?
8. Doanh nghiệp nhà nước A được giao 10h dất trồng điều tại xã X, huyện Y, tỉnh Z.
Năm 1992, doanh nghiệp tự phân chia 1.000m 2 đất, và giao cho một số cán bộ, nhân viên
xây dựng nhà ở. Năm 1995, doanh nghiệp A lại tiếp tục giao 1.000m 2 đất cho một số
nhân viên khác làm nhà ở. Trên cơ sở đất do DN giao, các hộ gia đình này đã xây dựng
nhà kiên cố. Hỏi:
a). Việc làm của DN A có đúng quy định của pháp luật không?
b). Tháng 3/2015, khi các hộ gia đình này tiến hành hợp thức hóa, UBND huyện Y phát
hiện việc tự ý giao đất của DN nên ra quyết định thu hồi 2.000m 2 đất nói trên của DN A
do sử dụng sai mục đích. Không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND huyện Y,
DN A và các hộ gia đình được chia đất đã khiếu nại đến UBND tỉnh Z. Nhận xét các sự
kiện trên và cho biết theo quy định của pháp luật, diện tích đất này được xử lý như thế
nào?
c). Giả sử đất này không bị thu hồi, các hộ gia đình muốn hợp thức hóa quyền sd đất thì
phải đảm bảo điều kiện gì? Nếu được cấp giấy chứng nhận QSD đất thì họ phải thực hiện
những nghĩa vụ tài chính nào?
9.
Năm 1982, ông Nguyễn Văn Y khai hoang một diện tích đất tại Thủ Đức
để trồng điều và sử dụng liên tục. Nay ông muốn xin cấp giấy chứng nhận QSD đất.
a). Điều kiện để ông Y được cấp giấy chứng nhận QSD đất?
b). Trong quá trình làm thủ tục, bà Trần Thị B từ Đồng Nai trở về gửi đơn đến cơ quan
có thẩm quyền đề nghị can thiệp, tranh chấp. Bà B cho rằng diện tích đất ông Y đang sử
dụng là của gia đình bà trước đây, bằng chứng là bà vẫn còn bằng khoán điền thổ do chế


độ cũ cấp và biên lai nộp thuế đến năm 1980. Hồ sơ hợp thức hóa của ông Y bị ách lại.
Trên cơ sở xác nhận các giấy tờ chứng minh của bà B là đúng, UBND quận Thủ Đức đã
cấp giấy chứng nhận quyền SD đất cho bà B. Cảm thấy quyền lợi của mình bị vi phạm,

nhưng không rành quy định pháp luật, ông Y nhờ luật sư hướng dẫn. Với tư cách là luật
sư của ông Y, bạn hãy nhận xét vụ việc và cho biết sẽ hướng dẫn ông Y như thế nào?
c). Giả sử khi hợp thức hóa QSD đất, ông Y xin chuyển một phần diện tích đất của mình
sang làm nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyen chấp nhận. Hỏi ông phải thực
hiện thủ tục như thế nào và phải nộp cho nhà nước những nghĩa vụ tài chính nào?
d). Giả sử khi được cấp giấy CN QSD đất, ông Y chuyển nhượng QSD đất của mình cho
Công ty TNHH X. Công ty X muốn sử dụng đất này để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sx
kinh doanh. Hỏi công ty X có được đồng thời nhận chuyển nhượng cùng với chuyển mục
đích sử dụng đất không? Nếu được, thì cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục
đích SD đất?Những nghĩa vụ tài chính nào mà công ty X có thể phải thực hiện khi được
phép chuyển mục đích sử dụng đất?
e). Giả sử trong quá trình hợp thức hóa, ông Y gặp tai nạn và mất. Khi 3 người con của
ông làm thủ tục hưởng thừa kế quyền sd đất, thì anh Nguyễn T, cháu gọi ông Y bằng cậu,
xuất trình giấy ủy quyền của ông Y (có công chứng chứng nhận) với nội dung giao cho
ông T thay mặt ông quản lý, sử dụng và tiến hành thủ tục hợp thức hóa diện tích đất mà
ông đã khai hoang, để tranh chấp đòi các con ông Y phải chia thừa kế. Các con ông Y
không đồng ý, cho rằng giấy ủy quyền không có giá trị pháp lý dù được công chứng
chứng nhận. Tranh chấp thừa kế quyền sd đất xảy ra. Hãy cho biết giấy ủy quyền mà
anh T xuất trình có giá trị không và cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp?
10.
Tháng 8/2014, ông Nguyễn An mua một miếng đất thổ cư có sẵn nhà bằng
giấy tay và ở ổn đinh từ đó. Nay ông muốn chia đất này cho 2 người con của mình. Có
người khuyên ông nên làm thục tục hợp thức hóa trước rồi chia đất cho các con sau. Có
người khuyên ông theo hướng ngược lại là chia đất cho các con trước rồi mỗi người con
tự làm thủ tục hợp thức hóa. Ông An phân vân không biết lựa chọn cách nào để nghĩa vụ
tài chính phải thực hiện không quá cao.
a). Giả sử ông An nhờ bạn tư vấn, hãy dựa vào quy định pháp luật phân tích và
hướng dẫn ông An.
b). Giả sử sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, do cần đất canh tác,

ông An lập hợp đồng chuyển đổi một phần diện tích đất ở của mình để lấy 5.000m 2 đất
trồng lúc của bà B ngụ cùng xóm, có bù thêm cho bà 20 triệu đồng tiền chênh lệnh giá
trị. Hợp đồng được đem đến chứng thực tại UBND cấp xã nhưng bị từ chối vì ông không
đủ điều kiện để được chuyển đổi quyền đất. Dù vậy, ông An và bà B vẫn tự chuyển đổi
đất cho nhau, nhưng do ông An không thanh toán đủ phần tiền bù cho diện tích đất chênh
lệch nên bà B đòi lại đất. Tranh chấp xảy ra.
1/. Việc UBND xã từ chối chứng thực hợp đồng là đúng hay sai? Tại sao?
2/. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp này?
11.
Gia đình bà Nguyễn Thị Liên sử dụng hợp pháp 2.000m 2 đất trồng lúa tại
xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Do việc canh tác không hiệu quả, bà
Liên quyết định chuyển sang mô hình VAC (trồng cây ăn trái, đào ao thả cá, kết hợp
nuôi heo). Bà có báo cáo cho UBND xã nhưng xã không đồng ý và giải thích là UBND
xã không có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Bà Liên vẫn thực hiện ý


định của mình vì cho rằng, nuôi cá, trồng cây hay chăn nuôi cũng đều là sản xuất đất
nông nghiệp nên bà vẫn sử dụng đất đúng mục đích, không cần phải xin phép. Theo bạn,
bà Liên lý giải như vậy có đúng pháp luật không? Nếu là bạn, bạn thực hiện ý định của
bà Liên như thế nào?
12.
Gia đình ông Nguyễn Huỳnh đang sử dụng 70m 2 đất ở tại phường X, quận
Phú Nhuận. Đây là diện tích đất trống và ông Huỳnh đã cất một căn nhà tạm để ở từ năm
1978 đến nay. Ngày 20/3/2014, ông Lâm Phong – cán bộ địa chính phường X – đã mời
ông Huỳnh đến UBND phường làm việc và thông báo:
-

-

Theo tinh thần cuộc họp của UBND quận, diện tích đát mà ông Huỳnh đang sử

dụng nằm trong quy hoạch xây dựng công viên và trường học của quận, đã được
UBND TP xét duyệt quy hoạch từ năm 1989 (có kèm theo thông báo của UBND
quận gửi địa phương về phạm vi quy hoạch và diện tích đất cần thu hồi). Vì vậy
việc sd đất của ông Huỳnh là lấn chiếm đất công và xây nhà trái phép.
Theo đó, ông Phong đã lập biên bản về hành vi cất nhà trái phép trên đất công của
ông Huỳnh. Đồng thời buộc ông Huỳnh phải tháo dỡ nhà và giao lại đất cho đến
trước ngày 20/4/2014. Nếu ông Huỳnh chấp hành đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ
chi phí di dời, ổn định trong 3 tháng là 3 triệu đồng/ tháng, ngược lại sẽ bị cưỡng
chế thu hồi đất và không được hưởng bất kỳ một khoản hỗ trợ nào.

Vừa biết đất mình nằm trong quy hoạch, lại bị lập biên bản vi phạm hành chính
phải tháo dỡ trong vòng 1 tháng, vừa tiếc công sức giữ gìn từ đó đến nay cũng
như lo cho cuộc sống sau này nên ông Huỳnh hết sức hoang mang. Nếu là bạn, rơi
vào tình huống này, bạn sẽ làm gì?
13. Để khuyến khích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương,
tháng 6/2001, UBND xã T đã tổ chức đấu thầu cho thuê 10.000m 2 thuộc quỹ đất công ích
của xã. Hợp đồng cho thuê đất mà UBND xã ký với những người trúng thầu có nội dung
cơ bản: bên thuê được thuê đất trong 20 năm (vì đất này có nguồn gốc là đất trồng cây
hàng năm), trả tiền thuê đất 1 lần với tiền thuê 10.000đ/m 2. Bên thuê có quyền xây dựng
nhà xưởng để tiến hành sản xuất kinh doanh và phải trả lại đất nguyên trạng khi đã hết
thời hạn thuê.
Hội nông dân xã đã phản đối và yêu cầu nên để diện tích đất này cho môt số
người dân chưa có đất trong xã thuê để canh tác vừa đúng mục đích sd đất, vừa thể hiện
sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với nhân dân.
UBND xã không đồng ý và vẫn tiến hành đấu thầu để cho thuê đất vì tiền cho thuê
thu được sẽ cao hơn, khi đó sẽ có nguồn thu chăm lo cho nhân dân cũng như nhu cầu
công ích của địa phương.
Bạn hãy cho biết ý kiến của mình trong tình huống này?
14. Năm 1995, anh Nam Tiến ngụ tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã nhận
chuyển nhượng một diện tích đất của cụ Bưởi ngay tại cạnh nhà. Tháng 8/2004, cụ Bưởi

mất. Cũng thời gian này anh Tiến được cấp giấy CN QSD đất. Khi chia thừa kế QSD đất,
biết việc anh Tiến được cấp giấy, các con của cụ Bưởi cho rằng anh Tiến đã lấn chiếm
đất của gia đình mình nên yêu cầu đòi lại. UBND phường Hiệp Bình Chánh đã hòa giải
nhưng không thành. Vì vậy, UBND quận Thủ Đức đã thụ lý đồng thời cũng thu hồi giấy


CN QSD đất vừa cấp cho anh Tiến để chờ kết quả giải quyết của Uy ban. Cho rằng việc
giải quyết có dấu hiệu tiêu cực, anh Tiến yêu cầu đưa vụ tranh chấp sang Tòa án giải
quyết. Với những tình tiết trên, muốn bảo vệ quyền lợi của mình, theo bạn anh Tiến có
thể yêu cầu giải quyết theo thủ tục nào mà pháp luật quy định?
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
1.
So sánh sở hữu đối với đất đai trước và sau 1980?
2.
Dựa trên cơ sở nào nhà nước xác lập chế độ sở hữa toàn dân đối với đất đai
trong phạm vi toàn quốc?
3.
Dựa trên cơ sở nào Luật đất đai xây dựng nguyên tắc nhà nước thống nhất quản
lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật?
4.
Việc thực hiện 3 quyền năng của chủ sở hữu đối với đất đai của nhà nước có gì
khác so với các chủ sở hữu đối với các tài sản khác?
5.
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như thế nào? Hãy so sánh
quyền định đoạt đối với đất đai của nhà nước với quyền định đoạt của các chủ sở hữu
đối với các tài sản khác (không phải là đất đai).
6.
Phân tích quyền chiếm hữu đối với đất đai của nhà nước với quyền chiếm hữu
đối với đất đai của người sử dụng đất?
7.

Tại sao ngành luật đất đai lại sử dụng cả 2 phương pháp điều chỉnh là phương
pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận?
8.
Trong các nguyên tăc của Luật đất đai, nguyên tắc nào là quan trọng nhất?
9.
Tại sao Luật đất đai xây dựng nguyên tắc ưu tiên và bảo vệ đất nông nghiệp?
Nguyên tắc này thể hiện trong quy định của pháp luật như thế nào?
10.
Theo quan điểm của anh (chị) có nên thay đổi chế độ sở hữu đối với toàn dân
không? Tại sao?
11.
Năng lực chủ thể của người sử dụng đất được xác lập như thế nào?
12.
Phân tích điều kiện trực tiếp tham gia QHPL đất đai của chủ thể sử dụng đất?
13.
Nhà nước có phải là chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành?
Tại sao?
14.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sd đất có phải là cơ sở làm phát sinh QHPL đất
đai không? Tại sao?
15.
Trong những năm đầu thập kỷ 80, khi mô hình hợp tác xã sản xuất trong nông
nghiệp thất bại, có nhiều ý kiến cho rằng, việc công hữu hóa đất đai chính là nguyên
nhân cản trở sự phát triển kinh tế hàng hóa. Anh (chị) nhận xét gì về ý kiến trên.
16.
Phân tích hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai?
17.
Vai trò của cơ quan quyền lực trong quản lý nhà nước đối với đất đai?
18.
Nhiệm vụ của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước đối với đất đai?

19.
Phân tích quy định của pháp luật về giá đất? Ý nghĩa của việc nhà nước quy định
giá đất? Trường hợp nào áp dụng giá đất do nhà nước quy định?
20.
Trình bày các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất?
21.
Nội dung pháp luật hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?
22.
Đánh giá quy định về đối tượng được nhà nước giao đất, cho thuê đất, lựa chọn
hình thức sử dụng đất?
23.
Ý nghĩa của quy định cho phép người sd đất được lựa chọn hình thức sd đất?
Việc lựa chọn đó có làm thay đổi quyền và nghãi vụ của họ khi tham gia vào QHPL đất
đai không?


24.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cấp giấy CN quyền sd đất, thu hồi đất?
25.
So sánh hoạt động giao đất, cho thuê đất trong quá trình điều phối đất đai của
nhà nước?
26.
Phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND và UBND?
27.
Phân biệt giải quyết khiếu nại trong quản lý nhà nước về đất đai với thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai của UBND?
28.
So sánh điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai
với khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp đất đai?
29.

Quy định pháp luật về sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công
nghệ cao?
30.
Phân biệt tiền sử dụng đất với tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất với thuế
chuyển quyền sử dụng đất?
31.
Việc cho thuê đất của nhà nước và việc cho thuê đất của người sd đất theo quy
định của pháp luật có gì khác nhau không?
32.
Ý nghĩa của việc quy định thời hạn sử dụng đất?
33.
Hạn mức giao đất và ý nghĩa của nó theo quy định của pháp luật đất đai?
34.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan
nhà nước có thẩm quyền?
35.
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch như thế nào? Trường hợp nào nhà
nước bồi thường cho người sd đất khi thu hồi?
36.
Theo anh (chị) chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam có phủ nhận
đưa quan hệ pháp luật đất đai vận động theo cơ chế thị trường hay không? Tại sao?
37.
Các điều kiện để được giao dịch quyền sử dụng đất? Tại sao Luật đất đai năm
2003 bỏ quy định về điều kiện “được pháp luật cho phép chuyển quyền”.
38.
Ý nghĩa của việc quy định về quyền giao dịch quyền sử dụng đất?
39.
Điều kiện thực hiện quyền giao dịch quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân?
40.

Phân biệt quan hệ mua bán đất đai đã từng có ở Việt Nam trước năm 1980 với
quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
41.
Tại sao nói cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất về
bản chất không phải là hình thức chuyển quyền sử dụng đất?
42.
Giải thích khái niệm “quyền sử dụng đất”?
43.
Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sd đất? Trường hợp nào khi
cấp giấy chứng nhận quyền sd đất được gọi là hợp thức hóa?
44.
Phân biệt thị trường quyền sử dụng đất với thị trường bất động sản?
45.
So sánh việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia
đình, cá nhân được nhà nước giao đất với tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất.
46.
So sánh chuyển nhượng quyền sử dụng đất với chuyển đổi quyền sử dụng đất.
47.
Phân biệt chuyển đổi quyền sử dụng đất với chuyển mục đích sử dụng đất?
48.
Phân biệt khái niệm quyền cho thuê đất với quyền cho thuê lại đất của người sử
dụng đất.
49.
Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình được nhà nước giao đất nông nghiệp sử dụng
ổn định, lâu dài với quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình nhận khoán đất nông nghiệp từ
nông trường quốc doanh khác nhau như thế nào?
50.
Chứng minh thuế sử dụng đất được nhà nước xác định trên cơ sở khuyến khích
người sử dụng đất đầu tư khai thác đất đai có hiệu quả hơn?



51.
Theo anh (chị) nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng đất
ổn định, lâu dài có khác với đối tượng sử dụng đất có thời hạn hay không? Tại sao?
52.
Xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp.
b.
Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức.
c.
DNNN sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
d.
Tổ chức kinh tế dàu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
e.
Hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
f.
Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất làm mặt bằng sản
xuát kinh doanh.
g.
Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở tiến hành bán nhà cùng với chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
h.
Cá nhân trong nước sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
i.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất cho hoạt động khai thác
khoáng sản.
B. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH:
1.
Giá đất do Nhà nước quy định chỉ làm căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính của

người sử dụng đất.
2.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là UBND các cấp.
3.
Chủ thể sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đều được lựa chọn hình
thức sử dụng đất.
4.
Thu hồi đất và trưng dụng đất là giống nhau.
5.
Nhà nước chỉ thu hồi đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trong những trường hợp nhất định.
6.
Chỉ có UBND cấp tỉnh, cấp huyện mới có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về
đất đai.
7.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự đã có
quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8.
Tổ chức phát triển quỹ đất và đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập tại cơ
quan quản lý đất đai các cấp.
9.
Hộ gia đình, cá nhân không được sử dụng quá 30 ha đất nông nghiệp.
10.
Mọi vi phạm pháp luật đất đai đều bị xử phạt vi phạm hành chính.
11.
Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử
dụng đất nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân khác.
12.
Chỉ có hộ gia đình, cá nhân mới được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng
đất đối với đất nông nghiệp.

13.
Mọi trường hợp sử dụng đất giao vượt hạn mức giao đất đều phải chuyển sang
thuê.
14.
Người sử dụng đất chỉ được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất khi có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
15.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần.
16.
Mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân đều được giải
quyết tại UBND cấp huyện.


17.
Người Việt nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ
cá nhân trong nước.
18.
Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại Việt Nam được góp vốn
bằng quyền sử dung đất để hợp tác sản xuất kinh doanh.
19.
Mọi tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê đều không được thực hiện giao dịch quyền
sử dụng đất.
20.
Thế chấp và bảo lãnh quyền sử dụng đất là 2 hình thức chuyển quyền sử dụng
đất khác nhau.
21.
Người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất.
22.
Tổ chức kinh tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền
sử dụng đất.

23.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất đầu tư ở Việt Nam được
tặng, cho quyền sử dụng đất.
24.
Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng quyền sử dụng
đất.
25.
Cộng đồng dân cư được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn sản xuất kinh
doanh.
26.
Người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài, Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại
Việt Nam được lựa chọn sử dụng đất dướic hình thức sử dụng đất có giao tiền sử dụng
đất hoặc thuê đất.
27.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sủ dụng đất phải
nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.
28.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất
nông nghiệp.
29.
Người sử dụng đất khi thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất đều phải nộp hồ
sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
30.
Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam không có quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
31.
Tổ chức kinh tế trong nước được nhà nước cho thuê đất không có quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
32.
Tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm không có quyền

cho thuê lại quyền sử dụng đất.
33.
Mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.
34.
Mọi trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đều phải nộp tiền sử dụng đất.
35.
Mọi trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất đều làm thay đổi chủ thể sử dụng
đất.
36.
TAND chỉ giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự đã có giấy chứng nhận
QSD đất.
37.
Người thuê quyền sử dụng đất (thuê và thuê lại) không phải là chủ thể sử dụng
đất.
38.
Tổ chức kinh tế thuê đất của nhà nước không có quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.
39.
UBND cấp huyện không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực
hiện các dự án đầu tư.
40.
Tổ chức sử dụng đất không có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất.


41.
Mọi trường hợp thu tiền sử dụng đất đều áp dụng giá đất do nhà nước quy định.
42.
Tất cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều được phép mua nhà gắn với

quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
43.
Tổ chức kinh tế được lựa chọn hình thức sử dụng đất đối với mọi loại đất.
44.
Các chủ thể được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
45.
Chỉ có hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong nước mới được nhà nước giao đất.
46.
Chủ thể sử dụng đất dưới hình thức thuê không được chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.
47.
Chủ thể sử dụng đất dưới hình thức thuê không được chuyển đổi quyền sử dụng
đất.
48.
UBND quận không có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
49.
Người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài không có quyền tặng cho quyền sử dụng
đất.
50.
Người nhận thế chấp quyền sử dụng đất là chủ thể sử dụng đất.
51.
Mọi trường sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế đều được nhà nước thu
hồi đất và giao cho chủ đầu tư.
52.
Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam không phải nộp tiền sử
dụng đất.
53.
Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam không có quyền lựa chọn
hình thức sử dụng đất.

54.
Chỉ có hộ gia đình, cá nhân mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất.
55.
Chỉ có UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất trông nội thành
phố, nội thị xã.
56.
Mọi trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đều phải xin phép cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
57.
Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp sau:
a.
Tranh chấp về đất, nhà ở tại đô thị đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
b.
Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện.
c.
Tranh chấp về 500 cây ăn quả trên 3 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chưa
được cấp giấy chứng nhận QSD đất.
d.
Tranh chấp đất đai đã được UBND huyện ra quyết định giải quyết nhưng đương
sự không đồng ý và nộp đơn khởi kiện đến TAND huyện.
58.
Trong các trường hợp sau đây, chủ thể nào là chủ thể sử dụng đất, chủ thể nào là
chủ thể khác tham gia QHPL đất đai:
a.
UBND cấp tỉnh
b.
UBND cấp xã
c.
Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

d.
Trung tâm phát triển quỹ đất
e.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
f.
Công ty kinh doanh địa ốc Hoàng Quân
g.
Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp
h.
Công ty A thuê lại đất trong khu công nghiệp
i.
Chủ thể được nhà nước cho thuê đất
j.
Chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.


k.
Ngân hàng nhận thế chấp quyền sử dụng đất
l.
Tòa án với vai trò cơ quan giải quyết tranh chấp
m.
Các chủ thể thuê lại quyền sd đất
n.
Chủ thể nhận giao khoán đất của nông, lâm trường.
Nhận định :
1. Người sử dụng đất cho hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng đều phải sử dụng
đất dưới hình thức thuê
2. Chỉ những trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mới phải nộp
tiền sử dụng đất cho nhà nước.
3. UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết

của địa bàn xã, phường, thị trấn.
4. quyền sử dụng đất của người sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền
sử dugnj đất không phải là hàng hóa\
5. người sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 khi được nhà nước cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì
không phải nộp tiền sử dụng đất.
6. thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử đụng đất được xác dịnh theo thẩm
quyền giao đất, cho thuê đất
7. mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất làm mặt
để thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải thuê đất của nhà nước.
8. hộ gia đình, cá nhân không được sử dụng quá 30 hecta đất nông nghiệp
9. .UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất
nông nghiệp tại địa phương khi quỹ đất này này chưa có kế hoạch giao cho ai sử
dụng.\
10. cá nhân sử dụng tối đa 9 hecta đât nông nghiệp trồng cây hàng năm
Bài tập:
Công ty X là doanh nghiệp Pháp, có dự định đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực bất
động sản. Để quyết định đầu tư một trong những vấn đề mà DN này quan tâm là qui
định luật đất đai VN đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hỏi
a. Công ty X có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án của mình thông qua
những cách thức nào? Hình thức sử dụng đất tương ứng của công ty X
b. Thời hạn sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản của công ty X?
1.Giá đất do người sử dụng đất thỏa thuận khi thực hiện các giao dịch về QSDĐ
không được cao hơn giá đất do Nhà nước quy định.
Sai. Vì giá có thể thỏa thuận theo sự thống nhất của 2 bên. K3Đ55 LĐĐ, đb,k5,đ64
ND181
2. Cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê đất là cơ quan có thẩm quyền cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất.
Sai. Vì trong trường hợp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ
đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn, không được

cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. K3, đ37.
3. UBND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QSDĐ mà đương sự không có
GCNQSDĐ.
Sai. Vì nếu trường hợp không có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật ĐĐ (gọi là giấy tờ hợp lệ) thì thẩm quyền


thuộc UBND còn nếu k có GCN mà có giấy tờ hợp lệ thì thẩm quyền là tòa án cấp
huyện nơi có BĐS đó.
4. Cá nhân trong nước sử dụng đất thuê không được chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.
Sai. Vì theo điểm đ, khoản 1, đ 111 và k2 đ 114 LĐD.
5. Quyền sử dụng đất hợp pháp đều được coi là hàng hóa.
Sai. Có một số trường hợp có QSDĐ nhưng không đc coi là hàng hóa như QSDĐ của
tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền được quy định tại k2 đ 109. “Tổ chức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất”. (?)
6.Cá nhân đang được sử dụng đất ở mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì
khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không phải nộp
tiền sử dụng đất, nếu như sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993.
Đúng. Đb, k4,đ3 Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2004 về thu
tiền sử dụng đất.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thông qua việc nhận chuyển nhượng dự án đầu tư. (đh, k1, đ 99 NĐ181)
8. Cơ quan hành chính không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền
với đất.
Đúng. Theo k 1. Điều 136. “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do

Toà án nhân dân giải quyết”;
9. Mọi trường hợp thừa kế QSDĐ đều làm thay đổi chủ thể sử dụng đất.
Đúng. vì có sự thay đổi chủ thể chủ thể SDĐ đối với DT đất thừa kế, để thừa kế QSDĐ
là 1 loại giao dịch chuyển quyền SDĐ.
Sai. Trường hợp hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết
và thành viên này để thừa kế QSDĐ của mình cho các thành viên trong hộ thì không
làm thay đổi chủ thể SDĐ.
10.TAND chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ khi người sử dụng đất có GCN
QSDĐ.
Sai. Theo k 1. Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Tranh chấp về
quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
11.Căn cứ xác lập QSDĐ của người sử dụng đất là cơ sở làm phát sinh quan hệ
pháp luật đất đai.


Sai. Nếu không có yêu cầu xác lập QSDĐ của người sd đất thì căn cứ đó không làm
phát sinh quan hệ PLĐĐ. (QHPLĐĐ là các QHXH được các quy phạm PLĐĐ điều
chỉnh).
12.Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi QSDĐ
Đúng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ
gia đình, cá nhân khác; (k2, đ113)
.
13. Chỉ có các chủ thể sử dụng đất được nhà nước giao đất thì mới phải nộp thuế
đất.
Đúng. Vì hình thức giao đất mới phải đóng thuế.
14. Tổ chức kinh tế chuyển nhượng QSDĐ thuê không phải nộp thuế từ việc
chuyển

quyền.
Sai. Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng BĐS từ chuyển nhựơng QSDĐ,
chuyển nhượng Quyền thuê đất phải nộp thuế. (trang 128TBG)
15. Người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được chuyển
quyền sử dụng đất.
Sai. Ví dụ: Người có QSDĐ NN không được chuyển nhượng đất cho người không phải
là người trực tiếp sx đất nn.( K3. k4 đ103 NĐ 181) . hoặc GCN QSDD của CQNN
không được quyền chuyển nhượng.
16. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, thuê đất mà trả tiền thuê một lần thì được
chuyển nhường quyền sử dụng đất.
Đúng. Theo đb,k3, Điều 119 “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Chuyển nhượng quyền
sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê
đất”;
17. Cá nhân sử dụng đất ở đều phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước.
Đúng. Vì cá nhân sử dụng đất ở hình thức bắt buộc là giao có thu tiền sử dụng đất, vì
thế phải nộp tiền SDĐ cho nhà nước.
18. Người sử dụng đất khi có thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất đều phải
nộp thuế chuyền quyền sử dụng đất.
Sai. Vì trường hợp chuyển nhượng giữa vợ chồng, cha me với con (ruột nuôi dâu rễ);
ông bà với cháu nội ngoại, anh chị em ruột được miễn (CCPL ?) Hoặc theo khoản 2
Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân: “Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử
dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển
nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất tại Việt Nam” được miễn thuế”.
19. Người sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải
thuê đất của nhà nước để sử dụng.


Sai. Vì ngoài hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm (điểm d, đ35) họ còn được

lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (k4, đ34) làm mặt bằng xây dựng cơ
sở sản xuất, kinh doanh;
20. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ, công chức đều bị xử lý kỷ
luật.
Sai. Theo Đ141 thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nếu trường hợp hành vi vi phạm của họ đủ để CT tội vi phạm các quy định về sử dụng
đất đai hoặc
vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì họ sẽ bị TCTNHS theo điều luật tương ứng
về tội này (đ173, 174)
22. Tổ chức cá nhân nước ngoài, Việt Kiều không được nhận tặng cho QSDĐ.
Sai. Theo điều k3, d93: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này (Luật ĐĐ) còn được nhận thừa kế, được tặng
cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh”.
23. Người sử dụng đất làm mặt bằng xd cơ sở sx-kd đều được lựa chọn hình thức
sử dụng đất.
Đúng. Đựơc lựa chọn giữa hình thức giao có thu tiền SDĐ và thuê đất trà tiền thuê đất
hàng năm. (k4, đ34 và điểm d, k1, đ35).
24. Mọi hành vi vi phạm PL đất đai đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo qui
định của PL.
Sai. Theo đ140 tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
25. Thuế chuyển quyền QSDĐ là nghĩa vụ tài chính bắt buộc phải thực hiện đ/v tất
cả các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ.
Sai. Trừ một số trường hợp như: trường hợp chuyển nhượng giữa vợ chồng, cha me với
con (ruột nuôi dâu rễ); ông bà với cháu nội ngoại, anh chị em ruột được miễn (CCPL ?)
Hoặc theo khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân: “Thu nhập từ chuyển nhượng
nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp
người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất tại Việt Nam”
được miễn thuế”.

26. Hộ gđ không được sd quá 3ha đất trồng lúa.
Sai. Không quá 3ha trong hạn mức nhà nước giao. Ngoài ra còn có thể thuê (đ71
NĐ181)
27. Cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cấp GCN-QSDĐ không được
ủy
quyền.
Sai. Khác với trường hợp giao, cho thuê, cho phép chuyển đổi mục đích SDĐ và thu
hồi đất, việc cấp GCN có thể được ủy quyền. Theo (k3đ52) thì UBND tỉnh có thể ủy
quyền cho Sở Tài nguyên – môi trường cấp GCNQSDĐ theo quy định Điều 56 NĐ181.


28. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ cũng là cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất.
Sai. UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ nếu
diện tích tranh chấp k có GCNQSDD hoặc các giấy tờ quy định tại k1, k2, k5, đ50,
nhưng không giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất mà đó thẩm quyển của Tòa án
(k1,
đ136)
29. Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê được lựa chọn
hình thức sử dụng đất.
Sai. Tổ chức KT đầu tư xây dựng nhà ở để bán bắt buộc sử dụng hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất (k2, đ34).
30. Chỉ có NN mới có các quyền năng của chủ sở hữu đối với đất đai.
Đúng. Theo điều 17 HP1992 đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên, QSH TD trong
quá trình thực hiện chuyển hóa thành QSH nhà nước với tư cách là người đại diện cho
toàn dân, Bộ LDS 2005 quy định, hình thức SH ĐĐ là HT SH nhà nước, do vậy chủ thể
của QSH ĐĐ ở VN là NN CHXHCNVN.
Sai. Đối với các nước thừa nhận nhiều hình thức sở hữu ĐĐ giống như các tài sản khác
thì nhà nước không có các quyền năng của CSH mà ai là người CSH thì người đó có
quyền năng của CSH.

31. Việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bị giới hạn bởi
mức do pháp luật quy định.
Đúng. Ví dụ như Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm
muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy
định như sau:
Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối: Không quá sáu (06)
ha đối với các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; (điểm a, k1, NQ 1126 của UBTVQH Quy định về
hạn mức Nhận chuyển Quyền sử dụng đất nông nghiệp của Hộ Gia đình,Cá nhân để sử
dụng vào mục đích nông nghiệp).
32. Mọi giao dịch quyền sử dụng đất đều làm thay đổi chủ thể sử dụng đất.
Sai. Ví dụ như việc góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới thì QSDĐ vẫ thuộc
về bên góp vốn bằng QSDĐ. Hoặc thế chấp, cũng không phải là loại giao dịch chuyển
quyền SDĐ nên k làm thay đối chủ thể SDĐ. Hoặc cho thuê QSDĐ không phải là đất
trong KCN thì không có sự thay đổi hẳn về chủ thể sử dụng đất, mà chỉ thay đổi trong
thời gian cho thuê.
33. Cá nhân được sử dụng tối đa 9 ha đất nông nghiệp trông cây hàng năm.
Sai. Ngoài hình thức giao trong hạn mức < 3 ha (k1, đ70), nhận chuyển nhượng < 6ha
(điểm a, k1, đ2 NQ 1126 của UBTVQH) cá nhân còn có thể thuê đất để trồng cây hàng
năm.
34. Người sử dụng đất để SX VLXD đều phải thuê đất của NN.


Đúng. vì SXVLXD bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất để làm mặt bằng để
chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng mà đất dùng để khai thác NL phải thuê trả tiền thuê
đấ hàng năm (đ95), còn đất làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng thì có
thể được giao có thu tiền SDĐ hoặc thuê đất trả tiền thuê hàng năm (Đ93). Muốn SX
được VLXD thì phải tiến hành hoạt động khai thác nguyên liệu vì vậy Người sd đất để
SXVLXD phải thuê mới có thể tiến hành hoạt động SX VLXD được.

35. Hòa giải tranh chấp đất đai chỉ là một hoạt động mang tính khuyến khích.
Sai. Theo k1, Điều 159 ND 181: “Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để
tự hoà giải, nếu không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết
tranh chấp đất đai”.
BT1: năm 2014, UBND xã đã quyết định bán 1 số lô đất thuộc đất công ích của xã cho
các HGĐ, cá nhân có nhu cầu. Ông A đã mua 1 lô đất với S=80 m2 từ các lô đất này.
UBND xã bán đất cho ông A có đúng qui định pl ko? Nêu cơ sở pháp lý, giả
thích
Ông A có quyền sử dụng lô đất nêu trên không? Nêu cơ sở pháp lý, giải thích
BT2; HGĐ ông B được xác định là người trực tiếp lao động nông nghiệp, hiện đang
sinh sống tại huyện X. Năm 2014, hộ gia đình ông B được UBND huyện X giao cho
3,5 hecta đất trồng lúa, thời hạn sử dụng 20 năm. Hỏi

UBND huyện có thẩm quyền giao đất cho HGĐ ông B hay ko? Nêu cơ sở pháp
lý, giả thích

HGĐ ông B có quyền sử dụng 3,5 hecta đất trồng lúa nêu trên ko? Nêu cơ sở
pháp lý, giả thích.
BT3: Năm 2014 do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. DN ABC là DN trong nước
đã đề nghị UBND tỉnh cho thuê lô đất trống 500m2, trả tiền thuê đất 1 lần, để DN sử
dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nhận thây, mục đích sử dụng đất phù hợp với
qui hoach, kế hoạch sử dụng đất đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt và lô đất như
trên với thời hạn thuê là 50 năm, tiền thuê trả 1 lần cho cả thời gian thuê. DN đã thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo yêu cầu của UBND tỉnh.
Hỏi:QSDĐ của DN ABC có hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý, giải thích
BT5: bà A lý HĐ mua một lô đất tại thành phố H của vợ chồng ông T. tuy nhiên, cán
bộ UBND phường X nơi có lô đất trên đac từ chối tiếp nhận hồ sơ để chứng thực HĐ
chuyển nhượng giữa bà A và vợ chồng ông T với lý do bà A không có hộ khẩu thường
trú tại thành phố H nên không có quyền mua lô đất của vợ chồng ông T.


Việc cán bộ UBND phường X nêu trên từ chối tiếp nhận hồ sơ để chứng thực
HĐ có đúng qui định của pl ko? Nêu cơ sở pháp lý, giải thích

Trong trường hợp bà A tặng cho quyền sử dụng đất lô đất này cho cháu bà đang
định cư ở nước ngoài thì cháu bà có được pl công nhận là NSDĐ hay ko? Cơ sở pháp
lý, giải thích

Trong trường hợp cháu bà A không có quyền nhận tặng cho QSD lô đất trên thì
cháu bà có quyền chuyển nhượng QSDĐ để nhận giá trị QSDĐ, hoặc tặng cho QSDĐ.
Tuy nhiên pl ko qui định thời hạn để thực hiện quyền này. Vậy pl có nên qui định thời
hạn để thực hiện các quyền này không?
Bài 6: Ông S làm đơn đề nghị CQNN có thẩm quyền câp GCN QSDD cho 4,5 hecta
đất ông đang sử dụng để nuôi trồn thủy sản. Theo đơn trình bày của ông S, ông bắt đầu
sử dụng lô đất này vào năm 1990. Theo ý kiến của những người đã từng sinh sống


xung quanh tại khu vực này thì ông S bắt đầu sử dụng lô đất nói trên từ giữa năm 1990
để trồng ớt, trồng ớt được khoảng 5 năm, ông S chuyển sang nuôi trồng thủy sản do lô
đất này bị nhiễm mặn. DO không có bất kì lọa giấy tờ nào chứng minh thời điểm sử
dụng đất của ông S, nên UBND nới có loo đất nêu trên đã căn cứ vào ý kiến của những
người đã từng sinh sống tạ khu vực này cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của ông S
xác nhận thời điểm sủ dụng đất của ông S là vào năm 1990. Đồng thời, UBND xã nơi
có đất cũng xác nhận không có ai tranh chấp quyền sử dụng lô đất nói trên với ông S và
mục đích sử dụng đất của ông S là phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã
được CQNN có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

Ông S có đủ điều kiện để được cấp GCN QSDĐ, QSH nhà ở và TS khác gắn
liền với đất không? Cơ sở pháp lý, giải thích.

Trong trường hợp ông S được cấp giấy GCN thì ông có nghĩa vụ nộp tiền sử

dụng đất ko? Tại sao, cơ sở pháp lý.

Qui đinh của pl về đất đai về tiền sử dụng đất có hợp lý không. Tại sao?
Bài 7 :
doanh nghiệp ABC là tổ chức kinh tế trong nước. Doanh nghiệp này đang sử dụng lô
đất có S=1000m2 để làm nhà kho chứa hàng, nhưng chưa được cấp GCN QSDD QSH
nhà ở và TSKGLVD.Hỏi DN này có quyền được cấp GCN QSDD, QSH nhà ở và
TSGLVD với lô đất này không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích
Bài giải:
Bài 5: **Cán bộ UBND phường X từ chối tiếp nhận hồ sơ để chứng thực HĐ mua 1 lô
đất tại ở tại thành phố H của bà A đối với vợ chồng ông T vơi lí do bà A không có hộ
khẩu thường trú tại thành phố H là không đúng qui định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 2 điều 169 LDĐ 2013 có qui định: HGĐ, cá nhân được nhận chuyển
nhượng QSDD không phụ thuộc vào nơi cư trú, trường hợp này không thuộc qui định
tại k3, k4 DD191 và DD192 LDĐ 2013 thì có QSH nhà ở gắn liền với đất tại VN. (căn
cư điểm e k1 điều 179, k1 Đ 186 LDĐ 2013)
**Bà A có quyền tặng cho QSDĐ đối với lô đất này cho cháu của bà A đang định cư ở
nước ngoài- người VN định cư ở nước ngoài nếu cháu bà A thuộc đối tượng có QSH
nhà ở theo qui định của pháp luật về nhà ở
Bài 1:
**Lô đất đó thuộc đất công ích của xã sử dụng vào mục đích công ích được qui định tại
k2 đ 132 LDĐ 2013, chỉ khi trong trường hợp với diện tích đất mà chưa sử dụng vào
các mục đích được qui định tại k2 DD132 của luật này thì UBND cấp xã có thể cho
HGĐ, cá nhân thuê theo hình thức đấu giá, mà không được quyền bán lô đất đó, căn cứ
theo k3 điều 132 LDĐ 2013.
**Ông A không có quyền sử dụng lô đất nêu trên, bới: Đây là lô đất thuộc đất công ích
của xã. Việc bán lô đất này của UBND xã cho ông A là trái qui dịnh pháp luật, do đó
HĐ mau bán đất này sẽ bị vô hiệu, UBND xã có trách nhiệm bồi thường và hoàn trả lại
tiền bán đất đã nhận cho ông A, căn cứ theo k3 đ 132 LDĐ 2013.
*** nếu ông A muốn sử dụng lô đất đó vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì sao?

Có 2 trường hợp:
+nếu ông A là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng tại địa phương mà
chưa được giao đất hay thiếu đất sản xuất nông nghiệp mà quỹ đất nông nghiệp sử dụng
vào mục đích công ích của xã vượt quá 5% thì phần diện tích ngoài mức 5% đó UBND
xã có thể dùng giao đất cho ông A phục vụ sản xuất nông nghiệp.


+ông A có thể thuê đất để sản xuất nông nghiệp thông qua hình thức đấu giá, mỗi lần
thuê không quá 5 năm đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích công ích qui
định tại k2 đ 132 của luật này..
Thẩm quyền cho thuê đất thuộc UBND cấp xã, căn cư k3 Đ 59 LDĐ 2013.
Bài 2:
**Đất trồng lúa là đất trống cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, căn cư điểm a
k1 đ 10 LDĐ 2013.
Căn cứ k1 đ 54 LDĐ 2013, HGĐ ông B là người lao động trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, thuộc đối tượng có QSDĐ nông nghiệp với hình thức giao đất không thu tiền sử
dụng đất trong hạn mức.
Căn cứ k1 đ 129 của luật này qui định hạn mức đất nông nghiệp:
< 3 hecta: đôi với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực đồng
bằng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.
<2hecta: đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Căn cư điểm a k2 đ 59 luật này: UBND huyện X có thẩm quyền giao đất cho hộ gia
đình ông B. Tuy nhiên việc giao đất nông nghiệp ( để trồng lúa) vượt hạn mức của
UBND huyện X là trái qui định pháp luật.(3,5 ha>3ha; 3,5 ha>2ha), còn thời hạn sử
dụng đất 20 năm (<50 năm) thì đúng qui định pháp luật, căn cư vào k1 đ 126 LDĐ
2013.
** HGĐ ông B không có quyền sử dụng 3,5 ha đất trồng lúa, bởi theo qui định pháp
luật đất trồng lúa là đất trồng cây hàng năm thì HGĐ chỉ được nhà nước giao đất tối đa
là 3ha hoặc 2 ha căn cứ k1 Đ 129, k1 Đ 154 LDĐ 2013.
Bài 3: Dn ABC là DN trong nước thuộc tổ chức kinh tế, căn cứ theo k1 Đ5 ldđ 2013.

căn cứ vào k3 đ 126 ldđ 2013 qui định đất có thời hạn sử dụng: DN ABC chỉ được giao
đât để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì không quá 50 năm, tuy nhiên
UBND tỉnh cho DN ABC thuê với thời hạn 50 năm là trái qui đinh pháp luật.
T có thắc mắc một chỗ là DN trong nước có được thuê trả tiền thuê đất 1 lần đối với TH
này hay không?
Nhận định:
1.
Mọi trường hợp thừa kế QSDĐ đều làm thay đổi chủ thể sử dụng đất.
2.
TAND chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ khi NSDĐ có GCN QSDĐ.
3.
Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi QSDĐ.
4.
NSDĐ có GCN QSDĐ đều được chuyển QSDĐ>
5.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, thuê đất mà trả tiền thuê 1 lần thì được chuyển
nhượng QSDĐ.
6.
Cá nhân sử dụng đất ở đều phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước.
7.
Thu hồi đất và trưng dụng đất là giống nhau.
8.
Mọi tranh chấp về nhà và đất mà các bên đương sự không có bất kỳ loại giấy tờ
nào thì đều thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND từ cấp huyện trở lên.
9.
Cộng đồng dân cư không được thực hiện giao dịch QSDĐ.
10.
Mọi trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh đều được
bồi thường.
Bài tập:

Năm 1988 ông A là nhân viên của xí nghiệp X thuộc tổng cục hậu cần, được xí nghiệp
cấp cho 112 m2 đất để xây dựng nhà ở tại phường D, thành phố N, tỉnh K. năm 1992 do
nhu cầu không còn sử dụng đất, ông A chuyển nhượng diện tích đất đó nói trên cho


HGĐ bà H bằng giấy viết tay. HGĐ bà H sử dụng từ đó cho đến nay, chưa thực hiện đk
QSDĐ và đất chưa có GCN QSDĐ. Tháng 5/2014, UBND thành phố N ra quyết định
thu hồi 112m2 nói trên để mở rộng đường giao thông theo qui hoạch đã được CQNN
có thẩm quyền phê duyệt. tháng 9/2014, UBND tp N ra quyết định bòi thường, hỗ trợ,
tái định cư đối với diện tích đất đó. Theo quyết định thì đất của HGĐ bà H không đủ đk
được BT về đất vì không có GCN QSD mà chỉ được nhận khoản tiền hỗ trợ =20% đơn
giá BT tính theo giá đất ở.
a.
Việc UBND tp N ra quyết định không bồi thường về đất cho HGĐ bà H có phù
hợp với qui định pl ko? Giải thích
b.
Giả sử đất của HGĐ bà H không thuộc diện thu hồi, HGĐ bà H có được cấp
GCN không nếu HGĐ bà H thực hiện thủ tục xin cấp GCN đối với diện tích nói trên.
Giả thích
c.
Trường hợp được cấp GCN đối với diện tích đó, HGĐ bà H có phải thực hiện
nghĩa vụ Tài chính cho nhà nước ko? Tại sao?,
Bài giải:
1. để t nghĩ thêm
2.Nhận định: sai
Cơ sở pháp lý: căn cứ khoản 1 điều 203 luật đất đai 2013 qui định sau khi tranh chấp
đất đai được hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì TAND sẽ thụ lý giải quyết
tranh chấp đất đai đối với trường hợp NSDĐ không có GCN QSDĐ hoặc 1trong các
giấy tờ được qui định tại Điều 100 của luật này, chẳng hạn giấy tờ hợp pháp về thừa kế,
được nhận tặng cho QSDĐ,…

3. nhận định : sai
Cơ sở pháp lý: căn cứ điểm b khoản 1 điều 179, điều 190, điểm 1 khoản 1 điều 169
LDĐ 2013 qui định HGD sử dụng đất nông nghiệp chỉ được nhận chuyển đổi QSDĐ
đối với đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với HGĐ khác.
4. nhận định: sai
Cơ sở pháp lý:
GCNQSDĐ chỉ là 1 trong 4 đk để được thực hiện chuyển QSDĐ, căn cứ theo Đ 188
LDĐ 2013 qui định NSDĐ phải có đầy đủ các đk sau đây về giao dịch QSDĐ thì mới
được chuyển QSDĐ:
+ có giấy chứng nhận, ngoại lệ đối với chuyển đổi là khi có quyết định giao đất, đối với
thừa kế là khi có đủ đk được cấp GCN (khoản 1 điều 168 LDĐ 2013).
+ Đất không có tranh chấp.
+Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
+trong thời hạn sử dụng đất.
5. nhận định: sai
Cơ sở pháp lý: không phải tất cả các đối tượng thuộc tổ chức được qui định tại khoản 1
điều 5 luật này thì khi thuê đât trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê sẽ được
chuyển nhượng QSDĐ mà chỉ có 1 số đối tượng trong tổ chức mới có quyền đó, cụ thể
căn cứ vào khoản 2 điều 174 LDĐ 2013 bao gồm tổ chức kinh tế , tổ chữ sự nghiệp
công lập được tự chủ về mặt tài chính mà trả tiền thuê không có từ ngân sách nhà nước.
Chẳng hạn cũng là tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính thuộc tổ chức nhưng
khi thuê đất trả tiền thuê đất lần cho cả thời gian thuê thì không được chuyển nhượng
QSDĐ nếu tiền thuê đó được trả từ ngân sách nhà nước.
6. nhận định: sai


Cơ sở pháp lý: có nhiều trường hợp cá nhân sử dung đất nhưng không phải nộp tiền sử
dụng đất, cụ thể: cá nhân đang sử dụng đất có 1 trong các giấy tờ về QSDĐ được qui
định tại khoản 1, khoản 2 điều 100 của Luật này thì khi được câp GCN QSDĐ, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, cá nhân được nhà nước giao đất rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên (căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 54
về giao đất không thu tiền sử dụng đất, điều 129 qui định han mức giao đất nông
nghiệp);…
7. nhận dịnh: sai
Cơ sở pháp lý: căn cứ vào khoản 1 điều 3 (qui định nhà nước thu hồi đất), khoản 1,
khoản 3, khoản 4 điều 72( qui định về trưng dụng đất) của LDĐ 2013.
Thu hồi đât là việc NN ra quyết định thu lại QSDĐ của người được NN trao
QSDĐ hoặc do vi phạm pháp luật về đất đai, việc thu hồi đất sẽ làm chấm dứt QSDĐ
của NSDĐ.
Trưng dụng đất được NN thực hiện trong những trường hợp thật cần thiết để
thực hiện nghĩa vụ QP-AN hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trang khẩn cấp,
phòng chống thiên tai. Việc trưng dụng không làm chấm dứt QSDĐ của NSDĐ mà chỉ
mang tính tạm thời, tối đa không quá 60 ngày.
8. Nhận đinh: sai
Cơ sơ pháp lý: căn cứ vào điều 203 LDD 2013 qui định đối vứi tranh chấp đất đai về
nhà và đât mà sau khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã, thì sẽ có 2 sự lựa chọn
đối với các bên đương sự không có bất kỳ loại giấy tờ nào (tức là không có GCN hoặc
không có 1 trong các loại giấy tờ được qui định tại điêu 100 cảu Luật này): khởi kiện
ra TAND có thẩm quyền hoặc nộp đơn yêu cầu đối với UBND cấp có thẩm quyền để
giải quyết tranh chấp ( ở đây là UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, ngoài ra còn có Bộ
trưởng Bộ TNMT cũng có thẩm quyền giải quyết khi đương sự không đồng ý với quyết
định gải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh ).
9. nhận định: Đúng
Cơ sở pháp lý: căn cứ khoản 5 điều 54, khoản 9 điều 3, điểm c khoản 1 điều 169 của
LDD 2013 thì cộng đồng dân cư được xác lập QSDĐ thông qua hình thưc được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được tặng cho bởi tổ chức kinh tế ( qui định
tại điểm e khoản 1 điều 174 luật này), được thừa kế (qui dịnh tại điểm e khoản 1 điều
179 của Luật này) để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng,
nên căn cứ khoản 2 điều 181 của Luật này không được thực hiện giao dịch quyền sử

dụng đất.
10. nhận định: sai
Cơ sở pháp lý: không phải mọi trường hợp nhà nươc thu hồi đất vì mục đích QP-AN
thì được BT, nhà nước chỉ Bồi thường khi thỏa mãn các đk để được BT: người có đất bị
thu hồi có GCN hoặc có đủ đk được câp GCN , đất được BT nằm trong kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của cấp huyện, đất còn trong thời hạn sử dụng ( căn cứ khoản 2 điều
63, điều 75 LDD 2013).,các trường hợp qui định tại Đ 82 của Luật này sẽ không được
BT về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Bài tập:
Câu a:
Căn cứ điểm d khoản 1 điều 100, khoản 2 điều 100 LDĐ 2013, HGĐ bà T có giấy
chuyển nhượng QSDĐ tại lô đất có diện tích 112 m2 tại phường d, thành phố N, tỉnh
K được mua từ ông A nhưng chưa đăng kí QSDĐ ( chưa làm thủ tục sang tên) mà trên


giấy chuyển nhượng có ghi tên ông A, kèm theo các giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có
chữ kí 2 bên là ông A và Hộ gia đình bà B do bà B làm đại diện, trước ngày Luật đất
đai có hiệu lực thi hành nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, hiện nay đât
đang được hộ gia đình bà H sử dụng ổn định mà không có tranh chấp . Mặc khác đây là
HĐ chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện năm 1992 tức là trước ngày 15/10/1993 nên
phải được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 ( thời điểm này
không cấn công chứng, chứng thực) thì HGĐ bà H mới đủ điều kiện được cấp GCN
QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
UBND thành phố N là CQNN có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất (căn cứ điểm a
khoản 2 điều 66 LDĐ 2013). Việc UBND thành phố N thu hôi đất của HGĐ bà H là
theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt với mục đích mở
rộng đường giao thông- phát triển kinh tế-xã hội vì lơi ích quốc gia, công cộng. Tuy
nhiên căn cứ vào khoản 2 điều 63 của Luật này thì căn cứ thu hồi đât là căn cứ vào kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt
(mà kế hoạch sử dụng đất của thành phố N dựa trên quy hoạch sử dụng đất của thành

phố N, căn cứ điểm b khoản 3 điều 40 LDĐ 2013 qui định về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện.)
Căn cứ khoản 1 điểu 75 LDĐ 2013 qui định về đk BT khi nhà nước thu hồi đất vì mục
đích phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích QG, công cộng thì HGĐ bà H không đủ điều
kiện được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bởi lô
đât đó nằm trong diện thu hồi theo kê hoạch sử dụng đất của UBND thành phố N như
đã nói ở trên.
→ UBND thành phố N ra quyết ddinnhj không bồi thường về đât là đúng qui định pháp
luật nhưng sai lí do không bồi thường, bởi việc không BT đất ở đây không phải do
HGĐ bà H không có GCN QSDĐ mà đất của HGĐ bà H nằm trọng diện thu hồi theo
kế hoạch sử dụng đất đã được CQNN có thẩm quyền xét duyệt.
thì UBND thành phố N là CQNN có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất (căn cứ điểm
a khoản 2 điều 66 LDĐ 2013) nhưng việc UBND thành phố N ra quyết định không BT
về đất cho HGĐ bà H với lý do không có GCN QSDĐ là không đúng qui định của pháp
luật, bởi HGĐ bà H có đủ điều kiện để được cấp GCN QSDĐ mà chưa được cấp.
Câu b: trường hợp đất của HGĐ bà H không thuộc diện bị thu hồi.
Căn cứ điểm d khoản 1 điều 100, khoản 2 điều 100 LDĐ 2013, (như đã trình bày ở của
a), căn cứ vào khoản 1 điều 75 của Luật này thì HGĐ bà H đủ đk được Cấp GCN
QSQDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu HGĐ bà H thực hiện
thủ tục xin cấp GCN đối với diện tích đất nói trên.
Câu c: trường hợp HGĐ bà H được cấp GCN đối với diện tích đất nói trên, thì HGĐ bà
H phải thực hiện các nghĩa vụ Tài chính sau: căn cứ vào khoản 1 điều 107 LDĐ 2013.
Nộp lệ phí trước bạ: phí này HGĐ bà H phải nộp nều thỏa thuận trong chuyển
nhượng bên mua có nghĩa vụ nộp khoản phí này.
Nộp lệ phí địa chính: để làm thủ tục đăng kí QSDD, để được cấp GCN.
HGĐ bà H không phải nộp tiền sử dụng đất (căn cứ vào khoản 2 điều 100 Luật
này) khi được cấp GCN nhưng HGĐ bà H sẽ nộp tiên sử dụng đất hàng năm cho nhà
nước.
Nộp thuế sử dụng đất: diện tích đất của HGĐ bà H là 112m2 (<200m2) đất ở,
nộp thuế với thuế suất là 0.03%.



 Nhận định dúng/sai:


1.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất chính là cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền chung
2. thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất.
3. UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trong phạm vi xã, phường, thị trấn thuộc quyền quản lý của mình.
4.chủ thể sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh đều được lựa chọn hình thức
sử dụng đất.
5.Hộ gia đình, cá nhân không được sử dụng quá 30 hecta đất nông nghiệp.
6. hạn mức giao đất là diện tích tối đa mà các chủ thể được phép sử dụng.
7.cộng đồng dân cư không được thực hiện giao dịch QSDĐ.
8. người VN định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế QSDĐ từ cá nhân trong nước.
9.hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và phù hợp với qui
hoạch thì được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
10. pháp luật đất đai không cho phép bất kì NSDĐ đất phi nông nghiệp nào có quyền
thực hiện chuyển đổi QSDĐ.
11. Hợp đồng giao dịch đối với QSDĐ có hiệu lực kể từ thời điểm xác nhận bởi cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền.

BT:
Câu 1: Năm 2014 do nhu cầu mở rộng đất sản xuất kinh doanh DN X là DN trong nước
đã đề nghị UBND tỉnh Y cho thuê lô đất trống, diện tích 500m2, trả tiền thuê 1 lần để
DN sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nhận thấy mục đích sử dụng đất của
doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được CQNN có thẩm
quyền phê duyệt và lô đất đó có thời hạn thuê là 50 năm, tiền thuê trả 1 lần cho cả thời

gian thuê. DN X đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và khác các nghĩa vụ khác
theo yêu cầu của UBND tỉnh Y.
QSDĐ của DN X có hợp pháp không. Nêu cơ sở pháp lý, giải thích.
Câu 2: Anh A có mảnh đất và nhà ở trên trên diện tích 70m2. Năm 1989, NN có chủ
trương mở rộng đường nên đã tháo dỡ nhà và đất của anh A khoảng 45 m2, còn lại
25m2 vẫn nằm trong quy hoạch của đường và gia đình sử dụng cho đến nay.
Cũng trong năm đó, UBND thị xã Y đền bù cho gia đình anh A 100m2 đất mà không
cấp cho gia đình anh A giấy tờ gì. Cuối năm 1989, gia đinh anh A xây dựng trên
100m2 đó đồng thời đã lấn chiếm ra phía sau ruộng bỏ hoang không ai canh tác 50m2
đất để trồng rau sinh hoạt, gia đình anh A đã xây hảng rào bao phủ toàn bộ 50m2 đất đó
và sử dụng ổn định cho đến nay không có ai tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Hiện khu đất đã vào quy hoạch ổn định. Tháng 2/2015 Anh A đi làm GCNQSDĐ cho
100m2 đất thì UBND thi xã Y buộc anh A phải thêm 50m2 đất lấn chiếm vào cùng sổ
hồng và phải nộp 50% tiền sử dụng đất cho 50m2 đất lấn chiếm, đồng thời yêu cầu gia
đình anh A phải trả lại mảnh đất 25m2 nói trên thì mới làm thủ tục cho gia đình anh A.
Việc làm của UBND thị xã Y có đúng theo tinh thần của pháp luật đất đai.? Nếu cơ sở
pháp lý, giải thích.
Đề thi môn luật đất đai
I. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI? GIẢI THÍCH (6 điểm)
1) Mọi trường hợp thừa kế QSDĐ đều làm thay đổi chủ thể sử dụng đất.
2) TAND chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ khi người sử dụng đất có GCN
QSDĐ.


3) Căn cứ xác lập QSDĐ của người sử dụng đất là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp
luật đất đai.
4) Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi QSDĐ
5) Chỉ có các chủ thể sử dụng đất được nhà nước giao đất thì mới phải nộp thuế đất.
6) Tổ chức kinh tế chuyển nhượng QSDĐ thuê không phải nộp thuế từ việc chuyển
quyền.

II. BÀI TẬP: (4 điểm)
Ông K đang sử dụng 2 ha đất trồng lúa và 300 m 2 đất ở (đã được cấp GCN QSDĐ tại
huyện T tỉnh Đồng Nai). Tháng 11/2014, ông K qua đời để lại di chúc thừa kế QSDĐ
nói trên cho người con duy nhất là chị H hiện là giáo viên, sau đó chị H đã nộp hồ sơ
thừa kế QSDĐ (GCN QSDĐ, di chúc và đơn đề nghị nhận thừa kế) đến văn phòng
đăng ký QSDĐ huyện T, sau khi nhận được hồ sơ của chị H, văn phòng đăng ký QSDĐ
huyện T chỉ cho phép chị H nhận thừa kế đối với 300 m2 đất ở còn 2 ha đất nông
nghiệp chị H không được quyền thừa kế vì lý do chị H không trực tiếp sản xuất nông
nghiệp và đề nghị UBND huyện T thu hồi 2 ha đất nói trên
Anh chị có nhận xét gì về tình huống trên?

Đề thi Luật đất đai - Lớp QT31A
Câu 1 (4 điểm): Nhận định
a. Chỉ có NN mới có các quyền năng của chủ sở hữu đối với đất đai.
b. Việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bị giới hạn bởi mức do
pháp luật quy định.
c. Quyền sử dụng đất hợp pháp đều được coi là hàng hóa.
d. Cá nhân đang sử dụng đất ở mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì khi được
NN cấp GCN QSD đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất, nếu như sử dụng đất trước
ngày 15/10/1993.
Câu 2 (3 điểm)
So sánh quyền thừa kế quyền sử dụng đất với quyền tặng cho quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Câu 3 (3 điểm)
Jimmy Nguyen là người Mỹ (trước đây là người Việt Nam) về nước thực hiện dự án
đầu tư chế biến nông sản xuất khẩu. Hỏi:
a. Bằng cách nào Jimmy Nguyen có thể có đất sử dụng để thực hiện dự án trên?
b. Hình thức sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của Jimmy Nguyen khi thực hiện dự án
trên?
c. Jimmy Nguyen muốn mua một căn biệt thự xây dựng trên 200m2 đất của một cá

nhân trong nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình. Việc này có được pháp luật
cho phép không? Tại sao?
Câu 1: Chỉ có nhà nước mới có các quyền năng của chủ sở hữu đối với đất đai.
Sai. Các chủ thể là người sử dụng đất khác vẫn có 1 số quyền năng (quyền sử dụng đất,
quyền chiếm hữu) được quy định tại chương IV LĐĐ.
Câu 2: Việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bị giới hạn bởi
mức do pháp luật quy định.
Sai. Theo quy định tại điều 1 NQ 1126 thì đối với đất nông nghiệp thì pháp luật chỉ quy
định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào
mục đích nông nghiệp dưới các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền
sử dụng đất, xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh. Như vậy pháp


luật không giới hạn hạn mức đối với hình thức nhận thừa kế, nhận chuyển đổi, nhận
góp vốn.
Câu 3: Quyền sử dụng đất hợp pháp đều được coi là hàng hóa.
Sai. Quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất (điều 109 LĐĐ) không được xem là hang hóa vì trong trường hợp này chủ thể
SDĐ không được thực hiện các quyền giao dịch về quyền sử dụng đất…
Câu 4: Cá nhân đang sử dụng đất ở mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì khi
được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng
đất, nếu như sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993.
Sai. Theo quy định tại khoản 5 điều 14 nghị định 84, thì các trường hợp quy định tại
khoản 4 điều 14 nghị định 84 vẫn phải nộp tiền sử dụng đất.
Đề thi môn Luật đất đai
Dưới đây là đề thi môn Luật đất đai của các lớp Thương mại, Dân sự, Quốc tế K38B –
ĐH Luật TP. HCM. Thời gian làm bài 90 phút, chỉ được sử dụng văn bản pháp luật.
I. Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích? (4 điểm).
1. Toà hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có
giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ quy định ở

khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai.
2. Tổ chức cá nhân nước ngoài không được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận tặng
cho quyền sử dụng đất trồng cây hằng năm.
4. Người sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai đều
có quyền giao dịch quyền sử dụng đất.
Câu 2 (2 điểm): Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất của Nhà nước giao thì có
những quyền giao dịch quyền sử dụng đất nào? Giải thích?
II. Bài tập (4 điểm)
Công ty X là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo pháp luật
Việt Nam, có chức năng kinh doanh bất động sản. Công ty X muốn thực hiện đầu tư dự
án xây dựng nhà ở để bán tại VN. Hỏi:
1. Các cách thức mà công ty X có thể xác lập quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nói
trên? Giải thích rõ.
2. Hình thức sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của công ty X?
3. Quyền sử dụng đất của người mua nhà thuộc dự án của công ty X nói trên có khác gì
so với quyền sử dụng đất của những người mua nhà thuộc sở hữu của các tổ chức trong
nước không?
ĐỀ THI MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI
Ông A sử dụng 100 m2 đất ở từ năm 1974 ( đất có bằng khoán do cơ quan có thẩm
quyền của chế độ cũ cấp ). Năm 1994 , ông A đã làm hợp đồng chuyển nhương 100m2
đất này cho ông B (hợp đồng có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất ). Sau khi thực
hiên hợp đồng, ông A đã giao bắng khoán 100m2 đất này cho ông B giữ. Tháng
01/2015, ông B làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 100m2 nói trên
nhưng bị UBND huyện nơi có đất từ chối, lý do người có tên trong bằng khoán đất là
ông A và hai bên chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật. Hỏi
a. Việc từ chối cấp giấy chứng nhận này là đúng hay sai, tại sao?



b. Nếu ông B cho rắng việc từ chối cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất trong
trường hợp trên là trái pháp luật, thì ông phải làm gì để bảo về quyền lợi hợp pháp của
mình
CÂU 1:
Những nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao ?
a . Trường hợp tổ chức kinh tế sử dụng đất bị phá sản thì nhà nước sẽ thu hồi đất ?
b . Tổ chức kinh tế kinh doanh nhà ở phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất ?
c . Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải sử dụng đất dưới hình thức thuê ?
d . Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà
đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?
d . Cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú?
f . Việt kiều không được nhận chuyển nhượng sử dụng đất tại Việt Nam ?
CÂU 2:
Ông A sử dụng ổn đinh 1000m 2 đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp tại xã Y,
huyện X tỉnh T từ 1980 cho đến nay ( đất không có giấy tờ về QSDĐ). Tháng 01/2005,
ông A đã đến UBND xã Y làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
10002 đất nói trên. Vì phần đất 1000m2 này nằm trong khu vực xây dựng công trình
công cộng đã được xét duyệt trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết năm 2014,
nên UBND xã Y đấ kiến nghị UBND huyện X thu hồi đất này . Sau khi xem xét, chủ
tịch UBND huyện X đã ủy quyền cho chủ tịch UBND xã Y thu hồi đất. Trên cơ sở ủy
quyền này, chủ tịch UBND xã Y đã ra quyết định thu hồi 1000m2 đất nói trên và không
bồi thường cho ông A vì đất không có giấy tờ về QSDĐ. Hỏi:
a. Hãy cho biết quan điểm của các anh (chị) về các tình tiết nêu trong vụ việc trên và
cho biết ông A có thể được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
1000m2 đất nói trên không, tại sao?
b. Ông A có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu cho rằng hành
vi của các cơ quan nhà nước trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền , lợi ích hợp
phát của ông ?
ĐỀ THI - LUẬT ĐẤT ĐAI

Câu 1 (6 điểm)
Những định sau đây đúng hay sai, tại sao?
a) Người sử dụng đất hợp pháp đều được chuyển nhượng QSDĐ.
b) Tổ chức cá nhân nước ngoài, Việt Kiều không được nhận tặng cho QSDĐ.
c) Cá nhân sử dụng đất ở đều phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước.
d) Người sử dụng đất khi có thu nhập từ việc chuyển QSDĐ đều phải nộp thuế chuyển
QSDĐ.
e) Người sử dụng đất làm mặt bằng xd cơ sở sx-kd đều được lựa chọn hình thức sử
dụng đất.
f) Mọi hành vi vi phạm PL đất đai đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của
PL.
Câu 2 (4 điểm)
Ông A sử dụng ổn định 100m2 đất ở tại xã Y huyện X tỉnh T từ 1995 cho đến nay (đất
không có giấy tờ về QSDĐ). Tháng 1/2015 ông A đến UBND huyện Y làm thủ tục xin
cấp giấy CN-QSDĐ cho 100m2 đất nói trên.


a) Ông A có được cấ giấy CN-QSDĐ đ/v 100m2 đất nói trên không? Tại sao? Nếu
được, cơ quan nào có thẩm quyền cấp? Nghĩa vụ tài chính mà ông A phải thực hiện?
b) Giả sử 100m2 đất này nằm trong khu vực xây dựng công trình công cộng đã được
xét duyệt trong qui họach, kế họach sd đất chi tiết năm 2015. Tháng 4/20015 Chủ tịch
UBND huyện X ra quyết định thu hồi 100m2 đất nói trên mà không bồi thường cho ông
A vì đất không có giấy tờ về QSDĐ. Việc không bồi thường này có đúng PL không?
Nếu đếch đồng ý ông A phải làm gì để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
Câu 2:
1.Căn cứ k2 đ 66 LDĐ 2013 qui định thì thẩm quyền thu hồi đất là UBND huyện K.
Căn cứ điểm h k1 đ 64 LDĐ 2013 qui định đối với đất trồng cây hàng năm NN không
được sử dụng trong 12 tháng liên tục thì NN có quyền thu hồi đất do vi phạm pháp luật
đất đai.
Căn cứ điểm d khoản 1 điều 179 LDĐ qui định bà H có quyền cho anh Q thuê đối với 2

ha đất nông nghiệp trông cây hàng năm, và đất này được sử dụng từ thời điểm thuê là
01/2012 cho đến nay. Do đó UBND huyện K ra quyết định thu hồi với lý do đất không
được sử dụng liên tục trong thời hạn là không phù hợp qui định pháp luật bởi đất của bà
H vẫn đang được sử dụng ổn định và liên tục.
2. căn cứ điểm a khoản 1 điều 188 LDĐ 2013, bà B không đủ điều kiện để thực hiện
quyền chuyển nhượng 4ha đất trồng cây cao su đối với ông S bởi bà S chưa có GCN
QSDĐ. (kể cả có đủ đk cấp GCN QSDĐ cũng không được chuyển nhượng).
3.căn cứ theo điểm d khoản 2 điều 179 LDĐ 2013, HGĐ chỉ được thực hiện quyền cho
thuê 100m2 đối với đất có nhà ở gắn liền với đất để làm văn phòng trưng bày sản phẩm
đối với DN W (DN có VĐT nước ngoài) khi đất này là không phải là đất được nhà
nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
4. căn cứ theo khoản 2 điều 101 LDD 2013: HGĐ ông S khai hoang đất từ năm 1980
và sử dụng đất cho đến nay tức là đất đó đã được HGĐ ông S sử dụng ổn định trước
01/07/2004, không vi phạm pl về đất đai. Tuy nhiên đất của HGĐ ông S nằm trong diện
có đất phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất đã được CQNN xét duyệt nên ông S
cũng không đủ điều kiện để được cấp GCN QSDĐ.
Căn cư khoản 1 điều 74, khoản 1 điều 75 luât này qui định nguyên tắc, điều kiện được
BT về đát đó là HGĐ phải có GCN QSDĐ hoặc đủ đk được cấp GCN QSDĐ, trừ
trường hợp qui định tại khoản 2 điều 77 của luật này
Căn cứ khoản 2 điều 77 LDD 2013, HGĐ ông S được bồi thường QSDĐ khi HGĐ ông
S trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có GCN hoặc không đủ đk cấp GCN thì
vẫn được BT về đất đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích BT không vượt
quá hạn mức giao đất nông nghiệp qui định tạo Đ 129 của Luật này.
→UBND huyện không BT QSDĐ với lý do HGĐ ông S không có GCN và không có
giấy tờ về QSDĐ là sai qui định pháp luật
Câu 3:
***Căn cứ khoản 3 điều 50 LĐĐ 2013: đất chuyển nhượng này nằm trong quy hoạch
sử dụng đất với mục đích khác, tuy nhiên quy hoạch này đã được điều chỉnh nhưng
chưa công bố về việc điều chỉnh này thì bà S không bị hạn chề về quyền của NSDĐ
theo qui định của pháp luật hiện hành, trong đó có quyền được cấp giấy chứng nhận

QSDĐ theo qui dịnh tại khoản 1 Điều 166 LDD 2013.
Căn cứ điểm c khoản 1 điều 99 LDĐ 2013: bà S nhận chuyển nhượng đất từ ông Q
thuộc trường hợp được NN cấp GCN QSDĐ, mặt khác bà S đã thực hiên nghĩa vụ TC
tại CQ thuê, HĐ chuyển nhượng 300m2 đất ở tại phường X quận Y, thành phố H đã


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×