BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG THPT NGUYÊN NHÂN VÀ
GIẢI PHÁP THAY ĐỔI NHẬN THỨC CHO HỌC SINH
ThS. Nguyễn Thị Phú*
1. Đặt vấn đề
Bạo lực học đƣờng là vấn đề ngày càng phổ biến và là mối bận tâm không chỉ
của phụ huynh, của nhà trƣờng riêng biệt mà là vấn nạn chung của ngành giáo dục.
Bạo lực xảy ra ở trong khuôn viên nhà trƣờng lẫn ngoài xã hội, giữa học sinh với học
sinh, giữa học sinh với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh… Những năm qua,
ngành giáo dục đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị thảo luận về nội dung bạo lực học
đƣờng và không ít giải pháp đƣợc đề xuất. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng
tôi khai thác khía cạnh thay đổi nhận thức cho học sinh từ những giải pháp đồng bộ để
góp phần hạn chế bạo lực học đƣờng, xây dựng môi trƣờng học đƣờng lành mạnh,
phát triển.
2. Nguyên nhân bạo lực học đuờng
2.1. Khái niệm bạo lực học đƣờng: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội.
Đó là những hành vi thô bạo, ngang ngƣợc, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp
ngƣời khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những
tổn thƣơng tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trƣờng học (giữa giáo
viên-học sinh, học sinh-học sinh) ở trong khuôn viên hoặc ngoài khuôn viên trƣờng
học.
2.2. Nguyên nhân bạo lực học đƣờng
Nguyên nhân bạo lực học đƣờng xuất phát từ bốn đối tƣợng chính: từ chính học
sinh, từ giáo dục gia đình, từ giáo dục nhà trƣờng và từ xã hội.
2.1.1 . Nguyên nhân từ tâm lý học sinh
Lƣớt một vòng trên các trang báo mạng không khó để tìm thấy nhiều hậu quả đau
lòng từ những hành động bạo lực của học sinh THPT. Từ việc đánh hội đồng bạn bè,
xé quần áo, sỉ nhục bạn học kể cả việc gây ra án mạng thƣơng tâm. Học sinh THPT là
lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển nhạy cảm, cơ thể của các em đã là của ngƣời
trƣởng thành, sức khỏe thể lực đã nhƣ ngƣời trƣởng thành khỏe mạnh nên việc sử
dụng bạo lực càng dễ gây hậu quả nghiêm trọng hơn học sinh ở các cấp học dƣới.
Học sinh THPT đã bƣớc qua lứa tuổi dậy thì, bắt đầu giai đoạn muốn khẳng định
bản thân. Học sinh đang trong giai đoạn hình thành, phát triển tâm lý và thể chất cho
nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu nhiều
áp lực căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận đƣợc
*
Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh
166
sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, khó
bề kiểm soát. Với tâm lý muốn đƣợc thể hiện và muốn đƣợc công nhận, việc tiếp nhận
những thông tin và những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đều rất dễ rối nhiễu tâm lý
lứa tuổi của các em.
Vì thế, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do ngƣời chƣa thành niên thiếu kìm chế,
không làm chủ đƣợc bản thân, khi các em quá khích có thể không xác định đƣợc
những hành động mình gây ra có thể gây nguy hại cho ngƣời khác và cho chính bản
thân mình.
Nguyên nhân tâm lý của bạo lực học đƣờng ít đƣợc các nhà giáo dục, các nhà
nghiên cứu, các nhà xã hội, các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức, mỗi học sinh có một
phong cách sống khác nhau. Không ai kiểm soát đƣợc diễn biến tâm lý xảy ra hằng
ngày với học sinh đó. Do vậy không ai nghĩ đến việc cần ngăn chặn bạo lực học đƣờng
từ ngay các bạo lực từ đời sống nội tâm, có thể do việc tác động những nghịch cảnh
bên ngoài, tác động bởi điều kiện không thuận lợi làm cho tâm con ngƣời xảy lên sóng
gió cho chính mình. Nguyên nhân tâm lý bị xem thƣờng đó lại là nguyên nhân chính.
2.1.2 . Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình
Gia đình nhƣ một xã hội thu nhỏ, những tác động của gia đình đến học sinh, đặc
biệt là học sinh THPT là giai đoạn đang phát triển tâm lý nhạy cảm dễ làm các em có
những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến việc giải tỏa bức xúc lên ngƣời khác.
Trong một gia đình “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” thì sẽ ảnh hƣởng trực
tiếp đến con trẻ. Các em không thể vui vẻ, hồn nhiên đƣợc khi mà cha mẹ ở nhà bạo
hành, đánh nhau. Có mối quan hệ mật thiết giữa bạo lực học đƣờng với bạo lực gia
đình. Khi có bạo hành gia đình thì học sinh nam đến lớp thƣờng hay lầm lì, ít nói
nhƣng các em nữ lại có thể rơi vào trầm cảm, tự kỷ. Học sinh không thể phát triển tâm
lý và học hành bình thƣờng đƣợc nếu ngày nào cũng chứng kiến cha bạo hành mẹ,
hoặc các em bị chính cha mẹ bạo hành. Khi bị tác động bởi những hoàn cảnh xấu, các
em không đƣợc chia sẻ, dẫn dắt cách xử lý những băn khoăn, ức chế của mình, lâu
ngày dễ hình thành nên tính dễ kích động và hành động bạo lực.
Ly hôn giữa cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh và ảnh
hƣởng sâu sắc đến tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT khi các em đã bắt đầu bƣớc vào
ngƣỡng cửa yêu đƣơng. Những hệ lụy từ việc ly hôn của cha mẹ không hề nhỏ đối với
học sinh.
Việc không nắm bắt và chuyển hóa nguyên nhân gốc rễ này thì dầu cho cha mẹ
muốn con mình thoát khỏi cảnh ẩu đả trong học đƣờng hay thoát khỏi cảnh thể hiện
hành vi bạo lực với ngƣời khác thì khó làm tốt đƣợc.
Do vậy, việc nối kết đòi hỏi nhu cầu quan tâm của các bậc cha mẹ. Ít nhất cha mẹ
cần phải nhận ra những biểu hiện tâm lý bất thƣờng nơi con cái, làm tổn thƣơng cho
ngƣời khác thì cần phải nhắc nhở chúng và hƣớng dẫn con cái thực tập một số kỹ năng
làm chủ cảm xúc, làm chủ bản thân mình.
167
2.1.3 . Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường
Có thể thấy ngày nay việc học sinh ở trƣờng, tiếp xúc với thầy cô, nhà trƣờng
nhiều hơn ở gia đình và xã hội. Ngoài học chính khóa trên trƣờng các em còn học
thêm, phụ đạo, luyện thi, đặc biệt là các trƣờng bán trú, nội trú thì việc học tập, ăn
uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trƣờng.
Một số trƣờng còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thiếu
quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm
nhập học đƣờng. Chƣơng trình cho các cấp học còn nặng với học sinh, dẫn đến các em
không có thời gian để tham gia hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể.
Để học sinh có đƣợc kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống khi mâu
thuẫn xảy ra nhà trƣờng cần phải huấn luyện cho các em. Thế nhƣng, có thể thấy để
theo đuổi kịp chƣơng trình học, đảm bảo đƣợc tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp đã là một thách
thức không nhỏ, nói gì đến việc coi trọng kỹ năng và sinh hoạt ngoại khóa.
Các môn học đều chú trọng nội dung, chú trọng đến việc đảm bảo kiến thức theo
sách giáo khoa để học sinh thi cử. Việc tích hợp những kiến thức về xã hội, kỹ năng
chƣa đƣợc coi trọng, đặc biệt là với các môn xã hội, những môn học góp phần hình
thành nên thái độ, tình cảm đạo đức xã hội của học sinh.
Trong một nghiên cứu đang thực hiện: “Đánh giá thái độ của học sinh THPT đối
với việc học tập môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông” tại một số trƣờng THPT ở
Tp.Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện khảo sát mở rộng để học sinh đánh giá về nội
dung giảng dạy của giáo viên, kết quả làm chúng tôi khá bất ngờ:
Bảng 1: Nội dung giảng dạy trên lớp của giáo viên
Ý kiến đánh giá
Rất
Đồng ý Không
đồng ý
rõ
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
1) Giáo viên thƣờng đƣa vào bài
học những tình huống thực tế và 18.7
56.5
13.0
11.1
0.7
dạy kỹ năng ứng xử cho học sinh
2) Nội dung các tác phẩm văn
học giúp ích cho học sinh trong
2.8
18.3
11.5
67.1
1.3
việc rèn luyện nhân cách, đạo đức
3) Môn Ngữ văn giúp các em có
kỹ năng ứng xử và giải quyết tình 10.7
10.9
9.7
58.7
18.0
huống tốt hơn
Số liệu cho thấy, việc hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh và việc giảng
dạy môn Ngữ văn không liên quan nhiều đến nhau, trong khi chúng ta luôn cho rằng
dạy văn là dạy ngƣời. Khảo sát trên chỉ là một ví dụ nhỏ từ cách dạy học của nhà
trƣờng. Học sinh cần nhiều hơn những bài học thiết thực từ cuộc sống để hình thành
những kiến thức và kỹ năng ứng xử cần thiết cho cuộc sống.
168
2.1.4 . Nguyên nhân từ xã hội: Có thể nói, tác động từ xã hội là những tác động
tiêu cực nhất và ảnh hƣởng nhiều nhất đến học sinh.
Phim ảnh, truyện bạo lực
Ảnh hƣởng tiêu cực của phim ảnh bạo lực trong thời đại thông tin bùng nổ hiện
nay, diễn ra từng ngày từng giờ với học sinh. Mỗi khi chúng ta xem một thông tin bạo
lực trên TV, đài phát thanh, báo, đọc truyện tâm lý của học sinh thƣờng trỗi dậy một
trong hai khuynh hƣớng thông thƣờng, hoặc là đồng tình, bênh vực hoặc là kháng cự,
chống đối với các nhân vật, hay các tình huống trong nội dung mà các em quan sát.
Ảnh hƣởng của phim ảnh tác động vào kho tàng tâm thức chúng ta từng ngày
từng giờ. Nếu cha mẹ không theo dõi kỹ lƣỡng các biểu hiện của con em thay đổi về
hành vi, hoặc để chúng quá tự do trong việc giải trí, phim ảnh đến các rạp xinê mà
không biết các nội dung mà các em xem là cái gì, thì con em chúng ta sẽ tích nạp
hƣớng tăng dần các hạt giống hành vi bạo lực. Khi vào lớp học chỉ cần một bất mãn
nho nhỏ, bắt gặp một khiêu khích của bạn nào đó, hoặc một câu nói tức khí thôi các
em sẽ thể hiện nhƣ là một bản sao 50%, 70% thậm chí 100% từ nhƣng hình ảnh mà
các em đã đƣợc thâu nạp qua phim ảnh, sách báo, qua các phƣơng tiện truyền thông
Các trò chơi điện tử
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc bạo lực là nghiện các trò chơi điện tử mang
tính bạo lực. Các em có thể tiếp cận trò chơi từ các cửa hàng game, từ internet. Việc
tiếp xúc với các trò chơi bạo lực này đã trở nên nguy hại cho các em và gia đình. Khi
một em mải mê từ thái độ tâm lý muốn tìm hiểu cái gì mình chƣa biết, một lý giải nhƣ
là một phƣơng tiện giúp cho mình thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn trong việc ứng xử,
các em dần dà trở thành một con nghiện.
Nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ rất đơn giản, thƣơng con là có trách nhiệm nuôi con,
đồng nghĩa là chu cấp cho con về vật chất, sự sống, học phí, tiền bạc chi tiêu nhƣ thế là
đủ, mà không quan tâm về nhân cách, diễn biến tâm lý, hành động của các em. Cho
tiền các em quá nhiều, mua laptop mà không sử dụng nhu cầu cho việc học tập, điều
đó lại trở thành mối đe dọa, mà các em đã dần dà đƣợc các phƣơng tiện trợ giúp, tiếp
xúc bạo lực qua các trò chơi bạo lực online ở nhà.
Rƣợu bia và chất gây nghiện
Việc tiêu thụ các loại độc tố có chất gây say nhƣ rƣợu bia, ma túy tổng hợp, có
khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực học đƣờng ở giới trẻ. Một ngƣời không thể làm
chủ hành vi của mình đƣợc, ngay sau khi đƣa các loại chất gây say vào trong cơ thể
nhƣ là một sự mua vui. Phần lớn ngƣời tiêu thụ chất gây say sẽ không thể kiểm soát
hành vi và lời nói, nên dễ gây hấn, đánh đập, giết ngƣời.
Từ các nguyên nhân cho thấy, từ nhà ra đƣờng học sinh tiếp xúc với rất nhiều
tình huống dễ nảy sinh bạo lực. Do vậy, để hạn chế bạo lực học đƣờng, giải pháp tốt
nhất chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của học sinh, từ nhận thức đúng đắn sẽ nảy
169
sinh những hành động đúng đắn, tránh đƣợc những gây hấn bạo lực, hạn chế những
hậu quả do bạo lực học đƣờng gây ra.
3. Giải pháp thay đổi nhận thức
Nguyên nhân phát sinh bạo lực học đƣờng xuất phát từ bốn đối tƣợng nên việc
giải quyết nguyên nhân cũng phụ thuộc vào bốn đối tƣợng đã phân tích ở trên. Thế
nhƣng, chúng ta thấy rằng, việc dẹp bỏ hết những tác động tiêu cực ngoài xã hội là rất
khó nên chỉ có thể dựa vào bản thân học sinh, gia đình và nhà trƣờng.
3.1. Các hƣớng tác động chính
- Về phía cá nhân: Tổ chức tƣ vấn, tham vấn tâm lý học đƣờng trong các trƣờng
học để hỗ trợ học sinh vƣợt qua các khó khăn tâm lý, định hƣớng các ứng xử lành
mạnh, thân thiện. Cần có các chƣơng trình hƣớng tới các nhóm học sinh có dấu hiệu
hành vi bạo lực nguy cơ cao, có các chƣơng trình giáo dục kỹ năng xã hội cho học
sinh.
-
Về phía gia đình: Cần hƣớng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh,
tích cực. Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình … cần đƣợc tƣ vấn để vƣợt qua
khó khăn và ổn định tâm lý. Theo dõi sát sao những chuyển biến tâm lý của học sinh
để kịp thời tƣ vấn, hỗ trợ.
- Về phía nhà trường: Đƣa vào nhà trƣờng những chƣơng trình giáo dục mang
tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá học đƣờng, gia tăng
yếu tố dạy ngƣời trong giáo dục, phát triển nhân cách, chú trọng đến tình cảm đạo đức
xã hội của học sinh. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực. Xử lý
bạo lực học đƣờng cần xem xét đến nguyên nhân và tâm lý của học sinh, đối xử công
bằng và minh bạch.
- Về phía xã hội: Có thể thấy những tác động của phim ảnh, sách báo, truyền
thông, game, internet, chất gây nghiện… ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm sinh lý giới trẻ.
Lứa tuổi đang thích khám phá và muốn khẳng định mình nên việc cần làm là hạn chế
mức ảnh hƣởng của những vấn nạn trên đối với học sinh. Xã hội cần có biện pháp
ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên phát sinh khi bị ảnh hƣởng của
phim ảnh, trò chơi. Nên hạn chế những tác động tiêu cực từ truyền thông đến môi
trƣờng học đƣờng, đặc biệt vấn đề bạo lực.
Ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực học đƣờng là trách nhiệm của mỗi ngƣời và
của toàn xã hội, và các thành viên trong nhà trƣờng. Trong đó, vấn đề là phải tạo ra
môi trƣờng giáo dục thân thiện. Một khi không tạo ra đƣợc môi trƣờng giáo dục, sinh
sống lành mạnh thì bạo lực học đƣờng vẫn còn chỗ sinh sôi diễn ra không với hình
thức này thì hình thức khác, không lúc này thì lúc khác. Do vậy cần có sự quan tâm
đúng mức của các ngành, các giới với các cấp độ khác nhau, nhƣng những ngƣời gần
gũi với học sinh là những nhân tố quan trọng nhất.
170
3.1. Các giải pháp cụ thể từ nhà trƣờng
3.1.1. Giải pháp 1: Nội dung chương trình học
Chƣơng trình sách giáo khoa sau năm 2015 đang đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo
xây dựng theo hƣớng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. Trong đó, đòi hỏi chƣơng
trình phải theo hƣớng phát huy năng lực của học sinh, đánh giá học sinh theo năng lực
và sáng tạo.
Nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa hiện nay chú trọng đến những kiến thức
độc lập của từng môn học phục vụ cho thi cử nên việc lồng ghép những nội dung xã
hội vào bài học là yêu cầu khó đối với giáo viên. Việc liên hệ tình huống thực tế để
hình thành cho học sinh năng lực phân tích tình huống và năng lực giải quyết vấn đề
đòi hỏi giáo viên phải đầu tƣ nhiều công sức và không phải ai cũng làm đƣợc.
Bên cạnh Giáo dục công dân, môn Ngữ văn là môn học ảnh hƣởng đến sự hình
thành và phát triển tình cảm đạo đức xã hội, nhân cách của học sinh sâu sắc nhất. Giáo
dục công dân giúp học sinh hiểu biết về pháp luật và những quy chuẩn xã hội thì Ngữ
văn giúp học sinh tiếp cận với những bài học về cách đối nhân xử thế, cách tiếp nhận
cái tốt, cái xấu. Bất kỳ một kiến thức nào khi tác động đến học sinh đều sẽ có hai mặt,
cái hay cái đẹp và cái dở cái xấu, hình thành thái độ nhƣ thế nào với cái xấu là do sự
giáo dục của chúng ta.
Môn Ngữ văn ở nhà trƣờng đang đƣợc đánh giá quá khô khan, học sinh chán
học và bỏ học Văn ngày càng nhiều. Học văn nhƣng các em không rung cảm đƣợc với
cái hay cái đẹp, không ngƣỡng mộ và học theo những điều tốt đẹp thì môn Ngữ văn
chƣa làm đƣợc việc dạy ngƣời. Muốn thay đổi nhận thức của học sinh theo hƣớng tích
cực phải xuất phát từ những bài học thực tế lồng ghép vào những nhân vật, những
hoàn cảnh trong câu chuyện. Môn Ngữ văn cần phải đƣợc xem xét, biên soạn để phù
hợp với yêu cầu dạy ngƣời đang ngày càng không đƣợc để ý này.
Cho nên, việc thay đổi chƣơng trình, sách giáo khoa là cần thiết đáp ứng việc
phát triển năng lực của học sinh. Có nhận thức đúng đắn thì mới giải quyết vấn đề theo
hƣớng tích cực đƣợc.
3.1.2. Giải pháp 2: Rèn luyện kỹ năng
Bạo lực học đƣờng nảy sinh từ việc thiếu kiềm chế, thiếu kỹ năng ứng xử và
giải quyết vấn đề. Nhà trƣờng cần chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Các kỹ năng học sinh cần phải có để giải quyết những mâu thuẫn nhằm hạn chế bạo
lực học đƣờng:
- Kỹ năng kiềm chế: Nhƣ phân tích ở trên, lứa tuổi THPT là giai đoạn đang bất ổn
định về tâm lý và dễ bị tác động nên chúng ta cần hƣớng dẫn cho học sinh cách kiềm
chế cơn giận, những biện pháp nào hữu hiệu và nên thực hiện khi giận dữ để hạn chế
bộc phát bạo lực.
- Kỹ năng ứng xử: Một ánh mắt, một cử chỉ, một lời miệt thị cũng có thể khiến
ngƣời ta mất mạng, mà thực tế cũng đã chứng minh. Cho nên, nhà trƣờng cần rèn
171
luyện cho học sinh cách ứng xử với thầy cô, bạn bè trong môi trƣờng học đƣờng, ứng
xử với ngƣời thân trong gia đình và ứng xử với ngƣời ngoài xã hội. Với mỗi hoàn
cảnh, tình huống gặp phải học sinh cần phải biết phân tích và đƣa ra cách ứng xử phù
hợp để tránh xung đột.
- Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống: Đây là một kỹ năng rất quan trọng, giúp
học sinh có thể đƣa ra cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mình gặp phải.
Khi gặp tình huống bất hòa, học sinh cần phải làm gì để tránh phát sinh bạo lực đối với
ngƣời khác và tránh bạo lực ngƣời khác hƣớng tới mình. Nâng cao khả năng nhận biết
các dấu hiệu bạo lực.
- Kỹ năng đối phó với nguy hiểm: Học sinh cần phải đƣợc hƣớng dẫn và rèn
luyện cách ứng phó với nguy hiểm. Khi gặp hoàn cảnh bất lợi, học sinh phải làm thế
nào để thoát khỏi đó, làm thế nào để cầu cứu ngƣời khác, làm thế nào để hạn chế
những thƣơng tổn ngƣời khác có thể gây ra cho mình.
Thực tế hiện nay có nhiều em học sinh đƣợc cha mẹ bảo bọc quá chu đáo, thiếu
những kỹ năng tự lập và kỹ năng sinh tồn nên khi các em bị bạo hành thƣờng chịu
đựng mà không có cách để thoát khỏi nguy hiểm. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng cho
học sinh là cực kỳ cần thiết và cấp bách.
3.1.3. Giải pháp 3: Định hướng phát triển tâm lý lứa tuổi
Đây là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ hoang mang và có những suy nghĩ tiêu cực,
cho nên việc định hƣớng để các em phát triển tâm sinh lý lành mạnh là rất cần thiết.
Vai trò của giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm đảm nhận trách nhiệm ở cả trong và ngoài lớp học và phối
hợp với các thầy cô bộ môn để nắm bắt tình hình tâm sinh lý của các em.
-
-
Luôn lắng nghe, đối xử công bằng, nắm bắt kịp thời tâm lý học sinh và không
để định kiến xảy ra trong lớp học.
Thảo luận với học sinh về ngăn chặn bạo lực học đƣờng, khuyến khích học sinh
chia sẻ những thông tin về dấu hiệu bạo lực với nhà trƣờng để kịp thời can
thiệp.
Liên lạc với phụ huynh học sinh khi phát hiện các dấu hiệu về bạo lực học
đƣờng.
Tham gia tích cực vào các nhóm, tổ chức chống bạo lực của học sinh.
Tham gia vào các sáng kiến trƣờng học về phòng ngừa bạo lực học đƣờng.
Vai trò của tổ tham vấn học đường:
- Cần tổ chức tƣ vấn tâm lý lứa tuổi định kỳ cho học sinh.
- Tổ chức những chƣơng trình sinh hoạt về các tình huống bạo lực học đƣờng có
thể xảy ra để học sinh tham khảo và tự giải quyết.
- Hỗ trợ kịp thời khi có dấu hiệu bạo hành và tƣ vấn tâm lý sau bạo hành.
Vai trò của nhà trường, đoàn thể:
172
-
Tăng cƣờng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh không
-
chỉ trên tài liệu sách vở mà còn ở ngay cả những giờ chơi, hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
Tổ chức cho học sinh học tập, thảo luận về văn hóa giao thông, văn hóa giao
tiếp, ứng xử, kỹ năng sống… trong các giờ sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ và
sinh hoạt ngoại khóa.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để ngăn ngừa bạo lực học đƣờng, giải
quyết kịp thời, hợp lý các trƣờng hợp bạo lực học đƣờng xảy ra, tránh xúc phạm học
sinh.
Bạo lực học đƣờng không chỉ gây hệ lụy cho cá nhân học sinh bị bạo hành mà
còn ảnh hƣởng đến gia đình học sinh và môi trƣờng giáo dục của nhà trƣờng. Nhà
trƣờng cần phải thực hiện những giải pháp thiết thực để thay đổi nhận thức học sinh
theo hƣớng tích cực, cạnh tranh lành mạnh đúng với điều 5 của 5 điều Bác Hồ dạy
“Khiêm tốn, Thật thà, Dũng cảm”. Khiêm tốn giúp hạn chế xung đột trong ứng xử,
Thật thà giúp học sinh từ bỏ những ghanh ghét, đố kị, Dũng cảm giúp học sinh xử lý
tốt hơn trong những tình huống bạo hành: chống lại cái xấu, cái ác vì một môi trƣờng
giáo dục trong sáng, lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Phú, Đánh giá thái độ của học sinh đối với việc học tập môn
Ngữ văn ở trƣờng THPT, Đề tài NCKH Cơ sở 2013, Đang thực hiện.
[2]. Quỳnh Trang, Nhiều hoc sinh Hà Nội bị bạo lực học đƣờng,
/>[3]. />[4]. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, />
173
Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com
CHIA SẺ TRI THỨC