Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.55 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..1

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ H ỘI...............5
1.1.3 Quản lý thu BHXH .....................................................................................6
1.2 Vai trò quản lý thu đối với công tác thu BHXH..........................................6
1.2.1 Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu BHXH 6
1.2.2 Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững, cân đối quỹ BHXH.......................7
1.2.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH.................................................7
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu................................................................7
1.2.5 Ở tầm vĩ mô: khi quản lý thu thực hiện tốt, số thu lớn hơn số chi, quỹ
BHXH sẽ đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ sẽ phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.........................................................................8
1.3 Nội dung quản lý thu BHXH.........................................................................8
1.3.2. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH........................................8
1.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc.........................................10
1.4. Tổ chức thu BHXH......................................................................................11
1.4.1 Tiến hành phân cấp thu hợp lý.................................................................11
1.4.2 Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm.........................................12
1.4.3 Quản lý tiền thu..........................................................................................13
1.4.4 Thông tin báo cáo.......................................................................................13
1.4.5 Quản lý hồ sơ, tài liệu................................................................................14
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH.......................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH......16
TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2011...........................................................16
2.1 Giới thiệu BHXH tỉnh Thái Bình................................................................16
2.1.1 Sự ra đời và hình thành của BHXH tỉnh Thái Bình ...............................16
2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Thái
Bình.....................................................................................................................16
2.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động..................................18


2.2 Công tác quản lý thu ở BHXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009- 2011.....19
2.2.1 Việc xác định và quản lý đối tượng tham gia BHXH .............................19
2.2.2.Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.........................................................21
2.3. Đánh giá chung về công tác thu BHXH tại tỉnh Thái Bình.....................26
2.3.2 Những mặt còn tồn tại...............................................................................26
2.3.3 Nguyên nhân .............................................................................................28
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HI ỆU
QUẢ QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH THÁI BÌNH.................................29
1


3.1.Giải pháp.......................................................................................................29
3.1.2 Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng quỹ bảo hiểm. .............30
3.2.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH............................................33
3.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động của BHXH từ phía
các cơ quan nhà nước và BHXH cấp trên.........................................................34
3.2.3. Xử lý thích đáng những hành vi vi phạm chính sách pháp luật về
BHXH..................................................................................................................35
K ẾT LUẬN .....................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
2


UBND: Uỷ ban nhân dân

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
KDCT: Kinh doanh cá thể
HTX: Hợp tác xã
DN có VĐTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
HCSN: hành chính sự nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chính sách Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) là một chính sách lớn của Đảng và
nhà nước ta. Trong những năm qua, cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ
chức BHXH không ngừng được hoàn thiện. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng
khẳng đinh được vai trò của mình trước Chính phủ và của hàng chục triệu người lao
3


động tham gia và hưởng BHXH . BHXH thực sự là một chính sách quan trọng trong
quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngày nay, bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ
quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội.
Quản lý tài chính BHXH là một vấn đề lớn mà trong đó quản lý thu BHXH cần
được chú trọng và quan tâm vì để thu BHXH đầy đủ và chính xác thì phải xác định rõ
đối tượng thu. Trong khi đó đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối
tượng tham gia BHXH bao gồm ở tất cả các ngành nghề khác nhau với nhiều độ tuổi
và mức thu nhập khác nhau… Thêm nữa họ lại rất khác nhau về địa lý, vùng miền cho
nên nếu không có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạt kết quả
cao. Cho nên quản lý thu BHXH không phải là một vấn đề đơn giản.
Cơ quan BHXH Tỉnh Thái Bình được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm

1995 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: số thu được ngày càng tăng, chi
đúng, chi đủ và chi kịp thời cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng... Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: thu BHXH vẫn chưa đạt kết
quả cao, nhiều đơn vị vẫn còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn nộp BHXH, vẫn tồn tại
trục lợi BHXH... Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH còn chưa
cao và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, vấn đề thu quỹ BHXH có một
ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chế độ xã hội Việt Nam cũng như BHXH các
tỉnh, huyện trong cả nước trong đó có BHXH Tỉnh Thái Bình.
Xuất phát từ việc muốn kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn hoạt động của cơ
quan BHXH nhằm nâng cao hiệu quả học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn đã là lí
do để em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng công tác quản lý thu
BHXH tại BHXH Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2011”.
2. Mục đích nghiên cứu:

4


Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái
Bình để thấy được những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu tại đơn vị.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHXH,
Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình;
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Bình;
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2009-2011.
4. Nội dung nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về quản lý thu BHXH.
Chương II : Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Thái Bình.
Chương III : Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý luận; phương pháp khảo sát, phân tích
và một số phương pháp khác.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề, em đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, Thạc sỹ Phạm Đỗ Dũng - Giảng viên khoa Bảo
hiểm - Trường Đại học Lao động – Xã hội và em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ

bảo của các cán bộ tại BHXH tỉnh Thái Bình để bài chuyên đề của em đã kịp thời
hoàn thành đúng tiến độ.
Em xin chân thành cảm ơn!.

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH)
1.1.1 Khái niệm quản lý
5


“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý của cơ quan Nhà nước
nhằm đạt được hiệu quả bằng các biện pháp: pháp luật nhà nước, hành chính, tổ
chức kinh tế.” ( Giáo trình Quản trị BHXH, trang 77)
1.1.2 Khái niệm Thu BHXH
“ Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng
tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự
nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập
của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm
cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH đó”.
( Giáo trình Quản trị BHXH, trang 78)
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các đối
tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới
dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hoà các mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm bảo sự

công bằng xã hội.
Từ hai khái niệm trên có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quản lý thu
BHXH
1.1.3 Quản lý thu BHXH
Quản lý thu BHXH “ được hiểu là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để
điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các
biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của pháp luật về
BHXH” ( gtr Quản trị BHXH, trang 79)
1.2 Vai trò quản lý thu đối với công tác thu BHXH
1.2.1 Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu BHXH
Trên cơ sở nắm chắc các nguồn thu sau: nguồn đóng BHXH của người lao động
tham gia BHXH; nguồn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động; tiền sinh lời từ hoạt
6


động đầu tư tăng trưởng; nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác như viện trợ,
biếu tặng, quà biếu…của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động quản lý
thu BHXH sẽ có các biện pháp tăng cường công tác quản lý thu chặt chẽ, đảm bảo thu
đúng, thu đủ.
1.2.2 Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững, cân đối quỹ BHXH
Cụ thể hoá của vai trò này chính là việc thực hiện tăng số người tham gia đóng
BHXH và thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian quy
định. Bằng việc kết hợp các biện pháp quản lý thu khoa học, biện pháo hành chính
cứng rắn sẽ hạn chế tình trạng nợ đọng, chậm đóng, tăng hiệu quả quản lý thu.
1.2.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH
Vai trò này được thể hiện trên hai nội dung: Thứ nhất là bảo vệ quyền lợi người
lao động trong các đơn vị được tham gia BHXH, nếu có trường hợp doanh nghiệp trốn
tránh trách nhiệm, BHXH sẽ có biện pháp tác động hạn chế tình trạng trên, đảm bảo
quyền lợi người lao động. Thứ hai, khi quỹ BHXH mất cân đối sẽ được BHXH trợ cấp

kịp thời, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ.
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu
Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kì hoạt
động liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý, hoặc
cố ý làm sai. Vì vậy, với nhiệm vụ người quản lý phải đảm nhiệm đó là: Kiểm tra hoạt
động thu BHXH được đánh giá một cách kịp thời và toàn diện. Nhờ có hoạt động quản
lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động
thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá.

7


1.2.5 Ở tầm vĩ mô: khi quản lý thu thực hiện tốt, số thu lớn hơn số chi, quỹ BHXH sẽ
đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ sẽ phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
1.3 Nội dung quản lý thu BHXH
Nội dung chính của công tác quản lý thu BHXH bao gồm:
1.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH:
Quản lý các đơn vị sử dụng lao động(người sử dụng lao động) thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc theo địa bàn hành chính huyện, tỉnh, kể những người buôn bán nhỏ,
hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê từ một lao động trở
lên. Đây là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở nắm được các đơn vị trên theo địa bàn
hành chính, BHXH Việt nam mới tiến hành các nghiệp tiếp theo của công tác thu
BHXH.
- Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị có hợp đồng lao động từ 3 tháng
trở lên. Danh sách này do đơn vị tự lập theo mẫu quy định của BHXH Việt nam. Danh
sách người lao động tham gia BHXH được lập hàng năm theo số liệu tăng giảm lao
động của đơn vị.
- Quản lý mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng của từng người lao động làm
căn cứ đóng BHXH, mức lương này của người lao động luôn phải chú trọng vì có sự

thay đổi theo thời gian.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số lao động tham gia BHXH.
- Quản lý mức thu và phương thức thu
1.3.2. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH
Trước hết, xuất phát từ mục đích BHXH là nhằm bù đắp, thay thế một phần thu
nhập cho người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động vì gặp phải rủi ro
như: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, chết hoặc thất nghiệp. Cho nên khi thiết
kế đóng vào quỹ BHXH hần hết những nước trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập,
8


tiền lương, tiền công cho người lao động. Thông thường theo quy định, múc đóng
BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ và quỹ lương của toàn doanh nghiệp.
Tùy theo điều kiện KT-XH của mỗi quốc gia trong mỗi thời kì mà quy định tỉ lệ đóng
góp cho phù hợp.
Như vậy để quản lý được mức đóng, trước hết cơ quan quản lý nhà nước về
BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với chủ sử dụng lao động và người lao
động, tương quan tỉ lệ đóng giữa chủ SDLĐ và NLĐ không được quá chênh lệch. Bên
cạnh đó mức đóng BHXH phải được xây dựng trên cơ sở khiến chủ SDLĐ không
muốn trốn tránh, không thể trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Hơn
nữa cơ quan BHXH cần phải quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá
nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ. Thường xuyên thực hiện kiểm soát đối chiếu tổng
quỹ lương của đơn vị SDLĐ hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền đơn vị SDLĐ phải
nộp vào quỹ BHXH. Đặc biệt các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam,
khi đó xu hướng sử dụng tiền mặt rất phổ biến, việc sử dụng tài khoản cá nhân chưa
phổ biến, do đó việc kiểm soát thu nhập là hết sức khó khăn vì thế càng tạo điều kiện
cho chủ SDLĐ có cơ hội thực hiện việc trốn đóng BHXH cho NLĐ.
Do đặc thù trong công tác thu BHXH là thu của nhiều đối tượng tham gia
BHXH với nhiều hình thức khác nhau như: Tiền mặt , chuyển khoản, Sec, Uỷ nhiệm
chi. Vì vậy, với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo tránh

nhầm lẫn, thất thoát. Với hình thức chuyển khoản và các hình thức thanh toán không
dung tiền mặt việc phối hợp với các hệ thống ngân hang, kho bạc phải hết sức chặt
chẽ, đảm bảo việc cập nhật số tiền đã chuyển của các đơn vị chính xác, tránh nhầm lẫn
và kịp thời. Với hình thức chuyển tiền thu bằng tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc
quản lý thu chi tiền mặt, khi đơn vị SDLĐ nộp bằng tiền mặt, cơ quan BHXH có trách
nhiệm hướng dẫn đơn vị nộp thẳng vào ngân hang, kho bạc. Nếu trường hợp đặc biệt
không thể chuyển được ngay, kế toán thu BHXH phải thực hiện việc vào sổ, viết hóa

9


đơn, thu chi tiền mặt và chuyển kịp thời về tài khoản chuyên thu về tài khoản ngân
hàng, kho bạc.
1.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc
- Do người sử dụng lao động đóng:
Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH
của người lao động là:
+ 3% vào quỹ ốm đau, thai sản trong đó người sử dụng lao động giữ 2% để trả kịp
thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của
pháp luật và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
+ 11% vào quỹ hưu trí tử tuất và từ năm 2010 trở đi thì cứ 2 năm một lần đóng
thêm 15 cho đến khi đạt 14% vào tháng 01/2014 thì dừng lại.
- Do người lao động đóng:
Đối với người lao động hàng tháng sẽ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào
quỹ hưu trí và tử tuất. Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm tăng một lần đóng thêm 1% cho
đến khi đạt mức đóng 8% vào tháng 01/2014 thì không tăng nữa.
1.3.4 Mức thu và phương thức thu BHXH tự nguyện
- Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức
BHXH theo một trong 3 phương thức là:

+ Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu )
+ Đúng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
+ Đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu )
-Mức đóng :
10


Người lao động đóng 16% mức thu nhập mà người lao động lựa chọn.
Từ 2010 trở đi cứ 2 năm 1 lần tăng 2% cho đến khi đạt 22%.
Mức thu nhập được thay đổi theo khả năng của người lao động và trong từng thời
kì, dao động Lmin đến 20Lmin.
+ Cấp sổ BHXH cho người lao động và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH
theo các tiêu thức ghi trong sổ.
+ Lập dự toán thu BHXH cho năm sau, công việc này thường được tiến hành vào
quý III, IV hàng năm.
+ Tổ chức thu BHXH, và đây được coi là nội dung chính của công tác quản lý
thu BHXH. Hiện tại, cơ quan BHXH Việt Nam đang áp dụng hai hình thức thu BHXH
là thu vào tài khoản và thu bằng tiền mặt.
Thu qua tài khoản: Là hình thức các đơn vị sử dụng lao động hàng tháng nộp
tiền BHXH vào tài khoản thu của BHXH Việt nam mở tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Đây là hình thức thu chủ yếu chủa BHXH Việt nam.
Thu bằng tiền mặt: Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với thu BHYT tự
nguyện. Từ 1-1-2008 nếu thực hiện loại hình BHXH tự nguyện thì cũng có thể phải áp
dụng hình thức thu bằng tiền mặt của các đối tượng này.
Nhưng dù thu qua tài khoản hay thu bằng tiền mặt thì tất cả mọi nguồn thu đều
được tập trung vào tài khoản thu của BHXH Việt nam. Các địa phương không được
lấy thu BHXH của địa phương mình để tự trang trải các khoản chi phí, số còn lại mới
nộp vào tài khoản của BHXH Việt nam.
1.4. Tổ chức thu BHXH
1.4.1 Tiến hành phân cấp thu hợp lý

Giám đốc BHXH cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu
BHXH và chỉ đạo BHXH cấp huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động

11


có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
phân cấp như sau:
- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đóng
trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
+ Các đơn vị do Trung ương quản lý
+ Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn
+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài.
- BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn
huyện, bao gồm:
+ Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý
+ Các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên
+ Các xã, phường, thị trấn
+ Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu BHXH
- Đối với đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt
động trên địa bàn nhiều tỉnh, thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở
chính.
1.4.2 Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
- Đối với đơn vị sử dụng lao động
Hàng năm, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ
tiền lương và mức nộp BHXH thực tế với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp

BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng
năm.
- Đối với cơ quan BHXH
12


+ BHXH huyện: Hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm
trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập
02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh
trước ngày 05/11 hàng năm.
+ BHXH tỉnh: Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người sử dụng
lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu
BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm.
+ BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ lập kế
hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm.
+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năng
phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu
BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban
cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
1.4.3 Quản lý tiền thu
- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào
bất cứ mục đích gì.
- Hàng quý, BHXH tỉnh và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2%
đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo
quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử
dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng
năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu
Chính phủ.
1.4.4 Thông tin báo cáo

- BHXH tỉnh, huyện: mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc, thực hiện ghi
sổ BHXH theo hướng dẫn biểu mẫu.
13


- BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt
buộc định kì tháng, quý, năm như sau:
+ BHXH huyện: báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước
ngày 20 tháng đầu của quý sau.
+BHXH tỉnh: báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày
cuối tháng của tháng đầu quý sau
- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: thực hiện báo
cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02
năm sau.
1.4.5 Quản lý hồ sơ, tài liệu
- BHXH tỉnh, huyện: cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH,
BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
- BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong
địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho
đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ
sách và báo cáo nghiệp vụ.
- BHXH các cấp: tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu
BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng. Thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH,
thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH
Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: tác động không nhỏ đến công tác thu.
Nếu kinh tế suy thoái sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh
nghiệp đã phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng sản xuất, nhiều lao động bị mất việc,
thiếu việc làm nghiêm trọng...Nguồn thu cũng sẽ bị co lại.

14


Sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật BHXH của nhà nước: Khi nhà nước có
những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu
và chi BHXH.
Nhận thức của xã hội về lĩnh vực BHXH.
Chính sách tiền lương của chính phủ: Việc điều chỉnh chính sách tiền lương của
Chính phủ sẽ có tác động tới công tác thu BHXH. Rõ ràng nếu như với một chính sách
tiền lương tốt thì người lao động sẽ không ngại ngần đóng BHXH theo tỉ lệ trích,
nhưng khi cuộc sống chưa được đảm bảo thì họ sẽ nghĩ tới việc tham gia BHXH.
Việc tuân thủ chính sách pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng
lao động và cơ quan BHXH. Nếu không có hành lang pháp lý chặt chẽ thì họ sẽ lách
luật như trốn đóng, nợ đọng và sẵn sàng nộp phạt với số tiền thấp hơn mức phải đóng.
Như vậy nguồn thu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Các chính sách khác của chính phủ, như chính sách dân số và KHH gia đình,
chính sách việc làm,...
Trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện công tác Thu BHXH.

15


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH
TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2011
2.1 Giới thiệu BHXH tỉnh Thái Bình
2.1.1 Sự ra đời và hình thành của BHXH tỉnh Thái Bình
Nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng,theo Quyết định số 03/QĐ-BHXH VN của
tổng giám đốc BHXH Việt Nam năm 1995 BHXH tỉnh Thái Bình được thanh
lập.Ngày đầu mới thành lập,BHXH phải làm viêc trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ

thuật thiếu thốn, trụ sở làm việc chật chội, thiếu chỗ làm việc,phương tiện làm việc
còn lạc hậu.hơn nữa, cán bộ công nhân viên còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, yêu
cầu của công tác BHXH ngày càng chặt chẽ hơn, phức tạp hơn. Nhưng ngay từ khi
mới thành lập BHXH tỉnh Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của BHXH Việt Nam, của Thị uỷ, HĐND và UBND tỉnh.Với mong muốn nâng cao
hiệu quả làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH Tỉnh phát triển, tháng 12-1998
UBND tỉnh, HĐND, Thị uỷ ra quyết định xây dựng trụ sở làm việc cho BHXH Tỉnh tại
số 7, đường Lê Lợi-Phường Đề Thám- Thành phố Thái Bình với tổng diện tích gần
1.000m2 . Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ sở mới với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
được nâng cấp hiệu quả làm việc của BHXH Tỉnh Thái Bình ngày càng nâng cao rõ
rệt. Đội ngũ cán bộ của cơ quan với sự đoàn kết nhất trí cao luôn phấn đấu nâng cao
trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa kết quả hoạt
động của đơn vị mình. Đến nay BHXH Tỉnh Thái Bình là một trong những phòng làm
việc đạt hiệu quả cao luôn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao
2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Thái Bình
Bộ máy hoạt động của BHXH Tỉnh bao gồm:
16


- Giám đốc: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ về
BHXH.
- Phó Giám đốc: là người giúp việc và chịu sự phân công của Giám đốc. chịu
trách nhiệm thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng.
- Phòng thu: (11cán bộ ) chịu trách nhiệm đốc thu bám sát cơ sở, giải đáp các gút
mắc trong công tác thu.
- Phòng chế độ (13 cán bộ) nhiệm vụ của bộ phận chính sách là giải thích, hướng
dẫn, giải quyết các vấn đề về chính sách BHXH.
- Phòng Giám định Bảo hiểm y tế (BHYT)(10 cán bộ):tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT.
- Phòng Kế hoạch – tài chính(12 cán bộ): Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý

tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán.
- Phòng Tổ chức (15 cán bộ): Quản lý và tổ chức thực hiện công tác; tổ chức, cán
bộ, công chức, viên chức, biên chế, tổng hợp, hành chính ,quản trị, thi đua, khen
thưởng, tuyên truyền.
- Phòng Kiểm tra(8 cán bộ): Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh.
- Phòng Công nghệ thông tin( 9 cán bộ) : Quản lý và tổ chức việc phát triển, ứng
dụng công nghệ thông tin của BHXH tỉnh và BHXH huyện.
- Phòng Cấp sổ, thẻ (11 cán bộ): Cấp và quản lý sổ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp.
- Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (13 cán bộ): Tiếp nhân hồ sơ và trả kết quả giải
quyết, tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện công tác
lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

17


- Phòng Hành chính- Tổng hợp (15 cán bộ): Tổ chức thực hiện công tác: tổng
hợp, hành chính. Quản trị và công tác tuyên truyền.
* Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy

Giám đốc

Phó giám đốc

P. Chế
độ
BHXH

P. Giám
định


P. Quản
lý thu

Phó giám
đốc

Phó giám
đốc

P. Kế
hoạch
tài chính

P. Tổ
chức cán
bộ

P. Hành
chính
tổng hợp

P. Kiểm
tra

P. Công
nghệ TT

P. Cấp
sổ, thẻ


P. Tiếp
nhận và
quản lý
hồ sơ

2.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Thái Bình có 230 đồng
chí, nhìn chung còn rất trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, không ngừng
học tập và đoàn kết.

* Về trình độ học vấn:

18


- Đến nay toàn ngành có 2 người có trình độ Thạc sỹ,156 người có trình độ Đại
học, Cao đẳng ( 69,3%); 54 người có trình độ Trung cấp (24% )so với tổng số cán
bộ công, chức viên chức, 1,9% số còn lại là sơ cấp,công nhân kỹ thuật và lái xe.
- Trình độ lý luận chính trị: 15/148 người có trình độ cử nhân và Cao cấp lý luận
chính trị ( 10%); 23 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị (10%) so với tổng số
Đảng viên , hiện nay có 7 cán bộ quản lý đang dự học lớp Cao cấp lý luận tại trường
Chính trị của tỉnh.
- Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, BHXH tỉnh Thái Bình đã
thực hiện phương châm vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, vừa học, 15 năm BHXH tỉnh
Thái Bình đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, BHXH tỉnh đã
rất chú trọng đến việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ người lao động và nhân
dân.
2.2 Công tác quản lý thu ở BHXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009- 2011
2.2.1 Việc xác định và quản lý đối tượng tham gia BHXH

* Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Việc xác định số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện
nay chủ yếu do cơ quan Bảo hiểm xã hội tự khảo sát, thống kê và kết hợp với số liệu
quản lý chuyên ngành của các cơ quan nhà nước, chính quyền cơ sở và các tổ chức
chính trị - xã hội khác có liên quan trên địa bàn về đơn vị sử dụng lao động để tiến
hành yêu cầu đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Hầu hết các các đối
tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều tham gia và chấp hành đầy đủ theo
đúng quy định của luật bảo hiểm.
Theo thống kê, số lao tham gia BHXH bắt buộc ở BHXH Tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2009- 2011 như sau:
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong giai đoạn 2009 – 2011
19


STT

1
2

Loại

Số đơn vị tham gia

Số lao động

đơn vị
Năm

(đơn vị)
Năm


Năm

Năm

(người)
Năm

Năm

2009

2010

2011

2009

2010

2011

338

339

345

135.375


135.488

139.364

290

293

341

107.017

107.760

127.230

DNNN
DN có
VĐTNN

3

DNNQD

584

598

717


202.883

207.496

297.203

4

HCSN

890

898

942

284.083

286.915

295.215

5

NCL

302

305


325

124.606

126.518

130.037

187

182

192

94.771

95.196

98.720

6

Khối
phường xã

7

HTX

91


102

141

38.820

45.540

55.080

8

Hộ KDCT

88

90

115

1.783

1.800

2.809

9

Tổng


2.770

2.807

3.118

988.968

988.726

1.142.370

( Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy các đơn vị lao động ở trong tỉnh tăng chậm
năm 2010 toàn tỉnh chí có 37 đơn vị tăng, thậm chí số lao động trong năm 2010 giảm
so với năm 2009, giảm đi 242 người do một số lao động về nghỉ hưu mà chưa kịp
tuyển vào.Nhưng sang tới năm 2011 tăng nhanh cả về số đơn vị lao động và số lao
động, số đơn vị tăng lên 311 đơn vị tương ứng 846.356 người chiếm 14,4%.
* Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Bên cạnh số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc, tình hình tham gia
BHXH tự nguyện trên địa bàn Tỉnh Thái Bình cũng đạt được những kết quả đáng kể.
Loại hình BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH mới được triển khai. Năm 2009
cùng với công tác đẩy mạnh vận động, tuyên truyền riêng năm 2009 đã vận động được
3.085 người tham gia ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Và số người tham gia
20


có xu hướng tăng dần tính đến năm 2010 thì số lao động tham gia BHXH tự nguyện đã
tăng lên đến 3.952 người(tăng thêm 867 người so với năm 2009) và đến năm 2011 số

người tham gia BHXH tự nguyện là 4.904 người (tăng thêm 952 so với năm 2010)dẫn
đầu về công tác này là huyện Thái Thụy có 845 người tham gia. Với tình hình hiện
nay thì số lao động tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn tăng lên. Vì vậy cần phải chú
trọng công tác tuyên truyền hơn nữa đến người lao động.
2.2.2.Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Trong khu vực hành chính sự nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP, 26/CP
ngày 23/05/1993 quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong cơ quan hành chính
sự nghiệp, đảng, đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước với các bảng lương,
thang lương cụ thể chi tiết, và theo đó, tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH
là tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc, hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp
đồng; các khoản thâm niên chức…
Trong khu vực ngoài Nhà nước, mưc tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của
doanh nghiệp và người lao động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu
có) được thoả thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động. Nhưng trên thực
tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chậm đóng, hoặc trốn đóng BHXH cho
người lao động. Tại địa bàn tỉnh Thái Bình, do nhiều doanh nghiệp tiến hành kí kết
hợp đồng bằng miệng, nên khó kiểm soát được sự thoả thuận đôi bên, hơn thế do
doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH mà
không có gì ràng buộc, nên họ sẽ kí hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn so với
thực tế để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động. Ngoài ra còn có tình
trạng doanh nghiệp cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH, với loại hình
doanh nghiệp này, sau khi thành lập và hoạt động không chịu làm thủ tục đóng, khi
không thể từ chối thì chỉ đóng cho số ít người lao động và không chịu truy đóng cho
thời gian trước đó. Một số khác lại cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao
động dưới ba tháng để khỏi đóng BHXH.
21


2.2.3. Các phương pháp thu BHXH bắt buộc áp dụng tại cơ quan BHXH tỉnh
Thái Bình

Công tác thu BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Thái Bình cũng giống như các huyện,
tỉnh khác trong cả nước bao gồm 2 phương pháp thu BHXH là phương pháp thu trực
tiếp và phương pháp thu gián tiếp.
* Phương pháp thu trực tiếp: Theo phương pháp này người tham gia BHXH sẽ
nộp các khoản đóng góp tại cơ quan BHXH, các cán bộ tại cơ quan BHXH sẽ trực tiếp
thu các khoản đóng từ người tham gia BHXH. Người tham gia BHXH có thể đóng các
khoản bằng tiền mặt, hay chuyển khoản ngân hàng.
* Phương pháp thu gián tiếp: Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến ở Việt
Nam. Theo phương pháp này thu BHXH thông qua các đại lý thu BHXH tại các địa
phương, ngoài ra còn thu thông qua hệ thống ngân hàng, bưu điện, ……
2.2.4 Kết quả thu BHXH
Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc về xây dựng kế hoạch, đồng thời phân tích
đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tăng, giảm của nhóm đối tượng, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân của từng khu vực. BHXH tỉnh Thái
Bình xây dựng kế hoạch thu từ năm 2009 đến 2011 như sau:

Bảng 2: Kết quả hoàn thành thu BHXH từ năm 2009-2011
(Đơn vị: đồng)

22


Chỉ tiêu

Quỹ lương

kế hoạch thu

Thực hiện thu


TH/KH

(đồng)

(KH)

(TH)

(%)

Năm
2009

1.011.008.070.785

202.201.614.124

202.318.335.500

100,01

2010

1.333.567.140.650

267.134.281.200

257.528.700.508

96,40


2011

1.525.370.416.510

305.074.083.201

301.038.399.487

98,67

( Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Qua bảng số liệu trên, xem xét tỷ lệ thực hiện kế hoạch qua các năm cho thấy số
thu được so với kế hoạch còn chưa cao. Năm 2009 tỷ lệ hoàn thành đạt 100,01% vượt
mức kế hoạch là 0,01% tuy số này không đáng kể nhưng cũng đã góp phần không nhỏ
vào việc thu BHXH của tỉnh. số thu vượt kế hoạch là 116.721.376 đồng. Sang tới năm
2010 tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 96,40% thấp hơn năm 2009 và thấp hơn so với kế hoạch
đã đề ra là 9.605.580.700 đồng do việc áp dụng Luật BHXH chưa chặt chẽ ngoài ra
còn tạo những lỗ hổng cho các khu vực lách luật dẫn đến tình trạng trốn đóng, nợ đọng
nên số thu được so với kế hoạch chưa cao. Đến năm 2011 do có sự giám sát chặt chẽ
của cơ quan BHXH tỉnh, việc áp dụng Luật BHXH vào công tác thực hiện đã chặt chẽ
hơn và nhận thức của NLĐ, NSDLĐ cũng dần được nâng cao nên việc thu BHXH
cũng thực hiện tốt hơn và đạt tỉ lệ cao hơn so với năm 2010, đạt 98,67%.
*) Thực trạng công tác thu trong những năm qua:

Bảng 3: Tình hình thu nộp BHXH giai đoạn 2009- 2011
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu

2009


2010

2011
23


Số đơn vị (đơn vị )

2.770

2.807

3.118

Số lao động(người)

988.968

988.726

1.142.370

Quỹ lương

1.011.008.070.785 1.333.567.140.650

1.525.370.416.510

BHXH phải thu


202.201.614.124

267.134.281.200

305.074.083.201

1.021.290.513

769.636.970

1.898.582.940

17.193.686.974

27.928.213.640

Phải thu năm trước
- Thừa

- Thiếu
12.426.324.687
Số chuyển sang năm
sau
- Thừa

769.636.970

1.898.582.940


2.404.569.545

- Thiếu

17.193.686.974

27.928.213.640

45.419.670.451

202.318.335.500

257.528.700.508

301.038.399.487

Số đã thu

( Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Qua bảng thống kê trên, số tiền mà BHXH phải thu tăng dần qua các năm do
tổng quỹ lương tăng nên số phải thu cũng tăng lên. Mặc dù số lao động năm 2010 có
giảm so với năm 2009 nhưng do thu nhập của họ ngày càng cao vì vậy tổng quỹ lương
của năm 2010 vẫn tăng cao hơn năm 2009 là 322.559.700.000 đồng (tương ướng với
tăng 31,9%), tới năm 2011 tổng quỹ lương đã lên tới 1.525.370.416.510 đồng (tăng
50,88% so với năm 2009) tăng gấp đôi so với năm 2010.
Tương ứng với tổng quỹ lương như vậy thì số BHXH phải thu cũng tăng qua các năm.
Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 64.932.667.100 đồng (tương ứng tăng 38,54%).
Sang năm 2011 tăng 37.939.802.000 đồng (tăng ứng 14,2%) so với năm 2010. Cụ thể
như sau:
Trong năm 2009 tổng số phải thu về BHXH trong năm là 202.201.614.124 đồng

trong đó điều chỉnh số phải thu tăng lên 21.585.626.553 đồng. Số tăng này chủ yếu do
truy thu thời gian công tác của khối giáo viên mầm non ngoài công lập theo tinh thần
công văn số 2150 về tăng số lao động tham gia BHXH và truy thu nâng lương. Đồng
24


thời điều chỉnh số phải thu xuống là 2.475.125.866 đồng, số này là do người lao động
nghỉ hưởng các chế độ BHXH. Số thu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước tăng 21.1%
chủ yếu là do việc tăng lương tối thiểu theo Nghị định 94/2006/ND-CP của chính phủ
và do đối tượng tham gia tăng lên.
Còn trong năm 2010 tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH là 1.333.567.140.650
đồng. Trong đó đối tượng tự đóng là 154.874.400 đồng. Với số tiền như vậy thì tổng
số phải thu BHXH trong năm là 419.365.922.307 đồng (trong đó số điều chỉnh tăng
trong năm là 25.370.712.380 đồng, số điều chỉnh giảm trong năm là 2.996.663.995
đồng) trong năm này với sự cố gắng của BHXH tỉnh Thái Bình phòng thu đã đạt được
số tiền là 257.528.700.508 đồng trong đó lãi chậm đóng 182.500.566 đồng đạt 96,40%
kế hoạch năm đề ra so với cùng kỳ năm trước. Số chuyển sang kỳ sau là
18.377.484.946 đồng chủ yếu là khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh do làm ăn kém hiệu quả, công nhân không có việc làm, sản phẩm
tiêu thụ chậm và một số đơn vị cố tình chậm nộp như: Công ty TNHH May Hưng
Nhân 2.657.342.158 đồng, nhà máy gạch GRANITE 1.914.482.985 đồng, Công ty Cổ
phần gạch men sứ Long Hầu 1.377.709.242 đồng.
Năm 2011 tổng quỹ lương của doanh nghiệp dùng để đóng BHXH cho người
lao động lên tới 1.525.370.416.510 đồng trong đó đối tượng tự đóng là
186.634.922.307 đồng. Với sự cố gắng đẩy mạnh nâng cao công tác thu BHXH phòng
thu đã đạt được những thành tựu đáng kể đó là: Tổng số thu được BHXH
301.038.399.487 đồng đạt 98,67% kế hoạch năm đề ra, tăng so với cùng kỳ năm trước
là 2,27%. Số chuyển sang kỳ sau là 27.928.213.646 đồng trong đó chủ yếu là những
công ty làm ăn kém hiệu quả như: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng IDICO
1.715.121.814 đồng, nhà máy gạch GRANITE Long Hầu 2.715.372.260 đồng, Công

ty TNHH May Hưng Nhân 3.264.268.826 đồng.

25


×