Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giảng dạy tích cực active training

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 17 trang )

GIẢNG DẠY TÍCH CỰC
Nguyễn Quốc Phong
Email:


ĐÀO TẠO VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HỌC TẬP

Có động cơ
học tập
“Học” phải đi
đôi với “hành”

Có khả năng
học tập

Ngƣời học

Nội dung học tập
gắn với công việc

Có lợi ích khi
học tập

Học tập phải
có sức cuốn hút


GIẢNG DẠY TÍCH CỰC


Là quá trình dạy và học có sự tham gia


của tất cả thành viên trong lớp, cả giảng
viên và học viên



Học viên và giảng viên cùng chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm để đạt được mục tiêu
học tập.



Giảng viên đóng vai trò là người hỗ trợ
quá trình học tập


MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP
THƢỜNG DÙNG TRONG GDTC


Phương pháp “Khởi động”



Phương pháp “Động não”/ “Hỏi đáp”



Phương pháp “Thảo luận nhóm”




Phương pháp “Kể chuyện”



Phương pháp “Đóng vai”



Phương pháp “Thuyết trình”



Phương pháp “Trình diễn”


KHỞI ĐỘNG
1. Khái niệm:


Là một hoạt động được thực hiện lúc bắt đầu một khoá học hay một
buổi học nhằm kích thích sự tập trung và chú ý của học viên.

2. Ƣu điểm:




Kích thích học viên và làm cho họ sẵn sàng với hoạt động của khoá học
hoặc của buổi học.

Có thể khuyến khích sự tham gia và hoạt động tương tác trong nhóm
(tuỳ thuộc vào từng hoạt động).
Có thể rất vui vẻ

3. Nhƣợc điểm:




Tốn thời gian
Một số học viên coi những hoạt động này là mất thời gian
Một số học viên có thể từ chối tham gia nếu như họ coi hoạt động này
là “không đáng đối với họ”


KHỞI ĐỘNG
4. Cách tiến hành


Chọn một hoạt động thú vị và thích thú phù hợp với
mục tiêu buổi học



Chọn một hoạt động có thể chấp nhận được về mặt
văn hoá và phù hợp với trình độ của học viên.



Chọn một hoạt động mà bạn có thể liên kết với nội

dung học tập theo một cách nào đó.



Chuẩn bị tài liệu về hoạt động định sử dụng



Thực hiện hoạt động theo đúng hướng dẫn



Hỏi học viên về cảm tưởng của họ và họ học gì được
qua hoạt động này.


PHƢƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO/HỎI ĐÁP
1. Khái niệm:



là một kỹ thuật nhằm khuyến khích học viên đưa ra các ý kiến, quan điểm và
khả năng về một chủ đề nhất định.
Nguyên tắc của khi thực hiện là người khác không được phán xét ý kiến đúng
hay sai, hay hay dở

2. Ƣu điểm:






Làm cho học viên tham gia vào quá trình học tập
Coi trọng ý kiến đóng góp của học viên
Cho phép đánh giá cảm giác hoặc lập trường quan điểm của học viên về một
chủ đề nhất định.
Có thể mang lại giải pháp cho vấn đề

3. Nhƣợc điểm:







Giảng viên phải có hiểu biết tốt về chủ đề đưa ra và có kỹ năng lãnh đạo tốt
Tốn thời gian khi thực hiện với nhóm học viên lớn
Có thể có những ý tưởng vô bổ
Không nên sử dụng để đưa ra những thông tin thực
Không nên sử dụng để chọn những ý tưởng tốt nhất hoặc câu trả lời đúng
Có thể trở thành tình trạng hỗn loạn


PHƢƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO/HỎI ĐÁP
Động não kiểu cổ điển:








Mục đích là đưa ra được càng nhiều ý kiến càng tốt,
càng nhanh càng tốt mà không phải kiểm duyệt chúng.
Giảng viên đưa ra một câu hỏi hoặc một khái niệm và đề
nghị học viên cho ý kiến.
Học viên nêu ý kiến thật nhanh.
Giảng viên ghi lại các ý kiến của học viên trên flip chart
hoặc trên bảng, nên chuẩn bị nhiều màu để ghi lại các ý
kiến.
Tập hợp các ý kiến.


PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM NHỎ
1. Khái niệm:


Là một hoạt động trong đó học viên tương tác với nhau để chia sẻ
quan điểm

2. Ƣu điểm:









Cho phép chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm
Phát triển khả năng lý luận
Phát triển suy nghĩ khách quan
Khuyến khích sự tôn trọng và chấp nhận ý kiến của người khác
Phát triển thái độ, sự tự tin và hợp tác
Giảng viên có thể quan sát được quá trình học và thái độ của học
viên
Giảng viên có thể bảo đảm thảo luận tập trung vào chủ đề đưa ra.

3. Nhƣợc điểm:







Giảng viên cần có kỹ năng dẫn dắt, hướng dẫn
Tốn thời gian
Người có cá tính mạnh có thể lấn át người khác
Nội dung học tập có thể bị hiểu nhầm hoặc mất đi
Khống chế thời gian có thể khó khăn.


PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM NHỎ
4. Cách tiến hành


Xác định mục tiêu thảo luận.




Chuẩn bị chủ đề và câu hỏi thảo luận, tài liệu phát tay
nếu cần



Chia lớp thành các nhóm nhỏ. Các nhóm chỉ định vai
cho các thành viên trong nhóm (trưởng nhóm, thư ký)



Sử dụng kỹ năng hướng dẫn, dẫn dắt để khuyến khích
tương tác giữa các học viên, duy trì mối quan hệ thân
thiện giữa các học viên.



Trình bày kết quả thảo luận nhóm



Khuyến khích nhận xét đóng góp ý kiến của cả lớ



Tóm tắt kết quả


PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

1. Khái niệm:


Là một hoạt động đóng kịch không được tập trước về một tình huống hay một
vấn đề với mục đích phát triển kỹ năng giải quyết tình huống và giải quyết vấn
đề.

2. Ƣu điểm:






Giúp thay đổi quan điểm, thái độ
Giúp học viên phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo cơ hội học cách ứng xử
Bộc lộ thái độ và khả năng khác nhau của học viên
Khuyến khích tính nhạy cảm với các hành vi có ảnh hưởng đến người khác
Giúp tìm những giải pháp khác nhau để giải quyết một vấn đề

3. Nhƣợc điểm:










Tốn thời gian
Cần có không gian để mọi thành viên của lớp học có thể nhìn thấy
Phụ thuộc vào nỗ lực của từng cá nhân
Nhiều học viên lo lắng về thực hiện vai diễn
Có thể gây căng thẳng nếu người đóng vai không đồng ý về mặt triết lý, đạo
đức của vai diễn
Nếu đóng vai phụ thuộc vào kiến thức cũ, giảng viên phải bảo đảm rằng
người đóng vai phải có kiến thức này.
Giảng viên phải chuẩn bị kỹ phần việc của mình
Giảng viên phải theo dõi thảo luận


PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
4. Cách thực hiện:







Xác định rõ mục tiêu và các vai
Chuẩn bị các vai (người tạo nên vấn đề, người giải quyết vấn đề,
người quan sát) các câu hỏi thảo luận
Nêu rõ vai và hoàn cảnh vai diễn cho từng người
Thông báo cho lớp biết về tình huống và những điểm họ cần lưu ý khi
quan sát
Trình diễn đóng vai trong khi những người còn lại quan sá
Nhận xét về màn diễn. Rút ra các bài học


5. Các loại Đóng vai:





Đóng vai theo kịch bản
Đóng vai có Hướng dẫn
Đóng vai Tức thời
Đóng vai Luân phiên Bộ ba


SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY

1. Khái niệm


Phương tiên hỗ trợ giảng dạy là những loại phương
tiện, công cụ có thể nghe hoặc nhìn được và có vai
trò lớn trong việc:



Tăng cường và củng cố tiến trình học tập



Làm cho bài giảng hấp dẫn hơn




Giúp học viên dễ dàng nghe, tiếp thu và ghi nhớ



Giúp học viên hiểu dễ hơn, đặc biệt là khi dạy về
các khái niệm trừu tượng


SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY

2. Thời điểm sử dụng:
khi giảng viên muốn:


Làm nổi bật những sự kiện, những điểm cần nhấn
mạnh.



Thu hút sự chú ý bằng những màu sắc và hình thù
lạ mắt.



Trình bày những tiến trình phức tạp.



Giới thiệu những sự kiện và sự vật mới lạ.




Chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện và sự vật.


SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY

3. Cách chọn lựa phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy:


Trước khi quyết định dụng cụ hỗ trợ huấn luyện nào
là phù hợp nhất, cần cân nhắc những yếu tố sau:



Mục tiêu của bài học



Nội dung giảng dạy. Nội dung nào cần phương tiện
hỗ trợ giảng dạy



Học viên



Hoàn cảnh địa phương




Chi phí và sự sẵn có của loại dụng cụ đó



Kỹ năng sử dụng của giảng viên


CÁCH THỰC HIỆN








Chia nhóm (ngẫu nhiên, có chủ định)
Phân công các cá nhân trong nhóm theo
các nội dung trong lớp tập huấn cho y tế
thôn
Chuẩn bị và thực hành, nhận xét trong
nhóm
Trình diễn trước lớp, nhận xét
Nhận xét: dựa trên bảng kiểm Giảng dạy
tích cực



TRÌNH DIỄN


THỰC HÀNH, THỰC HÀNH VÀ THỰC
HÀNH



CHỈNH SỬA, CHỈNH SỬA VÀ CHỈNH
SỬA



×