Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong việc phòng chống bạo lực học đường (võ văn sơn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.85 KB, 7 trang )

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
Võ Văn Sơn *

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực học đƣờng xảy ra ngày càng nhiều.
Hậu quả của bạo lực học đƣờng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng học tập
và tâm sinh lý của nhiều em học sinh. Điều đó đã đặt ra cho ngành giáo dục một câu
hỏi: đâu là giải pháp hiệu quả để phòng, chống tình trạng bạo lực trong học
đƣờng? Bên cạnh vai trò của nhà trƣờng và gia đình thì Đoàn thanh niên cũng góp
phần quan trọng trong việc phòng chống bạo lực học đƣờng và góp phần xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện, tích cực.
Trong thời gian gần đây, nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa học đƣờng, đến chất
lƣợng giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng đang đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm, trong đó,
vấn đề “bạo lực học đƣờng” đáng báo động: gây gổ, hành hung, đâm chém, dẫn đến
thƣơng tật hoặc tử vong. Đó là hiện tƣợng không chỉ diễn ra một vài nơi mà rộng
khắp trên cả nƣớc; không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn cả nông thôn, không chỉ giữa
nam sinh với nam sinh mà còn giữa nữ sinh với nữ sinh; không chỉ giữa học sinh này
với học sinh kia mà còn cả nhóm học sinh vây đánh một học sinh; không chỉ giữa học
sinh với học sinh mà còn cả thầy cô giáo hành hạ học sinh, hoặc học sinh đuổi đánh thầy
cô giáo…
Hậu quả là không lƣờng để lại thƣơng tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử
vong…là những tổn thƣơng về tâm lý không dễ gì hồi phục, là nỗi đau của các bậc cha
mẹ, thầy cô, đã gây sốc trong dƣ luận xã hội.
2. Nguyên nhân
Ngày nay, một bộ phận không nhỏ học sinh sẵn sàng dùng những ngôn ngữ và hành
vi thô bạo đối với bạn bè, thầy cô,… gây nên sự bất bình làm xôn xao dƣ luận. Nguyên
nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau:
2.1. Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ đối tƣợng học sinh
Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ. Ngƣời ta gọi
lứa tuổi mới lớn này của các em là “lứa tuổi của sự nổi loạn”. Tâm lý của các em rất


nhạy cảm, các em muốn làm đƣợc nhiều việc, nhƣng khả năng lại không thể đáp ứng.
Các em muốn trƣởng thành hơn, tỏ rõ sự mạnh mẽ, độc lập của mình bằng cách gây ấn
tƣợng "mạnh, sâu sắc" với mọi ngƣời. Nếu gia đình, nhà trƣờng phản đối thì hành vi
nổi loạn sẽ thƣờng xuyên xảy ra hơn, các em thƣờng coi đó là "cuộc chiến giành vị thế
người lớn của mình". Khi các em gặp chuyện khúc mắc trong cuộc sống thì mỗi em sẽ
hình thành trong tƣ duy một cách giải quyết sự việc khác nhau, nhƣng hầu hết đều xuất
hiện những biểu hiện tiêu cực, muốn cố ý làm trái với những quy tắc, ràng buộc bình
*

Trƣờng Đại học Tiền Giang

179


thƣờng của gia đình và xã hội. Các em nghĩ rằng, đó chỉ là một lời cảnh báo với mọi
ngƣời “đừng xem thường chúng tôi”. Sự bốc đồng không có định hƣớng sẽ rất dễ
khiến các em phạm tội ở lứa tuổi chƣa đủ nhận thức.
Đáng lo ngại hơn, ở lứa tuổi này, các em thƣờng bị bạn bè kích động, dễ bị các
tác động xấu lôi kéo, thƣờng nghe bạn hơn nghe lời cha mẹ, thầy cô nên rất khó quản
lý. Thƣờng những vụ xô xát, ẩu đả này không dừng lại ở hai “diễn viên” chính mà kéo
theo đó là những học sinh khác tham gia. Lý do dẫn đến những vụ ẩu đả thƣờng rất
nhỏ, nhỏ đến mức không thể gọi đó là nguyên nhân dẫn đến đánh nhau. Những học
sinh đã từng tham gia, hoặc là nạn nhân của các vụ ẩu đả cho biết, chỉ cần xích mích
nhỏ cũng có thể dẫn đến những vụ thanh toán nhau. Chỉ là nghe mình bị nói xấu, va
chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ đơn thuần là giỡn chơi với nhau cũng có thể dẫn đến đánh
nhau. Đến lúc ẩu đả, nếu không chuẩn bị từ trƣớc thì bất cứ vật gì có đƣợc trong tay
cũng trở thành "vũ khí" từ gạch, đá, ly, chai nƣớc ngọt... Hầu hết các vụ ẩu đả chỉ
dừng lại khi có đổ máu hoặc sự can thiệp của công an hoặc mọi ngƣời. Để tránh sự kỷ
luật của nhà trƣờng, nhiều học sinh đã đợi đến lúc tan học, ra ngoài cổng trƣờng rồi
mới lao vào ẩu đả. Những vụ ẩu đả diễn ra bên ngoài cổng trƣờng thƣờng ít đƣợc báo

cáo với nhà trƣờng mà chỉ lan truyền trong giới học sinh với nhau. Bản thân các nạn
nhân, những ngƣời bị bắt nạt, bị hành hung, cũng thƣờng giấu kín vụ việc ngay cả với
cha mẹ, thầy cô mình.
Các em bị ảnh hƣởng rất nhiều từ bên ngoài nhƣ phim ảnh, thông tin bạo lực trên
Internet, game... nên dần dần bị nhiễm các tƣ tƣởng bạo lực, thích thể hiện mình qua
việc đánh đấm, cho rằng nhƣ vậy mới là "anh hùng" nên thƣờng có những hành xử
nhƣ những nhân vật trong phim mà không nhận thức đƣợc đó là những hành động tự
hủy hoại chính bản thân mình và ngƣời khác…
Học sinh hiểu biết về pháp luật quá ít, các em khi đánh nhau chỉ nghĩ đơn giản là
để “dằn mặt” hoặc để giúp đỡ bạn bè, đến khi hậu quả đáng tiếc xảy ra mới biết rằng
mình đã vi phạm pháp luật và có thể vƣớng vào vòng lao lý, tù tội…
2.2. Nguyên nhân thứ hai là thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình
Gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ
tuổi ấu thơ. Cha mẹ, những ngƣời lớn trong gia đình thƣờng đƣợc xem là ngƣời mẫu về
nhân cách đạo đức cho con cái trong gia đình noi theo. Nếu cha mẹ, anh, chị, em…trong
gia đình cƣ xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ
ảnh hƣởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ
những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống nhƣ gia đình mình.
Thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng
ngày, thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thƣờng xuyên (không dành thời gian cho
cả gia đình sum họp, không cần có bữa cơm chung, sinh hoạt chung, tƣ vấn chăm sóc
ân cần với con em mình) hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức
chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát,
quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em, coi việc dạy dỗ chăm sóc con cái của
họ là việc của nhà trƣờng.
180


Hay một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nhƣ bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp
hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sớm, sống với dì ghẻ hoặc bố dƣợng, mồ côi cả bố

mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những
trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thƣờng bị tổn thƣơng về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu
thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất
phƣơng hƣớng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực,…
Hoặc có những gia đình rất quan tâm đến con, thƣơng con, chiều con, bênh vực
con một cách thái quá mà không cần biết việc làm của con mình đúng hay sai khiến
các em chủ quan ỷ lại và xem thƣờng bạn bè, không nghe lời khuyên răn, dạy dỗ của
thầy, cô…Chúng tôi cũng đã từng chứng kiến những trƣờng hợp đau lòng khi mà cha,
mẹ, họ hàng của học sinh vi phạm kéo đến trƣờng dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn
hóa, và những hành động quá khích khác để mạt sát nhà trƣờng và các em học sinh
khác ngay tại lớp học chỉ vì một việc tƣởng rất đơn giản mà chính con họ là ngƣời có
lỗi. Nhƣng vì nghe theo lời con, nóng lòng bênh vực con nên họ có cách hành xử thiếu
kiềm chế. Mọi việc thì sẽ đƣợc giải quyết theo đúng lý và tình. Nhƣng những lời lẽ mà
họ buông ra sẽ là ấn tƣợng không tốt đối với các em học sinh.
2.3. Nguyên nhân thứ ba là nhà trƣờng chƣa tích cực quan tâm đến tâm sinh
lý của các em
Một số trƣờng quá chú trọng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi chƣa thật sự chú
trọng giáo dục một cách toàn diện cho học sinh (giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống);
áp lực, chƣơng trình học tập nặng nề hiện nay cũng đang là mối quan tâm cần giải quyết.
Học sinh hầu nhƣ không có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc
bộ, đội nhóm, nhằm rèn luyện kỹ năng, trau dồi nhân cách. Thầy cô trong trƣờng cũng bị
áp lực dạy nặng nề nên phần nào buông lỏng việc “dạy làm ngƣời” cho các em.
Bên cạnh đó, công tác quản lý trong các nhà trƣờng vẫn còn thiên về hành chính
và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng và xã hội: nhiều học sinh tự ý
bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực,
khiêu dâm mà nhà trƣờng và gia đình không hay biết, để các đối tƣợng xấu ngoài xã
hội lợi dụng để lôi kéo các em. Ngoài ra, tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trƣờng chƣa
phát huy hết vai trò là “một người bạn của thanh thiếu niên”, chƣa quan tâm đến giáo
dục kỹ năng sống trang bị cho các em học sinh các cấp học…
2.4. Nguyên nhân thứ tƣ là gia đình ít quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè

của con em mình
Bạn bè có mối liên hệ hết sức mật thiết với mỗi cá nhân học sinh. Tục ngữ có
câu: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Phải khẳng định rằng, ở lứa tuổi vị thành
niên là tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ. Các em rất dễ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên
ngoài đặc biệt là sự lôi kéo của bạn bè, thƣờng nghe lời bạn hơn là lời cha mẹ thầy cô
giáo nên rất khó quản lý. Cha mẹ thì thƣờng dạy con cái phải biết chọn bạn mà chơi,
nếu nhƣ những học sinh ngoan, hiền chơi với nhau, vậy những học sinh cá biệt sẽ chơi
với ai. Trong các trƣờng học ngày càng xuất hiên các băng nhóm, với các thủ lĩnh là
181


tập hợp của những học sinh học kém, cá biệt khiến cho nạn bạo lực học đƣờng ngày
càng gia tăng.
2.5. Nguyên nhân thứ năm là ảnh hƣởng từ môi trƣờng xã hội nhƣ: văn hóa
bạo lực nhƣ phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...), chơi
game. Một cuộc điều tra của các cơ quan chức năng cho thấy: 77% các trò chơi trên
mạng Internet là đánh nhau, giết ngƣời. Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và
truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh dị,
xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Các game
hành động nhƣ Half-life, stra craft, võ lâm, cao bồi không gian... với các pha chém giết,
chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lƣợng đông các bạn trẻ, không tránh
đƣợc những ảnh hƣởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em, khi mà
gần nhƣ ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hƣớng bắt trƣớc và thử
nghiệm nên việc các em làm theo những hình ảnh, hình tƣợng đó là hoàn toàn dể hiểu.
Vì vậy, khi học sinh vào lớp học chỉ cần một tranh cãi nho nhỏ, một khiêu khích của
bạn, hoặc một câu nói phật ý thôi các em sẽ xử sự nhƣ những hình ảnh mà các em đã
đƣợc thâu nạp qua phim ảnh, sách báo đồi trụy và qua các phƣơng tiện truyền thông
không chính thức khác.
Bên cạnh, sự phối hợp giáo dục trong cộng đồng còn hạn chế. Xã hội thờ ơ, dửng
dƣng, buông xuôi, chƣa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ,

triệt để. Đa số học sinh vẫn nhận thức đƣợc rằng bạo lực học đƣờng là sai trái nhƣng
không dám lên tiếng vì sợ liên lụy. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dƣng,
im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực.
3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đoàn thanh niên trong việc
phòng chống “bạo lực học đƣờng”
Phòng chống và ngăn chặn nạn bạo lực học đƣờng nhằm xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực” đó không phải là “chuyện của riêng ai” mà cần đƣợc
sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia của tất cả mọi ngƣời. Đó là một công việc rất khó khăn
nhƣng chúng ta vẫn có thể làm đƣợc nếu biết cách phối hợp đồng bộ giữa gia đình và
nhà trƣờng, tăng cƣờng sự gắn kết giữa thầy cô, cha mẹ với học sinh, các đoàn thể và
chính quyền địa phƣơng.
Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị và là “một ngƣời bạn của thanh thiếu niên”,
có vai trò rất quan trọng trong định hƣớng, tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn
luyện đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên. Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng
bạo lực học đƣờng hiện nay, Đoàn thanh niên ở các trƣờng cần thực hiện tốt các giải
pháp sau:
- Đoàn thanh niên thƣờng xuyên tham mƣu với cấp ủy Đảng và Ban giám hiệu
trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nƣớc.
- Hoạt động của Đoàn thanh niên phải thƣờng xuyên đổi mới (nội dung, hình
thức sinh hoạt) và không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình để thu hút
182


đông đảo học sinh tham gia. Các hoạt động cần thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc
thù của từng lứa tuổi.
- Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tri ân các Mẹ
Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ, gia đình chính sách, có công với cách mạng,
sinh hoạt dã ngoại,…và các phong trào thiết thực (nuôi heo đất, đôi bạn cùng tiến, bạn
giúp bạn, Quỹ vì bạn nghèo…) nhằm góp phần giáo dục cho các em truyền thống uống

nƣớc nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, giúp đỡ lẫn nhau,…
- Thƣờng xuyên tổ chức buổi tuyên truyền, tọa đàm, các cuộc thi hái hoa dân chủ,
các cuộc thi Olimpic…về luật giao thông, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, bạo
lực học đƣờng (vận động các em không chơi các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực bạo
lực và các vật hung khí…) và tăng cƣờng rèn luyện kỹ năng công tác Đoàn cho ngũ cán
bộ lớp và cán bộ Đoàn thanh niên chủ chốt (Bí thƣ, phó bí thƣ, lớp trƣởng, lớp phó,…);
- Tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, giáo dục kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp có
hiệu quả, kỹ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực, kỹ năng đƣa ra những quyết
định cho bản thân, kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực từ bạn bè. Nếu nhƣ các em
đƣợc rèn luyện kĩ năng sống tốt thì sẽ hạn chế những câu nói và hành động không hay
gây mất lòng bạn bè của các em, giúp các em kiềm chế đƣợc cảm xúc, biết sống bao
dung độ lƣợng với mọi ngƣời.
- Thƣờng xuyên, tổ chức giao lƣu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các lớp trong
toàn khối, toàn trƣờng để các em hiểu và gần gũi nhau hơn.
- Xúc tiến thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ, thể dục, thể thao, võ
thuật,…phù hợp với từng đơn vị, để tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Vì
ngoài giờ học căng thẳng, học sinh tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm để vui chơi, giải
trí, hình thành nên thói quen sinh hoạt tập thể rất tốt.
- Thƣờng xuyên phối hợp với nhà trƣờng, gia đình và cơ quan chức năng triển
khai thực hiện các nghị quyết, kế hoạch liên tịch giữa ngành giáo dục với các ngành,
đoàn thể trong công tác phòng chống tội phạm trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu
niên,…nhằm thực hiện tốt nội dung cuộc vận động “xây dựng trƣờng học thân thiện,
học sinh tích cực”.
- Thƣờng xuyên quan tâm xây dựng, bồi dƣỡng lực lƣợng cán bộ đoàn nồng cốt
trong các chi đoàn lớp.
- Phát huy tích cực vai trò gắn kết với các tổ chức đoàn thể khác nhƣ: Hội khuyến
học, Hội phụ huynh học sinh, Công đoàn nhà trƣờng,…nhằm quan tâm hỗ trợ giúp đỡ
kịp thời với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, những học sinh cá biệt.
- Kêu gọi và yêu cầu các học sinh khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ
bạn mình (học sinh cá biệt: “chƣa ngoan”), không nên xem thƣờng và cô lập bạn hoặc

phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá
thấp. Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trƣờng (nhất là
những nhóm thiếu niên hƣ hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc).

183


- Phối hợp với Tổ giám thị, Hội phụ huynh học sinh,… tổ chức đối thoại theo
định kỳ mỗi học kỳ với học sinh để nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng và có hƣớng giáo
dục các em học sinh sâu sát.
- Tham mƣu với Ban giám hiệu nhà trƣờng thành lập những hộp thƣ thoại, đƣờng
dây nóng kết nối nhà trƣờng và học sinh nhƣ: cho các em số điện thoại của nhà trƣờng,
của giáo viên chủ nhiệm, thầy cô giám thị, bí thƣ đoàn thanh niên,…để khi sự việc xảy
ra các em báo cáo kịp thời, ngăn chặn đƣợc những cuộc chiến học đƣờng không còn
xảy ra dằng dai kéo theo hậu quả nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần của học sinh.
- Và điều quan trọng với các thầy cô là cán bộ đoàn thể tại các trƣờng phải ý thức
đƣợc trách nhiệm của mình: tình thƣơng, trách nhiệm là phƣơng thuốc hiệu nghiệm
nhất ngăn chặn bạo lực học đƣờng.
3. Kết luận
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đƣờng là một vấn đề đang dần trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy, sự phối kết hợp chặt chẽ thƣờng xuyên và liên tục và nhịp nhàng giữa ba lực lƣợng
giáo dục là gia đình, nhà trƣờng, xã hội sẽ góp phần ngăn chặn bạo lực học đƣờng.
Bên cạnh, Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị và là “một ngƣời bạn của thanh thiếu
niên”, có vai trò rất quan trọng trong định hƣớng, tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn
luyện đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bệnh vô
cảm, bạo lực ở một bộ phận không nhỏ học sinh. Đồng thời góp phần cùng với nhà trƣờng
thực hiện thắng lợi cuộc vận động:“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Vân Anh (2013), Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho

học sinh tiểu học” & “Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường
cho học sinh trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[2]. Lê Thị Bừng (1998), Gia đình - trường học đầu tiên của lòng nhân ái. Nhà
xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[3]. Vƣơng Tuyết Miên (2008), Giáo trình Xã hội học tội phạm, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[4]. Huỳnh Văn Sơn (2006), Nhập môn kỹ năng sống. Nhà xuất bản Giáo dục
[5]. Một số trang website: Tailieu.vn, dantri.vn, tuoitre.vn, thanhnien.vn,…

184


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC



×