Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của ốc nhồi pila polita ( deshayse) nuôi trong giai ở ao nướ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nguyễn Thị Diệu Linh

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
CỦA ỐC NHỒI Pila polita (deshayes)
NUÔI TRONG GIAI Ở AO NƯỚ NGỌT
THÀNH PHỐ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa đào tạo sau đại học, Tổ bộ môn
NTTS đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi đến thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Trần
Ngọc Lân người trực tiếp chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bác Nguyễn Văn Hóa; cán
bộ nông nghiệp UBND xã Hưng lộc đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những
người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.


Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Diệu Linh

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của ốc nhồi.................................................................3
1.1.1. Phân loại ốc nhồi...................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo......................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm phân bố..................................................................................................6
1.1.4. Tập tính sinh sống...................................................................................................6
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..............................................................................................7
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng..............................................................................................7
1.1.7. Đặc điểm sinh sản..................................................................................................8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ốc nhồi trên thế giới...................................................................12
1.1.2.Nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nuôi ốc táo họ Ampullariidea ở Việt Nam.....................16
Cho đến nay ở Việt Nam nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nuôi ốc táo họ Ampullariidae như ốc
nhồi Pila mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu về phân loại học họ ốc nhồi (Gastropoda: Pilidae), theo Đặng
Ngọc Thanh và cs (1980) họ ốc nhồi Pilidae có 2 loài polita (Deshayes, 1830) và Pila conica (Gray,
1828).........................................................................................................................16
1.2.3. Những vấn đề chưa được nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nuôi ốc nhồi........................17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................................18
2.2. Thiết kế thí nghiệm:.................................................................................................18

2.2.1. Thí nghiệm1: Ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhồi....18
2.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhồi..................21
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..........................................................................22
2.3.1. Số liệu môi trường.................................................................................................22
2.3.2. Số liệu tăng trưởng................................................................................................22
2.3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG...................................................................22
2.3.4. Tốc độ tăng trưởng tương đối..................................................................................22

iii


2.3.5. Hệ số thức ăn FCR ( Feed conversion rate).................................................................23
2.3.6. Tỷ lệ sống (S) (%).................................................................................................23
2.3.7. Chi phí thức ăn cho 1kg ốc tăng trọng ở mỗi nghiệm thức...............................................23
2.3.8. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................23
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................24
3.1. Một số các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm..................................................24
3.1.1. Nhiệt độ..............................................................................................................24
3.1.2. Biến động của pH nước trong ao thí nghiệm...............................................................25
3.1.3. Biến động của DO trong ao thí nghiệm:.....................................................................25
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ốc nhồi..............................................26
3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng về kích thước của ốc nhồi...................................26
3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng về khối lượng của ốc nhồi..................................37
3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống của ốc nhồi.........................................................42
3.2.4. Hệ số thức ăn và chi phí thức ăn...............................................................................42
3.2.5. Hạch toán kinh tế:.................................................................................................44
3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhồi........................................45
3.3.1. Tăng trưởng về kích thước và khối lượng của ốc nhồi ở các mật độ thí nghiệm:...................45
3.3.2. Tỉ lệ sống............................................................................................................56

3.3.4. Hạch toán kinh tế..................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................58
Kết luận.....................................................................................................................58
Kiến nghị....................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................59
PHỤ LỤC..................................................................................................................61

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADG

Average daily growth

ANOVA

Phân tích phương sai

DO

Ôxy hòa tan

G1

Giai 1

G2

Giai 2


G3

Giai 3

G4

Giai 4

G5

Giai 5

G6

Giai 6

G7

Giai 7

G8

Giai 8

G9

Giai 9

FCR


Feed conversion rate

HSTA

Hệ số thức ăn

H

Chiều cao

L

Chiều dài

MAX

Giá trị lớn nhất

MĐ1

Mật độ 1

MĐ2

Mật độ 2

MIN

Giá trị nhỏ nhất


SGR

Specific growth rate

SD

Phương sai

R

Chiều rộng

TB

Trung bình

TA1

Thức ăn 1

TA2

Thức ăn 2

TA3

Thức ăn 3

TN


Thí nghiệm

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

TT

Tăng trưởng

W

Khối lượng

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tăng trưởng về kích thước của ốc nhồi ở các công thức thí nghiệm.............................26
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước qua các lần thu mẫu........................30
Bảng 3.3.Tốc độ tăng trưởng tương đối về kích thước trong quá trình thí nghiệm.........................34
Bảng 3.4. tăng trưởng về khối lượng của ốc nhồi ở các công thức thí nghiệm.............................37
Bảng 3.5.Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng qua các lần thu mẫu........................39
Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau........41
Bảng 3.7 Hệ số và chi phí thức ăn để thu được 1 kg ốc...........................................................43
Bảng 3.8. Hạch toán kinh tế của ốc ở các nghiệm thức nuôi....................................................44
Bảng 3.9 Tăng trưởng về kích thước và khối lượng của ốc nhồi ở các mật độ thí nghiệm...............45
Bảng 3.12. Hách toán kinh tế..........................................................................................57


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Hình thái của Ốc nhồi Pila polita..........................................................................4
Hình 1. 2. Tổ bằng đất do ốc đào trước khi đẻ.......................................................................8
Hình 1. 3. Chùm trứng ốc nhồi đẻ dấu trong hốc đá................................................................9
Hình 1. 4. Chùm trứng ốc nhồi đẻ dấu trong hốc đất...............................................................9
Hình 1. 5. Trứng ốc nhồi đẻ lên rễ bè.................................................................................10
Hình 1. 6. Ốc nhồi đang đẻ trứng trên bờ đất vào ban ngày....................................................10
Hình 1. 7. Ốc con ra khỏi bọc trứng...................................................................................11
Hình 1. 8. Ốc con mới nở bám vào giá thể..........................................................................11
Hình 2. 1. Ốc giống khi bố trí thí nghiệm............................................................................19
Hình 2. 3. Thức ăn 2(TA 2).............................................................................................20
Hình 2. 4. Thức ăn 3 (TA 3)............................................................................................20
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu các công thức thức ăn..........................................21
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu mật độ ương nuôi...............................................21
Hình 3. 1. Diễn biến nhiệt độ nước trong ao thí nghiệm..........................................................24
Hình 3. 3. Diễn biến pH nước trong ao thí nghiệm................................................................25
Hình 3.5. Chiều dài trung bình của ốc qua các lần kiểm tra....................................................28
Hình 3.6. Chiều rộng trung bình của ốc nhồi qua các lần kiểm tra............................................28
Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều cao qua các lần thu mẫu..........................31
Hình 3.8.Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều rộng qua các lần thu mẫu.........................31
Hình 3.9. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều rộng qua các lần thu mẫu........................32
Hình 3.13. Khối lượng trung bình của ốc qua các lần kiểm tra................................................39
................................................................................................................................. 42
Hình 3.16 Tỉ lệ sống của ốc nhồi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau...................................42
Hình 3.17 Chiều cao trung bình của ốc qua các lần kiểm tra...................................................46
Hình 3.18. Chiều dài trung bình của ốc qua các lần kiểm tra...................................................47
Hình 3.19. Chiều rộng trung bình của ốc nhồi qua các lần kiểm tra..........................................47

Hình 3.20. Khối lượng trung bình của ốc qua các lần kiểm tra.................................................48
Hình 3.21. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều cao ở các mật độ thí nghiệm...................50

vii


Hình 3.24. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng ở...............................................51
các mật độ thí nghiệm....................................................................................................51
Hình 3.25. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao ở các mật độ thí nghiệm...........................54
Hình 3.27. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều rộng ở các mật độ thí nghiệm..........................55
Hình 3.28. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ở các mật độ thí nghiệm.........................55

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm ở mức cao là 30% (FAO, 2002). Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, sự
giới hạn trong đánh bắt động vật thủy sản tự nhiên sẵn có, cùng với nhu cầu về
nguồn thực phẩm giàu protein và chất khoáng đang gia tăng; với tình hình này, việc
phát triển nuôi động vật thủy sản nước lợ, nuôi biển và nuôi ngọt là rất cần thiết.
Động vật thân mềm chân bụng thuộc họ ốc táo Ampullariidae như các loài
thuộc giống Pomacea, Pila đã được sử dụng như một nguồn thức ăn của người dân
ở nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Brazil, Argentina, Mexico, India,
Việt Nam,...).
Các loài ốc táo (Pomacea lineata, Pomacea bridgesi, Pila globosa, Pila
polita,...) là nguồn thức ăn giàu đạm và các chất khoáng. Theo Yamashita
Masamichi et al (2008), chất dinh dưỡng của ốc táo Pomacea bridgesii được liệt kê
trong các bảng tiêu chuẩn của thành phần thực phẩm ở Nhật Bản. Chất dinh dưỡng
của 100g ốc táo đóng hộp ngâm nước muối là 340 kJ năng lượng, protein 16,5g,

lipid 1g, cholesterol 240mg, carbohydrate 0,8g, Ca 400mg, Fe 3,9mg, Zn l,5mg
(giàu khoáng chất, đặc biệt là Ca, Fe, Zn) với nhiều loại vitamin như: vitamin K
0,005mg, vitamin B2 0,09mg, vitamin B12 0,0006mg, folate 0,001mg, E 0,6mg. Vì
vậy, giải pháp để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực, thực phẩm trên
trái đất là tảo xanh và ốc táo, hình thành một hệ thống sinh thái khép kín với các
yếu tố sinh học trao đổi giữa hai thành phần, tức là chất bài tiết của ốc táo là phân
bón cho tảo, và phát triển tảo trở thành thức ăn cho ốc; không gian cần thiết cho hệ
thống này là 3m2, cho thu hoạch 50g ốc táo cho mỗi bữa ăn cho một người.
Loài ốc nhồi Pila polita (Deshayes) là loài thân mềm chân bụng họ
Ampullariidae, là loài bản địa của Việt Nam. Chúng sinh sống ở các vực nước ngọt,
ruộng, ao hồ, sông, suối, và đầm lầy nước tĩnh (Đặng Ngọc Thanh và cs, 1980)
Ốc nhồi Pila polita không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như
bún ốc, ốc xào, canh ốc, ốc luộc hay những món ăn đặc sản, như ốc nhồi thịt, ốc hấp
lá gừng. Ốc nhồi còn được dùng làm thuốc thông lợi đại tiểu tiện, giải uất nhiệt, tiêu

1


thũng... là vị thuốc có lợi cho cơ thể con người. Thành phần dinh dưỡng của ốc nhồi
chứa 11,9% protid; 0,7% lipid, các vitamin (B1 0,01mg%; B2 0,06mg%; pp 1mg
%); các muối (Ca 1.357mg%; P 191mg%), các chất khoáng; ốc nhồi cung cấp 86
calo/l00g thịt. Cần lưu ý rằng cho đến nay ốc nhồi Pila polita ở Việt Nam không có
ký sinh trùng tự nhiên thuộc danh sách các ký sinh trùng y học.
Một số nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới đã nuôi một số loài họ ốc táo
Ampullariidae, như nuôi loài Pomacea bridgesi, Pila globosa ở ấn Độ, Bangladesh;
nuôi loài Pomacea bridgesi ở Nhật Bản.
Ở Việt Nam gần đây một số nơi đã bắt đầu nuôi loài ốc nhồi Pila polita
(Deshayes), nhưng kiến thức về sinh học, sinh thái và kỹ thuật nuôi ốc nhồi còn rất
hạn chế; vì vậy để góp phần phát triển nuôi ốc nhồi, một đối tượng thủy sản nước
ngọt mới ở Việt Nam, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Ảnh hưởng của mật

độ và thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhồi Pila polita (Deshayes…..)
nuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố Vinh".
Kết quả nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu hoàn thiện
quy trình nuôi thương phâm ốc nhồi ở Việt Nam. Giúp thúc đẩy cho nghề nuôi loài
ốc này phát triển nhằm đa dang hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt
 Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu xác định được mật độ, công thức thức ăn phù hợp
trong nuôi ốc nhồi cho tỷ lệ sống và sức sinh trưởng cao nhằm góp phần xây dựng
quy trình kỹ thuật nuôi ốc nhồi thương phẩm.
 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc
nhồi nuôi thương phẩm trong giai.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc
nhồi nuôi thương phẩm trong giai.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của ốc nhồi
1.1.1. Phân loại ốc nhồi
Ngành động vật thân mềm: Mollusca
Lớp chân bụng: Gastropoda
Phân lớp ốc mang trước: Prosobranchia
Bộ: Entomosoma
Họ ốc nhồi: Pilidae (Ampullariidae)
Giống: Pila
Loài: Pila polita Deshayes, 1830
Tên tiếng Việt: Ốc nhồi, ốc bươu ta.
Tên tiếng Anh: Black apple snail.

Trên thế giới hiện nay, trong giống Pila đã phân loại được khoảng 23 loài
bao gồm: P. africana, P. africana martens, P. ampulacea, P. ampullacea, P.
angelica, P. cecillei, P. congoensis, P. conica, P. globosa, P. gracilis, P.
leopoldvillensis, P. letourmenxi, P. luzonica, P. occidentalis, P. ovata, P. pesmei, P.
pesmi, P. polita, P. saxea, P. scutata, P. speciosa, P. virens, P.wernei
( />1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Ốc nhồi là loài ốc cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt
trong hơi tím. Số vòng xoắn 5,5 - 6, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông. Lỗ
miệng vỏ hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, dài vỏ bóng. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm tới
5/6 chiều cao vỏ. Các vòng xoắn trên nhỏ, vuốt nhọn dài. Lỗ miệng vỏ hẹp, dài,
chiều rộng bằng nửa chiều cao. Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày.
Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài. Nắp miệng dài, tâm ở khoảng giữa, gần cạnh trong. Vỏ
ốc có lớp canxi ở phía trong và lớp vỏ sừng màu xanh đen hay ánh vàng ở phía
ngoài (Bách khoa toàn thư Việt Nam).
Cơ thể mất đối xứng và được chia thành 3 phần là phần đầu, phần thân và
phần chân. Đầu ở phía trước, có mắt và các tua cảm giác (râu). Thân (hay được gọi

3


là khối phủ tạng) nằm trên chân, là một túi xoắn. Chân là một khối cơ khoẻ nằm ở
mặt bụng, cử động uốn sóng khi bò. Toàn bộ cơ thể được bao trong một vỏ xoắn
hình chóp, toàn bộ nội quan được lớp áo bao phủ nằm trong vỏ(Thái Trần Bái,
2001).

Hình 1. 1. Hình thái của Ốc nhồi Pila polita
Theo Đặng Ngọc Thanh và Trương Quang Ngọc(2001), khi ốc nhồi thò đầu
ra khỏi vỏ thì thấy giữa là thùy miệng, hai bên là ống xiphông. Ống bên trái rất lớn
thông với xoang phổi là ống hút. Ống bên phải nhỏ hơn, thông với xoang mang là
ống thoát. Phần miệng nằm ở phía trước, nếp da bao quanh miệng kéo dài thành hai

mấu lồi, phía ngoài hai mấu lồi này là hai tua đầu, khi vươn dài ra có thể dài tới
5cm. Ở gốc tua cảm giác có hai mắt đính trên hai cuống ngắn. Phía dưới phần đầu là
phần chân. Ở chân có rãnh dọc chia chân làm hai mảnh. Khi di động chân bè rất
rộng và đẩy nắp miệng về phía sau. Tiếp theo phần đầu là phần áo. Cửa áo nằm
ngay phía trên miệng và chạy dài từ trái sang phải. Bề mặt của áo cũng như toàn
thân ốc lúc nào cũng có một lớp chất nhày. Bên trong là xoang áo. Bên phải áo có lỗ
sinh dục cái hoặc cơ quan giao phối nằm trong một túi(ở con đực) và hậu môn. Bên
trái áo có cơ quan cảm giác hóa học osphradi là một mấu ngắn màu vàng nhạt.

4


Khối nội quan: Phần lớn khối nội quan nằm ở vòng xoắn cuối. Qua lớp màng
mỏng có thể phân biệt được một số các bộ phận nội quan: Đó là khối gan - tụy màu
vàng xen lẫn màu xanh đen. Dạ dày màu đỏ nằm trong khối gan - tụy. Đơn thận màu
đen phủ một đoạn ruột. Ở con cái có tuyến anbumin màu vàng. Bao tim ở gờ bên trái.
Ống dẫn sinh dục đực hoặc cái ở bên phải. Nội tạng gồm các cơ quan chức năng sau:
- Hệ tiêu hóa: Trong thùy miệng có hành miệng, gồm có hai răng kitin ở hai
bên, giữa là lưỡi gai. Tiếp đó là thực quản nối hành miệng với dạ dày. Thực quản
hẹp, dài. Dạ dày màu đỏ thịt nằm trong khối gan - tụy. Sau dạ dày là ruột uốn khúc
nằm ngoằn ngoèo trong khối gan - tụy, rồi đổ ra trực tràng chạy về phía trước cơ
thể. Cuối cùng là hậu môn nằm bên phải cửa áo.
Ở vùng miệng có một đôi tuyến nước bọt màu vàng, đổ vào thực quản. Khối
gan tụy chia làm hai phần: phần tiêu hóa màu vàng pha đỏ, phần bài tiết màu đen.
- Hệ hô hấp: Họ ốc Pilidae có đặc điểm là vừa có phổi, vừa có mang. Bên trái
của xoang áo là phổi thông với ngoài qua ống xiphông thoát. Trong xoang mang có
một dãy lá mang chạy song song với đoạn ruột thẳng.
- Hệ tuần hoàn: Tim nằm trong bao tim ở bên trái cơ thể. Tim gồm một tâm
nhĩ màu trắng nằm ở trước tâm thất. Các động mạch phổi ở mang qua một tĩnh
mạch chủ rồi đổ vào tâm nhĩ. Tâm thất có thành dày, màu nâu thông với một bầu

động mạch ở phía sau.
- Hệ bài tiết: gồm một tuyến Bojanus đen sẫm phủ trên đoạn ruột cạnh bao
tim và đổ ra đáy xoang áo.
- Hệ sinh dục: Ốc nhồi là động vật phân tính. Ốc nhồi đực và cái có thể phân
biệt bằng hình dạng bên ngoài. Nếu cùng tuổi thì ốc cái lớn hơn ốc đực, đỉnh vỏ
thấp và không nhọn bằng ốc đực.
- Hệ thần kinh: Ốc nhồi có hai hạch não nằm phía trên hành miệng. Giữa hai
hạch đó có cầu nối với nhau vắt ngang qua hành miệng và các dây thần kinh đi đến
các tua đầu và mắt.
- Hai khối hạch chân bên nằm ở hai bên phía dưới hành miệng. Mỗi hạch này là
do một hạch áo và một hạch chân gắn lại với nhau. Hai khối hạch chân bên có cầu nối

5


với nhau và nối với hạch não. Hạch trên ruột có dây thần kinh điều khiển mang, áo và
cơ quan cảm giác hóa học(osphradi). Hạch này có dây thần kinh nối với khối hạch
chân – áo. Khối hạch phủ tạng có dây thần kinh nối với hạch trên ruột.
- Cơ quan cảm giác: Ốc nhồi có một đôi mắt. Mắt có cuống ngắn nằm ngay
dưới gốc tua cảm giác. Cơ quan cảm giác hóa học osphradi nằm ở vách xoang áo
bên phải(xoang phổi), gần miệng. Cơ quan thăng bằng nằm trong một hốc màu
vàng.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới ốc nhồi phân bố ở các nước Thái Lan, Lào, Ấn Độ, miền Nam
Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng thường sống ở ao, hồ và đồng ruộng cả vùng đồng
bằng, trung du và miền núi(theo bách khoa toàn thư Việt Nam). Khi điều tra về sự phân
bố của các loài ốc nước ngọt thuộc họ Ampullariidae ở 18 tỉnh Thái Lan, ThaewnonNgiwB và ctv(2003) cho biết, các loài Pila angelica, P. ampullacea và P. pesmei có
giới hạn phân bố còn Pila polita, trước đây không thấy xuất hiện ở miền Nam, nhưng
có thể bắt gặp chúng ở Phangnga, một tỉnh miền Nam của Thái Lan.
Theo Nguyễn Đình Trung (1998), động vật thâm mềm (mollusca), có vỏ đá

vôi, không phân bố ở vùng nước có pH<7.
Theo Vũ Trung Tạng- Nguyễn Đình Mão (2006) thì động vật thân mềm
được xếp vào loại sinh vật nước đứng(nước tĩnh), thích nghi với điều kiện nước tĩnh
hàm lượng oxy thấp và rất dao động theo ngày đêm và theo mùa liên quan đến độ
nông sâu và diện tích rộng hẹp của thuỷ vực.
1.1.4. Tập tính sinh sống
Ốc thường nổi lên mặt nước để thở, khi có tiếng động liền thu mình lại vào
vỏ và lặn xuống sâu. Mùa nóng hay mùa lạnh, ốc hay nổi lên mặt nước, ốc nhồi vừa
có mang vừa có phổi nên chịu được khô, bỏ ở tro bếp, ốc cũng sống được 3-4 tháng,
buổi sáng ốc thường ở gần bờ ao, ruộng, trưa rút xuống sâu và ra xa bờ hơn(Khoa
học và phát triển số 44/2003).

6


1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Đối với ốc hương, sinh trưởng thể hiện qua sự lớn lên về kích thước vỏ và
trọng lượng cơ thể. Trong điều kiện bình thường, sinh trưởng diễn ra một cách liên
tục. Tuy nhiên sự lớn lên của ốc hương phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, sức khoẻ
và điều kiện sống(Nguyễn Thị Xuân Thu và cộng tác viên, 2002). Sinh trưởng của
vỏ động vật thân mềm là quá trình gia tăng kích thước vỏ cùng với sự xuất hiện của
các vòng sinh trưởng ở mép ngoài đồng thời với qúa trình dày lên của vỏ. Vỏ được
tiết ra do mép ngoài màng áo. Mép ngoài của màng áo là một bộ phận của cơ thể và
có liên quan trực tiếp với vỏ. Bề mặt ngoài của vỏ chịu trách nhiệm tiết và tổng hợp
canxi carbonat (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2009).
Đối với ốc nhồi, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh
trưởng của ốc nhồi được công bố.
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Tạp chí Khoa học và phát triển số 44/2003 thì ốc nhồi ăn mùn bã hữu
cơ, Theo Nguyễn Duy Khoát(1993), ốc nhồi chỉ ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và

rong rêu nhưng theo nghiên cứu bước đầu của Chi cục Thuỷ Sản Hà Nội và nhóm
giảng viên khoa Nuôi trồng thuỷ sản trường Đại học Vinh đều nhận thấy: Ốc nhồi
còn ăn thực vật thủy sinh: Bèo cây, rau muống, các loại rong, rêu bám ở nền đá hay
các giá thể bám khác và nhiều loại thực vật nước sống ven bờ, mép ao. Nhiều loại
thực vật thượng đẳng trên cạn cũng là thức ăn ưa thích của ốc như: Lá sắn, lá chuối
non, lá mùng tơi, lá rau ngót, lá mùng trắng. Trong điều kiện nuôi nhân tạo ốc nhồi
có thể ăn thêm các loại thức ăn bổ sung như: Bột cám gạo, bột đậu nành, bột ngô,
thịt hến, hàu, bột cá,... Thành phần thức ăn của ốc ít thay đổi từ lúc ốc con đến ốc
trưởng thành. Ốc có thể ăn cả ngày, tuy nhiên chúng tập trung ăn nhiều vào lúc sáng
sớm 5-8h và chiều tối 18-22h. Khi thực hiện hoạt động ăn ốc nhồi thường treo mình
lơ lửng trên mặt nước nhờ cấu tạo đặc biệt của màng chân chúng dùng màng chân
có tiết dịch keo để bao lấy vùng thức ăn và kéo về gần lỗ miệng. Khi tiếp cận thức
ăn ốc thường mở loe miệng ra và hút thức ăn vào khoang miệng rồi đưa tới bộ phận
tiêu hóa của cơ thể. Đôi khi ốc không chủ động bơi để ăn thức ăn mà chúng chỉ bám

7


vào giá thể bám mà hút thức ăn đưa vào miệng một cách tương đối bị động. Đó là
hình thức ăn của ốc với thức ăn có kích thước nhỏ vừa cỡ miệng của ốc như tảo hay
thức ăn tinh, còn đối với những loại thức ăn có kích thước lớn hơn và tương đối
cứng như các loại thức ăn xanh(bèo cây, rau muống, lá sắn,...), rong, rêu, rơm rạ, cỏ
mục hay mùn bã hữu cơ thì ốc sử dụng lưỡi bào đa năng của mình để bào mòn dần
thức ăn và đưa vào miệng tiêu hóa một cách tương đối đơn giản.
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên người ta thấy: Vào mùa sinh sản ốc thường kết cặp vào chiều
tối và ban đêm, sau đó một thời gian thì thấy ốc cái đẻ trứng. Khi giao phối, con đực
và con cái quay miệng vỏ ngược nhau, con đực thò cơ quan giao phối hình máng
dài có rãnh ra, đồng thời con cái mở nắp vỏ. Tinh trùng của con đực theo ống dẫn
tinh, qua cơ quan giao phối(gai giao cấu) chuyển sang cơ thể con cái và được giữ lại

trong buồng thụ tinh. Thời gian kết cặp có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. So với ốc
bươu vàng thì chúng dễ tách rời nhau ra trong khi giao phối khi có một tác động
như chạm nhẹ vào mặt nước hay chỉ là một ánh đèn rọi vào. Ốc thường làm tổ trước
khi đẻ và đẻ dấu trứng dưới các bờ đất có lá cây che kín. Trong tự nhiên, chúng
thường đào các hố đất trên bờ có đường kính khoảng 7-9cm, và sâu từ 5-8cm tùy
thuộc vào chất đất tạo bờ.

Hình 1. 2. Tổ bằng đất do ốc đào trước khi đẻ
Trứng ốc nhồi được đẻ dấu trong các hố đất hoặc có mái đá che cách mặt
nuớc từ 10-20cm. Tập tính đẻ dấu trứng của ốc nhồi Pila polita nhằm mục đích bảo

8


vệ trứng. Trứng được dấu trong các hố đất, đá vừa có tác dụng phòng tránh địch hại
tấn công trứng cũng như ăn trứng, mặt khác cũng che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp
lên chùm trứng, nhằm giữ độ ẩm cho trứng, từ đó giúp cho phôi phát triển tốt.

Hình 1. 3. Chùm trứng ốc nhồi đẻ dấu trong hốc đá.

Hình 1. 4. Chùm trứng ốc nhồi đẻ dấu trong hốc đất.
Trong điều kiện môi trường sinh thái không thuận lợi cho ốc làm tổ, người ta
thấy ốc đẻ cả lên rễ bèo, những chùm trứng được đẻ trên rễ bèo thường bị hỏng do
bị ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc bị nước mưa và động vật gây hại.

9


Hình 1. 5. Trứng ốc nhồi đẻ lên rễ bè


Hình 1. 6. Ốc nhồi đang đẻ trứng trên bờ
đất vào ban ngày

Trước khi đẻ ốc bò lên tổ do chúng chuẩn bị trước và tiết ra một chất keo
nhầy màu trắng trong. Chất này có tác dụng làm chất kết dính trứng vào giá thể và
các quả trứng lại với nhau thành một chùm lớn. Căn cứ vào đặc điểm này mà người
ta biết được ốc đang chuẩn bị đẻ trứng. Ốc nhồi thường đẻ vào ban đêm, cũng có
khi gặp ốc đẻ vào ban ngày nhưng rất hiếm.
Mùa vụ sinh sản, trong tự nhiên người ta thấy trứng ốc nhồi có quanh năm
trừ vài tháng đông ở miền Bắc khi thời tiết quá lạnh, nhưng thấy ốc đẻ nhiều vào
tháng 4, tháng 5, tháng 6 dương lịch, nhất là vào sau những đợt mưa rào.
Sức sinh sản, chưa có nghiên cứu nào cho biết về sức sinh sản của ốc nhồi.
Theo nghiên cứu bước đầu của Chi cục thuỷ sản Hà Nội, ốc cái mỗi lần đẻ một
chùm trứng. Mỗi chùm trứng chứa 70- 202 quả trứng. Theo Su sin Teo (2004), số
lượng trứng trong một chùm trứng ốc bươu vàng dao động từ 92-592 quả
trứng(trung bình là 272 quả). Theo Nguyễn Duy Khoát (1993), số lượng trứng trong
một chùm của ốc bươu vàng dao động từ 100-600 trứng. So sánh với ốc nhồi Pila
polita thì ốc nhồi có sức sinh sản thấp hơn.
Sự phát triển của phôi, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự phát
triển phôi của ốc nhồi. Trong tự nhiên người ta thấy ốc nhồi nở sau khi đẻ khoảng
13-20 ngày, và nở trực tiếp ra ốc nhồi con không qua các giai đoạn biến thái. Khoa
Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh bước đầu nghiên cứu cho biết: Trứng được

10


thụ tinh, sau khi đẻ bắt đầu có sự phân cắt tế bào. Sau khoảng 48 giờ, bóc lớp vỏ
canxi bên ngoài, quan sát thấy chấm nhỏ, càng về sau thì càng thấy rõ hơn. Sau quá
trình phân chia tế bào và hình thành phôi nang, phôi vị kéo dài tới 5 ngày thì thấy
trong bọc trứng có hình dạng của ốc con. Nội quan dần hình thành và tế bào sắc tố

ngày càng hoàn thiện. Sau thời gian 13-15 ngày tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ thì
ốc con phát triển gần như hoàn chỉnh về cấu tạo bên ngoài và bên trong, lúc này ốc
sẽ tự thoát ra ngoài. Kèm theo sự phát triển của phôi là sự thay đổi về màu sắc của
chùm trứng. Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng tinh. Sau 2 ngày thì trứng bắt đầu
chuyển sang màu trắng đục, màu vàng xám bắt đầu xuất hiện khoảng ngày thứ 5 sau
khi đẻ và ngày thứ 11 trở đi thấy trứng chuyển sang màu xám đen, đây là lúc mà
trứng chuẩn bị nở. Quan sát bên ngoài rất dễ nhận thấy sự thay đổi màu sắc của
chùm trứng từ lúc mới đẻ đến khi trứng nở. Ở điều kiện nhiệt độ không khí từ 24-36
0

C, sau 13-15 ngày thì ốc thoát ra khỏi bọc trứng và sống bám vào giá thể trong môi

trường nước. Quan sát trứng chuẩn bị nở thấy lớp vỏ canxi bên ngoài bị nứt và bong
ra, lúc này cầm chùm trứng ta thấy mềm mềm và các quả trứng rất dễ tách rời nhau.
Bọc trứng có chứa ốc con bên trong dần dần sẹp lại và ốc con thoát ra ngoài. Theo
Nguyễn Duy Khoát(1993) thì nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự nở của trứng ốc
bươu vàng, nhiệt độ 150C thời gian nở của trứng ốc là 30 ngày, nhiệt độ 300C thời
gian nở của trứng ốc là 9 ngày, nhiệt độ tăng tới 320C, phần lớn trứng ốc bị hỏng,
nở không đáng kể.

Hình 1. 7. Ốc con ra khỏi bọc trứng.

Hình 1. 8. Ốc con mới nở bám vào giá thể

11


Căn cứ vào màu sắc của buồng trứng người ta có thể biết được thời gian
trứng ốc nở để chuẩn bị các giá thể như bèo, và các dụng cụ đựng ốc con, cũng như
chuẩn bị về ao, bể, giai, thức ăn ương nuôi ốc con. Khi ốc thoát ra khỏi bọc trứng

nó có khả năng tự bò và tìm đến nơi có nuớc và bám vào giá thể.
1. 2. Tình hình nghiên cứu ốc nhồi trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ốc nhồi trên thế giới
* Họ ốc táo Ampullariidae và ốc nhồi Pila polita
Ốc táo (tên tiếng Anh: Apple snails) thuộc ngành Động vật thân mềm
Mollusca,

lớp

Chân

bụng

Gastropoda,

bộ

Caenogastropoda

(tên

khác

Mesogastropoda), họ ốc táo Ampullariidae (Apple snails) (tên khác Pilidae). Trên
thê giới họ ốc táo Ampullariidae có 8 giống (Afropomus, Asolene, Felipponea,
Lanistes, Marisa, Pila, Pomacea, Saulea) và có khoảng 120 loài.
Cho đến nay, trên thế giới các công trình nghiên cứu tập trung chủ yêu giống
Pomacea, đặc biệt là loài Pomacea canaliculata (Lamarck), vì nó là 1 trong 100
loài sinh vật xâm hại cây trồng nguy hiểm trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu
sinh học, sinh thái của các loài thuộc họ ốc táo Ampullariidae và loài Pomacea

canaliculata (Lamarck) sẽ là những gợi suy cho nghiên cứu sinh học, sinh thái và
nuôi các loài ốc táo, như loài ốc nhồi Pila polita (Deshayes) ở Việt Nam.
Trong họ ốc táo Ampullariidae, giông Pila có 15 loài; ở Việt Nam giông
Pila có 2 loài bản địa là Pila polita (Deshayes, 1830), Pila conica (Gray, 1828)
(Đặng Ngọc Thanh và cs, 1980); và 1 loài mới xâm nhập là ốc bươu vàng Pomacea
canaliculata (Lamarck, 1819), đây là loài dịch hại nghiêm trong cho cây trồng đặc
biệt là cây lúa ở Việt Nam.
* Một số công trình nghiên cứu về mật độ và sinh trưởng
Haniffa M. A. (1982), nghiên cứu xác định hiệu quả của các mức cho ăn và
kích cỡ cơ thể đối với sự sử dụng thức ăn của Pila globosa cho thấy, cung cấp thức
ăn tạo nên sự gia tăng nguồn năng lượng tổng thể của tất cả các nhóm kích cỡ cơ
thể Pila globosa. Tỷ lệ thức ăn tăng từ 3,4 đến 28,7; 2,0 đến 9,1 và 0,2 đến 7,2
mg/g/ngày ở ốc non, ốc trung bình và ốc già tương ứng. Sự gia tăng tương ứng với

12


khối lượng cơ thể trong khoảng 1,3 đến 2,7; 0,5 đến 1,5 và 0,4 đến 0,5 mg/g/ngày.
Khi so sánh hai nhóm kích cỡ với nhau cho thấy, các giá trị tối đa ghi nhận được ở
nhóm ốc non P. globosa, tức là tăng kích thước gây ra sự sụt giảm nguồn năng
lượng. Dẫn liệu thu được để bảo trì, tối ưu và tỷ lệ thức ăn tối đa của nhóm P.
globosa ốc non là 12,0; 22,0 và 28,8 mg/g/ngày. Giá trị tương ứng của nhóm ốc
trung bình và nhóm ốc già là 7,4; 14,0 và 19,0 mg/g/ngày và 4,1; 5,6 và 7,2
mg/g/ngày. Khối lượng cơ thể và tỷ lệ chuyên đổi thức ăn có liên quan với nhau.
Jess S. và R.J. Marks (1995), nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của mật
độ lên sự tăng trưởng của ốc H. aspersa Muller var. maxima trong điều kiện kiểm
soát môi trường cho thấy, tác dụng ức chế sự tăng trưởng và sự trưởng thành của ốc
do mật độ tăng lên, từ 100 - 800 con/m 2 diện tích sàn. Theo dõi số lần vệ sinh làm
sạch bể nuôi cho thấy, ở tất cả các mật độ, sự tăng trưởng của ốc tăng lên khi tần
suất làm sạch thùng tăng lên hai ngày một lần. Tỷ lệ tử vong thấp nhất ghi nhận

được tại các mật độ thấp nhất và trong các bể nuôi được làm sạch thường xuyên
nhất. Ở tất cả các mật độ ốc nuôi, sự tăng trưởng của ốc có ba thời kỳ: (a) thời kỳ
tăng trưởng chậm (0-5 tuần), (b) thời kỳ tăng trưởng nhanh (6-15 tuần) và (c) thời
kỳ tăng trưởng ổn định (16 tuần trở lên).
Trong 3 tuần đầu tiên (a), mật độ cao có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng
trưởng, tiêu dùng thức ăn, hiệu quả chuyển đổi thức ăn. Mật độ tác động bất lợi tăng
dần trong giai đoạn (b), thường sau 9 tuần tăng trưởng. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn
của ốc trong tất cả các công thức thí nghiệm mật độ đều giảm trong theo thời gian
thử nghiệm. Tốc độ tăng trưởng của ốc chịu ảnh hưởng của mật độ hoặc tần suất vệ
sinh làm sạch bể nuôi.
Tanaka K. et al. (1999) nghiên cứu sự phụ thuộc vào mật độ của sự tăng
trưởng và sự sinh sản của ốc Pomacea canaliculata, sống trong ruộng lúa. Đánh dấu
sơn vào những con ốc có chiều cao vỏ 15-20 mm, cho vào 12 lồng nuôi (nhốt quây)
của 16 m 2 với một trong năm mật độ 8, 16, 32, 64, hay 128 con ốc mỗi lồng nuôi. Tỉ
lệ sống của ốc đạt 95% và độc lập với mật độ ốc. Mật độ ốc có ảnh hưởng đáng kể
đến sự tăng trưởng và sản lượng trứng của cá thể ốc; điều này có thể là do sự giảm

13


nguồn thức ăn sẵn có. Ốc cái nuôi ở mật độ cao đẻ trứng ít hơn và trứng nhỏ hơn so
với ốc cái nuôi ở mật độ thấp, và do đó sản xuất trứng ít hơn. Ốc cái nuôi ở mật độ
8 con và 16 con đẻ hơn 3.000 quả trứng mỗi con cái, trong khi đó ốc cái ở mật độ
128 con chỉ đẻ được có 414 trứng. Tỷ lệ sống của ốc chưa thành thục 21% - 37%,
và nó độc lập với mật độ ốc thành thục nuôi. Mật độ ốc chưa thành thục tương quan
thuận với tổng sản lượng trứng mỗi lồng và do đó ở lồng nuôi mật độ cao hơn có ốc
thành thục cao hơn. Sự tăng trưởng và sinh sản phụ thuộc vào mật độ có thể điều
chỉnh số lượng của Pomacea canaliculata trên đồng ruộng.
Sarwar Jahan et al. (2001) nghiên cứu sinh thái tăng trưởng của Pila globosa
trong môi trường sống mô phỏng tự nhiên với thức ăn là các cây thủy sinh và cây

trồng mùng tơi (Basela rubra) ở Pakistan. Tỷ lệ tăng trưởng và giá trị chỉ số béo phì
của ốc nuôi với các cây thức ăn tự nhiên thủy sinh đã cao hơn, so với những ốc
được nuôi với thức ăn là cây mùng tơi. Đối với thức ăn là cây tự nhiên, tỷ lệ tử vong
tối thiểu và tối đa ở khoảng cách tuổi 224 - 238 ngày và 0-14 ngày kể từ ngày được
tính toán là 0% và 16%; trong khi đó, những ốc được nuôi với thức ăn là cây trồng
B. rubra tại 252-266 ngày và khoảng 0-14 ngày tuổi, tỷ lệ tử vong tối thiểu và tối đa
là 0% và 18% tương ứng. Bảng sống đã được xây dựng trên 266 ngày của ốc nuôi
trên cả hai loại cây thức ăn. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy khả năng
của nuôi ốc trên quy mô lớn, trong môi trường sống mô phỏng tự nhiên với các yếu
tố lý-hóa, như nhiệt độ nước, pH, độ đục và oxy hòa tan của nước.
Alves T. et al. (2006) nghiên cứu sự sinh trưởng của Pomacea lineata,
Pomacea bridgesi ở các mật độ đàn giống nuôi khác nhau cho thấy, nuôi ốc giông 1
tháng tuồi trong 18 bể chứa, 3 lần lặp lại cho 3 mật độ, cho 2 loài; với mật độ là 0,5
(TI), 1 (T2), 1,5 (T3) cá thể/L. Phân tích các thông số sinh trưởng, như tốc độ tăng
trưởng, tăng khối lượng, sinh khối cuối cùng, chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống, cho
thấy không có sự thay đổi đáng kể ở các mật độ khác nhau cho cả hai loài. Khối
lượng cuối cùng trung bình trong ba mật độ thực nghiệm không khác biệt đáng kể ở
loài P.bridgesti, trong khi đó ở loài P.lineata đã cao hơn đáng kể ở TI (22,3 ± 1.8g)
so với ở T2 và T3. Mặt khác, việc tăng khối lượng tuyệt đối ở cả hai loài P.lineata,

14


P.bridgesti cao hơn đáng kể ở T1 (21,9 ± 37,2 ± 1.8g và 6.34g) so với ở T2 và T3,
tương ứng. Ngược lại, sinh khối tăng của P.lineata, P.bridgesti cao hơn đáng kể ở
T3 (276,3 ± 33.16g và 431,4 ± 37.20g) so với ở TI và T2, tương ứng. Dựa trên các
kết quả nghiên cứu này, các tác giả đề nghị, cần quan tâm nghiên cứu loài tiềm năng
nuôi trồng thủy sản P.bridgesi, bởi vì sự phát triển của nó tốt hơn ngay cả trong
điều kiện mật độ cao (1,5 con/L).
• Một sô công trình nghiên cứu vê thức ăn và sinh trưởng

Theo Thomas F.L.S. K J. (2008) nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới đang phải đôi mặt với vấn đề nghiêm trọng là sự lan truyên và xâm hại của
cây bèo Salvinia molesta, một loài cây cỏ dại đối với các hệ sinh thái thủy sinh. Các
phương pháp kiểm soát cây bèo Salvinia molesta chưa đạt hiệu quả. Phương pháp
được đánh giá có hiệu quả thành công ở Ẩn Độ là kiểm soát sinh học cây bèo
Salvinia molesta bằng ốc Pila globosa, một loài ốc nhiệt đới phổ biên tại Ấn Độ. Ốc
Pila globosa ưa thích sử dụng cây bèo Salvinia molesta làm thức ăn (Pila globosa
không ăn cây lúa). Pila globosa có khả năng thích nghi với môi trường thủy sinh
nhiệt đới, môi trường sống bán thủy sinh và thậm chí cả trên mặt đất, và thịt của
Pila globosa là ăn được.
Patrick Baker et al. (2010), Pomacea insularum (họ Ampullariidae) là loài ốc
không bản địa phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và chúng sử dụng nhiều loài thực
vật bậc cao (macrophytes) ở nước làm thức ăn. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm
để định lượng mức tiêu thụ cây thủy sinh bản địa và cây không bản địa ở Florida.
Hai mươi hai cây nước ngọt và các loài rong tảo đã được làm thức ăn thí nghiệm
cho P. insularum trong phòng thí nghiệm. Pomacea insularum đã phá hủy >50%
các cây của 16 loài thực vật; 14 loài cây trong số đó được tính toán tỷ lệ dinh dưỡng
bằng trọng lượng khô bởi P.insularum. Các loài thực vật được ăn nhiều nhất là hai
loài cây bản địa Limnobium spongia (0,744 g/g/d), Chara sp. (0,478 g/g/d). Cây
không bản địa Panicum repens (0,306 g/g/d), Hydrilla verticillata (0,292 g/g/d),
Ceratophyllum demersum (0,254 g/g/d); và cây bản địa Sagittaria latifolia (0,257
g/g/d), Naias guadalupensis (0,225 g/g/d), Vallisneria americana (0,207 g/g/d)

15


cũng được tiêu thụ nhiều. Cây không bản địa Eichhornia crassipes được tiêu thụ ở
mức thấp (0,053 g/g/d), trong khi cây không bản địa Colocasia esculenta, Pistia
stratiotes không được tiêu thụ.
1.1.2.Nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nuôi ốc táo họ Ampullariidea ở Việt

Nam
Cho đến nay ở Việt Nam nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nuôi ốc táo họ
Ampullariidae như ốc nhồi Pila mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu về phân loại học họ
ốc nhồi (Gastropoda: Pilidae), theo Đặng Ngọc Thanh và cs (1980) họ ốc nhồi
Pilidae có 2 loài polita (Deshayes, 1830) và Pila conica (Gray, 1828).
Nguyễn Thanh Hà và cs (2008) nghiên cứu hiện trạng nuôi trồng thủy sản và
đặc điểm thủy sinh một số thủy vực ở huyện Gia Lâm, Hà Nội cho thấy, ốc nhồi
Pilapolita gặp được ở mức độ trung bình (25-50% số mẫu).
Thanh Tùng (2006), cho biết một số thông tin về sản xuất ốc đồng giống và
nuôi ốc thịt.
Những năm gần đây do xuất phát từ thực tế là ốc nhồi trong tự nhiên khan
hiếm, sức tiêu thụ trên thị trường lớn, cung không đủ cầu, giá ốc trên thị trường cao
60 nghìn - 70 nghìn đồng/kg nên một số hộ dân nuôi trồng thuỷ sản ở Thanh Hoá,
Hải phòng đã nuôi ốc nhồi tự phát, lấy giống ngoài tự nhiên, nuôi ghép cùng với
một số loài cá nước ngọt trong ao, mật độ thả thưa 5-10 con/m 2. Thức ăn là lá sắn,
sơ mít, cám gạo Thời gian nuôi 4-5 tháng. Giá bán tại bờ là 50 nghìn đồng/kg. Họ
cho biết so với nuôi đơn cá thì ao nuôi ghép ốc thu được hiệu quả kinh tế cao hơn
nhiều (vì không phải đầu tư thêm thức ăn, lại có thêm nguồn ốc thu nhập).
Năm 2010 có một số nghiên cứu về ốc nhồi như một số sinh viên làm đề tài
tốt nghiệp khoa nuôi trồng thuỷ sản trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, khoa nuôi
trồng thuỷ sản trường Đại học Vinh đang nghiên cứu đề tài"Nghiên cứu kỹ thuật
sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila polita), hiện đã thu được nhiều
số liệu nhưng chưa công bố.

16


1.2.3. Những vấn đề chưa được nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nuôi ốc
nhồi
Ốc nhồi (Pila polita (Deshayes) là đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt có

triển vọng nhất trong số các loài thân mềm chân bụng nước ngọt ở Việt Nam. Hiện
nay, nhu cầu phát triển nuôi ốc nhồi đang đòi hỏi những kiến thức về sinh học, sinh
thái và kỹ thuật nuôi ốc nhồi.
Ốc nhồi là đối tượng thủy sản nuôi mới, cho nên để việc nuôi ốc nhồi đạt
được các kết quả: sự sinh trưởng cá thể, tỉ lệ sống quần thể, hiệu quả kinh tế và môi
trường cần phải nghiên cứu:
- Đặc điểm sinh học, sinh thái của ốc nhồi;
- Sinh học sinh sản và sản xuất giống ốc nhồi;
- Nuôi ốc nhồi thương phẩm (mật độ nuôi, thức ăn, quản lý nuôi ốc nhồi,
dịch hại,...);
- Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi ốc nhồi;
- Các hình thức nuôi (kể cả nuôi công nghiệp) và hiệu quả kinh tế nuôi ốc
nhồi;
- Ốc nhồi và ký sinh trùng dịch bệnh;
- Chế biến ốc nhồi (dạng bột ốc nhồi),...
Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp cao học Thạc sỹ, đề tài này tập trung
nghiên cứu thực nghiệm xác định:
- Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỉ lệ sống ốc nuôi;
- Ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống ốc nhồi.
Các thực nghiệm được thực hiện trong giai nuôi ở ao nước ngọt.

17


×