Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Điển cố trong thơ lý bạch và trong thơ đỗ phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.59 KB, 46 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
~~~~~ *.* ~~~~~

Trần đình hng
************

điển cố trong thơ lý bạch
và trong thơ đỗ phủ
( khoá luận tốt nghiệp)
Khoá 1998 - 2002

bộ môn : văn học nớc ngoài
hệ : s phạm chính quy

Vinh, 2002
======

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
*****`*`*****

Trần đình hng

điển cố trong thơ lý bạch và

1


trong thơ đỗ phủ
khoá luận tốt nghiệp



Ngời hớng dẫn :

Thạc sĩ : Phan Thị Nga

Vinh, 2002
Mục lục

A.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Phạm vi và phơng pháp nghiên cứu.

Trang
2
3
4
4

B. Nội dung.
Chơng 1 : Giới thuyết khái niệm điển cố

1. Phạm vi khái niệm.
2. Cấu trúc điển cố.
3. Điển cố trong thơ văn xa.
Chơng 2 : Điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.
1.Cơ sở của việc sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ
Đỗ Phủ.
2. Các dạng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.

2.1. Điển cố lịch sử trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.
2.2. Điển cố văn chơng trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.
3. Cách sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.

10

6
8

12
14
14
25
31

2


3.1. Cách sử dụng điển cố lịch sử.
3.1.1. Sự tơng đồng.
3.1.2. Sự khác biệt.
3.2. Cách sử dụng điển cố văn chơng.
3.2.1. Sự tơng đồng.
3.2.2. Sự khác biệt.
3.3. Nguyên nhân của sự tơng đồng.
3.4. Nguyên nhân của sự khác biệt.
4. Tác dụng- ý nghĩa của việc sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch
và trong thơ Đỗ Phủ.

C.Kết luận

Tài liệu tham khảo

31
31
34
37
37
39
41
42
45

52
54

A.Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài:
Trên văn đàn Trung Quốc, thơ Đờng chiếm một địa vị quan trọng và đã trở
thành đỉnh cao của văn học Trung Quốc cổ điển. Trong vờn hoa Đờng thi trăm
sắc muôn màu, Lý Bạch và Đỗ Phủ nổi lên nh hai bông hoa giàu hơng sắc nhất,
với những vẻ đẹp độc đáo, khác nhau. Một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp
phong phú và độc đáo của thơ Lý- Đỗ là điển cố. Điển cố trong sáng tác của Lý
Bạch và Đỗ Phủ đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật.
Điển cố thờng góp phần nâng cao khả năng biểu hiện, tính hàm súc của
ngôn ngữ cũng nh tính hình tợng của văn học. Nhng nếu điển cố Hán học không
xa lạ với những ngời có học thức ngày xa, thì ngợc lại nó lại khó hiểu đối với đa
số bạn đọc ngày nay. Chính vì vậy, yêu cầu tìm hiểu các dạng điển cố trong văn
học nói chung và trong thơ Đờng nói riêng là rất quan trọng đối với ngời làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học.
Tìm hiểu điển cố trong thơ Lý- Đỗ từ góc độ so sánh, trớc hết ta hiểu thêm

lối t duy của ngời xa nói chung đồng thời thấy đợc những nét riêng độc đáo của
lối t duy ở mỗi tác giả. Mặt khác, tìm hiểu điển cố trong thơ LýBạch và Đỗ Phủ
còn tạo điều kiện cho việc giảng dạy, học tập thơ Lý - Đỗ và một số tác giả tiêu
biểu của văn học Trung Quốc cũng nh thơ văn Việt Nam trung đại trong nhà trờng phổ thông. Do vậy, điển cố trong thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ là một vấn đề

3


rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, với trình độ hạn chế về ngoại ngữ của bản thân ngời
thực hiện đề tài, tài liệu tham khảo có hạn, thời gian eo hẹp,luận văn này chỉ
mong lẩy ra đợc một số vấn đề về cách sử dụng điển cố của thơ Lý Bạch và thơ
Đỗ Phủ để mọi ngời quan tâm tham khảo.

2. Lịch sử vấn đề:

Lý Bạch (701-762) và Đỗ Phủ(712-770) là hai nhà thơ vĩ đại của văn học
Trung Quốc cũng nh văn học thế giới. Nếu Lý Bạch đợc mệnh danh là thi
tiên(tiên thơ) thì Đỗ Phủ đợc tôn vinh là thi thánh(thánh thơ). Hai nhà thơ tiêu
biểu cho hai khuynh hớng sáng tác khác nhau. Lý Bạch sáng tác theo khuynh hớng lãng mạn, ngợc lại Đỗ Phủ sáng tác theo khuynh hớng hiện thực. Từ trớc tới
nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ. Giáo s
Lê Đức Niệm với Diện mạo thơ Đờng, giáo s Phan Ngọc với Đỗ Phủ nhà thơ
dân đen, Ba nhà thơ (Lý Bạch, Vơng Duy, Đỗ Phủ - thi tiên, thi phật, thi
thánh) trong cuốn Phơng Đông và Phơng Tây của viện sĩ Phơng Đông học ngời Nga N. Kônrat.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, bớc đầu chúng tôi đã có những
gợi ý từ phơng diện nội dung đến hình thức về thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ. Song do
mục đích nghiên cứu, phần lớn các công trình mới chỉ dừng lại ở những vấn đề
khái quát mà cha đi sâu vào khai thác những vấn đề cụ thể, đặc biệt là về điển cố
trong thơ Lý - Đỗ. ở cuốn Về thi pháp thơ Đờng (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình
Sử Nxb Đà Nẵng 1997) phần Sức quyến rũ thơ Đờng do hai học giả ngời Mĩ
gốc Hoa là Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân viết (vốn dĩ Lý Thế Dân dịch ra Trung

văn Nxb Cổ Tịnh Thợng Hải ấn hành năm 1989, đến năm 1997, Trần Đình
Sử và Lê Tẩm dịch ra tiếng Việt và in trong cuốn Về thi pháp thơ Đờng nói
trên) đã phần nào dành sự chú ý về điển cố trong thơ Đờng đồng thời khảo cứu
thêm điển cố trong một số bài thơ của Đỗ Phủ. Đề tài Điển cố trong thơ Đỗ
Phủ( Luận văn tốt nghiệp cử nhân khoa học- Nguyễn Thị Quế) đã tìm hiểu một
số vấn đề xung quanh điển cố trong thơ Đỗ Phủ tơng đối sáng rõ. Tuy nhiên cho

4


đến nay, theo chúng tôi cha có một công trình nào đề cập đồng thời đến điển cố
trong thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Với khuôn khổ một tiểu luận khoa học, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu
nghiên cứu của những ngời đi trớc, chúng tôi mạnh dạn đa ra ý kiến của mình
thông qua tìm hiểu điển cố trong thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ ( từ góc độ so sánh,
từ đó giải quyết một số vấn đề mà các tác giả đi trớc đã đặt ra nhng cha có điều
kiện đi sâu) nhằm góp phần làm tăng thêm hiểu biết về điển cố trong thơ Lý Đỗ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

- Khảo sát thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ để tìm hiểu các dạng điển cố, cách
sử dụng chúng, từ đó chỉ ra những điểm tơng đồng, khác biệt và nguyên nhân của
sự tơng đồng, khác biệt ấy.
- Thấy đợc tác dụng và ý nghĩa của việc sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch
và Đỗ Phủ.
4. Phạm vi và phơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài và những tài liệu hiện hành có thể tham
khảo đợc, đề tài này chủ yếu tìm hiểu sáng tác của Lý - Đỗ đợc tập hợp trong các
tác phẩm sau:
- Thơ Đờng (Tập I, II Nxb Văn Học 1997) do Nam Trân giới thiệu.

- Thơ Lý Bạch ( Trúc Khê dịch Nxb Văn Học (tái bản) Hà Nội
1992.
- Thơ Đỗ Phủ (Nxb Văn Học 1962 )
- Đờng thi tam bách thủ ( Ngô Văn Phú dịch và giới thiệu, Nxb Hội
nhà văn 2000).
4.2. Phơng pháp nghiên cứu:
Đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau nh
thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.

5


B. Nội dung
Chơng I: Giới thuyết khái niệm điển cố
1. Phạm vi khái niệm.
Ngời xa khi viết văn làm thơ thờng mợn sự tích xa hay dẫn một câu thơ,
câu văn cổ để diễn tả ý mình. Biện pháp ấy gọi là dùng điển cố.Thế nhng cho đến
nay cũng cha có một khái niệm thống nhất nào về điển cố. Trên thực tế, có rất
nhiều quan niệm về điển cố.
1.1. Điển cố là tất cả những điển tích xa, những câu thơ, câu văn, những
thành ngữ Hán -Việt đợc viện dẫn nh Bình địa, ba đào, chỉ non thề biển
( đại diện cho quan niệm này là giáo s Đinh Gia Khánh).
1.2. Điển cố là những chuyện chép trong sách vở xa (allsion) trang 276 Hán Việt từ điển - Đào Duy Anh - Trờng Thi xuất bản Sài Gòn. ý kiến này gạt ra

6


ngoài những ý thơ, văn lấy trong các tác phẩm cổ nh Hoa đào năm ngoái còn cời gió đông.
1.3. Từ điển Hán Việt hiện đại ( do Nguyễn Kim Thản chủ biên-NXB Thế
giới 1994) cho rằng:

Điển:
- Nghĩa thứ nhất: Chuẩn mực, mẫu mực.
- Nghĩa thứ hai: Sách kinh điển.
Cố:
- Nghĩa thứ nhất: Sự việc, sự biến, sự cố.
- Nghĩa thứ hai: Xa, cũ.
Điển cố là sự việc cũ đã trở thành mẫu mực đợc chép trong thơ
văn.
1.4. Từ điển Đại học Westens định nghĩa : Điển cố là tên gọi hàm súc
hay gián tiếp.
1.5. Từ điển Tiếng Việt(Nxb Đà Nẵng) - Trung tâm từ điển học Hà NộiV. N. 1992, trang 324 - Hoàng Phê chủ biên :
Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời trớc đợc dẫn trong thơ văn.
Nh vậy, mỗi ngời đã đa ra một cách hiểu khác nhau về điển cố.
Quan điểm của Đinh Gia Khánh quá rộng. Tất cả những thành ngữ, tục
ngữ đợc đa vào trong thơ văn đều đợc ông xem là điển cố.
Quan điểm của Đào Duy Anh lại quá hẹp. Ông đã không tính đến các ý
thơ, câu thơ cổ đợc dẫn vào trong tác phẩm văn học. Thực tế cho thấy trong thơ
văn nói chung và văn thơ cổ điển nói riêng việc viện dẫn lại các câu thơ, ý thơ
khá nhiều.
ý kiến của ông Nguyễn Kim Thản trong Từ điển Hán Việt hiện đại phần
nào giống với Đào Duy Anh, không xem những câu chữ xa đã trở thành mẫu mực
đợc dẫn lại trong thơ văn là điển cố.
Sự khiếm khuyết của các cách giải thích nêu trên đợc bổ sung trong Từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên : Điển cố là những sự việc hay câu chữ
trong sách đời trớc đợc dẫn trong thơ văn. Tuy nhiên điển với nghĩa là mẫu
mực thì cha đợc đề cập đến.
Từ những ý kiến đã nêu ở trên, chúng tôi mạnh dạn đa ra khái niệm điển
cố: Điển cố là những sự việc, câu chữ xa đã trở thành mẫu mực đợc dẫn trong
thơ văn.


7


Dấu hiệu để nhận biết điển cố là nó phải đề cập đến sự việc hoặc câu chữ,
ý văn thơ mẵụ mực từ xa. Ví dụ:
Khắc khoải sầu đa giọng lửng lơ,
ấy hồn Thục đế chết bao giờ.
(Cuốc kêu cảm hứng- Nguyễn Khuyến ).
Hồn Thục Đế lấy từ truyền thuyết vua nớc Thục tên là Đỗ Vũ sau khi
chết hoá thành chim Đỗ Quyên ngày đêm kêu khắc khoải không thôi.
Có khi điển cố sử dụng một vài chữ trong văn thơ cổ nh Thiếp bạc
mệnh(tên một bài thơ của Lý Bạch). Thiếp bạc mệnh là một trong những câu
thơ của bà Hứa hoàng hậu nhà Hán: Nại hà thiếp bạc mệnh nghĩa là làm sao
mà thiếp xấu số. Ba chữ Thiếp bạc mệnh đợc dùng để nói về sự xấu số, bạc
mệnh của ngời đàn bà.
Tóm lại, điển cố là biện pháp dùng xa để nói nay, không cần phải dài dòng,
chỉ nhắc lại việc xa bằng một vài câu chữ mà có sức gợi cảm sâu sắc, lời văn sinh
động. Điển cố có tác dụng nâng cao khả năng biểu hiện hình ảnh và làm cho lời
văn hàm súc. Nhng muốn hiểu rõ điển cố, trớc hết phải nắm chắc điển cố về xuất
xứ và ý đồ nghệ thuật của tác giả.
2. Cấu trúc điển cố.
Để hiểu giá trị, tác dụng ý nghĩa của điển cố, trong quá trình phân tích,
nhất thiết chúng ta cần phải tìm hiểu cấu trúc của điển cố. Vậy những thành phần
cơ bản nào cấu thành điển cố và sự tham gia của chúng vào đời sống tác phẩm
nh thế nào ?
Thông thờng một điển cố đợc cấu tạo bởi hai thành phần : một thành phần
điển cố trỏ tình hình thực tế có liên quan, thành phần còn lại trỏ sự kiện xảy ra
trong quá khứ. Hai thành phần này trong bản thân nội tại của chúng có khoảng
cách về thời gian lịch sử. Ví dụ trong đoạn thơ Kiều khuyên Từ Hải :
Ngẫm từ dấy việc binh đao,

Đống xơng Vô Định đã cao bằng đầu.
Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào.
Thuý Kiều khuyên Từ Hải đầu hàng Hồ Tôn Hiến, nàng đã đa ra những lí
lẽ có sức thuyết phục cao. Thuý Kiều xem cuộc khởi nghĩa chẳng khác gì cuộc

8


khởi nghĩa của Hoàng Sào đời Đờng. Cuộc khởi nghĩa này trong con mắt giai cấp
thống trị là cuộc làm phản của bọn giặc cỏ (nên không ai khen). Vì vậy Kiều
khuyên Từ Hải không nên tiếp tục giữ tình trạng riêng một biên thuỳ gây bao
cảnh đau thơng vô nghĩa.
Từ ví dụ đã dẫn, chúng ta thấy các thành phần (quá khứ - hiện tại) luôn tồn
tại trong một điển cố, tạo ra chỗ giống nhau và khác nhau về mặt ý nghĩa. Từ đó
ý nghĩa mới đợc nảy sinh và tham gia vào đời sống tác phẩm.
Với những điển cố mà tác giả sử dụng những câu chữ mẫu mực, cổ xa
cũng thế. Thành phần quá khứ thể hiện ở chỗ ý thơ ấy, câu thơ văn ấy ngời xa đã
sử dụng trong hoàn cảnh nào, trờng hợp nào, với ngụ ý gì ? ở bài Đề đô thành
Nam Trang của Thôi Hộ có câu : Nhân diện bất tri hà xứ khứ - Đào hoa y cựu
tiếu đông phong (hoa đào vẫn còn đó nhng ngời đẹp đã vắng bóng). Nguyễn Du
đã mợn ý thơ của Thôi Hộ để viết : Trớc sau nào thấy mặt ngới - Hoa đào năm
ngoái còn cời gió đông nhằm thể hiện tâm trạng của Kim Trọng khi trở lại vờn
xa mà chẳng thấy bóng Thuý Kiều đâu. Phải chăng tâm trạng hiện tại của chàng
Kim đã gặp gỡ tâm trạng Thôi Hộ khi xa.
Nh vậy, dù nhắc lại sự việc, sự kiện hay dẫn những câu thơ (hoặc ý thơ) cũ
thì một điển cố bao giờ cũng có hai thành phần, một thành phần liên quan đến
quá khứ, một thành phần liên quan đến hiện tại. Hai thành phần có khi mang ý
nghĩa tơng đồng, cũng có khi mang ý nghĩa tơng phản. Và nó đã cung cấp dữ
kiện để tác giả miêu tả hay bình luận vấn đề trong hiện thực theo cách nhìn của

mình.

3. Điển cố trong thơ văn xa.
Ngời xa khi viết văn, làm thơ thờng chuộng sử dụng điển cố và xem
đó nh một thủ pháp nghệ thuật để sáng tác. Qua tìm hiểu, chúng ta thấy
việc sử dụng điển cố đã trở thành phổ biển trong nền văn học cổ điển các
nớc á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Trung Hoa (hoặc các nớc thuộc khối
chữ vuông).
Khảo sát hai tập thơ Đờng (Tập I, II do Nam Trân giới thiệu, thơ Lý Bạch
do Trúc Khê dịch, Đờng thi tam bách thủ) chúng tôi thấy có rất nhiều tác giả đã

9


sử dụng điển cố trong sáng tác của mình, và số tác phẩm có sử dụng điển cố
chiếm phần lớn. Việc sử dụng điển cố đem lại hiệu quả trong diễn đạt và tạo cho
Đờng thi những nét riêng biệt dễ nhận thấy. Ví dụ bài Lệ của Lý Thơng ẩn, do
sử dụng điển cố thành công đã tạo nên một sức căng bên trong rất lớn, hàm chứa
những nội dung thông tin phong phú. Cách sử dụng điển cố tài tình qua bài Lệ
của Lý Thơng ẩn đã khiến nhiều ngời biết đến ông. Sau đây là bản dịch thơ của
Lê Nguyễn Lu:
Hẻm tối quanh năm giận lụa là,
Chia tay ngày vắn nhớ phong ba.
Sông Tơng hàng trúc dầm dầm vết,
Núi Nghiễn đầu bia giọt giọt sa.
Ngời bỏ Từ đài thu vợt ải,
Binh tan Sở trớng tối nghe ca.
Sớm mai hàng liễu bờ sông Bá,
Chửa chạm bào xanh tiễn Ngọc Kha.
Đây là bài thơ tác giả tự thơng xót mình, tự ví mình với những sự việc, số

phận hẩm hiu, đau khổ nhất. Hai câu đầu dẫn tích các cung nữ bị bỏ quên trong
lãnh cung đến chết già, câu ba lấy tích hai ngời con gái của vua Thuấn khóc cha
đến mức nớc mắt làm cả rừng trúc thành vết lốm đốm. Câu bốn nhắc điển Dơng
Hữu triều Tấn sau khi chết đợc ngời ta lập bia trên núi, khi truy điệu bia rơi nớc
mắt. Câu năm nói việc Vơng Chiêu Quân phải sang cống Hồ, gả cho Thiền Vu
rời Từ đài trong cung Hán. Câu sáu nhắc tích Hạng Vũ bị gây khốn ở Cai Hạ, ở
trong trớng Sở ca vang dậy bốn bề. Câu bảy nói tới tích Dơng Quan ở đông Tràng
An, nơi chia tay ngời ta bẻ cành liễu tặng ngời qua ải. Câu tám nói tục học trò
nghèo xa mặc áo xanh, Ngọc Kha là thứ trang sức quí giá trên đầu ngựa - chỉ ngời quyền quí. Các sự việc tuy khác nhau mà việc nào cũng xui ngời rơi lệ.
Trong văn học Việt Nam, điển cố đợc dùng từ văn học dân gian đến văn
học viết. Nguyễn Trãi - một tác gia lớn của văn học Việt Nam trung đại - là ng ời
hay sử dụng điển cố khi viết văn, làm thơ :
Đông phong ắt có tình hay nữa,
Kín tiễn mùi hơng dễ động ngời.

10


[Chữ Đông phong có nguồn gốc từ Thiên Nguyệt lệnh <Kinh Lễ> Mạnh xuân chi nguyệt đông phong giải đống (Tháng giêng gió xuân làm tan
băng lạnh) ], và thi nhân đã dùng để dẫn vào thơ mình nhằm diễn đạt một ý đồ
nghệ thuật.
Trong văn học Việt Nam trung đại, ngời sử dụng điển cố thành công nhất
là đại thi hào Nguyễn Du. Qua tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du đã sử dụng
điển cố một cách sáng tạo, góp phần làm phong phú vốn ngôn ngữ dân tộc, đa
Truyện Kiều trở thành kiệt tác. Nhìn chung, trong văn học Việt Nam cũng nh
văn học Trung Quốc cổ điển, việc sử dụng điển cố đã trở thành một ám ảnh
nghệ thuật.

Chơng2 : ĐIểN Cố TRONG THƠ Lý BạCH Và TRONG THƠ Đỗ PHủ.
1. Cơ sở của việc sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.

Việc dùng điển cố đã trở thành một hiện tợng có tính phổ biến trong thơ
trữ tình cổ điển. Các tác giả thơ Đờng nói chung, Lý Bạch và Đỗ Phủ nói riêng
đều sử dụng điển cố trong các sáng tác của mình. Sử dụng điển cố nh là một thủ
pháp nghệ thuật đã trở thành quen thuộc trong t duy sáng tạo của các thi nhân.
Với thủ pháp nghệ thuật mợn xa nói nay, các thi nhân đã thể hiện thành công
nội dung t tởng, tình cảm, cảm xúc của mình trớc hiện thực đầy phong phú và
phức tạp.
Khảo sát thơ Lý Bạch, với 75 bài, thơ Đỗ Phủ 169 bài, đợc tuyển chọn
trong Thơ Lý Bạch ( Trúc Khê dịch - Nxb văn học - 1962), Đờng thi tam bách
thủ (Nxb Hội nhà văn - 1999) ta thấy Lý Bạch có 49 bài sử dụng điển cố, chiếm
khoảng 65%, thơ Đỗ Phủ có 39 bài sử dụng điển cố, chiếm khoảng 20% tổng số
thơ đợc tuyển chọn. Tỷ lệ khảo sát trên đây mặc dù chỉ mang tính tơng đối nhng
nó phản ánh một hiện tợng có tính quy luật đợc lặp lại nh một ám ảnh nghệ
thuật: hiện tợng sử dụng điển cố.
Hiện tợng sử dụng điển cố trong thơ Đờng nói chung, trong thơ Lý Bạch và
thơ Đỗ Phủ nói riêng đợc xuất phát từ những cơ sở khác nhau.
Trớc hết, do sự quy định của phơng pháp sáng tác văn học trung đại mà
điển cố đợc xem là một trong những biện pháp tu từ cơ bản của văn chơng cổ

11


điển. Theo Vơng Lực trong sách Cổ đại Hán ngữ, trong văn chơng cổ có 8 phơng thức tu từ thông dụng, đó là : 1. Kê cổ, 2. Dẫn kinh, 3. Đại xng, 4. Đảo trí, 5.
ẩn dụ, 6. Vu hồi, 7. Uỷ uyển, 8. Khoa sức. Kê cổ tức là kê cứu việc x a để chứng
thực cho ý kiến của mình. Đó tức là mầm mống của việc dùng điển cố. [Dẫn
theo 15, 22].
Nh vậy, các thi nhân coi điển cố là một trong những thủ pháp hữu hiệu để
truyền tải cảm xúc, t tởng trong sáng tác của mình. Vì sử dụng điển cố thuộc
phạm trù sáng tác trung đại nên thủ pháp này trong văn học hiện đại ít xuất hiện,
thậm chí rất hiếm.

Cùng với lí do trên là sự tác động của các yếu tố t tởng văn hoá truyền
thống. Ngời Trung Hoa vốn rất trung thành với truyền thống và rất sùng bái cổ xa. Thơ trữ tình cổ điển là sản phẩm văn học tinh tuý của thời trung đại thời
thống trị của ý thức về tính bất biến của vũ trụ, về sự thống hợp của thế giớithời
mà ngời ta nhìn nhận mọi sự thay đổi trong xã hội chỉ là một vòng tuần hoàn
khép kín, thời tồn tại của những khuôn vàng thớc ngọc áp đặt lên mọi hoạt động
ứng xử của con ngời, kể cả hoạt động sáng tạo nghệ thuật [6, 96]. Nh một hệ
quả tất yếu của thế giới quan nói trên, một trong những thủ pháp của thơ trữ tình
cổ điển nói chung, thơ Đờng và thơ Lý - Đỗ nói riêng là việc sử dụng điển cố.
Ngời Trung Hoa coi việc sử dụng điển cố, nhắc lại tích xa trong tác phẩm của
mình nh là một hình thức đối thoại với ngời xa. Họ không bao giờ cảm thấy các
thế kỉ đã qua đứng sau lng mình. Trái lại họ hớng về quá khứ bằng tất cả sự ngỡng vọng của mình, Khổng Tử xem thời xa là một thời lí tởng không thể nào đạt
đợc, một thế kỉ vàng của nhân loại [17, 276].
Tiếp thu những giá trị tinh tuý của văn hoá dân tộc, t tởng của Lý Bạch và
Đỗ Phủ không vận hành ngoài quỹ đạo của cơ tầng văn hoá ấy. Việc Lý - Đỗ đến
với quá khứ nh là ứng xử tự nhiên của con ngời trớc môi trờng xã hội.
Một nguyên nhân nữa khiến Lý Bạch và Đỗ Phủ nhớ về quá khứ là do tác
động của hoàn cảnh xã hội đơng thời. Cả hai nhà thơ đã chứng kiến những năm
tháng cực thịnh của xã hội đời Đờng, lại cùng nhìn thấy sự manh nha dẫn đến
quá trình suy vong của xã hội ấy. Công không thành, danh không toại, niềm vui
ít, nỗi buồn nhiều, họ tìm về ngời xa, nhớ về quá khứ nh tìm sự an bằng trớc cuộc
sống đầy ba động.

12


Và việc trở về với cội nguồn xa xa đợc thể hiện trong cách dùng điển cố
của mỗi nhà thơ.
2. Các dạng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.
Điển cố trong thơ văn không chỉ tồn tại ở một dạng nhất định mà chúng
biểu hiện dới nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc trng cấu trúc riêng

và ý nghĩa tác dụng khi tham gia vào tác phẩm cũng khác nhau. ở đây, chúng tôi
khu biẹt các dạng điển cố mà Lý Bạch và Đỗ Phủ đã sử dụng trong thơ ca vào hai
dạng chính. Đó là điển cố lịch sử và điển cố văn chơng.
- Điển cố lịch sử là dạng điển cố mà bản thân nó khi tham gia vào tác
phẩm bao giờ cũng gợi lại những sự kiện, những nhân vật, những câu chuyện,
những địa danh tiêu biểu liên quan đến lịch sử. Thông qua các câu chuyện cũ, các
tác giả nhằm trỏ những việc trớc mắt.
- Điển cố văn chơng là dạng điển cố thờng có gốc tích từ những câu thơ
văn (có thể là một thành ngữ, tục ngữ, một khúc đàn, tên một điệu nhạc) đã trở
thành mẫu mực, quen thuộc, đợc các tác giả đời sau sử dụng trong tác phẩm của
mình.
2.1. Điển cố lịch sử trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.
Nh trên đã nói, mỗi loại điển cố đều có những nét đặc trng riêng và đợc
biểu hiện dới những hình thức khác nhau. Dạng điển cố lịch sử nhất thiết phải thể
hiện trong mối quan hệ lịch sử - nghĩa là những sự kiện và đối tợng nhắc đến bao
giờ cũng đợc hiện lên theo chiều liên tởng với quá khứ. Qua khảo cứu sơ bộ
chúng tôi thấy, Lý Bạch và Đỗ Phủ là những nhà thơ rất a sử dụng điển cố lịch sử.
Nhà thơ Lý Bạch 27/49 bài chiếm khoảng 54,7%, Đỗ Phủ 25/39 bài chiếm
khoảng 63%. Căn cứ số liệu này cho thấy Lý - Đỗ đã dành một tỷ lệ khá lớn điển
cố lịch sử cho sáng tác của mình.
Trong dạng điển cố này, các tác giả thờng nhắc đến các nhân vật điển hình
trong lịch sử. Họ thờng là những ngời tài giỏi trong việc trị quốc kiêm tế thiên hạ,
là những bậc vua sáng tôi hiền, những danh tớng kiệt xuất, những bậc hiền tài đợc trọng vọng trong thiên hạ. Cũng có khi là những con ngời tài sắc, những cung
nhân mĩ nữ liên quan đến các câu chuyện lịch sử, hoặc từ một địa danh tiêu biểu
gợi lại một câu chuyện nào đó. Loại điển cố này thờng xuất hiện trong thơ Lý
Bạch. Nó gắn liền với các địa danh, qua đó thờng nhắc đến các nhân vật lịch sử

13



quen thuộc, lu truyền trong nhân dân. Các nhân vật lịch sử ấy có thể là một ông
vua, một danh tớng, một cung tần mĩ nữ, cũng có khi là một nhân vật huyền thoại
nào đó. Lý Bạch có các bài tiêu biểu cho loại này là ức Đông Sơn, Lao Lao đình,
Tô đài lãm cổ, việt trung hoài cổĐây là một nét riêng trong sáng tác của Lý
Bạch :
Thiên hạ thơng tâm xứ
Lao lao tống khách tình
Xuân phong tri biệt khổ
Bất khiển liễu điều thanh.
( Ngời đời đau khổ dờng bao
Là nơi tiễn khách Lao Lao đình này
Gió xuân nh cũng thấu hay
Không cho cành liễu điểm đầy xanh non ).
(Trúc Khê - dịch)
Đình Lao Lao tức là Tân đình, lại gọi là quán Lâm Thơng, thuộc huyện
Giang Ninh, tỉnh Giang Tô bây giờ. Đây là nơi chứng kiến bao cuộc tiễn biệt của
ngời xa. Vì là nơi tiễn biệt nên đình ấy là chỗ thơng tâm của ngời thiên hạ. Khi
tiễn biệt, ngời ta thờng bẻ cành liễu để tặng nhau. Nhân lúc trông thấy cành liễu
không đợc xanh tơi bèn nghĩ phiếm rằng có lẽ gió xuân cũng biết sự ly biệt, khổ
đau nên không khiến cành liễu xanh, để ngời ta bớt sự bẻ cành tặng nhau cũng có
nghĩa là bớt sự biệt ly.
Hoặc bài Tô đài lãm cổ (Đài Cô Tô) :
Cựu uyển giang đài dơng liễu tân
Lăng ca thanh xớng bất thăng xuân
Chỉ kim duy hữu Tây giang nguyệt
Tằng chiếu Ngô vơng cung lí nhân.
(Vờn cũ đài hoang liễu thiết tha
Ai xuân hái ấu tiếng thanh ca
Sông Tây duy có vầng trăng tỏ
Từng chiếu Ngô cung khách gấm là).

(Trúc Khuê - dịch).

14


Bài thơ nhắc đến đài Cô Tô do vua Ngô Hạp L khởi tạo trên núi Cô Tô (nay thuộc
địa phận tỉnh Giang Tô), đến đời vua Phù Sai sửa sang lại lộng lẫy hơn. Đến thăm
đài Cô Tô, Lý Bạch trông thấy dơng liễu gặp xuân tơi tốt, tiếng hát trong trẻo của
những ngời hái ấu ở hồ đầm quanh đấy càng đợm vẻ xuân. Nhng sự phồn hoa của
cung Ngô xa đâu còn nữa, chỉ có vầng trăng ở trên sông Tây từng chiếu Ngô
cung kia thôi. Những cảnh hoa lệ vàng son, những tình yêu thơng ở đời rốt cuộc
đều
thành
h
không
hết.
Điển
cố
lịch
sử
trong
thơ Lý Bạch không chỉ liên quan tới sự thật lịch sử mà còn có quan hệ với những
nhân vật huyền thoại hoặc liên quan đến truyền thuyết dân gian :
Vân tởng y thờng hoa tởng dung,
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhợc phi Quần Ngọc sơ đầu kiến,
Hội hớng Dao đài nguyệt hạ phùng.
(Xiêm áo lồng mây mặt tởng hoa,
Hiên xuân gió thổi móc đầm sa.
Ví không là khách đầu non ngọc,

Thì chốn Dao đài dới nguyệt tà).
ở bài thơ này, tác giả không trực tiếp nhắc đến một câu chuyện lịch sử hay
một nhân vật lịch sử nào. Nhng các địa danh lại gợi cho ngời đọc liên tởng đến
những câu chuyện xa. Quần Ngọc sơn tức là núi Quần Ngọc, tơng truyền là nơi
có bà tiên Tây Vơng Mẫu ở, Dao đài cũng là nơi có cảnh mĩ lệ, nơi ngời đẹp
trùng phùng ở đây.
Thơ Lý Bạch có những điển cố lịch sử nói về những vị vua xa hay những tớng quốc tài ba. Hành lộ nan (Bài 3) là một trờng hợp nh vậy:
Có tai chớ rửa sông Dĩnh,
Có miệng chớ ăn rau Thú Dơng,
Để giữ tiếng tăm trong đời loạn.
Thanh cao cô độc tựa vầng trăng !
Ta ngẫm từ xa ngời thành đạt.
Công thành chẳng thoái thảy tan xơng.
Tử T vùi xác Ngô Giang đó.

15


Khuất Nguyên tự tử xuống dòng Tơng !
Lục Cơ hiền tài vẫn mất mạng,
Lí T hối tiếc chẳng sớm lui,
Tiếng hạc Hoà Đình ai nghe nữa !
Chim ng Thợng Thái hẳn thôi rồi !
Anh thấy chăng : Trơng Hàn ngời khoáng đạt.
Gió thu gợi nhớ trở về quê,
Hãy vui chén rợu lúc còn sống,
Lu danh hậu thế có cần gì !
Bài thơ này dày đặc những điển cố lịch sử. Nhắc sông Dĩnh khiến ngời ta
nhớ câu chuyện về Hứa Do thời vua Nghiêu, cày ruộng ở phía nam sông Dĩnh, dới chân núi Cô Sơn. Vua nghe tiếng là bậc hiền sĩ, mời ông làm quan trởng của
chín châu. Hứa Do không nghe lời bèn đến rửa tai bên sông Dĩnh thể hiện lòng

quyết tuyệt với danh lợi. Thú Dơng, tên ngọn núi ở Sơn Tây, khi Vũ Vơng dẹp
xong nhà Ân, thiên hạ đều theo nhà Chu, riêng Bá Di và Thúc Tề cho thế là nhục
lui về ẩn ở núi ấy ăn rau vi cho đến chết đói. Câu 7 nhắc tích Tử T can vua Ngô
Phù Sai song vua không nghe, sau bị Phù Sai trao kiếm cho để tự sát. Phù Sai lấy
túi da bọc thi hài Tử T ném xuống sông. Câu 8 nhắc đến tích Khuất Nguyên là
đại thần, vừa là nhà thơ lớn ở nớc Sở thời Chiến Quốc. Can ngăn vua không đợc,
ông đau buồn rồi tự vẫn ở sông Mịch La. Câu 9 nhắc đén Lục Cơ đời Tấn, làm tớng cho Thành Đô Vơng T Mã Dĩnh. Vì bại trận khi đi đánh Trờng Sa Vơng, ông
bị Thành Đô Vơng giết chết. Các câu 10, 11, 12 nhắc tích Lý T ngời Thợng Thái
(nay thuộc Hà Nam) từng làm đến chức thừa tớng cho Tần Thuỷ Hoàng, đến đời
Tần Nhị Thế, bị Triệu Cao vu cáo, cả hai cha con ông đều bị đa ra chém ngang lng ở chợ Hàm Dơng. Lúc sắp hành hình, Lý T ngoái đầu lại bảo con : Ta muốn
cùng ngơi lại dắt chó vàng, đem chim ng xanh ra cửa đông Thợng Thái săn thỏ,
liệu còn đợc nữa chăng. Câu 13, 14 nhắc tích Trơng Hàn đời Tấn, đợc Tề Vơng
là Quýnh phong làm đại t mã. Thấy gió thu về, ông chạnh lòng nghĩ tới canh rau
thuần, gỏi cá vợc ở đất Ngô, bèn bỏ quan về quê, về sau Quýnh đại loạn, mọi ngời cho Trơng Hàn là tiên tri. Trơng Hàn tính tình phóng khoáng, không cầu danh

16


lợi, ông thờng bảo : sử ngã hữu thân hậu danh, bất nh tức thời nhất lên tửu. Hai
câu cuối của bài Hành lộ nan(Bài 3) dựa theo ý ấy.
Bằng cách sử dụng một loạt điển cố lịch sử, Lý Bạch muốn trình bày quan
niệm xử thế công thành thân thoái của mình. Ông cho Tử T, Khuất Nguyên,
Lục Cơ, Lý T là những ngời thiếu tỉnh táo, không biết rút lui khi công đã thành
hoặc danh đã đạt, do đó đều thiệt thân. Lý Bạch hâm mộ kiểu ứng xử của Trơng
Hàn. Mặt khác, ông cũng không tán thành lối sống ẩn dật để giữ lấy sự thanh
cao cô độc của Hứa Do, Bá Di, Thúc Tề. Tất cả những điều trên phản ánh mâu
thuẫn trong quan điểm xuất xử của Lý Bạch, và qua mâu thuẫn ấy, có thể thấy đợc những sự phức tạp của xã hội Đờng nói riêng cũng nh của xã hội phong kiến
Trung Quốc nói chung.
Nhìn chung, điển cố lịch sử trong thơ Lý Bạch chủ yếu liên quan đến
những con ngời tài giỏi về thơ văn, nhạc họa, từ phú, Những bài nh Giang thợng

ngâm(Khúc ngâm trên sông), Tuyên Châu Tạ Diễu tiễn biệt Hiệu th Thúc
Vân(Tại lầu Tạ Diễu ở Tuyên Châu tiễn biệt Hiệu th Thúc Vân), là những bài
nh vậy. ở bài Tuyên Châu Tạ Diễu tiễn biệt Hiệu th Thúc Vân, Lý Bạch viết :
Bồng lai văn chơng Kiến An cốt
Trung gian Tiểu Tạ hiệu thanh phát
(Làm văn trên điện Bồng lai
Kiến An Tiểu Tạ đã ai hơn gì).
(Trúc Khê- dịch).
Tiểu Tạ tức Tạ Diễu - một danh sĩ đời Tề Nam Triều rất giỏi thơ phú, đặc
biệt là thơ ngụ ngôn. Tạ Diễu từng làm Thái thú ở Tuyên Thành, dựng ở đấy một
cái lầu trú - sau ngời ta gọi là lầu Tạ Diễu. Nh vậy tên của Tạ Diễu đã đợc địa
danh hoá. Còn Kiến An là niên hiệu của vua Hiến đế nhà Hán, nhng quyền bính
thời này đã thuộc về nhà Ngụy (Tào Tháo) nên ngời ta thờng coi nh niên hiệu nhà
Nguỵ. Khoảng đời này có Khổng Dung, Trần Lâm, Vân Sán là ba trong bảy ngời
thuộc Kiến An thất tử.
Chung quy lại, điển cố lịch sử trong thơ Lý Bạch tơng đối phong phú và
đa dạng, đựơc biểu hiện với nhiều hình thức khác nhau. Có thể là một sự kiện lịch
sử, một vị vua có tên tuổi trong quá khứ, một nhân vật kiệt xuất nào đó hoặc có
khi là một câu chuyện thần tiên hoang đờng.

17


Để có cơ sở tin cậy khi so sánh, chúng ta tiếp tục tìm hiểu điển cố lịch sử
trong thơ Đỗ Phủ với những biểu hiện cụ thể. Một đặc trng nổi bật trong cách sử
dụng điển cố lịch sử của thơ Đỗ Phủ là thờng nhắc đến các vị vua sáng trong lịch
sử (Phụng Vi Tả Thừa trợng nhị thập nhị vận, Tự kinh phó Phụng Tiên vịnh hoài
ngũ bách tự). Hình ảnh những bậc vua nổi tiếng về công đức, giỏi trị vì không chỉ
xuất hiện một lần, chẳng hạn nh vua Nghiêu - Thuấn :
Sinh phùng Nghiêu Thuấn quân

Bất nhẫn tiện vĩnh quyết
(Sinh ra gặp vua Thuấn- Nghiêu
Nỡ nào đành bỏ dứt)
( Tự kinh phó Phụng Tiên .. . Nam Trân dịch)
Nghiêu- Thuấn là hai vị hiền quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, đã
trở thành mẫu mực về đấng tiên vơng của muôn đời sau. Theo sử kí, thiên Ngũ
đế bản kỷ , Nghiêu là em Đế Cốc- sinh ra ở đất Y, dời sang đất Kỳ đợc phong
hầu ở đất Đào (nay thuộc Đông Sơn -Trung Quốc ). Sau đó lại dời sang đất Đờng,
mang họ là Đào Đờng hiệu là Đờng Nghiêu. Dới triều vua Nghiêu trị vì, đất nớc
thái bình, muôn dân no ấm, an c lạc nghiệp. Bản thân vua Nghiêu sống thanh
bạch đợc nhiều ngời quý mến. Lúc về già vua chọn ngời hiền tài để nối ngôi.
Thời đó có Thuấn, họ Diên tên là Trùng Hoa nổi tiếng là con ngời chí hiếu. Vua
Nghiêu bèn đem hai con gái yêu là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn. Qua hai
mơi năm thử thách đức hạnh, thấy Thuấn là ngời có thể đảm đơng trọng trách
bèn nhờng ngôi cho. Thuấn lên ngôi lấy hiệu là Ngu Thuấn, trị vì đựơc mời tám
năm, khi đi tuần du ở đất Phơng Nam - Thơng Ngô thì qua đời.
Bên cạnh sự nhắc lại nhiều lần về hai vị vua Nghiêu-Thuấn, thơ Đỗ Phủ
còn đề cập đến các vị vua khác mà tên tuổi của họ đã trở thành niềm kính trọng,
sự tởng vọng của hậu thế. Đó là những ông vua nh Lạp L, Việt Vơng Câu Tiễn
Bài Tráng du sáng tác năm 766 dùng rất nhiều điển cố :
Nấm mồ của Lạp L cũng thành hoang vu,
Thành đã kiếm trì nghiêng ngả,
Sen ấu ở Trờng Châu nức hơng thơm,
Phía Bắc cửa Xơng Môn cao vòi vọi,
Toà thành miếu vẫn soi bóng xuống đờng hào xung quanh.

18


Mỗi lần đến chiêm ngỡng Ngô Thái Bá,

Ôn lại việc xa giọt lệ trào,
Gối dáo nhớ chuyện Câu Tiễn.
(Nam Trân- dịch).
Lạp L là vua nớc Ngô, mồ ở Hồ Khâu thuộc Tô Châu ngày nay, thành
Kiếm Trì là nơi vua Lạp L đúc gơm rèn khí giới, cũng thuộc đất Tô Châu. Đến
nơi này, tác giả lại xúc động nhớ lại chuyện Việt Vơng Câu Tiễn - một vị vua của
nuớc Việt bị quân Ngô đánh bại quyết kiên trì nuôi chí phục thù. Cuối cùng đã
chiến thắng vẻ vang cùng với sự giúp đỡ của các tớng quân nh: Phạm Lãi, Ngô
Thái Bá.
Đỗ Phủ là ngời rất quan tâm đến thời thế và hết mực ngỡng mộ những bậc
tài hoa, những nhân vật đã trở thành biểu tợng hớng tới cho kẻ sĩ trong thiên hạ
nh Y Doãn, Tiêu Hà (Nhớ dấu cũ ngày xa), Trơng Lơng, Tiêu Hà (Tẩy binh mã),
Liêm Khả (Khiển hứng), Khuông Hành, Lu Hớng (Thu hứng III).
Quan trung ký lu Tiêu thừa tớng,
Mạc hạ phục dụng Trơng Tử Phòng.
(Quan trung đã để Tiêu Hà làm thừa tớng,
Dới trớng lại dùng Trơng Tử Phòng)
(Nam Trân- dịch).
Trơng Tử Phòng là tên tự của Trơng Lơng, vốn là ngời nớc Hàn, bề tôi giỏi
bậc nhất của Hán Cao Tổ, giúp Cao Tổ gây nên cơ nghiệp nhà Hán, ngời đợc Cao
Tổ nhận xét : phàm việc tính toán trong màn trớng mà quyết định đợc sự thắng ở
ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng [20,149]. Tiêu thừa tớng chỉ Tiêu Hà,
ngời có tài trị nớc nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lơng thực không bao giờ
dứt( Sđd ).
ở Thu hứng III, Đỗ Phủ lại dùng điển cố nhắc đến những con ngời tài năng
nh Khuông Hành, Lu Hớng.
Khuông Hành kháng sớ công danh bạc,
Lu Hớng truyền kinh tâm sự vi.
(Khuông Hành dâng sớ công danh mọn,
Lu Hớng truyền kinh tâm sự không thoả mãn).

(Khơng Hữu Dụng - dịch)

19


Khuông Hành là một ông quan thời Hán Nguyên đế (48-33 TCN) đã dâng
sớ lên vua. Lu Hớng (77-6 TCN) tôn thất nhà Tây Hán đã từng làm quan qua ba
triều Hoàn đế, Nguyên đế, Thành đế, ông là ngời nhiệt tình với nớc, đã nhiều lần
can gián vua, tố giác tội lỗi của bọn quan lại đơng triều nên không đợc trọng
dụng nữa. Vì vậy ông đành ôm tâm sự buồn đau. Nhắc đến Khuông Hành- Lu Hớng, Đỗ Phủ muốn biểu hiện cái hy vọng mô phỏng họ. Khác với họ, Đỗ Phủ
công cha thành, danh cha đạt, ông dùng điển trên để nhấn mạnh sự khốn cùng
của mình.
Khảo sát thơ Đỗ Tử Mĩ, chúng ta bắt gặp khá nhiều điển cố lịch sử nh trên
đã trình bày. Song Đỗ Phủ là một nhà thơ có cách nhìn uyển chuyển về hịên
thực, không phải lúc nào ông cũng hớng về quá khứ chỉ với sự trọng thị tôn vinh.
Bên cạnh những tấm gơng về vua sáng, tôi hiền, tác giả còn mạnh dạn đa ra
những điển hình xấu xa đồi bại về nhân cách trong lịch sử. Đó là những U Vơng
trong Đông Thú hành, Kiệt- Trụ trong Bắc chinh:
Bất văn Hạ Ân suy
Trung tự tu Bao- Đát.
(Hạ Ân chịu suy vong
Nào nghe giết Muội Đát).
(Bắc Chinh- Khơng Hữu Dụng dịch).
Xa kia, vua Kiệt nhà Hạ vì say Muội Hỷ mà mất nớc, vua Trụ nhà Ân vì
mê Đát Kỷ mà cơ đồ tiêu tan. Trụ là vua cuối cùng của nhà Thơng, (khoảng thế
kỷ XVI- XI TCN). Sự xa xỉ và tàn bạo của vua Trụ có thể sánh ngang với Kiệt
nhà Hạ. Trụ tự tôn là Tiên Vơng, cho xây Lộc Đài Khuynh cung Quỳnh Thất,
trang hoàng lộng lẫy toàn ngọc ngà châu báu. Trong cung chứa đầy của quý, vật
lạ, gái đẹp cớp đoạt trong thiên hạ. Kiệt còn sai đào ao, đổ rợu xuống làm tửu trì
(ao rợu), treo thịt lên cây làm nhục lâm (rừng thịt) cho hàng trăm trai, gái khoả

thân làm trò dâm loạn giữa chốn ao rợu rừng thịt để mua vui. Say mê Đát Kỷ,
Trụ đã bày ra nhiều trò xa hoa trác táng để chiều lòng ngời đẹp, bỏ bê triều
chính. Vào thế kỷ thứ XI TCN, thủ lĩnh bộ tộc Chu là Thát đem quân đánh Trụ,
Trụ nhanh chóng đại bại, leo lên lộc đài châm lửa tự thiêu- Nhà Thơng diệt vong.
Điển cố trong thơ Đỗ Phủ còn liên quan đến những nhân vật nổi tiếng.
Mặc dù loại điển cố này xuất hiện không nhiều nh trong thơ Lý Bạch, nhng cũng

20


cần nói đến vì cách sử dụng của mỗi nhà thơ có những đặc sắc riêng. Các nhân
vật nổi tiếng trong thơ Đỗ Phủ đều là những ngời thơ phú giỏi giang, học rộng tài
cao, văn chơng trác việt, có nhân cách đáng trọng nhng sinh bất phùng thời, bất
mãn với thực tại, không hợp tác với bọn thống trị, sống xa lánh bụi trần, lấy ở ẩn
làm thú vui :
Nhiều bậc tài danh lỡ
Phu tử dòng Kê Nguyễn.
Kê Khang và Nguyễn Tịch là hai bậc danh sĩ thời Nguỵ Triều, thích đánh
đàn, thích uống rợu, làm thơ, sống thanh bạch tao nhã, không hợp tác với bọn
quyền quý đơng thời.
Cũng cần nhắc đến những tình bạn sâu sắc, đợc lu truyền sử xanh trong thơ
Đỗ Phủ :
Sấp ngửa bàn tay bao tráo trở
Bọn ngời khinh bạc kể vô số
Thấy chăng Quản Bảo bạn thuở nghèo
Đạo ấy chớ coi nh đất thó.
(Bần giao hành).
Quản Trọng và Bảo Thúc Nha ngời đời Xuân - Thu, thuở nhỏ chơi thân với
nhau. Thúc Nha biết Quản Trọng nghèo thờng đem của tới cho, đến khi Quản
Trọng đợc Tề Hoàn Công đa lên làm tể tớng, Quản Trọng nói : Cha mẹ sinh ra ta

nhng ngời hiểu ta chính là Bảo Thúc.
Nh vậy, qua khảo sát và tìm hiểu, chúng ta thấy cả Lý Bạch và Đỗ Phủ đều
sử dụng điển cố lịch sử trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên cách sử dụng của
mỗi nhà thơ, tỷ lệ xuất hiện, tính chất, mức độ, cách thức thể hiện và các tiểu
dạng phân bố có những nét đặc sắc riêng. Cụ thể nh thế nào chúng tôi sẽ trình
bày ở phần sau.
Bên cạnh việc sử dụng điển cố lịch sử, Lý Bạch và Đỗ Phủ còn sử dụng
điển cố văn chơng trong sáng tác của mình.
2.2. Điển cố văn chơng trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ.
Xét một cách tổng quát và đặt trong mối tơng quan với điển cố lịch sử,
chúng tôi thấy dạng điển cố văn chơng trong thơ Lý - Đỗ đợc phân bố theo tỷ lệ
sau :
Thơ Lý Bạch : 22/49 bài, chiếm khoảng 45,3%.

21


Thơ Đỗ Phủ : 10/39 bài, chiếm khoảng 35%.
Tỷ lệ trên cho thấy, so với Đỗ Phủ, Lý Bạch là nhà thơ rất a sử dụng điển cố văn
chơng. Điển cố văn chơng là những câu chữ xa, hoặc tên những bài đàn, điệu
nhạc, hoặc các ý thơ văn xa đợc Lý Đỗ đa vào thơ một cách sáng tạo, để diễn ạt
một ý nghĩa tơng đồng hoặc phát triển một ý nghĩa mới.
Trớc hết, ta xét điển cố văn chơng trong thơ Lý Bạch. Biểu hiện đầu tiên
của dạng điển cố này là tên của những bài đàn, khúc nhạc cổ đợc Lý Bạch dẫn dụ
vào thơ mình. Những bài đàn, khúc nhạc cổ đó đã trở thành quen thuộc trong giới
văn nhân tài tử và những ngời có học thức thời xa (đặc biệt là những ngời có hiểu
biết về âm nhạc). Loại điển cố liên quan đến khúc ngâm, điệu nhạc chiếm một tỷ
lệ cao trong điển cố văn chơng của thơ Lý Bạch (15/22). Có khi là điệu nhạc cụ
thể của một nớc nào đó thời xa hoặc một khúc nhạc quen thuộc trong chốn cung
đình nh Ngọc giai oán, Thanh bình điệu, Tử dạ ngô ca, Song yến ly, Độc bất

kiếnCác điển cố này thờng ở ngay đầu đề của các bài thơ, chẳng hạn Ngọc giai
oán. Ngọc giai oán là tên một điệu hát có nguồn gốc từ nớc Sở. Toàn bộ bài thơ
diễn tả nỗi niềm tâm sự của một cung nhân ở chốn thềm ngọc, mong mỏi vua đến
yêu thơng. Nàng khắc khoải đứng chờ ở thềm mãi đến lúc đêm đã khuya, sơng
rơi thấm ớt cả đôi hài. Thấy đêm đã quá khuya, nàng đành ngậm ngùi vào buông
rèm định đi ngủ, nhng không sao ngủ đợc, nàng ngồi vò võ một mình trông bóng
trăng thu trong nỗi cô đơn, lạnh lẽo.
Trờng hợp điển cố đợc sử dụng ngay ở đầu đề bài thơ rất nhiều trong thơ
Lý Bạch, và gốc tích các điển cố cũng thờng đợc xác định rõ ràng. Chẳng hạn
Tử Dạ Ngô ca (khúc hát Tử Dạ theo điệu xứ Ngô) :
Trờng An một mảnh nguyệt,
Đập vải tiếng muôn nhà.
Gió thu vi vu thổi,
Thắc mắc tình ải xa.
Giặc Hồ bao dẹp hết,
Chàng đợc nghỉ xông pha.
(Trúc Khê dịch).
Tử dạ là tên một khúc hát do một ngời con gái tên Tử Dạ đặt ra, điệu hát
buồn thảm thiết. Tác giả vận dụng điển ấy để diễn tả tâm trạng của một ngời phụ

22


nữ sống trong cảnh chồng đi chinh chiến, luôn khắc khoải nỗi nhớ thơng, mong
đợi ngày dẹp xong giặc để đón chồng trở lại nhà. Vu điền Thái Hoa cũng là trờng hơp tơng tự. Vu điền Thái Hoa là tên một khúc hát ra đời ở đời Tần, lu
hành ở đời Tần và đời Tuỳ. Lý Bạch còn một số bài thơ có tiêu đề lấy từ các bài
nhạc, điệu đàn trong nhạc phủ. Những điển cố ấy có khi là sản phẩm sáng tạo của
một nhân vật cụ thể trong lịch sử. Bài Bạch đầu ngâm là một trờng hợp nh vậy.
Khúc Bạch đầu ngâm nghĩa là khúc ngâm đầu bạc có liên quan đến nhân vật
Trác Văn Quân và T Mã Tơng Nh đời Hán. T Mã Tơng Nh lấy Trác Văn Quân

làm vợ, sau đó định cới ngời con gái đất Mậu Lăng làm vợ lẽ. Thấy vậy Trác Văn
Quân bèn soạn khúc Bạch đầu ngâm. Nội dung khúc ngâm nói lên sự phụ bạc
của ngời chồng khiến cho Tơng Nh vô cùng cảm động, cuối cùng vợ chồng lại
chung sống với nhau mặn mà nh xa. Khúc ngâm của Văn Quân nh sau : Khải
nh sơn thợng tuyết, hạo nhợc vân gian nguyệt. Văn Quân hữu lỡng ý, cố lai tơng
quyết liệt. Kim nhật đậu t hôi, minh nhật câu thuỷ đầu. Điệp nhiếp ngự câu thợng
cầu, câu thuỷ đồng tây lu. Thê thê trung thê thê. Giải thủ bất tu đề, nguyệt đắc
nhất tâm nhân, bạch đầu nhất tơng ly. Lý Bạch nhân cái đầu đề ấy làm ra bài thơ
này để biểu lộ sự đồng cảm với ngời đàn bà trong cuộc. Bài thơ có những câu :
Tơng Nh làm phú đợc vàng trăm.
Đàn ông a mới hay sinh tâm,
Một hôm sắp cới dì hai Mậu,
Văn Quân tặng khúc bạch đầu ngâm.
Hoặc :
Xa nay đắc ý không tình phụ,
Chỉ thấy có đài Thanh Lăng kia.
(Trúc Khê dịch).
Điển cố văn chơng trong thơ Lý Bạch ngoài những loại có liên quan tới các
bài đàn, điệu nhạc cổ, còn đợc dẫn từ những ý thơ hoặc câu thơ xa làm điểm tựa
cho ý thơ của mình cất cánh. ở bài Thiếp bạc mệnh , Lý Bạch viết :
Tình chàng ý thiếp đành thôi
Đông tây hai ngả riêng trôi mỗi dòng.
Ngày xa tơi đẹp phù dung,
Ngày nay dứt rễ thơng cùng cỏ hôi.

23


(Trúc Khê dịch).
Thiếp bạc mệnh vốn đợc dẫn từ một câu thơ của bà Hứa hoàng hậu,

Nại hà thiếp bạc mệnh (Làm sao mà thiếp xấu số). Bài thơ có 8 câu, từ chỗ nói
cảnh riêng tây của nàng át Kiều, nhà thơ ngẫm đến cảnh ngộ của bản thân mình,
lòng không khỏi bùi ngùi, đau xót.
Trong thơ Lý Bạch, thi thoảng lại xuất hiện loại điển cố văn chơng vốn có
nguồn gốc trong thơ ca dân gian hoặc Kinh Thi :
Nại hà yêu đào sắc,
Toạ thán phong phỉ thi.
(Ngồi than thở phong phỉ,
Thơng hại vẻ yêu đào).
(Cổ phong đệ tứ thập tứ thủ).
Yêu đào (đào non) đợc dẫn từ câu thơ trong Kinh Thi Đào chi yêu yêu,
chớc chớc kì hoa (Đào non mơn mởn, hoa nở rỡ ràng). Vẻ yêu đào đợc ví với
vẻ đẹp của ngời thiếu nữ đang thì xuân sắc. Còn phong phỉ (hái rau phong, hái
rau phỉ) cũng là một bài thơ trong Kinh Thi, nội dung chê trách ngời chồng ăn ở
bạc tình với vợ. Dẫn các ý thơ ấy vào thơ mình, Lý Bạch ngầm bóng gió về việc
vua Minh Hoàng đã chán bỏ mình.
Nh vậy, việc tìm hiểu điển cố văn chơng trong thơ Lý Bạch trên những nét
đại thể giúp chúng ta có những kết luận xác đáng khi so sánh với Đỗ Phủ.
Mặc dù điển cố văn chơng trong thơ Đỗ Phủ chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với
Lý Bạch song lại đợc sử dụng vô cùng sáng tạo, thờng đạt đến trình độ mẫu mực.
Trớc hết, tác giả đã vận dụng những ý thơ, những câu chữ trong Kinh Thi, dân ca
hoặc thành ngữ, tục ngữ vào thơ mình một cách hiệu quả :
Chích thủ khả nhiệt thế tuyệt luân,
Thân mạc cận tiền thừa tớng sâu.
(Đó là những tay đặt lửa lửa đỏ, thế lực ai bì, hãy coi chừng chớ đến gần
trớc mắt mà thừa tớng nổi giận). (Lệ nhân hành - Nam Trân dịch).
Câu thơ trên, Đỗ Phủ đã sử dụng thành ngữ Chích thủ khả nhiệt trong
dân gian, ý của thành ngữ này rất gần với câu châm ngôn Việt Nam Đặt lửa lửa
đỏ, đặt cỏ cỏ cháy. Qua thành ngữ trên, Đỗ Phủ muốn khẳng định uy thế và khả


24


năng ảnh hởng của những ngời có địa vị cao sang trong xã hội đơng thời, cụ thể
là của thừa tớng Dơng Quốc Trung.
Trong bài Thảo đờng (Thơ Đờng tập II - Nam Trân dịch), Đỗ Phủ viết :
Nhất quốc thực tam công,
Vạn dân dục vi ngữ.
Nhất quốc tam công là thành ngữ lấy trong Tả truyện, dùng nó, Đỗ
Phủ muốn nói lên sự bất cập, thiếu thống nhất trong bộ máy chính quyền và
những hệ quả của nó.
Chỗ gặp gỡ giữa Đỗ Phủ với Lý Bạch trong việc sử dụng điển cố văn chơng là hai nhà thơ đều dùng tên các điệu đàn, bài nhạc làm đầu đề cho thơ của
mình. Chùm thơ Tiền xuất tái , Hậu xuất tái của Đỗ Phủ là những trờng hợp
nh vậy. Đây là những bài thơ về đề tài chiến tranh, mang tính hiện thực sâu sắc.
Đỗ Phủ cũng là nhà thơ đã vận dụng thành công những câu chữ trong Kinh
Thi. Việc làm đó bao giờ cũng mang lại cho thơ ông một hơi thở riêng với những
giá trị mới mẻ :
Hà quảng truyền văn nhất vi quá
Hồ nguỵ mệnh tại phá trúc trung.
(Nghe đồn:sông rộng thuyền nhỏ nh chiếc lá cũng vợt qua đợc
Thế giặc nguy ngập phá dễ nh chẻ tre).
(Tẩy binh mã - Nam Trân dịch).
Hai câu thơ trên Tử Mĩ viết theo điển lấy trong Kinh Thi Thuỳ vị hà
quảng nhất vị hà chi. (Ai bảo sông rộng ? Với một cây sậy,tức một chiếc thuyền
cũng vợt qua đợc).
Đến với bài Khách tòng, ta lại gặp hai câu :
Khách từ biển Nam đến
Cho ta một hạt châu.
(Khơng Hữu Dụng dịch).
Hai câu thơ này phỏng theo tứ của một bài dân ca đời Hán. Đỗ Phủ đa vào

thơ với ngụ ý tố cáo chính sách thuế khoá nặng nề của triều đình : xâu thuế là
máu dân lành.

25


×