Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào thơ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.43 KB, 44 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh
KHoa ngữ Văn

-------------------------

yếu tố tự sự trong thơ trữ tình
thuộc phong trào thơ mới

luận văn tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành : Lý luận Văn học

T.S. Phan Huy Dũng
Trần Thị Hoài Thanh

Ngời hớng dẫn:
Ngời thực hiện :

Vinh, 5/2005

1


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bản khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận đợc sự giúp đỡ của rất nhiều ngời, đặc biệt là T.S. Phan Huy
Dũng, ngời đã trực tiếp hớng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin đợc chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến T.S.
và các thầy cô giáo ở khoa Ngữ văn - trờng Đại học Vinh cùng với bạn bè những ngời đã cung cấp tài liệu, góp những ý kiến hữu ích để cho tôi hoàn
thành bản khóa luận này.


Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng nhng do sự eo hẹp của thời gian,
sự hạn chế của tầm hiểu biết, sự bó buộc khuôn khổ của một khóa luận,
công trình nghiên cứu này vẫn còn có nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận
đợc những ý kiến đóng góp quý báu.
Vinh, ngày 30 tháng 4 năm 2005
Tác giả

2


Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phơng pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc của luận văn
Chơng 1: Một số vấn đề lý thuyết về thơ trữ tình và về hiện tợng giao thoa thể loại giữa trữ tình và tự sự
1.1. Những yếu tố đặc trng của thơ trữ tình
1.2. Hiện tợng giao thoa thể loại giữa trữ tình và tự sự
Chơng 2: Sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc
phong trào Thơ mới - một hiện tợng thẩm mĩ mới mẻ của thơ
Việt trong tiến trình hiện đại hoá
2.1. Một cái nhìn mang tính định lợng về sự gia tăng yếu tố tự sự
trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới
2.2. Thử lý giải nguyên nhân sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ
tình thuộc phong trào Thơ mới
2.3. ý nghĩa cách tân thi pháp của việc gia tăng yếu tố tự sự
trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới

Chơng 3: Khảo sát loại thơ giàu yếu tố tự sự trong sáng tác của
Nguyễn Bính

4
4
5
5
9
9
10
11

3.1. Những câu chuyện trong thơ
3.2. Một số mô típ nghệ thuật nổi bật
Kết luận
Tài liệu tham khảo

42
47
51
53

3

11
14
21
21
28
35

42


mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Phong trào Thơ mới (1932-1945) là một trong những sự kiện lớn nhất về
thơ ca của thế kỉ XX. Sự ra đời của Thơ mới đã tạo bớc ngoặt lớn trong lịch
sử thơ ca dân tộc, đa thơ ca nớc ta từ thời kì cận đại chuyển sang thời kì
hiện đại. Những thành tựu của phong trào Thơ mới vẫn tiếp tục sinh sôi, nảy
nở và in dấu ấn trong thơ ca hiện đại nh một nhân tố tích cực.
Trải qua bao thăng trầm, ngày nay, Thơ mới đã đợc trả lại những giá trị
vốn có của nó trong nền văn học dân tộc. Thơ mới chẳng những đa đến cho
thơ ca ở "chốn nớc non lặng lẽ này" nguồn cảm xúc mới mà còn mang tới
cách thể hiện thế giới tâm hồn sáng tạo, độc đáo dựa trên cơ sở kế thừa thơ
ca truyền thống và tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại. Một
trong những sáng tạo về cách thể hiện đó là các cung bậc tình cảm nhiều
lúc đợc bộc lộ thông qua những chi tiết chọn lọc, những sự kiện, những câu
chuyện kể. Hay nói cách khác, trong Thơ mới có sự thâm nhập của yếu tố
tự sự vào các cấp độ của thể loại thơ trữ tình.
Với sự phong phú, đa dạng, phức tạp và vai trò to lớn nh trên,Thơ mới là
nguồn dữ liệu hấp dẫn để các nhà phê bình, nghiên cứu và bạn đọc khám
phá, tìm hiểu. Nhiều vấn đề về nội dung, nghệ thuật của Thơ mới đã đợc đa
ra tranh luận và làm hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà
nghiên cứu. Trong đó, vấn đề dung nạp yếu tố tự sự vào thơ trữ tình cũng đợc một số ngời bàn tạt qua. Nhng ngời đọc vẫn cha đợc tiếp nhận một công
trình chuyên sâu mang tính hệ thống về vấn đề này bởi vì cha có tác giả
nào nghiên cứu nó nh một đặc trng thi pháp của Thơ mới. Do đó, đây đang
còn là một khoảng trống đầy lí thú để chúng tôi làm luận văn này.
Thơ mới đã đợc đa vào giảng dạy trong nhà trờng từ bậc trung học cơ sở
đến bậc đại học. Trong đó có nhiều bài thơ đậm đặc yếu tố tự sự. Vì vậy,
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn đem đến một hớng tiếp cận

mới về những giá trị của Thơ mới, trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học các bài thơ trên.
2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận văn này là yếu tố tự sự trong thơ trữ tình
thuộc phong trào Thơ mới.

4


Phạm vi nghiên cứu: kế thừa những thành tựu của thơ ca truyền thống và
thơ ca phơng Tây, mà trực tiếp là thơ lãng mạn Pháp, các nhà Thơ mới đã
sáng tạo ra nhiều bài thơ nổi tiếng thuộc các thể loại khác nhau. Tuy nhiên
trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát thơ trữ tình của Thơ mới tập
trung trong tác phẩm Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm. Chúng tôi
thiết nghĩ đây là một tuyển tập đầy đủ nhất, công phu nhất. Cố nhiên trong
mảng thơ này, chúng tôi cũng không nghiên cứu tất cả mà chỉ đặc biệt chú
ý đến những tác phẩm thơ tiêu biểu có sự xâm nhập của yếu tố tự sự. Và để
làm rõ vấn đề hơn, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về Nguyễn Bính bởi vì
trong số các nhà Thơ mới, thơ trữ tình của Nguyễn Bính chứa đựng yếu tố
tự sự nhiều nhất và có tác dụng lớn trong việc thể hiện t tởng, tình cảm của
nhà thơ.
3. Lịch sử vấn đề
Phong tràoThơ mới là một cuộc cách mạng trong thơ Việt Nam. Nó đã
phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của thơ cũ, chuyển thơ ca Việt Nam từ
phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại. Bởi thế, ngay từ khi ra đời,
phong trào Thơ mới đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi trên các
phơng tiện thông tin đại chúng. Có một số ngời phủ nhận hoàn toàn những
"nhân tố yêu nớc và tiến bộ", "giá trị nhân bản cũng nh những đổi mới hết
sức quan trọng về thi pháp và t duy thơ" của phong trào Thơ mới. Một số
ngời xem Thơ mới là bạc nhợc, suy đồi, phản động, là tiêu cực, thoát li. Nhng ngày ấy có không ít ngời lại đề cao quá mức những mặt tiến bộ và tích

cực của thơ ca lãng mạn, thổi phồng ảnh hởng của các nhà Thơ mới đối với
thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. Đặc biệt là ở các đô thị miền Nam trớc ngày
đất nớc giải phóng, trong các công trình nghiên cứu và giáo trình đại học lại
đề cao một chiều thơ ca lãng mạn và thơ ca tợng trng. Nói chung, phong
trào Thơ mới đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc yêu thơ và đợc
nghiên cứu khá sâu sắc với nhiều cách kiến giải khác nhau. Điều đó chứng
tỏ sự quan tâm của giới nghiên cứu về một phong trào thơ ca có nhiều thành
tựu nhng cũng không ít thăng trầm. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị của
Thơ mới đã đợc làm sáng tỏ. Chẳng hạn vấn đề yếu tố tự sự trong thơ trữ
tình. Các công trình nghiên cứu về nó còn quá ít, cha tơng xứng với sự hiện
diện và ý nghĩa của nó trong việc chuyển tải nội dung, t tởng của tác phẩm.
Nói nh vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp của
một số tác giả sau đây đã bàn về vấn đề này:

5


Hoài Thanh-Hoài Chân trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" (1942) có viết:
"Phong trào Thơ mới lúc bột phát có thể xem là một cuộc xâm lăng của văn
xuôi. Văn xuôi tràn vào đĩa hạt thơ, phá phách tan tành. Một đặc tính của vă
xuôi là nói nhiều. Cho nên, trong thời bấy giờ thi tứ hình nh giãn ra" [22, 36
]. Đây là sự khám phá và đánh giá đầu tiên về Thơ mới. Nó là tiền đề cơ sở
để sau này một số nhà nghiên cứu đi sâu hơn.
Trần Đình Sử trong một công trình nghiên cứu thơ Tố Hữu có nhận xét
rằng Thơ mới đã căn bản cải tạo thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ "điệu
ngâm" sang câu thơ "điệu nói". Có khi ông không đề cập vấn đề này trực
tiếp mà thông qua việc nói về sự học tập của thơ ca cách mạng đối với Thơ
mới cũng cho chúng ta thấy đợc một đặc trng thi pháp của phong trào thơ
ca này. Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, ông viết: "Về nghệ thuật,
thơ cách mạng đã kế thừa những thành tựu của Thơ mới nh bút pháp tả thực,

giọng điệu giãi bày "[ ,105]. Mặc dù chỉ gián tiếp nói về Thơ mới nhng đó
là gợi ý quan trọng để những ngời quan tâm đến phong trào thơ ca này tiếp
tục nghiên cứu.
Cũng gián tiếp bàn đến yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào
Thơ mới, Vũ Văn Sĩ trong cuốn Về một đặc trng thi pháp thơ Việt Nam
1945-1995 có viết: "Nền thơ trữ tình cách mạng kế thừa những kinh nghiệm
tự sự của thơ ca dân gian, thơ ca cổ điển, thơ ca lãng mạn" [21,61].Giống
nh những nhận định trên, tác giả chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, cha đi sâu
vào yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới nhng đã bổ
sung thêm những điều cần thiết để ngời đi sau nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ hơn.
Hà Minh Đức trong cuốn Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại(1974), khi bàn về vấn đề phản ánh hiện thực trong thơ, giới thuyết về
đặc trng cơ bản của thơ trữ tình là biểu hiện, là hình tợng cảm nghĩ, là chất
liệu tâm hồn, ông viết: "Những hình ảnh và chi tiết sống trực tiếp giữ một vị
trí quan trọng trong thành phần miêu tả của câu thơ trữ tình. Cũng ở thành
phần miêu tả này, sự kiện, sự việc là những nhân tố dễ tạo cho thơ nội dung
hiện thực "..." khi thơ ca ngày càng đi sâu vào đời sống hiện thực phản ánh
sinh hoạt tâm tình, cũng nh lao động cụ thể của một con ngời, một
ngành nghề, một phong trào thì thành phần tự sự càng chiếm một phân lợng
đáng kể" [9,256]. Tác giả cũng đề cập đến "cái phân lợng tự sự đáng kể" ấy
là có giới hạn. Nghĩa là thơ trữ tình chấp nhận mở rộng các yếu tố tự sự
trong phạm vi kết cấu cho phép: "Thơ không chấp nhận sự kể lể và thơ trữ

6


tình không có khả năng bảo lãnh thành phần tự sự trong thơ với một dung lợng quá mức độ".
Nói chung vấn đề tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới đã
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học.
Nhng những tác giả nói trên mới chỉ tìm hiểu vấn đề một cách chung

chung.
Trong các sách nghiên cứu về những nhà Thơ mới tiêu biểu, một số ngời
cũng đã chỉ ra đợc một vài biểu hiện của yếu tố tự sự trong từng tác phẩm
thơ trữ tình cụ thể. Chẳng hạn ở tác phẩm Tinh hoa Thơ mới thẩm bình và
suy ngẫm Lê Quang Hng khi bàn về tập Mấy vần thơ của Thế Lữ đã viết:
"không ít bài ở tập Mấy vần thơ đợc viết theo thể tự do, không cách khổ,
đoạn đều đặn, "chạy dài" theo dòng kể (tỉ lệ 18/47 bài) không ít đoạn trong
tập thơ này bị văn xuôi hoá với dòng thơ có lúc trên mời âm tiết" [12,23].
Cũng trong tác phẩm này, Lê Quang Hng còn nhận xét về thơ của Nguyễn
Nhợc Pháp nh sau: "với tâm hồn đôn hậu, trong sáng, với ngòi bút hóm
hỉnh, Nguyễn Nhợc pháp đã đem về cho những câu chuyện ngày xa của tổ
tiên, của ông bà ta vẻ sắc linh hoạt tơi vui, lắm lúc thật ngộ nghĩnh, ngay cả
khi miêu tả cuộc chiến ác liệt để giành giật công chúa Mị Nơng giữa Sơn
Tinh và Thuỷ Tinh" [12,110]. Những tìm tòi, phát hiện của Lê Quang Hng
về yếu tố tự sự trong thơ trữ tình của Thế Lữ, Nguyễn Nhợc Pháp là rất
đáng ghi nhận, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho những ngời đi sau
khám phá ra các biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong
trào Thơ mới.
Chu Văn Sơn trong Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu-Nguyễn Bính-Hàn
Mặc Tử đã nhận thấy "hạt nhân của mỗi bài thơ Nguyễn Bính bao giờ cũng
là một cái sự nào đó, đợc diễn ra thành một cái cốt truyện ở một mức nào
đó"[17]. Những phát hiện tinh tế của Chu Văn Sơn cho thấy yếu tố tự sự đã
trở thành phong cách của một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới
đó là nhà thơ Nguyễn Bính.
Nh vậy, yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới không
phải là vấn đề nghiên cứu mới. Tuy không gọi đích danh thuật ngữ nhng các
khía cạnh tự sự đã đợc các nhà phê bình và nghiên cứu văn học quan tâm từ
lâu qua việc dẫn chứng và miêu tả, biểu dơng và phê phán khi viết điểm
sách, giới thiệu thơ, qua các công trình nghiên cứu về tác giả thơ, về lịch sử
văn học, nhng do tính chất của từng phạm vi đối tợng nghiên cứu, các khía

7


cạnh tự sự chỉ đợc quan tâm từ phía nội dung khách thể phản ánh trong tác
phẩm.
Kế thừa những ý kiến gợi ý của một số ngời đi trớc, trong luận văn này
chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong
trào Thơ mới. Thực chất đây là tìm hiểu về một đặc trng thi pháp của Thơ
mới, là nghiên cứu sự mở rộng chức năng xã hội-thẩm mĩ của yếu tố tự sự
trong thơ trữ tình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào ba nhiệm vụ cơ bản:
4.1. Nhận diện yếu tố tự sự đợc biểu hiện trong thơ của một số tác giả
Thơ mới tiêu biểu đồng thời lí giải nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng yếu tố
tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới.
4.2. Phân tích ý nghĩa cách tân thi pháp của việc dung nạp yếu tố tự sự
trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới.
4.3. Khảo sát những bài thơ giàu yếu tố tự sự trong sáng tác của Nguyễn
Bính để làm sáng tỏ hơn vấn đề yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong
trào Thơ mới.
5. Phơng pháp nghiên cứu
5.1. Phơng pháp thống kê- phân loại
Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới đợc thể hiện ở
nhiều bài thơ, ở nhiều dạng thức khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở khảo sát,
sàng lọc, lựa chọn đợc những tập thơ, bài thơ, câu thơ có yếu tố tự sự của
từng tác giả, chúng tôi ghi trên phiếu thống kê, phân loại và khái quát thành
những kiểu dạng biểu hiện khác nhau của yếu tố tự sự
5.2. Phơng pháp so sánh- đối chiếu
Trên cơ sở dữ liệu thu đợc, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu yếu tố
tự sự trong thơ của từng nhà thơ, giữa các nhà Thơ mới với nhau và giữa

thơ trữ tình có chứa yếu tố tự sự với thơ trữ tình thuần khiết.
5.3. Phơng pháp phân tích- tổng hợp
Với đề tài này, chúng tôi tạm thời cô lập từng yếu tố để phân tích phát
hiện ra đặc điểm của từng yếu tố dạng thức. Từ đó, chúng tôi tiến hành khái

8


quát, tổng hợp để tìm ra sự thống nhất nội tại của tác phẩm, của thể loại văn
học.
6. Cấu trúc của luận văn
Tơng ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu
và phần kết luận, nội dung luận văn đợc triển khai trong ba chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề lý thuyết về thơ trữ tình và về hiện tợng
giao thoa thể loại giữa trữ tình và tự sự.
Chơng 2: Sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào
Thơ mới - một hiện tợng thẩm mĩ mới mẻ của thơ Việt trong tiến trình hiện
đại hoá.
Chơng 3: Khảo sát loại thơ giàu yếu tố tự sự trong sáng tác của
Nguyễn Bính

Chơng 1
Một số vấn đề lý thuyết về thơ trữ tình
và về hiện tợng giao thoa thể loại
giữa trữ tình và tự sự
1.1. Những yếu tố đặc trng của thơ trữ tình
Văn chơng là lĩnh vực của sự sáng tạo. Nếu văn chơng không có sự
sáng tạo mà chỉ là mô phỏng, bắt chớc ngời khác thì sẽ gánh chịu sự đào
thải khắc nghiệt của thời gian. Nhng dù sáng tạo đến đâu, các tác phẩm
văn chơng vẫn quy vào một loại hình nhất định. Để nhận thức các quy luật

loại hình ấy từ lâu ngời ta đã phân loại tác phẩm văn học.

9


Có nhiều tiêu chí phân loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, dù phân
loại theo tiêu chí nào thì tự sự và trữ tình vẫn là hai loại hình văn học chủ
yếu. Nếu nh tác phẩm tự sự phản ánh đời sống thông qua các chi tiết, sự
kiện, câu chuyện thì tác phẩm trữ tình tái hiện hiện thực thông qua cảm
xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con ngời. Tác phẩm trữ tình bao gồm nhiều thể
loại nh: thơ trữ tình, từ khúc, ca trù, tuỳ bút, thơ văn xuôi.. Trong đó thơ
trữ tình là thể loại tiêu biểu nhất, thờng đợc ngời ta viện dẫn khi nói tới tác
phẩm trữ tình. Vậy thơ trữ tình hay thơ nói chung là gì?
Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về thơ trữ tình (thơ). Trong
Từ điển văn học Nguyễn Xuân Nam cho rằng: "Thơ là hình thức sáng tác
văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt
dào, những tởng tợng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất
là có nhịp điệu rõ ràng". Các tác giả Nhập môn văn học lại quan niệm:
"Thơ là bộc bạch cảm xúc hoặc suy t". Xuân Diệu cho rằng: "Thơ là lọc
lấy tinh chất, là sự vật đợc phản ánh vào tâm tình"... Có thể nói có bao
nhiêu ngời viết về thơ thì có bấy nhiêu quan niệm khác nhau. Mỗi quan
niệm đó đều xuất phát trên một số phơng diện nhất định của thơ để khái
quát và cho ta một ý niệm về thơ.
Nhìn chung, các quan niệm trên đều thừa nhận thơ trữ tình nói riêng
và thơ nói chung bộc bạch cảm xúc một cách mãnh liệt. Bởi vì nếu thơ
không có cảm xúc thì những câu chữ đợc viết ra sẽ rời rạc, vô hồn. Có thể
ví cảm xúc nh nhựa nuôi cây, nh sóng trên sông, nh cánh buồm căng gió.
Cây không có nhựa sẽ thành cây khô, sông không có sóng sẽ không dồi
dào sức chảy, buồm không căng gió sẽ là một mảnh vải xác xơ, héo rũ.
Vai trò của cảm xúc trong thơ đã đợc nhiều nhà thơ cổ kim, phơng Đông,

phơng Tây nhận biết và đề cao. Lê Quý Đôn đã từng cho rằng: "Thơ khởi
phát từ trong lòng ngời ta". Ngô Thì Nhậm nhận xét: "Mây, gió, cỏ, hoa
xinh tơi kì diệu đến đâu tất thảy cũng đều từ trong lòng mà nảy ra... Hãy
xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần". Còn nhà thơ Tố Hữu thì tâm sự:
"Mỗi khi có cái gì nghĩ ngợi, chất chứa trong lòng không nói ra đợc thì tôi
thấy cần làm thơ". Đuybelây cũng có ý kiến gần gũi: "Thơ là ngời th kí
trung thành của những trái tim". Gorki khẳng định: "Thơ trớc hết phải
mang tính chất tình cảm". Nh vậy, dù khác nhau về thời đại, màu da, vị trí
địa lí nhng những ngời yêu thơ đều giống nhau trong quan niệm về thơ trữ
tình. Theo họ, thơ là sự rung động của con tim, là tiếng nói của tình cảm,
cảm xúc.
10


Cảm xúc trong thơ khác với cảm xúc trong văn xuôi. Cảm xúc văn
xuôi dù mãnh liệt đến đâu vẫn mang tính khách quan. Còn cảm xúc thơ
nói nh Phan Ngọc là: "đợc một cảm hoá ngay lập tức, đến mức của chính
tôi". Ngời đọc thơ tiếp nhận thơ nh cảm xúc của chính mình. Cho nên, thơ
là tiếng nói tri âm. Chẳng thế mà Hoài Thanh đã từng viết: "Thích một bài
thơ là thích một con ngời đồng điệu". Cảm xúc thơ trữ tình do đó có ý
nghĩa toàn nhân loại.
Cũng nh các thể loại văn học khác, thơ trữ tình phản ánh thế giới
khách quan thông qua việc biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng,
suy nghĩ của con ngời. Bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con
ngời đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trớc hiện thực nào, suy nghĩ về
vấn đề gì. Do đó trong tác phẩm trữ tình có các chi tiết miêu tả, các sự
kiện đời sống, có nhân vật... Tuy nhiên, vai trò của những yếu tố này ở thơ
trữ tình không quan trọng nh ở trong tác phẩm tự sự. Nếu nh trong tác
phẩm tự sự chúng là cốt lõi thì trong thơ trữ tình chúng là nguyên cớ, là
đòn bẩy cho cảm xúc của tác giả bật lên dễ dàng hơn. Điều này lí giải vì

sao các thi nhân ít chú tâm đến việc miêu tả các sự kiện đời sống mà chủ
yếu tập trung bút lực để phơi bày cho hết "gan ruột" của mình.
Trong thơ trữ tình, ngời trực tiếp đứng ra bộc lộ cảm xúc đợc gọi là
nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình khác với nhân vật trong thơ trữ tình.
Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tợng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là
nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Còn nhân vật
trữ tình là tác giả. Nhân vật trữ tình có khi xuất hiện dới dạng xng danh
nh: "anh", "em", "tôi", "chúng tôi", ... có khi xuất hiện dới dạng nhập vai
nh: Xuân Diệu nhập vai ngời kĩ nữ trong Lời kĩ nữ, Tố Hữu nhập vai anh
vệ quốc quân trong bài Bầm ơi ... Có khi nhân vật trữ tình ẩn đi nhng ngời
đọc vẫn nhận ra nh: "ông câu" trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến, "ngời
lữ khách" trong Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Ngôn ngữ trong thơ trữ tình đợc phân dòng và có vần điệu. Tuỳ theo
sự lặp lại của các khuôn âm và vị trí gieo vần mà trong thơ trữ tình có các
vần: vần chính, vần thông, vần chân, vần lng, vần gián cách, vần liên
chân, vần ôm. Thơ ca có thể có vần hay không nhất thiết lúc nào cũng có
vần, nhng thơ phải luôn luôn có điệu. Ngay cả những bài thơ văn xuôi
cũng cần có âm điệu, tiết tấu nào đó mới gọi là thơ văn xuôi, nếu không
chỉ là văn xuôi thuần tuý. Nhạc điệu trong thơ trớc hết là nhạc điệu của
tâm hồn, của cảm xúc tạo nên. Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ không chỉ là câu
11


chữ mà còn là âm hởng của cảm xúc nhà thơ qua các câu, chữ đó. Ngôn
ngữ trong thơ trữ tình còn giàu hình ảnh, hàm súc, cô đọng, "ý tại ngôn
ngoại".
Lời văn của thơ trữ tình chủ yếu sử dụng văn vần (tuy nhiên không phải
mọi văn vần đều là thơ). Bên cạnh đó, thơ còn đợc viết bằng văn xuôi, tạo
thành thể loại "thơ văn xuôi" khá độc đáo.
Tóm lại, những đặc trng nêu trên là những yếu tố bền vững, ổn định của

thể loại thơ trữ tình. Tuy nhiên bất kì một thể loại văn học nào cũng có hai
mặt: vừa mang tính ổn định vừa mang tính biến đổi. Cho nên, cùng với sự
phát triển của văn học, thơ trữ tình đã có sự giao thoa với các thể loại khác
trong đó có các thể loại của tự sự.
1.2. Hiện tợng giao thoa thể loại giữa trữ tình và tự sự
1.2.1. Hiện tợng giao thoa thể loại trong sáng tác
Có một số ngời phân vân không biết nên gọi Chiến tranh và hoà bình
của L.Tolstoi là tiểu thuyết hay sử thi, không biết nên xem Ngời mẹ của
M.Gorky là truyện vừa hay tiểu thuyết và cũng không biết chính xác tác
phẩm Dagestan của tôi (R.Gamzatov) thuộc thể loại nào. Một số ngời khác
lúc nhắc tới các bài thơ: Ba con bọ cậy, Võ sỹ đấu bò tót sắp chết của
Lecmôntôp, Kể chuyện Vũ Lăng của Anh Thơ, Mẹ Suốt của Tố Hữu... thờng
phải biện luận khi thêm cho nó cái định ngữ tự sự hay trữ tình. Tất cả những
băn khoăn và biện luận đó chứng tỏ thực tế sáng tác văn học phong phú, đa
dạng hơn bất cứ một hệ thống phân loại nào. Việc phân chia thể loại chỉ
mang tính chất tơng đối. Không có thể loại nào bao quát đợc trọn vẹn và sít
sao các tác phẩm văn học. Bởi vì giữa các thể loại có hiện tợng giao thoa.
Ngoài những đặc trng cơ bản, ổn định của mình, thể loại đó còn "mở cửa"
dung nạp một số yếu tố quan trọng của thể loại khác tạo nên một "khu vực"
chung giữa các thể loại. Bằng chứng là giữa các thể loại có nhiều thể tài
trung gian, vừa kết hợp những yếu tố loại này, lại vừa kết hợp những yếu tố
loại kia. Chẳng hạn, giữa thơ và truyện có truyện thơ, giữa thơ và kịch có
kịch thơ, giữa truyện và kí có truyện kí... Hiện tợng giao thoa này thể hiện
rõ nhất giữa hai loại: tự sự và trữ tình. Các yếu tố tự sự xâm nhập vào tác
phẩm trữ tình và ngợc lại các yếu tố trữ tình xâm nhập vào tác phẩm tự sự.
Khi cảm nhận một tác phẩm trữ tình, cái đọng lại nhiều nhất trong lòng
độc giả là cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ. Nhng những cảm xúc,
tâm trạng, suy nghĩ ấy không phải là những yếu tố đơn độc, tự nảy sinh và
12



phát triển mà nó đều bắt nguồn từ một hiện thực, một vấn đề nào đó. Có ngời đã từng nói: "Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật ứ đầy".
Tình cảm của nhà thơ chính là kết quả của quá trình tích tụ những tác động
của cuộc sống vào tâm hồn. Nhà thơ là con ong hút nhụy từ những bông
hoa của đời sống, không có sự tái tạo tài tình của con ong thì phấn hoa cũng
không thể thành mật ngọt. Nhng nếu không có những chuyến bay xa để
đem về hơng phấn của cuộc đời thì ong cũng không thể tự mình mãi mãi
tạo nên mật ngọt. Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho cảm xúc của nhà
thơ nảy nở và phát triển. Cho nên, trong tác phẩm trữ tình vẫn có chi tiết
miêu tả, có sự kiện, có nhân vật...(đây vốn là những biểu hiện của yếu tố tự
sự). Nhng những yếu tố ấy chỉ là phơng tiện thuần tuý nhằm khách quan
hoá, cụ thể hoá lợng thông tin nội cảm. Chính vì thế thơ trữ tình còn đợc gọi
là "nghệ thuật biểu hiện" trong sự phân biệt với văn xuôi tự sự là "nghệ
thuật miêu tả".
Trong tác phẩm trữ tình có thể có một câu chuyện tình, một lần gặp gỡ,
một buổi chia li, hay một sự kiện vui buồn nào đó, nhng ngời đọc cảm nhận
đợc cảm xúc từ câu chuyện, sự kiện đó nhiều hơn là bản thân câu chuyện
đó đã diễn ra nh thế nào? Câu thơ của Nguyễn Bính trong bài Chân quê:
Hôm qua em đi tỉnh về
Hơng đồng gió nội bay đi ít nhiều
gợi cho ngời đọc nỗi lo âu phập phồng của chàng trai đang yêu là chính.
Còn cái sự kiện "đi tỉnh" chỉ là duyên cớ của nỗi lo âu phập phồng kia mà
thôi. Bài thơ Sông lấp của Tú Xơng nói đến dòng sông Vị Hoàng bị lấp để
trồng ngô, khoai nhng nội dung chủ yếu vẫn là nỗi niềm của tác giả về non
sông đất nớc. Ngoài ra chúng ta còn có thể đơn cử rất nhiều bài thơ trong
đó tác giả trình bày diễn biến của một tình thế, một sự kiện có ý nghĩa cục
bộ hay rộng lớn đối với đời sống tinh thần cộng đồng nh: Từ đêm 19 của
(Khơng Hữu Dụng), Hải Phòng 19-12-1946 (Trần Huyền Trân), Bộ đội ông
Cụ (Nông Quốc Chấn) ... Có nhiều bài thơ, tác giả không chỉ dừng lại ở
việc liệt kê các sự kiện mà còn tổ chức chúng theo yêu cầu t tởng và nghệ

thuật nhất định tạo thành một cốt truyện hoàn chỉnh. Chẳng hạn các bài thơ:
Tam lại, Tam biệt của Đỗ Phủ, Tì bà hành của Bạch C Dị, Tiếng địch sông
ô của Huy Thông, Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ... bao trùm lên
toàn bộ các câu chuyện, sự kiện đợc kể đến trong các bài thơ đó là thái độ,
tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

13


Yếu tố tự sự xâm nhập vào thơ trữ tình thì ngợc lại yếu tố trữ tình cũng
có thể đi vào trong tác phẩm tự sự. Tất cả các tác phẩm văn học đều biểu
hiện t tởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trớc thế giới khách quan. Nếu nh
tác phẩm trữ tình thể hiện điều ấy trực tiếp thì tác phẩm tự sự lại diễn tả
gián tiếp qua việc miêu tả các sự kiện đời sống. ở một số tác phẩm tự sự do
tình cảm của nhà văn quá dạt dào nên dờng nh nó phô diễn trên từng trang
sách, thấm đợm trong từng câu chữ. Tiêu biểu cho những tác phẩm ấy là các
truyện ngắn mang đậm chất thơ của Thạch Lam nh: Gió đầu mùa, Nắng
trong vờn ... Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình đợm buồn.
Nhà thơ đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc,
cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế. Hai yếu tố "hiện thực" và "thi vị, trữ
tình" luôn đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn
trong phong cách nghệ thuật của ông. Ngoài truỵện ngắn của Thạch Lam,
chúng ta còn có thể liệt kê nhiều tác phẩm rất "trữ tình", "lãng mạn" nh:
Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Đất nớc đứng lên của
Nguyên Ngọc ... Những yếu tố trữ tình ở các truyện ngắn trên chỉ nh "chất
xúc tác" làm cho tác phẩm thi vị hơn, lãng mạn hơn, chứ nó không phải là
yếu tố quan trọng nhất.Mà yếu tố quan trọng hơn cả trong tác phẩm tự sự là
hệ thống các sự kiện, nhân vật, cốt truyện.
Rõ ràng đi sâu vào thực tế sáng tác, chúng ta nhận thấy càng ngày các
thể loại càng vợt ra ngoài phạm vi của thể loại và tràn sang cả "lãnh thổ"

của các thể loại khác.Đó là nhờ sự phát triển t duy nghệ thuật, nhờ sự nỗ lực
của mỗi nhà văn. Họ đã tiếp thu những thể loại khác nhau để tạo ra các hình
thức thể loại mới mang tính chất lai ghép. Sự pha trộn giữa các thể loại đã
làm phong phú, giàu có cho mỗi bên. Ngoài những nét u việt vốn có của
mình, thể loại đó còn có thêm những nét nổi trội của thể loại khác tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chuyển tải ý đồ của nhà văn hoàn hảo hơn. Sự giao
thoa thể loại còn đập vỡ đờng biên cứng nhắc giữa các thể loại và xích
chúng lại gần với nhau. Đi vào tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự trong thơ trữ
tình, chúng ta sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa của sự giao thoa này.
1.2.2. Khi yếu tố tự sự xâm nhập vào các sáng tác thuộc loại trữ
tình
Nh đã nói ở trên, càng ngày các thể loại càng có sự giao thoa lẫn nhau.
Các tố chất của tự sự thâm nhập vào tác phẩm trữ tình đồng thời các tố chất
của trữ tình thâm nhập vào văn xuôi tự sự. Sự giao thoa ấy có rất nhiều ý

14


nghĩa đối với mỗi bên. Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi
chỉ tìm hiểu ý nghĩa của yếu tố tự sự trong các sáng tác thuộc loại trữ tình.
Khi khảo sát hiện tợng giao thoa thể loại trong thực tiễn sáng tác văn
học, chúng ta đã biết sơ qua về yếu tố tự sự. Nó khác với khái niệm tác
phẩm tự sự. Tác phẩm tự sự là một loại hình văn học riêng biệt, không nằm
trong các loại khác. Còn yếu tố tự sự không chỉ có trong tác phẩm tự sự mà
còn có thể có ở các tác phẩm trữ tình, tác phẩm kịch. "Kịch đợc xem là một
loại tự sự đợc sân khấu hoá" [4,152].
Yếu tố tự sự là những yếu tố nh: chi tiết miêu tả, sự kiện, nhân vật, cốt
truyện ... Khi những yếu tố này xâm nhập vào các sáng tác thuộc loại trữ
tình thì điều gì sẽ xảy ra? Ngoài ý nghĩa phá vỡ ranh giới thể loại giữa tự sự
và trữ tình nó còn có nhiều ý nghĩa khác đối với các sáng tác thuộc loại trữ

tình.
Ai cũng biết rằng tác phẩm trữ tình là tiếng nói của tình cảm, là nhu cầu
tự biểu hiện của các thi nhân- nhu cầu bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt
và trực tiếp. Có nhiều bài thơ ra đời do sự tuôn trào của cảm xúc khiến cho
chữ gọi chữ, câu gọi câu cứ hiện dần ra trên trang giấy. Và nhà thơ chỉ việc
ghi lại nguồn cảm xúc dạt dào đó chứ không cần phải gọt giũa câu chữ hay
thêm bớt điều gì cả. ở những bài thơ này, tác giả dờng nh chìm đắm trong
tình cảm của mình, vui thì vui bất tận còn buồn thì buồn da diết, thê lơng.
Nhng ở một số bài thơ có các chi tiết miêu tả, sự kiện đời sống, yếu tố kể
chuyện hoặc nhân vật thì chất trữ tình bớt thống thiết hơn. Mọi tình cảm,
cảm xúc của nhà thơ đều đợc dừng lại trớc cái "ngỡng" của nó.
Bằng việc thêm vào những chi tiết rất đời thờng, những sự kiện cụ thể,
tác phẩm trữ tình đợc rút ra khỏi tháp ngà của chủ nghĩa tình cảm và kéo
thơ gần với cuộc sống hơn. Nếu nh trớc đây văn học cổ điển tẩy sạch dấu
vết của văn xuôi, đời sống trần tục thì văn học hiện đại có xu hớng gia tăng
yếu tố tự sự. Do đó, tác phẩm trữ tình càng ngày càng giàu chất hiện thực
hơn.
Với việc ghi lại các sự kiện cụ thể, ngời đọc còn đợc tiếp nhận ở những
tác phẩm trữ tình lợng thông tin sự việc (lợng thông tin khách thể). Chính
các tác giả của nó cũng đặt ra mục đích đó khi sáng tác. Về thực chất, lợng
thông tin sự việc đã đợc nhận thức thẩm mĩ điều chỉnh lại theo quy luật
riêng của thơ trữ tình. Các yếu tố tự sự nh trần thuật, sự kiện, nhân vật ở
đây, một mặt tác động và ở chừng mực nào đó đã làm thay đổi kết cấu trữ
15


tình, nhng mặt khác lại chịu sự quy định của kết cấu và mang bản chất của
chỉnh thể trữ tình.
Yếu tố tự sự len vào trong tác phẩm trữ tình còn làm cho đề tài phong
phú hơn. Trong các tác phẩm trữ tình thuần tuý đề tài chỉ bó hẹp ở thế giới

nội tâm của nhà thơ với những cung bậc tình cảm khác nhau. Mà tình cảm
thì dù ở thời đại nào, quốc gia nào cũng đều là những niềm vui, nỗi buồn,
thơng yêu, căm thù, hờn giận, ... nh nhau và nó mới chỉ là một phơng diện
năng động, hấp dẫn của cuộc sống. Trong lúc đó, cuộc sống đang còn có rất
nhiều phơng diện khác nữa. Đối với các tác phẩm trữ tình có sự xâm nhập
của yếu tố tự sự thì đề tài có thể là một sự kiện, một câu chuyện nào đó có
tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ. Sự kiện, câu chuyện lại có rất
nhiều trong cuộc sống. Vì vậy, đề tài trong các tác phẩm trữ tình có sự xâm
lấn của yếu tố tự sự không gò bó nh trong những tác phẩm trữ tình thuần
tuý.
Không chỉ có thêm nhiều đề tài mới mà câu trong loại tác phẩm trữ tình
kiểu này cũng có "dáng điệu" mới. Câu dài hơn và chữ Hán mang tính chất
"điệu nói". Trong khi ấy, câu trong tác phẩm trữ tình cổ điển ngắn hơn và có
tính chất "điệu ngâm". Cùng với sự kéo dài của câu là sự mở rộng dung lợng của bài bởi tác phẩm trữ tình có chuyện, có việc để kể thì bao giờ cũng
dài hơn tác phẩm trữ tình chỉ đơn thuần thể hiện tình cảm (tình cảm dù
mãnh liệt đến đâu cũng không thể kéo dài mãi đợc).
Sự gia tăng yếu tố tự sự trong các thể loại trữ tình đã mở rộng khả năng
và phạm vi chiếm lĩnh đời sống con ngời, cải tạo lại hệ thống nhân vật trong
thế giới trữ tình.
Tuy nhiên, sự vận dụng quá liều lợng tự sự và luận lý chủ quan về sự
kiện, sự việc ... sẽ làm hạn chế sức thuyết phục của hình tợng thơ, bó hẹp
cảm giác thẩm mĩ thơ và trong chừng mực ảnh hởng đến thị hiếu thởng thức
của độc giả.
Tóm lại, trong thơ trữ tình, yếu tố tự sự có vai trò khá đặc biệt. Nó làm
cho thơ trữ tình bớt thống thiết, giàu chất hiện thực, đề tài phong phú hơn
và câu thơ dài hơn, mang tính chất điệu nói. Tuy nhiên, cần phải vận dụng
nó đúng liều lợng bởi yếu tố tự sự chịu sự chi phối của thể loại thơ trữ tình.
Xuất phát từ vai trò của yếu tố tự sự nh trên, các nhà thơ có xu hớng tăng cờng yếu tố tự sự trong tác phẩm của mình, trong đó có các nhà Thơ mới. Vì
thế, tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự khi xâm nhập vào các sáng tác thuộc
16



thể loại trữ tình là cơ sở để chúng ta nhận thấy ý nghĩa cách tân thi pháp
của thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới .

chơng 2
Sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc
phong trào Thơ mới - một hiện tợng thẩm mĩ
mới mẻ của thơ Việt trong tiến trình hiện đại hoá
Cho đến những năm đầu của thế kỉ XXI, Thơ mới chẳng còn mới nh cái
tên của nó nữa. Mỗi khi nghe bốn chữ "Phong trào Thơ mới", chúng ta
không còn có cảm giác ngạc nhiên nh Xuân Diệu lần đầu tiên đến với thơ
ca Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỉ. Nhng những đóng góp của Thơ mới
cho sự hiện đại hoá văn học dân tộc vẫn làm ngời ta không khỏi ngỡ ngàng.
Một trong những đóng góp quan trọng, mới mẻ đó là sự gia tăng yếu tố tự
17


sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới. Sở dĩ nói nh vậy là vì trớc
đây trong thơ trữ tình tiếng Việt thuộc dòng văn học viết không có hiện tợng này mà nó mới chỉ có trong thơ trữ tình viết bằng chữ Hán. Hơn nữa,
khi gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình, các nhà Thơ mới có cách đa
chuyện, miêu tả chi tiết, sự kiện khác hẳn các nhà thơ cổ điển .
2.1. Một cái nhìn mang tính định lợng về sự gia tăng yếu tố tự sự
trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới
Sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình không phải là sáng tạo riêng
của phong trào Thơ mới. Thực ra nó đã từng xuất hiện trong văn học cổ
điển. Nhng đến phong trào thơ ca này, yếu tố tự sự trong thơ trữ tình đậm
đặc hơn và đợc biểu hiện ở nhiều cấp độ nh: sự kiện, chi tiết, câu chuyện,
nhân vật, lời kể, hình tợng ngời kể chuyện... Tuy nhiên, các cấp độ đó trong
thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới không phải đều nổi trội nh nhau mà

tuỳ vào thơ của từng tác giả cụ thể chúng có thể có độ đậm nhạt khác nhau.
Dựa vào sự thể hiện ấy và do nhu cầu nghiên cứu, để tiện cho việc trình bày,
chúng tôi qu+an niệm yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ
mới có hai cấp độ: chi tiết, câu chuyện. Đi sâu vào tìm hiểu hai cấp độ này
trong Thơ mới, chúng ta sẽ có một cái nhìn mang tính định lợng về sự gia
tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình của phong trào Thơ mới.
2.1.1. Chi tiết
Chi tiết là một khái niệm đợc sử dụng tơng đối phổ biến trong nhiều
lĩnh vực của đời sống và văn chơng. Theo Từ điển tiếng Việt, chữ "chi tiết"
có nhiều nghĩa, một trong những nghĩa của nó là "phần rất nhỏ, điểm nhỏ
trong nội dung sự việc hoặc hiện tợng" [10,152]. Nh vậy, muốn tái hiện đợc sự việc, hiện tợng ngời ta phải dùng rất nhiều chi tiết. Cũng nh để hình
tợng nghệ thuật hiện lên cụ thể, gợi cảm và sống động, tác giả phải sử dụng
những chi tiết về phong cảnh, môi trờng, chân dung, nội thất, cử chỉ, hành
vi lời nói, phản ứng nội tâm. Chi tiết khi đi vào tác phẩm văn học thờng qua
sự sàng lọc, gọt giũa của nhà văn và nó đợc gọi là chi tiết nghệ thuật. Nhà
văn Nguyễn Công Hoan xem "chi tiết nghệ thuật là những hòn gạch để xây
nên truyện, không có chi tiết, không có truyện sinh động gây cảm xúc. Nó
là cảnh, là ngời, là tiếng nói, giọng nói, việc làm của nhân vật". Còn Từ
điển thuật ngữ văn học lại cho rằng chi tiết nghệ thuật là "các tiểu tiết của
tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và t tởng".Sách Lí luận văn học
xem "Chi tiết nghệ thuật là bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của tác phẩm mà
18


nhờ bộ phận này thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới hiện ra một cách cụ
thể, sinh động". Tuy cách dùng từ khác nhau nhng cả ba định nghĩa trên
đều thống nhất cho rằng chi tiết là những điểm nhỏ nhất, có ý nghĩa của tác
phẩm và giúp tác giả thể hiện đợc thế giới nghệ thuật.
Chi tiết nghệ thuật không những làm cho con ngời, cảnh sắc, sự việc
hiện ra một cách rõ nét mà còn góp phần soi tỏ ý nghĩa của các hiện tợng

đó. Chỉ một chi tiết "mây ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" mà cho ta
thấy đợc nhan sắc tuyệt đẹp của Thuý Kiều và dự cảm những tai hoạ về sau
sẽ đến với nhân vật này.
Chi tiết có trong tất cả mọi tác phẩm văn học. ở trong truyện, hệ thống
chi tiết dày đặc, rậm rạp. Còn ở trong thơ trữ tình thuần tuý, chi tiết thờng
chỉ là một vài nét chấm phá. Nhng ở những bài thơ có sự xâm nhập của yếu
tố tự sự thì chi tiết rất phong phú, đa dạng. Đó là những chi tiết kể, tả cụ thể
giúp ngời đọc hình dung, tái hiện hiện thực khách quan một cách rõ nét.
Với quan niệm đó khi khảo sát cuốn Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác
phẩm chúng tôi thấy Thơ mới có sự bộn bề của chi tiết: có chi tiết về thiên
nhiên, về sinh hoạt, về ngoại hình, nội tậm, ngôn ngữ, cử chỉ,... "Cha bao
giờ ngời ta thấy thơ trữ tình tiếng Việt lại có lắm chi tiết tạo hình nh thế...
cứ gần nh với mỗi câu thơ ta lại bắt gặp một hình ảnh mới" [11,163].
Bài thơ Con ngời phóng đãng (Thế Lữ) chỉ vẻn vẹn hai mốt câu nhng
đầy rẫy chi tiết, từ "lá bàng rơi", "phố vắng","gió thổi","mây bay"đến "lớp
nhà dốc ngợc", "trời thấp", "mây nặng",... cả hình ảnh con ngời bớc đi
trong gió ma ấy. Ngay cả trong một câu thơ cũng chen lẫn tả, kể hết sức
sinh động:
Lá bàng rơi, rơi từng màu đỏ chết;
Phố vắng hai bên lặng ngắt nh tờ
Với sự bộn bề của những chi tiết kể trên, tác giả muốn tô đậm sự bơ vơ,
lạc lõng, không có chỗ dựa của mình giữa cuộc đời. Chúng ta còn gặp đặc
điểm này của những bức chân dung tự hoạ trong Hoa bạc mệnh (Leiba),
Oan nghiệt, Xuân tha hơng (Nguyễn Bính). Trong Xuân tha hơng có nhiều
đoạn cũng đầy rẫy những chi tiết tỉ mỉ. Đó là cảnh đón tết ở quê ngời,
chuyện tình duyên trắc trở. Tất cả dựng lên hình ảnh một kẻ giang hồ,
không có chỗ dựa, không có ngời tơng thông tơng cảm. Nhà thơ chỉ biết gửi
nỗi lòng ấy cho chị Trúc, ngời chị tinh thần cho vơi đi niềm đau khổ.

19



Không chỉ thiên nhiên mà con ngời trong Thơ mới cũng đợc khắc hoạ rõ
nét với những chi tiết về ngoại hình, nội tâm, lời nói, cử chỉ.
Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ "Tôi". Sự trỗi dậy của cái tôi gắn
liền với việc tự hoạ chân dung mình. Hầu hết các nhà Thơ mới từ Thế Lữ,
Xuân Diệu cho đến Huy Cận, Nguyễn Bính, Leiba ... đều tự hoạ chân dung
mình nhng mỗi ngời vẽ bằng những chi tiết khác nhau. Thế Lữ trong Tự
trào khắc hoạ đợc nhiều chi tiết nổi trội về ngoại hình của mình một cách
hết sức tỉ mỉ nh cách ăn mặc: "lôi thôi", "lốc thốc", "quần cộc lộc", "giày
vải trắng mang từ hạ sang đông", "chiếc mũ dạ vàng, dúm gió, bửn vô
song"... Đó là một con ngời có bộ dạng lôi thôi, lếch thếch, phóng túng
ngang tàng, bất cần đời của cái gọi là "chất" nghệ sĩ, kiểu chân dung của
những con ngời tỏ ra chán nản, bất bình với thực tại lúc bấy giờ.
Trong những bài thơ trữ tình có "chuyện", chi tiết có đặc điểm độc đáo.
Các nhà Thơ mới dờng nh ít tiếp thu cách đa chi tiết trong hình thức cô
quánh của các nhà thơ cổ điển. Thật khó tìm thấy trong thơ trữ tình cổ điển
một câu chuyện đầy ắp những chi tiết "không đâu" thế này:
Em nhớ năm em lên mời hai
Một mình em lấy trộm gơng soi.
Đờng ngôi đơng kẻ thì anh đến,
Anh đến bên em mỉm miệng cời
Em thẹn, quăng gơng chạy xuống nhà ...
(Năm qua - Leiba)
Tuy nhiên, chính nhờ những chi tiết "ớt át" và "vụn vặt" ấy, nhà thơ mới
có thể miêu tả đợc một cách tỏ tờng những biến thái tinh vi trong cảm xúc
của con ngời thời hiện đại để có thể mời độc giả cùng thể nghiệm, tạo nên
một chất lợng mới trong quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc. Một khi đã có
tâm thế tiếp nhận mới độc giả sẵn sàng cùng nhà thơ phiêu du cùng câu
chuyện, nhởn nha cảm thụ từng chi tiết và sống với nó.

Chi tiết trong Thơ mới cũng ít tính hiện thực hơn so với thơ cổ điển.
Trong bài Trờng can hành, Lý Bạch đã chọn đợc những chi tiết rất hiện
thực: "Thiếp phát sĩ phủ ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch, Lang kỵ trúc mã
lai, Nhiễu sàng lộng thanh mai". Nhng khi đặt vào trong cả bài thơ, những
chi tiết này đã đợc cấu trúc hoá một cách chặt chẽ, mang tính biểu trng cao
nhằm khắc sâu vào tâm trí độc giả cái ý niệm về một thứ hạnh phúc tuổi
thơ. Không phải ngẫu nhiên mà hai từ "thanh mai" và "trúc mã" đã đợc
ghép vào nhau thành một thành ngữ chỉ khái niệm bạn thời thơ ấu (giữa
20


một bé trai và một bé gái). Trong khi đó, ở bài Giận nhau của Nguyễn Xuân
Huy, một bài có nói tới mối tình mới nhóm trong lòng những đứa trẻ ngây
thơ, những chi tiết cụ thể khó có thể "khô" thành ý niệm;
Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất bình,
Khẽ đánh em cái thớc
Vào bàn tay xinh xinh
Với những chi tiết đó độc giả có ấn tợng rằng câu chuyện đang diễn ra
trong thì hiện tại, rằng nó cha kết thúc. Cái cách triển khai bài thơ nhẩn nha
đã tạo không gian sống cho các chi tiết ấy, mặc dù nó cũng gây ra "tác dụng
phụ" là khiến bài thơ trở nên duềnh doãng, thiếu hàm súc-một điều mà thơ
cổ điển rất kị.
Nh vậy, từ những chi tiết về thiên nhiên, sinh hoạt đến những chi tiết về
ngoại hình, nội tâm, tính cách, ... đều đợc miêu tả một cách cụ thể, rõ
ràng,sinh động trong Thơ mới. Đó là những biểu hiện của sự dung nạp yếu
tố tự sự vào trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới. Ngoài ra, sự dung
nạp này còn đợc thể hiện ở sự có mặt khá phổ biến của nhiều câu chuyện
trong Thơ mới.
2.1.2. Câu chuyện

Theo Từ điển tiếng Việt: "Câu chuyện là sự việc hoặc chuyện đợc nói ra
[10,125]. Vận dụng cách hiểu đó, khi khảo sát thống kê cuốn Thơ mới
1932-1945 tác giả và tác phẩm, chúng tôi nhận thấy trong thơ trữ tình của
hầu hết các nhà Thơ mới đều có "chuyện ".Từ những tác giả có nhiều bài
đến những tác giả có ít bài đợc tuyển chọn đều gồm ít nhất một bài thơ kể
lại một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong đó thơ của những tác giả có chuyện
nhiều nhất là: thơ của Nguyễn Nhợc Pháp chiếm 100%, thơ của Nguyễn
Bính chiếm 70%, thơ của Leiba chiếm 60%, thơ của Thế Lữ có gần 40%,
thơ của Hàn Mặc Tử gần 30%, thơ của Trần Huyền Trân gần 40%, thơ của
Lu Trọng L và Tế Hanh có khoảng 30% thơ kể chuyện. Khảo sát cuốn Thi
nhân Việt Nam của Hoài Thanh-Hoài Chân, chúng tôi thấy có 40% bài thơ
trữ tình có chứa yếu tố "chuyện". Qua một vài số liệu ở trên, chúng tôi có
thể kết luận rằng khi trữ tình các nhà Thơ mới đã đa rất nhiều "chuyện" vào
thơ. Đó là chuyện một con hổ bị giam cầm ở trong vờn bách thú, chuyện
cuộc đời của một khách chinh phu, chuyện một con ngời vẩn vơ, chuyện tự
trào về bản thân mình, ...trong thơ Thế Lữ. Thơ Nguyễn Nhợc Pháp cũng
đầy chuyện. Toàn bộ tập Ngày xa là những câu chuyện ngồ ngộ, vui vui
21


hoặc tình tứ của quá vãng đợc kể bằng thơ. Bên cạnh hai tác giả trên, còn
cần phải kể tới Nguyễn Bính, Phạm Huy Thông, J.Leiba, Vũ Hoàng Chơng,
Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, T.T.K.H, Nguyễn Xuân Huy... là những tác
giả đã viết nhiều bài thơ có chuyện.
Cách đa "chuyện" của các nhà Thơ mới rất độc đáo, khác hẳn với các
nhà thơ cổ điển. Các thi nhân xa thờng kể chuyện tuần tự theo sự quan sát
của mình và thuật kể rất súc tích. Còn các nhà Thơ mới ít học cách kể đó
(ngoại trừ một ít bài nh: Bi xuân nơng của Phan Văn Dật). Chuyện trong
Thơ mới thờng đợc kể nhởn nhơ, với ngôn ngữ rất đời thờng, mang tính
chất văn xuôi. Mặt khác nội dung các câu chuyện thờng cũng ít tính hiện

thực (những bài nh Bi xuân nơng vừa nhắc và Cảnh đoạn trờng của Thái
Can là rất hiếm). Các câu chuyện trong thơ trữ tình đợc kể lại không nhằm
mục đích tự thân. Khi kể chuyện tác giả không chỉ đa đến cho ngời đọc
những thông tin cụ thể, chi tiết về một con ngời hay một sự việc nào đó mà
quan trọng hơn qua những câu chuyện đó còn cho ngời đọc thấy đợc tình
cảm, thái độ của nhà thơ đối với câu chuyện đợc kể. Đây mới chính là nội
dung chủ yếu của một bài thơ trữ tình. Hình thức trữ tình thông qua kể
chuyện còn giúp cho việc ghi nhận và thâu tóm vào trong các bài thơ "chân
dung" của con ngời thời đại mới với bao điều cụ thể trong hành xử, nói
năng, xúc cảm... Nói mấy chữ "con ngời thời đại mới" dễ khiến ngời ta nghĩ
tới một đối tợng khách quan nào. Kì thực nó cũng chính là các thi nhân
lãng mạn với cái tôi cảm xúc định mệnh của họ đấy thôi. Vì lẽ này, trong
các bài thơ kể chuyện, các nhà thơ rất cố gắng đi sâu vào tâm trạng các
nhân vật, không phải để cá tính hoá nó theo kiểu của tiểu thuyết hiện thực
mà chỉ để tự khai thác nội tâm nhân vật. Các nhân vật Vân Sinh hay Văn
Sinh trong hai bài thơ Hoa thuỷ tiên và Bóng mây chiều thực chất chỉ là
một dạng hoá thân của cái tôi Thế Lữ. Cái cõi lòng đằm trong niềm mơ
mộng nuối tiếc của Vân Sinh (Hoa thuỷ tiên) hoàn toàn đồng nhất với tâm
trạng hớng về Bồng Lai thanh sạch của nhà thơ đợc thể hiện trong nhiều bài
thơ khác không có hình thức kể chuyện. Từ những sáng tác cụ thể trên,
chúng ta có thể khẳng định nhờ hình thức kể chuyện các nhà thơ đã không
làm ngời đọc cảm thấy chán khi họ nuôi ý định làm một "liên khúc trữ tình
" của nhiều tâm trạng thống nhất nhng không đồng nhất trong một đơn vị
bài thơ. Nơng theo một "cốt truyện" giản dị cái tôi thi sĩ, cái tôi cảm xúc
của nhà thơ dần lộ ra dới hình thức gián tiếp, khó gây "dị ứng" cho độc giả.

22


Những bài thơ thể hiện trữ tình thông qua một câu chuyện thờng dễ tạo ra

một không khí thoải mái, dân chủ trong tiếp nhận nghệ thuật.
Quả là khi đa "chuyện" vào thơ có rất nhiều tác dụng trong việc phát trữ
tình cảm. Bởi thế, các nhà Thơ mới có hứng thú rõ rệt đối với việc quan sát
chính nội tâm mình khi nó đợc khoác thử bộ áo khách quan, cũng nh rất a
nhập vai vào những đối tợng khác mình để hiểu nó và cũng là để hiểu ngay
bản thân mình. Khi viết những bài thơ có chuyện này, ngoài việc xuất phát
từ vai trò của yếu tố chuyện trong thơ trữ tình, các nhà Thơ mới còn học tập
nhiều kinh nghiệm của thơ trữ tình dân gian, của thơ cổ điển và thơ ca lãng
mạn Pháp (tất nhiên đã nhào nặn nó trên một tinh thần mới).
2.2. Thử lí giải nguyên nhân sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ
tình thuộc phong trào Thơ mới
Phong trào văn học nào cũng có những đặc trng nhất định. Đó là những
đặc điểm riêng biệt, độc đáo để khu biệt nó với những phong trào văn học
khác trớc, cùng thời và sau nó. Riêng phong trào Thơ mới có đặc trng nổi
bật là sự gia tăng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình. Chúng ta dễ dàng tìm thấy
những câu chuyện hoàn chỉnh, những chi tiết miêu tả tỉ mỉ và lời văn mang
tính chất kể lể trong Thơ mới. Vậy những nguyên nhân nào đã đa tới cho
phong trào thơ ca này đặc trng đó? Để tìm lời đáp cho câu hỏi ấy chúng tôi
thiết nghĩ không thể không xuất phát từ những tiền đề xã hội và thẩm mĩ vì
văn học là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mĩ của một tầng lớp ngời, của một
giai cấp trong xã hội. Đây cũng là một việc làm rất cần thiết để thấy đợc
quy luật phát triển của văn học và mối quan hệ giữa nó với đời sống xã hội.
2.2.1. Tiền đề xã hội
Xã hội nào thì văn học ấy. Đó là chân lí đã đợc các nhà lí luận văn học
khẳng định từ lâu đời. Vì thế muốn lí giải nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng
yếu tố tự sự trong thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới, chúng ta phải tìm
hiểu những đặc điểm của xã hội nớc ta từ đầu thể kỉ XX đến năm 1945 ảnh
hởng tốt sự phát triển của Thơ mới.
Bớc sang đầu thế kỉ XX, bộ mặt xã hội nớc ta có nhiều thay đổi. Công
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp về mặt khách quan

đã làm nền kinh tế nớc ta phát triển. Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp đã
bắt đầu xuất hiện mầm mống của kinh tế t bản chủ nghĩa. Nền kinh tế t bản
chủ nghĩa tuy mới chỉ manh nha nhng đã ảnh hởng không nhỏ đến xã hội
Việt Nam. Một số đô thị lớn hình thành và phát triển: Hà Nội, Nam Định,
23


Hải Phòng, Huế, Sài Gòn, ... Những trung tâm công nghiệp với nếp sống đô
thị thu hút dân nghèo ra kiếm việc làm. Từ đó, thành phần giai cấp trong xã
hội Việt Nam cũng thay đổi. Bên cạnh giai cấp nông dân vẫn tiếp tục canh
tác theo lối cổ xa, giai cấp công nhân cũng đang hình thành và lớn mạnh
song song với tầng lớp dân nghèo thành thị, tiểu t sản trí thức và giai cấp t
sản dân tộc. Trong đó tầng lớp tiểu t sản trí trức và giai cấp t sản dân tộc là
những giai tầng có tác động rất lớn đến phong trào Thơ mới cũng nh quy
định những đặc trng của phong trào thơ ca này.
Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa đạt hiệu quả cao, thực dân
Pháp đã ra sức tuyên truyền cho việc "khai phá văn minh" của mẫu quốc
Đại Pháp. Các trờng Pháp Việt đợc xây dựng từ năm 1986. Các sách báo về
khoa học kĩ thuật, văn học, triết học của Pháp và của các nớc phơng Tây đợc dịch sang chữ quốc ngữ và đăng tải trên các báo: Đông Dơng tạp chí,
Nam Phong, Phụ nữ tân văn, Phong hoá ... Cùng với việc tuyên truyền văn
minh Pháp, năm 1915, thực dân Pháp và triều đình phong kiến đã bãi bỏ
chế độ khoa cử nặng nề và thối nát ở Bắc Kì, sau đó là ở Nam Kì, ở Trung
Kì. Khoa cử mà bỏ thì thơ Đờng thất ngôn bát cú cũng theo đó mà mất dần
địa vị độc tôn và thế vào vị trí đó là văn học Pháp. Trong nhà trờng, thanh
niên, học sinh say sa học văn học Pháp, ngời ta đọc Lamartine, Musset ...
Do tiếp xúc với văn học Pháp, đặc biệt là văn học lãng mạn Pháp nên tầm
mắt của ngời Việt Nam đợc mở rộng, sinh hoạt của một số tầng lớp nhân
dân đã có sự thay đổi. "Ngời ta ở nhà lầu, đi ô tô, dùng đèn điện, quạt điện,
đi nghe hoà nhạc Tây Muzic Hall hoặc đi xem chớp bóng" [6, 25]. Những
kiểu sinh hoạt đua đòi truỵ lạc đợc thực dân khuyến khích nh nhà săm và

nhà thổ. Sinh hoạt của t sản và tiểu t sản thành thị cũng thể hiện ngay cả
trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ (quần lính, áo the, khăn mỏ quạ,
răng đen ... trớc thay bằng những âu phục, váy đầm, dày móng nhái, đánh
tenit,...). Nói về những thay đổi của nớc ta do tiếp xúc với làn gió phơng
Tây, Hoài Thanh đã nhận xét: "năm sáu mơi năm mà nh năm sáu mơi thế
kỉ" và theo ông "Phơng Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta".
Tất cả những thay đổi trong cuộc sống sinh hoạt, văn hoá làm lung lay nếp
nghĩ, nếp cảm của giới tri thức. Họ yêu đơng, mơ mộng, vui buồn khác các
cụ nhà nho ngày xa nhiều lắm. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy
Nhơn hồi thánh 6 năm 1993, Lu Trọng L đã nói: "các cụ ta a những màu đỏ
choét, ta lại a màu xanh nhạt... các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm
khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây
24


thơ, các cụ coi nh đã làm một điều tội lỗi ta thì ta cho là mát mẻ nh đứng trớc một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhng
đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua,
cái tình gần gũi, cái tình xa xôi ... cái tình trong giây phút, cái tình ngàn
thu,...".
Tóm lại, tình hình xã hội nớc ta ở đầu thế kỉ XX với những đặc điểm nh
trên đã tạo ra một lớp độc giả mới có những nhu cầu thẩm mĩ mới. Vì vậy
cần phải mở ra một thời kì mới trong thơ ca với hình thức biểu hiện độc
đáo, khác trớc.
2.2.2. Tiền đề thẩm mĩ
Việc đa chuyện, chi tiết, sự kiện, lời kể vào trong thơ trữ tình không phải
đến phong trào Thơ mới mới có. Thực ra nó đã có tiền đề từ văn học dân
gian, văn học cổ điển, văn học Pháp.
Văn học dân gian là nền văn học tồn tại song song với văn học viết. Nền
văn học này cũng bao gồm nhiều thể loại trong đó có những bài ca dao dân
ca đợc xem là tơng đơng nh những tác phẩm trữ tình. Nói đến trữ tình

không thể không nhắc đến tâm trạng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của con ngời đối với thế giới và nhân sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài nội dung
chủ yếu đó, loại hình trữ tình dân gian còn cho chúng ta biết thêm nhiều
thông tin về sự việc nhờ có sự tham gia của yếu tố tự sự. Trong kho tàng
dân ca, ca dao có nhiều câu bắt đầu cái "cảm" từ một "duyên cớ", một
"chuyện" nào đó. Chẳng hạn:
Đêm qua mới gọi là đêm
Ruột xót nh muối dạ mềm nh da
Gọi chàng chẳng thấy chàng tha
Lần tay bẻ khoá thời vừa rạng đông
Trách trời sao chóng rạng đông
Chẳng khuya chút nữa cho lòng thở than
Bài ca dao chỉ vẻn vẹn sáu câu nhng có tới năm câu kể lại cho ngời đọc
rõ chuyện đã xảy ra đêm qua, câu cuối cùng mới bộc lộ tâm trạng. Nh vậy,
bên cạnh tâm trạng, bài ca dao còn có yếu tố kể, tả. Nhng những yếu tố tự
sự đó không có ý nghĩa xác định sự vật khách thể mà chỉ để cái chủ thể đợc
biểu hiện rõ hơn, sinh động và gây ấn tợng hơn. Có thể thấy trong ca dao
thể hiện nhiều góc độ khác nhau của yếu tố tự sự. Có khi là một câu chuyện
có cả cốt truyện, nhân vật và đối thoại giữa các nhân vật nữa. Chẳng hạn bài
25


×