Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.35 KB, 105 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC



TRẦN THỊ XUÂN HỢP


YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI




Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 50401

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC






Người hướng dẫn: PGS.TS Lý Hoài Thu











Hà Nội 06/2006






1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I. Lý do chọn đề tài: 2
II. Lịch sử vấn đề 3
III. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. 8
1 - Đối tượng nghiên cứu: 8
2 – Phạm vi nghiên cứu: 8
3- Phương pháp nghiên cứu: 9
IV. Mục đích ý nghĩa 10
V- Kết cấu của luận văn 11
CHƢƠNG MỘT: YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG CỐT TRUYỆN 12
CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI 12
I- Khái niệm tự truyện: 12
II.Cốt truyện và yếu tố tự truyện trong cốt truyện của tiểu thuyết Nguyễn
Khải thời kỳ đổi mới: 17
1) Khái niệm cốt truyện 17

2) Cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải: 17
3) Yếu tố tự truyện trong cốt truyện của Nguyễn Khải: 21
CHƢƠNG HAI: YẾU TỐ TỰ TRUYỆN QUA HỆ THỐNG NHÂN VẬT . 37
I. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải 37
1.Vai trò nhân vật trong tiểu thuyết: 37
2- Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải: 38
II. Yếu tố tự truyện trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải:
50
1. Nhân vật người kể chuyện: 50
2. Người kể chuyện là nhân vật “Tôi” – ngôi thứ nhất: 53
3. Người kể chuyện là nhân vật Hắn: ngôi thứ ba 59
CHƢƠNG BA: YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG GIỌNG ĐIỆU, QUAN
ĐIỂM TRẦN THUẬT VÀ KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 67
I. Yếu tố tự truyện trong giọng điệu 67
1. Giọng điệu của tiểu thuyết Nguyễn Khải 67
2. Yếu tố tự truyện trong giọng điệu 72
II. Yếu tố tự truyện trong quan điểm trần thuật. 75
1. Quan điểm trần thuật của Nguyễn Khải 75
2. Yếu tố tự truyện trong quan điểm trần thuật 80
III. Yếu tố tự truyện trong không gian – thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới: 91
KẾT LUẬN: 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 101

2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn xuất hiện và trƣởng thành từ
cuối giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ông cũng là một trong số những nhà
văn có sức sáng tạo dồi dào, phong phú. Hơn một nửa thế kỷ hoạt động liên

tục trong các lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật, ông đã đạt nhiều thành
công lớn: Hai lần nhận giải thƣởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam (vào
các năm 1982 và 1998); Giải tác phẩm xuất sắc của Hội văn nghệ Việt Nam;
Giải Asean cho tuyển tập truyện ngắn và giải thƣởng Hồ Chí Minh cho cụm
tiểu thuyết “Xung Đột”, “Cha và con và ”, “Gặp gỡ cuối năm” vào năm
2000. 4
Thuộc thế hệ những nhà văn cách mạng trƣởng thành trong chín năm
kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Khải là ngƣời suốt đời gắn bó sâu
sắc với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông là một
tập khảo luận về những vấn đề của cuộc sống, đất nƣớc và con ngƣời Việt
Nam trong hai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Những sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: ký, truyện
ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch và tạp văn, tản văn, ở thể loại nào cũng có
tác phẩm nổi trội. Đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Khải đã xây
dựng một hƣớng đi mới cho các tác phẩm của mình nhằm đặt ra và góp phần
giải quyết những vấn đề chính trị – xã hội nổi lên trong các giai đoạn, với một
giọng văn mang tính chiêm nghiệm, suy ngẫm thể hiện cái tôi (yếu tố tự
truyện) với tính chính luận. Trong tổng số các tác phẩm của Nguyễn Khải thì
thể loại tiểu thuyết và truyện vừa chiếm dung lƣợng khá lớn, mặc dù ranh giới
phân biệt giữa tiểu thuyết và truyện vừa ở một số tác phẩm của nhà văn chƣa
thật rõ ràng, nhƣng chính khi ông ghi dƣới tác phẩm là tiểu thuyết, tác giả đã
có ý thức sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để tái hiện cuộc sống theo quan
niệm của riêng ông về thể loại này. Sức hút của tác phẩm Nguyễn Khải đối
với độc giả có lẽ do phong cách rất riêng, khác với các nhà văn cùng thời.
Trong những năm gần đây, ngòi bút Nguyễn Khải có sự chuyển hƣớng mạnh
mẽ từ hƣớng ngoại chuyển sang hƣớng nội; từ vấn đề chính trị – xã hội
chuyển sang vấn đề thế sự - đời tƣ. Kể từ “Gặp gỡ cuối năm”, ngƣời đọc sẽ

3
dễ dàng nhận thấy yếu tố tự truyện trong mỗi cuốn tiểu thuyết của ông.

Nguyễn Khải quan niệm rằng nếu một truyện ngắn hay một cuốn tiểu thuyết
chỉ có chuyện của ngƣời, không có chuyện của mình thì sự sống của nó không
khác gì một bài báo. Đến cuốn “Thượng đế thì cười”, Nguyễn Khải dƣờng
nhƣ nhìn, ngẫm lại từng chặng trong cuộc đời mình, rồi giãi bày với bạn đọc.
Thế nhƣng để kể lại đƣợc câu chuyện cuộc đời của mình thì đâu phải dễ, điều
ấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nghệ thuật. Chúng ta có thể khẳng định một
điều rằng nhà văn Nguyễn Khải đã mở ra một hƣớng đi rất mới trong chặng
đƣờng sáng tác của ông. Chính vì vậy, những công trình nghiên cứu về tác
giả, tác phẩm Nguyễn Khải với nhiều kiến giải sâu sắc, đều thống nhất xếp
ông vào vị trí nhà văn tiêu biểu của nền văn học đƣơng đại, song các công
trình chuyên biệt đi sâu tìm hiểu về yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải vẫn còn ít ỏi. Về yếu tố tự truyện của Nguyễn Khải thì từ trƣớc tới nay
đã có một số tác giả đề cập đến nhƣng chỉ trong giới hạn một bài báo, một bài
hội thảo nên chƣa thể đánh giá đƣợc một cách đầy đủ và toàn diện. Xuất phát
từ thực tế này, ngƣời viết luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu của
các tác giả đồng thời tiếp tục đi sâu tìm hiểu yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới với mong muốn độc giả sẽ có một cái nhìn sâu
hơn về phong cách nhà văn Nguyễn Khải.
II. Lịch sử vấn đề
1- Những phê bình, nghiên cứu sáng tác về Nguyễn Khải.
Cho đến nay đã có hơn 100 bài viết đƣợc công bố, trong đó có hơn 2/3
các công trình trực tiếp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Khải. Số
còn lại tuy không trực tiếp đặt ra vấn đề nghiên cứu nhà văn nhƣng trong bài
viết của mình, các tác giả đều ít nhiều đề cập đến Nguyễn Khải ở cấp độ này
hay cấp độ khác.
Trong cuốn “Nhà văn Việt Nam 1945-1975” (Tập 2), Phan Cự Đệ đã
bao quát một khối lƣợng tác phẩm lớn của nhà văn Nguyễn Khải sáng tác
trong vòng 30 năm và 20 bài nghiên cứu có giá trị về tác phẩm Nguyễn Khải.
Ông cho rằng “ Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu
lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm lời giải đáp thuyết

phục theo cách riêng của mình trong những tác phẩm của nhà văn, thông

4
qua những sự kiện xã hội, chính trị có tính chất thời sự nóng hổi, bao giờ
cũng nổi lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học và đạo đức nhân
sinh.” [44,tr.480].
Phải kể đến bài “Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải” trong cuốn
“Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm” của Chu Nga. Bài viết đánh giá rất cao
những tác phẩm Nguyễn Khải viết về nông thôn, đồng thời khẳng định ngòi
bút tác giả “rất sắc sảo và giàu tính chiến đấu” [45, tr.65].
Năm 1990, do nhu cầu của việc nghiên cứu, giảng dạy văn học trong
trƣờng Đại học ngày càng đƣợc mở rộng, Giáo trình văn học Việt Nam 1945-
1975 đƣợc Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Trong tập sách này, bài viết về
Nguyễn Khải do Đoàn Trọng Huy biên soạn, bài viết đã bao quát rộng hơn và
có thêm nhiều điểm mới về ngòi bút và phong cách của Nguyễn Khải, đã chỉ
ra nét phong cách chính luận cũng nhƣ những nỗ lực đổi mới trong cách viết
của Nguyễn Khải để ngày càng “làm cho tác phẩm có sức mạnh và thuyết
phục riêng” [46, tr. 122].
Năm 1996 Vƣơng Trí Nhàn biên soạn Tuyển tập Nguyễn Khải, đã đánh
giá nhƣ sau “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Với cuộc
cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông
là một bằng chứng một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người
thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ
của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [41, tr. 12].
Với đánh giá này, Nguyễn Khải đã đƣợc tôn vinh xứng đáng với công
lao phấn đấu kiên trì và bền bỉ của ông để đóng góp đƣợc nhiều nhất cho sự
nghiệp văn học của nƣớc nhà.
Nguyễn Thị Bình trong “Nguyễn Khải tƣ duy và tiểu thuyết” đã khẳng
định những tác phẩm của Nguyễn Khải có tầm nhìn xa, giỏi phát hiện vấn đề
sau các sự vật hiện tƣợng đơn giản, quen thuộc và khẳng định: “nhiều tác

phẩm của Nguyễn Khải không rơi vào số phận chết yểu bởi lối viết minh hoạ
giản đơn, dễ dãi như tác phẩm của nhiều nhà văn khác, rõ ràng nhờ ý thức
tìm tòi, lật xới hiện thực với tinh thần say mê khoa học. [45, tr.113].
Nhƣ vậy là từ góc độ tác giả, cùng với bề dày thời gian Nguyễn Khải
ngày càng đƣợc đề cao.

5
Tuy nhiên, chiếm số lƣợng nhiều nhất là các bài viết dƣới dạng bình
luận, đánh giá về phƣơng diện cụ thể nào đó, một tác phẩm cụ thể nào đó
trong sáng tác của Nguyễn Khải. Phƣơng pháp tiếp cận này đƣợc giới nghiên
cứu, phê bình chuyên nghiệp đề cao, theo thống kê những bài viết ở dạng này
đã có hơn 80 bài. Giá trị chủ yếu của những bài viết này là tính chất nhạy bén,
kịp thời, vừa giúp chính tác giả nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong
sáng tác của mình, vừa giúp tác giả định hƣớng trong khi nắm bắt thƣởng
thức tác phẩm.
2. Về tiểu thuyết Nguyễn Khải
Phan Cự Đệ cho rằng “Tài năng và phong cách Nguyễn Khải bắt đầu
hình thành và khẳng định từ khi “Xung đột” tập 1 được giới thiệu trên tạp chí
Văn nghệ quân đội năm 1957” [44, tr 481 – 514]. Hầu hết các bài viết sau đó
đều nhất trí với ý kiến của Phan Cự Đệ, Vƣơng Trí Nhàn tiếp tục khẳng định
“Tác phẩm vào nghề, tác phẩm đánh dấu cái tên Nguyễn Khải trong lòng bạn
đọc hâm mộ là gì? Dĩ nhiên phải kể “Xung đột” (1957) Đây mãi mãi là một
đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Khải mà mỗi khi nhớ tới người ta phải
kính trọng” [41, tr 8 – 14].
Chính bản thân tác giả cũng thừa nhận rằng : “Với “Xung đột”, tôi bắt đầu ý
thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước vào con đường viết truyện”
[8, tr. 24].
Đánh giá về những tác phẩm viết về đề tài chiến đấu của Nguyễn Khải
trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, các nhà phê bình đều cho rằng đó là
những tác phẩm xuất hiện đúng lúc : “Đối với tình hình sáng tác, nhất là sáng

tác tiểu thuyết của ta thì việc “chiến sĩ” được viết kịp thời là một cố gắng
lớn của Nguyễn Khải” [5, tr. 81 – 89].
Từ năm 1979 đến nay Nguyễn Khải viết thêm đƣợc 6 cuốn tiểu thuyết
nữa trong đó “Gặp gỡ cuối năm” năm 1982 nhận giải thƣởng của Hội nhà
văn. Với 3 tiểu thuyết sau: “Điều tra về một cái chết”,” Vòng sóng đến vô
cùng”, “Một cõi nhân gian bé tí” lại ít ngƣời biết đến. Nhƣ vậy, từ năm 1979
đến 1989 tiểu thuyết Nguyễn Khải xuất hiện đều đặn hơn và chất lƣợng tác
phẩm cũng đƣợc đánh giá tốt tuy có một số chƣa đƣợc đông đảo công chúng
để ý.

6
Theo các nhà nghiên cứu thì khuynh hƣớng tiểu thuyết Nguyễn Khải
đƣợc phát sinh từ chính phong cách của ông. Nguyễn Khải là ngƣời mở ra
một khuynh hƣớng mới- đó là khuynh hƣớng tiểu thuyết triết luận, Nguyễn
Văn Long trong : Nhìn lại một chặng đƣờng tiểu thuyết đã đƣa ra các luận
chứng để chứng tỏ điều này : “anh thường phân tích nhân vật của mình như
một nhà khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu. Anh cũng không chú ý
nhiều đến tính hoàn thiện của đối cốt truyện ”. [32, tr. 78].
Năm 1985, Nguyễn Đăng Mạnh xếp Nguyễn Khải là một cây bút xuất
sắc trong xu hƣớng viết tiểu thuyết chính luận – triết luận, cùng với việc đƣa
ra những luận chứng để nhận diện thể loại này , ông còn gọi đích danh những
cuốn : “Cha và con và ”; “Chiến sĩ”; “Chủ tịch huyện”; “Gặp gỡ cuối
năm” là loại tiểu thuyết chính luận – triết luận [34, tr.5].
Đến năm 1990, Đoàn Trọng Huy đã chính thức coi chính luận là một
nét phong cách nổi bật của Nguyễn Khải, điều này đƣợc thể hiện trong Giáo
trình văn học Việt Nam 1945-1975 (Tập 2).
Rất nhiều các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khác cũng đều cho
rằng khuynh hƣớng trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải là xu hƣớng chính
luận- triết luận, Lại Nguyên Ân coi tác phẩm “Cha và con và ” là một
công trình “Triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự”

[2, tr.3]. Văn Chinh thấy: “Với “Thời gian của người”, Nguyễn Khải đã góp
thêm một thành công mới cho xu hướng tiểu thuyết triết luận của văn học ta”
[4, tr. 6]. Vũ Quần Phƣơng cũng đồng ý với ý kiến này “Giá trị khảo luận
triết học của tập tiểu thuyết này là một cống hiến của Nguyễn Khải trong văn
xuôi Việt Nam” [52, tr. 3].
Tựu trung lại có thể đánh giá rằng khuynh hƣớng của tiểu thuyết
Nguyễn Khải mang phong cách chính luận – triết luận. Vậy điều gì thể hiện
phong cách triết luận này một cách rõ rệt nhất, đó chính là yếu tố tự truyện.
Nói tóm lại nói về tiểu thuyết của Nguyễn Khải chúng ta có thể thống
nhất ở các nhận định sau:
Nếu so sánh một số tác giả khác sẽ thấy tiểu thuyết Nguyễn Khải
thƣờng ngắn, về dung lƣợng thì tác phẩm của ông thƣờng ngang truyện vừa,
có thể nói ngắn gọn là một đặc điểm của tiểu thuyết Nguyễn Khải. Lại
Nguyên Ân nhận xét “Những cái anh viết, dài nhất như “Chiến sĩ” không tiêu

7
biểu cho lối viết của anh. Ngay chính những tiểu thuyết của anh mà tôi nghĩ
là truyện vừa, người đọc tinh ý cũng thấy độ 1/3 hoặc 1/4 về cuối đọc không
thú vị như các phần trước” [3, tr. 5]. Cũng theo Vƣơng Trí Nhàn cho biết bản
thân Nguyễn Khải đã nói rõ quan điểm của mình từ năm 1963 : “Tự lượng sức
mình là một điều hết sức quan trọng với mỗi người viết Lúc đùa bỡn, ông
bảo : “Viết thế để người ta có thể đọc ù một cái, một hai buổi trưa là xong”.
Những lúc nghiêm chỉnh hơn ông tâm sự “Sức mình chỉ đến thế không nên
kéo dài hơn. Điều quan trọng là thức tỉnh người đọc cùng nghĩ chứ ai có sức
mà nghĩ thay họ được” [42, tr. 210 – 217].
Về bút pháp của Nguyễn Khải nhiều nhà phê bình đã nhận xét:
“Nghiêng về lối kể hơn lối tả. Cốt truyện của Nguyễn Khải không có gì ly kỳ.
Nhiều khi người viết không để ý đến cốt truyện, đến cấu trúc tác phẩm, mà
quan tâm làm nổi bật chính kiến, một kiểu sống, cách nói năng ứng xử của
nhân vật” [61].Vƣơng Trí Nhàn cũng cho rằng những tác phẩm thành công

của Nguyễn Khải thƣờng “hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà
khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát việc đời, Đó là một
phong cách vừa dân dã vừa hiện đại.” [40].
Về ngôn ngữ Phan Cự Đệ nhận xét: “Phong cách hiện thực tỉnh táo
cũng tạo cho tác phẩm Nguyễn Khải một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đó là thứ
ngôn ngữ trí tuệ sắc sảo” [44, tr. 498]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh
“Phải nói đến đặc sắc ngôn ngữ Nguyễn Khải, một ngôn ngữ rất văn xuôi:
nó không nống lên thống thiết mà thường pha ngang giọng tưng tửng, đùa
đùa. và nói chung vẫn phải nhận rằng ngôn ngữ của anh Khải là đặc sắc”
[3,tr. 5].
Về kết cấu và cốt truyện, Phan Cự Đệ cho rằng Nguyễn Khải tiêu biểu
cho phong cách tiểu thuyết cổ điển theo lối chƣơng hồi “Đó là một cách làm
thông minh, nó giúp cho tác giả có khả năng lắp ghép những lài liệu gián
tiếp, xâu chuỗi các truyện kể của nhiều người khác nhau ” [44, tr. 278]. Lại
Nguyên Ân cũng cho rằng “có cái vắn gọn của một kiểu truyện “cổ điển”
nghĩa là không có mới mẻ gì lắm ở bố cục chung” [2, tr.3].
Qua những thống kê trên chúng tôi nhận thấy rằng thể loại tiểu thuyết
của Nguyễn Khải là dƣờng nhƣ là đối tƣợng khảo sát tiềm tàng của nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình văn học, tuy nhiên những bài viết này hầu hết mới chỉ

8
dừng lại ở những đánh giá về tác giả, tác phẩm hầu nhƣ chƣa có một nghiên
cứu chuyên sâu nào tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Khải dƣới góc độ tự truyện.
Điểm lại những bài nghiên cứu, phê bình về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khải,
chúng tôi nhận thấy sự khách quan trong cách đánh giá với nhiều ý kiến đồng
tình cũng nhƣ trái ngƣợc về hầu hết các tác phẩm trong phong cách thể hiện
ngôn ngữ, nhân vật, cốt truyện cũng nhƣ những nhận xét đánh giá về khuynh
hƣớng của tiểu thuyết Nguyễn Khải .v.v. Đây là những tài liệu quý báu để bản
luận văn này tổng hợp và kế thừa những thành tựu của những ngƣời đi trƣớc
đồng thời từ đó tìm hiểu sâu về yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn

Khải dƣới nhiều góc độ một cách toàn diện nhất.
III. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1 - Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là những tác phẩm tiểu thuyết
của Nguyễn Khải trong thời kì đổi mới. Những tác phẩm thuộc các thể loại
khác nhƣ văn xuôi, kịch, ký không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của luận
văn. Chúng là đối tƣợng liên hệ khi cần thiết.
2 – Phạm vi nghiên cứu:
Nguyễn Khải là một cây bút thành công với nhiều thể loại. Riêng về
tiểu thuyết, nếu lấy mốc năm 1982 là năm đánh dấu bƣớc ngoặt của ngòi bút
Nguyễn Khải khi chuyển sang giai đoạn mới thì đến nay, ông đã cho ra đời
sáu cuốn tiểu thuyết là: “Gặp gỡ cuối năm” (1982), “Điều tra về một cái
chết” (1984), “Thời gian của người” (1985), “Một cõi nhân gian bé tí”
(1987), “Vòng sóng đến vô cùng” (1987), “Thượng đế thì cười” (2003). Nếu
nhìn vào số lƣợng tác phẩm, không ít ngƣời sẽ cho rằng sức sáng tạo của nhà
văn còn kém nhiều so với Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…
Chính Nguyễn Khải cũng tự nhận rằng: “Có người nói tôi không biết viết tiểu
thuyết nhưng tôi lại cho rằng đó là cái của chính tôi – tiểu thuyết” . Cho nên,
đằng sau số lƣợng tiểu thuyết ít ỏi kia lại là một sự nỗ lực, khám phá không
ngừng của nhà văn trƣớc cuộc sống để lựa chọn cho mình một hƣớng đi mới.
Trong giới hạn của một luận văn, bƣớc đầu chúng tôi tìm hiểu về yếu tố tự
truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới. Trong quá trình tìm
hiểu, chúng tôi có liên hệ với một số tác phẩm của các nhà văn khác, hy vọng

9
sẽ có cách nhìn toàn diện hơn về đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Khải. Nghiên cứu yếu tố tự truyện của Nguyễn Khải về mặt cấu trúc,
Luận văn không nhất thiết lúc nào cũng chia ra làm các mặt phƣơng pháp,
phong cách, ngôn ngữ mà có thể chia ra theo những cách khác nhau, tuỳ
theo đặc trƣng của từng đối tƣợng. Theo chúng tôi, với đối tƣợng là tiểu

thuyết của Nguyễn Khải thì nên tập trung nghiên cứu theo các phƣơng diện
sau đây: Cốt truyện, hệ thống nhân vật và hình tƣợng nhân vật kể chuyện,
ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện. Về yếu tố tự truyện trong những tiểu thuyết
của Nguyễn Khải chúng tôi sẽ xem xét theo từng tác phẩm riêng biệt và theo
các phƣơng diện vừa nêu trên.
Ngoài những phạm vi nghiên cứu nhƣ đã nói ở trên, luận văn ít nhiều
đề cập đến một số vấn đề truyền thống, và cách tân, tiếp thu và sáng tạo, về vị
trí của ngòi bút Nguyễn Khải đối với tiến trình văn học Việt Nam trên con
đƣờng hiện đại hoá. Những vấn đề này đƣợc đặt ra bởi tính chất giao thời,
chuyển tiếp của tác phẩm Nguyễn Khải nói chung và thể loại tiểu thuyết nói
riêng, bởi ngƣời viết mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của
mình vào nhu cầu lớn lao của nghiên cứu văn học hiện nay: Nghiên cứu văn
học trong tiến trình vận động từ truyền thống đến hiện đại.
3- Phương pháp nghiên cứu:
3.1- Phƣơng pháp nghiên cứu tác gia văn học:
Luận văn nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải nhƣ một quá trình
vận động liên tục gắn với quá trình vận động của hoàn cảnh lịch sử và tiến
trình văn học Việt Nam từ sau 1945. Phƣơng pháp này đòi hỏi chúng tôi phải
đặt đối tƣợng vào quá trình sáng tác của nhà văn, đồng thời phải xem xét,
khảo sát chúng trong sự vận động chung của mỗi thể loại. Kết quả khảo sát
theo phƣơng pháp này phải đạt đƣợc hai yêu cầu cơ bản sau đây:
- Tái hiện diện mạo của tiểu thuyết Nguyễn Khải trong tiến trình phát
triển của chúng.
- Tìm ra những đặc điểm về yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải.
Ngoài phƣơng pháp chủ yếu nói trên, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng
pháp sau:

10



3.2- Phƣơng pháp thống kê:
Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành đầu tiên, có tác dụng cung cấp những dữ
kiện, những số liệu chính xác, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những kết luận có
tính chất khái quát. Sử dụng phƣơng pháp thống kê, chúng tôi tiến hành phân
loại, tổng hợp, phân tích những vấn đề nội dung nghiên cứu của luận văn. Khi
thống kê chúng tôi chú ý những tác phẩm tiêu biểu trên cả hai phƣơng diện
nội dung và hình thức. Đơn vị thống kê nhỏ nhất là chi tiết và lớn nhất là tác
phẩm.
3.3- Phƣơng pháp so sánh:
Đây là phƣơng pháp quan trọng để đi tới làm nổi bật đặc điểm nội dung, hình
thức sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Đối tƣợng so sánh là những tác
phẩm cùng loại, nội dung so sánh là các vấn đề thuộc đề tài, kết cấu, cốt
truyện, nhân vật ,…; so sánh với một số nhà văn thế hệ trƣớc và cùng thời với
Nguyễn Khải.
3.4- Phƣơng pháp nghiên cứu theo thể loại.
Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải cho nên việc vận dụng kiến thức lý luận và những hiểu biết của mình về
tiểu thuyết đƣợc vận dụng chủ yếu.
3.5- Phƣơng pháp tổng hợp:
Để làm phong phú, sáng tỏ thêm ở nhiều phƣơng diện, chúng tôi vận dụng
những yếu tố hỗ trợ của các phƣơng pháp nghiên cứu văn học khác nhƣ
phƣơng pháp phân tích cảm thụ tác phẩm văn học, phƣơng pháp tổng hợp hệ
thống hoá, phê bình văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học Sự vận dụng
những yếu tố của các phƣơng pháp này chỉ hỗ trợ trong những trƣờng hợp
cần thiết.
IV. Mục đích ý nghĩa
Nghiên cứu yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì
đổi mới, đề tài nhằm đạt tới các mục đích sau:
- Góp một phần đáng kể vào việc tái hiện lại diện mạo của yếu tố tự truyện

trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải, một vấn đề lâu nay chƣa đƣợc quan tâm

11
một cách có hệ thống, từ đó tìm ra những đặc điểm của phong cách tiểu thuyết
Nguyễn Khải.
- Xác định yếu tố tự truyện của Nguyễn Khải về mặt: cốt truyện, nhân vật,
ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện.
- Xác định những đóng góp, những hạn chế, vị trí của tiểu thuyết của Nguyễn
Khải đối với văn học Việt Nam giai đoạn từ 1982 nói chung đối với sự vận
động của thể loại tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nƣớc.
Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế, tác giả luận văn chƣa đủ điều kiện
thực hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn mục đích thứ ba. Những kết luận và
kiến giải để đạt tới mục đích thứ ba mới chỉ là những suy nghĩ có tính chất
bƣớc đầu. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại vấn đề đã nêu trên khi điều kiện
cho phép.
V- Kết cấu của luận văn
Từ việc xác định phạm vi đề tài nghiên cứu nhƣ trên, luận văn đƣợc triển khai
theo các trình tự sau:
Phần thứ nhất: Mở đầu
1) Lý do chọn đề tài
2) Lịch sử vấn đề
3) Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4) Mục đích
5) Kết cấu của luận văn
Phần thứ hai : Nội dung
Chƣơng I : Yếu tố tự truyện trong cốt truyện của tiểu thuyết Nguyễn Khải.
Chƣơng II: Yếu tố tự truyện qua hệ thống nhân vật.
Chƣơng III: Yếu tố tự truyện qua ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện và không –
thời gian nghệ thuật.

Phần thứ ba: Kết luận.





12


CHƯƠNG MỘT: YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG CỐT TRUYỆN
CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI
I- Khái niệm tự truyện:
Theo “Từ điển văn học” thì “Tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc
loại truyện do các nhà văn viết về cuộc đời thực của mình nhằm những mục
đích khác nhau. Các nhà văn khi viết tự truyện thường chỉ chọn lấy một hay
vài quãng đời nào đó đã để lại cho mình những ấn tượng sâu sắc nhất, có ảnh
hưởng quan trọng quyết định đối với hướng đi của đời mình, và dựng lại cả
một bức tranh toàn cảnh sinh động, chân thực về cuộc sống mà trong đó bản
thân con người tác giả là nhân vật hoạt động chính. Trong tác phẩm tự truyện
những biến cố, sự việc, nhân vật đều được lấy từ cuộc đời thực của tác giả,
không hư cấu thêm, hoặc nói cách khác là không có sự hư cấu như tự do như
trong các tác phẩm khác thuộc loại truyện. Trong tác phẩm tự truyện, tác giả
thường đặt ra qua cuộc đời mình và bằng ngôn ngữ nghệ thuật những vấn đề
xã hội rộng lớn, sâu sắc. Vì vậy, ý nghĩa của tác phẩm tự truyện thường vượt
ra ngoài phạm vi của một bản tự thuật đơn thuần và có tầm khái quát nghệ
thuật rộng lớn”. [56, tr. 43].
Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” cũng cho rằng:
Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua
(của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc
cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi

cũng vận dụng hư cấu, “thêm thắt”hoặc “sắp xếp lại” các chi tiết
của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên
hợp lý, nhất quản. Tự truyện luôn là hành vi khắc phục cái thời gian
đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại
những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là “sống
lại”cuộc đời mình từ đầu. Tự truyện, do vậy, thường được viết vào
thời tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường
đời”. [1,tr.29].

13
Ngoài ra, ông còn nhận định rằng: “Tự truyện tương đối gần gũi với
tiểu thuyết Yếu tố tự truyện là nét khá đậm trong nhiều loại sáng tác
của nhiều nhà văn thế kỷ XX, dù họ thuộc về những xu hướng thẩm
mỹ khác nhau”.
Có thể thấy rằng tự truyện đã trở thành một dạng của thể loại văn học
dù nó xuất hiện muộn mằn hơn nhiều thể loại khác.
Ngay từ đầu thế kỷ XX đó cú cuốn tự truyện đầu tiờn là “Chồn Cáo tự
sự” của Michel Tớnh xuất bản năm 1910 tại Sài Gũn. Sau đó là Nguyên Hồng
với “Những ngày thơ ấu” (1938) và Thiết Can với “Dã tràng” (1939). Ngƣời
Nhật vốn cú truyền thống trõn trọng thể loại tự truyện, nhật ký, du ký. Từ thời
Hezan thế kỷ XII đó phỏt triển với những tự truyện của cỏc samourai là
những ngƣời cú ý thức mạnh mẽ về cỏi Tụi, qua họ, ngƣời sau biết đƣợc đời
sống ở cung điện cũng nhƣ của dân gian. Ở Việt Nam thời lịch triều, cỏc nhà
Nho thƣờng dùng truyện xƣa tích cũ để gửi gắm, núi lên tâm sự và thƣờng
dùng ngụi thứ ba. Nguyễn Gia Thiều mƣợn tâm sự cung nữ, Nguyễn Du
mƣợn chuyện đoạn trƣờng của nàng Kiều thời Gia Tĩnh nhà Minh bờn Trung
Quốc để nói lờn tõn thanh của riờng ụng. Thế kỷ XX, ớt tỏc giả đƣa cái Tụi
thật vào văn chƣơng, có chăng cũng phải văn chƣơng hóa, tiểu thuyết húa.
Thể loại đũi hỏi ngƣời viết vƣợt đƣợc dƣ luận và thành thật nếu muốn thành
công hấp dẫn ngƣời đọc. “Những ngày thơ ấu”, “Dã tràng” là những thí dụ

điển hỡnh. Tản Đà có những tập văn xuôi tự sự nhƣ “Giấc mộng lớn” kể
chuyện lận đận thi cử, nợ nần, v.v. Vào giai đoạn cuối thế kỷ, thể loại tự
truyện mới thật sự phát triển nhƣng vẫn tƣơng đối ớt tỏc phẩm lớn vỡ đa
phần chỉ là những hồi ký nhẹ tính văn chƣơng. Tô Hoài cú bộ tự truyện gồm
bốn tập “Cỏ dại”, “Tự truyện”, “Những gương mặt”, “Cát bụi chân ai” xuất
bản từ 1944 đến 1988 nhƣng tập đầu đáng kể hơn cả! Có thể cái Tụi không đủ
hấp dẫn bằng những đề tài thời sự, xó hội nóng bỏng suốt cả thế kỷ (chế độ
thực dân, những phong trào chống Pháp, cách mạng, hai thế chiến rồi chiến
tranh liên tục đến 1975, cuối thế kỷ là chống Cộng dƣới hỡnh thức mới, nhõn
sự mới, ), cũng nhƣ ảnh hƣởng đời sống mới với truyền hỡnh, phim ảnh,
Cỏi Tụi vẫn cũn đây nhƣng phần Tôi cao cả (tụn giáo, chính trị) hƣ hao mất.
Cái Tụi vào cuối thế kỷ là cỏi Tụi của sự thật, là cụng cụ cho sự thật dự cú sự
thật mất lũng, đau lũng nhƣ phản bội, đĩ điếm, loạn luân, Muốn đụng tới

14
sự thật, làm nhân chứng, tự truyện, động tác kể chuyện trở thành thỳ tội với
ngƣời đọc, một hành động can đảm, thành thật, một cỏi Tụi loại mới. Thế
Uyờn trong “Không một vòng hoa cho người chiến bại” (1999) cú nhiều tớnh
tự truyện khi viết lại những tỡnh cảm, bản năng bên cạnh những ý thức, tƣ
duy văn hóa của những nhân vật có nhiệt huyết phản khỏng những mặt trái
của xã hội và dấn thân đổi mới xó hội. Nhiều nhà văn Việt Nam đó mở đầu sự
nghiệp với những tác phẩm mang tính tự thuật, lấy đời sống và kinh nghiệm
bản thõn làm chất liệu, rồi với thời gian, tớnh chất này sẽ loóng dần, nhƣ
Nguyên Hồng, Tô Hoài, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền, . Lâm Chƣơng
trong một phỏng vấn trờn tạp chớ Văn học đó cho biết: “Tôi thường viết tự
truyện, phần hư cấu rất ít. Chỉ viết những gì đã trải qua và đã có kinh
nghiệm. Không có kinh nghiệm, mà viết theo tưởng tượng hoặc nghe người
khác kể, thường là sai bét cả…”. Với một số tỏc giả, quá khứ nhƣ đối tƣợng
của việc đặt lại vấn đề cho hôm nay hay ngày mai. Tự truyện là văn bản bám
vào hiện thực; ngƣời viết truyện kể lại nhƣ sống lại quá khứ qua tâm tƣởng và

ký ức, cảm tính hay ý thức. Tự truyện tức kể lể chuyện cũ, chuyện đó xảy ra.
Dự gỡ thỡ đó là của một con ngƣời có hữu thể, thực tính, đó sống thật, truyện
cú khi trọng tâm chỉ ở cuộc sống cá nhân ngƣời đó, cuộc đời hoặc nhân cách
con ngƣời đó. Trong tự truyện, cái Tụi này là cỏi Tụi văn chƣơng, cái cũn lại
sau khi đó đƣợc văn chƣơng gạt bỏ những bỡnh thƣờng của cuộc sống. Mỗi
truyện là một bản, một mảnh của tác phẩm, của ngƣời viết. Vai trũ của ngƣời
viết ở thể loại tự sự quan trọng vỡ vừa là nhõn vật, nội dung, vừa là ngƣời
sáng tạo. Và ngƣời viết sẽ dễ chứng tỏ tính chất thành thật khi kể chuyện thời
đó qua nhƣ những tiếp nối của hiện tại, nhƣ cộng những hiện tại đó lại! Bài
toỏn cú khi kết quả ngƣợc lại!. Có những tự sự trí thức nhƣ tác phẩm của
Roland Barthes hay Jean-Paul Sartre, và có những tự sự chính trị nhƣ “Ngục
trung thư” hay “Phan Bội Châu niên biểu” (Phan Bội Châu), Nhƣng tự
truyện thành công là những tự sự tỡnh cảm sống động, có khi êm đềm nhƣ
những dũng lƣu bút, có lúc sôi sục nhƣ những cuộc tỡnh sụi nổi nhiêu khê,
nhƣ những biến cố trong cuộc đời! Simone de Beauvoir cú lần vào cuối đời
đó tõm sự với Annie Ernaux : "Mục đích chính của đời tôi có thể chỉ là để
thân xác tôi, cảm xúc và tư duy tôi trở thành văn chương, có nghĩa là cái gì
đó tri thức được và một cách tổng quát, sự hiện hữu của tôi tan biến trong

15
tâm trí và sự sống người khác" [9, tr.15]. Nếu phải phõn biệt hai loại tự sự
tiểu thuyết và tự sự hồi ký, thỡ “Đại học máu” của Hà Thỳc Sinh, “Câu
chuyện kể năm 2000” của Bựi Đỡnh Tấn và cả “Những ngày thơ ấu” của
Nguyên Hồng đều thuộc tự sự hồi ký, viết là để kể cỏi gỡ; cũn “Tháp ký ức”
(1998) và “Đêm Oakland và n hững truyện khác” (2001) của Phựng Nguyễn
ở hải ngoại cú thể xếp vào loại tự sự tiểu thuyết, sử dụng cỏi Tụi cho mục
đích tiểu thuyết. Tiểu thuyết húa cỏi Tụi, tiểu thuyết đời sống và con ngƣời
tỏc giả; nghĩa là vay mƣợn dù chỉ phần nào. Tác giả chủ động trong vai ngƣời
kể chuyện và là nhân vật chính - xƣng "tôi" hoặc ngụi thứ ba hoặc cỏch khỏc -
thể loại này Serge Doubrovsky là ngƣời tiên phong với tỏc phẩm Fils (1977)

ghi ở trang bỡa trƣớc roman mà ở trang bỡa sau lại ghi autofiction với cắt
nghĩa "Autobiographie? Non Fiction d’ộvốnements et de faits strictement
rộels; si l’on veut, autofiction”(Nghĩa là: “Tiểu sử ư? Không Tiểu thuyết
biến cố và sự việc hoàn toàn có thật; nếu muốn, hãy gọi là tự sự tiểu thuyết)
[9, tr.32]. Doubrovsky cũn là một nhà lý luận và phờ bỡnh văn chƣơng nổi
tiếng, phải chăng khi ụng thử nghiệm thể loại sỏng tỏc này, ông nhƣ muốn
chính thức hóa khuynh hƣớng tự truyện (autobiographie) từng là mốt tiểu
thuyết ở Âu Mỹ với Jean-Paul Sartre, Claude Simon, Simone de Beauvoir,
Marguerite Duras, Philippe Solelrs, Dĩ nhiờn, hồi ký (memoirs / mộmoires)
và "chuyện đời tụi" (life story) khụng phải là những thể loại thuần văn
chƣơng. Ngoài ra, thể loại tiểu thuyết tự truyện vốn là một phản ứng lại
khuynh hƣớng cấu trúc. Ở đây, nhân vật và cuộc đời hắn nhƣ đƣợc viết lại!
“Tự Truyện” (1997) của Đặng Phùng Quân đƣợc trỡnh bày nhƣ một "phá thể
tiểu thuyết". Đối với tỏc giả, đây là một đóng góp, tỡm kiếm cỏi mới để
đƣơng đầu với cuộc sống; đồng thời tỏc giả nhƣ đũi hỏi ngƣời đọc phải quên
quá khứ và lên đƣờng với hành trang mới. Theo tỏc giả "như tất cả cuộc đổi
mới, tiểu thuyết phá thể hay tạo mọi quy ước về ngôn ngữ, quy phạm, tu từ,
phong cách, tư duy, nhân vật, thế giới, khoa học" [54, tr.119]. Nhƣ vậy, Đặng
Phùng Quân đã nêu lên vai trũ của tiểu thuyết đối với nhõn sinh. Mặt khỏc,
khi trình độ của ngƣời đọc phát triển cao hơn, họ tỡm thấy tự sự, tự phờ của
chớnh tỏc giả ngay trong tác phẩm và cả trong tác phẩm đó cú lý thuyết văn
chƣơng của chớnh tỏc giả : Les Mots của Jean-Paul Sartre, Man Nương, Thiên
Sứ của Phạm Thị Hoài, Tự Truyện của Đặng Phùng Quân, v.v. . Đối với Jean-

16
Paul Sartre, sống hoặc kể chuyện sống, một trong hai, khụng thể là hai cựng
một lỳc, tuy nhiờn Les Mots đó thành tự truyện với kỹ thuật tiểu thuyết!

17
II.Cốt truyện và yếu tố tự truyện trong cốt truyện của tiểu thuyết Nguyễn

Khải thời kỳ đổi mới:
1) Khái niệm cốt truyện
Thuật ngữ “cốt truyện” có nội hàm là sự phát triển hành động, tiến
trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả
trong tác phẩm trữ tình Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo
ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác
phẩm Cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và
cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của chúng Cái dệt nên
cốt truyện là hành động của các nhân vật (hành động là sự thể hiện các
xúc cảm, ý nghĩ, ý định của con người vào các hành vi, hoạt động, lời
nói, cử chỉ, nét mặt của họ) Các thành phần của cốt truyện thường
được nêu theo tiến trình vận động của các sự kiện được miêu tả trong
đó, từ hình thành đến kết thúc, gồm: thắt nút, phát triển hành động(các
sự biến, cao trào), mở nút Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện
pháp kết cấu khác nhau. Trình tự thông báo với người đọc về các sự
kiện diễn ra, việc nhấn mạnh những liên hệ bên trong mang ý nghĩa và
cảm xúc giữa các sự kiện – là phạm vi kết cấu cốt truyện [1,tr. 31].
Nhƣ vậy có thể thấy rằng để tìm ra yếu tố tự truyện trong cốt truyện, chúng ta
phải xem xét đến các biến cố và sự phát triển của nó trong khi tự truyện.
2) Cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải:
Cốt truyện có thể hiểu là: "Toàn bộ các biến cố, sự kiện đƣợc nhà văn kể
ra, là cái mà ngƣời đọc có thể đem kể lại”. Nếu hiểu cốt truyện theo cách
truyền thống đó thì cốt truyện trong tác phẩm Nguyễn Khải sau 1978
thƣờng ít biến cố và đọc xong có thể đem kể lại đƣợc. Nguyễn Khải là
nhà văn ƣa triết lý, ham lý giải, giải thích, thích kể hơn thích tả, tác phẩm trở
thành nơi "tranh luận, trở thành nơi "giao tiếp đối thoại của đông đảo bạn
đọc"(Bích Thu) nên cần đến một cốt truyện mở. Có khi tác phẩm chỉ nhằm
phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nên ngoài các sự kiện chính, nhà văn còn
thu nạp thêm nhiều tình tiết phụ ngẫu nhiên, nên cốt truyện thƣờng không
chặt chẽ mà thƣờng rất lỏng lẻo. Nguyễn Khải thƣờng lựa chọn loại cốt

truyện sự kiện và cốt truyện "chuyện lồng chuyện". Cốt truyện lỏng lẻo phù

18
hợp với cách viết mà nội dung triết luận là chủ yếu trong sáng tác của ông giai
đoạn này. Thông thƣờng một cốt truyện có: trình bày, khai đoạn (thắt nút),
phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút) nhƣng với Nguyễn
Khải, ngƣời kể không quan tâm tới một cốt truyện đầy đủ nhƣ vậy mà
thƣờng chú ý đến sự kiện để lý giải, cắt nghĩa, minh hoạ cho một vấn đề mà
ngƣời kể chuyện đƣa ra. Đó là một cốt truyện hoàn toàn có sự kiện mà
không có biến cố, các sự kiện tình tiết cứ đan cài đầy ngẫu hứng, ngẫu
nhiên không theo một mạch, một tuyến nhất định. Đây là một hình thức cốt
truyện mở. Nếu so sánh Nguyễn Khải với cách xây dựng tác phẩm theo kiểu
chuyện không có chuyện của Ma Văn Kháng, thì mỗi ngƣời có một nét
riêng, khá đặc sắc. Ở những tác phẩm của Ma Văn Kháng, cốt truyện sự kiện
biến cố ít với những "Heo may gió lộng, ngẫu sự". Còn với Nguyễn Khải nổi
bật với kiểu cốt truyện nhiều sự kiện. Khi nhà văn muốn khắc hoạ một nhân
vật nào đó thì ngƣời kể tập trung các sự kiện, tình tiết rồi kể lại liên tiếp làm
nổi bật một kiểu ngƣời, một lối sống mà không đặt nhân vật vào những biến
cố gay cấn để nhân vật tự bộc lộ hết tính cách, hành vi của mình. Trong tác
phẩm của Nguyễn Khải, ta thƣờng không tìm thấy những bƣớc ngoặt, những
"thắt nút", "cởi nút" của truyện. Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là: “Gặp
gỡ cuối năm”, “ Điều tra về một cái chết”
Ở tiểu thuyết "Gặp gỡ cuối năm" thì tất cả các sự kiện đều đƣợc diễn
ra trong bàn tiệc cuối năm nhằm bàn luận, triết lý và khẳng định xu hƣớng
tất yếu của cuộc sống. Ngoài bà Hoàng là nhân vật chính thì còn bao là
ngƣời cả chiến thắng hay chiến bại dù cố chấp hay chấp nhận cũng không
thể ngăn cản bánh xe của lịch sử. Đó là vấn đề chính mà tác giả muốn đƣa
ra và tất cả các sự kiện trong tác phẩm là nhằm minh chứng cho điều đó. Bên
cạnh đó là các truyện “Nắng chiều”, “Lạc thời” đều có cùng một kiểu cốt
truyện nhƣ vậy. Kiểu cốt truyện nhiều tình tiết, sự kiện mà ít có biến cố,

ngƣời kể có thể tạt ngang triết lý, lý sự hay kết luận một điều gì đó một cách
thoải mái ít bị gò bó hơn. Song kiểu cốt truyện mở nhƣ vậy đòi hỏi ngƣời
viết phải có kinh nghiệm già dặn, giàu vốn sống và vốn hiểu biết phong phú
mới có thể chỉ cần kể không cần tả cụ thể, tỉ mỉ mà vẫn thuyết phục đƣợc
ngƣời đọc. Đó là một khả năng lớn của Nguyễn Khải.

19
Truyện không biến cố, không mâu thuẫn cũng là cách tác giả Thạch
Lam từng thành công. Song ở Nguyễn Khải lại có thêm sự triết lý, tranh luận,
giải thích làm sôi nổi cốt truyện hơn. Đây là một nét mới, một sự đột phá,
cách tân của văn xuôi Nguyễn Khải góp phần vào sự đổi mới của văn học
hôm nay.
Bên cạnh kiểu cốt truyện ít biến cố, mâu thuẫn, xung đột, nhiều sự kiện
là kiểu cốt truyện "chuyện lồng chuyện" cũng là cách tổ chức cốt truyện
lỏng lẻo.
Ở tiểu thuyết "Điều tra về một cái chết" vừa có số phận cuộc đời của
nhân vật Tƣ Tốn, vừa có chuyện đen tối của Đạo Cao Đài. Hai chuyện xen
vào nhau để làm rõ cho cái chết của Tƣ Tốn trong quá trình tìm kiếm niềm
tin nơi tôn giáo. Đó là cái chết của một con ngƣời có đủ trí tuệ và phẩm chất
tốt đẹp nhƣng lại mù quáng, chịu làm nô lệ cho thứ tôn giáo bất chính, lạc
hậu, phản tiến bộ. Cái chết của Tƣ Tốn là một cái chết tất yếu.
Với cốt truyện nhiều sự kiện, "chuyện lồng chuyện" là cái cách nới
lỏng cốt truyện tạo điều kiện cho ngƣời kể bày tỏ thái độ, cảm xúc, sự đánh
giá một cách thoải mái và tự nhiên ở trong tác phẩm vừa có thể "tạt ngang",
"rẽ dọc" để triết lý, tranh luận. Cốt truyện lỏng lẻo này chỉ phù hợp với ngƣời
viết nhiều kinh nghiệm, lắm lý sự, nếu không sẽ rất nhàm chán, không có sức
hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc. Tuy nhiên, Nguyễn Khải là một ngƣời từng trải,
thích triết lý nên sử dụng cốt truyện đƣợc nới lỏng đã tạo cơ hội để ngƣời kể
xen vào câu chuyện để bình luận, triết lý.
Nguyễn Khải là nhà văn không chú ý nhiều đến cốt truyện, cái hình

thức câu chuyện mà chỉ tập trung chú ý làm nổi bật vấn đề mà ngƣời kể quan
tâm. Đó là xu hƣớng ngày càng nới lỏng cốt truyện để ngƣời kể đƣợc trình
bày những vấn đề về đời tƣ, thế sự. Nhiều chuyện đƣợc nới lỏng đến mức tối
đa, truyện chỉ còn là những mảnh vụn sự kiện đƣợc đƣa ra để minh chứng
cho một vấn đề mà ngƣời kể quan tâm. Với cốt truyện đƣợc nới lỏng nhƣ
vậy, truyện của Nguyễn Khải khá hấp dẫn ngƣời đọc bởi ở đó là một phong
cách riêng, góp phần làm cho văn học ngày càng đổi mới.
Trong số các tiểu thuyết sau 1978, có thể nhắc đến ba tiểu thuyết tiêu
biểu mà Nguyễn Khải đã thể hiện cái tài viết những truyện không có chuyện
Nhà văn chỉ đi sâu vào quá trình biến đổi tâm lý của nhân vật để thể hiện

20
tƣ tƣởng của tác phẩm cho nên cốt truyện là cốt truyện tâm lý, cốt truyện
luận đề chứ không phải cốt truyện sự kiện. Nhà nghiên cứu Vƣơng Trí Nhàn
đã nhận xét: "Một điều có thể nhận xét ngay là trong tác phẩm cuối này
của Nguyễn Khải cũng như trong Gặp gỡ cuối năm in ra ba năm trước, cấu
trúc truyện, cái hình của truyện rất đơn giản, chỉ xoay quanh một cuộc gặp
gỡ, mọi người nói qua nói lại từ chuyện quá khứ đến chuyện hiện tại.
Nguyễn Khải không dựng người, dựng cảnh, cũng không tính việc thuật lại
đầy đủ mọi lời trò chuyện - làm thế hẳn tác phẩm sẽ kéo ra rất dài. Ngược
lại anh dùng bút pháp kế toán thuật. Toàn truyện là một giọng kể, mọi cuộc
trò chuyện khi liên tục, khi đứt nối đều được hoà lẫn trong giọng điệu đó
của tác giả. Mạch truyện lại thật đơn giản, có thể hình dung nó như một
đường thẳng đều, đều từ đầu đến cuối, không có đỉnh điểm, cao trào, thắt nút,
cởi nút gì hết, tác giả hầu như gặp đâu kể đấy, chỉ dùng một ít liên tưởng
đơn giản để chuyển mạch truyện " [42,tr.210 – 217].
“Gặp gỡ cuối năm” là cuốn tiểu thuyết không có cốt truyện gì đặc
biệt. Tiểu thuyết kể về cuộc gặp gỡ chỉ trong năm tiếng đồng hồ trƣớc
giao thừa của: "Những thành viên tiêu biểu trong một gia đình tiêu biểu,
những nhân vật tiêu biểu trong xã hội miền Nam sau ngày giải phóng đang

phân vân, oằn oại trước sự chuyển mình của lịch sử" [28, tr.7]. Chẳng có
điều gì đặc biệt xảy ra trong bữa tiệc cuối năm này. Các nhân vật chỉ trò
chuyện, trao đổi những nhận xét, suy nghĩ về những vấn đề của đời sống hôm
nay, địch và ta, xấu và tốt, tích cực và tiêu cực, các thế hệ cách mạng, những
tâm trạng, quan điểm, tƣ tƣởng và tình cảm Kết thúc tác phẩm cũng
chẳng có vấn đề gì quan trọng ngoài sự chấp nhận cuộc sống hiện tại của
nhân vật chính - bà Hoàng.
“Thời gian của người” cũng là cuốn tiểu thuyết có cốt truyện đơn
giản. Tiểu thuyết không đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, gay cấn, cấp
thiết đang đặt ra trong xã hội, mà ở đây nhà văn chỉ xoay quanh cuộc gặp
gỡ, trò chuyện của bốn nhân vật: Quân, Ba Huệ, Vĩnh, Hai Riềng. Những
nhân vật này cùng nhau suy tƣ, luận bàn về ý nghĩa của thời gian, về tác dụng
của quyền lực, về sự thành đạt và thất bại ở đời, về vai trò của trí thức
Vì vậy nhà văn cũng thông qua đối thoại, tác giả làm toát lên những vấn đề
có ý nghĩa làm nổi bật tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm mà thôi.

21
Bên cạnh đó nhà văn còn chú ý xây dựng cốt truyện có những tình tiết có
tính chất ngẫu nhiên, đây là đặc điểm của ngòi bút Nguyễn Khải trong
những tác phẩm sau 1978. Việc xây dựng những tình tiết ngẫu nhiên này có
tác dụng giải quyết vấn đề đƣợc nhanh hơn, nhanh chóng kết thúc vấn đề
hoàn thành luận đề tƣ tƣởng trong tác phẩm.
Ở tiểu thuyết “Cha và con và ”, Nguyễn Khải xây dựng một tình
tiết có tính chất ngẫu nhiên. Nhờ tình cờ biết đƣợc nguồn gốc của mình và sự
thực về cái chết của ngƣời chị gái mà cha Thƣ đến với chân lý nhẹ nhàng
và nhanh chóng hơn. Chi tiết ngẫu nhiên này đã thúc đẩy cha Thƣ đi đến
việc quyết định vấn đề nhanh hơn chứ không là nguyên nhân trực tiếp quyết
định con đƣờng của cha Thƣ.
Trong “Gặp gỡ cuối năm” có sự gặp gỡ ngẫu nhiên của nhiều kiểu
ngƣời, nhiều tƣ tƣởng đối lập nhau quanh bàn tiệc cuối năm. Các nhân vật

bàn luận, tranh cãi, tự bộc lộ để đi đến sự gặp gỡ cuối cùng về tƣ tƣởng:
Chấp nhận chủ nghĩa xã hội, chấp nhận cái mới nhƣ một điều tất yếu.
Nhƣ vậy, với cốt truyện đơn giản và những tình tiết ngẫu nhiên, nhà
văn có thể tập trung vào cảm hứng chủ đạo để làm nổi bật tƣ tƣởng tác phẩm.
Tuy nhiên Nguyễn Khải đã khéo đan xen sự kiện vào lời kể, phát biểu của
nhân vật trong những truyện tƣởng nhƣ không có chuyện. Vì vậy, lối kể ấy
làm sinh động thêm lời kể. Qua một lời kể của nhân vật, ngƣời đọc thấy
đƣợc rất nhiều sự việc, sự tình với diễn biến sinh động của nó. Chất tƣ liệu
đời sống ở những lời kể này rất phong phú tạo nên sức hấp dẫn của câu
chuyện. Bên cạnh đó, cốt truyện đại thể có vẻ đơn giản chỉ có luận đề nhƣng
luận đề lớn ấy đƣợc thâu tóm từ rất nhiều sự kiện đời sống nên lại rất sinh
động. Cộng với lối kể chuyện có duyên của tác giả, tác phẩm của ông ngày
càng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc.
3) Yếu tố tự truyện trong cốt truyện của Nguyễn Khải:
Xuất phát từ hai khái niệm tự truyện và cốt truyện nhƣ trên, chúng ta
đều có thể nhất trí rằng: Những biến cố, sự việc, nhân vật làm nên cốt
truyện trong tác phẩm tự truyện đều đƣợc lấy từ cuộc đời thực của tác giả. Và
tiểu thuyết Nguyễn Khải cũng không nằm ngoài nhận định này. Chúng ta có
thể thấy rằng mỗi tiểu thuyết của ông là một cuốn nhật ký nhỏ ghi lại những

22
diễn biến trong tâm tƣ, tình cảm của ông. Chúng ta sẽ nhận thấy rất rõ điều
này trong tâm sự sau đây của ông:
“Trong mấy năm tôi đã thu thập được rất nhiều tư liệu quý hiếm, đã
hiểu thêm nhiều người, nhiều việc nhưng cái giây phút hoá thân để
bắt đầu lia ngòi bút lên trang giấy vẫn chưa tới ( ), không biết bắt
đầu từ đâu. Bắt đầu từ chuyện chị Hoàng chăng? Nhưng cách vào
chuyện sẽ phải như thế nào, cái lõi cái hồn của nó ở đâu? Chịu! Bắt
đầu từ chuyện vợ chồng bà Đại chăng? Không thể phát triển được,
sẽ bị cuốn tròn trong cái lẩn quẩn. Hoặc từ chính gia đình của tôi

chăng? Ôi cũ kỹ lắm, thiên hạ viết chuyện gia đình cũng hơi nhiều,
rất khó tránh khỏi sự lặp lại ở mức độ thấp. Vẫn liều viết, viết rồi
xoá. Nản quá! Hết sức nản ( ) Tôi bần thần, vật vã cũng đến mấy
năm, viết kịch, viết ký sự, viết truyện ngắn thì được, nhưng đặt bút
viết cuốn tiểu thuyết mong đợi chỉ được một hai chương là phải bỏ.
Chả đâu vào đâu, người và việc cứ rời ra trong sự gắn bó ép buộc,
giả tạo. Đến câu văn cũng hẫng hụt vì hình ảnh không gọi nhau,
chữ nghĩa không gọi nhau
Thứ nhất, lúc nào cũng phải cố lên một tí, chứ viết là dễ ngại lắm.
Như tôi vẫn nói, làm sao viết hết sức mình để giá kể có phải đi trở
lại, mình vẫn chỉ đi có con đường ấy. Thứ hai, phải luôn luôn tỉnh
táo để làm đúng những điều mình có thể làm, nghe người khác khen
chê để rút kinh nghiệm là cần. Nhưng hoang mang, hay thay đổi, rồi
học đòi bắt chước, ai bảo thế nào cũng làm theo, là mất hết cốt
cách. Và với nhà văn, thế là tự sát” [11,tr.35].
Chắc rằng không ai có thể mô tả những suy nghĩ của mình về cách viết, về
nhân vật cụ thể và tỉ mỉ nhƣ thế . Ông coi mỗi tác phẩm nhƣ là một câu
chuyện tự trò chuyện với bản thân nho nhỏ của mình không phải chỉ để mô tả
cuộc sống mà còn là để soi vào chính mình.
Chính vì thế những cái đƣợc phản ánh vào trong tiểu thuyết Nguyễn Khải
không phải là một thế giới tƣởng tƣợng hoàn toàn mà bao giờ nó cũng xuất
phát từ những nguyên mẫu, những sự kiện, những câu chuyện có thật hoặc
những vấn đề đƣợc sự gợi ý từ cuộc sống. Ông cho biết: "Những tiểu thuyết
và truyện vừa, truyện ngắn của tôi không bao giờ bắt đầu từ sự tưởng tượng

23
hoàn toàn, từ sự mộng mơ hoàn toàn. Tôi chỉ có thể đặt bút viết nếu tôi được
chạm vào người, vào việc và những cảnh ngộ có thật trong cuộc sống"
[11,tr.35]. Tất nhiên ở vào thời điểm hiện nay không còn ai đem đối chiếu tác
phẩm với cuộc sống ngoài đời xem tác giả của nó có phản ánh hiện thực y

nhƣ thật hay không. Nhƣng khi nghiên cứu về yếu tố tự truyện trong cốt
truyện của Nguyễn Khải thì ta thấy đƣợc nó phản ảnh rất rõ nét về cuộc đời
của tác giả cũng nhƣ những câu chuyện về họ hàng, gia tộc, bạn bè và cả
những ngƣời mà Nguyễn Khải gặp gỡ. Chẳng hạn nhƣ cuốn tiểu thuyết
“Thượng đế thì cười” là câu chuyện của chính cuộc đời tác giả. Ở đó, có
những dằn vặt suy tƣ của con ngƣời mà ở độ tuổi 70 đang phải đối diện với
hiện thực của tuổi già, nay có thời gian nhìn nhận lại bản thân trong chiều sâu
quá khứ để cảm nhận thấm thía những đƣợc – mất, những điều làm đƣợc và
chƣa làm đƣợc trong cuộc đời, theo từng nấc thời gian: từ nhỏ sống khổ cực
trong cảnh bố nhiều vợ lắm con, khi lớn lên sống thế nào; thậm chí Nguyễn
Khải còn nói rõ từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời mình nhƣ năm 30
tuổi ra sao, đến năm 50 tuổi thế nào? Trong câu chuyện còn có sự hiện diện
của gia đình (vợ, con), của bạn bè, đồng nghiệp. Truyện còn có cả tiếng nói
của hôm nay cùng với những dằn vặt, suy nghĩ và hoài niệm về ngày hôm
qua. Câu chuyện mang yếu tố tự truyện rõ nét vì câu chuyện không những kể
về cuộc đời tác giả mà tác giả còn không ngừng bày tỏ quan điểm chủ quan
của mình khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề hơn là miêu tả sự việc một cách
khách quan.
Tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” kể về những ngƣời họ hàng của
Nguyễn Khải. Câu chuyện kể lại một cuộc gặp mặt gia đình vào một buổi tối
cuối năm, trƣớc khoảnh khắc giao thừa của năm mới và năm cũ, cuộc gặp mặt
của những trí thức trong cùng dòng họ nhƣng nhiều năm qua có hai hƣớng đi
khác nhau. Bữa cơm do bà Hoàng – một ngƣời thuộc tầng lớp trên của chế độ
cũ làm chủ. Câu chuyện khề khà quanh bàn nƣớc, đôi lúc lan man của những
trí thức về già nhƣ một cuộc tƣ vấn bản thân về những gì họ đã trải qua. Dù
trƣớc kia có thế nào đi chăng nữa, trƣớc vận mệnh của dân tộc, ngƣời trí thức
phải nhận ra đâu là chân lý của cuộc sống mới. Đó là điều mà họ đã gặp gỡ
vào buổi tối cuối năm trƣớc lúc giao thừa.

24

Còn những cuốn tiểu thuyết khác nhƣ “Một cõi nhân gian bé tí”,
“Vòng sóng đến vô cùng”, “Điều tra về một cái chết”… đều có cốt truyện từ
nguyên mẫu cuộc sống, là những câu chuyện Nguyễn Khải kể lại sau những
chuyến thâm nhập thực tế mà bản thân ông là ngƣời đã đƣợc chứng kiến hoặc
tham dự vào những câu chuyện đó.
Và qua những câu chuyện của ông thì có lẽ ai cũng ý thức rằng không
thâm nhập cuộc sống thì lấy chất liệu ở đâu mà sáng tác. Hiện tƣợng "sớm nở
tối tàn", vừa "loé sáng" đã bắt đầu lập lại mình ở một số cây bút trẻ chứng tỏ
họ đang thiếu vốn sống và một bề dày từng trải. Riêng đối với Nguyễn Khải
hình nhƣ ông cứ phải đi thực tế mới viết đƣợc. Ngô Thảo cho biết Nguyễn
Khải giống nhƣ một ngƣời quen ăn đong: "Anh đi tới đâu viết tới đó. Mọi thứ
là ở phía trước: đề tài, chủ đề, nhân vật, vốn sống ( ) Thật hiếm có nhà văn
nào mà tác phẩm lại gắn bó chặt chẽ với những chuyến đi như vậy". Còn
Trần Đăng Khoa nhận thấy: “Nguyễn Khải có tài phù phép rất đặc biệt. Hình
như những chuyện gì ở dọc đường, qua con mắt ông cũng thành văn được ( )
Trƣớc khi đi thực tế, trong đầu Nguyễn Khải không có gì cả ( ) Mọi tác
phẩm của Nguyễn Khải đều có sẵn ở trong đời sống. Ông có tài phát hiện vấn
đề từ những câu chuyện hoàn toàn có thật ( ). Nếu không có thời gian đi
nghe ngóng, nhặt nhạnh ở thiên hạ, thì lôi mình ra viết Đi nhiều, viết khoẻ,
còn sống còn đi thực tế để lao vào "Cuộc tìm hiểu mãi mãi", nhờ thế mà sự
nghiệp văn học của Nguyễn Khải rất phong phú đề tài. Riêng về tôn giáo, ông
có những tác phẩm xuất sắc về đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Phật. Ông
viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới
chống Pônpốt, về nông trƣờng Điện Biên, về nông thôn miền Bắc trên con
đƣờng tiến lên hợp tác hoá nông nghiệp cấp thấp, cấp cao, rồi về hiện thực
phức tạp của xã hội miền Nam sau giải phóng. Đến lứa tuổi 60 cứ ngỡ ông đã
an phận "lão giả an chi" ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc với kinh nghiệm
bao nhiêu năm làm báo ông vẫn có thể "hái ra tiền" ở cái đất báo chí ấy,
nhƣng ngƣời đọc vẫn thấy ông có mặt khắp mọi nơi: vừa thấy ông viết về đồn
điền cao su Bình Dƣơng, về thánh địa Tây Ninh, về xứ sở miệt vƣờn, về nơi

kênh rạch chằng chịt ở vùng đồng Tháp Mƣời đã lại thấy ông xuất bản “Hà
Nội trong mắt tôi” và những tác phẩm viết về chuyện xảy ra ở mãi đâu Phú
Thọ, ở vùng Thiên Chúa giáo Nam Định, ở Hà Tây, Thanh Hoá, ở Thái Bình,

×