Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Về mô hình đặc khu kinh tế trong quá trình cải cách mở cửa ở trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.96 KB, 74 trang )

Trờng đại học Vinh
Khoa lịch sử
=== ===

Trần thị kim phơng

Khóa luận tốt nghiệp đại học

về mô hình đặc khu kinh tế trong quá trình
cải cách - mở cửa ở trung quốc

chuyên ngành lịch sử thế giới

Khóa: 2001 - 2005
Lớp: 42A2

Giáo viên hớng dẫn: ts. phạm ngọc tân

Vinh 2005
= =
1


Lời cảm ơn
Qua thời gian su tầm, tìm hiểu, nghiên cứu và với sự giúp đỡ tận
tình của thầy Phạm Ngọc Tân, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
của mình.
Với thời gian và kiến thức có hạn nên quá trình hoàn thành khoá
luận của tôi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận đợc sự góp ý của các
thầy, cô giáo để khoá luận của tôi đợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa


Lịch sử - Trờng đại học Vinh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phạm
Ngọc Tân, ngời trực tiếp hớng dẫn tôi, gợi mở cho tôi những hớng nghiên
cứu mang tính khoa học, góp ý, sửa chữa để khoá luận của tôi đợc hoàn
chỉnh.
Tôi cũng xin đợc bày tỏ lòng biết ơn đến Th viện Quốc gia, Th viện
Quân đội, Th viện trờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia,
Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình su tầm, xử lý tài liệu.
Qua đây tôi cũng xin đơc cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động
viên,giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ! .
Tác giả.

2


Mục lục.
Phần 1: Mở đầu
Phần 2 : Nội dung
Chơng 1: Khái quát về công cuộc cải cách - mở cửa ở

Trang
1
10
10

Trung Quốc.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử của công cuộc cải cách - mở cửa ở


10

Trung Quốc.
1.2. Vài nét khái quát về tiến trình của công cuộc cải cách - 17
mở cửa ở Trung Quốc.
1.3. Một số chính sách cải cách thể chế kinh tế.
Chơng 2 : Mô hình đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.
2.1. Đôi điều khái quát về đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.
2.2. Các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc
2.3. Một số chính sách và biện pháp của đặc khu kinh tế ở

23
30
30
37
44

Trung Quốc.
Chơng 3: Một số nhận xét bớc đầu về mô hình đặc khu kinh 50
tế ở Trung Quốc.
3.1. Thành tựu.
3.2. ý nghĩa của các đặc khu kinh tế đối với sự phát triển

50
56

của trung Quốc nói chung và công cuộc cải cách - mở cửa
nói riêng.
3.3. Nguyên nhân thành công và những khó khăn

3.4. Một số bài học kinh nghiệm
Phần 3: Kết luận.
Tài liệu tham khảo

59
64
71
73

Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.

Tháng 10 năm 1949, sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, chủ
nghĩa xã hội đã đợc thiết lập trên đất Đại Lục. Ngay sau đó Trung Quốc
bắt tay vào việc thực hiện các kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng chủ nghĩa
3


xã hội ở Trung Quốc, đa Trung Quốc trở thành một trong những cờng
quốc trên thế giới. Các kế hoạch 5 năm đã làm biến đổi mọi mặt trên đất
nớc Trung Quốc, nhng những sai lầm trong các kế hoạch không đợc giải
quyết đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sâu sắc. Đặc biệt là trong 10 năm tiến
hành "Đại cách mạng văn hoá vô sản", nó đã đẩy Trung Quốc đến bên bờ
của sự sụp đổ. Nhng ngời Trung Quốc có câu "qua cơn bĩ cực tới ngày thái
lai". "Đại cách mạng văn hoá" kết thúc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc
nhận ra rằng Trung Quốc không thể cứ đóng cửa coi mình là trung tâm,
Trung Quốc muốn phát triển thì phải mở cửa giao lu với bên ngoài. Công
cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đợc thực hiện.
Sau 1/4 thế kỷ tiến hành cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã vơn lên
trở thành một trong những cờng quốc kinh tế với mức tăng trởng bình

quân trong 20 năm trở lại đây là 9,8% và dự đoán có thể sau 1/2 thế kỷ
nữa Trung Quốc sẽ vợt qua Mỹ, trở thành cờng quốc số một về kinh tế.
Nếu nói sự phát triển của Nhật Bản sau Minh Trị duy tân là một sự "thần
kỳ", thì thuật ngữ đó hoàn toàn có thể đợc sử dụng khi nói về sự phát triển
của Trung Quốc trong 20 năm trở lại đây.
Sự phát triển vợt bậc của Trung Quốc - một nớc xã hội chủ nghĩa
(trong hoàn cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Liên Xô và Đông
Âu) đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, đặc biệt là các nhà kinh tế,
chính trị, sử học...
Việc nghiên cứu những thành công của công cuộc cải cách - mở cửa ở
Trung Quốc sẽ góp phần vào việc nhìn nhận một cách khách quan, khoa
học về con đờng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là về lí luận nền
kinh tế của thời kỳ quá độ.
Nói đến thành công của công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc
không thể không nói đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Với phơng châm tận
dụng văn minh nhân loại phục vụ dân tộc mình, Trung Quốc đã tiến hành
xây dựng những khu vực "cửa sổ" để vơn ra thế giới. Có thể nói rằng,
4


những thành công mà các "cửa sổ" này đem lại đã góp phần khẳng định sự
đúng đắn của đờng lối cải cách - mở cửa, đồng thời cũng là một trong
những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung
Quốc trong thời gian qua.
Những thành công của Trung Quốc trong việc thực hiện cải cách nền
kinh tế, đặc biệt là những chính sách cải cách kinh tế đối ngoại, mà cụ thể
hơn là việc thực hiện xây dựng các đặc khu kinh tế là bài học kinh nghiệm
quý báu cho các nớc xã hội chủ nghĩa đang tiến hành cải cách, đổi mới đất
nớc, là đối tợng nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Đặc biệt đối với
Việt Nam, một nớc có nhiều tơng đồng về chính trị, văn hoá cũng đang thực

hiện công cuộc đổi mới, mở cửa giao lu với bên ngoài thì những bài học đó
càng có giá trị. Bởi vậy, nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế ở Trung
Quốcvà những bài học từ việc xây dựng mô hình kinh tế đặc biệt này là
diều hết sức cần thiết đối với các nhà nghiên cứu của Việt Nam.
Là sinh viên chuyên ngành lịch sử, từ lâu tìm hiểu lịch sử Trung Quốc
là niềm đam mê của chúng tôi. Mặt khác, sự cất cánh mạnh mẽ của kinh tế
Trung Quốc đã để lại trong tôi ấn tợng mạnh, nhất là sự phát triển nhanh
chóng của các đặc khu kinh tế. Từ lâu tôi vẫn muốn đi tìm câu trả lời cho
câu hỏi: Tại sao một vùng đất nghèo nàn, xơ xác nh Thẩm Quyến có thể
nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh tế sầm uất?. Hơn nữa, đây là
một vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn cao, trong khi sự hiểu biết của
sinh viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Với những lý do đó, tôi đã
chọn vấn đề "Về mô hình đặc khu kinh tế trong quá trình cải cách - mở
cửa ở Trung Quốc" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử của vấn đề.

Ngời Trung Quốc khá tỉnh táo và rất đúng đắn khi quyết định tiến
hành cải cách - mở cửa, song trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, sự đúng
đắn đó cha đợc các nớc xã hội chủ nghĩa khác thừa nhận. Do vậy trong
gần 10 năm đầu kể từ thời điểm Trung Quốc quyết định tiến hành cải
cách, chúng ta hầu nh cha có một công trình nghiên cứu nào về công cuộc
5


cải cách của Trung Quốc. Có chăng là một số bài viết trên một số tạp chí,
song sự nhìn nhận đánh giá lại cha thực sự mang tính khách quan. Chỉ sau
khi đất nớc ta bắt tay vào tiến hành công cuộc đổi mới thì đề tài về công
cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc mới thực sự thu hút các học giả, các
nhà nghiên cứu của nớc ta.
Năm 1988, Viện kinh tế đối ngoại xuất bản cuốn "Trung Quốc cải

cách và mở cửa", tập hợp các bài viết nghiên cứu về các khía cạnh khác
nhau trong cuộc cải cách ở Trung Quốc của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt
Nam và Trung Quốc. Về sau, ngày càng có nhiều các công trình viết về
vấn đề này nh: Nguyễn Đức Sự "Trung Quốc trên đờng cải cách" (Nhà
xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội, 1991); Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên)
"Trung Quốc cải cách - mở cửa" (Nhà xuất bản Thông tin lý luận - Hà
Nội,1992); Nguyễn Thế Tăng (chủ biên) "Trung Quốc cải cách và mở
cửa" (Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội, 2000)...Một số công trình
nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cũng đã đợc dịch sang tiếng việt
nh: Mã Hồng - Tôn Thợng Thanh "Tình hình và triển vọng kinh tế Trung
Quốc" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1998). Các công trình
trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung
Quốc, đặc biệt là những chính sách và thành tựu của công cuộc cải cách
kinh tế.
Riêng về vấn đề đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, mặc dù đợc tiến
hành xây dựng ngay sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách và cũng đã thu
đợc nhiều thành tựu đáng kể, song cho đến nay các công trình nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu Việt Nam về vấn đề này còn khá khiêm tốn, chủ
yếu là các bài viết trên một số tạp chí chuyên ngành nh: Nguyễn Minh
Hằng "Việc thành lập các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc" (Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 5, 1996); Bùi Đờng Nghiêu "Tính bất biến và tính khả
biến trong hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô: kinh nghiệm Thâm
6


Quyến" (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, 1999); Trịnh Tất Đạt "Đa
dạng hoá các hình thức thu hút đầu t nớc ngoài ở Trung Quốc" (Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 6, 1991); V.Si Tốp "Khu công nghiệp xuất khẩu tự
do" (Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3, 1990).
Năm 1989, kỷ niệm 10 năm thành lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến

tại thành phố này cũng đã diễn ra cuộc hội thảo nhằm đánh giá những
thành tựu và rút kinh nghiệm trong việc xây dựng đặc khu. Tuy nhiên kỷ
yếu của cuộc hội thảo cha có điều kiện để biên dịch sang tiếng việt.
Đáng kể nhất là cuốn "Một số vấn đề về đặc khu kinh tế ", do Viện
thông tin khoa học xã hội xuất bản năm 1993. Công trình này đã đề cập
khá nhiều vấn đề về các đặc khu kinh tế nhng chủ yếu là mang tính chất
gợi ý cho việc nghiên cứu. Năm 1997, Nhà xuất bản Thanh niên đã cho
biên dịch cuốn "Bí ẩn đặc khu Thẩm Quyến" của các tác giả Trần Bỉnh An, Hồ Qua,
Lơng Triệu Tùng.
Nhìn chung, những công trình này đã đi vào những khía cạnh khác
nhau của cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc, đặc biệt là đặc khu kinh tế,
nó cũng đa ra những gợi ý thiết thực cho công việc nghiên cứu về vấn đề
này. Đó là nguồn t liệu quý để tôi tiếp cận khi thực hiện đề tài này.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.

Với đề tài "Về mô hình đặc khu kinh tế trong quá trình cải cách - mở
cửa ở Trung Quốc", tôi xác định phạm vi nghiên cứu từ 1978 đến nay.
Từ phạm vi nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Khái quát về công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
-Tìm hiểu những chính sách đặc thù của đặc khu kinh tế.
- Những thành tựu và kinh nghiệm trong việc xây dựng đặc khu
kinh tế.
Do hạn chế về mặt thời gian, hơn nữa bản thân là một sinh viên nên khả
năng tiếp cận t liệu còn hạn chế vì thế khoá luận chỉ mới dừng lại ở những
7


nghiên cứu bớc đầu về mô hình đặc khu kinh tế. Tôi hi vọng, khi có điều
kiện đề tài sẽ đợc thực hiện một cách hoàn chỉnh hơn.

4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.

4.1. Nguồn tài liệu.
Nghiên cứu về mô hình đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, tôi chủ yếu
dựa vào các sách viết về Trung Quốc đã đợc xuất bản trong thời gian gần
đây và một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu.
Đề tài này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc
trong hơn 20 năm trở lại đây, vì thế tôi chủ yếu sử dụng phơng pháp lịch
sử và phơng pháp thống kê. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các phơng pháp
tổng hợp, phơng pháp logic, phơng pháp so sánh để phân tích vấn đề và rút ra
kết luận.
5. Bố cục của khoá luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của khoá luận gồm 3 chơng:
Chơng 1: Khái quát về công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
Chơng 2: Mô hình đặc khu kinh tế ở Trung Quốc
Chơng 3:
Một số nhận xét bớc đầu về mô hình đặc khu kinh tế ở
Trung Quốc.
Thực hiện đề tài này do hạn chế về t liệu, thời gian và nhất là do năng
lực cá nhân, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết, tôi mong
muốn nhận đợc sự hớng dẫn, góp ý của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để
đề tài đợc hoàn thiện hơn.

8


Phần 2: nội dung

Chơng1
Khái quát về công cuộc cải cách - mở cửa
ở Trung Quốc
1.1. Hoàn cảnh lịch sử của công cuộc cải cách - mở cửa ở
Trung Quốc.

1.1.1. Hoàn cảnh trong nớc.
Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc không phải là một sự việc
ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử của xã hội
Trung Quốc. Đó là một hiện tợng lịch sử không thể tránh khỏi do yêu cầu
phát triển bên trong của bản thân chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
Vậy chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đã xuất hiện và tồn tại nh thế nào,
tình hình xã hội Trung Quốc từ ngày thành lập nớc cho đến cuối thập kỷ
70 (thế kỷ XX) đã diễn biến ra sao?
Tháng 10 năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, chấm dứt chế
độ phong kiến nửa thuộc địa và thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên đại
lục Trung Quốc.
Trong bảy năm đầu sau ngày thành lập (1949 - 1956), Trung Quốc tập
trung sức lực vào việc khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất. Đồng thời, cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã hoàn thành
về cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với chế độ t hữu về t liệu
sản xuất. Trên cơ sở của một quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới đợc
xác lập, tình hình xã hội Trung Quốc ổn định, năng lực sản xuất của các
ngành kinh tế đều tăng với nhịp độ cao. Từ 1953 đến 1956, giá trị tổng sản
phẩm công nghiệp cả nớc bình quân mỗi năm tăng 19,6%, còn nông
nghiệp là 4,8%. Năm 1956, tổng giá trị sản phẩm xã hội đạt 163,9 tỷ NDT,
tổng thu nhập quốc dân đạt 88,2 tỷ NDT tăng 50% so với năm 1952

9



[13;19]. Chính điều đó đã bớc đầu thể hiện đợc tính u việt của chế độ mới
ở Trung Quốc.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã
mắc phải một số khuyết điểm. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa hoàn
thành một cách vội vàng, khiên cỡng, không tôn trọng nguyên tắc tự
nguyện; xây dựng chủ nghĩa xã hội rập khuôn, mô phỏng cứng nhắc mô
hình của Liên Xô; sự sùng bái cá nhân, tập trung quyền lực, thiếu dân chủ
đã tới mức trầm trọng và bộc lộ rõ rệt.
Năm 1957, Trung Quốc bớc vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
một cách đại quy mô. Trong vòng mời năm kể từ năm 1956, nền kinh tế
Trung Quốc có những tăng trởng đáng kể. Riêng tài sản cố định của nền
công nghiệp trong cả nớc tăng gấp 3 lần. Có thể nói, những cơ sở vật chất
và kỹ thuật mà Trung Quốc đã có trớc khi thực hiện cải cách phần nhiều
đợc xây dựng trong thời kỳ này. Nhng cũng trong thời kỳ này, Mao Trạch
Đông đa ra đờng lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc là
"dốc lòng hăng hái, tranh thủ vơn lên hàng đầu, xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhiều, nhanh, tốt, rẻ"[13;19]. Để thực hiện đờng lối đó, Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã phát động cao trào "Đại nhảy vọt" và "Công xã nhân
dân". Chủ tịch Mao Trạch Đông đã chủ trơng tăng vọt các chỉ tiêu của kế
hoạch 5 năm lần thứ hai lên nhiều lần. Về mặt công nghiệp, Chủ tịch Mao
Trạch Đông đặt vấn đề "chúng ta phải bằng bất cứ giá nào trong vòng 3
năm, 5 năm hoặc 7 năm biến tổ quốc chúng ta thành một cờng quốc công
nghiệp"[13;20]. Để làm đợc điều đó, ở Trung Quốc đã dấy lên phong trào
"toàn dân làm công nghiệp, toàn dân làm gang thép". ở nông thôn, trong
các công xã nhân dân, thực hiện chế độ phân phối bình quân và bao cấp
"cộng sản chủ nghĩa". Mỗi công xã nhân dân là một đơn vị sản xuất đóng
kín tự cấp, tự túc, thiếu hẳn mối liên hệ kinh tế theo chiều ngang. Các cơ
quan tuyên truyền cũng ra sức cổ vũ nhân dân "khổ chiến 3 năm, hạnh
phúc muôn đời". Tuy nhiên, sự nóng vội, duy ý chí, bất chấp quy luật

10


khách quan đã dẫn đến những hậu quả tai hại. Nông nghiệp và công
nghiệp đều giảm sút, sản xuất đình đốn, khan hiếm hàng hoá, tỷ lệ lạm
phát cao, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi vào các năm 1959, 1960, 1961.
Để khắc phục những hậu quả tai hại đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã tiến hành sửa sai trong 5 năm (1961-1965), thực hiện phơng châm
"điều chỉnh, củng cố, bổ sung, nâng cao". Với phơng châm này sản xuất
nông nghiệp đợc đa lên hàng đầu; các đòn bẩy kinh tế đợc sử dụng để
khuyến khích sản xuất, chủ nghĩa bình quân trong phân phối bị hạn chế.
Do vậy từ năm 1962 đến năm 1966 kinh tế Trung Quốc phục hồi và phát
triển ở mức độ nhất định.
Cũng trong thời kỳ này, đã xuất hiện những quan điểm táo bạo: khoán
trong nông nghiệp, thực hiện chế độ khoán trách nhiệm trong sản xuất, nới
rộng kinh tế gia đình và kinh tế cá thể, phát triển nhiều hình thức kinh
doanh... Đó là những gợi ý cho chủ trơng tiến hành cải cách kinh tế sau
này.
Trong 10 năm "Đại nhảy vọt" và "điều chỉnh" (1956-1966), mâu thuẫn
trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ. Nhiều
phong trào chính trị đợc phát động nhằm "trấn áp" những "đại biểu t sản"
và những phần tử "xét lại" trong Đảng, để "giành lấy quyền lực đã mất".
Đó cũng chính là những luận điểm làm cơ sở cho cuộc "Đại cách mạng
văn hoá vô sản".
Cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản" đã đa lịch sử Trung Quốc bớc
vào thời kỳ đen tối nhất của lịch sử kể từ năm 1949. Nó đã xoá bỏ nhiều
thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã thu đợc trong những năm điều
chỉnh và xoá bỏ cả những phơng pháp quản lý kinh tế đã đợc thực hiện
trong thời kỳ này. Dới khẩu hiệu "đoạt lấy quyền lực trong tay phái đơng
quyền đi theo con đờng t bản chủ nghĩa ở trong Đảng", cuộc "Đại cách

mạng văn hoá" đã phá tan các tổ chức của Đảng từ trung ơng đến cơ sở,
phá tan các tổ chức chính quyền lập ra theo hiến pháp. Quyền lực chủ yếu
11


của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ nằm trong tay các tổ chức "cách mạng
văn hoá" và trên hết là nằm trong tay Chủ tịch Mao Trạch Đông. Họ dựa
vào quân đội và Hồng vệ binh để kiểm soát sản xuất, sinh hoạt chính trị và
văn hoá của nhân dân. Kinh tế càng điêu tàn vì các khẩu hiệu "chính trị là
thống soái", "nắm khâu cách mạng thúc đẩy sản xuất". Cuộc "Đại cách
mạng văn hoá" đã làm cho tệ sùng bái cá nhân, tệ chuyên quyền độc đoán,
vi phạm dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội vốn có từ trớc đó ở Trung
Quốc phát triển tới mức hết sức trầm trọng. D luận quốc tế cho rằng, cuộc
"cách mạng văn hoá" đã đẩy Trung Quốc lùi lại hơn chục năm và tới sát
miệng hố của sự sụp đổ.
"Đại cách mạng văn hoá" kết thúc khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết
và "lũ bốn tên" bị bắt, nhng hậu quả của nó để lại hết sức nặng nề. Năm
1977, sau một năm khôi phục, kinh tế Trung Quốc chỉ đạt đợc những chỉ
tiêu thấp: thép 24 triệu tấn, than 403 triệu tấn, điện 137 tỷ kwh, dầu thô 63
triệu tấn, lơng thực 300 triệu tấn. [13;24]
Trớc thực trạng đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận thức đợc
những sai lầm và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời tìm cách
tháo gỡ khó khăn để thực hiện nguyện vọng là biến Trung Quốc thành một
trong những cờng quốc hàng đầu trên thế giới. Trung Quốc nhận thấy
rằng, hiện đại hoá đất nớc là biện pháp mầu nhiệm để thực hiện nguyện
vọng đó. Nhng lẽ dĩ nhiên là không thể áp dụng những phơng châm, biện
pháp của thời kỳ "Đại nhảy vọt" và "Cách mạng văn hoá", không thể áp
dụng thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ, không thể điều hành kinh
tế bằng khẩu hiệu chính trị, bất chấp qui luật khách quan. Chính vì vậy,
sau 2 năm dới sự chỉ đạo của Hoa Quốc Phong, điều hành đất nớc vẫn

bằng những chính sách cũ, vẫn bằng ý chí chủ quan, nền kinh tế Trung
Quốc không có chuyển biến gì mới mẻ, thậm chí có nguy cơ rơi vào cuộc
"Đại nhảy vọt" phiêu lu mới. Hoa Quốc Phong đề ra các chỉ tiêu trong 10
năm (1976 - 1985) xây dựng đợc 120 hạng mục cỡ lớn, trong đó có 10 khu
12


gang thép lớn, 10 mỏ dầu lớn, 9 khu luyện kim màu, 8 mỏ than lớn...
Trong nông nghiệp lại đẩy mạnh việc "học tập Đại trại", yêu cầu trong
năm 1980, cả nớc phải có 1/3 số huyện trở thành "huyện Đại trại"[12;22].
Hơn nữa, Hoa Quốc Phong còn kiên trì phơng châm "hai phàm là" (phàm
là những chính sách do Mao chủ tịch đề ra, chúng ta phải kiên quyết ủng
hộ; phàm là những chỉ thị của Mao chủ tịch, chúng ta trớc sau đều phải
tuân theo). Tóm lại, Hoa Quốc Phong muốn nớc Trung Hoa giàu mạnh nhng lại không muốn cải cách. Điều đó trái hẳn với sợ phát triển tất yếu của
xã hội Trung Quốc, vì thế Hoa Quốc Phong đã bị gạt ra bên lề đờng của
lịch sử.
Muốn chấn hng Trung Quốc thì trớc hết phải làm cho đất nớc Trung
Hoa giàu mạnh. Do đó, phải thực hiện "bốn hiện đại hoá" (hiện đại hoá
công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, hiện đại hoá khoa học-kỹ thuật,
hiện đại hoá quốc phòng), và tập trung mọi cố gắng vào sự phát triển kinh
tế. Nhng yêu cầu của quá trình hiện đại hoá và của sự phát triển kinh tế
đòi hỏi phải cải cách tất cả những gì cản trở sự phát triển của nớc Trung
Hoa trên tất cả mọi bình diện. Vì vậy, cải cách thể chế xã hội chủ nghĩa trớc hết là cải cách thể chế kinh tế và cải cách thể chế chính trị là một yêu
cầu của sự phát triển của xã hội Trung Quốc và là một xu thế tất yếu của
thời đại. Không có một sức mạnh nào ngăn cản đợc xu thế đó.
1.1.2. Hoàn cảnh quốc tế
Chính sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đã đặt
ra yêu cầu cấp thiết là phải cải cách. Nhng bên cạnh đó, tình hình thế giới
vào cuối thập kỷ 70 ( thế kỷ XX) cũng đã có những tác động nhất định
làm thay đổi t duy kinh tế của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Có thể nói,

sự ra đời của công cuộc cải cách ở Trung Quốc có sự tác động sâu sắc của
tình hình thế giới.
Vào nửa cuối thập kỷ 70, sự phát triển của tình hình thế giới và trớc
hết là của cộng đồng các nớc xã hội chủ nghĩa mới dẫn đến sự nhận thức
13


rộng rãi và phổ biến trong nhiều Đảng Cộng sản ở các nớc xã hội chủ
nghĩa về tính tất yếu và toàn diện của công cuộc cải cách. Sự nhận thức
nh vậy cha thể xảy ra vào thập kỷ 40 và đầu thập kỷ 50. Lúc đó, cả thế
giới ở trong thời đại chiến tranh và cách mạng, các nớc t bản chủ nghĩa
lâm vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng, còn các nớc xã hội chủ
nghĩa thì phát triển với một khí thế mạnh mẽ. Thể chế xã hội chủ nghĩa
với đặc điểm là tập trung quyền lực và có tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dới rất phù hợp với thời kỳ này và đã tỏ rõ đợc u thế và sức mạnh của chế
độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ t bản chủ nghĩa. Vào thời kỳ này những
u điểm của chế độ xã hội chủ nghĩa đã lôi cuốn và thu hút sự chú ý của
mọi ngời. Do đó, ngời ta ít quan tâm đến những nhợc điểm về mặt thể chế
của chủ nghĩa xã hội.
Cuối thập kỷ 50 và bớc vào thập kỷ 60 (TK XX), những nhợc điểm về
mặt thể chế kinh tế của chủ nghĩa xã hội đã bộc lộ trên một số khía cạnh.
Do đó, ở nhiều nớc xã hội chủ nghĩa đã tiến hành một số cải cách trên lĩnh
vực kinh tế. Trong công cuộc cải cách này, sự trao đổi hàng hoá và tác
dụng của tiền tệ đợc tăng cờng, hình thức quản lý theo kế hoạch đợc cải
tiến, quyền tự chủ của xí nghiệp đợc mở rộng... Riêng ở Liên Xô thì chú
trọng cải tiến kế hoạch, điều chỉnh các chỉ tiêu của kế hoạch pháp lệnh,
tăng cờng thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và kích thích vật
chất đối với việc tăng cờng năng suất lao động. ở Nam T, thực hiện mở
cửa cả với các nớc t bản, thả nổi giá hàng trên thị trờng, bãi bỏ kế hoạch
pháp lệnh, cho xí nghiệp quyền tự chủ, cởi bỏ phần lớn quyền lực hành
chính... Còn cải cách ở Hunggari, năm 1968 cũng bãi bỏ kế hoạch pháp

lệnh, tăng cờng tác dụng của thị trờng, mở rộng quyền tự chủ của xí
nghiệp, đồng thời vẫn bảo đảm vai trò chỉ đạo của Nhà nớc... Tuy nhiên,
những cuộc cải cách kinh tế ở Liên Xô và của một số nớc xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu trong thập kỷ 60 cha phải là một cuộc cải cách kinh tế hoàn
toàn theo chiều sâu gắn liền với cải cách thể chế chính trị và đợc chuẩn bị
14


đầy đủ về mặt lí luận. Vì thế kết quả thu đợc còn ít. Nhng chắc chắn rằng,
những cuộc cải cách đó cũng đã có ảnh hởng tới Đảng Cộng sản và nhân
dân Trung Quốc khi họ quyết tâm cải cách và xác định nội dung công
cuộc cải cách ở nớc mình.
Đồng thời cũng trong thập kỷ 60 và 70 này, các nớc t bản chủ nghĩa
nói chung đã ra khỏi khó khăn của thời kỳ trớc và bớc vào thời kỳ phát
triển tơng đối ổn định. Mặc dù các nớc t bản tuy cha hoàn toàn tránh khỏi
những cuộc khủng hoảng kinh tế song vẫn còn tiềm lực phát triển sức sản
xuất và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu khả quan cho sự tăng trởng về
kinh tế của các nớc t bản chủ nghĩa trong thời gian này.
Điều đáng kể là một số nớc và vùng lãnh thổ nhỏ và nghèo, vốn trớc
kia là thuộc địa của các nớc đế quốc ở Đông á và Đông Nam á, do lợi
dụng đợc các nguồn vốn, kỹ thuật và kịp thời thích ứng với sự phân công
lao động quốc tế, nên đến giữa thập kỷ 60 đã phát triển với nhịp độ rất
nhanh và chẳng bao lâu đã trở thành những nớc công nghiệp mới. Đặc biệt
trong đó có Đài Loan và Hồng Công vốn là những bộ phận của lãnh thổ
Trung Quốc. Tình hình đó cũng đã kích thích những ngời Trung Quốc
phải đổi mới và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội để làm cho Trung Quốc có
thể nhanh chóng trở thành một nớc giàu mạnh và không bị tụt hậu so với
thế giới.
Hơn nữa, trong hai thập kỷ 60 và 70 (TK XX), quan hệ Trung - Xô

ngày càng căng thẳng tới mức đã xảy ra những cuộc đụng độ lớn ở biên
giới (1969). Còn đối với Mỹ và các nớc t bản công nghiệp khác, Trung
Quốc chuyển sang bắt tay thân thiện. Việc Ních - Xơn đến thăm Trung
Quốc vào đầu thập kỷ 70 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Trung Mỹ. Mục tiêu chính của chính sách mở cửa nhằm phục vụ cho công cuộc
cải cách ở Trung Quốc là nhập khẩu tiền vốn và kỹ thuật của các nớc t bản
15


phát triển, trớc hết là của Mỹ và Nhật. Trung Quốc phải làm sao sử dụng
đợc những nguồn tiền vốn và kỹ thuật đó vào sự tăng trởng kinh tế của đất
nớc một cách có hiệu quả.
Có thể nói, sau cuộc "Đại cách mạng văn hoá", xã hội Trung Quốc
đặt ra yêu cầu cấp thiết là chỉ có thể thực hiện công cuộc cải cách một
cách toàn diện và triệt để cả về kinh tế lẫn chính trị thì mới làm cho chủ
nghĩa xã hội tồn tại và phát triển. Tình hình ở đại lục Trung Quốc và tình
hình thế giới trong các thập kỷ 60 và 70 (TK XX), đã làm cho Đảng Cộng
sản và nhân dân Trung Quốc nhận rõ tính tất yếu và bức thiết của công
cuộc cải cách. Đồng thời sự phát triển, cải cách và tăng trởng của nhiều nớc trên thế giới cũng đã gợi ý và cổ vũ Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt
tay vào tiến hành cải cách trên đất nớc mình.
1.2. Vài nét khái quát về công cuộc cải cách - mở cửa ở
Trung Quốc.

1.2.1. Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI của Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đợc mở đầu bằng giải phóng t tởng,
chuyển trọng điểm công tác xây dựng kinh tế và dốc lòng thực hiện bốn
hiện đại hoá. Điều đó đợc nêu ra nh là chủ đề của Hội nghị công tác Trung
ơng và Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
họp vào tháng 12 năm 1978. (Chính vì vậy Hội nghị này đợc coi là sự kiện
mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa ở trung Quốc).

Trớc ngày hội nghị chính thức khai mạc, từ ngày 10 tháng 11 đến 15
tháng 12, Trung ơng Đảng đã họp Hội nghị công tác triển khai thảo luận
vấn đề chuyển trọng tâm công tác của toàn Đảng sang công cuộc hiện đại
hoá xã hội chủ nghĩa do Bộ Chính trị đề xuất trên cơ sở ý kiến của Đặng
Tiểu Bình. Tại hội nghị, Đặng Tiểu Bình phát biểu với chủ đề "giải phóng
t tởng, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí, hớng về phía trớc". Đặng Tiểu
Bình cho rằng :"Một đảng, một quốc gia, một dân tộc, nếu làm cái gì cũng
16


xuất phát từ từng câu chữ trong sách vở, t tởng xơ cứng, mê tín tràn lan,
thì không thể tiến lên đợc, sẽ không còn sức sống nữa, sẽ mất đảng, mất nớc"; "Dân chủ là điều kiện quan trọng để giải phóng t tởng, giải quyết vấn
đề tồn đọng, là điều kiện để chuyển trọng tâm công tác của Đảng sang
công cuộc hiện đại hoá đất nớc một cách thuận lợi; Đảng phải ra sức
nghiên cứu tình hình mới, giải quyết vấn đề mới để tiến về phía trớc"[12;175].
Hoa Quốc Phong chủ trì Hội nghị Trung ơng 3 và đọc lời khai mạc
Hội nghị, tuyên bố nhiệm vụ chủ yếu của Hội nghị là thảo luận vấn đề Bộ
chính trị đa ra, đó là từ tháng 1 năm 1979, sẽ chuyển trọng điểm công tác
của Đảng vào công tác hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa; đồng thời thẩm định
và thông qua hai văn kiện về vấn đề nông nghiệp, xem xét kế hoạch kinh
tế quốc dân trong hai năm 1979 và 1980, thảo luận vấn đề tổ chức nhân sự
và thành lập Uỷ ban kiểm tra Trung ơng. Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi dới sự chỉ đạo về lý luận
và chủ trơng của Đặng Tiểu Bình.
Về đờng lối chính trị, Hội nghị Trung ơng 3 đã dứt khoát phủ định
"Đại cách mạng văn hoá vô sản", chủ trơng "toàn Đảng, toàn quân, nhân
dân các dân tộc trong cả nớc đồng tâm nhất trí tăng cờng đoàn kết ổn
định ... Xây dựng nớc ta thành một cờng quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại
hoá"[12;176].
Về t tởng, Hội nghị đã nhất trí cho rằng phải tiếp tục kiên trì phơng

pháp t tởng "thực sự cầu thị", tất cả xuất phát từ thực tế, lí luận lên hệ với
thực tiễn. Hội nghị đã phê phán "chủ nghĩa hai phàm là", đánh giá cao
quan điểm lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý, cho rằng
phải nhận thức và nắm vững t tởng Mao Trạch Đông một cách hoàn chỉnh,
gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể phát triển qua từng giai đoạn.
Về tổ chức, Hội nghị đã chủ trơng kiện toàn chế độ tập trung dân
chủ, củng cố kỷ cơng trong Đảng, phản đối tuyên truyền sùng bái cá nhân,
17


tăng cờng lãnh đạo tập thể, chủ trơng mọi cán bộ và đảng viên đều bình
đẳng trớc kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nớc.
Về đờng lối kinh tế, Hội nghị đã quyết định phải áp dụng một loạt
các biện pháp mạnh nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng
của nền kinh tế quốc dân; thực sự cải cách cơ chế quản lý kinh tế quyền
lực quá tập trung; thực hiện chính sách mở cửa kinh tế đối ngoại; tăng cờng công tác phát triển khoa học giáo dục phục vụ hiện đại hoá đất nớc.
Hội nghị đồng ý về nguyên tắc việc bố trí kế hoạch kinh tế quốc dân hai
năm 1979 và 1980; đồng ý phổ biến "Quyết định của Trung ơng Đảng
Cộng sản Trung Quốc về mấy vấn đề đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp"(dự thảo) và "Điều lệ công tác công xã nhân dân nông thôn"(dự
thảo) xuống các tỉnh, thành, khu tự trị để thảo luận và làm thử.
Về pháp chế, Hội nghị cũng đã phân tích tình trạng pháp luật thiếu
kiện toàn và bị coi thờng trớc đó, cho rằng muốn bảo đảm quyền dân chủ
của nhân dân thì phải tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa để nền dân chủ
đợc thể chế hoá và đợc ổn định lâu dài. Mục tiêu đề ra là chấp hành pháp
luật phải nghiêm, vi phạm pháp luật phải truy cứu xử lý, mọi ngời đều
bình đẳng trớc pháp luật, không cho phép bất cứ ai có đặc quyền vợt lên
trên pháp luật.
Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI là một sự kiện lịch sử quan trọng đối
với Đảng Cộng sản Trung Quốc và là một mốc quan trọng trong quá trình

phát triển của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, mở đầu giai đoạn cải cách mở cửa, tiến hành hiện đại hoá đất nớc.
1.2.2 Về kinh tế
Công cuộc cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc đợc bắt đầu từ nông
thôn, cụ thể là ở vùng nông thôn rộng lớn hàng loạt "Công xã nhân dân" bị
giải thể và thay vào đó là chế độ khoán trách nhiệm đến hộ, lấy hộ gia
đình làm đơn vị sản xuất và kinh doanh cơ bản. Các xí nghiệp hơng trấn
cũng ra đời và nhanh chóng phát triển.
18


Tháng 9 năm 1982, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã triệu tập Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, đề ra đờng lối chung của thời kỳ hiện đại
hoá đất nớc với t tởng "xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung
Quốc".
Đồng thời với cải cách kinh tế đối nội, Trung Quốc đã mở cửa kinh tế
đối ngoại. Bốn đặc khu kinh tế: Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn
đợc thành lập (năm 1988 có thêm đặc khu Hải Nam), các "thành phố mở
cửa" ven biển và "khu vực mở cửa" ven biển cũng đợc hình thành nhanh
chóng và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Tháng 10 năm 1984, Hội nghị Trung ơng 3 khoá XII của Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã thông qua "Nghị quyết về cải cách thể chế kinh tế",
nhằm đẩy nhanh tốc độ cải cách thể chế kinh tế lấy thành thị làm trọng
điểm. Giờ đây, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nêu ra chủ trơng xây dựng thể
chế kinh tế hàng hoá có kế hoạch xã hội chủ nghĩa và tuyên bố: "Thực
hiện kinh tế có kế hoạch không có nghĩa là lấy kế hoạch có tính pháp lệnh
là chính mà phải thu hẹp từng bớc kế hoạch có tính pháp lệnh và mở rộng
phạm vi của kế hoạch có tính chất chỉ dẫn" [13;12].
Về chiến lợc phát triển kinh tế, từ đầu những năm 80 (TK XX), Đặng
Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từng bớc hình thành ý tởng
"chiến lợc ba bớc". Bớc một là thập kỷ 80, bớc hai là thập kỷ 90, mỗi bớc

đều tăng GNP lên gấp đôi. Bớc ba là nửa đầu thế kỷ XXI, tăng gấp 4 lần
GNP năm 2000, cơ bản hoàn thành công cuộc hiện đại hoá đất nớc, đa
GNP bình quân đầu ngời lên khoảng 4000 USD.
Công cuộc cải cách thể chế kinh tế tuy thu đợc nhiều thành tựu đáng
kể, song cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém, tiêu cực. Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã sớm nhận ra điều đó, nên trong ba năm (1989- 1991) đã tiến hành
"chữa trị, chỉnh đốn".
Từ 1992, công cuộc cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc chuyển
sang giai đoạn mới, theo hớng kinh tế thị trờng xã hội chủ nghĩa, mở đầu
19


bằng Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyển sang giai đoạn
này, lí luận về xây dựng "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc" đã
đợc hệ thống hoá, mục tiêu cải cách kinh tế đã đợc xác định là nhằm xây
dựng thể chế "kinh tế thị trờng xã hội chủ nghĩa". Từ sau Đại hội XIV đến
nay, công cuộc cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc không ngừng đợc
đẩy mạnh và đã thu đợc những thành tựu đáng kể.
Sau hơn 1/4 thế kỷ tiến hành cải cách, kinh tế Trung Quốc đã có
những bớc nhảy vọt "thần kỳ": tốc độ tăng trởng kinh tế luôn đạt ở mức
cao, GNP bình quân trong những năm (1978- 1998) là 9,8%. Theo tài liệu
do Ngân hàng thế giới công bố, năm 1997, GNP của Trung Quốc đứng thứ
bảy trên thế giới [11;556]. Trung Quốc hiện là nớc buôn bán lớn thứ t thế
giới và thu hút vốn đầu t nớc ngoài. Từ 1979 đến nay, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) đã tăng từ 362,4 tỷ USD lên 1,19 nghìn tỷ USD và sẽ tăng gấp
đôi trong mời năm tới. Năm 2003, GDP tăng 9,1% [12;353]. Mức sống
của ngời dân cũng đợc nâng cao rõ rệt. Trớc cải cách có khoảng 40% nông
dân Trung Quốc thuộc diện nghèo đói, nhng từ 1978 đến 1997, thu nhập
bình quân đầu ngời hàng năm của c dân nông thôn Trung Quốc đã tăng từ
133,6 NDT lên 2090,1 NDT, khấu trừ nhân tố tăng giá thu nhập thực tế

bình quân đầu ngời hàng năm tăng 8,1%. Cùng thời gian đó, thu nhập bình
quân đầu ngời hàng năm của c dân thành phố Trung Quốc tăng từ 343,3
NDT lên 5160,3 NDT, khấu trừ nhân tố tăng giá, tăng bình quân hàng năm
6,2% [11;556].
Những thành tựu bớc đầu đó đã khẳng định sự đúng đắn của đờng lối
cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong quá trình tiến
hành cải cách, Trung Quốc còn phải giải quyết nhiều khó khăn, vợt qua
nhiều thách thức mới có thể phát huy đợc những thành tựu đã có, đón nhận
những thời cơ sắp tới, để hoàn thành công cuộc hiện đại hoá đất nớc.
1.2.3. Về chính trị.
20


Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI không những khẳng định tính tất yếu
của cải cách thể chế kinh tế mà còn khẳng định tính tất yếu của cải cách
thể chế chính trị ở Trung Quốc. Cuộc cải cách thể chế chính trị này đi tiếp
sau cuộc cải cách thể chế kinh tế và đợc thực hiện từ năm 1980 bằng một
loạt công việc: định ra những nguyên tắc sinh hoạt trong nội bộ Đảng, xây
dựng một đội ngũ cán bộ "cách mạng hoá, trẻ hoá, trí thức hoá, chuyên
nghiệp hoá"; cải cách cơ cấu, tinh giản biên chế và điều chỉnh ban lãnh
đạo ở cấp Trung ơng và cấp tỉnh; xoá bỏ chế độ suốt đời ở chức vụ lãnh
đạo, thực hiện chế độ nhiệm kỳ và chế độ về hu, khôi phục chức chủ tịch
nớc, xoá bỏ sự hợp nhất giữa chính quyền và công xã... Cũng trong những
năm 80, Trung Quốc tăng cờng công tác xây dựng "văn minh tinh thần ".
Những cải cách trên đây mới chỉ là những bớc đi nhỏ trên một số
khía cạnh của sinh hoạt chính trị ở Trung Quốc và cha từng mang danh là
cải cách thể chế chính trị. Đến giữa năm 1986, trên báo chí và các phơng
tiện thông tin đại chúng ở Trung Quốc nêu bật vấn đề cải cách thể chế
chính trị đúng với tên gọi của nó.
Để làm sáng tỏ nội dung của cải cách thể chế chính trị, lúc này Đảng

Cộng sản Trung Quốc công bố hai bài phát biểu của Chủ tịch Đặng Tiểu
Bình là "Bài nói trong Hội nghị công tác Trung ơng mở rộng" tháng 2 năm
1962 và bài "Cải cách thể chế lãnh đạo của Đảng và Nhà nớc" tháng 8
năm 1980. Tháng 11 năm 1986, Ban chấp hành Trung ơng Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã thành lập nhóm lãnh đạo cải cách thể chế chính trị để
vạch kế hoạch hành động.
Sau Đại hội XIII, cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc tiếp tục đợc
tiến hành nhng vẫn còn chậm và kết quả thu đợc còn hạn chế. Cụ thể là
mới xác định rõ thêm một bớc chức năng giữa Đảng và chính quyền ở cấp
trung ơng và địa phơng; thực hiện sự tách Đảng và chính quyền ở xí
nghiệp. Về cải cách chế độ nhân sự, ngoài việc thực hiện chủ trơng xây
dựng một đội ngũ cán bộ "cách mạng hoá, trẻ hoá, trí thức hoá", thì nhiều
21


chế độ và qui định tiếp tục đợc tiến hành nghiên cứu. Việc mở rộng dân
chủ đợc tuyên truyền khá mạnh nhng thực tế làm còn chậm, cho rằng đó là
vấn đề phức tạp và cần phải thận trọng.
Hội nghị Trung ơng 6 khoá XIV Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ra
nghị quyết tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng "văn minh, tinh thần XHCN",
cụ thể Nghị quyết đã xác định rõ hơn về t tởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm
vụ, phơng châm cơ bản và những giải pháp lớn.
Sau Đại hội lần thứ XV (tháng 9 năm 1997) của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, công cuộc cải cách thể chế chính trị tiếp tục đợc triển khai.
Đại hội XV đã khẳng định lí luận Đặng Tiểu Bình, đặt ngang tầm với chủ
nghĩa Mác- Lênin và t tởng Mao Trạch Đông: Cơng lĩnh của Đảng khẳng
định "Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, t tởng Mao
Trạch Đông, lí luận Đặng Tiểu Bình làm kim chỉ nam hành động của
mình" [12;279]
Hơn 28 năm qua, công cuộc cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính

trị đã mang lại những biến đổi to lớn trên đất nớc Trung Quốc với nhiều
thành tựu nổi bật đáng ghi nhận, nhất là về kinh tế. Tuy nhiên, công cuộc
cải cách ở Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhng dới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản chắc chắn Trung Quốc sẽ thành công.
1.3. Một số chính sách cải cách thể chế kinh tế.

1.3.1. Khoán trong nông nghiệp và mở rộng quyền tự chủ cho các
xí nghiệp.
Trớc đây ngời ta thờng cho rằng Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về
nông nghiệp vì đất rộng, ngời đông. Thực ra, điều đó chỉ đúng có một
phần. Vì tuy Trung Quốc có 100 triệu ha đất canh tác, tức 7% đất canh tác
của thế giới, song lại phải nuôi tới hơn 1 tỷ ngời, chiếm 20% nhân khẩu
thế giới. Hơn nữa, trên 800 triệu nông dân và 300 triệu lao động phần lớn
là mù chữ hoặc nửa mù chữ, làm cho nông nghiệp lâm vào tình trạng thừa
lao động, thiếu kỹ thuật. Mặt khác, do những sai lầm của thời kỳ "Công xã
22


nhân dân", đã làm cho nông nghiệp của Trung Quốc điêu đứng, nạn đói
diễn ra trong nhiều năm.
Thực ra, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, đứng trớc vấn đề khó
khăn là làm sao khôi phục sức sản xuất nông nghiệp, Đặng Tiểu Bình đã
đề ra ý kiến: "quần chúng muốn áp dụng hình thức sản xuất nào thì nên
áp dụng hình thức đó, nếu không hợp pháp, sẽ hợp pháp cho nó" [8;272].
Điều đó có nghĩa, ông muốn đem đến cho hình thức "khoán sản phẩm đến
hộ" một danh nghĩa chính thức, hợp pháp hoá cho nó. Nhng ý kiến của
Đặng Tiểu Bình đã không đợc thực hiện, việc "khoán" phải làm "chui"
trong 20 năm. Đến thập kỷ 70, làn gió "khoán" lại nổi dậy. Song có ngời
cho rằng "nh thế là hữu khuynh, là đi ngợc lại việc học Đại Trại", "là
đánh vào chế độ công hữu, là phục hồi chủ nghĩa t bản". Nhng thực tế là

việc "khoán sản phẩm đến hộ" đã mang lại hiệu quả rất tốt. Do vậy tháng
9 năm 1980, Trung ơng Đảng ra văn kiện chính thức định danh cho chế độ
"khoán sản phẩm đến hộ".
Với chính sách "khoán", ruộng đất đợc chia đến từng hộ nông dân,
đến vụ thu hoạch ngoài số thuế lơng thực phải đóng cho Nhà nớc, nông
dân có toàn quyền quyết định đối với những nông sản còn lại của mình.
Bằng cách giảm dần khối lợng và danh mục thu mua, Nhà nớc giảm bớt sự
kiểm soát trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện cho quan
hệ hàng hoá, tiền tệ tự do phát triển hơn. "Khoán sản phẩm đến hộ" đợc
ngời nông dân nhiệt liệt ủng hộ và thực tế là từ sau khi áp dụng chính sách
"khoán", nông nghiệp đã ổn định và bớc đầu phát triển. Sau 15 năm cải
cách, giá trị sản lợng nông nghiệp từ 101,8 tỷ NDT tăng lên 574,4 tỷ NDT,
bình quân mỗi năm tăng 5,2 lần [12;355].
Sự thành công của chính sách "khoán'' ở nông thôn đã tạo cơ sở cho
việc cải cách thể chế kinh tế ở thành thị, mà trớc tiên là trong các xí
nghiệp công hữu. Trung Quốc đã tiến hành mở rộng quyền tự chủ của các
xí nghiệp, tách quyền sở hữu ra khỏi quyền kinh doanh, biến các xí nghiệp
23


thành các đơn vị kinh doanh tơng đối độc lập tự chủ, thực hiện bảy quyền
của xí nghiệp: quyền lập kế hoạch sản xuất; quyền mua bán sản phẩm;
quyền định giá; quyền sử dụng vốn; quyền tính lơng, thởng; quyền liên
hiệp kinh tế chiều ngang và quyền tuyển dụng lao động. Sự quản lý của
Nhà nớc đối với các xí nghiệp đã từ chỗ điều khiển trực tiếp sang điều
khiển gián tiếp, nặng về vận dụng chính sách kinh tế và pháp luật để
khống chế và điều tiết sự vận hành kinh tế.
Cái hay của quyền tự chủ là làm cho ngời sản xuất có đợc ý thức về
mình trong trách nhiệm và lợi ích. Ngời sản xuất có quyền tự chủ kinh
doanh cũng sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Có đợc cái ý thức về bản thân mình, ngời sản xuất sẽ tìm trăm phơng ngàn kế

để phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, không cần đến lực lợng ngoài
quản lý họ [8;292].
Nh vậy là trên cả hai mặt trận nông thôn và thành thị, công cuộc cải
cách thể chế kinh tế của Trung Quốc đều đã đạt đợc những thành công. Sự
thành công đó đã đặt cơ sở cho cuộc cải cách toàn diện ở Trung Quốc.
1.3.2. Khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế.
Trớc cải cách, kinh tế Trung Quốc gần nh hoàn toàn thuộc sở hữu
công cộng. Sản phẩm từ kinh tế quốc doanh và tập thể chiếm tới 99,1%
tổng sản phẩm trong nớc vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận
thức về kinh tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc.
Trung Quốc đã khẳng định rằng trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa
nh Trung Quốc, kiên trì chế độ công hữu làm chủ thể là vấn đề có tính
nguyên tắc, có nh vậy mới thực hiện đợc mục tiêu "cùng giàu có" của tất
cả nhân dân lao động. Tuy nhiên, ở Trung Quốc cũng có cách nhìn mới,
cho rằng hình thức sở hữu nào có lợi cho sự phát triển sức sản xuất, cho
sức mạnh tổng hợp của đất nớc và cho việc nâng cao mức sống của nhân
dân, đều đợc coi là nhân tố tích cực, đều đợc khuyến khích phát triển tối
đa. Theo đó, kinh tế công hữu hay phi công hữu đều là những nhân tố tích
24


cực, không phân biệt "họ xã", "họ t". Với chủ trơng nhiều loại hình kinh tế
cùng tồn tại và phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể, t nhân
mà còn có cả doanh nghiệp ba loại vốn (Trung Quốc và nớc ngoài chung
vốn, Trung Quốc và nớc ngoài hợp tác, nớc ngoài hoàn toàn đầu t), các
doanh nghiệp quốc doanh. T bản t nhân và t bản Nhà nớc đợc phục hồi và
phát triển mạnh ở các thành phố, nhất là các thành phố ven biển.
Hiện nay, ở Trung Quốc tồn tại 4 thành phần kinh tế chủ yếu: quốc
doanh, tập thể, t nhân, công t hợp doanh. Nhng vị trí của mỗi thành phần
kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế có khác nhau. Chẳng hạn, trong ngành

công nghiệp, tài chính, thành phần kinh tế quốc doanh chiếm u thế; trong
dịch vụ và thơng nghiệp thành phần kinh tế t nhân và tập thể giữ vai trò lớn.
Nhìn chung, tỷ trọng sản xuất và lu thông của khu vực kinh tế phi quốc
doanh trong nền kinh tế quốc dân đang tăng lên. Nhà nớc cũng khuyến
khích quan hệ hợp tác kinh tế giữa những xí nghiệp thuộc những thành phần
kinh tế khác nhau, mặt khác các khu vực kinh tế đợc phép cạnh tranh lành
mạnh với nhau, chẳng hạn các cửa hàng quốc doanh, tập thể, t nhân cạnh
tranh về chất lợng phục vụ, giá cả, nguồn hàng...
Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là tiền đề cần thiết để làm cho
kinh tế sống động, "là làm sống động chủ nghĩa xã hội, không hại gì đến
bản chất của chủ nghĩa xã hội" [8;283]. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
rất đúng đắn trong việc cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại,
bởi vì nó không có hại mà chỉ có lợi cho chủ nghĩa xã hội, thậm chí lợi
nhiều hơn hại. Kinh tế cá thể có thể giải quyết công ăn, việc làm cho một
số lớn ngời. Ngoài ra rất nhiều việc nhỏ về lu thông trong chủ nghĩa xã hội
cũng cần đến kinh tế t doanh cá thể. Các xí nghiệp chung vốn với nớc
ngoài hoặc 100% vốn nớc ngoài, chủ nghĩa xã hội cũng thu đợc lợi từ thuế
và sử dụng lao động, còn có thể học từ đó kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý
tiên tiến...
Với chính sách này, nền kinh tế Trung Quốc đợc tiếp thêm sinh lực,
trở thành nền kinh tế năng động và có mức tăng trởng cao. Chính điều đó
25


×