Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Vân dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần sinh thái học bậc trung học phổ thông luận văn thạc sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 112 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------

NGUYỄN QUỐC THÁI

VẬN DỤNG TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Vinh, năm 2012


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------

NGUYỄN QUỐC THÁI

VẬN DỤNG TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Vinh, năm 2012


3

Lêi c¶m ¬n
Hoàn thành đề tài này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo - người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh Trường
Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Thủ Dầu Một, Cao Đẳng Sư
phạm Cần Thơ, Đại học sư phạm Hà Nội, Tạp chí Giáo dục đã nhiệt tình
giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài. Đồng thời, chúng
tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại học của Trường
Đại học Vinh và Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho chúng tôi học tập
và nghiên cứu.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh Trường
THPT Nguyễn Trung Trực, Trường THPT Giá Rai, thầy cô Trường THPT
chuyên Bạc Liêu, Trường THPT Bạc Liêu, Trường THPT Phan Ngọc Hiển,
Trường THPT Hiệp Thành, Trường THPT Điền Hải, Trường THPT Gành
Hào, THPT Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu. Đã tạo điều kiện và hợp tác cùng
với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình
động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bạc Liêu, tháng 10 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Quốc Thái


4

Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Quốc Thái

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Đọc là

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐC

Đối chứng


5

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trường

GR

Giá Rai

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HST

Hệ sinh thái

MT

Môi trường

NTT

Nguyễn Trung Trực

NXB


Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

SH

Sinh học

STH

Sinh thái học

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................v
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ .................................................................................vi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..................................................................3
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
7. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài..........................................................5
8. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................5
NỘI DUNG.................................................................................................................7
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................7
1.1. Tổng quan về môi trường .............................................................................7


6
1.1.1. Lược sử nghiên cứu môi trường ........................................................7
1.1.1.1. Lược sử nghiên cứu môi trường trên thế giới.........................7
1.1.1.2. Lược sử nghiên cứu môi trường ở Việt nam...........................9
1.1.2. Những vấn đề chung về môi trường ................................................11
1.1.2.1. Chức năng của môi trường....................................................11
1.1.2.2. Thành phần của môi trường...................................................12
1.1.2.3. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới............13
1.1.2.4. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay.............................18
1.1.2.5. Phát triển bền vững................................................................23
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài................................................................................25
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường ...........................................25
1.2.2. Bảo vệ môi trường.............................................................................26
1.2.3. Giáo dục bảo vệ môi trường..............................................................27
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.............................................................................32
1.3.1.Thực trạng giảng dạy của giáo viên...................................................32
1.3.2. Thực trạng học tập của học sinh.......................................................35

1.3.3. Sự phù hợp của việc lựa chọn phần Sinh thái học để vận dụng tích
hợp GDBVMT trong dạy học...................................................................................35
Chương II: Vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy
phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông......................................................37
2.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung kiến thức phần Sinh thái học bậc Trung học
phổ thông ....................................................................................................37
2.1.1. Mục tiêu phần Sinh thái học.............................................................37
2.1.2. Phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình STH - THPT.........38
2.2. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương thức, phương pháp tích hợp
GDBVMT trong dạy học phần Sinh thái học bậc THPT .........................40
2.2.1. Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường........................................40
2.2.2. Nguyên tắc tích hợp GDBVMT........................................................41
2.2.3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường..............................................42
2.2.4. Phương thức tích hợp GDBVMT.....................................................46
2.2.5. Phương pháp tích hợp GDBVMT trong dạy học phần Sinh thái học
bậc THPT...................................................................................................49
2.3. Quy trình vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
phần Sinh thái học bậc THPT....................................................................62
2.3.1. Quy trình chung.................................................................................62
2.3.2. Giải thích các bước...........................................................................62
2.3.3. Ví dụ..................................................................................................63
Chương III: Thực nghiệm sư phạm .....................................................................66
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................66
3.2. Phương pháp thực nghiệm...........................................................................66
3.2.1. Chọn trường thực nghiệm.................................................................66
3.2.2. Bố trí thực nghiệm............................................................................66
3.2.3. Các bước thực nghiệm......................................................................67
3.2.4. Xử lý số liệu................................................................................68
3.3. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................68
3.3.1. Đánh giá bằng điểm số......................................................................68



7
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường bằng tiêu chí....................................................................................73
3.3.3. Một số đánh giá định tính.................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................83
1. Kết luận ..........................................................................................................83
2. Kiến nghị ........................................................................................................84
Tài liệu tham khảo...................................................................................................85
Phụ lục

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích rừng qua một số năm................................................21


8
Bảng 1.2. Kết quả thăm dò thực tế vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Sinh học Trường THPT...........................................................................32
Bảng 1.3. Kết quả thăm dò việc tích hợp, lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường
trong đề kiểm tra, thi.................................................................................................32
Bảng 1.4. Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên......................34
Bảng 1.5. Kết quả thăm dò về mức độ hứng thú trong giờ học...............................35
Bảng 1.6. Mức độ tích hợp GDBVMT vào các phần trong chương trình Sinh học
THPT.........................................................................................................................36
Bảng 2.1. Nội dung vận dụng tích hợp GDBVMT trong phần STH..................................43
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra THPT Nguyễn Trung Trực.................68

Bảng 3.2. Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra THPT NTT. 69

Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ tiến số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra NTT.........69
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC các bài kiểm tra
THPT Nguyễn Trung Trực........................................................................................70
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra THPT Giá Rai..........................71
Bảng 3.6. Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra THPT GR.. .71
Bảng 3.7. Bảng tần suất hội tụ tiến (f %↑)số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra GR.72
Bảng 3.8. Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC các bài kiểm tra
THPT Giá Rai............................................................................................................73
Bảng 3.9: Tiêu chí đánh giá việc vận dụng tích hợp GDBVMT..............................74
Bảng 3.10: Đánh giá việc thực hiện vận dụng tích hợp GDBVMT theo từng tiêu
chí...............................................................................................................................74
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của việc vận dụng tích hợp
GDBVMT..................................................................................................................75
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí trong việc tích hợp GDBVMT
....................................................................................................................................77

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra THPT NTT. .............................69
Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra NTT. .........................70
Biểu đồ 3.3. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm THPTGR...72
Biểu đồ 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra THPT GR. ...……….72


9
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ biểu diễn các mức độ về việc tích hợp GDBVMT của lớp ĐC
và lớp TN. .................................................................................................................76
Biểu đồ 3.6: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 1 của tích hợp GDBVMT. . .79
Biểu đồ 3.7: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 2 của tích hợp GDBVMT. . .79
Biểu đồ 3.8: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 3 của tích hợp GDBVMT. . .79

Biểu đồ 3.9: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 4 của tích hợp GDBVMT. . .80

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Ba mục tiêu giáo dục môi trường............................................................30
Sơ đồ 1.2: Mục đích của giáo dục môi trường..........................................................30
Sơ đồ 1.3: Khối kiến thức và tính liên thông các bậc học trong GDBVMT............31
Sơ đồ 2.1: Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH – THPT..............................39

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết phải đưa Giáo dục bảo vệ môi trường vào trường học
Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó là không
gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài
nguyên, các chất phế thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung
cấp thông tin cho con người.
Những hiểm họa khủng hoảng và suy thoái môi trường đang ngày càng đe
dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn
của nhân loại, của mỗi quốc gia và của mỗi người.


10
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu
ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững đất nước.
Thông qua giáo dục, từng người trong cộng đồng được trang bị kiến thức về
môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi
trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới,

người chủ tương lai của đất nước.
1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục & Đào tạo
về công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Năm 2001: QĐ 1363/QĐ-TTg: Đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống Giáo dục quốc dân.
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004, được sửa đổi, bổ sung tại chỉ thị
29 năm 2009 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường đã nêu Quan điểm: Bảo vệ môi
trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại. Bảo vệ môi trường vừa
là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững
Điều 107 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “Công dân Việt Nam
được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ
môi trường. Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa
của các cấp học phổ thông”
Công văn số 7120 /BGDĐT-GDTrH, ngày 07 tháng 08 năm 2008 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các
môn học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 được Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát
triển đất nước là ''Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện
môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu''.
1.3. Thực trạng vấn đề vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở
các trường Trung học phổ thông chưa được quan tâm đúng mức
Một bộ phận lớn giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và THPT ở
các Sở GD&ĐT chưa được tập huấn phương pháp tích hợp/lồng ghép đưa các nội
dung BVMT vào các môn học, vì vậy còn có nhiều khó khăn trong việc triển khai
các hoạt động giáo dục BVMT. Hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về giáo
dục BVMT đã được biên soạn nhưng đầu sách và số lượng còn hạn chế và ít được
cung cấp đến các trường, các giáo viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
về môi trường chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế - xã



11
hội của đất nước. Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cấp cho ngành GD&ĐT
còn hạn chế, vì vậy công tác giáo dục BVMT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các
trường học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
1.4. Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, phương
pháp giáo dục phổ thông
Điều 28.2, Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
1.5. Đặc điểm kiến thức phần Sinh thái học có nhiều nội dung liên quan
đến tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tương hổ giữa sinh vật với môi trường.
còn môi trường là toàn thể các điều kiện ngoại cảnh, trong đó sinh vật đang sinh
sống và phát triển [11]. Tất cả các bài của Phần Sinh thái học bậc THPT đều có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học bậc
Trung học phổ thông”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo vệ môi trường đồng
thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học bậc Trung học phổ
thông.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy học
phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học Sinh thái học.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu như vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học một cách
tự nhiên, phù hợp và phát huy được tính tích cực học tập của học sinh thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường và hiệu quả dạy học bộ môn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Điều tra thực trạng chất lượng dạy học và việc vận dụng tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học bậc trung học phổ thông nói chung và
phần Sinh thái học nói riêng.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung kiến thức phần Sinh thái học bậc
Trung học phổ thông.


12
- Xác định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương thức, phương pháp tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua dạy học phần Sinh thái học bậc Trung học phổ
thông.
- Thiết kế các bài giảng theo hướng vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường để dạy phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước, các tài liệu có liên quan đến sinh thái, môi trường, bảo vệ môi trường,
giáo dục bảo vệ môi trường; công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học, đặc biệt là các tài liệu liên quan
đến hướng nghiên cứu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường làm cơ sở vận dụng dạy
học phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.

6.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình đang nghiên cứu,
lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai đề tài.
6.3. Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm
Điều tra thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy học và
việc vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học bậc
trung học phổ thông nói chung và phần Sinh thái học nói riêng.
- Đối với giáo viên:
+ Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng giảng dạy và tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường bộ môn Sinh học nói chung, phần Sinh thái học nói riêng.
+ Tham khảo giáo án và dự giờ của một số giáo viên.
- Đối với học sinh: Dùng phiếu điều tra để điều tra thực trạng dạy - học và
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học ở trường Trung học
phổ thông.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 trường Trung học phổ thông, mỗi
trường chọn 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng có số lượng, chất lượng tương
đương nhau.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án xây dựng theo hướng sử dụng phiếu học tập.
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được xây dựng theo phương pháp dạy học truyền
thống.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một giáo viên giảng
dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câu
hỏi đánh giá sau mỗi tiết học.
- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thảo luận với giáo viên bộ môn ở
các trường để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy.


13
6.5. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực
nghiệm sư phạm:
- Phần trăm (%)
- Trung bình cộng:
- Phương sai:

1
∑ X i ni
n
1
( X i − X ) 2 ni
S2 =

n −1
X =

- Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình):

(

)

2
1
X i − X ni

n −1
S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé độ phân tán càng ít.
S
- Hệ số biến thiên: Cv% = 100%

X
S
- Sai số trung bình cộng: m =
n

S= ±

Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải
xét đến hệ số biến thiên (Cv).
+ Cv = 0-10%
: Dao động nhỏ, độ tin cậy cao.
+ Cv = 10-30%
: Dao động trung bình.
+ Cv = 30-100% : Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ.
- Kiểm định độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình:
X1 − X 2

td =

S12 S 22
+
n1 n2

Trong đó:
Xi: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10).
ni: Số bài có điểm Xi.
X 1 , X 2 : Điểm số trung bình của 2 phương án: thực nghiệm và đối chứng.
n1, n2: Số bài trong mỗi phương án.
S12 và S 22 là phương sai của mỗi phương án.
Sau khi tính được td, ta so sánh với giá trị t α được tra trong bảng phân phối

Studen với mức ý nghĩa α =0,05 và bậc tự do f= n1+n2-2.
+ Nếu td ≥ tα: Sự khác nhau giữa X 1 và X 2 là có ý nghĩa thống kê.
+ Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa X 1 và X 2 là không có ý nghĩa thống kê.
7. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học bậc Trung học phổ thông nói
chung và phần Sinh thái học nói riêng.
- Cập nhật và hệ thống hoá một số kiến thức mới về môi trường để tích hợp
vào phần Sinh thái học, đặc biệt là những kiến thức về môi trường và Sinh thái địa
phương, vùng.


14
- Những bài giảng về việc vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi
dạy phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương II: Vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Phần III: Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về môi trường



15
1.1.1. Lược sử nghiên cứu về môi trường
1.1.1.1. Lược sử nghiên cứu môi trường trên thế giới [25]
Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm
gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm 1896; Luật
khoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật năm 1896, …
Vấn đề môi trường được loài người chú ý nhiều bắt đầu từ công nghiệp ở nước
Anh, được quan tâm từ thập niên 50 của thế kỷ XX. Năm 1948 tại cuộc họp của
Liên Hợp Quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ GDMT lần
đầu tiên được sử dụng. Trong khoảng thời gian dài sau đó, thế giới đã có rất nhiều
cố gắng để định nghĩa thuật ngữ này, vào những năm 1970 vấn đề GDMT đã được
sử dụng rộng rãi và được làm sáng tỏ.
Trong thập kỷ 70, GDMT đã được đưa vào hệ thống các Trường THPT ở
nhiều nước như: Mêxicô, Mỹ, Liên Xô cũ, những chủ đề về BVMT không chỉ được
lồng ghép vào những môn học có nhiều liên quan đến MT như: Sinh học, Địa lí,
Hoá học và cả các môn học khác như: Giáo dục công dân, Vật lí, ...
Ngày 5 tháng 6 năm 1972, Hội nghị thượng đỉnh Môi trường Thế Giới lần thứ nhất,
được tổ chức tại Stockholm - Thụy Điển đã ra lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Trái Đất Ngôi nhà chung của chúng ta”, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy
ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới. Ngoài ra, chương trình Môi trường của
Liên Hợp Quốc cũng được thành lập (UNEP).
Tại nguyên tắc số 19 trong tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về “MT con
người họp tại Stockholm 1972 đã nêu “Việc bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ cũng
như người lớn làm sao để họ có đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện
MT”. Ngay sau đó Chương trình MT của Liên Hợp Quốc (UNEP) cùng với tổ chức
văn hoá, khoa học, Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương
trình GDMT quốc tế (IEEP), tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế về
GDMT ở Belgrade Nam Tư. Chương trình này đã đưa ra một nghị định khung và
tuyên bố về những mục tiêu và nguyên tắc hướng dẫn GDMT. Sau hội thảo
Belgrade, chương trình GDMT quốc tế được bắt đầu triển khai và có khoảng 60

quốc gia đã đưa GDMT vào các trường học.
Năm 1984, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới được thành lập. Năm 1987,
hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất
bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta". Bản báo cáo này lần đầu tiên công
bố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn
mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài.


16
Năm 1987, Nghị định thư Montreal được thỏa thuận, quy định giới hạn của các hóa
chất gây hại đến tầng Ô-zôn. Cũng trong năm 1987, với sự chủ trì của UNESCO,
một hội nghị quốc tế Giáo dục và Đào tạo về MT được tổ chức ở Matxcơva đã đưa
ra một chương trình GDMT cho thập kỷ 1990 – 2000. Tại hội nghị thượng đỉnh Trái
đất (RIO-92) vấn đề GDMT lại một lần nữa được khẳng định.
Năm 1988, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) được thành lập với
mục đích thu thập và đánh giá các bằng chứng về hiện tượng Biến đổi khí hậu.
Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED) lần thứ 2 được
tổ chức tại Rio De Janeiro (Brazil), từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992. Tại
đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một
chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21
(Agenda 21). Chương trình nghị sự 21 (mục 36) về Giáo dục Đào tạo và sự nhận
thức của công chúng với yêu cầu “Đưa khái niệm về MT và phát triển, kể cả những
khái niệm dân số vào tất cả các chương trình giáo dục. Lôi cuốn trẻ em vào những
công trình nghiên cứu về sức khỏe và MT. Xây dựng các chương trình đào tạo cho
học sinh và sinh viên”.
Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được thông qua. Các nước phát triển cam kết sẽ
giảm 5% lượng khí thải trong khoảng thời gian từ 2008-2012.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại
Johannesburg (Nam Phi) là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10
năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã

vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này
bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi
trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn
đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội
nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia
trước năm 2005.
Năm 2011, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) ở Nam
Phi đã kết thúc với việc các nước nhất trí về một lộ trình mới trong cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu 10 năm tới.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững lần thứ 4, từ
ngày 20 đến 22/06/2012, được gọi là Hội nghị Rio + 20, được tổ chức tại Rio De
Janeiro (Brazil) với đồng thuận "Vì tương lai chúng ta mong muốn". Bao gồm hai


17
nội dung chính: Một nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững, xóa đói
giảm nghèo và khuôn khổ thể chế cho phát triển bền vững.
1.1.1.2. Lược sử nghiên cứu môi trường ở Việt nam
Năm 1985: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 246/HÐBT
về việc "Ðẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường".
Năm 1988: Thành lập Hội Ðịa lý Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường
Việt Nam.
Năm 1991: Chính phủ thông qua "Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững 1991- 2000".
Năm 1993: Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường.
Năm 1995: Chính phủ thông qua Kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học.
Năm 1997: Triển khai dự án về Giáo dục môi trường: Dự án VIE/95/041.
Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ chính trị ngày 25 tháng 6 năm 1998 về “Tăng cường

công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã coi vấn
đề GDMT là giải pháp đầu tiên.
Thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết
định số 3288/QĐ-GD&ĐT ngày 2/10/1998 ban hành các văn bản về chính sách và
chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Năm 2001: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 được Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát
triển đất nước là ''Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường''.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm
2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Cũng trong năm này Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được
Quốc hội thông qua.
Chiến lược Phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của
Việt Nam) được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày
17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.


18
Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội thông qua nghị quyết số 52/2005/QH11 ban
hành Luật bảo vệ môi trường thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm
2008 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn Số: 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07

tháng 8 năm 2008 về việc Tích hợp nội dung GDBVMT vào các môn học cấp
THCS và THPT đã yêu cầu:
1. Việc tích hợp GDBVMT vào các môn học được thực hiện từ năm học 20082009. Sở GD&ĐT lựa chọn một số trường THCS và THPT áp dụng thí điểm, Trên
cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm các đơn vị thực hiện thí điểm để nhân rộng, tiến tới
áp dụng đại trà cho những năm học sau.
2. Những môn học thực hiện tích hợp GDBVMT:
- Cấp THCS, các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý,
Sinh học, Công nghệ.
- Cấp THPT, các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hoá học,
Sinh học, Công nghệ.
Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong
phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó chú
trọng thực hiện nhiệm vụ: Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình,
sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất
nước là ''Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu''.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định Số: 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050. Trong phần các
nhiệm vụ chiến lược đã yêu cầu Đưa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào trong
các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí
hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Trong phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
công tác bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng thực hiện nhiệm vụ: Đưa nội dung
giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc
dân.
Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 4 năm 2012 Phê duyệt Chiến lược Phát

triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Ở phần giải pháp yêu cầu: Cập


19
nhật và đưa các nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào chương trình giảng
dạy của các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo.
1.1.2. Những vấn đề chung về môi trường
1.1.2.1. Chức năng của môi trường [12]
1.1.2.1.1. MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động
sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp,... Mỗi người mỗi ngày cần
trung bình 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương
thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo.
Chức năng không gian sống chia thành các loại: chức năng xây dựng các cơ sở hạ
tầng, vui chơi giải trí, giao thông vận tải, hồ chứa, hoạt động canh tác nông nghiệp,
nuôi trồng thủy, hải sản.
1.1.2.1.2. MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người
Để tồn tại và phát triển, con người đã tác động vào các hệ thống tự nhiên để tạo ra
của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất. Thiên
nhiên là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, các nguồn vật chất cần thiết phục vụ cho
đời sống con người.
1.1.2.1.3. MT là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình
sản xuất và sinh hoạt. Các chất thải được biến đổi trở thành các dạng ban đầu theo
chu trình sinh địa hóa phức tạp, từ những thứ bỏ đi trở thành các chất dinh dưỡng
nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, do đô
thị hóa, công nghiệp hóa, lượng chất thải vào môi trường ngày càng nhiều và phần
lớn không qua xử lý, hoặc thành phần chất thải khó phân hủy dẫn đến ở nhiều nơi,
nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.

1.1.2.1.4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
• Cung cấp thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật,
lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người: các hiện vật, di chỉ được con người
phát hiện, giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ. Khi kết nối giữa
những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán được những sự kiện
xảy ra trước đây và trong tương lai.
• Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa đối
với con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Nhiều sinh vật do phản ứng sinh
lý của cơ thể với những biến đổi của điều kiện tự nhiên đã thông báo sớm cho
chúng ta những sự cố như bão, động đất, núi lửa,…


20
• Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng nguồn vốn gen sinh
vật, loài, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, cảnh quang thiên nhiên …
1.1.2.2. Thành phần của môi trường [12]
1.1.2.2.1 Thạch quyển
Thạch quyển là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti dưới
đáy Đại Dương được cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái cứng rắn. Lớp trên cùng
của thạch quyển là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
Khi lớp trên cùng của tầng này tiếp xúc với khí quyển và sinh quyển tạo thành lớp
vật chất mềm, xốp được gọi là thổ nhưỡng (đất). Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là
nguồn tài nhiên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Đất mang trên mình
nó các hệ sinh thái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ sinh thái tạo nên
các nền văn minh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Trong vỏ trái
đất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản.
1.1.2.2.2 Thủy quyển
Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, tương đương với
361 triệu km2. Nước rất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất và là môi
trường sống của nhiều loài sinh vật. Nước tồn tại ở 3 thể: rắn (băng, tuyết), lỏng và

hơi.
Theo tính toán, tổng lượng nước là 1386.106 km 3. Nhưng nước ngọt rất ít, chỉ
chiếm 2,5%, mà hầu hết lại tồn tại ở thể rắn (băng, tuyết chiếm 2,24%); lượng nước
ngọt mà con người có thể sử dụng được lại còn ít ỏi, chỉ chiếm 0,26% tổng lượng
nước.
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nông
nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước
trên phạm vi toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và
50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng
hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở
khắp mọi nơi trên thế giới.
1.1.2.2.3 Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Khí quyển được phân
chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion (tầng nhiệt) và
tầng ngoài (tầng khuếch tán).
Không khí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và thế giới sinh vật.
Các thành phần chính của không khí bao gồm nitơ, ôxy, hơi nước và một số loại khí
trơ cũng tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên trái đất. Hiện nay tình trạng ô nhiễm
không khí đang thật sự gây hại cho sự sống trên bề mặt trái đất.
1.1.2.2.4 Sinh quyển


21
Sinh quyển là một hệ thống tự nhiên động, rất phức tạp. Nó bao gồm động, thực vật,
các hệ sinh thái. Sự sống trên bề mặt trái đất được phát triển chính là nhờ vào tổng
hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường, tạo thành dòng liên
tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng mà chúng ta thường gọi là các
chu trình sinh địa hóa như chu trình nước, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình
phospho,... Nhờ hoạt động của các chu trình này mà vật chất được chu chuyển, sinh
vật sống được và tồn tại trong một trạng thái cân bằng động, giúp cho chúng ổn

định và phát triển.
1.1.2.3. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới [4],[25],[35]
Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc (UNEP) viết tắt là "GEO - 2000" là một sản phẩm của hơn 850 tác
giả trên khắp Thế giới và trên 30 cơ quan môi trường và các tổ chức khác của Liên
Hợp Quốc đã cùng phối hợp tham gia biên soạn. Đây là một báo cáo đánh giá tổng
hợp về môi trường Toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO - 2000 đã
tổng kết những gì chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìn
giữ các hàng hoá và dịch vụ môi trường mà hành tinh cung cấp.
Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ
thứ 3.
Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất
cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ lệ
đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự
báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát
triển kinh tế và công nghệ và những người không bền vững theo hai thái cực: Sự
phồn thịnh và sự cùng cực đang đe doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và
cùng với nó là môi trường toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi
trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những
thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang
không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một
phần trên bề mặt Trái Đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường
của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang
tính toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là:
1.1.2.3.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng
Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt độ không
khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước biển trung
bình toàn cầu. Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều
hơn ở các vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906-2005), nhiệt độ trung bình toàn



22
0

cầu đã tăng khoảng 0,74 C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp
đôi so với 50 năm trước đó. Trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,5 0C so với nhiệt độ
ở thế kỷ XX.
Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và sẽ nhấn
chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp,
dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, động đất, phun
trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài
người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều
vấn đề môi trường nghiêm trọng khác.
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫn
đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừng và đất rừng, nước - là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí hậu
Trái Đất.
- Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên Thế giới.
Tất cả các yếu tố này góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng từ điều chỉnh
vốn có của mình.
Bản báo cáo năm 2007 của IPCC cũng dự đoán mức tăng nhiệt độ năm 2100 sẽ rơi
vào khoảng từ 1,1 - 6,4°C. Số thảm họa tự nhiên xảy ra trên toàn cầu trong 10 - 15
năm tới có lẽ sẽ tăng gấp đôi.
Với những nguyên nhân trên, thiên tai không những chỉ xuất hiện với tần suất ngày
càng gia tăng mà quy mô tác động gây thiệt hại cho con người cũng ngày càng lớn.

Chỉ tính riêng 10 năm qua (1995-2005), 3.852 thảm họa đã cướp đi hơn 780.000
sinh mạng, ảnh hưởng tới trên 2 tỷ người khác và gây tổn thất ít nhất 960 tỷ USD.
Nếu năm 2010 là năm thiệt hại về người lớn nhất do thiên tai (hơn 300 ngàn người
trên toàn thế giới bị chết và mất tích) thì năm 2011 là năm thiệt hại nặng nề nhất về
kinh tế từ trước đến nay. Thiên tai đã giáng thêm đòn chí mạng vào tăng trưởng
kinh tế thế giới.
Động đất kinh khủng tại Nhật Bản, New Zealand; bão khốc liệt ở Mỹ; lũ lụt ghê
gớm hoành hành ở Australia, Thái lan; động đất, sóng thần, bão tuyết, lốc soáy,
mưa lũ, sạt lở khắp các châu lục… là những hình ảnh minh chứng cho sự biến đổi
khí hậu (BĐKH) đã vượt quá khả năng ứng phó của cả nước giàu và nghèo. Trận
thiên tai thảm khốc nhất được ghi nhận là vụ động đất tại Haiti hôm 12/1/2010, có
cường độ 7 độ Richter và giết chết 316.000 nạn nhân. Trong khi đó, trận động đất


23
có cường độ 9,1 độ Richter xảy ra trên Ấn Độ Dương gây ra sóng thần kinh hoàng
hồi tháng 12/2004 làm 227.000 người chết. Trận bão xoáy ngày 31/4/1991 tại
Bangladesh làm chết ít nhất 131.000 người [47].
1.1.2.3.2. Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng Ôzôn có vai
trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con
người và các loài sinh vật trên Trái Đất.
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề
mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào
vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 50% lượng NOX ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra
Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi
trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khoẻ con người.
1.1.2.3.3. Tài nguyên bị suy thoái
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ,
đất hoang bị biến thành sa mạc. Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, diện tích

đất canh tác bình quân đầu người trên Thế giới năm 1983 là 0,31ha/người thì đến
năm 1993 chỉ còn 0,26 ha/người và còn tiếp tục giảm trong tương lai.
Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên thế giới diện tích rừng có
khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số
đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Nơi cư trú của các
loài sinh vật bị thu hẹp, bị tàn phá, đe doạ tính đa dạng sinh học ở các mức độ về
gen, các giống loài và các HST.
Với tổng lượng nước là 1386.106 km 3, bao phủ gần 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất,
và như vậy Trái Đất của chúng ta có thể gọi là "Trái Nước", nhưng loài người vẫn
"khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng lượng nước đó thì nước ngọt chỉ
chiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết tồn tại ở dạng đóng băng và tập trung ở
hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể tiếp cận để sử
dụng trực tiếp thì lại càng ít ỏi (chỉ chiếm 0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng
với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm canh nông nghiệp và các thói quen
tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi Toàn cầu.
Gần 20% dân số Thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống
vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn
đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven biển
đó là sự xâm nhập mặn. Hiện nay có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm hơn
1/3 dân số toàn cầu. Đây là một con số đáng báo động vì chỉ 2 năm trước đây, con
số này chỉ dừng ở 1 tỷ người [44].


24
Mất đất, mất rừng, cạn kiệt nguồn nước làm cho hàng chục triệu người buộc phải di
cư, tị nạn môi trường,... gây xuống cấp các điều kiện sức khoẻ, nhà ở, môi trường.
Có khoảng 1 tỷ người không có đủ chỗ để che thân và hàng chục triệu người khác
phải sống trên các hè phố. Thật không thể tin được rằng, Thế giới ngày nay cứ mỗi
năm có 20 triệu người dân chết vì nguyên nhân môi trường, trong khi đó, số người
chết trong các cuộc xung đột vũ trang của hơn nửa thế kỷ tính từ sau năm 1945 tới

nay cũng chỉ là 20 triệu người. Bài toán tăng 75% lượng lương thực từ nay tới năm
2030 do FAO đề ra là bài toán khó vẫn chưa có lời giải vì dân số liên tục gia tăng
trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm, độ màu
mỡ của đất ngày càng suy giảm.
1.1.2.3.4. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào
đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc
biệt là các khu đô thị. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng
ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường.
Đặc biệt, lượng nước ngọt đang khan hiếm trên hành tinh cũng bị chính con người
làm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến mức không còn khả
năng hoàn nguyên. Hiện nay, đại dương đang bị biến thành nơi chứa rác khổng lồ
của con người, nơi chứa đựng đủ loại chất thải của nền văn minh kỹ thuật, kể cả
chất thải hạt nhân. Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm xuống cấp các khu
vực ven biển trên toàn thế giới, gây huỷ hoại các hệ sinh thái như đất ngập nước,
rừng ngập mặn và các dải san hô.
1.1.2.3.5. Sự gia tăng dân số
Con người là chủ của trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều
kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, xung lượng gia tăng dân
số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình
kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và
môi trường.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2
tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ
người, năm 2011 dân số thế giới đã đạt mức 7 tỷ người Mỗi năm dân số Thế giới
tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và
năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát
triển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh
tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số
tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về

chính trị trên Thế giới [48].


25
Một người Mỹ trung bình hàng năm tiêu thụ 37 tấn nhiên liệu, kim loại, khoáng
chất, thực phẩm và lâm sản. Ngược lại, 1 người Ấn Độ trung bình tiêu thụ hàng
năm ít hơn 1 tấn. Theo Liên Hợp Quốc, nếu toàn bộ dân số của Trái Đất có cùng
mức tiêu thụ trung bình như người Mỹ hoặc Tây Âu, thì cần phải có 3 Trái Đất để
đáp ứng tài nguyên cần thiết. Rõ ràng, cần phải quan tâm hơn nữa tới sự tiến bộ của
con người và công bằng xã hội và phải coi đây là những nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường. Mỗi Quốc gia phải đảm bảo sự
hài hoà giữa: Dân số, hoàn cảnh môi trường, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế
- xã hội.
1.1.2.3.6. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất.
Các loài động và thực vật qua quá trình tiến hoá trên trái đất hàng trăm triệu năm đã
và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trên
trái đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, làm tăng
độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các
ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người,
và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới. Đa dạng sinh học được
chia thành 3 dạng: Đa dạng di truyền; đa dạng loài và đa dạng sinh thái.
Tuy nhiên, nhân loại đang phải đối mặt với một thời kỳ tuyệt chủng lớn nhất của
các loài động và thực vật. Thảm họa này tiến triển nhanh nhất và có hậu quả rất
nghiêm trọng.
Khoảng 17.000 loài thực vật và động vật hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất
môi trường sống, do bị các loài xâm lấn, do tốc độ tiêu thụ cao, do ô nhiễm và thay
đổi khí hậu mà chưa được giải quyết tận gốc. Mất đa dạng sinh học làm giảm an
ninh lương thực của con người, khiến cách loài còn lại có nguy cơ bệnh tật và tuyệt
chủng lớn hơn do thiên tai, và giảm các nguồn có thể tạo ra những đột phá mới về y
học và khoa học.

1.1.2.4. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay [2], [3], [4], [42]
1.1.2.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội và sức ép đối với môi trường
Giai đoạn 2005 – 2010, dân số nước ta gia tăng với tỷ lệ trung bình 1,09%. Tính đến
hết năm 2011, dân số nước ta là 87,84 triệu người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ
14 trên thế giới, mật độ 265 người/km 2, là một trong những nước có mật độ dân số
cao nhất thế giới (Nguồn: tổng cục thống kê, năm 2011). Quá trình gia tăng dân số
nhanh kéo theo những đòi hỏi yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, giáo dục
đào tạo, y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm … làm gia tăng sức ép đối với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải
nhất định, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lý xả thải vào môi


×