Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy tự học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.45 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

LÊ THỊ VIỆT HỒNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY TỰ HỌC
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT SINH HỌC 10 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học sinh học
Mã số
: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

VINH – 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo, bạn bè và người thân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm,
người đã trực tiếp giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các
nhà khoa học, xin cảm ơn các thầy cô ở khoa sau đại học, khoa sinh trường Đại


Học Vinh, thư viện trường Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo bộ môn sinh học ở các trường
THPT Như Thanh, Như Thanh II, Nông Cống I, Nông Cống III, Nông Cống IV, Như
Xuân ở tỉnh Thanh Hoá đã cộng tác và giúp tôi thực nghiệm thành công.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn

Lê Thị Việt Hồng


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn của đề tài
8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng PHT dạy tự học
1.1.

Lược sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài
1.1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

1.2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học
1.2.1. Khái niệm PHT
1.2.2. Cấu trúc PHT
1.2.3. Phân loại PHT
1.2.4. Vai trò của PHT trong dạy học
1.2.5. Dạy tự học bằng PHT
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy học sinh học
1.3.1. Thực trạng xây dựng sử dụng PHT trong dạy học sinh học của GV
THPT hiện nay
1.3.2. Thực trạng học tập sinh học của HS trong nhà trường THPT hiện nay
Chương II. Xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học phần kiến thức sinh học
VSV, SH 10 THPT


iii
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức sinh học VSV sinh học 10
2.2. Xây dựng PHT
2.3. Phương pháp sử dụng PHT để dạy tự học phần sinh học VSV SH 10 THPT
Chương III. Thực nghiệm sư phạm

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt
ADN
ARN
CHVC
ĐC
ĐVĐ
GV
HS
Nxb
PHT
PPDH
PTDH
PPDHTC
SH
SL
SGK

SGV
SV
TBDH
TN
THPT
VK
VSV

Đọc là
Axit đêzôxiribonucleic
Axit ribonucleic
Chuyển hoá vật chất
Đối chứng
Đặt vấn đề
Giáo viên
Học sinh
Nhà xuất bản
Phiếu học tập
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học tích cực
Sinh học
Số lượng
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sinh vật
Thiết bị dạy học
Thực nghiệm
Trung học phổ thông
Vi khuẩn

Vi sinh vật

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã nêu: "phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng
học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện khả năng áp dụng kiến


thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh".
Hiện nay sự chuyển biến về phương pháp dạy hoc tích cực trong trường
phổ thông nói chung và bộ môn sinh học nói riêng vẫn còn chậm, phổ biến vẫn là
cách dạy thông báo kiến thức, cách học thụ động. Do vậy cần đổi mới cách dạy theo
"Phương pháp dạy học tích cực".
Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo
hướng tích cực, người dạy cần phải có sự lựa chọn phương pháp phù hợp và
phương tiện tham gia hỗ trợ như bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề, câu hỏi,
bài tập, phiếu học tập,… Trong đó sử dụng phiếu học tập dạy học có những ưu điểm
lớn như hiệu quả cao, dễ sử dụng, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy
học. Phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn
cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử
lí linh hoạt cho người học. Phiếu học tập không chỉ tổ chức theo cá nhân mà có thể
tổ chức theo nhóm một cách có hiệu quả. Vì vậy sử dụng PHT để dạy tự học sẽ giúp
học sinh tự giác học tập, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
Phần Sinh học vi sinh vật thuộc chương trình Sinh học 10 (ban cơ bản),
THPT là phần kiến thức mới và khó nhưng kiến thức này có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và khoa học về
hình dạng kích thước tế bào vi sinh vật và vi rút. Không dừng lại hiểu biết về vi sinh
vật mà còn là cơ sở để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học, ứng dụng
vào thực tiễn đời sống và sản xuất để phòng ngừa một số bệnh, chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe con người, bảo vệ môi trường,…kích thích lòng ham hiểu biết niềm đam
mê khoa học đặc biệt là kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học. Vì vậy việc phát
triển phương pháp tự học ở học sinh trong phần sinh học vi sinh vật là việc làm cần
thiết.
Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi
sinh vật chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để
dạy tự học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 -THPT”
2. Mục đích nghiên cứu


Xây dựng và sử dụng phiếu hoạt động học tập để dạy tự học phần sinh học
vi sinh vật sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Học Sinh lớp 10 THPT
- GV dạy lớp 10 THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Bộ phiếu học tập, quy trình xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học phần
sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bộ PHT đủ tiêu chuẩn phần sinh học vi sinh vật 10
THPT và sử dụng hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng dạy, đặc biệt nâng cao được
khả năng tự học cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng và sử dụng PHT trong quá trình dạy
học nói chung và hướng dẫn tự học nói riêng.

- Điều tra tình hình sử dụng PHT trong dạy học sinh học ở một số trường THPT
thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích cấu trúc, thành phần kiến thức phần sinh học Vi sinh vật sinh học 10
THPT để làm cơ sở cho việc xây dựng PHT.
- Thiết lập quy trình xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học phần kiến thức
sinh học Vi sinh vật.
- Xây dựng bộ phiếu học tập phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT và
thiết kế các giáo án thực nghiệm.
- Thực nghiệm xác định tính khả thi và hiệu quả của bộ phiếu học tập trong việc
tổ chức dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà
nước qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết
- Nghiên cứu các tài liệu: lý luận dạy học sinh học, tài liệu bồi dưỡng chuyên
môn và các tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận cho đề tài.


- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT.
- Nghiên cứu tài liệu lý luận về PHT, nguyên tắc, kĩ thuật thiết kế và sử dụng
PHT.
6.2. Phương pháp chuyên gia
- Trao đổi với những nhà sư phạm, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, từ
đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy học Sinh học 10 về bộ phiếu đã soạn làm
cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện bộ phiếu học tập.
6.3. Phương pháp điều tra cơ bản
- Đối tượng điều tra:
+ HS lớp 10 THPT
+ GV dạy chương trình sinh học 10 THPT

- Phương pháp điều tra: Thông qua phiếu điều tra, dự giờ, thăm lớp, trao đổi với
GV giảng dạy sinh học 10 THPT để:
+ Tìm hiểu việc sử dụng PHT của GV:
. Kĩ năng soạn bài.
. Kĩ năng thiết kế PHT.
. Việc sử dụng PHT trong dạy học
+ Tìm hiểu việc lĩnh hội kiến thức của HS:
. Ý thức học tập.
. Chất lượng lĩnh hội kiến thức.
. Các kỹ năng được rèn luyện trong học tập.
- Nội dung điều tra: Mức độ tiếp thu kiến thức phần sinh học vi sinh vật sinh
học 10 THPT.
6.4. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm
6.4.1. Thực nghiệm thăm dò
Sử dụng Hệ thống PHT đã xây dựng đưa ra thực nghiệm thăm dò để điều
chỉnh PHT và cách thức tổ chức dạy học làm cơ sở cho thực nghiệm chính thức
6.3.2. Thực nghiệm chính thức
* Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ
tiêu đo lường và đánh giá chất lượng bộ phiếu xây dựng.
* Phương pháp thực nghiệm:


- Xây dựng hệ thống PHT phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Lớp thực nghiệm: Giáo án được thiết kế có sử dụng PHT
+ Lớp đối chứng: Giáo án được thiết kế theo hướng dẫn trong SGV
- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:
+ Chọn các trường thực nghiệm: Các trường thực nghiệm có đủ cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy – học.
+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC.

+ Chọn lớp ĐC và lớp TN phù hợp với tiêu chí đặt ra.
+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành vào học kì II năm
học 2010 – 2011.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC.
- Phân tích kết quả thực nghiệm:
+ Phân tích định lượng qua các tham số thống kê
+ Phân tích định tính dựa vào không khí lớp học và tỉ lệ học sinh tham gia
phát biểu xây dựng bài.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Tính các tham số đặc trưng:
+ Điểm trung bình X: Là tham số xác định gía trị trung bình của dãy số
thống kê, được tính theo công thức sau: X =
+ Sai số trung bình cộng: m =

1 10
∑ ni x i
n i =1

S
n
2

1 10
+ Phương sai: S = ∑ ( xi − x ) .ni
n 1
2

+ Độ lệch tiêu chuẩn: Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị
trung bình cộng. S = S 2
S


+ Hệ số biến thiên: để so sánh hai tập hợp có x khác nhau: Cv % = .100
x
Trong đó:
Cv% = 0% - 10%: Độ giao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv% = 10% - 30%: Dao động trung bình
Cv% = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ


+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung
bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
Td =

Trong đó:

X TN − X DC
2
2
S TN
S DC
+
nTN n DC

S2TN: Phương sai của lớp TN
S2ĐC: Phương sai của lớp đối chứng
nTN: Số bài KT của lớp TN
nĐC: Số bài KT của lớp ĐC

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối student với α = 0.05 và
bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu ltdl> tα thì sự sai khác của các giá trị TB ĐC và TN là

có ý nghĩa.
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel,
tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 5 trở lên làm cơ
sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh
hưởng đến chất lượng học tập.
Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp
án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10.
7. Giới hạn đề tài
Xây dựng và sử dụng PHT phần sinh học VSV trong các khâu của quá
trình dạy học nhằm nâng cao khả năng tự học cho học sinh.
8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng bộ PHT phần kiến thức sinh học Vi sinh vât sinh học 10 THPT
- Thiết kế bài soạn sử dụng PHT để dạy tự học phần sinh học vi sinh vật sinh
học 10 THPT.

Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG PHT DẠY TỰ HỌC
1.1 Lược sử nghiên cứu liên quan đến đề tài.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài.
Đổi mới PPDH theo hướng dạy HS cách tự học, áp dụng các PPDH phát huy
tính tích cực học tập ở HS, với cách thức tổ chức hoạt động tự lực, chủ động đã trở


thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Sử dụng PHT để dạy
tự học là một trong những PPDH nhằm phát huy tính tích cực học tập ở HS. Trên
thế giới PPDH phát huy tính tích cực học tập ở học sinh có mầm mống từ cuối thế
kỷ XIX, được phát triển từ những năm 20 và phát triển mạnh từ những năm 70 của
thế kỷ XX. [16].
Ở Anh năm 1920 vấn đề sử dụng “phương pháp dạy học tích cực” bắt đầu

được quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong trường học.
Ở Pháp, vào những năm 1920 đã hình thành những “nhà trường mới”, đặt
vấn đề phát triển năng lực ở trẻ, khuyến khích các hoạt động do chính học sinh tự
quản. Mọi hoạt động giáo dục đều phải lấy HS làm trung tâm, coi trọng việc rèn
luyện phương pháp tự dành lấy kiến thức.
Năm 1950 ở các nước Liên xô(cũ), Pháp, Ba Lan, Tiệp khắc, Cộng hòa dân
chủ Đức, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bắt đầu được quan
tâm, nghiên cứu và đem vào sử dụng.
Ở Hoa Kỳ ý tưởng dạy học cá nhân hóa ra đời trong những năm 1970, đã
được thử nghiệm gần 200 trường: Giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp các phiếu
hướng dẫn (PHT) để học sinh tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp với
năng lực [21].
Ở Hàn Quốc: Từ thập niên 90 tới nay, giáo dục hướng vào giai đoạn hậu
công nghiệp. Để đáp ứng đòi hỏi mới đặt ra do sự bùng nổ kiến thức và sáng tạo
kiến thức mới cần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và tính
sáng tạo [21].
Ở Thái Lan đang tiến hành một chương trình giáo dục mới được giảm tải 1/3
kiến thức so với chương trình cũ, thay phương pháp học vẹt bằng cách phát huy tính
sáng tạo của HS [7].
Dạy học phát huy tính tích cực học tập ở HS đã được nhiều nhà giáo dục
nghiên cứu. Ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức
năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho
phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn” [19].
Trong quá trình dạy học phải đề ra một phương pháp sao cho học sinh hứng
thú học tập. Đó là khẳng định của X.L.Rubixtein (1946)


R.C Sharma (1988) cho rằng: Mục đích của PPDH tích cực là phát triển ở
HS kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề… Vai trò của GV
là tạo ra những tình huống để phát triển vấn đề, giúp HS nhận biết vấn đề, lập giả

thuyết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thuyết, rút ra kết luận” [18].
R.R.Singh (1991) cho rằng: Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ
giáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập, “quá trình học tập
do người học điều khiển”. Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học
tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức
chủ yếu đối với giáo dục” [18].
Như vậy trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Các nước trên thế giới cũng đã
đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, khả năng tự học của HS.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Ở nước ta, từ những năm 1960 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động
đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và các phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt”.
Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới PPDH “ Biến quá trình đào tạo thành tự đào
tạo, Học di đôi với hành”, nhưng do nhiều nguyên nhân mà sự phát triển của phong
trào này còn rất hạn chế. Ngày nay để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì mục tiêu của giáo dục là hướng
tới việc đào tạo ra những con người có tri thức, có kỹ năng và thái độ đúng đắn,
muốn vậy phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới
PPDH.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4
khoá VII (1- 1993). Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996), được thể chế
hoá trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của bộ giáo dục và
đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4- 1999) [5].
Luật giáo dục điều 28.2, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với các đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [5].



Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động. Cùng với định hướng đổi mới phương pháp
dạy và học của Đảng, Nhà nước đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp giáo dục- dạy học như:
GS.TS. Trần Bá Hoành: “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”- Viện
KHGD, 9/1993; “ Phương pháp tích cực”- NCGD số 3/1996.
GS.TS. Đinh Quang Báo: “ Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo hướng
hoạt động hoá người học” - Kỷ yếu hội thảo khoa học, 1/1995; “ Phát triển hoạt
động nhận thức của học sinh trong các bài sinh học ở trường phổ thông Việt Nam”
– 1981.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành: “ Năng cao chất lượng giảng dạy các quy luật
di truyền” - Luận án phó tiến sĩ, 1989.
Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, “ Quá
trình dạy - tự học”, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1997.
Nguyễn Văn Duệ (chủ biên), Trần Văn Kiên, Dương Tiến sỹ “ Dạy học giải
quyết vấn đề trong bộ môn sinh học”, Nxb Giáo dục, 2000.
Đing Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, “ Lý luận dạy học sinh học”, 1996.
PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm, “ Hình thành và phát triển khái niệm di truyền
học ở trường THPT Việt Nam”. Luận án TS, 1996.
Nguyễn Phúc Chỉnh: “ Phương pháp Grap trong dạy học sinh học”, Nxb Giáo
dục, 2005.
Gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề sử dụng PHT để tổ chức hoạt
động học tập cho HS, có thể kể ra một số nghiên cứu sau:
“Phiếu học tập – phương pháp dạy học có sử dụng phiếu học tập” Nguyễn
Thị Dung, thông tin khoa học giáo dục số 45/1994 cho biết: Phiếu học tập là công
cụ để giáo viên tổ chức hoạt động khai thác và lĩnh hội kiến thức theo hướng định
trước của giáo viên.
Nguyễn Thị Dung: “ Dạy học giải quyết vấn đề có sử dụng PHT” - Luận án
phó tiến sỹ, 1995.

Nguyễn Thị Thanh Chung: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học
các khái niệm trong chương các quy luật di truyền sinh học 11- THPT” Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục, 2006


Lê thị Việt An: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động
dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT” - Luận văn thạc sỹ giáo dục, 2009.
Nguyễn Viết Trung: “ Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy tự học chương I phần di truyền học sinh học 12 THPT nâng cao” - Luận văn thạc sỹ giáo dục, 2009.
Còn nhiều những nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng PHT trong dạy
học của các tác giả là học viên sau đại học, khoá luận tốt nghiệp đại học của sinh
viên. Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học còn ít tác giả nghiên
cứu. Phần sinh học VSV SH 10 THPT chưa có đề tài nghiên cứu về xây dựng sử
dụng PHT để dạy tự học. Vì thế chúng tôi tiến hành nhiên cứu vấn đề này.
1.2.Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học.
1.2.1. Khái niệm phiếu học tập
Phiếu học tập hay còn gọi là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc.
Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm
theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn của
tiết học. Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm
hướng tới hình thành kiến thức, kỹ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho
học sinh.
Nội dung hoạt động được ghi trong PHT có thể là tìm ý điền tiếp hoặc tìm
thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi. Nguồn thông tin
để HS hoàn thành PHT có thể từ tài liệu giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ
mô hình, mẫu vật, sơ đồ hoặc từ những mẫu tư liệu được GV giao cho mỗi HS sưu
tầm trước khi học.
1.2.2. Cấu trúc phiếu học tập
1.2.2.1. Thành phần cấu tạo của phiếu học tập
Mỗi PHT có cấu trúc gồm các phần sau:
* Phần dẫn:

Là các chỉ dẫn của giáo viên quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạt động
hay nguồn thông tin.
-Ví dụ: Đọc thông tin mục II.1 trang 88 SGK sinh học 10, hoàn thành sơ đồ
sau:


Để đạt hiệu quả sử dụng PHT cao, đảm bảo thời gian thực hiện phần dẫn yêu
cầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dẫn dắt học sinh đến các hoạt động cụ thể.
* Phần hoạt động:
Là phần chỉ những công việc, thao tác mà học sinh cần thực hiện, có thể là
một hoặc nhiều hoạt động.
Ví dụ: Đọc thông tin mục I trang 114 SGK Sinh học 10 và hoàn thành sơ
đồ sau bằng cách điền tiếp vào dấu “….”.
Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là:
-

Đọc thông tin mục II SGK sinh học 10 trang 114.

-

Quan sát sơ đồ trong PHT.

-

Tìm ý thích hợp.

-

Điền vào phiếu và hoàn thành PHT.


* Phần quy định thời gian thực hiện:
Hoàn thành PHT phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ
vào khối lượng công việc mà thời gian có thể là 5 phút, 10 phút, dài hơn hoặc ngắn
hơn. Ngoài ra cũng cần căn cứ vào trình độ học sinh, thời gian tiết học.
Tuy nhiên phần này không bắt buộc phải để trong PHT, nó có thể được giáo
viên thông báo bằng lời trong quá trình phát phiếu.
* Phần đáp án:
Thường tách biệt với các phần trên được sử dụng để giáo viên chỉnh sửa,
bổ sung cho học sinh hay căn cứ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho học sinh.
Ví dụ : Một PHT đầy đủ có cấu trúc như sau:
PHT : Đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên
tục .
Họ và tên học sinh ………………………….…...
Lớp: ……...............................................................
Nghiên cứu mục II.1 trang 100 SGK SH 10. Hãy ghép hai cột với nhau cho
phù hợp.
Các pha sinh trưởng của
quần thể vi khuẩn

Đặc điểm

P/a trả lời


1. Pha tiềm phát

a. Số tế bào trong quần thể giảm dần do 1……
thiếu chất dinh dưỡng, chất độc hại tích

2. Pha luỹ thừa( pha log)


luỹ quá nhiều.
b. Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt 2……

3. Pha cân bằng

cực đại và không đổi theo thời gian.
c. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, 3……
số lượng tế bào trong quần thể chưa
tăng, enzim cảm ứng được hình thành để

4. Pha suy vong

phân giải cơ chất.
d. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn 4……
nhất và không đổi, số lượng tế bào trong

quần thể tăng lên rất nhanh.
Thời gian hoàn thành : 5 phút
Đáp án ( sẽ ghi ở phần riêng).
1.c ;

2.d ;

3.b ;

4.a.

1.2.2.2. Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập
Qua các dạng PHT nêu ở trên ta thấy khi xây dựng PHT cần chú ý đến

các yêu cầu sư phạm sau:
- Phải thực sự là phương tiện để hình thành kiến thức, kỹ năng.
- Phải thực sự là phương tiện giúp học sinh tự lực trong học tập.
- Phiếu phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc phải hoàn
thành, các thao tác cần thực hiện


1.2.3. Phân loại phiếu học tập
1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học
a. PHT dùng để hình thành kiến thức mới:
Trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới GV có thể
sử dụng phiếu kết hợp với SGK, học sinh thảo luận sau đó đưa ra ý kiến thống nhất
hoặc trong một số phần kiến thức gần giống với phần đã học trước đó GV có thể
cung cấp PHT cho học sinh, học sinh tự nghiên cứu trên lớp hoặc về nhà vận dụng
kiến thức đã học để hoàn thành PHT theo quy định.
Ví dụ 1: Khi dạy mục II.2, bài 22, SH 10, ta có thể sử dụng PHT sau
Nghiên cứu mục II.2, bài 22, SGK SH10, tìm ý phù hợp điền vào ô trống
trong bảng sau;
Đặc điểm so sánh
VSV quang tự dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn cacbon
Tính chất của quá trình
(Thời gian hoàn thành: 5 phút).

VSV hoá tự dưỡng

b. PHT dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức:
Thông qua việc dẫn dắt học sinh hoàn thành các yêu cầu trong PHT, học
sinh đã lĩnh hội được lượng kiến thức nhất định. Dạng này cần có sự hợp tác chặt

chẽ giữa giáo viên hướng dẫn và học sinh. PHT này có vai trò rất lớn trong việc
khắc sâu kiến thức, giúp học sinh hoàn thiện những kiến thức vừa được lĩnh hội.
Ví dụ 2: PHT: So sánh sinh sản của VSV nhân sơ và sinh sản của VSV
nhân thực.
Hãy so sánh sinh sản của VSV nhân sơ và VSV nhân thực bằng cách điền ý
phù hợp vào ô trống của bảng sau:
Điểm so sánh

Sinh sản VSV nhân sơ

Sinh sản VSV nhân
Thực

Khác nhau
Giống nhau
(Thời gian hoàn thành: 5 phút)


c. PHT dùng để kiểm tra, đánh giá:
Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra 1 kỳ, kiểm tra năm
học. Giúp học sinh khắc sâu, hệ thống hoá lại kiến thức, giúp giáo viên nắm bắt được
tình hình học tập của học sinh để điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp.
Ví dụ 3: Nghiên cứu sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi
Tách
Chủng vi
rút A

ProteinA
Trộn
Vi rut lai


Chủng
vi rút B

Nhiễm
vào cây

Tách
Axit
nucleic B

Phân
lập
X

1. Vi rút lai có dạng như thế nào?
2. X là chủng vi rút gì? Vì sao?
(Thời gian hoàn thành: 7 phút)
1.2.3.2. Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT
a. PHT khai thác kênh chữ
Thường dùng trong các khâu dạy bài mới, nội dung của phiếu dạng này đi
kèm với kênh “đọc thông tin” hay “nghiên cứu mục, bài…”. Kiến thức SGK phần
lớn được đề cập dưới dạng kênh chữ, do đó PHT dạng này có vai trò trong việc định
hướng cho học sinh cách đọc, cách thảo luận để từ đó HS tự chiếm lĩnh tri thức.
Ví dụ 4: Nghiên cứu thông tin trang 114, SGK sinh học 10, tìm ý phù hợp
điền vào chỗ có dấu chấm hỏi (?)ở sơ đồ sau


Kích
thước


?
?

Cấu tạo
?

Vurut
Hình thức
sống

Hệ gen

?

?

(Thời gian hoàn thành: 4 phút)
b. PHT khai thác kênh hình
Hệ thống tranh ảnh, hình vẽ được xem là một trong những phương tiện trực
quan của quá trình dạy học, có vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông tin. Việc sử
dụng PHT khai thác kênh hình có vai trò lớn trong việc định hướng cho HS khai
thác nội dung hình vẽ, tranh ảnh. Đây được xem là dạng phiếu tích cực với học
sinh, có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học giúp học sinh phát
triển kỹ năng quan sát, phân tích. Nguồn thông tin để hoàn thành PHT là kênh hình
trong SGK, tranh ảnh, phim tư liệu.
Ví dụ 5: Quan sát hình 29.1, bài 29 SGK SH 10. Hãy chỉ ra những điểm
giống nhau và khác nhau về cấu tạo của virut trần và virut có vỏ ngoài bằng cách
điền ý thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Điểm so sánh

Virut trần
Thành phần cấu tạo giống

Virut có vỏ ngoài


nhau
Thành phần cấu tạo khác
nhau
(Thời gian hoàn thành: 4 phút)


c. PHT khai thác cả kênh chữ và kênh hình
So với hai dạng trên thì dạng này phổ biến hơn nhiều bởi chương trình
SGK đổi mới có cả kênh chữ và kênh hình đi kèm với nhau. Dạng này yêu cầu học
sinh vừa đọc thông tin, vừa quan sát hình mới có thể hoàn thành PHT.
Ví dụ 6: Nghiên cứu mục II.1, kết hợp quan sát hình 25, bài 25 SGK
SH10, tìm ý phù hợp điền vào các ô trống của bảng sau cho phù hợp.
Các pha sinh trưởng của vi khuẩn Đặc điểm
Pha tiềm phát
Pha luỹ thừa
Pha cân bằng
Pha suy vong
(Thời gian hoàn thành: 7 phút)
1.2.3.3. Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện các kỹ năng
Theo giáo sư Trần Bá Hoành có 6 dạng phiếu học tập.
a. Dạng 1:Phiếu phát triển kỹ năng quan sát
Trên PHT dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu quan sát
mẫu vật, tranh vẽ, mô hình.
Ví dụ 7: Nghiên cứu mục I, quan sát hình 30, bài 30, SGK SH10 hãy xác

định diễn biến từng giai đoạn nhân lên của virut bằng cách hoàn thành bảng sau:
Các giai đoạn
Diễn biến
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp
5. Phóng thích
(Thời gian hoàn thành: 8 phút)
b. Dạng 2: Dạng PHT phát triển kỹ năng phân tích:
Dạng PHT này hướng sự chú ý của HS vào việc nghiên cứu chi tiết những
vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật hiện tượng gần giống nhau, những
khái niệm có nội hàm chồng chéo một phần, qua đó tập dượt cho HS phương pháp
so sánh phân tích để áp dụng vào những trường hợp tương tự.
Ví dụ 8: Nghiên cứu bảng số liệu về sự phân chia của E.coli, trang 99, bài 25
SGK SH10 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Số tế bào con được tạo thành từ 1 tế bào mẹ sau n làn phân chia là bao
nhiêu?............................................................................................................................


2. Nếu biết thời gian t và số lần phân chia n, có thể tính g theo công thức
nào?..............................................................................................................................
3. Tổng số tế bào con được tạo thành từ N 0 tế bào ban đầu sau thời gian t qua
n lần phân chia là bao nhiêu?........................................................................................
.......................................................................................................................................
(Thời gian hoàn thành: 7 phút)
c. Dạng 3: Dạng PHT phát triển kỹ năng so sánh
Khi dạy các khái niệm mang tính chất ngang hàng, tương đương nhau,
nội hàm và ngoại diên có một phần chồng chéo nhau có thể yêu cầu HS lập bảng so
sánh để phân biệt những điểm khác nhau giữa các khái niệm đó.

Ví dụ 9: Nghiên cứu mục III, bài 22 SGK, SH 10 phân biệt giữa hô hấp hiếu
khí, hô hấp kị khí và lên men bằng cách điền ý thích hợp vào ô trống trong bảng
sau:
Dấu hiệu so sánh
Khái niệm
Nơi diễn ra
Chất nhận e cuối cùng
Sản phẩm tạo thành
Ví dụ

Hô hấp hiếu khí

Hô hấp kị khí

Lên men

(Thời gian hoàn thành: 8 phút)
d. Dạng 4: Dạng PHT phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát
Ví dụ 10: Nghiên cứu 2 ví dụ sau rồi trả lời các câu hỏi
VD1: Bệnh AIDS do virut HIV gây ra, lây từ người này sang người khác.
VD2: Bệnh cảm lạnh do bị nhiễm lạnh, không lây từ người này sang người khác.


Câu hỏi:
a. Trong 2 loại bệnh trên, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm, bệnh nào không phải
là bệnh truyền nhiễm?
b. Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
(Thời gian hoàn thành: 5 phút)
e. Dạng 5: Dạng PHT phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
Dạng PHT này được sử dụng để gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dưới

nhiều góc độ, có thói quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học. Từ đó HS
nắm được kiến thức một cách tích cực và phát triển được tư duy suy luận, các vấn
đề mâu thuẫn đề ra trong học tập cũng như trong đời sống.
Ví dụ 11 : Khi dạy mục II.2, bài 27, SH10, có thể sử dụng PHT sau
Hãy giải thích các hiện tượng sau
1.Tại sao các loại hạt ngũ cốc ( gạo, ngô,...) chứa nhiều nước rất dễ bị hư
hỏng ?
2.Theo em, làm thế nào để bảo quản các loại hạt ? Tại sao ?
(Thời gian hoàn thành 5 phút)
f. Dạng 6: Dạng PHT vận dụng kiến thức đã học
HS sau khi học xong phần sinh học VSV sinh học 10, HS có thể vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cuộc sống để giải thích các hiện tượng thường gặp trong
thực tiễn, đó là nhu cầu tự nhiên muốn áp dụng kiến thức mới học vào trong đời
sống, sản xuất.
Ví dụ 12 : Khi dạy hết bài 23, SH10, GV yêu cầu HS hoàn thành PHT sau.
Hãy ghép nội dung ở cột I và cột II cho phù hợp và ghi phương án trả lời vào
cột III
(I). Quá trình
(II). Ứng dụng
1. Tổng hợp protein
a. Sản xuất gôm sinh học
2.Tổng hợp polysaccarit
b. Sản xuất rượu, giấm
3. Phân giải protein
c. Sản xuất axitamin
4. Phân giải polysaccarit
d. Làm nước mắm, nước tương.
(Thời gian hoàn thành : 3 phút)

(III). P/a trả lời

1...........
2...........
3............
4............

1.2.4. Vai trò của phiếu học tập trong dạy-học
1.2.4.1. Phiếu học tập là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học


Trong quá trình dạy học PHT được sử dụng như một phương tiện để truyền
tải kiến thức, nội dung của phiếu chính là nội dung hoạt động học tập của học sinh.
Thông qua việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếu một cách độc lập hay
có sự trợ giúp của giáo viên mà học sinh lĩnh hội được một lượng kiến thức tương
ứng.
1.2.4.2. Phiếu học tập là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các kỹ
năng cho học sinh
Để hoàn thành được các yêu cầu do PHT đưa ra học sinh phải huy
động hầu như tất cả các kỹ năng hành động, thao tác tư duy: quan sát, phân tích,
tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa.
Vì vậy, sử dụng PHT trong dạy học sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển
các kỹ năng cơ bản.
1.2.4.3. Phiếu học tập phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện
năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
Trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh có thể sử dụng PHT giao
cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh hoàn thành, bắt buộc học sinh phải chủ
động tìm tòi kiến thức. Vì vậy, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh
được nâng lên.
Mặt khác mỗi PHT có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình tự học như
nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá…dưới nhiều hình thức
như ở lớp hoặc ở nhà, có thể cần sự giúp đỡ của giáo viên hoặc không. Do vậy,

PHT còn phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
1.2.4.4. Phiếu học tập là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học.
Phiếu học tập thường được thiết kế dưới dạng bảng có nhiều cột, nhiều
hàng thể hiện nhiều tiêu chí. Vì vậy, ưu thế của PHT là khi muốn xác định một
nội dung kiến thức, thõa mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với các
tiêu chí khác nhau. Với PHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ
ràng, diễn đạt ngắn gọn như một kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoặc sơ đồ. PHT
có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
1.2.4.5. Phiếu học tập đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở
cho việc uốn nắn, chỉnh sữa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của
người học.


Sử dụng PHT trong dạy học giáo viên có thể kiểm soát, đánh giá được
động lực học tập của học sinh thông qua kết quả hoàn thành PHT, thông qua báo
cáo kết quả cá nhân, thảo luận trong tập thể từ đó chỉnh sửa, uốn nắn những lệch
lạc trong hoạt động nhận thức của học sinh. Do đó, PHT đã trở thành phương
tiện giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò đó là mối liên hệ thường xuyên,
liên tục.
1.2.4.6. Phiếu học tập là biện pháp hữu hiệu trong việc hướng dẫn học sinh tự
học
Đối với hoạt động tự học PHT là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học
sinh trong việc tự lực chiếm lĩnh tri thức. Nó có tác dụng định hướng cho học
sinh cần nắm bắt phần này như thế nào? Nội dung nào là nội dung trọng tâm?
Với vai trò đó nó đã giúp đỡ người thầy rất nhiều trong hoạt động dạy học. Làm
cho chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao.
1.2.5. Dạy tự học bằng phiếu học tập
1.2.5.1. Khái niệm tự học
Theo GS.TS. Thái Duy Tuyên: “ Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực

trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) cùng các phẩm chất, động cơ,
tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh
nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân
người học”.
Tác giả Nguyễn kỳ ở tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn về
khái niệm tự học: “ Tự học là người học tích cực, chủ động, tự mình tìm ra tri
thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.Tự học là tự đặt
mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết
các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hoá việc
học”.
GS.Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự
học, tức là biến kiến thức khoa học tích luỹ từ nhiều thế hệ của nhân loại thành
kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kỹ năng
thực hành những tri thức ấy”.


×