Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẦN
MỞ
ĐẦU
-------
------

1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển, việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vai
trò quan trọng trong nâng cao
lượng
giáo
LÊchất
THỊ
VIỆT
ANdục và đào tạo. Tuy nhiên, việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay còn đặt ra nhiều vấn đề cần có sự thực
hiện đồng bộ của ngành giáo dục và cộng đồng xã hội. Ðổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình
phát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn.
Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học,

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ
nó giữ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo. Phương pháp
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
dạy học truyền thống với hoạt động chủ yếu là người dạy cung cấp thông tin
PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT
và người học lĩnh hội các thông tin đó một cách thụ động, thiếu sáng tạo và
ngày càng bộc lộ sự không phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện


nay.
Đặc trưng của môn Sinh học là thực hành, thí nghiệm, đối chứng. Đối
với chương trình sinh học lớp 12, mục tiêu cụ thể là nhằm hình thành ở học
LUẬN
SĨ GIÁO DỤC HỌC
sinh những hiểu
biết VĂN
về: THẠC
…………………………………………Đòi
hỏi
người học phải tự lực tìm tòi, khám phá kiến thức kết hợp với rèn luyện kĩ
năng so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp, trừu tượng hóa, hệ thống hóa.
Chính vì thế, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải nhanh chống thay đổi
các phương pháp giảng dạy vừa kế thừa những ưu điểm của phương pháp
truyền thống vừa đổi mới về nhiều mặt như: Đổi mới cách sử dùng đồ dung
dạy học, đổi mới cách xây dựng bài giảng, người dạy với vai trò hướng dẫn
gợi mở, giúp người học tự tìn tòi khám phá thế giới động vật từ đó hình thành
ở người học tinh thần chủ động tích cực và đầy sáng tạo trong quá trình học
tập bộ môn sinh học lớp 12.

VINH - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-------  ------

LÊ THỊ VIỆT AN


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

VINH - 2009

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................................5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................7
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..........................................................................................7
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................................7
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.........................................................7
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC..........................................................................................8
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................8
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:.............................................................................8
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:...........................................................................9
7.4.1.Thực nghiệm thăm dò:..................................................................................................9
7.4.2. Thực nghiệm chính thức:..............................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................13

CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP............................................13
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài..............................................................................................13
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................13
1.1.2. Khái niệm phiếu học tập.............................................................................................14
1.1.3. Phân loại phiếu học tập..............................................................................................16
1.1.4. Cấu trúc của phiếu học tập........................................................................................20
1.1.5. Vai trò của phiếu học tập trong dạy học.....................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................................................24
1.2.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng PHT trong dạy học Sinh học nói chung và dạy
học Sinh học 12 nói riêng.....................................................................................................24
1.2.2. Thực trạng giảng dạy kiến thức Sinh học 12 ở trường phổ thông..............................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................................29
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC PHẦN
SINH THÁI HỌC - SINH HỌC LỚP 12 THPT..................................................................29
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học lớp 12 THPT.................29
2.1.1. Mục tiêu của phần kiến thức Sinh thái học................................................................30
2.1.2. Lôgic cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học..............................................32
2.2. Thiết kế PHT.............................................................................................................34
2.2.1. Quy trình thiết kế PHT...............................................................................................34
2.2.2. Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập..........................................................................37
2.2.3 Các lưu ý khi thiết kế PHT:.........................................................................................38
2.2.4. Xây dựng PHT để dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT..........................40
2.3. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Sinh thái học.........................................53
2.3.1 Quy trình chung về việc sử dụng PHT........................................................................53
2.3.2. Sử dụng PHT để hình thành kiến thức mới................................................................53
2.3.3. Sử dụng PHT để hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức.................................................55
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................................56
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm...........................................................56
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.................................................................................56



3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..........................................................................57
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm.....................................................57
3.2.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................................................57
3.2.2. Bố trí thực nghiệm......................................................................................................57
3.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................................57
3.2.3. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm............................................60
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra qua 3 bài thực nghiệm.................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................70
Kết luận:...........................................................................................................................70
Kiến nghị:.........................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................72
PHỤ LỤC:............................................................................................................................74
CÁC GIÁO ÁN ĐÃ SOẠN.................................................................................................74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Đọc là

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

HST
KQHT

Hệ sinh thái
Kết quả học tập

NXB

Nhà xuất bản

PHT

Phiếu học tập

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

SH


Sinh học

SV

Sinh vật

THPT
TN

Trung học phổ thông
Thực nghiệm

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TNTL

Trắc nghiệm tự luận

4


TW

Trung ương
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển, việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vai

trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay còn đặt ra nhiều vấn đề cần có sự thực
hiện đồng bộ của ngành giáo dục và cộng đồng xã hội. Ðổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình
phát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn.
Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học,
nó giữ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo. Phương pháp
dạy học truyền thống với hoạt động chủ yếu là người dạy cung cấp thông tin
và người học lĩnh hội các thông tin đó một cách thụ động, thiếu sáng tạo và
ngày càng bộc lộ sự không phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện
nay.
Đặc trưng của môn Sinh học là thực hành, thí nghiệm, đối chứng. Đối
với chương trình sinh học lớp 12, mục tiêu cụ thể là nhằm hình thành ở học
sinh những hiểu biết về: di truyền học, tiến hoá và sinh thái học. Đòi hỏi
người học phải tự lực tìm tòi, khám phá kiến thức kết hợp với rèn luyện kĩ
năng so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp, trừu tượng hóa, hệ thống hóa.
Chính vì thế, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải nhanh chóng thay đổi
các phương pháp giảng dạy vừa kế thừa những ưu điểm của phương pháp
truyền thống vừa đổi mới về nhiều mặt như: Đổi mới cách sử dùng đồ dùng
dạy học, đổi mới cách xây dựng bài giảng, người dạy với vai trò hướng dẫn
gợi mở, giúp người học tự tìn tòi khám phá thế giới sinh vật từ đó hình thành

5


ở người học tinh thần chủ động tích cực và đầy sáng tạo trong quá trình học
tập bộ môn Sinh học lớp 12.
Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức được hoạt động học tập cho học
sinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có công cụ, phương tiện tham
gia tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề,

phiếu học tập… Trong đó, phiếu học tập có những ưu điểm rất lớn như dễ sử
dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học:
hình thành kiến thức mới, củng cố vận dụng, kiểm tra đánh giá… vừa phát
huy được công tác độc lập của học sinh, vừa phát huy được hoạt động tập thể.
Phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng
dẫn cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng
tạo và xử lý linh hoạt cho người học. Phiếu học tập không chỉ tổ chức hoạt
động theo cá nhân mà có thể tổ chức hoạt động theo nhóm một cách có hiệu
quả. Bằng việc sử dụng phiếu học tập đã chuyển hoạt động của giáo viên từ
trình bày giảng giải thuyết trình sang hoạt động hướng dẫn chỉ đạo từ đó học
sinh tự lực phát hiện kiến thức, qua đó mà tư duy được phát triển.
Vậy sử dụng phiếu học tập như thế nào cho có hiệu quả? Đặc biệt sử
dụng phiếu học tập trong hướng dẫn tự học là vấn đề rất được quan tâm .
Năm học 2009-2010 sách giáo khoa Sinh học 12 bắt đầu được áp dụng
trên toàn quốc, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn thiện
được đưa ra để phục vụ cho việc dạy học Sinh học 12. Đặc biệt là phần Sinh
thái học là một phần có nội dung tương đối khó nhưng kiến thức mà nó cung
cấp lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không chỉ dừng lại hiểu biết về hệ sinh
thái mà còn là cơ sở tạo ra ý thức bảo vệ môi trường của mỗi học sinh…
Do vậy, để nâng cao được chất lượng dạy học phần: Sinh thái học trong
chương trình lớp 12 THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng

6


phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần Sinh thái học lớp 12
THPT”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế và sử dụng phiếu hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm của
phần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT để nâng cao chất lượng

hình thành kiến thức, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học sinh
học hiện nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng phiếu học tập, đặc biệt là sử dụng phiếu
học tập trong dạy học phần Sinh thái học ở trường THPT trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học trong
chương trình lớp 12 THPT làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống phiếu học tập.
- Thiết kế các phiếu học tập sử dụng trong dạy học phần Sinh thái học
trong chương trình lớp 12 THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả hệ thống phiếu học tập đã
xây dựng.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi nội dung phần Sinh thái học
trong chương trình lớp 12 THPT và hiệu quả của việc sử dụng phiếu học tập
trong dạy học phần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT qua thực
nghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu: quy trình xây dựng phiếu học tập để dạy học phần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT .

7


5.2. Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 và giáo viên giảng dạy
Sinh học lớp 12 ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và sử dụng hệ thống phiếu học tập phần Sinh thái học trong
chương trình lớp 12 THPT hợp lý, phù hợp với mục tiêu, nội dung và kích
thích được tính tích cực nhận thức của học sinh sẽ góp phần nâng cao chất

lượng dạy học bộ môn sinh học lớp 12 THPT .
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và
nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài
liệu lý luận dạy học, đặc biệt là dạy học bằng các hoạt động khám phá làm cơ
sở cho việc vận dụng vào dạy học phần Sinh thái học bậc THPT.
7.2. Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với những người giỏi
về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để
định hướng cho việc triển khai đề tài.
7.3. Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra về thực trạng, phân tích
nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy và học Sinh học nói chung và phần Sinh
thái học nói riêng ở trường THPT.
Các phương pháp điều tra được sử dụng để nghiên cứu đề tài này bao
gồm:
Điều tra trực tiếp:
Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy học Sinh học và với học sinh về bộ
phiếu đã soạn làm cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện bộ phiếu học tập.
- Đối với giáo viên:

8


+ Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng giảng dạy bộ môn
Sinh học nói chung, phần Sinh thái học nói riêng.
+ Tham khảo giáo án và trao đổi với một số giáo viên.
- Đối với học sinh: dùng phiếu điều tra để điều tra thực trạng dạy - học
bộ môn Sinh học ở trường THPT.
Điều tra gián tiếp: sử dụng phiếu điều tra.

7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
7.4.1.Thực nghiệm thăm dò:
- Trao đổi với giáo viên, học sinh về những khó khăn, yêu cầu, khúc
mắc, những vấn đề tồn tại trong dạy phần Sinh thái học - SGK Sinh học 12
THPT .
- Sử dụng phiếu điều tra: Xây dung phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng sử
dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học 12 mới ở các phần đã học. Tổ
chức điều tra và xử lý kết quả điều tra.
7.4.2. Thực nghiệm chính thức:
- Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ
tiêu đo lường và đánh giá chất lượng bộ phiếu.
- Tiến hành thực nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm ở 3 trường
THPT, mỗi trường chọn 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng có số lượng, chất
lượng tương đương nhau.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một GV giảng dạy,
đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câu
hỏi đánh giá sau mỗi tiết học.
- Trong quá trình thực nghiệm, thảo luận với giáo viên bộ môn ở các
trường để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế kèm các phiếu học tập để sử
dụng trong quá trình giảng dạy.
9


+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học
truyền thống.
- Cách thực nghiệm: Chọn từng cặp lớp tương đương (một lớp thực
nghiệm và một lớp đối chứng) về mọi phương diện: số lượng nam, nữ, lực
học, hạnh kiểm, phong trào học, số học sinh cá biệt … chỉ có yếu tố thực
nghiệm là thay đổi một lớp dùng phiếu học tập một lớp không. Để nâng cao

độ chính xác, giảm bớt yếu tố ngẫu nhiên thì công thức thực nghiệm được lặp
lại ở một số trường tiêu biểu.
- Các bước thực nghiệm bao gồm:
+ Xây dựng và chuẩn bị những phiếu dùng trong thực nghiệm và mẫu
phiếu cho kiểm tra, đánh giá ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.
+ Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Tổ chức thực nghiệm ở trường THPT:
* Liên hệ với nhà trường và giáo viên THPT.
* Chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phù hợp.
* Tiến hành thực nghiệm.
* Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
- Định tính: Phân tích và nhận xét khái quát những kiến thức của học
sinh thông qua các bài kiểm tra nhằm xác định rõ mức độ lĩnh hội về tri thức
của học sinh ở nội dung nghiên cứu.
- Định lượng: Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học.
+ Lập bảng phân tích thực nghiệm.
Xi
Ni

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

Trong đó: Xi là thang điểm.
Ni là số học sinh đạt điểm tương ứng.

10


+ Biểu diễn bằng đồ thị: Xi là trục tung Ni là trục hoành.
+ Tính trung bình cộng X xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê.
1 n
X = × ∑ Ni × Xi
n i =1

+ Độ lệch chuẩn: Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ
để kết luận 2 kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của
các đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự
phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
s=

2
1 k

.

n i =1 ( x i − X ) ni

Độ lệch chuẩn càng nhỏ số liệu càng đáng tin cậy.
+ Sai số trung bình cộng:

m=

s
n

+ Hệ số biến thiên: Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có
X khác nhau.

Cv % =

s
.100
x

Trong đó:
Cv = 0% - 10%: Độ giao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv = 10% - 30%: Dao động trung bình
Cv = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
+ Hiệu trung bình cộng (dTN-ĐC) so sánh điểm trung bình cộng ( X ) của
nhóm lớp TN và đối chứng trong các lần kiểm tra.
DTN-ĐC= X TN - X
Trong đó:


X
X

TN

ĐC

= X của lớp TN

= X của lớp ĐC
+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị
trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
ĐC

11


t

d

=

x
s
n

TN
2


TN
TN

Trong đó:

− x DC
2

+s
n

DC
DC

2
TN:

S Phương sai của lớp TN
S2ĐC: Phương sai của lớp đối chứng
NTN: Số bài KT của lớp TN
NĐC: Số bài KT của lớp ĐC

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối student với α = 0.05
và bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu |td| ≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung
bình TN và ĐC là có ý nghĩa.
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng
Excel, tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm làm cơ sở định lượng, đánh
giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng học tập. Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được
chi tiết hoá trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10.

Kết quả xử lý các số liệu sẽ cho phép chúng tôi đi đến nhận xét:
+ Mức độ đáng tin giữa đối chứng và thực nghiệm
+ Khả năng sử dụng phiếu học tập trong phương án thực nghiệm thể hiện
trên các giá trị qua mỗi đợt kiểm tra, qua hệ số td, qua tỉ lệ học sinh kém, trung
bình, khá, giỏi.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế hệ thống phiếu học tập để sử dụng trong quá trình dạy - học
phần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT để vận dụng vào quá
trình dạy học bộ môn.
- Sử dụng phiếu học tập để dạy học phần Sinh thái học trong chương
trình lớp 12 THPT .

12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra cho các ngành khoa học nói chung và
giáo dục nói riêng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hoá
người học,với các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực, chủ động đã
trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực.
Vào những năm 1960, nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức học
sinh hoạt động học tập tự lực, chủ động, sáng tạo đã được đặt ra. Nhưng các
nghiên cứu mới chủ yếu về mặt lý thuyết. Từ sau những năm 1970 trở đi, các
nghiên cứu, về các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động học tập tự lực mới
được quan tâm nghiên cứu đồng bộ cả về lý thuyết và thực hành.Trong đó nổi
bật là các công trình nghiên cưú: “Cải tiến phương pháp dạy và học nhằm
phát huy trí thông minh của học sinh” của tác giả Nguyễn Sỹ Tý - 1971.

“Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra” của tác giả Lê Nhân - 1974…
Đặc biệt sau nghị quyết Trung ương IV khoá VII (tháng 2/1993), Nghị
quyết TW II khoá VIII (tháng 12/1996). Và gần đây nhất là nghị quyết TW
VI khoá IX (tháng 4/2002) của Đảng về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trở thành vấn đề quan trọng
cấp bách của ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Một nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo phương pháp tích cực là
hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao với hoạt động của giáo viên về mặt
thời gian cũng như cường độ làm việc. Khi soạn bài theo phương pháp học
tập tích cực, những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt
động của học sinh (quan sát mẫu vật tiến hành thí nghiệm, tranh luận, giải bài
tập, thảo luận nhóm... và phải hình dung cụ thể giáo viên sẽ tổ chức các hoạt
13


động của học sinh ra sao? Vậy để tổ chức các hoạt động của học sinh người ta
thường dùng các dạng phiếu hoạt động học tập hay còn gọi là phiếu hoạt động
(activitysheet) hay phiếu làm việc (Work sheet) - Đó là phương tiện để tổ
chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học. Bằng việc sử dụng
phiếu học tập đã chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày giảng giải
thuyết trình sang hoạt động hướng dẫn chỉ đạo từ đó học sinh tự lực phát hiện
kiến thức, qua đó mà tư duy được phát triển.
Để tổ chức được các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải có các
phương tiện tham gia tổ chức như: Bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhận
thức, câu hỏi trắc nghiệm, phiếu học tập…
Đối với bộ môn Sinh học cũng vậy cho đến nay đã có nhiều công trình
đã được đưa ra áp dụng như:
- Lý luận dạy học sinh học đại cương - Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức
Thành. NXBGD 1998.
- Tổ chức hoạt động học tập tự lực trong dạy học Sinh thái học lớp 11

THPT- Phan Thị Bích Ngân (luận án thạc sỹ) …
Tuy nhiên, hầu hết các công trình đưa ra chỉ ở mức độ chung chung cho
bộ môn Sinh học hoặc cho nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện nói
trên, mà chưa có công trình nào cụ thể về từng phương pháp sử dụng từng
phương tiện cho từng nội dung cụ thể. Phiếu học tập không ngoại lê, chỉ được
đề cập trong các công trình nghiên cứu lồng ghép với các phương tiện khác,
nhất là sử dụng phiếu học tập để dạy phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT.
1.1.2. Khái niệm phiếu học tập
Phiếu học tập (PHT) hay còn gọi là phiếu hoạt động (activity sheet) hay
phiếu làm việc (work sheet).

14


Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những công tác độc lập, được
phát cho từng học sinh, nhóm học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gian
ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hoặc một
vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một
kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hay thăm dò thái độ trứơc một vấn đề.
Về khái niệm phiếu học tập, tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã
xây dựng khái niệm như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người
ta phải dùng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập. Còn gọi
cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc. Phiếu học tập là những tờ
giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát
cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học.
Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng
tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho
học sinh". Nội dung hoạt động được ghi trong phiếu có thể là tìm ý điền tiếp
hoặc tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi.
Nguồn thông tin để học sinh hoàn thành phiếu học tập có thể từ tài liệu giáo

khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, mẫu vật hoặc sơ đồ hoặc từ
những mẩu tư liệu được GV giao cho mỗi HS sưu tầm trước khi học.
Có thể coi PHT là một phương tiện để tăng cường công tác độc lập của
học sinh trong dạy học bởi vì PHT là những câu hỏi định hướng cho mỗi học
sinh tự lực tìm đến với tri thức mới hoặc bộc lộ thái độ của mình trước một
vấn đề nào đó được đặt ra trong giờ học trong đó chủ yếu là những định
hướng có thể do GV hay học sinh đề ra để giải quyết các tình huống có thể
xảy ra trong bài học, do đó khi làm bài rèn luyện cho HS năng lực phán đoán,
chủ động sáng tạo và bộc lộ rõ năng lực niềm tin của bản thân khi hoàn thành
PHT, sau một thời gian tự lực suy nghĩ, tìm tòi, đó là phẩm chất cần có của
con người mới.

15


PHT nếu được thiết kế theo hướng có thể hoàn thành trong những điều
kiện và phương tiện khác nhau, với cách đó có thể dễ dàng áp dụng linh hoạt
vào trong các điều kiện dạy học khác nhau.
PHT không chỉ là phương tiện cụ thể hóa công việc tới từng học sinh
trong lớp, giúp các em không bị thụ động ngồi nghe GV chỉ dẫn, thuyết trình
và làm theo có tính bắt chước... mà nó còn là phương tiện giúp GV theo dõi,
nắm bắt được tình hình học tập của từng học sinh trong lớp để có thể đôn đốc,
uốn nắn, phát hiện, động viên kịp thời những sáng kiến nảy sinh ở học sinh
tạo một động lực quan trọng tới ý thức học tập.
Sử dụng PHT trong giờ học giải quyết được khó khăn hiện nay là số
lượng HS đông cho nên trong giờ học chỉ có 1 tỉ lệ rất ít HS được phát biểu ý
kiến xây dựng bài, còn phần lớn ngồi nghe và ghi chép thụ động, HS đang
học hay suy nghĩ gì, làm gì trong giờ học GV không thể quán xuyến hết được.
Như vậy khi sử dụng phiếu học tập trong giờ học buộc hầu hết HS phải
tự lực suy nghĩ và làm việc tích cực trong giờ học, trên cơ sở đó tạo được yếu

tố tâm lý, tâm trạng tích cực hoạt động tự lực và chủ động là cơ sở để nảy
sinh sáng tạo và xây dựng niềm tin... mặt khác nó là phương tiện dạy học rất
đắc lực để GV có thể nắm chắc được thực tiễn dạy học của mình để kịp thời
khắc phục thiếu sót có thể xảy ra trong mọi khâu của một giờ lên lớp.
1.1.3. Phân loại phiếu học tập
Trong dạy học Sinh học ta thường sử dụng nhiều dạng phiếu khác nhau
tùy mục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung mà lựa chọn dạng phiếu cho
phù hợp. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ. Nguyễn Đức Thành (trong chuyên đề
“Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông”) có 2
loại phiếu học tập:
+ Loại phiếu hình thành kiến thức
+ Loại phiếu phát triển năng lực nhận thức.
16


Theo Giáo sư Trần Bá Hoành có 6 dạng phiếu học tập.
Dạng 1: Phát triển kỹ năng quan sát
Trên phiếu học tập dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu
quan sát mẫu vật, tranh vẽ, mô hình.
VD1: Dạy mục 2, Biến động không theo chu kỳ (bài 39), Yêu cầu HS
quan sát hình 39.1, 39.2 hoàn thành PHT gồm các câu hỏi sau trong 7 phút
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa hình 39.1 và hình 39.2
- Cho biết thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể không theo
chu kỳ? Cho ví dụ?
VD2: Cho học sinh quan sát cây lá lốt, cây bạch đàn, kết hợp nghiên cứu
SGK mục III hoàn thành phiếu học tập sau:
Nội dung

Đặc điểm thích nghi


Ý nghĩa thích nghi

Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Dạng 2: Phát triển kỹ năng phân tích
Ví dụ:
Vùng nhiệt đới
Vùng ôn đới
Khu SH trên cạn
Vùng cận Bắc cực
Vùng Bắc cực

Các khu Sinh học

Khu sinh học biển
Khu SH dưới nước
Khu SH nước đứng
Khu SH nước ngọt
Khu SH nước chảy

17


Ánh sáng
Sinh cảnh

Khí hậu
Thổ nhưỡng

Hệ sinh thái

SV sản xuất
Quần xã sinh vật

SV tiêu thụ
SV phân giải

Dạng 3: Phát triển kỹ năng so sánh
VD1: So sánh hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên.
Chỉ tiêu

Hệ sinh thái nhân tạo

Hệ sinh thái tự nhiên

Nguồn vật chất và năng lượng
Độ đa dạng
Mối quan hệ sinh thái
Tính ổn định
Sức sinh trưởng và năng suất SH

VD2: So sánh quần thể và quần xã:
Các điểm so sánh

Quần thể

Quần xã

- Thành phần
- Thời gian
- Các mối quan hệ

- Tính chất (đăc trưng)
Tác động của ngoại cảnh
Dạng 4: Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát
VD: Đưa ra tranh vẽ quần xã sinh vật trong ao cá, cho học sinh quan sát
rồi hoàn thành phiếu học tập sau:
- Quan sát tranh cho biết trong ao cá có những quần thể sinh vật nào
đang sinh sống?

18


- Các quần thể sinh vật đó cùng loài hay khác loài? Chúng sống ở đâu?
- Các quần thể sinh vật trên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Quần xã có chịu tác động của ngoại cảnh không?
Từ đó phát biểu khái niệm quần xã.
Dạng 5: Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
VD: Cho học sinh quan sát hình 36.1 kết hợp đọc SGK, hoàn thành
phiếu học tập sau trong 5 phút.
Cho các nhóm sv sau, nhóm sv nào là một quần thể, những nhóm sinh
vật nào không phải là quần thể? Giải thích
Nhóm sinh vật

Quần thể

Không phải quần thể

- Cá trắm cỏ trong ao
- Cá rôphi đơn tính trong ao
- Sen trong đầm.
- Cây ven hồ

- Ốc bươu vàng trong ruộng
- Chuột trong vườn.
Từ đó cho biết quần thể là gì?
Dạng 6: Áp dụng kiến thức đã học
VD: Sau khi học phần “Hiệu suất sinh thái” cho HS làm bài tập sau:
Cho sơ đồ tháp năng lượng: (Đơn vị tính kcal/m2/năm)
SVTT3
SVTT2
SVTT1
SVSX

0,5kcal
2,5 kcal
25 kcal
2,5 kcal x 103

+ Tính hiệu suất sinh thái qua mỗi bậc dinh dưỡng
Trả lời:
Hiệu suất sinh thái từ bậc dinh dưỡng cấp 1 đến cấp 2 là:
.........................................................................

Hiệu suất sinh thái từ bậc dinh dưỡng cấp 2 đến cấp 3 là:
.........................................................................

19


Hiệu suất sinh thái từ bậc dinh dưỡng cấp 3 đến cấp 4 là:
.........................................................................


1.1.4. Cấu trúc của phiếu học tập
PHT có cấu trúc bao gồm các phần sau:
a. Phần dẫn:
Là các chỉ dẫn của giáo viên quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạt
động hay nguồn thông tin.
-Ví dụ: Đọc thông tin mục II.1 SGK trang 112, hoàn thành sơ đồ sau:
b. Phần hoạt động:
Là phần chỉ những công việc, thao tác mà học sinh cần thực hiện, có
thể là một hoặc nhiều hoạt động.
-Ví dụ: Đọc thông tin mục II trang 127 SGK Sinh học 12 và hoàn
thành sơ đồ sau bằng cách điền tiếp vào dấu “ …”
Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là:
- Đọc thông tin mục II SGK trang 127.
- Quan sát sơ đồ trong PHT.
- Tìm ý thích hợp.
- Điền vào phiếu và hoàn thành PHT.
c. Phần quy định thời gian thực hiện.
Hoàn thành PHT phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
tuỳ vào khối lượng công việc mà thời gian có thể là 5 phút, 10 phút… dài hơn
hoặc ngắn hơn… Ngoài ra cũng cần căn cứ vào trình độ học sinh, thời gian
tiết học…
Tuy nhiên phần này không bắt buộc phải để trong PHT, nó có thể được
giáo viên thông báo bằng lời trong quá trình phát phiếu.
d. Phần đáp án.
Thường tách biệt với các phần trên được sử dụng để GV chỉnh sữa, bổ
sung cho học sinh hay căn cứ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho HS.
Ví dụ: Một PHT hoàn chỉnh như sau:
20



Cho học sinh đọc SGK mục 2. Quan hệ cạnh tranh, bài 36, Sinh học 12
và hoàn thành phiếu học tập sau.
Các hình thức cạnh tranh
Nguyên nhân cạnh tranh
Hậu quả
Ý nghĩa
Ví dụ
1.1.5. Vai trò của phiếu học tập trong dạy học
Theo tác giả PGS.TS.Nguyễn Đức Thành: "Phiếu học tập có ưu thế hơn
câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một nội dung kiến thức nào đó thoả mãn
nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu
diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dòng. Ta có thể thay bằng một bảng có các tiêu
chí thuộc các cột, các hàng khác nhau. Học sinh căn cứ vào tiêu chí ở cột và
hàng để tìm ý điền vào ô trống cho phù hợp. Như vậy giá trị lớn nhất của
phiếu học tập là với nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn
đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể".
Phiếu học tập có vai trò: thông tin được truyền nhanh (bằng thị giác) và
lưu giữ trong óc học sinh lâu hơn. Với thời gian định lượng được tính toán
sẵn học sinh có thời gian suy nghĩ, thảo luận lâu hơn. Ngoài ra phiếu học tập
dễ động viên đa số học sinh tích cực hoạt động, học sinh có thể phát hiện
được năng lực tiềm ẩn, cảm xúc của mình để xây dựng sự say mê môn học,
đồng thời phiếu học tập tiết kiệm được thời gian trên lớp của giáo viên chủ
động hoàn thành tiết học.
a. Phiếu học tập là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học.
Trong quá trình dạy học PHT được sử dụng như một phương tiện để
truyền tải kiến thức, nội dung của phiếu chính là nội dung hoạt động học tập
của học sinh. Thông qua việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếu

21



một cách độc lập hay có sự trợ giúp của giáo viên mà học sinh lĩnh hội được
một lượng kiến thức tương ứng.
b. Phiếu học tập là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các
kỹ năng cho học sinh.
Để hoàn thành được các yêu cầu do PHT đưa ra học sinh phải huy động
hầu như tất cả các kỹ năng hành động, thao tác tư duy: Quan sát, phân tích,
tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát hoá, cụ thể hoá, hệ thống
hoá … Vì vậy sử dụng PHT trong quá trình dạy học sẽ giúp cho học sinh hình
thành và phát triển cá kỹ năng cơ bản .
c. Phiếu học tập phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện
năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh có thể sử dụng PHT giao
cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh hoàn thành, bắt buộc học sinh phải chủ
động tìm tòi kiến thức. Vì vậy, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh
được nâng lên…
Mặt khác mỗi PHT có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình tự học
như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá .. dưới nhiều
hình thức như ở lớp hoặc ở nhà… có thể cần sự giúp đỡ của GV hoặc không…
Do vậy PHT còn phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS.
Ví dụ: Để dạy mục IV. Tăng trưởng của quần thể người (Bài 38, SH 12),
sau khi dạy bài 37 có thể giao cho HS phiếu học tập sau để HS chuẩn bị trước ở
nhà:
Tìm hiểu về sự tăng trưởng dân số trên thế giới và trong nước:
- Nguyên nhân của sự tăng trưởng
- Hậu quả của sự tăng trưởng
- Con người đã có những biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và
bảo vệ môi trường?

22



d. Phiếu học tập là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học.
- PHT thường được thiết kế dưới dạng bảng có nhiều cột, nhiều hàng
thể hiện nhiều tiêu chí. Vì vậy, ưu thế của PHT là khi muốn xác định một nội
dung kiến thức, thoả mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với các
tiêu chí khác nhau. Với PHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng
rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn như một kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoặc sơ
đồ… PHT có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Ví dụ:
Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành PHT sau:
Tên của mối quan hệ

Hai loài sinh vật

Đặc điểm

Ví dụ

Cộng sinh

Hợp tác

Hội sinh

Ức chế cảm nhiễm
Sinh vật này ăn sinh vật
khác
Ký sinh
e. PHT đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở cho việc

uốn nắn, chỉnh sửa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của người học.
Sử dụng PHT trong dạy học, GV có thể kiểm soát, đánh giá được động
lực học tập của HS thông qua kết quả hoàn thành PHT, thông qua báo cáo kết
quả cá nhân, thảo luận trong tập thể từ đó chỉnh sửa, uốn nắn những lệch lạc

23


trong hoạt động nhận thức của HS. Do đó PHT đã trở thành phương tiện giao
tiếp giữa thầy và trò, giữa trò - trò đó là mối liên hệ thường xuyên liên tục.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng PHT trong dạy học Sinh
học nói chung và dạy học Sinh học 12 nói riêng
Qua thực tế tiếp xúc những giờ dạy về các bài này cho thấy nhiều giờ
dạy một số giáo viên tuy có sử dụng phiếu học tập nhưng còn lúng túng về
phương pháp sử dụng phiếu học tập, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt là tổ chức các hoạt động nhận
thức cho học sinh.
Bảng 1.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phiếu học tập trong dạy học
Sinh học tại một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

TT

Mục đích sử dụng

Sử dụng
thường
xuyên
Số
người


Tỷ lệ
%

Sử dụng
không
thường
xuyên
Số
Tỷ lệ
người
%

Ít sử dụng

Không
sử dụng

Số
người

Tỷ lệ
%

Số
người

Tỷ lệ
%


1

Trong khâu nghiên
cứu tài liệu mới

0

0

0

0

8

23.5

26

76.5

2

Trong khâu củng cố,
hoàn thiện kiến thức

0

0


3

8.82

12

35.3

19

55.9

3

Trong khâu kiểm tra
đánh giá

0

0

4

11.8

14

41.2

16


47.1

Qua bảng trên cho thấy:
Từ kết quả điều tra trên cho thấy: Hiện nay phần lớn giáo viên còn chưa
sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập trong quá trình dạy học. Một số
giáo viên khác có sử dụng PHT nhưng không thường xuyên và thường chỉ sử
dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức hoặc khâu kiểm tra đánh giá
hoặc chỉ sử dụng vào việc tái hiện kiến thức chưa đạt được khả năng tự lực,
độc lập làm việc của học sinh trong việc tìm kiến thức mới.
24


1.2.2. Thực trạng giảng dạy kiến thức Sinh học 12 ở trường phổ thông
Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực
trạng dạy và học bộ môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học trong
chương trình Sinh học lớp 12 THPT của một số trường ở 2 tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh trong năm học 2008 - 2009.
Chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ trao đổi với giáo viên bộ
môn, soạn thảo phiếu thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh nhằm
thu thập số liệu cụ thể và thực trạng. Qua đó chúng tôi có những kết quả và
đánh giá chung như sau:
a. Thực trạng dạy của giáo viên
+ Về phương tiện dạy học
- SGK được cung cấp đủ cho học sinh.
- Giáo viên được trang bị đủ SGK và SGV.
- Các tài liệu tham khảo tương đối thiếu nên sử dụng chưa thật hiệu quả.
- Phòng thí nghiệm chưa có hoặc không đủ điều kiện và thiết bị phục vụ
thực hành, các phương tiện dạy học khác như: Phương tiện trực quan (mô
hình, tranh vẽ, máy chiếu, băng đĩa...) hầu như ở các trường là không có, dụng

cụ thí nghiệm, thực hành đơn sơ, thiếu thốn. Vì vậy có trường hầu như học
sinh không biết đến thí nghiệm.
- Ở một số trường GV rất ít sử dụng tranh trong quá trình dạy học, một
số GV có sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chủ yếu là dùng tranh để minh
họa cho lời giải, các sơ đồ bảng biểu tự làm rất ít, đồ dùng dạy học tự làm
hàng năm cũng chủ yếu là tranh vẽ phóng to, phương tiện phiếu học tập hầu
như ở các trường phổ thông không sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu
mới, chỉ có một số ít giáo viên có sử dụng phiếu học tập trong khâu củng cố
kiến thức nhưng cũng chỉ thực hiện trong các giờ thao giảng.
+ Về nhận thức:
25


×