Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

Xây dựng website hỗ trợ dạy và học phần kiến thức kim loại trong chương trình cơ bản lớp 12 THPT luận văn thạc sỹ hóa h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.64 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________

VŨ NGỌC HẢI

PHẦN KIẾN THỨC KIM LOẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN LỚP 12 THPT
Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số

: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ VĂN NĂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜICẢM
CẢMƠN
ƠN
LỜI
Đểhoàn
hoànthành
thànhluận
luậnvăn
vănnày,
này,tôi


tôixin
xinbày
bàytỏtỏlòng
lòngbiết
biếtơn
ơnsâu
sâusắc
sắc
Để
đến:
đến:
Thầygiáo
giáoPGS.TS.
PGS.TS.Lê
LêVăn
VănNăm
Nămđã
đãgiao
giaođề
đềtài,
tài,tận
tậntình
tình
- -Thầy
hướngdẫn
dẫnvà
vàtạo
tạomọi
mọiđiều
điềukiện

kiệnthuận
thuậnlợi
lợinhất
nhấtcho
chotôi
tôinghiên
nghiêncứu
cứuvà

hướng
hoànthành
thànhluận
luậnvăn
vănnày.
này.
hoàn
Quí Thầy
Thầy giáo
giáo PGS.TS.
PGS.TS. Cao
Cao Cự
Cự Giác
Giác và
và PGS.TS.
PGS.TS. Võ

- - Quí
QuangMai
Mai đã
đãdành

dànhnhiều
nhiềuthời
thờigian
gianđọc
đọcvà
vàviết
viếtnhận
nhậnxét
xétcho
choluận
luận
Quang
văn.
văn.
Banchủ
chủnhiệm
nhiệmkhoa
khoaSau
Sauđại
đạihọc,
học,Ban
Banchủ
chủnhiệm
nhiệmkhoa
khoa
- -Ban
Hoáhọc
họccùng
cùngcác
cácthầy

thầygiáo,
giáo,cô
côgiáo
giáothuộc
thuộcBộ
Bộmôn
mônLí
Líluận
luậnvà

Hoá
phươngpháp
phápdạy
dạyhọc
họchoá
hoáhọc
họckhoa
khoaHoá
Hoáhọc
họctrường
trườngĐH
ĐHVinh
Vinhđã
đã
phương
giúpđỡ,
đỡ,tạo
tạomọi
mọiđiều
điềukiện

kiệnthuận
thuậnlợi
lợinhất
nhấtcho
chotôi
tôihoàn
hoànthành
thànhluận
luậnvăn
văn
giúp
này.
này.
Tôicũng
cũngxin
xingởi
gởilời
lờicảm
cảmơn
ơnđến
đếnBan
Bangiám
giámhiệu
hiệu- -Quý
QuýThầy
Thầy
Tôi
Cô tổtổ Hóa
Hóa các
các trường

trường THPT
THPT Thạnh
Thạnh Lộc,
Lộc, Nguyễn
Nguyễn Hữu
Hữu Cầu,
Cầu,

MarieCurie,
Curie,cũng
cũngnhư
nhưQuý
QuýThầy
ThầyCô
Côcủa
củanhiều
nhiềutrường
trườngTHPT
THPT
Marie
thuộcđịa
địabàn
bànTP.
TP.Hồ
HồChí
ChíMinh
Minhđã
đãcó
cónhiều
nhiềugiúp

giúpđỡ
đỡtrong
trongquá
quá
thuộc
trìnhthực
thựcnghiệm
nghiệmsư
sưphạm
phạmđề
đềtài.
tài.
trình
Cuốicùng,
cùng,xin
xincảm
cảmơn
ơnGia
Giađình,
đình,các
cácem
emhọc
họcsinh
sinhđã
đãluôn
luônlàlà
Cuối
chỗdựa
dựatinh
tinhthần

thầnvững
vữngchắc,
chắc,tạo
tạođiều
điềukiện
kiệncho
chotôi
tôithực
thựchiện
hiệntốt
tốtluận
luận
chỗ
vănnày.
này.
văn
Thànhphố
phốHồ
HồChí
ChíMinh
Minh- -2012
2012
Thành
VũNgọc
NgọcHải
Hải



MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 4
1.1.

Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. 4

1.1.1. Những nét đặc trưng cơ bản của việc đổi mới PPDH trên thế giới hiện nay 4
1.1.2. Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay 5
1.2.

Công nghệ giáo dục 7

1.2.1. Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên thông tin

7

1.2.2. Công nghệ dạy học 7
1.3.

Công nghệ thông tin đối với giáo dục

8

1.3.1. Công nghệ thông tin 8

1.3.2. Chức năng giáo dục của CNTT

9

1.3.3. Những lý do sử dụng CNTT

9

1.3.4. Những cách thức ứng dụng các phương tiện truyền thông giáo dục mới 11
1.3.5. Vai trò CNTT đối với giáo dục.

12

1.3.6. Mục đích việc sử dụng CNTT vào giảng dạy 13
1.4.

Ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học 13

1.4.1. Bài giảng điện tử

13

1.4.2. Website hỗ trợ việc dạy học 20
1.4.3. Các phần mềm hỗ trợ để thiết kế một website dạy học 22
1.5.

Thực trạng việc áp dụng CNTT vào giảng dạy

25


Tiểu kết chương 1 26
Chương II. Xây dựng website hỗ trợ dạy và học phần kiến thức kim loại trong
chương trình cơ bản lớp 12 THPT

27


2.1.

Mục tiêu và kiến thức kim loại trong chương trình hóa học cơ bản lớp 12 THPT
27

2.1.1. Cấu trúc của chương trình 27
2.1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
2.2.

Xây dựng website

28

38

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế 38
2.2.2 Giới thiệu cấu trúc website 41
2.2.3 Phương thức hoạt động của trang website 41
2.2.4 Sử dụng chức năng Master của Muse để lập kế hoạch và xây dựng cấu trúc
website

41


2.2.5 Sử dụng chức năng Master và các công cụ khác của Muse để tạo danh mục và
liên kết cho tất cả các trang website

44

2.2.6 Sử dụng chức năng Master và các công cụ khác của Muse để tạo các thuộc tính
phổ biến chung cho tất cả các trang website

49

2.2.7 Thiết kế trang Trang Chủ 55
2.2.8 Thiết kế trang Bài giảng

60

2.2.9 Thiết kế trang Phương pháp chung

74

2.2.10 Thiết kế trang Bài tập trắc nghiệm77
2.2.11 Thiết kế trang Kiểm tra

80

2.2.12 Thiết kế trang Phim hóa học
2.2.13 Thiết kế trang Tư liệu

84

87


2.2.14 Thiết kế trang tin hóa học, trang Lịch sử hóa học, Trang hóa học vui 88
2.2.15 Quản lí nội dung trang website
2.2.16 Quản trị website
2.3.

91

111

Tổ chức hoạt động dạy học giữa thầy và trò trong giờ học hoá học có sử dụng
website.

113

2.1

Tích hợp Website dạy học hóa học trong các giờ dạy truyền thống. 113

2.2

Giúp học sinh tự học115

2.3

Sử dụng website trong tổ chức kiểm tra, đánh giá

117



Tiểu kết chương 2 117
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm

119

3.2. Đối tượng thực nghiệm

119

3.3. Nội dung thực nghiệm

119

3.4. Phương pháp thực nghiệm

119

119

3.4.1. Phân tích định tính 120
3.4.2. Phân tích định lượng120
3.5. Tiến hành thực nghiệm

123

3.6. Kết quả thực nghiệm 125
3.6.1 Kết quả về mặt định lượng 125
3.6.2 Kết quả về mặt định tính


132

3.7. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đại trà đề tài 139
3.7.1 Thuận lợi

139

3.7.2 Khó khăn

140

Tiểu kết chương 3 140
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ141
1.

Kết luận chung

2.

Đề xuất 142

141

Tài liệu tham khảo 144
Phụ lục

147

Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên


147

Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến 150
Phụ lục 3: Một số grap nội dung 12 về kim loại 154
Phụ lục 4: Một số phương pháp chính giải toán kim loại

160

Phụ lục 5: Một số dạng toán kim loại trong hệ thống các dạng toán kim loại thường gặp
170
Phụ lục 6: Giáo án thực nghiệm

195


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT

: Bài giảng điện tử

CD

: Compact disk

CNDH

: Công nghệ dạy học

CNGD


: Công nghệ giáo dục

CNTT

: Công nghệ thông tin

ĐH-CĐ : Đại học – cao đẳng
ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HTML

: Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản

ICT

: Information and communication technology – Công nghệ thông
tin và truyền thông

KHGD


: khoa học giáo dục

KHKT

: khoa học kỹ thuật

LLDH

: Lí luận dạy học

PC

: Máy vi tính cá nhân ( Personal Computer)

PPDH

: Phương pháp dạy học

PTDH

: Phương tiện dạy học

SGK

: Sách giáo khoa

SBT

: Sách bài tập


TBDH

: Thiết bị dạy học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

TNPT

: Tốt nghiệp phổ thông

TSĐH

: Tuyển sinh đại học


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


WEBSITE DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ
PHẦN KIẾN THỨC KIM LOẠI 12
• Click chuột 2 lần để mở flie “WEB DẠY HỌC KIM LOẠI 12”
tại ổ CD.
• Vào thư mục “KIMLOẠI” / click chuột trái chọn “index.html”.
Lưu ý:
Khi không xem được chọn vẹn nội dung của website. Hãy cài đặt thêm
Miccosoft Office 2010 và Flash player trên Trang chủ.
Xin cảm ơn.


MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhân loại đã phát minh và chứng

kiến sự tiến triển thần kì của công nghệ thông tin (CNTT). Những thành tựu của CNTT
đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và
xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu.
Công nghệ thông tin cũng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra
công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ: CNTT làm
thay đổi nội dung, hình thức và PPDH một cách phong phú. Những PPDH theo cách
tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin.
Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện
đa truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video,.. mà đỉnh cao là elearning (học trực tuyến qua mạng Internet).
Sự ảnh hưởng tích cực to lớn của CNTT đối với giáo dục đã được khẳng định qua

Chỉ thị số 29 ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai
đoạn 2001 – 2005: “… sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi
mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.” và Bộ giáo dục và Đào tạo
cũng đã có những chủ trương rất cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng CNTT
trong công tác dạy và học. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 là năm học được đánh dấu là
mốc son của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy- “Năm học công nghệ thông tin”
trong toàn ngành giáo dục.
Trong nhà trường hiện nay, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, nhất
là máy vi tính là một xu hướng để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đó là việc
truyền thụ kiến thức, phát huy khả năng tự học, rèn luyện kĩ năng thực hành, ôn tập
kiến thức của HS, góp phần thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động của HS trong quá
trình học tập. Đặc biệt trong quá trình dạy học hóa học, việc áp dụng website vào dạy
học sẽ làm phong phú thêm kiến thức cho HS, tạo nên động cơ hứng thú học tập cho


HS góp phần vào phát triển khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức cho HS. Có được một
trang website tích hợp nhiều phần mềm dạy học có hiệu quả; chứa đựng nhiều thông
tin đến kiến thức cần truyền đạt, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của
mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ
nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với khoa học kĩ
thuật nói chung và bộ môn nói riêng, không những thế trang website sẽ tạo môi trường
cho học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi; đồng thời giúp các em có thể tự kiểm tra kiến
thức mà mình lĩnh hội được. Nhờ đó mà việc ứng dụng CNTT là một trong những
phương tiện hữu hiệu để “Thúc đẩy cuộc cách mạng về đổi mới PPDH và đổi mới nội
dung dạy học”- Chỉ thị số 29 ngày 30/ 7/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo
dục giai đoạn 2001 – 2005.
Đề tài “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC PHẦN KIẾN
THỨC KIM LOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN LỚP 12 THPT” là cần

thiết với mục đích ứng dụng CNTT để tạo ra tổ hợp công nghệ dạy học hiện đại góp
phần đổi mới PPDH phần kiến thức kim loại trong chương trình hóa học cơ bản lớp 12
THPT nói riêng và của bộ môn hóa học nói chung.
II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ứng dụng CNTT để xây dựng website hỗ trợ dạy và học phần kiến thức kim loại

trong chương trình hóa học cơ bản lớp 12 THPT, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
hóa học ở trường THPT.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn và vai trò của CNTT đối với quá trình
dạy.

2.

Nghiên cứu thực trạng DH phần kiến thức kim loại lớp 12 ở một số trường
THPT.

3.

Áp dụng CNTT để thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học phần kiến thức
kim loại trong chương trình hóa học cơ bản lớp 12 THPT.

4.

Nghiên cứu các hình thức sử dụng Website đã xây dựng được trong việc dạy
và học phần kiến thức kim loại lớp 12 cơ bản THPT.



5.

Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng minh tính hiệu
quả và khả thi của đề tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng CNTT vào giảng dạy và thúc đẩy khả năng tự học của học sinh.

IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được website có chất lượng để hỗ trợ việc dạy và học phần kiến
thức kim loại thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học nói chung và nội
dung kiến thức phần kim loại (lớp 12 THPT) nói riêng.
V.

KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức kim loại

trong chương trình hóa học cơ bản lớp 12 THPT.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành các nhiệm vụ này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
• Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
• Phương pháp phân tích và tổng hợp.
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp điều tra.
• Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
3. Phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thực nghiệm.
VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

• Tổng quan những cơ sở lí luận về mô phỏng và ứng dụng CNTT trong dạy học
hoá học.
• Ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng điện tử, hệ thống kiến thức bài tập phần
kim loại 12.
• Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp giáo viên củng cố bài học và tăng
cường sự rèn luyện cho học sinh tự học.
• Xây dựng hệ thống bài kiểm tra trắc nghiệm theo từng chương để đáp ứng nhu
cầu nâng cao kiến thức bộ môn cho học sinh.
• Hướng dẫn GV có thể tự thiết kế trang website nhằm phục vụ giảng dạy bộ môn
hóa học.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. [15]; [28]; [29].
1.1.1. Những nét đặc trưng cơ bản của việc đổi mới PPDH trên thế giới hiện nay
1.1.1.1. Vai trò của cơ chế thị trường
Do tác động của cơ chế thị trường, vai trò của giáo dục ngày càng được đề cao và
được xem như một động lực trực tiếp nhất để bồi dưỡng nhân lực, thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế xã hội. Dưới sự tác động đó, nhà trường muốn tồn tại và phát triển
thì phải đổi mới cách dạy học cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp, trong đó
phương pháp là yếu tố cuối cùng quyết định chất lượng đào tạo. Để đảm bảo cho sản
phẩm đào tạo được nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nhà trường phải tạo ra được
những hệ dạy học mềm dẻo, đa năng và hiệu nghiệm, thích hợp với đối tượng học sinh
rất khác nhau về nhu cầu, trình độ và khả năng. Vì thế đã xuất hiện những hệ dạy học
phù hợp với qúa trình đào tạo phân hóa, cá thể hóa cao độ, như những hệ dạy học theo
nguyên lý "tự học có hướng dẫn" (assisted self - learning) đòi hỏi tỷ trọng tự lực cao ở
người học, đồng thời cả sự điều khiển sư phạm thông minh, khéo léo của người thày.
1.1.1.2. Nguyên nhân hình thành các PPDH hiện đại
Các PPDH hiện đại được phát sinh từ những tiếp cận khoa học hiện đại, như tiếp
cận hệ thống (systemic approach), tiếp cận mođun (modunlar approach), phương pháp

grap (graph methods), v.v ... Đây là những phương pháp giúp điều hành và quản lí kinh
tế - xã hội rất hiệu nghiệm ở qui mô hoạt động rộng lớn và phức tạp. Từ những phương
pháp đó, đã xuất hiện những tổ hợp PPDH phức hợp, như algorit dạy học, grap dạy
học, mođun dạy học, v.v. .. Những tổ hợp phương pháp phức hợp này rất thích hợp với
những hệ dạy học mới của nhà trường trong cơ chế thị trường hiện đại, và chỉ có chúng
mới cho phép người giáo viên sử dụng phối hợp có hiệu quả với những hệ thống đa
kênh (multimedia systems), kể cả kĩ thuật vi tính, điều mà các PPDH cổ truyền không
có khả năng thực hiện.
1.1.1.3. Vai trò của tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống đang xâm nhập vào giáo dục như một cụng cụ phương pháp
luận hiệu nghiệm. Ngày nay, khi mà mục tiêu của nhà trường trong cơ chế thị trường
hiện đại đang định hướng rõ rệt cho việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho


một nền kinh tế đang phát triển và biến đổi sâu sắc, nội dung trí dục của nhà trường
cũng biến đổi cơ bản theo với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Do
đó, việc đổi mới PPDH phải gắn liền và chịu sự chi phối của cả mục tiêu (M) nội dung
(N) và phương pháp dạy học (P) theo cấu trúc:

Dạy học ngày nay đã đạt đến trình độ công nghệ, do vậy, không chỉ nêu khẩu
hiệu: "Cải tiến phương pháp dạy học" đơn thuần mà cần có sự tiến hành, theo tư tưởng
tiếp cận hệ thống, cải cách cả hệ thống giáo dục, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung
trí dục và từ đó đổi mới PPDH.
1.1.2. Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay
[14];[15];[17].
1.1.2.1. Tính kế thừa và phát triển
Việc đổi mới và phát triển phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay là cần thiết
và cấp bách. Tuy nhiên sự phát triển phải dựa trên điều kiện thực tế hiện tại của đất
nước. Tức là trước hết “phải thừa nhận bản chất thực tiễn của dạy học”, cần xác định rõ
trình độ của hệ thống dạy học ở nước ta hiện nay. Tình trạng phổ biến của dạy học ở

Việt Nam hiện nay vẫn là các yếu tố truyền thống .Vì vậy, “hướng tìm tòi của chúng ta
vẫn phải từ trong lĩnh vực các lí thuyết truyền thống về PPDH”. Trong LLDH truyền
thống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn còn giá trị và mang tính phổ
quát. Tuy nhiên, do vào thời đại phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, nếu chỉ
bằng lòng như vậy là sẽ bị tụt hậu, là không có khả năng tiếp cận các nhân tố mới đang
vận động và phát triển. Do đó đổi mới ở đây phải bao gồm cả sự lựa chọn những giá trị
(PPDH) truyền thống có tác dụng tích cực vào việc góp phần phát triển chất lượng giáo
dục trong thời đại mới.
Chẳng hạn, “LLDH truyền thống cũng có nêu ra việc đặt vấn đề và giải quyết vấn
đề “tích cực hoá quá trình nhận thức của HS”, nhưng vẫn đặt nó trong khuôn khổ cứng
nhắc của lối truyền thụ một chiều, nặng về vai trò của thày và chưa đánh giá đúng vai
trò hoạt động năng động, sáng tạo, tự thích ứng của HS trong xã hội phát triển. Vì vậy,
đổi mới PPDH phải bổ khuyết mặt yếu kém nói trên, nâng trình độ đa dạng, phức hợp,
toàn diện của hoạt động dạy học theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển”.


1.1.2.2. Tính khả thi và chất lượng mới
Đây là hai yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng với điều kiện thực tiễn và yêu cầu
phát triển PPDH. Thông thường, do thời gian và ngại khó, nhà trường chúng ta thường
nghiêng về nguyên tắc khả thi và lệ thuộc quá nhiều vào ý tưởng này. Tâm lý chung
của các giáo viên và cán bộ chỉ đạo là dễ chấp nhận các phương án dễ thực hiện, nhanh
chóng phổ biến mà không chú ý đến hậu quả của nó. “Như thế, khả thi nhưng thấp hơn
trình độ hiện thực thì vô nghĩa, đó là một việc làm thừa và còn tai hại nguy hiểm vì đã
cản trở bước tiến bộ”. Như vậy, trong nghiên cứu, đổi mới và phát triển PPDH, cần đưa
ra những giải pháp khả thi nhưng quan trọng hơn nữa là giải pháp đó phải đưa ra hiệu
quả và chất lượng cao hơn tình trạng hiện thực.
1.1.2.3. Áp dụng những phương tiện kĩ thuật hiện đại để tạo ra các tổ hợp PPDH
mang tính công nghệ [28];[30].
Đây là xu hướng phù hợp với công cuộc xây dựng công nghệ dạy học hiện đại
trên thế giới. Nhiều thành tựu của KHKT và công nghệ được ứng dụng vào KHGD.

Khi nghiên cứu xu hướng này, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã phát hiện ra một quy
luật cơ bản chi phối chiến lược đổi mới và hiện đại hoá PPDH, đó là quy luật vệ sự
chuyển hoá của phương pháp KHKT thành PPDH, thông qua xử lý sư phạm (cho thích
nghi với môi trường dạy học).

Việc phát minh ra quy luật này giúp cho việc xây dựng và chuyển giao những
công nghệ tương ứng (KHKT) sang KHGD sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo giáo viên. Vì vậy, một trong những xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện
nay cũng như trên thế giới là hình thành những công nghệ dạy học.
1.1.2.4. Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh [14];[15];[17].
Cần phải xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy và
học chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của thực tiễn là do công tác kiểm tra và
đánh giá chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy, “việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trong
những vấn đề quan trọng nhất”. Có thể xem đây cũng là một khâu đột phá khởi động


cho việc đổi mới PPDH. Dạy tốt chỉ có thể có ý nghĩa khi kết quả của nó dẫn đến đích
là học tốt. Do đó, muốn đánh giá “dạy tốt” thì trước hết phải kiểm tra đánh giá xem có
“học tốt” không đã. “Chính nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của người học sẽ chi phối mạnh mẽ, điều chỉnh ngay lập tức cách học của HS và cách
dạy của thày”.
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp, luôn luôn chứa
đựng nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm. Vì vậy đổi mới PPDH thì nhất định phải
đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, sử dụng kĩ thuật ngày càng tiên tiến, có tính
khách quan và độ tin cậy cao.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày các xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới và
những định hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam. Đó là những cơ sở để đề xuất các mô
hình đổi mới PPDH mà chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp sau đây.
1.2. Công nghệ giáo dục [18].

1.2.1. Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên thông tin
Công nghệ giáo dục thường được mô tả là một thành phần của giáo dục nhằm giải
quyết các vấn đề có liên quan đến mọi phương diện học tập của con người thông qua
những quá trình phức tạp và tương hỗ. Định nghĩa chính thức được AECT (Hiệp hội
Thông tin và công nghệ giáo dục : Asssociation for Educational Communications and
Technology) thông qua năm 1977 và được tóm tắt như sau:
Công nghệ giáo dục (CNGD) là một qui trình phức tạp, tích hợp bao gồm con
người, thủ tục, ý tưởng, phương tiện và tổ chức để phân tích các vấn đề và đề xuất,
thực hiện, đánh giá và điều hành cách giải quyết các vấn đề gồm mọi phương diện của
sự học.
1.2.2. Công nghệ dạy học
Hiện nay, không còn tranh cãi gì về liệu có nên hay không nên ứng dụng CNGD
mới vào trường học vì ngày càng nhiều nghiên cứu đều khẳng định tiềm năng của công
nghệ đối với những thành quả tốt hơn có thể đạt được của HS. Như vậy, việc dạy học
ngày nay phải trở thành công nghệ mới đáp ứng được xu hướng phát triển của xã hội.
CNDH học được định nghĩa là những lí thuyết và thực hành về thiết kế, phát
triển, ứng dụng, điều hành và lượng giá các quá trình và tài nguyên cho việc học.


Cụm từ “Công nghệ dạy học” trong định nghĩa để chỉ một ngành học tập trung
vào những kĩ thuật hoặc phương án giúp cho việc học tập có hiệu quả hơn dựa trên lí
thuyết theo nghĩa rộng nhất của nó, không chỉ là những lí thuyết khoa học thuần thúy.
1.3. Công nghệ thông tin đối với giáo dục
1.3.1. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú
và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ
trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các
công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá. [1].


1.3.2. Chức năng giáo dục của CNTT [33].
CNTT có khả năng làm thay đổi (hoặc thậm chí cải thiện) các khoá đào tạo. Lúc
này, CNTT biểu hiện chức năng giáo dục.
Không giống như những phương tiện truyền thông khác đã tạo ra một cuộc cách
mạng trong giáo dục (ví như vô tuyến hay đài phát thanh), máy tính (PC) đem đến đặc
chưng đa tác dụng của mình trong những ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc trang bị
PC cho các lớp học không có nghĩa là chất lượng giảng dạy sẽ được tự động hoá nâng
cao. Tất nhiên, chất lượng giảng dạy có thể được cải thiện nhưng không phải chính do
bản thân PC đem lại. Lúc này, PC sẽ được sử dụng trong lớp học để thực hiện những
công việc như trước đây nhưng được tổ chức dưới một hình thức khác. Hãy cùng suy
ngẫm tới việc phổ biến rộng rãi những thiết bị ứng dụng giáo dục để cung cấp một số
kĩ năng nhất định ở mức độ nhận thức thấp, ví dụ như các kĩ năng đánh vần và tính
toán. Tất cả những thiết bị ứng dụng này đều chỉ đem lại một giá trị bổ trợ it ỏi đối với
các bài tập trên giấy và bút một cách truyền thống. Với quan điểm này, nếu sử dụng
máy vi tính như là một công cụ học tập thì cũng sẽ không đem đến một “loại hình giáo
dục khác”, một loại hình giáo dục đòi hỏi HS phải nắm được các kĩ năng đánh vần và
tính toán trôi chảy hơn và nhanh hơn. Như vậy, PC chỉ có thể đem đến một giá trị
mang tính thúc đẩy: việc thay đổi khi lựa chọn các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị có
thể khuyến khích HS tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập.
PC với chức năng là một công cụ học tập sẽ được đưa vào phục vụ giảng dạy các
môn học một cách có trách nhiệm. PC được đưa vào sử dụng trong các hoạt động thực
hành hàng ngày trên lớp, đồng thời khi đó HS sẽ nắm được những kĩ năng kĩ thuật cơ
bản của PC. Ngoài ra HS còn có khả năng vận hành những chức năng của một thiết bị
ứng dụng chuyên biệt. Lúc này bản thân PC cũng mang đến giá trị giáo dục, giống như
khi người GV sử dụng những bài tập viết trên giấy, bút truyền thống để phát triển
những kĩ năng viết, kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng hướng dẫn. Hơn thế nữa, PC còn có thể

đơn giản hoá một số công việc, ví dụ như sửa lỗi hay lưu giữ các kết quả của HS hoặc
điều chỉnh mức độ khó của những bài tập.
1.3.3. Những lý do sử dụng CNTT [18]; [25]; [33].
Đưa CNTT vào trong giáo dục không phải là một hình thức đổi mới riêng rẽ mà
chính là một phần trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Do vậy, việc ứng dụng CNTT


trong giáo dục luôn được chú trọng. Những lí do cơ bản, phổ biến nhất trong việc ứng
dụng CNTT đó là những lí do mang tính hướng dẫn, tính xã hội, tính kinh tế và tính
xúc tác.
1.3.3.1. CNTT là một công cụ hướng dẫn
CNTT - như một phương tiện trợ giảng - thường được yêu chuộng hơn những
phương tiện trợ giảng khác. CNTT khuyến khích sự tham gia học tập của học sinh và
góp phần nâng cao thành tích học tập. Hơn thế nữa CNTT còn tạo ra một chiều
hướng mới, bổ sung vào quá trình học tập suốt đời: con người có thể tự học với sự
trợ giúp của một chiếc máy vi tính.
1.3.3.2. Lí do mang tính xã hội
Tri thức đã và đang trở thành một cơ sở nền tảng quan trọng nhất trong thế kỷ 21.
Ai có khả năng truy cập kiến thức và thông tin, người đó sẽ trở thành những ‘người
giàu kiểu mới’. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo sẽ càng lớn. Sự loại trừ
xã hội sẽ trở thành một mối đe doạ thực sự. CNTT có thể trở thành một hình thái
mới của sự bất công. Do vậy, cần phải tránh tạo ra một khoảng cách lớn giữa
người biết truy cập những thông tin truyền thông mới và những người không biết
truy cập. Trẻ em cần phải có những cơ hội bình đẳng. Mọi đứa trẻ đều có quyền
được tham gia giáo dục và đều có quyền được truy cập thông tin truyền thông mới,
CNTT. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có đủ khả năng để mua một
chiếc PC hoặc đầu tư cho con cái những phương tiện truyền thông mới. Phải chăng
trường học là một nơi tốt nhất có thể cung cấp cho tất cả trẻ em những cơ hội bình
đẳng?
1.3.3.3. Lí do mang tính kinh tế

Nền giáo dục cần phải được định hướng hướng tới tương lai. Giáo dục cần phải
chuẩn bị cho các em để trở thành những thành viên tích cực của xã hội và có những
cơ hội nghề nghiệp tốt. Một khi những thông tin truyền thông mới có vai trò chính
trong xã hội thì giáo dục cần phải giúp cho những thế hệ tương lai làm quen với những
kĩ thuật mới. Giáo dục có một vai trò quan trọng trong quá trình này, nhưng trường
học cũng cần có thêm những sự trợ giúp. Sự phối kết hợp giữa các trường học, phụ
huynh HS, xã hội, các cơ quan và các ngành công nghiệp có thể là một con đ ường
để tiến lên.


1.3.3.4. Lí do mang tính xúc tác
Trường học sẽ thay đổi do sự có mặt của CNTT. Giáo dục sẽ trở nên hiệu quả
hơn, không chỉ có vậy, các công tác quản lí hành chính, quản lí nhà trường cũng sẽ có
tác dụng và hiệu quả hơn. Trường học sẽ trở thành những cơ quan đổi mới.
1.3.4. Những cách thức ứng dụng các phương tiện truyền thông giáo dục mới
CNTT có thể được đưa vào sử dụng để thực hiện những công việc mà trước
đây chúng vẫn làm, tuy nhiên theo một cách thức khác. Ngày nay có nhiều tiện ích
của PC vẫn đang tiếp tục không được tận dụng triệt để. Dưới đây là những quan
điểm về những cách thức khác nhau để ứng dụng các phương tiện truyền thông
giáo dục mới.
1.3.4.1. CNTT là đối tượng học tập
CNTT có thể được xem là một đối tượng học tập - giảng dạy. Nó bao gồm
việc thực hiện bài giảng trên PC và bằng những ứng dụng liên quan khác.
1.3.4.2. CNTT là công cụ học tập
Thực hành là một hoạt động quan trọng trong quá trình học tập. Thông qua
các phần mềm sẽ cung cấp cho người học sự hiểu biết về phương pháp giải quyết
đúng. Và bằng cách đó, người sử dụng mới có thể hiểu thấu đáo những chiến lược
truy tìm giải pháp. Như vậy, chương trình phần mềm không những chỉ tập trung
vào sản phẩm học tập mà còn tập trung vào quá trình học tập. Nếu được như vậy sẽ
tăng cơ hội học tập hiệu quả cho người sử dụng.

1.3.4.3. CNTT là một người hướng dẫn
Những chương trình mô phỏng, những tài liệu số hoá, các loại bài tập do
chính giáo viên thiết kế trên các chương trình tiện ích và một số lượng lớn những
tiện ích đa dạng của PC trở thành những hệ thống trợ giúp học tập cho người sử
dụng, chính chúng sẽ thay thế một phần nào quá trình hướng dẫn của người thày
giáo.
1.3.4.4. CNTT là một phương tiện mở
Với các bộ chương trình mở, học sinh có thể tạo ra sản phẩm theo ý muốn của
mình như lấy thông tin minh họa cho bài học từ internet, làm thí nghiệm từ phần
mềm Crocodile Chemistry, thiết kế trang website… PC chỉ là một phương tiện
giúp các em HS thực hiện các hoạt động mà không cần có sự gắn kết CNTT.


1.3.4.5. CNTT là phương tiện truyền thông
Với sự phát triển của mạng lưới internet, thông qua máy vi tính HS có thể
giao tiếp với người khác và thu thập nhiều thông tin từ nhiều trang website khác
nhau để học tập và giải trí. Thử thách đặt ra ở đây không chỉ là việc dạy HS tìm
kiếm những chiến lược mà còn dạy việc xử lí những thông tin số đó một cách cẩn
trọng. Việc này đòi hỏi phải có sự phát triển về khả năng nhận định và khả năng
đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Đây là những kĩ năng thuộc tầng
nhận thức cao hơn việc nắm bắt những kĩ năng kĩ thuật.
1.3.5. Vai trò CNTT đối với giáo dục [12] ;[18].
1.3.5.1. CNTT tạo thuận lợi cho quá trình dạy học
CNTT có vai trò thúc đẩy, điều phối tư duy và xây dựng kiến thức, thông qua các
nội dung:
• Công cụ để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức:
 Giúp biểu thị các ý tưởng, sự hiểu biết của người học.
 Giúp người học tạo ra những kiến thức có hệ thống và đa môi trường.
• Phương tiện thông tin để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ học tập thông qua việc
xây dựng kiến thức:

 Giúp truy cập các thông tin cần thiết.
 Giúp so sánh các điểm dị biệt.
• Môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành:
 Giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hoàn cảnh thế giới thực.
 Giúp xác định một không gian an toàn, kiểm tra được các vấn đề của tư duy
người học.
• Môi trường xã hội để hỗ trợ học tập qua trao đổi trong cộng đồng:
 Giúp cộng tác với nhau.
 Tạo tranh luận, bàn bạc, và đạt đến nhất trí của các thành viên trong cộng
đồng.
• Người đồng hành tri thức để hỗ trợ học tập qua phản ánh:
 Hỗ trợ người học trình bày, biểu thị điều mình biết.
 Phản ánh những điều đã học và bằng cách nào đã học được như thế.
 Giúp kiến tạo cách biểu diễn ý nghĩa hiểu biết được theo cách riêng.
1.3.5.2. Đánh giá và lượng giá học tập
Nếu học tập cần thiết phải là một quá trình chủ động, có tính xây dựng, xác thực
và công nghệ được dùng như một công cụ thì cũng cần phải có cách đánh giá và lượng
giá quá trình học tập của người học.
Theo truyền thống, chúng ta đánh giá HS theo lượng kiến thức đã thu nhận được


từ thày cô và sách vở. Hiện nay, yêu cầu đánh giá được mở rộng và tăng cường tính
toàn diện, khách quan, nhờ:
• Chuyển từ hướng tập trung vào kết quả học tập sang hướng tập trung vào vào quá
trình học tập; đánh giá việc học ngay cả khi đang diễn ra chứ không phải là một
quá trình tách biệt, diễn ra sau khi việc học kết thúc.
• Không chỉ đánh giá những điều học được (kiến thức) mà còn đánh giá cả cách
học.
• Đánh giá chủ quan của người dạy và đánh giá khách quan của những nhà quản lí
giáo dục cũng như xã hội.

Yêu cầu đánh giá này là phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với các dạng đánh
giá và lượng giá cổ điển truyền thống nhưng sẽ cung cấp một hình ảnh toàn diện và
chính xác hơn về kết quả và hiệu quả giáo dục.
1.3.6. Mục đích việc sử dụng CNTT vào giảng dạy [15]; [25].
• Sử dụng CNTT như công cụ dạy học cần được đặt trong toàn bộ hệ thống các
PTDH nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó.
• Phát huy vai trò của người thày trong quá trình sử dụng CNTT như PTDH,
TBDH: Không thủ tiêu vai trò của người thày mà trái lại còn phát huy hiệu quả
hoạt động của thày giáo trong quá trình dạy học có sử dụng CNTT.
• Sử dụng CNTT như PTDH, TBDH, không chỉ nhằm để thí điểm dạy học với
CNTT mà còn góp phần dạy học về CNTT.
• Sử dụng CNTT như PTDH, TBDH không phải chỉ để thực hiện dạy học với
trang thiết bị của CNTT mà còn góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH ngay
cả trong điều kiện không có máy.
1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học [12];[16];[28].
1.4.1. Bài giảng điện tử
1.4.1.1. Khái niệm
Theo PGS.TS. Cao Cự Giác [12] Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài
lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do GV
điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra.
Đặc trưng cơ bản nhất của BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động
điều khiển của GV đều được multimedia hóa.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động của GV trên giờ
lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy và học đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có
cấu trúc chặt chẽ và logic được qui định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là


một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện bằng vật chất trước khi
bài dạy học được tiến hành.
Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của BGĐT. Chính vì vậy, việc xây dựng

giáo án điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể
để có được BGĐT.
1.4.1.2. Các nguyên tắc soạn thảo bài trình diễn
1. Tính hiệu quả trong giờ học
• Về nội dung các slide trình diễn
Cần:
 Đủ nội dung cơ bản của bài học.
 Được mở rộng, cập nhật.
 Nhiều thông tin có ý nghĩa và được cập nhật.
Tránh:
 Nội dung quá nghèo nàn, không hơn viết bảng.
 Quá nhiều thông tin làm HS “nhiễu”.
 Sai sót về kiến thức, nội dung khoa học.
 Sai sót các lỗi chính tả, lỗi văn bản.
• Về hình thức các slide trình chiếu
Cần:
 Bố cục các slide trình chiếu sao cho HS dễ theo dõi, ghi được bài.
 Các slide trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập
của học sinh, có tính giáo dục.
 Cỡ chữ phù hợp với đối tượng HS, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏ thì HS
ở cuối lớp khó nhìn thấy; phù hợp với lứa tuổi HS.
 Tận dụng các kĩ thuật máy tính để thể hiện được các PPDH tích cực.
Tránh:
 Lạm dụng các hiệu ứng tới mức không cần thiết.
 Lạm dụng màu sắc và dùng các màu tương phản nhau trên một slide.
2. Tập trung được sự chú ý của học sinh
Trong mỗi BGĐT, thậm chí mỗi slide trình chiếu đều có sự hướng đích khác
nhau, thể hiện ở sự bố trí thông tin, bố cục, màu sắc,…Tuy nhiên, mọi hướng đích đều
có một mục đích chung, đó là truyền tải thông tin một cách có hiệu quả và thuyết phục
người nghe. Vì vậy, thu hút sự chú ý là làm cho HS phải theo dõi bài giảng một cách tự

nguyện. Đây là một nghệ thuật sư phạm của GV khi giảng bài và khi thiết kế các slide
trình chiếu.


Để làm được điều đó, người GV phải có một số kinh nghiệm cần thiết cho việc
thiết kế bài giảng, chẳng hạn:
• Thay vì mở đầu bằng lời, ta kèm theo một slide phù hợp với nội dung có thể là
hình ảnh hoặc một đoạn phim ngắn…
• Hãy dành một slide nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) và
nên giới thiệu sơ qua phần đó đề cập đến vấn đề gì để HS dễ dàng có một tổng
quan về bài giảng, gây tâm lí chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.
• Cần có một slide giới thiệu tài liệu tham khảo (sách, báo, tạp chí, website,…) để
HS khá giỏi nâng cao kiến thức.
• Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn như một câu chuyện để
chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh hay một đoạn phim để lôi kéo học sinh trở về
bài giảng, đôi khi có HS nào đó bị mất tập trung.
• Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ slide này sang
slide khác như một tấm “bảng kéo” nhiều lớp. Muốn vậy, cần phải sử dụng cỡ
chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng loại đề mục của bài học; cố gắng
sắp xếp nội dung của một hoặc một số đề mục nằm gọn trong một slide; các nội
dung khác không nhằm cho HS ghi hoặc vẽ theo (như chuyển tiếp giữa các mục,
minh họa hình ảnh, mô phỏng thí nghiệm,…) đều phải dùng các ô cửa sổ (xuất
hiện rồi thoát) hoặc dùng liên kết (Hyper Link trong Insert), sao cho tồn tại từ
slide đầu đến slide cuối vẫn là một nội dung chính của bài.
• Mỗi slide sau cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay về các slide trước để
nội dung bài được liên tục, muốn vậy cần lập file riêng rồi dùng Hyper Link.
Một nghịch lí về sự “chú ý” là sự lạm dụng màu sắc (colour) hoặc các hiệu ứng
(effect) có thể tập trung được sự chú ý của HS; xong sự chú ý đó lại không hướng vào
nội dung bài học mà là sự tò mò về “sặc sỡ” của màn hình và “nhảy múa” của chữ. Kết
quả thường nhận được là khi kết thúc giờ học thì bài học cũng thăng hoa.

3. Tính sư phạm trong việc thiết kế các slide trình diễn
• Sử dụng màu sắc trong bài giảng
Màu sắc phản ánh nội dung. Để có những slide trình chiếu thu hút và ấn tượng,
ngoài nội dung khoa học, cần biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn màu, phối màu giữa
nền và chữ, phối hợp giữa các dòng văn bản. Theo các công trình nghiên cứu, mỗi màu
nền có mang ý nghĩa riêng của nội dung và đối tượng nghe. Thí dụ, những màu trung
tính như màu xám và những màu tối sẽ tạo một không khí nghề nghiệp; màu cam và


những màu cam và những màu lân cận như vàng, hồng nhạt, nâu nhạt sẽ tạo không khí
thân thiện; màu tím nhạt và màu hồng có thể dùng cho lứa tuổi tiểu học; màu vàng và
màu hổ phách tạo bầu không khí vui tươi, chào đón; màu xanh nước biển và màu xanh
lá cây thì nhã nhặn; màu trắng rất nghiêm túc song nếu màu chữ không được chuẩn bị
kĩ trên nền trắng sẽ tạo cảm giác bài giảng sơ sài.
Sử dụng nhiều nhất là 5 màu trong một bài giảng. Nếu chữ viết trong mỗi slide
chỉ có một màu, người đọc sẽ nhàm chán; ngược lại, sử dụng quá nhiều màu trong một
slide hoặc trong bài giảng sẽ làm cho HS thích thú với màu sắc mà không tập trung vào
nội dung bài học, hoặc có cảm giác khó chịu dẫn đến phản tác dụng. Theo Marcus, nên
dùng từ 2 đến tối đa 5 màu, bố trí hợp lí thì slide trình chiêu sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Thí dụ, dùng một màu chính xuyên suốt cho nội dung khoa học của bài, một vài màu
nổi hơn cho các đề mục và một màu nổi bật các ý quan trọng.
Màu đỏ được mắt tiếp cận tốt trong số các màu cơ bản: con người thấy được màu
là do các tế bào thần kinh ở võng mạc của mắt. Khoa học đã chứng minh rằng trong 3
màu cơ bản thì số tế bào thần kinh cảm nhận màu đỏ chiếm khoảng 64%, số tế bào
thần kinh cảm nhận màu lục 34% và màu xanh đậm là 2%. Vì vậy, dùng các màu lân
cận vạch đỏ trong quang phổ làm nổi bật các điểm nhấn sẽ gây ấn tượng mạnh đối với
mắt.
• Chữ viết trong các slide trình chiếu
 Kiểu chữ: việc dùng font nào là tùy sở thích của người thiết kế. Font chữ
thường dùng là Times New Roman.

 Cỡ chữ: Cỡ chữ cần phải đảm bảo cho HS ngồi ở cuối lớp đọc được. Thường
dùng cỡ 20 đến 28.
 Số chữ trên một slide: Quá nhiều chữ thì người đọc sẽ ít tập trung hoặc đọc
không hết. Thường trên mỗi slide khoảng từ 10 đến 15 dòng.
 Sử dụng WortArt: Trang trí chữ, làm đẹp. Không nên lạm dụng nhiều.
• Sử dụng các hiệu ứng (effect) trong slide
Đặc sắc của các phần mềm trình chiếu là sự phong phú các hiệu ứng, song việc sử
dụng các effect vừa phải, đảm bảo ở mức đủ sinh động. Các effect vui mắt không đúng
lúc sẽ gây thích thú cho HS với các kĩ thuật mà không chú ý đến nội dung bài học.
• Sử dụng các slide liên kết các hoạt động dạy và minh họa


Đây là ưu thế tuyệt đối của các phần mềm trình chiếu. Nhờ liên kết GV mở rộng
nội dung, cập nhật thông tin, hình ảnh, đoạn phim,…trong khi vẫn để nội dung bài
giảng được phát triển liên tục, HS dễ theo dõi và ghi được bài.
• Đảm bảo tính hệ thống của bài giảng
Đây là yêu cầu quan trọng vừa làm tăng thêm ý nghĩa về tiện lợi của bài giảng
cũng vừa khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng các effect.
1.4.1.3. Quy trình thiết kế một giáo án điện tử
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính GV đề ra để định
hướng hoạt động dạy học.
Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới, nhưng chúng khác
nhau cơ bản:
• Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn. Như, mục đích của chương trình
hóa học phổ thông.
• Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Như, mục tiêu của bài dạy học.
Như vậy mục đích qui định mục tiêu. Mục đích chung của chương trình qui định
mục tiêu cụ thể của các chương, bài cụ thể ở lớp học.
Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới, phải xác định rõ, có thể đo được mức

độ hoàn thành của học sinh, không phải là chủ đề, thiếu cụ thể, viết chung chung.
Mục tiêu được đề ra nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bài dạy. Nhiệm vụ cơ bản
của LLDH, bài học thường có mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Để xác định mục
tiêu cần đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung mỗi mục
trong bài và cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch bài dạy
Xác định đung mục tiêu của bài dạy học, nội dung trọng tâm, lựa chọn kiến thức
cơ bản, đề xuất phương pháp dạy học phù hợp và hấp dẫn là khâu then chốt trong quá
trình xây dựng kế hoạch bài dạy học.
Dựa vào kiến thức trình bày trong SGK, giáo viên cần xác định kiến thức cơ bản
trên cơ sở bám sát chương trình, nhiệm vụ bộ môn, trình độ HS để đảm bảo được thời
gian, tính khoa học, vừa sức và phát triển toàn diện năng lực nhận thức của HS. Cần
tránh hai khuynh hướng: tham lam, ôm đồm kiến thức; làm cho tiết học nặng nề đối


với HS; ngược lại quá tóm lược SGK, không đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cho
HS.
Xác định kiến thức cơ bản là bước đầu tiên trong khâu chuẩn bị bài của GV và
chỉ mới giải quyết được câu hỏi “Dạy cái gì?”. Còn việc vận dụng PPDH, tổ chức, chỉ
đạo cho HS nhận thức các kiến thức cơ bản, tức là phải trả lời “Dạy như thế nào?”
Bước 3. Phân loại từng đơn vị kiến thức cần khai thác để tìm nguồn tư liệu phù hợp

Đây là bước quan trọng nhất cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng
cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các bài giảng truyền thống, được thực
hiện qua các bước:
• Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm
thanh…Kiến thức cho một bài lên lớp thường rất nhiều, hình thức tổ chức hoạt
động dạy học rất phong phú và đa dạng. GV cần lựa chọn nội dung kiến thức nào
được trình bày dưới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video clip… Những hình ảnh
này được trình bày dưới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho HS hoạt động học tập chứ

không chỉ minh họa đơn thuần.
• Tiến hành sưu tầm hoặc xây dựng nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Đó là
nguồn tư liệu thường được lấy từ một phần mềm dạy học hoặc từ internet,
Encarta…hoặc được xây dựng mới bằng đồ họa, bằng ảnh quét, ảnh chụp…
• Xử lí các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử
dụng cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mĩ và ý
đồ sư phạm.
Bước 4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Các tư liệu cần dùng cho BGĐT phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện
tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lí. Cây thư mục giúp tìm kiếm thông tin
nhanh, giữ được các liên kết trong bài giảng, sao chép dễ dàng.
Bước 5. Xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có thư viện tư liệu, cần lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình
chiếu thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trước hết cần chia các nội dung dạy học trên lớp thành các hoạt động nhận thức
cụ thể. Từ các hoạt động đó mà định ra các slide và nội dung cho các slide. Tùy theo
nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, tranh ảnh, âm thanh…


×