Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Vận dụng phương pháp sơ đồ graph vào dạy học địa lý lớp 10 ban cơ bản luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.4 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ GRAPH
VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 - BCB

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

VINH – 2011

: Võ Thị Vinh
: Nguyễn Thị Hồng Suốt
: 48A Địa lý


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ
nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và các em học sinh.
Qua bản khóa luận này tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất
của mình tới cô Võ Thị Vinh, ngời đã trực tiếp hớng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin đợc gửi lời cám ơn tới các thầy cô trong tổ phơng pháp, các thầy cô
trong khoa địa lý trờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề
tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu


của tập thể giáo viên, học sinh trờng THPT Yên Mô B giúp tôi hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể lớp 48A Địa lý, các bạn trong nhóm thực
tập đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi xin cám ơn gia đình, ngời thân đã cho tôi nguồn động viên
lớn lao để tôi quyết tâm hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Suốt

2


Lời cam đoan
Họ và tên:
Nguyễn Thị Hồng Suốt
MSSV: 0756031665
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả
nghiên cứu trong đề tài cha đợc công bố trong bất kì công trình nào
khác.


Môc lôc
Trang


Bảng chữ cái viết tắt trong bài luận văn.
Viết tắt
DH
DHĐL

PPDH
GV
HS
SGK
XK
NK
THPT
THCS
TNTN
GTVT
VD
DV
BCB
CN
ĐLTN
ĐLKT-XH

Đọc là
Dạy học
Dạy học Địa lí
Phơng pháp dạy học
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Tài nguyên thiên nhiên
Giao thông vận tải

Ví dụ
Dịch vụ
Ban cơ bản
Công nghiệp
Địa lý tự nhiên
Địa lý kinh tế xã hội


Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH ở trờng phổ thông. Đây là một trong
những nhiệm vụ, chiến lợc nhằm nâng cao chất lợng giáo dục và đào tạo ở nớc ta
hiện nay.Điều này đợc thể hiện trong Hội nghị lần thứ VI của BCH TƯ Đảng khóa X,
trong Chiến lợc phát triển giáo dục 2001- 2010.Trong đó các văn kiện đều nhấn
mạnh Đổi mới và hiện đại hóa phơng pháp giáo dục. Chuyển từ truyền đạt trí thức
thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hớng dẫn ngời đọc chủ động t duy trong quá trình
tiếp cận tri thức, dạy cho ngời học phơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách
hệ thống và có t duy phân tích, tổng hợp, phát triển đợc năng lực của mỗi cá nhân,
tăng cờng tính chủ động, tính tự học của học sinh.... [48,tr 30].
- Xuất phát từ những lợi thế của lí thuyết Graph trong DH: trong những thập kỉ
gần đây, thế giới đã tiếp cận chuyển hóa các phơng pháp khoa học, thành tựu của kĩ
thuật, công nghệ mới thành phơng pháp DH đặc thù. Trong đó, việc tiếp cận và
chuyển hóa lí thuyết Graph toán học thành PPDH là một trong những hớng có nhiều
triển vọng. Về mặt nhận thức luận thì Graph toán học là phơng pháp khoa học có
tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hóa các mối quan hệ của dối t ợng đợc nghiên cứu. Trong lí luận dạy học, lí thuyết về sơ đồ Graph đã trở thành
một tiếp cận mới thuộc lĩnh vực PPDH. Phơng pháp này cho phép giáo viên quy
hoạch đợc quá trình dạy học một cách tổng quát cũng nh từng mặt của nó, thiết kế
tối u hoạt động dạy- học và điều khiển một cách hợp lí quá trình này tăng hiệu quả
DH trong nhà trờng theo hớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
- Xuất phát từ đặc điểm môn học: Địa lí là khoa học chú trọng đến nghiên cứu

các quy luật, các mối liên hệ giữa các thành phần, các hiện tợng và các thể tổng hợp
lãnh thổ, các mối quan hệ giữa con ngời và tự nhiên. Địa lí học đợc phát triển theo
hai hớng: phân tích - nghiên cứu các thành phần riêng biệt của tự nhiên hay những
ngành kinh tế và tổng hợp - nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên hay thể tổng hợp kinh
tế - xã hội. Các mối quan hệ đó có thể diễn đạt dới dạng sơ đồ Graph để mô hình
hóa, hệ thống hóa kiến thức cho địa lí.
Trong chơng trình THPT Địa lí lớp 10 - BCB, học sinh đợc trang bị một cách
đại cơng các kiến thức về lớp vỏ địa lí, địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và một
số kiến thức làm cơ sở cho Địa lí lớp 11 và 12. Do đặc điểm kiến thức của từng
phần, từng bài, từng chơng có mối quan hệ chặt chẽ, logic, hệ thống nên việc sử
dụng sơ đồ Graph sẽ có nhiều u thế trong việc mã hóa hệ thống, mối quan hệ các
kiến thức đó.
- Xuất phát từ thực trạng DHĐL ở trờng THPT.
Kiến thức trong chơng trình lớp 10- BCB đã đợc đa vào DH với nhiều PPDH
khác nhau nh phơng pháp trực quan, phơng pháp dùng lời, phơng pháp tranh
ảnh....Trong khi đó phơng pháp sơ đồ Graph là một công cụ có u thế để mô hình
hóa các mối quan hệ, hệ thống các đối tợng địa lí lại ít đợc sử dụng. Một số giáo
6


viên khi sử dụng cũng gặp nhiều lúng túng trong thiết kế và hớng dẫn học sinh khai
thác tri thức.
Chính vì những lí do này nên tôi chọn đề tài Vận dụng phơng pháp sơ đồ
Graph vào dạy học Địa lí lớp 10 - BCB nhằm góp phần nâng cao chất lợng dạy học môn Địa lí nói chung và DHĐL lớp 10 - BCB nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng phơng pháp sơ đồ Graph nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp
10- BCB.
3. Đối tợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tợng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc xem xét nghiên cứu lí thuyết Graph, phơng pháp sơ

đồ Graph trong DH và đặc điểm của chơng trình SGK Địa lí lớp 10 - BCB.
3.2 Khách thể nghiên cứu.
Học sinh lớp 10 trờng THPT Yên Mô B.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ thống lí thuyết Graph và vận dụng vào trong DHĐL lớp 10- BCB.
- Điều tra thực trạng sử dụng phơng pháp sơ đồ Graph trong DHĐL lớp 10 ở
trờng THPT nói chung và trờng THPT Yên Mô B nói riêng.
- Thiết kế một số giáo án bằng phơng pháp sơ đồ Graph.
- Thực nghiệm s phạm.
5. Phơng pháp nghiên cứu.
5.1. Phơng pháp nghiên cứu lí thuyết.
Nghiên cứu các tài liệu, luận văn và văn bản liên quan đến đề tài làm cơ sở lí
luận, vận dụng phơng pháp sơ đồ Graph vào DHĐL.
5.2. Phơng pháp thực nghiệm s phạm.
Thực nghiệm s phạm ở trờng phổ thông nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của
đề tài.
5.3. Phơng pháp phân tích hệ thống
Phơng pháp này áp dụng để các Graph nội dung bài học nhằm xác định các bộ
phận cấu thành, vị trí, chức năng của việc hình thành các Graph dạy học.
Nghiên cứu lí thuyết thực tế ở trên thế giới, Việt Nam và các nhân tố tác động
đến việc vận dụng phơng pháp sơ đồ Graph để tìm ra cách thức vận dụng đạt hiệu
quả cao trong DHĐL lớp 10.
5.4. Phơng pháp thống kê toán học.
Sử dụng thông kê toán học qua các tham số đặc trng trong điều tra thực tế và
thực nghiệm s phạm để kiểm chứng đề tài.
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phơng pháp khác trong quá trình thực hiện đề
tài nh phơng pháp thu thập thông tin, tìm hiểu tình hình thực tế phổ thông, phơng
pháp dự giờ, quan sát sử dụng SGK của giáo viên và học sinh.
6. Giới hạn của đề tài.
7



Đề tài chủ yếutập trung vào nghiên cứu việc vận dụng phơng pháp Graph vào
dạy học Địa lí lớp 10- BCB.
7. Kế hoạch thực hiện đề tài.
Đề tài đợc thực hiện từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011.
Gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: tháng 11 năm 2010: Lựa chọn đề tài.
- Giai đoạn 2: tháng 11/ 2010 đến 1/ 2011: Su tầm, thu thập tài liệu, nghiên cứu
lí thuyết, xây dựng đề cơng.
- Giai đoạn 3: từ tháng 2/ 2011 đến tháng 4/ 2011: Tìm hiểu tình hình dạy học
Địa lí ở trờng THPT, soạn giáo án tiến hành thực nghiệm.
- Giai đoạn 4: tháng 5/ 2011: Viết và bảo vệ đề tài.
8. Những đóng góp của đề tài.
- Xác định cơ sở lí thuyết về vận dụng lí thuyết Graph trong DHĐL lớp 10BCB.
- Xác định các nguyên tắc và xây dựng quy trình thiết kế Graph để DHĐL lớp
10 ở trờng THPT.
- Thực nghiệm s phạm để khẳng định hiệu quả và tính khả thi của việc vận
dụng lí thuyết Graph trong DHĐL lớp 10 tại trờng THPT Yên Mô B- Ninh Bình.
9. Cấu trúc của đề tài.
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chơng I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phơng pháp Graph vào
DHĐL lớp 10- BCB.
Chơng II: Một số vấn đề liên quan đến việc vận dụng phơng pháp sơ đồ Graph
vào DHĐL.
Chơng III: Vận dụng lí thuyết Graph trong DHĐL lớp 10- BCB.
Chơng IV: Thực nghiệm s phạm.
Phần III: Kết luận.


8


Sơ đồ giới thiệu cấu trúc phần nội dung.

Lý thuyết Graph

Graph trong DH

Một số vấn đề liên quan tới vận dụng và việc vận dụng phơng pháp sơ đồ
Graph vào DHĐL lớp 10

-

Thực nghiệm s phạm
Điều tra hiệu quả của việc triển khai Graph trên lớp.
Đề xuất ý kiến.

9


Phần II: Nội dung

Chơng I: Cở sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phơng pháp sơ đồ Graph vào DHĐL lớp 10 - BCB
1.1. Lịch sử nghiên cứu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết Graph vào DH trên thế giới
Lí thuyết Graph là một chuyên ngành của toán học đợc khai sinh từ công trình
về bài toán Bảy cây cầu ở Konigburg của nhà toán học Thụy Sĩ Leonhard Euler
(1707- 1783). Trong cuối những năm của thế kỉ 20 cùng với sự phát triển của toán
học và nhất là toán học ứng dụng, những nghiên cứu và ứng dụng của lí thuyết

Graph có những bớc tiến nhảy vọt.
Năm 1958, tại Pháp, Claude Bege đã viết cuốn Lí thuyết Graph và những ứng
dụng của nó trình bày các khái niệm, định lí toán học cơ bản của lí thuyết Graph,
đặc biệt là ứng dụng của Graph trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năm 1965, tại Liên Xô, A.M Xokhor đã vận dụng một số quan điểm của lí
thuyết Graph để mô hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa môn hóa học.
Năm 1965, V.X.Poloxin đã dựa vào cách làm của Xokhor dùng phơng pháp
Graph để diễn tả trực quan các diễn biến của hoạt động dạy và học của thầy trò
trong thực hiện một thí nghiệm hóa học đã tạo ra một bớc tiến mới trong vận dụng
lí thuyết Graph vào dạy học.
Năm 1972, V,P.Garkumop đã sử dụng phơng pháp Graph để mô hình hóa các
tình huống của DH nêu vấn đề, trên cở sở đó mà phân loại các tình huống có vấn
đề. Lí thuyết Graph vận dụng để tạo ra mẫu của các tình huống nêu vấn để và giải
quyết vấn đề theo một trình tự xác định.
Năm 1973, tại Liên Xô, tác giả Nguyễn Nh ất trong công trình luận án phó tiến
sĩ khoa học s phạm đã vận dụng lí thuyết Graph kết hợp với phơng pháp ma trận để
xây dựng cấu trúc nội dung dạy học theo quan điểm cấu trúc hệ thống.
Hiện nay, lí thuyết Graph đợc vận dụng nhiều trong DH, đặc biệt là các môn
học logic, trực quan nh hóa học, sinh học....cả trong địa lí ở các trờng nh một phơng
pháp DH hữu hiệu.
1.1.2. Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết Graph vào DH ở Việt Nam.
ở Việt Nam, từ năm 1971, các giáo s Nguyễn Ngọc Quang là ngời đầu tiên đã
nghiên cứu chuyển hóa Graph toán học thành Graph DH và đã công bố nhiều thành
công trình trong lĩnh vực này. Trong các công trình đó, giáo s đã nghiên cứu những
ứng dụng cơ bản của lí thuyết Graph trong khoa học giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh
vực giảng dạy hóa học.
Năm 1980, Trần Trọng Dơng đã nghiên cứu đề tài: áp dụng phơng pháp
Graph và alogrit để nghiên cứu cấu trúc - phơng pháp xây dụng và giải hệ thống bài
toán về lập công thức hóa học ở trờng phổ thông.
10



Năm 1983, Nguyễn Đình Bào nghiên cứu sử dụng Graph để hớng dẫn ôn tập
môn toán, Nguyễn Anh Châu đã nghiên cứu sử dụng Graph hớng dẫn ôn tập môn
văn. Năm 1984, Phạm T với đề tài Dùng Graph nội dung của bài lên lớp để dạy và
học chơng Nitơ- Photpho ở lớp 11 trờng THPT. Các tác giả sử dụng sơ đồ Graph để
hệ thống hóa kiến thức mà học sinh đã học trong một chơng hoặc trong một chơng
trình nhằm thiết lập mối liên hệ các phần kiến thức đã học, giúp giáo viên và học
sinh tất cả các khâu chuẩn bị bài lên lớp, tự học ở nhà, kiểm tra, đánh giá.
Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu Dùng phơng pháp Graph lập
trình tối u và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch. Trong công trình này tác
giả đã nghiên cứu chuyển hóa Graph toán học vào lĩnh vực giảng dạy quân sự.
Năm 2000, trong luận văn thạc sĩ Phạm Thị My đã trình bày ứng dụng lí
thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học
sinh trong dạy học sinh học ở THPT.
Năm 2004, trong luận văn tiến sĩ Nguyễn Phúc Chỉnh đã hoàn thành công trình
nghiên cứu Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẩu sinh lí ngời và vệ sinh THCS
bằng áp dụng phơng pháp Graph.
Về địa lí, năm 1993 tác giả Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu vận dụng phơng
pháp sơ đồ Graph vào giảng dạy địa lý ở các lớp 6 và 8 ở trờng THCS. Công trình
này đã chứng minh rằng phơng pháp DH bằng Graph có thể sử dụng đối với các
môn khoa học xã hội nh địa lí, lịch sử, ngữ văn.
Tóm lại: Những công trình nghiên cứu của các tác giả nớc ngoài và Việt Nam
trong lĩnh vực vận dụng lí thuyết Graph vào quá trình dạy học đã có những thành
tựu quan trọng. Việc vận dụng Graph để mô hình hóa các khái niệm trong các tài
liệu học tập nhằm mã hóa và trực quan hóa các mối quan hệ của các thành phần
kiến thức dứơi dạng các Graph DH có ý nghĩa thiết thực cho việc dạy và học.
1.2. Cở sở lí thuyết về Graph.
1.2.1. Khái niệm, vai trò của Graph.
- Theo từ điển Anh - Việt, Graph có nghĩa là đồ thị - biểu đồ gồm có một đờng

hoặc nhiều đờng biểu thị sự biến thiên của các đại lợng.
Từ Graph trong lí thuyết Graph lại bắt nguồn từ Graphic có nghĩa là tạo ra 1
hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong t duy.
Graph dạy học đợc hiểu là phơng pháp tổ chức rèn luyện tạo đợc những sơ đồ
học tập ở t duy của học sinh, trên cơ sở đó hình thành một phong cách t duy khoa
học mang tính hệ thống.
- Vai trò của Graph trong DH là khai thác thông tin một cách hiệu quả và phát
huy năng lực nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ Graph vừa cụ thể, trực quan, chi
tiết, lại vừa có tính khái quát, trừu tợng và hệ thống cao. Graph hóa nội dung kiến
thức địa lí là hình thức diễn đạt tối u mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, các đối
tợng, hiện tợng, sự vật địa lí. Graph cũng thể hiện rõ vai trò phát triển các thao tác t
duy cơ bản nh phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tợng hóa, khái quát hóa, hệ thống
hóa và hình thành năng lực tự học cho học sinh.
11


1.2.2. Các loại Graph cơ bản.
- Graph có hớng và Graph vô hớng: nếu với mỗi cạnh của Graph không phân
biệt điểm gốc với điểm cuối thì đó là Graph vô hớng. Còn nếu mỗi cạnh của Graph
ta phân biệt 2 đầu 1 đầu là gốc còn 1 đầu là cuối thì đó là Graph có hớng.
Đỉnh

Cung

Đỉnh

Đỉnh

Cung


Đỉnh

Cung

Cung

Đỉnh
Cung

Sơ đồ 1.1: Graph có hớng và graph vô hớng

Trong dạy học, ngời ta thờng quan tâm nhiều đến Graph có hớng vì nó cho
biết cấu trúc của đối tợng nghiên cứu
VD:
Chuyển động của trái đất

Hệ quả chuyển động của trái
đất quanh trục

Sự luân
phiên
ngày đêm

Giờ trên
trái đất
khác nhau

Hệ quả chuyển động của trái
đất quanh mặt trời


Sự lệch hớng
chuyển
động của
các vật thể

Chuyển
động biểu
kiến hàng
năm của
mặt trời

Mùa trên
trái đất

Ngày đêm
dài ngăn
khác nhau

Sơ đồ 1.2: Hệ quả chuyển động của trái đất
Theo sơ đồ trên mũi tên có hớng chỉ ra 2 hớng chuyển động của trái đất chuyển
động quanh trục và chuyển động quanh mặt trời, ở mỗi chuyển động đợc tạo ra các
hệ quả khác nhau của 2 chuyển động
- Bài toán về đờng đi ( chu trình).
Trong một graph nếu có một dãy cạnh nối tiếp nhau ( 2 cạnh nối tiếp là 2 cạnh
có chung 1 đầu mút) thì đợc gọi là đờng đi
l1
l2
l3
G=
1

2
3
4
12


Trong đó: 1, 2, 3, 4 các đỉnh
l1, l2, l3 các cạnh
VD:
bốc hơi
Nớc
Mây
biển

gặp lạnh

Rơi
xuống
biển
Biến dạng của Graph là chu kỳ Enler với graph vô hớng và chu trình
Hamilton là một Graph liên thông có nhiều hơn 1 đỉnh nhng cuối cùng lại quay về
điểm xuất phát Graph đờng đi, có ý nghĩa lập các Graph chu trình hoặc vòng tuần
hoàn
- Bài toán về cây
Cây (tree) còn gọi là cây tự do (free tree) là một Graph liên thông không có chu
trình . Khảo sát về cây là một nội dung quan trọng của lý thuyết Graph và có nhiều
ứng dụng thực tiễn. Cho C là một cây, thì giữa 2 đỉnh bất kỳ của C luôn luôn tồn tại
một và chỉ một đờng trong C nối 2 đỉnh đó. Cây có gốc là một cây có hớng trên đó
chọn 1 đỉnh là gốc và các cạnh đợc định hớng sao cho với mọi đỉnh luôn luôn có
một đờng hớng từ gốc đi đến đỉnh đó.

Có 2 loại cây là cây đa phân và cây nhị phân
+ Cây đa phân nếu đỉnh trong cây là không xác định đó là cây đa phân
VD :
Cơ cấu dân số theo lao động
Ma

Dân số hoạt động theo
khu vực kinh tế

Nguồn lao động

Dân số hoạt động
kinh tế
Dân số
hoạt
động
kinh tế
thờng xyên

Dân số
hoạt động
kinh tế
không thờng
xuyên

Dân số không hoạt
động kinh tế

Nội
trợ


KV1

KV2

KV3

Tình
trạng
khác
không
tham gia
lao động

Học
sinh
sinh
viên

Sơ đồ 1.3: Graph cơ cấu dân số phân theo lao động
Trong sơ đồ trên có cả đỉnh bậc 2 và đỉnh bậc 3. Trong DHĐL lớp 10 cây đa
phân có thể áp dụng cho nhiều bài học cấu trúc - hệ thống mang tính logic
13


+ Cây nhị phân :đây là loại cây có gốc sao cho mọi đỉnh có nhiều nhất là 2
cạnh.
VD :
Tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên có thể bị
cạn kiệt

Tài
nguyên
không
phục hồi
đợc

Tài nguyên không bị
cạn kiệt

Tài
nguyên
năng lợng
(mặt trời,
gió, thủy
triều)

Tài
nguyên có
thể phục
hồi đợc

Tài
nguyên
không
khí, khí
quyển, nớc.


Sơ đồ 1.4: Phân loại tài nguyên thiên nhiên
+ Phép duyệt cây
Duyệt cây tức là xét mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống. Có 3 giải thuật
thờng dùng để duyệt cây đó là xét từ gốc, xét từ ngọn và xét trong cây
Xét từ gốc : xem xét cây từ gốc đến cây con bên trái rồi xét đến cây con bên
phải. cứ nh vậy cho đến đỉnh cuối cùng loại giải phẫu này giúp học sinh có hệ thống
khái niệm mang tính tầng bậc rõ rệt.
Xét từ ngọn: ngợc lại với giải phẫu xét từ gốc thì thuật xét từ ngọn là xét 1 cây
từ yếu tố nhỏ nhất ( ngọn ngợc trở về gốc ). Giải thuật này còn kết hợp với giải thuật
xét trong cây.
Xét trong cây: có thể xem xét từ 1 cây con bất kỳ trong cây trở về gốc, đồng
thời xét tới các cây con khác
Nghiên cứu về phép duyệt cây giúp chúng ta xác định đợc hớng nghiên cứu cho
đối tợng cụ thể, hớng cho hoạt động s phạm của giáo viên và hoạt động nhận thức
của học sinh đối với những khái niệm mang tính hệ thống.
- Bài toán có đờng ngắn nhất
Đây là một vận dụng quan trọng của lý thuyết Graph để nghiên cứu các vấn đề
theo hớng tối u hóa. Bài toán này có 3 loại chính:
+ Hệ thống PERT ( Program Evaluation and Review Jeehnique)
Hệ thống này phát sinh tại Mỹ năm 1958 còn có tên gọi là hệ tiềm năng - giai
đoạn . Hệ thống này ra đời nhằm kiểm tra đánh giá các chơng trình , đỉnh graph
14


diễn tả sự kiện hoàn thành, một mục tiêu, nhiệm vụ bộ phận còn cung diễn tả nhiệm
vụ ( tức hoạt động)
+ Phơng pháp các tiềm năng
Phơng pháp này sinh ra ở pháp vào năm 1958. Đỉnh Graph diễn tả nhiệm vụ
còn cung diễn tả yêu cầu.
Hai phơng pháp trên cho ta thấy một cách trực quan cấu trúc logic của quy

trình triển khai hoạt động ( con đờng hoạt động từ khi triển khai đến khi kết thúc)
+ Phơng pháp đờng găng - con đờng tới hạn
Phơng pháp này là sự tiếp cận PERT theo nghĩa hẹp. Phơng pháp này chỉ ra các
phơng án có thể xảy ra khi thực hiện một hoạt động trong đó, có những con đờng
thực hiện với thời gian tối thiểu hoặc tối đa để hoàn thành các nhiệm vụ. Trong dạy
học có thể vận dụng phơng pháp này để xác định các trình tự thao tác và các hoạt
động trong mối bài học theo hớng tối u hóa.
1.2.3. Cơ sở phơng pháp luận của việc chuyển hóa Graph toán học thành
Graph dạy học
a) Tiếp cận cấu trúc - hệ thống
Tiếp cận cấu trúc hệ thống là cách thức xem xét đối tợng nh một hệ thống toàn
vẹn, phát triển động từ khi sinh ra phát triển đến lúc trở thành một hệ thống hoàn
chỉnh. Hệ thống tồn tại một cách khách quan nhng tiếp cận hệ thống lại mang tính
chủ quan. Tiếp cận hệ thống một cách khách quan tức là phân tích đối tợng nghiên
cứu thành các yếu tố cấu trúc và tổng hợp hệ thống một cách khoa hoc, phù hợp với
quy luật tự nhiên.
Sự thống nhất giữa hai phơng pháp phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống là
bản chất của phơng pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống. Phơng pháp phân tích cấu
trúc coi đối tợng nghiên cứu là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, thành phần quan hệ
tơng tác với nhau với môi trờng xung quanh một cách phức tạp. Do vậy khi tiếp cận
phơng pháp này cần đạt trọng tâm nghiên cứu vào sự vận động của đối tợng, xét
mối hệ thống trong một quá trình tăng trởng phát triển của nó, nghiên cứu quỹ đạo
xu thế vận động và tìm ra phơng hớng tác động vào hệ thống có hiệu quả nhất. Phơng pháp tổng hợp hệ thống là những thao tác đi từ cái bộ phận đến cái tổng thể
thông qua việc xác định cấu trúc hệ thống.
Chuyển hóa Graph toán học thành Graph dạy học phải đợc thực hiện theo
những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết hệ thống vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống
để phân tích đối tợng nghiên cứu thành các yếu tố cấu trúc, xác định các đỉnh của
Graph trong hệ thống máng tính logíc, khoa học, qua đó thiết lập các mối quan hệ
của các cấu trúc trong một tổng thể.
b) Cơ sở tâm lý học nhận thức.

Học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung có thao tác sử dụng khá
nhạy bén. ở lứa tuổi này các em đã làm quen với những kiến thức t duy logic và đã
có những dấu ấn cá nhân trên các bài học đợc tiếp thu. Trong quá trình dạy học
hoạt động học tập của học sinh là quá trình tiếp nhận thông tin, tri thức khoa học,
15


khái quát hóa, mô hình hóa để mục đích cuối cùng là hình thành tri thức cá nhân.
Khi giáo viên giới thiệu về các thông tin tạo điều kiện cho học sinh tri giác sau đó
học sinh sẽ mô hình hóa thông tin. Mô hình hóa đó là việc đơn giản hóa các mối
quan hệ của sự vật hiện tợng bằng những sơ đồ, đồ thị, biểu đồ mô phỏng. Mô hình
hóa giúp con ngời diễn đạt, logic khái niệm một cách trực quan. Trong dạy học có
các loại mô hình nh mô hình gần giống vật thật nh mô hình trái đất quay quanh mặt
trời, địa cầu, mô hình núi lửa , mô hình tợng trng nh mô hình phân bố thực vật,
động vật., mô hình mã hóa có tính chất quy ớc nh các ký hiệu quy ớc nhà máy
thủy điện ngôi sao màu xanh, thủy điện ngôi sao màu đỏ
Sử dụng Graph trong dạy học thực chất là việc mô hình hóa các đối tợng. Nó
giúp học sinh hình thành lên các biểu tợng, có khả năng t duy trừu tợng- khái quát
hóa, tái hiện và cụ thể hóa các khái niệm, phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.
Do vậy về mặt tâm lý nhận thức graph có những ý nghĩa sau:
- Graph giúp học sinh có một điểm tựa tâm lý quan trọng trong lĩnh hội tri
thức. Từ hình ảnh trực quan hoặc lời nói giáo viên mô tả về đối tợng học sinh có thể
mô hình hóa các thông tin đó sang ngôn ngữ Graph để hiểu sâu đợc các bản chất,
dễ dàng khái quát hóa các thông tin đó.
- Ngôn ngữ Granph ngắn gọn, súc tích chứa đựng nhiều thông tin giúp học sinh
xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác. học sinh không phải học thuộc lòng mà chỉ
cần ghi nhớ các dấu hiệu cơ bản và quy luật của mối quan hệ của các yếu tố trong
hệ thống nhất định. Còn khi vận dụng tri thức học sinh thực hiện thao tác chuyển từ
ngôn ngữ Graph sang ngữ nghĩa để vận dụng biểu thức chính xác, có hiệu quả.
- Sử dụng Graph trong dạy học còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh năng

lực t duy khái quát, hệ thống. Đây là một hoạt động hiệu quả lâu dài, ảnh hởng đến
khả năng t duy và hoạt động trong suốt cuộc đời mỗi học sinh.
c) Cơ sở lý luận dạy học.
Theo thuyết thông tin quá trình dạy học tơng ứng với một hệ thống bao gồm 3
giai đoạn truyền và nhận thông tin, xử lý thông tin, lu trữ và vận dụng thông tin.
Việc truyền đạt thông tin luôn có hớng tác động 2 chiều, thầy- trò, trò -trò và
đều nhờ giác quan để truyền tải thông tin : thị giác, thính giác trong đó kính thị giác
có năng lực truyền tải thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Theo Can thì có tới 83% kết quả nhớ kiến thức của học sinh là nhờ thị giác; 11
% là nghe; 3,5 % ngửi; 1,5 là sờ; 1% do nếm. Graph nghiên cứu và mã hóa các đối
tợng bằng một loại ngôn ngữ vừa trực quan vừa cụ thể cô đọng. Nên việc dạy học
bằng Graph có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính
xác hơn.
Việc xử lý thông tin của học sinh nhờ Graph mã hóa theo hệ thống logic hợp lý
đã làm cho việc xử lý thông tin hiệu quả hơn nhiều.
Lu trữ thông tin bằng sơ đồ Graph giúp học sinh ghi nhớ một cách khoa học, có hệ
thống giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức của các em linh hoạt hơn. Khác với
16


dạy học truyền thống thờng yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc nên dễ quên thì việc ghi
nhớ bằng sơ đồ Graph đễ dàng hơn so với phơng pháp dạy học cũ.
1.3. Graph trong dạy học
1.3.1. Khái niệm :
- Theo cố giáo s Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động bao giờ cũng có
hai mặt tĩnh và động. Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức, còn mặt động
là các hoạt động của thầy và trò trong quá trình hình thành tri thức. Chúng ta có thể
mô tả mặt tĩnh của hoạt động dạy bằng Graph nội dung và mô tả mặt động bằng
Graph hoạt động dạy học
- Các loại gaph trong dạy học .

+ Graph nội dung
Graph nội dung là Graph phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc logic
phát triển bên trong của một tài liệu, Graph nội dung chính là sự tập hợp những yếu
tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với
nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học bằng một ngôn ngữ trực
quan, khái quát, cô đọng, súc tích. Mỗi loại kiến thức có thể đợc mô hình hóa bằng
một loại graph đặc trng để phản ánh những thuộc tính bản chất của loại kiến thức
đó. Trong dạy học địa lý lớp 10 - BCB có thể sử dụng graph nội dung thành phần
kiến thức hoặc Graph nội dung bài học
+ Graph hoạt động
Graph hoạt động là graph mô tả trình tự các hoạt động sự phạm theo logic hoạt
động nhận thức nhằm tối u hóa bài học. Graph hoạt động là mặt phơng pháp, nó đợc
xây dựng trên cơ sở Graph nội dung kết hợp với các thao tác s phạm của thầy và trò
trên lớp, bao gồm cả việc sử dụng các phơng pháp, biện pháp, phơng tiên dạy học
thực chất graph hoạt động dạy học là mô hình khái quát và trực quan của giáo án,
Graph hoạt động là một dạng angorit hóa hoạt động dạy học theo phơng pháp đờng
tối u ( đờng găng)
Những hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh ở trên lớp mang tính hệ
thống. Hệ thống các hoạt động s phạm đợc tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạt động
học tập của học sinh thuận lợi và hiệu quả hơn. Dựa trên kết quả phân tích cấu trúc nội dung bài học và logic tâm lý nhận thức của học sinh, giáo viên xác định logic
các hoạt động dạy học một cách khoa học. Trong khâu chuẩn bị bài giảng, giáo viên
phải phân tích các hệ thống các hoạt động s phạm thành các yếu tố cấu trúc của bài
giảng, đó là các hoạt động tổng hợp trong một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất.
Mỗi liên hệ giữa các hoạt động của bài học có thể đợc biểu diễn bằng Graph hoạt
động dạy học.
Mỗi bài học đợc cấu trúc bởi một số đơn vị kiến thức, đó là các khái niệm, các
quá trình hoặc quy luật Để hình thành mối đơn vị kiến thức đó cần có một hoạt
động tơng ứng. Trong mối hoạt động cần nhiều thao tác. nếu chỉ xét về mặt kĩ thuật,
hoạt động là tổng các thao tác. nh vậy, thao tác là đơn vị cấu trúc của hoạt động và
hoạt động là đơn vị cấu trúc của bài học. Trong mỗi bài học, các hoạt động tơng ứng

17


với các đơn vị kiến thức, mang tính hệ thống những không phân bố tuyến tính, tức
là thứ tự các hoạt động có thể hoán vị cho nhau nếu những hoạt động đó không đòi
hỏi phải có trật tự trớc sau nghiêm ngặt. Ngợc lại, các thao tác trong mỗi hoạt động
thì phân bố tuyến tính, theo một trình tự chặt chẽ ( phải bắt buộc thực hiện xong
thao tác một mới thực hiện đến thao tác hai, tiếp đến thao tác ba)
Lập Graph hoạt động tức là xác định các phơng án khác nhau để triển khai bài
học, việc này phụ thuộc vào graph nội dung và quy luật nhận thức.
Khi dạy học một bài học sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, dùng graph để biết
trình tự thực hiện các hoạt động, hoạt động nào thực hiện trớc và hoạt động thực
hiện khi đã hoàn thành một số công việc khác. Dùng Graph có hớng để mô tả trình
tự và thao tác s phạm của thầy và trò. Các hoạt động của một bài học đợc đặt tơng
ứng với các đỉnh của một graph đánh số từ 1đến n. Có thể thêm vào Graph 2 đỉnh
ứng với hoạt động khởi đầu và kết thúc. Ta có thể mô tả hoạt động graph dạy học
bằng sơ đồ cấu trúc sau:
Bắt đầu
Hoạt động 1
Hoạt động 3

Hoạt động 2

Kết thúc
Sơ đồ 1.5: Mô hình Graph dạy học
Trong Graph giáo viên có thể chủ động lựa chọn các cách dạy học tổ chức bài
học sao cho hiệu quả nhất bằng các sơ đồ và bảng chỉ dẫn cho Graph.
- Mối quan hệ giữa Graph nội dung và Graph hoạt động trong dạy học.
Đối với giáo viên: Dựa vào nội dung SGK, chơng trình tài liệu tham khảo lập
graph nội dung của một tổ hợp kiến thức hay bài học. Từ graph nội dung, GV xác

định đợc các hoạt động dạy - học để lập Graph hoạt động hạy học trên lớp, GV
thực hiện các tình huống dạy- hoc, tức là triển khai Graph nội dung theo hoạt động
dạy - học và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh.
Đối với học sinh: ở trên lớp thực hiện các hoạt động dới sự tổ chức của giáo
viên để tự lập Graph nội dung , qua đó hiểu bản chất nội dung học tập, ở nhà học
sinh tự học bằng graph để ghi nhớ nội dung bài học và có thể vận dụng linh hoạt
trong những trờng hợp cần thiết.
Hai loại Graph này đợc áp dụng trong một bài học, Graph nội dung thể hiện
logic các thành phần nội dung kiến thức trong một bài học, có tính khách quan và
về cơ bản không thay đổi và nó phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức mà mục
tiêu bài học đã quy định, còn graph hoạt động dạy học là mô hình hóa về hoạt động
của thầy và trò nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học, nó có tính linh hoạt. Graph hoạt
động là mô hình hóa tiến trình, kế hoạch bài học đợc dự kiến trong giáo án.
18


Nh vậy, Graph nội dung và Graph hoạt động liên quan mật thiết với nhau, dùng
Graph nội dung để thiết lập Graph hoạt động dạy học, ngợc lại dùng Graph hoạt
động dạy học để triển khai Graph nội dung theo một logic khoa học. Trong nhiều trờng hợp chỉ cần phân tích cấu trúc nội dung rồi dựa vào đó thiết lập đợc Graph hoạt
động dạy học.
1.3.2. Chuyển hóa Graph toán học thành Graph dạy học
1.3.2.1. Các nguyên tắc của việc chuyển hóa Graph toán học thành Graph
dạy học
a) Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phơng pháp dạy học.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế giáo viên dạy học địa lý phải thống nhất đợc 3
thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu - nội dung và phơng pháp dạy
học. Ba thành tố đó tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối
quan hệ này quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao. Mô hình phổ biến cho mối quan
hệ này là mô hình tam giác MNP
M

M: Mục tiêu
N: Nội dung
P: Phơng pháp
N
P
Nhiệm vụ của các nhà lý luận dạy học là nghiên cứu tìm ra những quy luật của
sự tơng tác giữa các thành tố này để điều kiển hợp lý quá trình dạy học nhằm đạt
hiệu quả. Mục tiêu dạy học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kỹ năng phải đạt
đợc khi thực hiện một hoạt động dạy học. Giáo viên dựa vào nội dung SGK và đặc
điểm tâm lý nhận thức của học sinh để xác định mục tiêu bài học và phơng pháp
dạy học phù hợp. Để thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phơng pháp trong việc
thiết kế Graph dạy học địa lý phải trả lời đợc các câu hỏi sau:
+ Hiểu về Graph : cấu tạo của Graph gồm những thành tố nào? Chức năng của
mỗi thành tố?
+ Mục tiêu của việc thiết kế Graph
Học sinh phải đạt đợc những gì sau khi kết thúc bài học? So với các các phơng
pháp dạy học khác thì phơng pháp sơ đồ Graph đã giải quyết đợc những vấn đề gì?
Sử dụng phơng pháp sơ đồ Graph có thể định lợng đợc giờ dạy không?
+ Cách thức tổ chức giờ học bằng Graph.
Nội dung đợc thiết kế thuộc loại kiến thức nào?
Những kiến thức đó học sinh đã biết hay cha?
Thiết kế thế nào thì học sinh dễ tiếp thu nhất, hiệu quả lĩnh hội tri thức cao
nhất?
+ Từ nội dung trên lựa chọn Graph nào cho phù hợp.
Nội dung đó sử dụng phơng pháp nào tối u nhất?
Nội dung kiến thức thuộc loại nghiên cứu tài liệu mới hay hoàn thiện tri thức
kiểm tra đánh giá ?
19



Cần lựa chọn phối hợp những phơng pháp dạy học nào để tổ chức quá trình
dạy học bằng Graph?
Thống nhất mục tiêu - nội dung phơng pháp dạy học trong quá trình thiết kế và
sử dụng Graph là đặt ra và trả lời đợc các câu hỏi trên nhằm đảm bảo đợc những
yêu cầu về nội dung logic hệ thống.
b) Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
- Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận thực chất là quán triệt t tởng
tiếp cận cấu trúc hệ thống trong thiết kế graph nội dung và graph hoạt động dạy
học.
Quán triệt t tởng tiếp cận hệ thống cấu trúc trong việc chuyển hóa graph toán
học thành graph dạy học địa lý lớp 10 cần phải trả lời đợc các câu hỏi sau:
+ Thiết kế Graph cho hệ thống nào?
+ Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống ? Gồm những yếu tố nào?
+ Các yếu tố trong hệ thống liên hệ với nhau những thế nào?
+ Quy luật nào chi phối mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống ?
Từ các câu hỏi này chúng ta sẽ xác định đợc các đỉnh của Graph và các mối
liên hệ giữa các đỉnh, đồng thời xác định đợc mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức
năng giữa các đỉnh theo quy luật nhất định của tự nhiên
c) Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tợng
Con đờng nhận thức thế giới khách quan của nhân loại đợc V.LêNin khái quát
nh sau: từ trực quan sinh động đến t duy trừu tợng và t duy trừu tợng đến thực
tiễn, đó là con đờng biện chứng của việc nhận thức hiện thực khách quan. Cái cụ
thể là hệ thống của toàn bộ thuộc tính, những mặt, những quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau giữa chúng của sự vật hay hiện tợng khách quan. Cái trừu tợng là bộ phận
của cái toàn bộ, đợc tách ra khỏi cái toàn bộ và đợc cô lập với mối quan hệ và sự tơng tác giữa các thuộc tính, các mặt , các quan hệ khác của cái toàn bộ ấy. Sự khác
nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tợng chỉ là tơng đối.
Theo thuyết nhận thức duy vật biện chứng, con đờng nhận thức gồm 3 giai
đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn tri giác cảm tính về thực hiện, giai đoạn t duy trừu tợng, giai đoạn tái sinh cụ thể trong t duy
Nhận thức chỉ có thể bắt đầu từ cái cụ thể hiện thực có thể tri giác trực tiếp
bằng giác quan. Đây là giai đoạn phản ánh cảm tính - vật thể của hiện thực vào ý

thức con ngời dới dạng những tri giác, biểu tợng mà cơ sở là hệ thống tín hiệu thứ
nhất. Nguyên tắc trực quan trong dạy học địa lý nhằm làm cho giai đoạn nhận thức
này thực hiện dễ dàng hơn. Những hình ảnh cụ thể những các hoạt động kinh tế, các
ngành kinh tế, sáng, thủy triều.Có những hình ảnh cụ thể sẽ tạo ra những biểu tợng trong nhận thức của học sinh . Còn những đối tợng mang tính trừu tợng nh cấu
trúc của trái đất, hệ mặt trời, cấu trúc của khí quyển thì có thể thông qua các mô
hình để tạo ra các biểu tợng cụ thể hơn của đối tợng. Graph là một trong những loại
mô hình có thể mô hình hóa các đối tợng cụ thể và cụ thể hóa các đối tợng trừu tợng
trở thành mô hình cụ thể trong nhận thức.
20


Một trong những thao tác t duy là trừu tợng hóa cái cụ thể hiện cần phải đợc
soi sáng bằng t duy để phát hiện ra cái bản chất, cái cơ sở chung có tính quy luật
của đối tợng. Đồng thời gạt bỏ những cái thứ yếu, cái không bản chất của đối tợng
nghiên cứu. Trong giai đoạn này, sự nhận thức đi từ cái cụ thể cảm tính lên cái trừu
tợng bản chất. Đó là sự phản ánh trừu tợng - khái quát hóa dới dạng những khái
niệm quy luật học thuyết dựa vào cơ sở sinh lý học là hệ thống tín hiệu thứ 2. trong
giai đoạn này graph có ý nghĩa là phơng tiện để mô hình hóa các mối quan hệ bản
chất của đối tợng làm cho những vấn đề vốn trừu tợng trở nên cụ thể hơn. Nh vậy,
dùng Graph thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tợng trong t duy sẽ làm cho hoạt
động t duy hiệu quả hơn.
Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tợng trong thiết kế và sử
dụng Graph dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái cụ thể và cái trừu tợng trong từng
đối tợng địa lý để định hớng nhận thức học sinh. Thống nhất đợc hai mặt này sẽ
hình thành t duy hệ thống, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh nhằm phát triển
t duy cụ thể và phát triển t duy trừu tợng
d) Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học
Quán triệt nguyên tắc này ý nghĩa chỉ đạo việc thiết kế graph nội dung và
graph hoạt động dạy học phải thống nhất với nhau. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
này là đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò nhằm

phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính tự lực lĩnh hội tri thức của trò dới sự
chỉ đạo của thầy
Thống nhất giữa dạy và học của DHĐL bằng graph tức là khâu thiết kế và sử
dụng Graph phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, chỉ đạo của thầy để phát huy tính tích
cực tự lực của trò trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Đối với giáo viên, sử dụng Graph để truyền thụ kiến thức cho học sinh hoặc tổ
chức học sinh tự thiết lập các Graph để rèn luyện cho học sinh những thói quen của
tính tích cực và tự lực.
Đối với học sinh sử dụng Graph trong học tập nh một phơng tiện t duy qua đó
hình thành những phẩm chất t duy nh: Tính tích cực, tính độc lập trong suy nghĩ,
trong hoạt động, trong nghiên cứu và tính tự lực tu dỡng, tính sáng tạo trong học tập
và cuộc sống.
Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học giáo viên không chỉ sử dụng
Graph nh một sơ đồ minh họa cho lời giảng, mà phải biết tổ chức học sinh tìm tòi,
thiết kế graph phù hợp với nội dung học tập.
Thống nhất giữa dạy và học trên cơ sở lý luận dạy học khám phá một hình
thức bao gồm các định hớng cách dạy - học này đợc xây dụng trên 4 giả thiết.
+ Học trong hoạt động
+ Học là vợt qua trở ngại
+ Trong sự tơng tác
+ Học thông qua giải quyết vấn đề
21


Để học sinh vừa nắm vững tri thức vừa phát triển t duy thông qua hoạt động
dạy học bằng Graph, cần thực hiện theo những định hớng sau
+ Tạo không khí tích cực trong học tập
+ Phát triển t duy qua việc mở rộng, tổng hợp kiến thức
+ Tạo thói quen t duy, sử dụng kiến thức có hiệu quả
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản định hớng cho việc chuyển hóa Graph

toán học thành Graph DH địa lý . Kết quả cho việc chuyển hóa Graph toán học
thành graph DH địa lý là lập đợc các nội dung Graph hoạt động
1.3.2.2. Yêu cầu của một Graph dạy học
- Tính khoa học:
+ Phản ánh đợc tính logic của vấn đề việc thiết kế Graph cho quá trình dạy học là một quá trình t duy về việc làm ở trên lớp căn cứ vào yêu cầu kiến thức cơ
bản để tạo thành phơng án lên lớp của giáo viên do vậy bài giảng phải phản ánh
đợc mục đích chính của tiết học, trong đó chứa đựng những nội dung, kiến thức cơ
bản của tài liệu giáo khoa, có tác dụng định hớng cho học sinh với những nhiệm vụ
nhận thức cụ thể mặt khác bài giảng bằng Graph phải phản ánh đợc sự phát triển
logic của bài học, mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. Qua đó giúp cho học sinh
hiểu đợc phơng hớng giải quyết từng nhiệm vụ nhận thức.
Việc chuẩn bị bài giảng bằng Graph giúp cho giáo viên có một định hớng rõ
rệt kế hoạch cụ thể , xác định kiến thức cơ bản ngay từ khâu soạn giảng, tránh đợc
tình trạng bài soạn giảng quá tỉ mỉ hoặc quá sơ sài. Khi ở trên lớp giáo viên có thể
nắm chắc kiến thức cơ bản đó để trình bày cho học sinh mà không sa vào những
kiến thức vụn vặt, khắc phục đợc tình trạng do học sinh ghi tóm tắt hoặc quá tỉ mỉ,
tránh quan niệm chỉ học trong SGK là đủ.
Nội dung bài học có nhiều chi tiết phức tạp, nếu học sinh không nắm đợc cái
bản chất, cái cơ bản một cách có hệ thống và khái quát hóa mà chỉ nhớ đợc các chi
tiết vụn vặt thứ yếu thì cha đạt yêu cầu đặt ra của bài học. Vì vậy Graph phải thể
hiện đợc cái bản chất cốt lõi, khách quan của mối bài học, mỗi đơn vị kiến thức.
- Tính s phạm và tính t tởng:
Graph phản ánh các bớc tổ chức giờ học của giáo viên, giữa học sinh dễ dàng
hình dung lại công việc mà giáo viên và học sinh đã hoạt động trong tiết học. Dới
sự hớng dẫn của giáo viên, học sinh có thể nắm kiến thức SGK một cách chung
nhất, sau đó đi sâu vào từng phần để minh họa cụ thể các kiến thức chung đó. Học
bài bằng phơng pháp Graph là cách tiếp cận kiến thức rất hiệu quả là mô hình kiến
thức địa lý tinh giản, hệ thống và khái quát hóa nội dung phức tạp. Các em sẽ dễ
dàng định hớng các kiến thức cơ bản, theo dõi đợc sự phát triển logic của vấn đề,
học bài lu trữ kiến thức dễ dàng.

- Tính mỹ thuật.
Một Graph không chỉ thể hiện nội dung khoa học mà còn phải đảm bảo tính
thẩm mỹ về bố cục cân xứng, đờng nối các đỉnh rõ ràng, màu sắc hài hòa. Một
Graph logic, trình bày khoa học, thẩm mỹ cao thì sẽ dễ ghi nhớ hơn. Việc trình bày
22


hợp lý ngắn gọn, súc tích nội dung SGK địa lý sẽ giúp các em dễ dàng hình dung đợc nội dung cần khai thác. ở lứa tuổi học sinh THPT các em có t duy khá cao nên
yêu cầu ngời giáo viên trong quá trình soạn giảng bằng Graph cần chuẩn bị tỷ mỉ
chu đáo để bài giảng có hiệu quả tốt nhất
1.3.3. Quy trình lập Graph
- Quy trình lập Graph nội dung.
Để lập đợc Graph giáo viên cần phải nghiên cứu nội dung chơng trình giảng
dạy để lựa chọn các bài tổ hợp, đơn vị kiến thức có khả năng lập Graph. Mỗi loại
kiến thức sẽ có loại Graph nội dung tơng ứng. Khi thiết kế giáo viên biết rằng
không phải bài học nào cũng có thể lập đợc Graph nên cần lựa chọn các bài phù hợp
để thiết kế
Xác định đỉnh của Graph
Thiết lập Cung
Bố trí các đỉnh và cung trên một mặt phẳng
Sơ đồ 1.6: Quy trình lập Graph nội dung
Bớc 1: Xác định các đỉnh của Graph
Giáo viên cần phân tích nội dung bài học, tìm ra khái niệm cơ bản cần truyền
đạt, hình thành. Mỗi đơn vị kiến thức giữa một vị trí của một đỉnh Graph sau đó sắp
xếp các kiến thức theo một trình tự hợp lý, phù hợp với logic phát triển của nội
dung, kiến thức. Trong nội dung có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau
thành từng mảng lớn hoặc nhỏ những cũng có đơn vị kiến thức độc lập. Mỗi đơn vị
kiến thức có thể là tập hợp của nhiều thông tin do đó việc xác định các đỉnh cho
graph nội dung phải lựa chọn hết sức kĩ lỡng và cần phải mã hóa các kiến thức
chốt để đa vào các đỉnh. Các đỉnh đợc thể hiện băng hình tròn, hình vuông, hình

chữ nhật
Bớc 2: Thiết lập các cung
Đây là bớc thiết lập mối quan hệ giữa các đỉnh của Graph. Các cung này đợc
biểu diễn bằng các mũi tên thẳng, cung hay gấp khúc thể hiện hớng đích của nội
dung. Các mối quan hệ này phải đảm bảo tính logic khoa học, đảm bảo các quy luật
khách quan, bảo đảm đợc tính hệ thống của kiến thức. Các mối quan hệ thờng đợc
thể hiện trong địa lý là các mối quan hệ nhân - quả và quan hệ so sánh. Nhận xét
thấy các mối quan hệ các đỉnh hợp lý thì chuyển sang bớc để sắp xếp các đỉnh và
cung lên một mặt phẳng, nếu không hợp lý thì quay lại bớc một để xác định hợp lý
hơn.
Bớc 3: Bố trí các đỉnh, cung lên một mặt phẳng
23


Khi đã xác định đợc đỉnh và các mối quan hệ giữa chúng thì ta sắp xếp theo
logic phù hợp và phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính s phạm t tởng của
Graph
- Quy trình lập Graph hoạt động
Xác định các hoạt động

Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động

Dùng bài toán con đờng ngắn nhất để lập
Graph hoạt động theo hớng tối u hóa bài học.
Sơ đồ 1.7: Quy trình lập Graph hoạt động
Bớc 1: Xác định các hoạt động :
Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào Graph nội dung bài
học hoặc dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tơng ứng với một
đơn vị kiến thức chủ chốt.
Bớc 2: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động.

Bớc 3: Dùng bài toán con đờng ngắn nhất để lập Graph hoạt động theo hớng tối u hóa bài học. Đây là thao tác quan trọng trong quá trình mô tả diễn biến
của hoạt động dạy học nhằm cô đọng, tinh lọc kiến thức quan trọng của bài học.
Graph hoạt động mô tả các thao tác s phạm, hoạt động của thầy và trò trong
quá trình hình thành kiến thức mới Graph hoạt động là bản thiết kế cấu trúc một bài
học. Nó giúp giáo viên ghi nhớ giáo án, chủ động sáng tạo hơn trong lúc lên lớp
thoát ly giáo án, chủ động trong tổ chức các hoạt động của học sinh
1.4. Thực trạng sử dụng phơng pháp sơ đồ Graph trong dạy học ở trờng
THPT hiện nay
Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo triển khai tích cực phát huy
tính tự giác sáng tạo của học sinh trong việc chủ động tìm ra kiến thức phơng pháp
sơ đồ graph cũng đã đợc đa vào sử dụng để giảng dạy ở phổ thông.
Qua việc nghiên cứu, điều tra ở trờng THPT Yên Mô B -Ninh Bình và một số
giáo sinh thực tập môn địa lý tại các trờng khác cho thấy:
Trong các giờ học địa lý, đại đa số các tiết học giáo viên sử dụng các phơng
pháp giảng giải, vấn đáp còn phơng pháp sơ đồ graph cha đợc đa vào sử dụng rộng
rãi. Khi đợc hỏi một số giáo viên nói rằng họ rất ít sử dụng hoặc có sử dụng nhng sử
dụng không thờng xuyên phơng pháp sơ đồ Graph. Nh trong SGK đã xây dựng sẵn
một số Graph minh họa, giải thích thì giáo viên sẽ sử dụng và hớng dẫn học sinh
tìm hiểu về Graph đó, còn nếu không Graph thì giáo viên lại dạy theo phơng pháp
truyền thống. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này do các giáo viên cha
thực sự xây dựng, cha thấy đợc chức năng và hiệu quả của phơng pháp này mang
lại. Đối với các bài soạn giảng băng sơ đò Graph yêu cầu giáo viên không chỉ nắm
24


vững lý thuyết Graph, nguyên tắc và quy trình graph mà còn phải đầu t nghiên cứu
nội dung kiến thức để thiết lập sơ đồ đảm bảo tính logic, khoa học, thẩm mỹ.
Đối với học sinh, đa số các em khi đợc hỏi cho rằng việc sơ đồ hóa kiến thức sẽ
làm cho các em hiểu ra và nắm bắt kiến thức nhanh , đầy đủ hơn. Việc học bài ở
nhà với phơng pháp sơ đồ graph cũng đơn giản hơn việc nhớ kiến thức máy móc

theo ý gạch đầu dòng trong vở hay SGK tuy nhiên các em cũng hiểu về Graph rất
mơ hồ cho đó là những hình vẽ sơ đồ mà thầy cô đa vào minh họa kiến thức tạo nên
sự khác với các bài giảng thông thờng điều đó chứng tỏ học sinh cha có thói quen
học tập theo graph. Hơn nữa do trình độ nhận thức học sinh của mỗi lớp, trong một
lớp, một trờng, giữa các trờng có sự khác biệt khiến cho việc áp dụng Graph gặp
phải một số vấn đề khó khăn.
Việc sử dụng sơ đồ Graph vào dạy học phụ thuộc khá nhiều vào mức độ tham
gia học tập của học sinh, yêu cầu cao về tìm tòi trong quá trình nhận thức trong khi
theo lối dạy truyền thống học sinh quen với học thuộc lòng, thụ động kiến thức thầy
cô cung cấp. Thực trạng này đòi hỏi để vận dụng phơng pháp dạy học bằng sơ đồ
Graph vào DHĐL ở THPT một cách có hiệu quả thì cần phải trang bị cho ngời giáo
viên những lý luận cơ bản về phơng pháp Graph. Bên cạnh đó chỉ rõ cho ngời dạy
và ngời học hiểu rõ đợc cấu tạo và tác dụng của Graph, tìm ra những hình thức
truyền đạt Graph dạy học từ dễ đến khó, phù hợp với năng lực hớng dẫn chỉ đạo cho
giáo viên và năng lực, trình độ nhận thức của học sinh.
Với những hiệu quả mà phơng pháp sơ đồ Graph mang lại. Tôi thiết nghĩ phơng
pháp này rất nên đợc sử dụng nhiều để nâng cao hiệu quả dạy học địa lý ở trờng phổ
thông nói chung và dạy học địa lý lớp 10 - BCB nói riêng.

25


×