Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Tình hình kinh tế ấn độ từ 1991 đến 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 109 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------------

đào thị hòa

Tình hình kinh tế ấn độ từ 1991 đến 2007
chuyên ngành: Lịch sử thế giới
mã số: 60.22.50

Luận văn thạc sỹ lịch sử
hớng dẫn khoa học: pgs. Phan văn ban

Vinh, 12. 2008

Lời cảm ơn!
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS. Phan Văn Ban - ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt thời gian qua.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau
Đại học - Trờng Đại học Vinh và tổ chuyên ngành Lịch sử Thế giới đã tạo
điều kiện và thời gian giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.


2

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn t liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn này đợc
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2008


Tác giả
Đào Thị Hoà

Mục lục
A.
1.
2.
3.
4
5.
6.
7.
B.
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3
1.2.4.
1.2.5.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
2.1.

mở đầu
Lý do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề

Phạm vi nghiên cứu
Nguồn tài liệu
Phơng pháp nghiên cứu
Đóng góp của luận văn
Bố cục của luận văn
nội dung
Chơng 1. Khái quát tình hình kinh ấn Độ trớc năm 1991
Những nhân tố tác động đến tình hình kinh tế ấn Độ từ 1950 đến 1991
Thuận lợi
Khó khăn
Kinh tế ấn Độ từ 1950 đến 1991
Kinh tế ấn Độ sau ngày giành độc lập
Những u tiên về chiến lợc và sách lợc của ấn Độ trong phát triển
kinh tế
Cơ chế kinh tế hỗn hợp của ấn Độ trớc cải cách năm 1991
Công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ấn Độ qua
hai cuộc Cách mạng Xanh và Cách mạng Trắng
Vấn đề ngoại thơng và đầu t nớc ngoài
Những thành quả và hạn chế của kinh tế ấn Độ trớc cải cách
năm 1991
Những thành quả
Những hạn chế
Chơng 2. Tình hình kinh tế ấn Độ từ 1991 - 2007
Tình hình kinh tế ấn Độ từ 1991 - 1999

1
3
5
6
6

6
7
8
8
8
10
10
10
12
16
17
23
32
32
33
40


3
2.1.1.
2.1.1.1.
2.1.1.2.
2.1.1.3.
2.1.2.
2.1.2.1.
2.1.2.2.
2.2.
2.1.2.
2.2.2.
3.1.

3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
C.
D.

Chính sách phát triển kinh tế ấn Độ trong thời kỳ 1991 - 1999
Chính sách phát triển kinh tế thị trờng và tự do hoá
Chính sách công nghiệp, khoa học - công nghệ và nông nghiệp
Kinh tế đối ngoại
Bớc chuyển sang nền kinh tế tri thức của ấn Độ
Quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức của ấn Độ
Chiến lợc và chính sách chuyển sang nền kinh tế tri thức của ấn Độ
Tình hình kinh tế ấn Độ từ 2000-2007
Nét đặc thù trong sự phát triển kinh tế của ấn Độ
Sự nổi lên của nền kinh tế ấn Độ
Chơng 3. Một số nhận xét về tình hình kinh tế ấn Độ từ 1991
đến 2000. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Những thành tựu và hạn chế của kinh tế ấn Độ từ 1991 đến 2007
Thành tựu
Hạn chế
Nguyên nhân thành công
Thách thức của nền kinh tế ấn Độ
Triển vọng của nền kinh tế ấn Độ
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo


40
41
53
65
70
71
73
77
77
81
101
101
103
105
107
108
110
113
116


4
Bảng chữ cái viết tắt
BSE
NSE
nbfcs
oecd
imf
epf

edi
Efra - 1973
eu
sbi
fdi
fipb
rbi
WB

Thị trờng chứng khoán
Thị trờng chứng khoán quốc gia
Công ty tổ chức phi ngân hàng
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Quỹ tiết kiệm của ngời lao động
Đầu t gián tiếp
Luật kiểm soát ngoại hối
Liên minh châu Âu
Ngân hàng ấn Độ
Đầu t nớc ngoài
ủy ban xúc tiến đầu t nớc ngoài
Ngân hàng dự trữ Trung ơng ấn Độ
Ngân hàng Thế giới


5


6
A. mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Trong nhiều thập kỷ qua, khi nói đến thần kì kinh tế châu á ngời ta chỉ
nhắc đến Nhật Bản sau đó là các con rồng nhỏ, chứ không nhắc tới một nớc
Nam á nào. Dờng nh, ngời ta đã quên mất một đất nớc ấn Độ đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, với mức tăng trởng 8% trong những năm đầu thể kỷ XXI , có vẻ
nh cuối cùng ấn Độ đã làm đợc những gì mà các nớc Nam á khác cha làm đợc. Một câu hỏi đặt ra: tại sao Nhật Bản là một nớc nghèo tài nguyên thiên
nhiên lại có thể trở thành một cờng quốc thơng mại lớn thứ hai châu á với cái
tên gọi sự thần kì Nhật Bản? Tại sao Trung Quốc không có đầu t nớc ngoài
đến tận năm 1978, thế mà năm 1993 đã thu hút 60 tỷ đôla Mỹ? Tại sao các
con hổ châu á tăng trởng ở mức 7 - 9% trong khoảng từ 1971 - 1980, trong
khi ấn Độ chỉ đạt mức tăng trởng 3,7% thậm chí thấp hơn Pakistan? Vậy phải
chăng, sự khác nhau đó bắt nguồn từ chỗ: ấn Độ đã đi theo mô hình kinh tế tơng đối đóng, còn các nớc kia đã đi theo mô hình kinh tế mở, đẩy mạnh xuất
khẩu, nới lỏng đối với nhập khẩu, khuyến khích thành phần kinh tế t nhân và
hớng nền kinh đó vào một cuộc cạnh tranh lớn. Vậy ấn Độ đã chọn giải pháp
và hớng đi nh thế nào để giờ đây đã trở thành một điều thần kì khiến cả thế
giới phải ngỡ ngàng. Phải chăng ấn Độ đã đa một làn gió mới của cuộc cải
cách đã thổi vào ấn Độ từ tháng 7/1991.Từ một nền kinh tế khủng hoảng
với tổng dự trữ ngoại tệ trong ngân sách dới 1 tỷ USD, khiến các nhà kinh tế
Luân Đôn đã coi ấn Độ là một nớc phá sản. Nhng chỉ sau một thời gian
ngắn thực hiện công cuộc cải cách, nền kinh tế ấn Độ liên tục đạt mức tăng trởng 6 - 7,5%, trở thành một nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất thế giới trong
một thời gian dài. Giờ đây, ấn Độ không còn bị ngời ta lãng quên nh những
thập kỷ sau giành độc lập mà ngời ta biết đến ấn Độ nh một siêu cờng đang
nổi. ấn Độ đã trở thành một trong bốn viên gạch vàng thế giới (Braxin, Nga,
Trung Quốc, ấn Độ) và con rắn, hổ ấn Độ hoàn toàn có thể sánh vai cùng con
rồng Trung Quốc dới ánh mặt trời. Giấc mơ về một đất nớc ấn Độ thịnh vợng
đã và đang trở thành hiện thực và câu chuyện thành công của nền kinh tế ấn
Độ vẫn đang đợc nhiều tác giả trong và ngoài nớc viết lên với đầy hứa hẹn cho
tơng lai. Liệu ấn Độ có thực hiện đợc không, dấu hiệu tăng trởng chững lại
trong năm 2008 này có khắc phục đợc không? Song với một số đánh giá hết

sức khả quan của các nhà kinh tế thế giới: đến năm 2040 ấn Độ sẽ trở thành
nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và sẽ trở thành con hổ châu á. Với những dự


7
báo này cùng với những thành quả kinh tế ấn Độ đã đạt trong thời gian qua,
chúng ta có thể hoàn toàn tự tin về nền kinh tế này.
Hiện nay, nớc ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đaị hoá đất nớc, hớng tới mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Để hoàn thành mục tiêu này, toàn Đảng, toàn dân ta cần phải ra sức
phấn đấu, phát huy cao độ trí tuệ, và tính sáng tạo. Đồng thời, cũng không
ngừng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nớc trên thế giới, nhất là
đất nớc ấn Độ. Trong những năm qua sự phát triển kinh tế của nớc ta chịu
không ít những tác động nhiều chiều từ sự vơn lên nhanh chóng của nền kinh
tế đông dân này. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về những nhân tố ảnh hởng đến
tăng trởng kinh tế của ấn Độ để học những điều hay, để biết trớc và tránh
những điều không nên làm là điều cần thiết và có ý nghĩa. Vì vậy, việc nghiên
cứu để hiểu sâu hơn về một giai đoạn phát triển kinh tế ấn Độ từ 1991 - 2007
là một bài học bổ ích cho mỗi chúng ta.
Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: Tình hình kinh tế
ấn Độ từ 1991 đến 2007 để làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ
(chuyên ngành lịch sử thế giới). Chọn giai đoạn từ (1991 - 2007), tôi muốn
nhấn mạnh đến sự thay đổi kinh tế của quốc gia này khi tiến hành công cuộc
cải cách tháng 7 - 1991. Việc tìm hiểu, nghiên cứu tình hình kinh tế ấn Độ
giai đoạn này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một ấn Độ ngày nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ quá khứ đến hiện tại, ấn Độ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tiến
trình phát triển của nhân loại. Chính vì thế ấn Độ là cả một kho tàng bí ẩn, là
một đề tài vô cùng hấp dẫn, lí thú đang đợc các nhà khoa học tìm hiểu khám
phá, nghiên cứu. Đặc biệt vấn đề kinh tế ấn Độ giai đoạn 1991 - 2007 đã đợc

rất nhiều tác giả trong và ngoài nớc đề cập đến. Vì điều kiện thời gian và t liệu,
chúng tôi cũng cha thể đề cập hết các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Song, qua một số t liệu chúng tôi đã trực tiếp, tiếp cận, thì vấn đề này mới chỉ
trình bày rải rác ở một số sách chuyên khảo về lịch sử, về vấn đề kinh tế, cũng
nh một số sách chuyên sâu về các lĩnh vực của ấn Độ nh các cuốn:
Cuốn "Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XX", Lê Văn
Sang, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005; cuốn sách này đã đa ra khẳng định ấn Độ là
nớc có chiến lợc phát triển giáo dục tốt. ấn Độ đang có tiếng nói ngày càng
quan trọng, trên diễn đàn hợp tác kinh tế và an ninh của khu vực và thế giới.
Cuốn "Nghiên cứu so sánh tăng trởng kinh tế của Trung Quốc và ấn Độ",
Phạm Thái Quốc (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, cho chúng


8
ta hiểu những nét chính trong bối cảnh quốc tế, cuối thế kỷ XIX đầu XX. Bối
cảnh đó đã tác động đến sự tăng trởng của hai nớc nh thế nào. So sánh sự tăng
trởng của hai nớc để từ đó cho chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ tăng trởng của
ấn Độ. Tác giả đã phân tích sự tăng trởng, những hạn chế và triển vọng tăng
trởng của Trung Quốc và ấn Độ trong những thập kỷ tới. Cuối cùng tác giả đã
trình bày những cơ hội, thách thức từ sự nổi lên của Trung Quốc và ấn Độ là
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cuốn "Vũ điệu với ngời khổng lồ, Trung Quốc ấn độ và nền kinh tế toàn
cầu", L. ALan Winters và Shahid Yusuf, ấn phẩm chung của ngân hàng thế giới
và Viện nghiên cứu chính sách (Singapore), đã khái quát nguyên nhân tăng trởng
của nền kinh tế ấn Độ. Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập, sự tăng trởng mạnh của
Trung Quốc và ấn Độ đã không đi kèm với các biện pháp cải thiện hiệu quả, sử
dụng năng lợng, dẫn đến sự tăng trởng không đều, điều đó đã tác động mạnh
đến đời sống xã hội: năng suất thấp, mức sống nông thôn thấp hơn nhiều so với
khu vực thành thị, trình độ giáo dục cơ bản thấp đã cản trở ngời nghèo tham gia
vào quá trình phi nông nghiệp. Tác giả cũng đã đa ra những học hỏi từ quá khứ

để đánh đổi sai lầm, từ đó giúp nông dân nghèo tiếp cận thị trờng.
Cuốn "50 năm kinh tế ấn Độ", Đỗ Đức Định, Nxb thế giới, Hà Nội, 1999
đã trình bày khái quát các chiến lợc kinh tế của ấn Độ 50 năm sau độc lập
(1947 - 1999), nêu khá cụ thể những thành tựu kinh tế của ấn Độ 50 năm đó
trên các lĩnh vực kinh tế chủ yếu, đa ra những triển vọng, hớng phát triển cho
kinh tế ấn độ trong tơng lai.
Cuốn "Sự điều chỉnh chính sách cộng hoà ấn Độ 1991 - 2000", Trần thị
Lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Tác giả đã trình bày nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến điều chỉnh, chính sách của Cộng hoà ấn độ và những chính
sách đối ngoại của ấn Độ đối với từng khu vực.Từ những điều chỉnh đó đã
đem lại cho ấn Độ những thành quả, đạt mức tăng trởng với nhịp độ tơng đối
cao từ năm 1992 - 1993 đến nay.
Cuốn "Chính sách ngoại thơng ấn Độ thời kì cải cách", Lê Nguyễn Hơng Trinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trình bày khái quát các
chính sách về ngoại thơng, sự chuyển hớng chính sách về ngoại thơng ấn độ
thời kì cải cách. Đó là, sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, sự thay
đổi khuynh hớng đối tác thơng mại. Cuối cùng là sự điều chỉnh chính sách
ngoại thơng thời kì cải cách. Từ đó cho thấy, nếu so sánh kinh tế ấn Độ trớc
và sau cải cách thì kinh tế ấn Độ sau cải cách có sự phát triển tột bậc, góp


9
phần căn bản vào sự tăng trởng, đó là sự điều chỉnh chính sách xuất nhập
khẩu nói riêng và chính sách ngoại thơng nói chung.
Bên cạnh đó còn có khá nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề kinh tế
ấn Độ giai đoạn từ 1991 - 2007 đăng trên các tạp chí chuyên ngành (Những
vấn đề kinh tế thế giới, nghiên cứu Đông Nam á); Các bản tin tham khảo
hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam (Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tin tham
khảo, Tin tham khảo chủ nhật).
Nhìn chung hơn một thập kỷ trở lại đây, những tiến triển mới trong đời
sống kinh tế ở ấn độ đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nớc

ngoài và Việt Nam. Một số công trình mà chúng tôi nêu trên, ít nhiều đều có
liên quan tới những vấn đề nghiên cứu của luận văn. Song cha có công trình
nào bao quát hết đợc tình hình kinh tế ấn Độ từ 1991 đến nay. Các công trình
nghiên cứu trên đã cung cấp cho luận văn một nguồn t liệu bổ ích, gợi mở cho
chúng tôi trong qúa trình hoàn thành luận văn này.
3. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung: Đề tài đã đi sâu nghiên cứu Tình hình kinh tế ấn Độ
từ 1991 đến 2007". Lĩnh vực kinh tế không tách biệt với lĩnh vực xã hội mà có
mối quan hệ tác động biện chứng, đồng thời gắn chúng với yếu tố chính trị
văn hoá, địa lí. Đặc biệt, yếu tố kinh tế của ấn Độ đã ảnh hởng và chi phối lớn
đến việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội ấn Độ
Giới hạn về thời gian: Nội dung luận văn đựơc giới hạn trình bày trong
khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2007. Lý do giới hạn thời gian trên là:
Thứ nhất, chúng tôi lấy mốc năm 1991 vì: năm 1991 đã đánh dấu một thời kì
lịch sử mới của kinh tế ấn Độ, thời kì ông Nahasimha - Rao lên cầm quyền.
ấn Độ đã bớc vào cải cách toàn diện về mặt kinh tế, đồng thời đã chấm dứt
thời kì thâm hụt ngân sách và bắt đầu đánh dấu một thời kì cất cánh của ấn
Độ. Thứ hai, nội dung của luận văn dừng lại ở năm 2007, thực ra đây vẫn đang
là thời kì cầm quyền của ông M.Singh và nền kinh tế ấn Độ vẫn đang trên đà
phát triển mạnh. ấn Độ đang phấn đấu để trở thành nền kinh tế thứ ba trên
thế giới. Chúng tôi dừng lại ở năm 2007 chỉ để xác định mốc thời gian mà
thôi.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính logic của luận văn và giúp cho phần nghiên
cứu trọng tâm rõ ràng, dễ hiểu, trong một chừng mực nhất định. Chúng tôi đã
trình bày một cách khái quát về tình hình kinh tế ấn Độ trớc năm 1991, từ đó
chúng tôi đã làm rõ hơn tại sao ấn Độ phải cải cách.
4. Nguồn tài liệu
Luận văn đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:



10
Các công trình nghiên cứu các học giả Việt Nam đã đợc in thành sách tại
một số nhà xuất bản nh: Nxb Chính trị quốc gia, Nxb khoa học xã hội, Nxb
Giáo dục, Nxb Thống kê.
Các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành nh: Những vấn đề
kinh tế thế giới, Nghiên cứu Đông Nam á, Các vấn đề quốc tế.
Các tài liệu tham khảo khác nh: Bản tin tham khảo hàng ngày, tài liệu
tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nớc ngoài đã đợc xuất bản
thành sách và dịch sang tiếng việt.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở triết học Mác - Lênin, chúng tôi đã lấy quan điểm duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử làm phơng pháp luận cho việc nghiên cứu. Phơng pháp
nghiên cứu chính luận văn sử dụng là phơng pháp lịch sử và phơng pháp
logich. Từ đó đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của vấn đề và rút ra
những kết luận cần thiết. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phơng pháp bổ trợ
khác nh: so sánh, tổng hợp và thống kê.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu "Tình hình kinh tế - xã hội ấn Độ
trong giai đoạn 1991 - 2007" là giai đoạn đợc nhiều ngời quan tâm, nhng lại
còn rất ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Luận văn đã cố gắng tái
hiện và dựng lại một cách cụ thể, rõ ràng sự phát triển thăng trầm về kinh tếxã hội ấn Độ trong suốt quá trình đó. Đồng thời luận văn đã rút ra nhận xét về
những thành tựu ấn Độ đã đạt đợc, cũng nh đã chỉ ra đợc triển vọng và thách
thức của ấn Độ trong tơng lai.
Luận văn đã rút ra một số nhận xét về tình hình kinh tế ấn Độ giai đoạn
từ 1991 - 2007. Qua đây giúp ngời đọc bao quát đợc toàn bộ bức tranh kinh tế
xã hội ấn Độ trong gần hai thập kỷ qua, đồng thời cũng thấy đợc những điểm
nổi bật nhất trong thời gian phát triển này. Qua việc nghiên cứu, chúng tôi hi
vọng rút ra đợc những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn cho công

cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
luận văn gồm ba chơng:
Chơng 1: Khái quát tình hình kinh tế ấn Độ trớc năm 1991.
Chơng 2: Tình hình kinh tế ấn Độ từ 1991 - 2007.


11
Ch¬ng 3: Mét sè nhËn xÐt vÒ t×nh h×nh kinh tÕ Ên §é tõ 1991 - 2007. Bµi
häc kinh nghiÖm ®èi víi ViÖt Nam.


12
B. nội dung
Chơng 1.
Khái quát tình hình kinh tế ấn Độ trớc năm 1991
1.1. Những nhân tố tác động đến kinh tế ấn Độ từ 1950 đến 1991
1.1.1. Thuận lợi
ấn Độ là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực Nam á, đứng thứ 7 thế giới
về diện tích với hơn 3,3 triệu km2. Với tổng chiều dài trên bộ là 14.103 km, trong
đó có 4.053 km giáp Bănglađet; 605 km giáp Bhutan;1.463 km giáp Mianma;
3.380 km giáp Trung Quốc; 1.690 km giáp Nêpan và 2.912 km giáp Pakistan.
Tổng chiều dài biên giới biển là 7000 km. Cả biên giới đất liền và biên giới biển
dài giúp ấn Độ có nhiều lợi thế trong buôn bán và giao dịch quốc tế.
ấn Độ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, có vị trí địa
lí thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nớc. ấn Độ còn có những đồng bằng
phì nhiêu vào loại lớn nhất thế giới để trồng lúa gạo. Đồng bằng Gange nằm ở
phía Nam và song song với vùng núi non Himalaya, một vành đai đất thấp
rộng từ 280 đến 400 km, hình thành bởi con sông Gange. Thung lũng Assam

nằm cách đồng bằng Gange bởi một hành lang đất hẹp, thung lũng này đợc tới
mát bởi con sông Brahmaputra là nơi trồng lúa gạo đạt năng suất cao. Bán đảo
ấn Độ đợc bao bọc hầu hết là những vùng duyên hải phì nhiêu.Vùng ven biển
phía Tây gồm những c dân sống bằng nghề nông và ng nghiệp. Ngoài những
đồng bằng phì nhiêu ấn Độ còn có những cao nguyên rộng lớn để trồng lúa
mì và các loại hoa quả, cây nông nghiệp làm đồng cỏ để chăn nuôi nh cao
nguyên Đê Can, cao nguyên Arvalli,
Vùng rừng núi ấn Độ chiếm phần lớn diện tích đất nớc (21,9% đất đai),
với nguồn tài nguyên thiên nhiên thực vật và động vật phong phú có giá trị
kinh tế cao giành cho nhu cầu trong nớc và xuất khẩu. Các loại gỗ có giá trị
thơng mại cao nh gỗ tếch, gỗ hồng mộc, tre, Đặc biệt, ấn Độ có nguồn
gien sinh vật phong phú với hơn 45000 giống cây, trong đó 33% là giống cây
bản địa, 15000 giống cây có hoa quý, gần 5000 loài thú lớn, quý hiếm nh hổ,
báo, s tửtất cả những lợi thế này có thể phục vụ cho sự phát triển kinh tế.
Nhiều vùng rừng ở ấn Độ với sự phong phú của động thực vật đã trở thành địa
bàn phát triển du lịch thuận lợi.
Dới lòng đất, ấn Độ có nhiều có nhiều tài nguyên khoáng sản nh: than (là
nớc có dự trữ than lớn thứ 4 thế giới với 120 tỷ tấn), quặng sắt (chiếm 1/4 trữ
lợng của thế giới với 22,4 tỉ tấn), Mangan, Mica, Boxit, Titan, Crôm, khí thiên
nhiên, kim cơng, dầu mỏ đều có trữ lợng lớn ở ấn Độ.


13
ấn Độ còn có một vùng biển rộng lớn giàu về hải sản và các nguồn lợi
khác nhau là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện nay ấn Độ là
một trong những nớc xuất khẩu hải sản mạnh nhất thế giới.
ấn Độ là nớc có dân số đông, có lực lợng lao động dồi dào. Tính đến
tháng 7/2006 dân số ấn Độ đạt gần 1,1 tỷ ngời, trong đó dân số trẻ trong độ
tuổi lao động chiếm tới 64,3% là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Giá
nhân công tơng đối rẻ cùng với trình độ tiếng Anh cao đang là một lợi thế

trong cạnh tranh nói chung và thu hút nguồn đầu t FDI nói riêng của ấn Độ.
Lao động của ấn Độ đợc đào tạo bài bản, có tay nghề cao đợc cả thế giới công
nhận. ấn Độ còn có nhiều nhà khoa học tầm cỡ thế giới, đặc biệt là khă năng
toán học và phơng pháp t duy trừu tợng làm cho đội ngũ trong công nghệ phần
mềm có u thế vợt trội hơn hẳn.
ấn Độ xây dựng nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi.
Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ, giao lu quốc tế ngày càng
mở rộng, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chónglà điều
kiện để ấn Độ tiếp thu điều kiện khoa học kỹ thuật, văn hoá, trao đổi hàng
hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu t.
Những u đãi của tự nhiên, những thuận lợi của quốc tế cùng với chính
sách phát triển kinh tế đúng đắn, khát vọng muốn xây dựng một đất nớc giàu
mạnh sau hàng trăm năm nô lệ của nhân dân là nguyên nhân dẫn tới những
thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nớc ấn Độ, đa quốc gia Nam á
này tiến nhanh trên con đờng trở thành một cờng quốc.
1.1.2. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi trên, sự vơn lên của nền kinh tế ấn Độ còn gặp
không ít những khó khăn.
Sau khi giành đợc độc lập, ấn Độ vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, kiệt
quệ, những tiềm năng vốn có trở nên xơ cứng. Quá trình xây dựng và phát triển
đất nớc phải đi lên từ điểm xuất phát không ít khó khăn nh: Cơ sở hạ tầng yếu
kém, chất lợng nền giáo dục cha cao, những tàn d do hậu quả của chính sách cai
trị mà thực dân Anh để lại ấn Độ khó có thể vực dậy nền kinh tế của mình
trong hoàn cảnh đó. Mặt khác, nền chính trị - xã hội không ổn định cũng gây
không ít khó khăn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nớc.
ấn Độ là một nớc lớn, đa dân tộc, đa tôn giáo, sắc tộc, những tàn d của chế
độ đẳng cấp vẫn còn tồn tại rất nặng nề. Điều đó đã dẫn đến những mâu thuẫn dới
nhiều hình thức khác nhau, trong các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt là những
xung tộc tôn giáo, sắc tộc đã dẫn đến nhiều vụ bạo loạn, li khai. Sự không ổn định



14
này không chỉ ảnh hởng đến các dự án dầu t nớc ngoài trên những vùng này mà
còn ảnh hởng không nhỏ đến sự phát kinh tế, xã hội nói chung của toàn đất nớc.
Sự hình thành và tồn tại của các đảng phái chính trị cũng làm cản trở sự phát triển
của nền kinh tế bởi sự chống đối, công kích lẫn nhau của các đảng phái dẫn đến
khó có thể thống nhất đợc các chính sách kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế các nhà lãnh đạo ấn Độ đã có nhiều cố
gắng hạn chế những khó khăn, phát huy mặt tích cực, những lợi thế vốn có để
đa ấn Độ tiến những bớc dài trên trờng quốc tế.
1.2. Kinh tế ấn Độ từ 1950 đến 1991
1.2.1. Kinh tế ấn Độ sau ngày giành độc lập
Sau khi giành độc lập năm 1950, ấn Độ đứng trớc tình hình thế giới đã
phân chia thành hai hệ thống chính trị, kinh tế đối lập nhau: Hệ thống xã hội
chủ nghĩa và hệ thống t bản chủ nghĩa. Là một nớc lớn, ấn Độ không muốn bị
rơi vào qũy đạo của hệ thống này hay hệ thống kia. Vì vậy Jawaharlal Nehru,
Thủ tớng đầu tiên của nớc ấn Độ độc lập, chủ trơng theo đờng lối độc lập, tự
chủ và trung lập. Đờng lối này về sau gọi là không liên kết.
Về kinh tế, ấn Độ đã chọn đờng lối kinh tế kế hoạch hoá, nhng không
hoàn toàn là kinh tế quốc doanh, mà là một nền kinh tế hỗn hợp, vừa mang
những đặc tính kinh tế thị trờng vừa tuân thủ những mệnh lệnh kinh tế chỉ huy.
Từ năm 1947, Mahatma Gandhi trở thành linh hồn của cuộc đấu tranh
giành độc lập cho ấn Độ. Ông đã chủ trơng duy trì sự cân bằng xã hội truyền
thống, chú trọng phát triển nông thôn để giải quyết vấn đề việc làm. Ông đã
phản đối công nghiệp hoá quy mô lớn, theo ông "Máy móc hiện đại sẽ hất con
ngời ra lề đờng làm tăng nạn thất nghiệp bất công cho xã hội" [6; tr 31]. Nhng
sau khi trở thành Thủ tớng J.Nehru lại bảo vệ một luận điểm khác, xã hội lý tởng của ông là một nền dân chủ nghị viện kiểu Anh kết hợp với nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung theo mô hình xô viết. Theo ông: "ấn Độ là một nớc có
diện tích lớn, đông dân có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và thị trờng trong nớc rộng lớn đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp hiện
đại. Do đó, ấn Độ phải xây dựng một nền công nghiệp hoàn chỉnh có công

nghiệp, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến và dựa vào sức
mình là chính, cố gắng tạo nguồn tích luỹ chủ yếu ở trong nớc, tranh thủ sự
giúp đỡ và quan hệ với nớc ngoài nhng không lệ thuộc [13; tr 8]. Quan điểm
tự lực tự cờng của J.Nehru đã dành đợc sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp
nhân dân và trở thành t tởng chỉ đạo cho toàn bộ đờng lối phát triển kinh tế
của ấn Độ trong những năm sau này.


15
Mục đích của việc chọn mô hình này là nhằm đảm bảo phân phối công
bằng và hiệu quả tài nguyên quốc gia, từ đó Nhà nớc đã thực hiện kinh tế kế
hoạch tập trung bao cấp, nhiều lĩnh vực bị quốc hữu hoá, đã kiểm soát gắt gao
ngành công nghiệp, các hoạt động tài chính tiền tệ nói chung nhất là tín dụng t
nhân, đầu t trực tiếp nớc ngoài bị giới hạn. Xuất nhập khẩu bị hạn chế thông
qua việc cấp giấy phép, các hàng rào bảo hộ bị thiết lập một cách chặt chẽ chủ
yếu bằng hệ thống thuế quan cao. Thực chất của mô hình trên là nhằm xây
dựng một nền kinh tế hớng nội. Mô hình kinh tế này là hoàn toàn phù hợp với
điều kiện đất nớc ấn Độ lúc bấy giờ, nhng do đã tồn tại quá lâu trong một mô
hình kinh tế khép kín càng làm cho ấn Độ thiếu đi sức cạnh tranh trong xu hớng toàn cầu hoá của nhân loại. Trong xu hớng toàn cầu hoá nếu một đất nớc tự
tách mình ra khỏi dây chuyền khoa học - kỹ thuật họ sẽ bị thụt lùi, mô hình tự
lực tự cờng đã trở thành tự cung tự cấp. Để bảo vệ công nghiệp sản xuất của
mình ấn Độ đã hạn chế nhập khẩu, với đờng lối đó dân chúng phải những hàng
hoá và dịch vụ rẻ mạt với giá cắt cổ, các công ty nớc ngoài nh Côcacôla và IBM
buộc phải rời khỏi ấn Độ nhờng lại thị trờng cho những nhà cung cấp nội địa.
Bên cạnh đó những cuộc khủng hoảng đã bắt đầu trên một nền tảng kinh tế trì
trệ khép kín, bị xói mòn bởi tệ quan liêu tham nhũng.
1.2.2. Những u tiên chiến lợc và sách lợc của ấn Độ trong phát triển kinh tế
Ưu tiên về khoa học - kỹ thuật:
Sau ngày giành độc lập, ấn Độ đợc mệnh danh là một trong những nớc
nghèo của thế giới. Để đa ấn Độ trở thành một nớc công nghiệp giàu mạnh tự cờng, chính phủ ấn Độ đã xác định: phải đa nền khoa học - kỹ thuật của ấn Độ từ

tình trạng lạc hậu lên trình độ tiên tiến. Trong kế hoạch 5 năm lần 2 Thủ tớng
Nehru đã nhấn mạnh: "Khi nói về kế hoạch hoá chúng ta phải nghĩ tới nghĩa
công nghiệp của khái niệm đó vì chính sự phát triển của khoa học và công nghệ
đã cho phép con ngời có thể sản xuất ra những của cải mà không một ai có thể
mơ ớc đợc, đó chính là cái đã làm cho các nớc khác hùng mạnh và giàu có, chỉ
có thông qua sự phát triển của quá trình công nghệ mà chúng ta có thể lớn lên và
trở thành một quốc gia thịnh vợng và hùng mạnh, không có con đờng nào khác.
Do đó, nếu ấn Độ muốn tiến lên, ấn Độ phải tiến lên khoa học và công nghệ, ấn
Độ phải sử dụng những kỹ thuật mới" [13; tr 9]. Với việc u tiên cho khoa học - kĩ
thuật, phát triển mạnh mẽ đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đã mang lại cho ấn
Độ những thành quả đáng tự hào nh: đến kế hoạch 5 năm lần thứ sáu ấn Độ đã
có 119 trờng đại học, 5 viện kĩ thuật, 130 phòng thí nghiệm, mỗi năm ấn Độ đào
tạo 150.000 cán bộ khoa học kĩ thuật.


16
Ưu tiên về nông nghiệp:
Là một đất nớc có nạn đói kinh niên nh ấn Độ thì việc dành u tiên cho
nông nghiệp là rất cần thiết. Vì thế, u tiên phát triển nông nghiệp là mục tiêu
hàng đầu của các nhà lãnh đạo ấn Độ. Tuy nhiên cuộc Cách mạng Xanh đã
mang lại cho nông nghiệp ấn Độ nhiều thành quả đáng tự hào: không chỉ
mang lại một sức sống mới cho nông thôn ấn Độ mà còn cho toàn thể ngời
dân ấn Độ. Nhng Cách mạng Xanh vẫn còn mang những hạn chế và chính
những hạn chế đó buộc Chính phủ ấn Độ không thể không dành u tiên cho
phát triển nông nghiệp. Chính sách u tiên phát triển nông ngiệp của ấn Độ vừa
mang ý nghĩa sách lợc vừa mang ý nghĩa chiến lợc. Nó không chỉ nhằm giải
quyết nạn đói trớc mắt, cải thiện đời sống cho nông dân mà còn tạo cơ sở
vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá.
Ưu tiên phát triển công nghiệp:
Phát triển một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh là một trong những

u tiên lớn của ấn Độ. Ngay khi mới giành đợc độc lập, nền công nghiệp của ấn
Độ còn rất nhỏ bé. Cả nớc mới chỉ có một nhà máy thép lớn, hai nhà máy thép
nhỏ và một số nhà máy dệt bông đay, đờng, xi măng Một đất nớc đông dân
nh ấn Độ chắc chắn rằng nhu cầu và khả năng tiêu thụ là rất lớn, nhng với một
cơ cấu công nghiệp nh vậy rõ ràng không thể đáp ứng nổi cho nhu cầu của ngời
dân. Vì thế, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ hai Chính phủ ấn Độ đã tiến
hành tăng cờng đầu t cho các nghành công nghiệp cơ bản nh: sắt thép, nghành
luyện kim màu, dầu lửa Với việc giành u tiên cho phát triển công nghiệp, vào
những năm 1980 ở ấn Độ đã có những cơ sở công nghiệp lớn, đa dạng và đã
tạo đà cho một số ngành công nghiệp mới.
Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những lĩnh vực đợc u tiên. Nhà nớc đã
giành sự quan tâm rất cao cho việc phát triển hệ thống thuỷ lợi, đờng bộ, đờng
sắt, bến cảng và hệ thống giáo dục, y tế. Những u tiên chiến lợc này đã đợc thể
hiện rõ trong các kế hoạch 5 năm của ấn Độ.
Nói chung những u tiên về khoa học - kĩ thuật, nông nghiệp, công nghiệp,
cơ sở hạ tầng đã đợc khẳng định rõ ràng. Nhng những u tiên này không phải
lúc nào cũng dành đợc vị trí u tiên nh nhau mà còn phải tuỳ thuộc vào từng
thời kì cụ thể. Điều đó đã đợc phản ánh rõ qua 7 kế hoạch 5 năm mà Chính
phủ ấn Độ đã đề ra từ năm 1951 đến năm 1990.
Trong kế hoạch 5 năm lần nhất (1951- 1956), Chính phủ đã dành u tiên cho
phát triển nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng thiếu lơng thực cho đất nớc.


17
Đến kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1956 - 1961), Chính phủ lại giành u tiên
cao cho phát triển công nghiệp nặng và tăng cờng phát triển mạng lới giao
thông vận tải. Đến cuối kế hoạch ấn Độ đã xây dựng thêm một số cơ sở công
nghiệp. Nhng những cơ sở công nghiệp đó đã đòi hỏi đầu t lớn, thời gian xây
dựng lâu dài, chậm sinh lợi, do đó đã cha đóng góp nhiều cho việc tăng trởng
sản lợng công nghiệp. Nông nghiệp không còn đợc xếp vào vị trí u tiên hàng

đầu nữa. Do không còn đợc coi trọng và do những khó khăn về thời tiết nên
sản lợng lơng thực ấn Độ trong hai năm 1957 - 1958 tụt xuống. Từ năm 1956
ấn Độ đã phải vay lơng thực của Mỹ theo đạo luật PL 480. Với tình trạng sản
xuất công nghiệp và nông nghiệp của ấn Độ nh vậy đã làm cho mức tăng trởng của nền kinh tế nớc này chậm lại.
Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1961- 1966), trong kế hoạch lần ba nông
nghiệp phần nào đã trở lại đợc u tiên hơn so với lần hai. Nhng công nghiệp
vẫn chiếm đợc vị trí u tiên hàng đầu.
Kế hoạch 5 năm lần thứ t (1969 - 1974), Chính phủ lại trở lại giành u tiên
cao cho nông nghiệp, tuy nhiên vẫn duy trì đầu t cho công nghiệp. Nhng trong
thời gian này do ấn Độ đã gặp khó khăn trong cuộc chiến tranh với Pakistan
tháng 12 - 1971, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới t bản chủ nghĩa đầu những
năm 1970, đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế ấn Độ gây nên những khủng
hoảng năm 1972 - 1974. Chính vì thế, nông nghiêp ấn Độ đã gặp không ít
những khó khăn, sản lợng luơng thực lên xuống bấp bênh, làm cho nền kinh tế
đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Chính phủ ấn Độ đã tiến hành những biện
pháp nhằm tăng cờng chấn chỉnh khu vực Nhà nớc. Mặt khác, từ năm 1973
tăng cờng khuyến khích và nới lỏng bớt những hạn chế đối với t nhân.
Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1974 - 1979), Chính phủ tiếp tục khắc
phục những khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra. Nhng vào cuối kế hoạch,
kinh tế ấn Độ càng lún sâu vào khủng hoảng. Năm 1978 - 1979 nông nghiệp
ấn Độ giảm 1,7%, lơng thực chỉ còn 109 triệu tấn, lạm phát tăng cao.
Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1980 - 1985), do sự trở lại cầm quyền của
bà I.Gandi, bà đã khắc phục dần những khó khăn và đa ra mục tiêu xoá đói
giảm nghèo. Kết quả đã thu đợc những thành quả cao, sản lợng lơng thực đạt
160 triệu tấn vào năm 1985.
Kế hoạch 5 năm lần thứ bảy (1986 - 1990), Trong kế hoạch này ấn Độ
tiếp tục u tiên cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế cho đất nớc.



18
Nói chung, với đờng lối u tiên chiến lợc và sách lợc của ấn Độ trong mỗi
thời kì là khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ vẫn giành u
tiên phát triển công nghiệp. Nhng một điều bất cập cho nền kinh tế ấn Độ đó
là: vào thời điểm đó ấn Độ vẫn đang là một nớc nghèo với nền kinh tế điêu
tàn, nếu muốn đa đất nớc phát triển theo hớng công nghiệp hoá thì điều đầu
tiên phải đảm bảo đợc lợng lơng thực trong nớc. Thế nhng, vào thời điểm đó
ấn Độ cha có những nỗ lực to lớn để đảm bảo đợc lơng thực. Ngay khi đã tự
túc đợc lơng thực thì ấn Độ vẫn cần phải tiếp tục giành u tiên cho phát triển
nông nghiệp, để làm nền tảng cơ sở vững chắc cho chiến lợc phát triển công
nghiệp lâu dài.
Mặc dù Chính phủ ấn Độ đã đa ra những u tiên cho nông nghiệp, công
nghiệp nhng khoa học - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng vẫn luôn giành đợc sự u tiên
cao nhất trong mọi chơng trình kinh tế.
1.2.3. Cơ chế kinh tế hỗn hợp của ấn Độ trớc cải cách năm 1991
Trớc cải cách kinh tế ấn Độ đã tồn tại một cơ chế kinh tế hỗn hợp đó là
kinh tế t nhân và kinh tế nhà nớc.
Khu vực kinh tế nhà nớc:
Khu vực kinh tế nhà nớc luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực
hiện kế hoạch kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này đã hình thành từ một số xí
nghiệp đợc tịch thu của thực dân Anh và đợc mở rộng từ cuối những năm 1960
đầu 1970 với việc quốc hữu hoá một số ngành nh: ngân hàng, than, bảo hiểm và
tiếp quản một số cơ sở đợc coi là ốm yếu trong khu vực kinh tế t nhân. Theo
quy định, khu vực kinh tế nhà nớc đợc trao độc quyền nắm các ngành công
nghiệp nặng và cơ bản. Chính vì thế mức đầu t cho khu vực kinh tế này ngày
một tăng, từ 46% kế hoạch lần một lên 60% kế hoạch lần thứ sáu. Không
những thế, khu vực kinh tế này còn kiểm soát các ngành công nghiệp quan
trọng nh: sản xuất than, dầu lửa và sản phẩm dầu lửaluôn đóng một vai trò
quan trọng làm nòng cốt trong chơng trình phát triển kinh tế quốc dân cũng nh
là chỗ dựa quan trọng trong khu vực kinh tế t nhân.

Khu vực kinh tế t nhân:
Khác với khu vực kinh tế nhà nớc, khu vực kinh tế t nhân chiếm tới 78%
tổng thu nhập quốc dân, đóng vai trò thống trị trong sản xuất nông nhiệp và có
vị trí lớn trong nhiều ngành kinh tế quốc dân nh: công nghiệp vận tải, đờng
bộ, thơng mại, xuất nhập khẩu Khu vực kinh tế này cũng đợc chia làm hai
loại: loại có tổ chức và loại không có tổ chức. Loại có tổ chức bao gồm các xí
nghiệp lớn, các công ty lớn và vừa phát triển dần trong quá trình tập trung tích


19
tụ t bản, sau dựa thêm vào khu vực kinh tế nhà nớc và đợc nhà nớc bảo hộ để
tránh sự cạnh tranh của bên ngoài. Loại không có tổ chức bao gồm các xởng
nhỏ, thờng là chế biến lơng thực, thực phẩm, vải cơ khí, chiếm gần một nửa
các nhân lực ở trong các thành phố và các nhóm tiểu thủ công nghiệp t nhân ở
các làng xã.
Khu vực kinh tế t nhân phát triển trong quá trình tập trung và tích tụ t
bản, bắt đầu từ những năm 1950 bằng vốn tự tích luỹ, sau dựa thêm vào khu
vực kinh tế nhà nớc. Khu vực kinh tế này đã tiếp thu kỹ thuật, cách quản lý
của phơng Tây và luôn đợc Nhà nớc bảo hộ trớc sự cạnh tranh của bên ngoài.
Chính sự bảo hộ này mà thời kì đầu từ năm 1950 đến năm 1970 Nhà nớc đã đề
ra điều luật hạn chế độc quyền khá chặt chẽ. Nhng sau đó Nhà nớc đã thay
đổi cách quản lý và nới lỏng hơn để mở rộng quyền hạn cho các công ty trong
lĩnh vực kinh doanh.
Ngoài các xí nghiệp nhà nớc và t nhân, ở ấn Độ thời kì này còn có các xí
nghiệp liên doanh và hợp tác xã. Khu vực này đợc hình thành trên cơ sở Nhà
nớc bỏ vốn vào xí nghiệp t nhân, t nhân bỏ vốn vào xí nhiệp nhà nớc hoặc hai
bên cùng hùn vốn xây dựng xí nghiệp mới.
Nh vậy, trớc cải cách ở ấn Độ cơ bản đã tồn tại hai thành phần kinh tế:
Kinh tế t nhân và kinh tế nhà nớc, trong đó khu vực kinh tế nhà nớc đóng một
vai trò chủ đạo, còn khu vực kinh tế t nhân chỉ tham gia vào một số lĩnh vực

nhất định, chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nớc.
1.2.4. Công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở ấn Độ qua
hai cuộc Cách mạng Xanh và Cách mạng Trắng
Sau khi giành độc lập, ấn Độ đã tiến hành xây dựng lại đất nớc, dới sự
lãnh đạo của J.Nehru rồi của Gandhi và Đảng Quốc Đại mới và cũ. Đến tháng
8/1983 thu nhập quốc dân của cả nớc ấn Độ đã tăng 3 lần trong khi dân số
tăng 2 lần. Trong 30 năm đầu, thu nhập quốc dân bình quân đầu ngời đã tăng
đến 3,5 % mỗi năm. Nạn đói đợc khắc phục và đẩy lùi, kinh tế ấn Độ đã có
những bớc phát triển mới, nhất là nông nghiệp đã phát triển qua hai cuộc Cách
mạng Xanh và Cách mạng Trắng. ấn Độ đã bắt đầu có lơng thực dự trữ và bớc
đầu xuất khẩu lơng thực, mặc dù số lợng đang rất ít.


20
Cách mạng Xanh:
Nằm ở Nam á, với điều kiện tự nhiên u đãi, hệ thống sông ngòi của ấn
Độ có lu lợng nớc rất lớn, đủ nớc cho phục vụ và sản xuất nông nghiệp, dân
sinh và phát triển thuỷ điện. Ngay từ khi giành độc lập ấn Độ đã rất chú trọng
phát triển nông nghiệp.
Vào năm 1963, cuộc Cách mạng Xanh lần thứ nhất đợc ấn Độ tiến hành
với mục tiêu, tăng lợng lơng thực cứu dân bị đói. Hàng loạt giống lúa mới
năng suất cao đợc đa vào sản xuất với các chơng trình: khai hoang phục hoá,
tăng diện tích trồng cây lơng thực, xây dựng hệ thống thuỷ nông. Chính phủ
đã quyết định thực hiện một chơng trình phát triển nông nghiệp mới, chơng
trình thâm canh từ kế hoạch lần thứ ba (1961 - 1962 đến 1965 - 1966). Nhng
trong kế hoạch lần thứ ba đã bị đã thất bại. Do vậy, từ năm 1966 - 1967, một
chiến lợc nông nghiệp mới đã đợc triển khai với nội dung chính là phát triển
giống lúa cao sản.
Phát triển giống lúa cao sản là một trong những nội dung quan trọng nhất
của Cách mạng Xanh. Loại lúa này lúc đầu nhập từ Mexico từnhững năm

1940, lúc đầu cũng đạt năng suất, nhng về sau do thời tiết nên đã phát triển
không ổn định. Trớc tình hình nh vậy ấn Độ đã phải đẩy mạnh phát triển khoa
học nông nghiệp tìm tòi, phát hiện ra các loại giống mới phù hợp với điều kiện
của đất nớc mình. Từ đây đội ngũ kĩ s, các cơ sở nhiên cứu nông nghiệp, các
phòng thí nghiệm, trạm nhân giống, các trờng đại học nông nghiệp đợc thành
lập ngày càng nhiều. Viện nghiên cứu lúa Trung ơng ấn Độ đã tạo đợc giống
lúa CR666 có thể thu hoạch 60 ngày gieo trực tiếp. Năng suất lúa này là 1,5 2 tấn/ha.
Cuộc Cách mạng Xanh của ấn Độ đã tạo ra bớc đột phá tăng sản lợng lơng thực của nớc này từ 120 triệu tấn (những năm 1960), lên 210 triệu tấn.
Năm 1984, ấn Độ công bố sản xuất đủ lơng thực cho nhu cầu trong nớc. Diện
tích trồng cây lơng thực của ấn Độ cũng đã tăng nhanh, nạn đói dần đợc đẩy
lùi. Cách mạng Xanh đã mang lại một hệ quả đáng kể, sản lợng lơng thực đã
tăng. Nếu nh năm 1985 mới chỉ đạt 150 triệu tấn thì năm 1990 đạt 176 triệu
tấn. Sản lợng lúa nớc trong vòng 40 năm (1950 - 1990) tăng gấp 5 lần: từ 20,6
triệu tấn lên 111,8 triệu tấn. Lúa mỳ tăng từ 6,5 triệu tấn lên 49,9 triệu tấn.
Cũng trong năm 90, sản lợng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả cũng
đã tăng đáng kể.
Với việc áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong nông
nghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp ở ấn Độ trong mấy chục năm tiếp đó có


21
những chuyển biến lớn. Diện tích gieo trồng các loại giống mới phát triển,
khắc phục dần sự mất cân đối. Tuy nhiên, các chính sách đó vẫn cha đạt đợc
hiệu quả vì các nhà đầu t trong và ngoài nớc đều thích đầu t ở các bang có nền
kinh tế thị trờng phát triển. Đa phần họ không muốn đầu t vào các bang kém
phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp.
Cách mạng Trắng:
Cách mạng Trắng ở ấn Độ đã đồng thời tiến hành cùng với cuộc cách
mạng Xanh, Cách mạng Trắng ở ấn Độ tập trung chủ yếu vào chăn nuôi trâu,
bò sữa và dê sữa. Chính phủ ấn Độ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của một số

sản phẩm này là rất cần thiết. Nhân dân ấn Độ thờng theo nhiều tôn giáo khác
nhau, vì thế rất nhiều ngời ăn chay. Cho nên, sữa là một nguồn thức ăn chính,
cung cấp đạm thay thế thịt cho ngời ăn chay. Ngay sau khi tiến hành, ấn Độ
đã triển khai mở rộng sản xuất sữa cho toàn quốc, tới các làng xã. Từ đây năng
suất sữa tăng nhanh, tạo công ăn việc làm thu nhập cho ngời nông dân. ấn Độ,
là nơi có lợng giống bò cho sản lợng sữa hàng năm cao nhất thế giới, cũng là
nớc đứng đầu châu á từ đàn trâu bò, 110 triệu con dê đứng đầu châu á, 54,6
triệu con cừu đứng thứ nhì châu á. Năm 1970, ấn Độ sản xuất ra 20,8 triệu
tấn sữa, đến năm 1990 đã tăng lên 55,3 triệu tấn, năm 1993 đạt 58 triệu tấn
sữa. Năm 1996 chiếm 15% sản lợng sữa bò và 55% sản lợng sữa trâu thế giới,
đa sản lợng sữa của ấn Độ lên hàng thứ hai thế giới. Có thể thấy thành quả
của cuộc Cách mạng Trắng qua bảng sau:
Sản lợng cá, trứng, sữa của ấn Độ thời kỳ 1980 - 1991
Năm
1980 - 1981
1990 - 1991

Cá (triệu tấn)
2.442
3.836

Sữa (triệu tấn)
31.6
53.9

Trứng(triệu tấn)
10.080
21.100
Nguồn: Vietnamnet.vn


Nh vậy, qua hai cuộc Cách mạng Xanh và Cách mạng Trắng sản lợng lơng
thực thực phẩm đã không ngừng tăng lên, phần nào mang lại sức sống mới cho
ngời dân ấn Độ. Tuy nhiên, hai cuộc cách mạng này vẫn còn có những hạn chế:
cha mang tính toàn quốc mà mới chỉ đợc tiến hành ở một số vùng có đất đai màu
mỡ. Ngay cả những vùng này thì chỉ một số ít những gia đình giàu có mới có khả
năng đầu t, còn lại đa số dân nghèo thì với họ "Cách mạng Xanh" vẫn đang còn
là một cái gì đó rất xa vời mà cha hề đến với họ. Cho đến kế hoạch 5 năm lần thứ
7 (1985 - 1990), Chính phủ ấn Độ mới chủ trơng mở rộng Cách mạng Xanh tới
các bang miền đông và nhiều vùng vẫn đang còn trong tình trạng nghèo đói.


22
Mục đích là: nhằm áp dụng những biện pháp hữu hiệu để tăng nhanh sản lợng
lúa gạo, đáp ứng yêu cầu lơng thực trong nớc.
Công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Theo số liệu điều tra năm 1990, ấn Độ có khoảng 853 triệu ngời, là nớc
có dân số đông thứ hai thế giới. Diện tích đất nông nghiệp có 297 ha, đất canh
tác 168,25 triệu ha, lao động nông nghiệp có 214,6 triệu ngời, trong 97 triệu
hộ nông dân. So với ngày mới giành đợc độc lập thì cả về dân số và chỉ tiêu
sản xuất nông nghiệp đều tăng ở mức đáng kể. Vào những năm 1950 - 1960,
ấn Độ đã rơi vào tình trạng thiếu đói triền miên do hậu quả của chế độ thực
dân để lại. Nhng từ những năm 1980, ấn Độ bắt đầu tự cung cấp đủ lơng thực
trong nớc và bắt đầu xuất khẩu một phần lơng thực, mức sống của ngời nông
dân bớc đầu đợc cải thiện. Nông nghiệp ấn Độ trong thời gian này đã khai
thác đợc tiềm năng của 100 triệu hộ nông dân và 200 hộ lao động. Có đợc
những thành quả đó là nhờ vào đờng lối công nghiệp hoá nông nghiệp và nông
thôn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của ấn Độ. Công nghiệp hoá nông
nghiệp và nông thôn ấn Độ bao gồm các nội dung: Công nghiệp hoá sản xuất
nông nghiệp (Phát triển công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí
hoá nông nghiệp) và đa công nghệ vào nông thôn mở mang ngành nghề tiểu

thủ công nghiệp nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ thuần
nông sang kinh tế nông công nghiệp dịch vụ ở nông thôn. Trên thực tế, ở ấn
Độ công nghiệp hoá nông nghiệp đợc thực hiện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi mới có năng
suất cao. Để đạt đợc năng suất kinh tế thực sự cần thiết phải thực hiện đồng bộ
các biện pháp kỹ thuật bao gồm: Thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và điện khí hoá.
Thuỷ lợi hoá: Thuỷ lợi hoá nghĩa là đã công nghiệp hoá các hoạt động
thuỷ lợi nhằm phục vụ tới tiêu cho cây trồng trên đồng ruộng và cung cấp nớc
cho các chuồng trại chăn nuôi. Ngời ta đã sử dụng công cụ máy móc, để đào
đắp đê đập, đào kênh mơng, khoan giếng, trang bị các máy bơm lấy nớc từ ao
hồ sông suối lên và sử dụng các loại động cơ điện, gió để vận hành các loại
máy bơm.
Hoá sinh hoá: Hoá học hoá nông nghiệp là đa các sản phẩm công nghiệp
hoá chất vào phục vụ trồng trọt, chăn nuôi chế biến bảo quản nông sản, bằng
những nghiên cứu hoá học đã đa vào sản xuất phân hoá học, đã xây dựng và đa vào hoạt động một số nhà máy phân đạm. Mặc dù vào thời điểm này, ấn Độ
là nớc đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất phân đạm, nhng ấn Độ vẫn phải


23
nhập phân đạm từ nớc ngoài. Bên cạnh đó, ấn Độ cũng đã áp dụng những
công nghệ sinh học, tạo ra đợc những giống cây trồng vật nuôi và đã đem lại
một sản lợng và năng suất cao.
Cơ giới hoá, điện khí hoá: Trong thời kỳ đầu cơ giới hoá nông nghiệp,
Nhà nớc đã tổ chức một số trạm máy kéo quốc doanh để làm đất thuê cho
nông dân, nhng hình thức này đã không mang lại hiệu quả. Sau đó lại chuyển
sang hình thức hộ t nhân tự mua hoặc các hộ t nhân chung vốn mua sắm và
trang bị để cùng đi làm thuê, do không mang lại hiệu quả nên họ cũng đã bỏ
hình thức này.
Cơ giới hoá và điện khí hoá ở ấn Độ gắn liền với Cách mạng Xanh và

Cách mạng Trắng. Từ đây, đã thực hiện tốt các nội dung kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi và chế biến nông sản. Cơ giới hoá và điện khí hoá đã đa vào nông
nghiệp và nông thôn loại hình năng lợng động lực mới, điện năng và cơ năng
bổ sung cho sức ngời và sức súc vật tạo điều kiện tốt để thực hiện tốt các nội
dung kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.
Phát triển công nghiệp nông thôn: Trong thời kỳ công nghiệp hoá, ở nông
thôn ấn Độ đã có những cơ sở công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất công
cụ cải tiến, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo và công cụ chế biến đã đợc
phát triển. Điểm đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn ấn Độ
đã có bớc phát triển mới, về chế biến lơng thực ( Lúa mỳ và lúa nớc) bên cạnh
máy xay thóc và bột mỳ đã chế tạo ra các loại máy xay cơ khí chạy bằng động
cơ đốt trong và bằng động cơ điện, hình thành nên những cơ sở dịch vụ cơ khí
chế biến lơng thực ở nông thôn.
Trong cuộc cách mạng Trắng, lợng sữa đã tăng lên nhiều, đã hình thành
ngành công nghiệp sữa với các quy mô nhỏ, vừa và lớn ở nông thôn và thành
thị, của các thành phần kinh tế t nhân, hợp tác và quốc doanh, các xí nghiệp chế
biến sữa cũng đợc xây dựng ở vùng chăn nuôi đàn bò sữa để thuận tiện thu gom
sữa và chế biến ra các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngời tiêu dùng.
Công nghiệp mới ở nông thôn ấn Độ tuy có phát triển nhng cha mạnh,
cha thu hút đợc nhiều lao động ở nông thôn. Nông thôn ở ấn Độ bên cạnh
nghề nông, còn có hàng chục triệu ngời sinh sống bằng các nghề tiểu thủ công
nghiệp với doanh thu hàng năm là 11.000 tỷ rupi.
Nhìn chung, trong vòng khoảng 40 năm (1950 - 1990), nhân dân ấn Độ
đã đạt đợc những thành tựu nổi bật mà trớc hết là đã đẩy lùi đợc nạn đói triền
miên. Từ năm (1951 - 1990), trong 7 kế hoạch 5 năm ấn Độ đã giành đợc
những thành quả đáng kể nhất là trong Cách mạng Xanh và Cách mạng Trắng,


24
trong công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính vì thế vào

năm 1990, dân số ấn Độ đã tăng lên gấp đôi so với năm 1980. Diện tích đất
canh tác bình quân đầu ngời giảm từ 0,95 ha (năm 1947) xuống 0,47 ha (năm
1990). ấn Độ đã không chỉ khắc phục đợc nạn thiếu đói mà còn đảm bảo đợc
lợng lơng thực trong nớc và xuất khẩu, đời sống nhân dân ngày một cải thiện.
Tất nhiên là một nớc nông nghiệp lạc hậu đi lên công nghiệp hoá thì sẽ không
tránh khỏi những khó khăn, hơn nữa do đờng lối kinh tế của ấn Độ trong thời
gian qua còn nặng về hớng nhập khẩu mà cha hớng về xuất khẩu. Chính vì thế
mức độ và hiệu quả công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn ấn Độ còn
nhiều hạn chế, cha tạo ra đợc một bớc ngoặt về kinh tế. Nhng công nghiệp hoá
nông nghiệp nông thôn ở ấn Độ cũng đã là một nỗ lực cố gắng, đã phần nào
cải thiện đời sống cho nhân dân. Một điều quan trọng hơn nữa là công nghiệp
hoá nông nghiệp và nông thôn ở ấn Độ đáng để các nớc phát triển khác trong
khu vực tìm hiểu và tham khảo.
1.2.5. Vấn đề ngoại thơng và đầu t nớc ngoài
Ngoại thơng ấn Độ trớc cải cách: Sau khi giành độc lập, Chính phủ ấn
Độ đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh tế thuộc địa sang mô hình mới đó
là: Thực hiện chiến lợc thay thế nhập khẩu trên cơ sở tinh thần tự lực cánh
sinh, phát huy nội lực là chủ yếu. Để thực hiện tốt chiến lợc này, ấn Độ đã đề
ra một số đặc điểm nổi bật về hoạt động ngoại thơng nh:
Về nhập khẩu, ấn Độ đã khẳng định rằng tất cả các ngành công nghiệp ở
ấn Độ đều phải có sự bảo trợ của nhà nớc. Bởi ấn Độ là một nớc nghèo, các sản
phẩm đợc bán với giá rất thấp. Chính vì thế ngay sau khi giành độc lập, ấn Độ đã
hạn chế cạnh tranh với nớc ngoài và đã tiến hành kiểm soát các giấy phép nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu và còn cấm nhập khẩu một số mặt
hàng nhất định. Bên cạnh đó, ấn Độ còn đề ra mục tiêu cấm hoặc giữ mức nhập
tối thiểu các hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu, kiểm soát tất cả loại hàng nhập
khẩu nh: máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp nặng, đợc tự do nhập khẩu, cần
tạo ra môi trờng u đãi cho chính sách nhập khẩu
Về xuất khẩu, có thể nói xuất khẩu luôn là một vấn đề rất quan trọng đối
với bất kỳ đất nớc nào. Bởi vì xuất khẩu có nghĩa là nớc đó đã giảm đi phần

nào sự lệ thuộc vào nớc ngoài. Một thực tế cho thấy, ấn Độ đã xuất khẩu mặc
dù cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu vẫn còn đang chênh lệch là khá lớn.
Nhng việc xuất khẩu các mặt hàng đã chứng tỏ rằng thị trờng ấn Độ không đủ
sức tiêu thụ toàn bộ sản phẩm nội địa, cho nên việc tìm kiếm thị trờng bên
ngoài là tất yếu.


25
Đầu t nớc ngoài:
Đầu t của t bản nớc ngoài vào ấn Độ: Sau khi giành độc lập, nền kinh tế
ấn Độ gần nh là kiệt quệ, đã thế lại còn phải đầu t một số vốn để củng cố
quốc phòng và an ninh, do đó càng làm cho nền kinh tế càng khó khăn hơn.
Chính phủ ấn Độ xác định: để cứu vãn tình thế, tạo nguồn vốn cho các ngành
công nghiệp trong nớc tiếp tục hoạt động không còn con đờng nào khác ngoài
việc sử dụng vốn t bản t nhân nớc ngoài.
Vào năm 1948, Chính phủ ấn Độ đã ra một bản tuyên bố, trong bản tuyên
bố đó, Chính phủ nêu rõ những yêu cầu đối với t bản nớc ngoài nghĩa là: t bản
nớc ngoài tham gia nhng phải tuân thủ theo quy định của ấn Độ. Bên cạnh đó,
ấn Độ còn đa ra những nguyên tắc khá ngặt nghèo. Chính những quy định này
đã làm cho những hoạt động của t bản t nhân nớc ngoài bị cầm chừng, không
tăng cờng đầu t để phát triển sản xuất. Đứng trớc tình hình nh vậy, ngày
6/4/1949 tại Nghị viện, Thủ tớng ấn Độ Nehru đã có những điều chỉnh chính
sách đối với t bản t nhân nớc ngoài: Sẽ không thực hiện đờng lối cứng rắn và
chặt chẽ đối với t bản t nhân nớc ngoài, mà để t bản t nhân nớc ngoài đầu t
theo điều kiện cùng có lợi, không hạn chế việc chuyển vốn về nớc, trong trờng
hợp quốc hữu hoá sẽ có bồi thờng.
Mặc dù Chính phủ đã tuyên bố về những điều chỉnh trong nghị quyết, nhng những đầu t của t bản t nhân nớc ngoài vào ấn Độ vẫn không đáng kể.
Nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp tác bày là do giới kinh doanh của ấn Độ
luôn tìm cách chống lại sự xâm nhập của t bản t nhân nớc ngoài. Trớc tình
hình đó, Thủ tớng Nehru lại phải giải thích sự kiểm soát của t bản nớc ngoài

và sự đô hộ của nớc ngoài đối với nền kinh tế của ấn Độ. Trớc những nhu cầu
bức bách của kinh tế ấn Độ nh vậy, giới t bản t nhân ấn Độ đã dần nhợng bộ
và cùng thống nhất quan điểm là: cho phép các nhà kinh doanh nớc ngoài đợc
kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực.
Bớc vào năm 1960, Chính phủ ấn Độ tiếp tục tìm mọi cách để thu hút
đầu t nớc ngoài nhiều hơn nữa. Từ năm 1965, Chính phủ ấn Độ đã thực hiện
các biện pháp cải cách kinh tế bao gồm; phá giá đồng rupi và nhiều biện pháp
khác nhằm khuyến khích sự phát triển của các lực lợng thị trờng, giảm bớt sự
kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Cũng vào năm 1965,
nhất là từ năm 1966 Chính phủ đã quyết định: tất cả các công ty hữu hạn của
t nhân, công ty của Chính phủ, công ty ngân hàng và bảo hiểm đều đợc quyền
tự do huy động vốn. Chính quy định này của Chính phủ ấn Độ đã mở đờng
cho hàng loạt công ty, trong đó có các công ty t bản nớc ngoài đã tăng cờng


×