Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Tu từ nghệ thuật trong dân ca nam trung bộ luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.39 KB, 114 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Vinh

TRNH TH HUN

TU T NGH THUT
TRONG DN CA NAM TRUNG B
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
Mã Số: 60.22.02.40

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngi hng dn khoa hc: TS. NG LU


2

NGhÖ an - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
............................................................10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu


.........................................................................11
6. Cái mới của đề tài............................................................................................11
7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................11
Chương 1
DÂN CA VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA PHẦN LỜI DÂN CA.................................................................................12
1.1. Khái niệm dân ca..........................................................................................12
1.1.1. Tổng quan về dân ca Việt Nam.................................................................12
1.1.2. Phần nhạc và phần lời dân ca....................................................................12
1.1.3. Phân biệt dân ca với ca dao ......................................................................14
1.2. Nghiên cứu hình thức nghệ thuật phần lời dân ca........................................17
1.2.1. Phần lời dân ca với tư cách là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.....................17
1.2.2. Hình thức nghệ thuật phần lời dân ca........................................................20
1.3. Tu từ nghệ thuật trong phần lời dân ca.........................................................22
1.3.1. Khái niệm tu từ nghệ thuật .......................................................................22
1.3.2. Vấn đề tu từ nghệ thuật trong phần lời dân ca...........................................23
1.4. Vài nét về dân ca Nam Trung Bộ.................................................................24
1.4.1. Đặc điểm vùng đất và con người Nam Trung Bộ ....................................24
1.4.2. Đặc điểm của dân ca Nam Trung Bộ.........................................................25
Tiểu kết chương 1................................................................................................27
Chương 2
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TRONG DÂN CA NAM TRUNG BỘ.......28
2.1. Khái niệm phương tiện tu từ.........................................................................28
2.2. Một số phương tiện tu từ trong phần lời dân ca Nam Trung Bộ..................29
2.2.1. Phương tiện tu từ từ vựng .........................................................................29
2.2.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa......................................................................56
Tiểu kết chương 2................................................................................................73
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG DÂN CA NAM TRUNG BỘ.............74
3.1. Khái niệm biện pháp tu từ............................................................................74



3.2. Một số biện pháp tu từ trong phần lời dân ca Nam Trung Bộ......................74
3.2.1. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa.........................................................................75
3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp ............................................................................86
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................104
KẾT LUẬN.......................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................109

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, dân ca là một bộ phận
khá quan trọng. Cùng với các thể tài dân gian khác, dân ca là tiếng lòng của
nhân dân lao động được cất lên thành những điệu hát. Nhưng xét về mặt lời,
dân ca là một thể tài của văn học dân gian, có đầy đủ những yếu tố của tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ. Nội dung trữ tình của dân ca cũng phong phú
không khác gì ca dao. Ta bắt gặp trong dân ca những "tiếng tơ đàn" ngân lên
những giai điệu về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi,
tiếng hát than thân, tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức nghệ thuật, lời
dân ca cũng là kho kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ.
Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài năng ở các thời đại khác nhau đã
tìm thấy ở ca dao và dân ca những bài học sáng tạo đáng giá. Ta mới hiểu vì
sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu ca
dao, dân ca vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn khác nhau, các
nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá trị về mảng đề
tài này. Tuy thế, dân ca Việt Nam, nhất là bộ phận dân ca thuộc các vùng
miền trên đất nước vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm

hiểu kĩ lưỡng, sâu sắc hơn.
1.2. Trên tấm "bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam", miền đất Nam Trung
Bộ có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao, dân ca của vùng đất này là một minh
chứng sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng,
phong phú và đặc sắc của ca dao Nam Trung Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn
hình thức biểu hiện. Thế nhưng, trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao, dân ca
của miền đất này vẫn chưa được tiến hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó
được tìm hiểu. Chọn vấn đề Tu từ nghệ thuật trong dân ca Nam Trung Bộ
làm đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu
5


hiện đa dạng và đặc sắc của phần ca từ dân ca một vùng miền, nhằm khám phá
thêm các giá trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được
những nét riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh
nghiên cứu của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn
có ý nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa)
trong thơ ca dân gian đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý
luận và nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang
tính lý luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Và ngược
lại, trong những công trình ứng dụng, lại có những phần lý thuyết rất đáng được
tham khảo.
2.1. Về mặt lý thuyết tu từ học
Các giáo trình và tài liệu về phong cách học tiếng Việt trước đây thường
khảo sát và miêu tả đặc điểm tu từ theo lối đại cương: đi từ các lớp từ ngữ được
phân loại theo bình diện phong cách (từ ngữ đa phong cách, từ ngữ khoa học, từ
ngữ chính trị, từ ngữ khẩu ngữ, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương); đến các
từ ngữ được phân loại theo quan điểm ngữ pháp học, từ vựng học (thành ngữ, từ

thuần Việt và từ Hán Việt, từ xưng hô, từ lịch sử); đi từ các cách tu từ cấu tạo
theo quan hệ liên tưởng (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, hoán dụ, tượng
trưng) đến các tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp (điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, đột
giáng, tương phản, im lặng, tiệm tiến, nói giảm, khoa trương, chơi chữ, tập kiều,
nói lái; đi từ một số kiểu câu thường dùng trong các phong cách (trong ngôn ngữ
khoa học, khẩu ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật) đến các kiểu câu chuyển đổi tình thái,
các kiểu câu ghép, các câu ngắn, câu dài, đến một số biện pháp tu từ (đảo, lặp cú
pháp, sóng đôi cú pháp, câu tuần hoàn) (Cù Đình Tú, Võ Bình - Lê Anh Hiển,
Nguyễn Thái Hòa, 1992).
6


Các cách khảo sát và miêu tả đặc điểm tu từ như trên sẽ không tránh khỏi
sự trùng lặp không chỉ với các bộ môn Từ vựng, Ngữ nghĩa, cú pháp mà còn là
cả với một bộ phận của phong cách (các phong cách chức năng). Hơn nữa, việc
phân ranh giới không rõ ràng giữa phương tiện tu từ với biện pháp tu từ, và sự
thiếu sót trong tính hệ thống, tính nhất quán của việc xác định từng khái niệm đã
làm cho học sinh khó nắm bắt và không biết sử dụng chúng.
Ngoài ra lại có một cách khảo sát và miêu tả khác, xuất phát từ sự phân
biệt rõ ràng và sự trình bày có hệ thống đối với các phương tiện tu từ và biện
pháp tu từ. Có thể nói phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý cơ
bản (ý nghĩa sự vật - lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung mà tu từ học còn
gọi là màu sắc tu từ; còn biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt
động lời nói các phương tiện ngôn ngữ, không kể là trung hòa hay tu từ (còn
được gọi là diễn cảm) trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ.
Trong hoạt động ngôn ngữ, cũng như trong mọi hoạt động khác của con
người, cần phân biệt mục đích, phương tiện, và biện pháp. Người sử dụng ngôn
ngữ như một phương tiện quan trọng nhất cần có ý thức rằng mình luôn có trong
tay (trong đầu óc) hai loại phương tiện ngôn ngữ, đó là phương tiện trung hòa và
phương tiện ngôn ngữ tu từ (phương tiện tu từ); ngoài những biện pháp sử dụng

ngôn ngữ theo cách thông thường còn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ
một cách đặc biệt, đó được gọi là biện pháp tu từ.
Xuất phát từ cách hiểu phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trên để tìm hiểu
vấn đề xác định, phân loại và miêu tả hai khái niệm cơ bản này trong phong cách
học tiếng Việt, để có thể đi đến một hướng xác định đúng đắn, có hệ thống về nội
dung nghiên cứu những đặc điểm của tu từ của tiếng Việt trên các cấp độ (trên
cấp độ từ vựng, trên cấp độ ngữ nghĩa, trên cấp độ cú pháp, trên cấp độ văn bản.
Việc xác định, phân loại và miêu tả các phượng tiện tu từ cũng như các
biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất quán trong tất cả các cấp độ
ngôn ngữ sẽ giúp cho người học luôn có ý thức về sự tồn tại của những phương
7


tiện tu từ trong thế đối lập (Tu từ học) với những phương tiện trung hòa; giúp
cho người học thấy được tầm quan trọng nổi bật của sự đối lập quen thuộc, mới
mẻ giữa biện pháp thông thường và biện pháp đặc biệt (tức biện pháp tu từ).
2.2. Về nghiên cứu ứng dụng
Ca dao, dân ca chứa đựng cả một thế giới tinh thần của người lao động
ngày xưa. Thế giới đó vừa có cái hữu hình vừa có cái vô hình cho nên thế hệ con
cháu không thể nắm bắt hết được những gì mà cha ông ta đã gửi gắm, đã để lại
trong ca dao, dân ca. Từ trước đến nay nghiên cứu ca dao, dân ca là việc làm
liên tục, lâu dài và hình như không có kết thúc. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về yếu tố tu từ trong ca dao, dân ca trữ tình nói chung, trong đó bao
gồm cả dân ca Nam Trung Bộ nói riêng của các tác giả như: Vũ Ngọc Phan, Chu
Xuân Diên, Cao Huy Đỉnh, Hoàng Tiến Tựu, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Xuân
Kính, Đặng Văn Lung, Ninh Viết Giao, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Đức...
Mặc dù chưa có công trình nào cụ thể đi sâu vào vấn đề tu từ nghệ thuật
trong dân ca Nam Trung Bộ, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu của
các tác giả trên đã phần nào đưa ra được những kiến giải, kết luận có giá trị về
đặc điểm tu từ, màu sắc tu từ trong các tác phẩm văn chương nói chung, trong ca

dao nói riêng dưới ánh sáng của phong cách học, thi pháp học. Các tác giả đánh
giá sắc thái tu từ qua việc chọn lựa, sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ
qua các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam (NxbKHXH
-1971) bằng những cứ liệu cụ thể đã đề cập đến nội dung phong phú của ca dao
dân ca. Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian (NxbĐH &THCN - 1991)
đã nói về ca dao dân ca với lao động sản xuất, ca dao dân ca với đời sống tình
cảm của nhân dân lao động, ca dao, dân ca với cuộc đấu tranh giai cấp. Nguyễn
Xuân Kính trong Thi pháp ca dao (NxbKHXH, Hà Nội -1992) đã đề cập đến
yếu tố không gian và thời gian trong ca dao, dân ca và nêu ra một số biểu tượng
như trúc, mai, hoa trong ca dao, dân ca.
8


Một số tác giả đã đi vào vấn đề tu từ nhưng chỉ phân tích ở một vài bài ca
dao dân ca cụ thể, như: Phan Đăng Nhật thì “Giải mã một chùm ca dao, tìm hiểu
đặc điểm của xứ Lạng” - Văn hóa dân gian số 1 (1987); Võ Xuân Quế với “Vẻ
đẹp truyền thống qua một bài dân ca” - Văn hóa dân gian (1989); Đào Thản,
Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Thế Lịch thì tìm hiểu “Ý nghĩa những câu ca” Tạp chí Ngôn ngữ số 3, 1989...
Đối với Dân ca Nam Trung Bộ, ta có thể thấy nổi bật một số tác giả: Trần
Việt Ngữ, Trương Đình Quang, Hoàng Chương với cuốn biên khảo Dân ca
miền Nam Trung Bộ, tập 1,2, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1963 đã khái quát về mảnh
đất con người Nam Trung Bộ và nêu những nhận xét khái quát về giá trị dân ca
Nam Trung Bộ. Các tác giả viết: dân ca Nam Trung Bộ là bản trường ca trữ tình
vừa thắm thiết tế nhị vừa mộc mạc. Tính chất trữ tình đó chủ yếu được biểu hiện
trong quá trình trai gái yêu nhau. nhà thơ Xuân Diệu trong lời bạt cho cuốn Dân
ca miền Nam Trung Bộ có nhan đề Sống với ca dao dân ca Nam Trung Bộ viết
ngày 16-5-1963 đã phát biểu cảm nghĩ chung về dân ca Nam Trung Bộ, và ông
đã đề cập tới cái độc đáo trong chất sống, chất tình của dân ca vùng này, nhưng
đó mới chỉ là những nhận xét khái quát nặng về cảm xúc chứ chưa đi sâu phân

tích, nghiên cứu.
Ngoài những bài nghiên cứu về Dân ca Nam Trung Bộ có tính chất tổng
quan, còn có một số đề tài đã đi sâu nghiên cứu về ngữ nghĩa dân ca Nam Trung
Bộ như Khảo sát ngữ nghĩa lời thoại trong dân ca Nam Trung Bộ của Trịnh Thị
Mai với những phân tích khá cụ thể.
Nghiên cứu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ
nghệ và dân ca Nam Trung Bộ, Nguyễn Thị Ngọc kết luận: “Cùng với động từ,
danh từ là một trong hai lớp từ cơ bản trong hệ thống từ loại của một ngôn ngữ
nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trong hành chức, ở những thể loại văn bản
khác nhau, nhất là ca dao, lớp danh từ này đã làm nên những giá trị nội dung
riêng, hoặc nghĩa miêu tả hoặc nghĩa biểu tượng. Nhờ đó, chúng góp phần làm
9


nên nét riêng, sự khác biệt của thể loại văn học dân gian thuộc các vùng miền
khác nhau” [50, tr.92].
Nhìn chung, vấn đề đặc điểm ngôn ngữ của dân ca Nam Trung Bộ đã ít
nhiều được đề cập trong một số bài báo hoặc luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, các
phương tiện và biện pháp tu từ ở bộ phận văn học dân gian này thì vẫn chưa
được khảo sát kĩ lưỡng. Đây là một trong những động lực thúc đẩy chúng tôi
mạnh dạn đi vào đề tài này, với mong muốn đánh giá những giá trị của phần lời
ở một bộ phận dân ca của một vùng miền dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm tu từ nghệ thuật của
dân ca Nam Trung Bộ (phần lời) được sưu tập trong cuốn Dân ca miền Nam
Trung Bộ, (tập II) của Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang, Nxb Văn học,
1963.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sử

dụng ở phần lời của dân ca Nam Trung Bộ, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh,
đối chiếu để làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc của dân ca Nam Trung Bộ so
với thơ ca dân gian các vùng miền khác, từ đó, thấy được những nét riêng trong
bản sắc văn hóa của vùng đất này.
- Vận dụng thao tác phân tích ngôn ngữ học vào việc tiếp cận tác phẩm
thơ ca dân gian, rút ra những nguyên tắc cần thiết cho việc tiếp nhận tác phẩm
thể tài này đang đặt ra trong nhà trường hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Trên cơ sở lí thuyết, tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong
phần lời dân ca Nam Trung Bộ.
10


- Khảo sát các biện pháp tu từ được sử dụng trong dân ca Nam Trung Bộ.
- Xác định vai trò giá trị của các tu từ nghệ thuật trong dân ca Nam Trung
Bộ thể hiện ở mặt nội dung và nghệ thuật với những nét đặc trưng riêng biệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương
pháp chính sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
6. Cái mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở qui mô một luận văn thạc sĩ khảo sát, đánh
giá một cách kĩ lưỡng, toàn diện về các phương tiện và biện pháp tu từ được sử
dụng trong phần lời của dân ca Nam Trung Bộ. Trên cơ sở những tư liệu được
khảo sát và phân tích, đối sánh với ca dao, dân ca của một số vùng miền, công

trình sẽ nêu bật những nét riêng về nghệ thuật biểu hiện của dân ca Nam Trung
Bộ, qua đó thấy được những đặc sắc về văn hóa của một vùng đất.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1: Dân ca và vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của phần
lời dân ca
Chương 2: Một số phương tiện tu từ trong phần lời dân ca Nam Trung Bộ
Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong phần lời dân ca Nam Trung Bộ

11


Chương 1
DÂN CA VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA PHẦN LỜI DÂN CA
1.1. Khái niệm dân ca
1.1.1. Tổng quan về dân ca Việt Nam
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dân ca. Từ điển thuật ngữ văn học
do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa: “Dân ca là
một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động
tác, điệu bộ, kết hợp với nhau trong diễn xướng” [22, tr.89]. Trong công trình Tục
ngữ Ca dao Dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Dân ca là những bài
văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ
biến rộng rãi trong nhân dân” [56, tr. 43].
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Dân ca là bài hát
lưu truyền trong dân gian không có tác giả” [57, tr.78].
Từ những định nghĩa trên đây, ta có thể thấy nổi lên mấy nét cơ bản khi xác
định bản chất của thể loại này. Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu
xuất phát từ môi trường nông ngư nghiệp ở thôn làng, rất có thể bắt đầu từ một

cá nhân có năng khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao (thơ dân gian), rồi được
truyền miệng và nhào luyện, uốn nắn, gọt giũa qua nhiều người trong tập thể, từ
làng này đến làng khác, từ thời này qua thời khác, có thể sinh ra nhiều dị bản
khác nhau, thường khó xác định được gốc xuất phát, nói chi đến tên tác giả hoặc
tập thể đầu tiên phác hoạ ra làn điệu gốc của bài dân ca. Từ môi trường nông
ngư nghiệp đó, dân ca có nhiều chức năng trong các sinh hoạt của cuộc sống,
như chức năng hỗ trợ các thao tác lao động trên cạn, trên nước..., chức năng giao
tiếp tạo cơ hội cho nam nữ trao đổi tâm tình...
1.1.2. Phần nhạc và phần lời dân ca
Quan điểm về dân ca của các tác giả nêu trên có chỗ khác nhau, nhưng tất
cả đều khẳng định: dân ca bao gồm cả phần nhạc và phần lời.
12


Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (tập 2), Hoàng Tiến Tựu đã viết:
“Nếu ca dao chủ yếu là phần lời của các loại dân ca trữ tình ngắn và tương đối
ngắn, thì dân ca là toàn bộ các hình thức ca hát dân gian bao gồm cả lời, nhạc và
các yếu tố khác (như động tác, điệu bộ khi diễn xướng, hình thức sinh hoạt, lề
lối hát …). Dân ca người Việt cũng như các dân tộc khác trên thế giới đều phát
sinh rất sớm trên cơ sở lao động tập thể của nhân dân thời cổ đại và luôn luôn
vận động, phát triển, gắn liền với sự phát triển về mọi mặt của đời sống nhân
dân, nhất là với tập tục truyền thống của nhân dân lao động, trong tín ngưỡng
cũng như trong sinh hoạt gia đình và xã hội” [67, tr. 140].
Như chúng ta đã biết, dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng về thể
loại: ở những loại dân ca nhạc điệu đơn giản, không thay đổi hoặc ít thay đổi
(như các điệu hò lao động, hát ru em, hát trống quân, hát dặm, hát ví Nghệ
Tĩnh…) thì chức năng nguồn gốc được thể hiện rõ trong phần nhạc và một số ít
lời cổ, còn phần lớn lời ca xuất hiện sau lại chủ yếu nhằm thực hiện chức năng
sinh hoạt văn nghệ. Còn ở các loại dân ca nhạc điệu phát triển phong phú, phức
tạp (như dân ca quan họ Bắc Ninh) thì mối quan hệ giữa nhạc và lời chặt chẽ

hơn. Mỗi giai điệu (hay mỗi “giọng” “điệu” hoặc “làn điệu”) chỉ có một số lời
ca tương ứng phù hợp nhất định, cho nên phần lời không phát triển mạnh như
các loại dân ca nhạc điệu đơn giản, vậy nên có thể nói rằng trong dân ca, sự phát
triển giữa lời và nhạc ít nhiều có tỉ lệ nghịch với nhau.
Cuốn Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên viết:
“Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai
điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh
của tác phẩm. Mối quan hệ hữu cơ giữa lời ca và giai điệu là một trong những
đặc điểm tạo nên tính chất phong phú về thể loại của dân ca” [34, tr.411].
Nói đến dân ca không chỉ nói đến nhạc điệu không thôi mà còn phải nói
đến hàng loạt câu hát dân ca. Mối quan hệ giữa lời và nhạc trong một tác phẩm
dân ca là một trong những đặc điểm tạo nên tính chất phong phú về thể loại của
13


dân ca. Nói cách khác, khi chúng ta đánh giá một câu hát hoặc một bài hát dân
gian với tư cách là một sáng tác ngôn ngữ cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa
một giai điệu, một giọng hát với một hệ thống câu hát hoặc bài hát. Mối quan
hệ này là sự gắn kết những sinh hoạt thực tiển của nhân dân. Ví dụ: đến với dân
ca quan họ Bắc Ninh là đến với những điệu hát địa phương mà nhạc điệu rất
phong phú. Về hình thức, hát quan họ có hàng trăm điệu. Ở đó, người ta thấy
xen lẫn vào đủ các giọng ca, lý, ngâm, kể truyện, du con, đò đưa, cò lả, trống
quân,… cái đặc biệt của nó là hoàn toàn phục vụ cho nhạc, cho nên trong lời ca,
có những tiếng hát chệch đi, tức là hát không có đệm đàn sáo, thanh nhạc trơn
không có nhạc kèm.
Ở một bài hát quan họ, những tiếng láy đi láy lại, những tiếng đệm, những
tiếng đưa hơi rất nhiều nó làm cho lời ca lên bổng xuống trầm như cung đàn,
cho nên một điệu quan họ cần phải kết hợp giữa nhạc và lời một cách hài hòa thì
người ta mới cảm nhận hết cái say sưa của nhạc điệu cũng như cảm nhận được
lời ý hay của nó.

Người ơi ! người ở đừng về,
Người ơi ! người ở đừng về,
Người về em vẫn (i i i i i)
(Có mấy) khóc (i) thầm,
Đôi bên (là bên song như) vạt áo
(Mà này cũng có a ướt đầm)
Ướt đầm ư như mưa.
Người ơi ! người ở đừng về.
……………
1.1.3. Phân biệt dân ca với ca dao
Vũ Ngọc Phan viết: “đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta đã
tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca thì
chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Do đó, người ta nói:
14


giữa ca dao và dân ca, danh giới không rõ” [56, tr.39]. Song theo ý kiến của tác
giả, “ca dao của ta có những bốn chữ năm chữ, sáu tám hay hai bẩy sáu tám, đều
có thể ngâm được nguyên câu, không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy.
Còn dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca, vì hát yêu
cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm...” [56, tr. 40].
Chẳng hạn ta có bài ca dao sau:
Trống cơm khéo vỗ nên bông
Một bầy con nít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm dăng tơ
Thương ai duyên nợ tang bồng
Muốn cho bài ca dao này thành khúc điệu của hát quan họ Bắc Ninh, ta
phải thêm vào: (tình bằng) có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ (ấy mấy) vông nên
vông...

Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác
và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca. Còn dân ca là những câu hát đã
thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngã nhiều
về mặt hình thức. “Nếu xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao là
ở chổ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, trong những nghề nhất
định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính địa phương,
không như ca dao là những bài ít có địa phương tính, dù nội dung ca dao có nói
về một địa phương nào thì cũng vẫn được phổ biến rộng rãi. Ví dụ bài ca dao:
... Đồng đăng có phố kỳ lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…
Hay bài ca dao:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga” [56, tr.41].
15


Nguyễn Xuân Kính, một người đã có công trình nghiên cứu về văn học
dân gian đã viết trong Thi pháp ca dao: “Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc
bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi
trường khung cảnh ca hát. Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao
người ta nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu
và thể thức hát nhất định. Như vậy không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những
câu hát của một loại dân ca nào đó (như hát trống quân, hát quan họ) cứ tước bớt
tiếng đệm, tiếng láy thì sẽ đều là ca dao” [35, tr.56].
Hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao,
tùy theo từng loại dân ca mà người ta thêm vào những tiếng đệm lót. Đặc điểm
của những tiếng đệm ấy lại cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại
dân ca. Khi xây dựng một bài ca dao thành dân ca, người ta chỉ cần thêm vào
những tiếng đệm, tiếng láy theo yêu cầu của điệu hát.

Ví dụ như trong dân ca quan họ Bắc Ninh:
… người về em vẫn (i i i i i có mấy) trông theo,
Trông (ư ư) nước (tình chung là như) nước chảy,
(Mà này cũng có a trông bèo)
Trông bèo (là) bèo trôi…
Những tiếng trong ngoặc là những tiếng đệm lót, những tiếng đưa hơi…
làm nên yêu cầu của điệu hát.
Về sự phân biệt giữa ca dao và dân ca, Đinh Gia Khánh cho rằng: “Giữa
ca dao và dân ca như vậy là không rõ ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt giữa ca dao
và dân ca là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ
dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể
thức hát nhất định nữa” [34, tr. 437].
Ca dao thường là lời của các bài hát dân ca đã được tước bỏ đi những
tiếng đệm, tiếng láy…
16


Tóm lại, khi nhắc đến ca dao, người ta thường nghĩ đến lời ca. Khi nhắc
đến dân ca người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định. Như
vậy, không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào
đó (như hát trống quân, hát quan họ, hát ghẹo, hát phường vải...) cứ tước bớt
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi,... thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những sáng
tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang
những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Vì thế, ca dao trở thành
một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ thơ dân gian.
1.2. Nghiên cứu hình thức nghệ thuật phần lời dân ca
1.2.1. Phần lời dân ca với tư cách là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
Nếu nói đến các phạm trù hình thức trong phần lời dân ca, thì người ta
thường đề cập đến thể thơ và cấu tứ trong phần lời dân ca.
Về thể thơ: trong ca dao dân ca truyền thống của người Việt có mặt hầu hết

các thể thơ được dùng trong các thể loại văn vần khác nhau của dân tộc như: tục
ngữ, câu đố, vè… Các thể thơ đơn giản (câu ngắn, ít âm tiết) thường được gọi là
các thể nói lối hay các thể vãn (bao gồm vãn hai, vãn ba, vãn bốn, vãn năm, mỗi
câu gồm hai, ba, bốn, năm âm tiết). Các thể thơ này đều thấy có trong tục ngữ,
câu đố và được dùng phổ biến trong đồng dao và ca dao nghi lễ, phù chú.
Hai thể loại vãn hai và vãn bốn thường dễ lẫn với nhau, khó mà phân biệt
rạch ròi. Vì câu thơ bốn âm tiết (vãn bốn) được ngắt theo nhịp 2/2 thì đọc lên
nghe cũng tương tự như câu thơ hai âm tiết (vãn hai). Và ngược lại, những câu
hai âm tiết, nếu đọc nhanh (không ngừng lâu ở âm tiết thứ hai) thì nghe cũng
gần như thể vãn bốn. Ví dụ, những câu thơ sau đây có thể đọc thành vãn hai hay
vãn bốn đều được:
Chi chi chành chành
Cái đanh nổi lửa
Con ngựa chết trương
17


Ba vương thượng đế
Cấp kế đi tìm
Ú tim ù ập…
Bên cạnh yếu tố nhịp, thể vãn hai hay vãn bốn còn dễ hòa lẫn với nhau do
yếu tố vần. Vần trong thể vãn bốn được gieo cả ở tiếng bằng lẫn tiếng trắc, cả ở
câu cuối (vần cuối - cược vận) lẫn giữa câu (vần lưng - yêu vận), cho nên khi
đọc muốn chuyển thành vãn hai rất dễ dàng, thuận lợi.
Ở thể vãn ba, ít được dùng hơn so với hai thể trên nhưng tính độc lập của
nó cũng rất cao, khó lẫn với các thể khác:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Đi buôn men…

Nhưng hai thể thơ được dùng nhiều nhất đồng thời cũng tiêu biểu và quan
trọng nhất trong ca dao dân ca truyền thống là lục bát và song thất lục bát.
Đối với thể lục bát (bao gồm cả lục bát chỉnh thể - mỗi câu gồm hai vế, vế
trên sáu âm tiết, vế dưới tám âm tiết: “thượng lục hạ bát” và “lục bát biến thể” số âm tiết trong mỗi vế có thể tăng hoặc giảm) được sử dụng rộng rãi và thường
xuyên nhất trong ca dao các địa phương trong cả nước. Đây là thể thơ phù hợp
với ngôn ngữ Việt và tâm hồn Việt. Do đó, nó cũng là thể thơ sở trường nhất của
các nhà thơ Việt, kể cả văn học dân gian và bác học. Nhiều áng thơ hay trong
văn học dân tộc thuộc thể lục bát (Truyện Kiều - Nguyễn Du, rồi Nguyễn Bính,
Huy Cận, Nguyễn Duy…)
Còn thể song thất lục bát (hay lục bát gián thất) tuy không phổ biến và
giàu sức biểu hiện bằng lục bát, nhưng cũng là một thể thơ dân gian, bắt nguồn
từ dân ca mang cốt cách dân tộc độc đáo, khác với thể thơ bảy chữ (thất ngôn)
của Trung Quốc. Thơ thất ngôn của Trung Quốc gieo vần ở cuối câu (vần chân cước vận), ngắt nhịp ở tiếng thứ tư (nhịp 4/3), còn thể song thất lục bát của Việt
18


Nam thì hai câu bảy được gieo vần trắc ở câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ
hai (nghĩa là có cả vần chân và vần lưng), ngắt nhịp ở tiếng thứ ba (nhịp 3/4).
Do những đặc điểm đó mà thể thơ này có khả năng thể hiện riêng, khác với thể
thất ngôn Trung Quốc và cũng khác với thể lục bát. Nó diễn tả được những trạng
thái tình cảm đặc biệt, những nỗi buồn đau uất hận ở mức độ cao, những sự gay
cấn, khúc mắc, xung đột gay gắt trong tâm trạng. Có được khả năng biểu hiện
đặc biệt này, là do sự gieo vần ở tiếng trắc gây nên.
Bên cạnh vần trắc (ở cuối câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai), thể
song thất trong lời dân ca còn có thêm vần bằng ở giữa câu thứ nhất, có khi mở
bài và kết thúc bằng thơ lục bát, còn bốn câu bảy nằm ở giữa như cái lõi của bài
ca dao.
Về cấu tứ trong ca dao thì sao? Trong mỗi lời dân ca không chỉ có ý mà
còn có tứ. Ý là nội dung tương đối độc lập với hình thức, còn tứ đã được tổ
chức, thể hiện dưới một hình thức nghệ thuật nhất định, làm nên cái hay riêng

của mỗi lời dân ca. Trong những lời dân ca truyền thống, thì những lời dân ca
giống nhau hoặc gần nhau về ý nhưng có cấu tứ khác nhau khá phổ biến. Khi
giảng dạy và học tập, điều khó nhất là tìm được, nắm được cái tứ riêng của từng
bài để hiểu đúng được cái hay riêng của nó. Nếu chỉ sa vào việc tìm ý mà coi
nhẹ hoặc bỏ qua việc tìm tòi, phát hiện tứ và cấu tứ của từng bài thì sẽ làm cho
công việc giảng dạy và học tập ca dao trở nên nghèo nàn, đơn điệu, khô cứng.
Khi nhắc đến cấu tứ và nghệ thuật làm ca dao, các nhà nghiên cứu thường
nêu lên ba kiểu cấu tứ phổ biến trong ca dao là thể phú, thể tỉ, thể hứng và coi hầu
hết ca dao truyền thống đều được làm theo một trong ba thể ấy.
Nếu dựa vào sự phân chia cấu tứ, có thể phân ca dao truyền thống thành
hai bộ phận lớn: bộ phận thứ nhất gồm những bài (kể cả những câu độc lập)
không có cấu tứ độc đáo (hay nói cách khác là sự cấu tứ còn ở trình độ rất thấp,
rất tự nhiên, ngộ nghĩnh nhiều khi có tính chất ngẫu nhiên, tản mạn). Phần lớn
những bài đồng dao, những bài ca khấn nguyện, những câu hát bông đùa bâng
19


quơ đều thuộc loại này. Bộ phận thứ hai, gồm những bài có cấu tứ độc đáo rõ
rệt. Phần lớn những bài ca dao trữ tình có giá trị, được nhiều người lưu truyền
ưa thích đều thuộc bộ phận này.
1.2.2. Hình thức nghệ thuật phần lời dân ca
Như chúng ta đã biết, phần lời dân ca chính là ca dao, khi nhắc đến ca dao
người ta thường nghỉ đến lời ca, khi nhắc đến dân ca người ta lại nghỉ đến các
làn điệu của nó. Phần lời dân ca thường là những bài ngắn, hoặc hai, bốn, sáu
hay tám câu, âm điệu lưu loát và phong phú. Dưới hình thức truyền miệng, lời
ca đã được qua nhiều người, nhiều thế hệ sửa chữa, nhưng nó vẫn giữ được chủ
đề tư tưởng và tính chất mộc mạc, không bao giờ cầu kỳ. Lời của dân ca có
nhiều thể, mà nhiều hơn cả là thể sáu tám, thể bốn chữ, thể năm chữ và thể hai
bảy sáu tám cũng có, nhưng không nhiều. Đặc điểm phần lời dân ca về hình thức
là vần vừa sát vừa lại thanh thoát, không gò ép, lại giản dị và rất tươi tắn. Nó

như lời nói thường mà lại rất nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được
những tình cảm sâu sắc. Phần lời của dân ca đã biết lợi dụng những âm thanh,
nhạc điệu của tiếng Việt Nam ở những tiếng đơn, tiếng kép, tiếng ghép, nên khi
tả người, tả việc, tả hình dung, tả tiếng kêu, tả cảnh rất là tài tình. Ví như tả một
cảnh buồn thì:
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên...
Mưa đây là mưa ngoài trời và cũng là mưa cả trong lòng những người
đang nặng về yêu đương. Những tiếng như “sầm sịch”, “rỉ rắc” dùng rất đắt
trong lời ca và những tiếng bằng trắc kia nổi lên như một cung đàn.
Khi tả về cảnh vật hay con người, chuyện to hay chuyện nhỏ thì nhịp điệu
của câu ca không những ăn khớp với giọng thở than, với tư tưởng đồng lòng hợp
sức trong sự vật lộn với thiên nhiên mà đi với cảnh gió thổi, nước triều lên
xuống. cho nên về mặt tả cảnh, tả tình thì không một hình thức văn chương nào

20


khác ăn đứt được hình thức diễn tả của phần lời dân ca, nó vừa sâu lắng vừa
giàu nhạc điệu.
Chiếc buồm nho nhỏ
Ngọn gió hiu hiu…
Nay nước thủy triều,
Mai lại nước rươi…
Sóng sâu, sóng cả em ơi!
Chờ cho sóng lặng,
Buồm xuôi, ta xuôi cùng.
Trót đa mang vào kiếp bềnh bồng,
Xuống ghềnh, lên thác,
Một lòng ta thương nhau…

Còn về lối dùng chữ thì sao? Trong phần lời ấy, láy đi láy lại từng tiếng
một làm cho người nghe phải thấm thía về chủ đề của bài ca.
Phần lời của dân ca dùng rất nhiều hình ảnh để nói lên cái đẹp, những đức
tốt, hay cũng có khi nói về những cái xấu, nhưng không muốn nói thẳng. Nhờ
cách nói hình tượng hóa, nên lời ca tuy trong sáng mà rất hàm súc. Chẳng hạn,
người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, tự ví mình như những
hạt mưa:
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Hình ảnh “hạt mưa” vừa nói lên bản chất trong trắng của người con gái, đồng
thời lại nói lên được mối lo lắng, sợ hãi của cô ta dưới một chế độ mà quyền hành
đều ở cha, anh, không bao dung luyến ái tự do.
Chúng ta thấy rằng, nghệ thuật nhân cách hóa, được áp dụng rất nhiều ở
phần lời của dân ca. Từ vật vô tri vô giác đến chim muông, khi các lời ca được
nói đến là đều gắn cho chúng những tâm tình, ý nghĩ như người. Nào là trâu, bò,
lợn, chó, mèo, chuột, gà, chim sẻ, chim sáo, chim chích chèo, con cò, con vạc,
21


con tôm, con cá bống, con cóc, cái kiến… và mượn cả một số cây để ví với người
này người nọ, như tre, trúc, mai, đào, liễu, mơ, mận, huệ, lan…
Từ những hình ảnh cụ thể, nhân dân đã gửi vào đó những yêu thương,
những khó khăn vất vả trong cuộc sống đời thường. Từ đó để họ thấy cuộc sống
của họ tươi đẹp hơn.
1.3. Tu từ nghệ thuật trong phần lời dân ca
1.3.1. Khái niệm tu từ nghệ thuật
Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú lí
giải, “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc,
quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn
ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định trong những

phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định” [63, tr.29].
Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, là khoa
học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao, nghĩa là, nói và viết đạt được
tính chính xác và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã
hội. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn
ngữ được sử dụng có hiệu quả cao có nghĩa là ngôn ngữ phải giúp con người
chuyển tải được một cách đầy đủ nhất những nội dung cần thực hiện trong giao
tiếp (kể cả dạng nói và dạng viết).
Phong cách học có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, xác định cái đẹp
của ngôn ngữ; nghiên cứu tác dụng trở lại của hình thức ngôn ngữ đối với nội
dung biểu đạt, tức là cũng nghiên cứu sự lựa chọn, sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, tình cảm trong những hoàn cảnh
giao tiếp nhất định.
Muốn cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, cần khảo sát, phân loại
và miêu tả có hệ thống phương tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong
văn bản. Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý
nghĩa sữ vật - lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ; còn
22


biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương
tiện ngôn ngữ, không kể trung hòa hay tu từ (còn được gọi là diễn cảm) trong
một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả biểu đạt cao.
1.3.2. Vấn đề tu từ nghệ thuật trong phần lời dân ca
Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là khái niệm cơ sở của phong cách
học. Mọi hoạt động ngôn ngữ đều có mục đích, phương tiện (công cụ) biện pháp
(cách thức) nhất định. Muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm
văn học cần phải nắm vững và đánh giá được chức năng và vai trò của phương
tiện tu từ và biện pháp tu từ - những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mĩ.
Phân loại, phân tích đánh giá được các phép tu từ là nắm chắc chìa khóa để mở

cánh cửa đi vào cảm thụ giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
Phương tiện và biện pháp tu từ là những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp
của tác phẩm văn học dân gian, nhất là thơ ca trữ tình. Do yêu cầu biểu đạt của
nó, ca dao là thể loại mà ở đó, các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng
một cách phổ biến nhất.
Chỉ cần đọc qua ca dao của bất cứ vùng miền nào, cũng có thể dễ dàng
nhận thấy tác giả dân gian thật phóng túng về phương diện tu từ. Tu từ ngữ âm
(cách gieo vần, tạo nhịp, phối ứng thanh điệu, sử dụng từ láy, phép điệp âm)... là
những biện pháp được dùng với tần suất cao. Về tu từ từ vựng, có thể nhận thấy
sự khác biệt của các lớp từ mang dấu ấn phong cách như từ địa phương, từ địa
danh, từ nghề nghiệp, từ thi ca, từ sinh hoạt... trong ca dao thuộc mọi chủ để. Về
tu từ ngữ nghĩa, so sánh, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, nói giảm, nói tránh...
là những biện pháp rất được ưa dùng trong ca dao. Về tu từ cú pháp, phép song
song, phép lặp, câu hỏi tu từ... cũng được sử dụng nhiều. Có thể khẳng định, ca
dao là mảnh đất màu mỡ cho việc nghiên cứu các biện pháp và phương tiện tu
từ trong văn học.
Từ xưa đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thi pháp học đã ít
nhiều đề cập đến vấn đề tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam như Vũ Ngọc
23


Phan, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Hoàng Tiến Tựu, Triều
Nguyên… Các tác giả đã đưa ra những kiến giải, kết luận có giá trị về đặc
điểm tu từ, màu sắc tu từ trong các tác phẩm văn chương nói chung, trong ca
dao nói riêng qua việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ qua
các mặt từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm, từ đó, đưa ra những kết
luận khoa học có giá trị.
1.4. Vài nét về dân ca Nam Trung Bộ
1.4.1. Đặc điểm vùng đất và con người Nam Trung Bộ
Vùng đất Nam Trung Bộ bao gồm cả vùng rừng núi, cao nguyên và vùng

đồng bằng. Thời đầu kháng chiến mười tỉnh Nam Trung Bộ được chia thành
khu V, VI... Đến năm 1949, để tiến kịp tình hình phát triển của chiến sự toàn
quốc, ba khu này sát nhập thành liên khu V. Quân khu V là dãy Nam Trường
Sơn vĩ đại chạy dài từ đèo Hải Vân tới sát đồng bằng Nam Bộ, theo hướng bắc
nam rồi quay sang đông bắc, tây nam, chia vùng đất này ra làm hai miền: cao
nguyên và miền xuôi.
Vùng cao nguyên là xứ sở của nền văn nghệ phong phú với những bản
anh hùng ca nổi tiếng như Đam San, Xinh Nhã...
Miền xuôi Nam Trung Bộ gồm bảy tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở đây đều là những
tỉnh có đất đai màu mỡ, có nhiều thắng địa của biển và núi. Đó là núi Ba Nà, bán
đảo Sơn Trà, chùa Non Nước, động Linh Nham, Ngũ Hành Sơn, Hội An (Quảng
Nam), con sông Thi Nai (Bình Định)… Những thắng địa ấy luôn là cảm hứng
cho những câu dân ca Nam Trung Bộ trữ tình sâu lắng. Ở vùng đất Nam Trung
Bộ này, ngoài những cánh đồng lúa thì còn có những cánh đồng mía, những
rừng quế bạt ngàn. Và cây quế trở thành một hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc
sống của người dân Nam Trung Bộ, và nó đã đi vào trong những làn điệu dân ca
của vùng này một cách rất tự nhiên:
24


Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già quế trụi, hương còn thơm xa
Nam Trung Bộ có thể nói là một vùng đất vừa có đồng bằng vừa có núi
vừa có biển. Dọc bờ biển của bảy tỉnh, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề đánh
cá, làm muối, làm nước mắm, với truyền thống văn hóa chưa phải đã lâu đời.
Nghề đánh cá là một cuộc vận lộn của con người hàng ngày với biển cả.
Việc đi thuyền của nam giới đã thành mối lo lớn nhất trong lòng người phụ nữ.
Và đây cũng chính là nguyên nhân chính cắt nghĩa cho sự ra đời của những điệu
hò khỏe khoắn cùng những lời hát tha thiết yêu thương.

Nhân dân Nam Trung Bộ cũng rất ưa chuộng văn nghệ. Ở đây, có cả một
truyền thống hát bài chòi và hát bội lâu đời. Đây cũng là xứ sở của những điệu
hò: đẩy che mía, hò giã gạo, hò xay lúa (vùng Bình Định, Quảng Nam, Phú
Yên, Khánh Hoà). Mặt khác, nơi đây còn là quê hương của một loại vè nổi
tiếng không thể trộn lẫn đó là vè xứ Quảng.
Hoàn cảnh địa lí, kinh tế, cùng các cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên
nhiên và ngoại xâm đã hun đúc nên có tinh thần kiên cường bất khuất của con
người Nam Trung Bộ. Tâm hồn con người nơi đây cũng rất chân thành, mộc
mạc, nhưng không kém sôi nổi, phong phú. Tất cả đều để lại dấu ấn đậm nét
trong những làn điệu dân ca.
Hơn nữa, vốn được tiếp thu nhiều nguồn văn hóa: từ ngoài bắc tràn vào,
từ Tây Nguyên lan xuống, từ Nam bộ và Khơ me đổ ra và nguồn ca nhạc Chiêm
Thành ở ngay địa phương, người dân Nam Trung Bộ đã tạo cho mình hàng ngàn
câu hát, hàng trăm làn điệu dân ca phong phú, đủ giữ một vị trí đáng kể trong
kho tàng dân ca Việt Nam.
1.4.2. Đặc điểm của dân ca Nam Trung Bộ
Trong cuốn Dân ca miền Nam Trung Bộ nhóm sưu tầm đã nhận định: “Do điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội có những điểm căn bản giống nhau, nội dung dân ca miền Nam Trung
Bộ đã mang tất cả đặc điểm của dân ca Việt Nam, như tính đạo đức, tính hiện
25


×