Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Truyện ngắn ngọc giao trong bối cảnh truyện ngắn việt nam trước 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.1 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ NGÂN

TRUYÖN NG¾N NGäC GIAO

TRONG BèI C¶NH TRUYÖN NG¾N VIÖT NAM TR¦íC 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ NGÂN

TRUYÖN NG¾N NGäC GIAO

TRONG BèI C¶NH TRUYÖN NG¾N VIÖT NAM TR¦íC 1945

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN DƯƠNG

NGHỆ AN - 2012



MỤC LỤC


1.1. Nhà văn Ngọc Giao (1911-1997) nổi danh từ thời kỳ 1930-1945, hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, là tác giả của tám tiểu thuyết và
nhiều truyện thiếu nhi, phóng sự, bút ký, tản văn... Nhưng hơn cả vẫn là
truyện ngắn, với những truyện và tập truyện có chỗ đứng trong lòng công
chúng.............................................................................................................1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhà văn Ngọc Giao (1911-1997) nổi danh từ thời kỳ 19301945, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, là tác giả của tám tiểu
thuyết và nhiều truyện thiếu nhi, phóng sự, bút ký, tản văn... Nhưng hơn
cả vẫn là truyện ngắn, với những truyện và tập truyện có chỗ đứng trong
lòng công chúng.
1.2. Ngọc Giao thuộc số người viết ít ỏi có hành trình xuyên suốt
thế kỷ XX. Thế nhưng nửa sau thế kỷ XX, ông hoàn toàn bị quên lãng
và bỗng trở nên xa lạ với các thế hệ bạn đọc, dẫu sức viết của ông vẫn
còn rất dồi dào. Năm 1993, ông được Hội Nhà văn xác nhận tư cách là
hội viên từ 1957, tức thuộc thế hệ sáng lập. Kể từ năm 1997, nhiều
truyện ngắn của Ngọc Giao với tư cách là một tác gia văn học thời kỳ
trước 1945 đã được chọn, đưa vào các Tổng tập văn học Việt Nam và
Hợp tuyển văn học.
Vì vậy, tìm hiểu truyện ngắn của Ngọc Giao chúng tôi chỉ mong
hiểu được một phần chân dung đích thực của Ngọc Giao và cũng là để
hiểu thêm sự phát triển truyện ngắn Việt Nam trước 1945.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những bài nghiên cứu tổng quan về văn nghiệp của Ngọc
Giao
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, nhận xét: “Trong hầu hết
truyện ngắn của ông, thứ tình cảm ông diễn tả đều là thứ tình sầu, tình
uất. Trong tập truyện ngắn của Ngọc Giao, những truyện hay hơn cả
đều là những truyện gợi mối thương tâm người đọc. Ngọc Giao thật là
nhà văn sở trường về lối văn đạo tình….Về đường nghệ thuật, lối văn
ấy không phải không đặc sắc. Hồi xưa, nó đã dựng cho Âu châu một
nền văn học lãng mạn… Về đường tư tưởng, sau khi đọc Phấn hương,


tôi có thể chắc chắn Ngọc Giao là một nhà văn thuộc phái hay thương
tiếc những cái đã qua như người Âu Tây thường nói. Chỉ đối với những
cái đã qua, ông mới thiết tha cảm động…Người ta thường khen văn
Ngọc Giao điêu luyện, nhưng theo ý tôi, văn Ngọc Giao đẽo gọt quá,
làm cho nhiều đoạn mất tự nhiên, hóa ra cổ lỗ. Ông chú trọng lời nên ý
hóa ra tầm thường. Nhiều câu gần như sáo rỗng” [45; 379,381].
Văn Tâm trong Từ điển văn học bộ mới, nhận xét: “Ngọc Giao viết
cả ba loại truyện: ngắn vừa và dài, song ông được chú ý nhiều hơn ở hai
loại trước - đặc biệt về thể loại truyện ngắn với số lượng lớn (khoảng
400 truyện)” [53;1064].
Phong Lê, trong bài Một đời người, một đời văn, Báo Văn nghệ số
20, 2011, đã viết: “Đứng ở chỗ giao nhau, hoặc nơi giáp ranh giữa lãng
mạn và hiện thực, thế giới truyện của Ngọc Giao dường như có phần
được nới rộng ra cả hai phía; thế nhưng đâu đó vẫn ẩn chứa khát vọng
về một cuộc sống trong sạch và lương thiện cho con người, cho loài
người”[38;9]. Cũng Phong Lê trong cuốn Hà Nội cũ nằm đây, Nxb Phụ
nữ, 2010, khẳng định: "Cho đến tận những tháng cuối đời này, tôi cảm
thấy không yên tâm nếu không đưa Ngọc Giao vào lớp người hiểu, yêu
và đóng góp đặc sắc cho mảng văn chương về Hà Nội" [12;17].

Trong bài viết Cha tôi, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngọc
Giao, con trai ông, dịch giả Nguyễn Tuấn Khanh, có viết: “Viết các
chân dung văn học với một tình cảm thương mến thiết tha và trung
thực, cha tôi luôn mong muốn nói lên một sự thực : Những người cầm
bút các ông sống với nhau cũng như đối với cuộc đời hết sức trân trọng,
hết tình thân ái. Các ông luôn giữ cách sống cho phong nhã, nghiêm
chỉnh mà vui vẻ, lễ độ. Sau bấy lâu không cầm bút, Ngọc Giao vẫn phát
triển và duy trì một giọng văn kể chuyện hết sức riêng biệt : bình thản,
có chút chế giễu, gần gũi, có sức gợi mở” [33;8].


Khánh Phương, trong bài viết Quan báo- hình ảnh người tri thức
mới, (www.lethieunhon.com), khẳng định: “Ngọc Giao là một trường
hợp đặc biệt, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm chính trị nào,
thừa hưởng lối miêu tả, nhận biết chân xác, khoa học của Pháp văn, với
một quan niệm nhân văn bản năng, có kế thừa tinh thần lãng mạn Pháp,
ông là người vẽ chân dung hiện thực, chân dung con người sinh động và
khách quan”; “Không giống những nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan, dùng ký sự như thể loại tiên phong để làm sáng tỏ
chủ kiến và những quan điểm xã hội, Ngọc Giao viết ký chủ yếu hướng
tới cuộc sống cá nhân và sinh hoạt đời thường của chính những người
trong giới nhà văn, trí thức đang hiện diện. Một tâm thế cá nhân, đời
thường, tìm thấy chỗ đứng tương đối bình ổn trong đời sống, không
thiên về những định hướng mang tính chất chính trị, xã hội, là cơ sở
quan trọng để nhà văn đề cập tới trong các sáng tác của mình những ý
nghĩa triết lý về hiện tồn: lý tưởng, sống và chết...Dù không phải không
nhuốm mùi cay đắng, không hồ nghi và tự giễu cợt những "giấc mộng
lớn" của đám người cầm bút, nhà văn vẫn cho ta thấy tương quan giữa
tầng lớp của ông với những gì còn lại của xã hội. Đó là sự gánh đỡ
những gánh nặng tinh thần, đạo đức, là một điểm tựa thực sự về triết lý

nhân văn, là bộ óc mẫn tuệ của cuộc đời”[46].
Nguyễn Chí Hoan, trong bài viết Anh đã sống hơn, sau khi đọc tập
Hà Nội cũ nằm đây, cảm nhận: “ Ngôn ngữ văn chương của ông – như
trong tập sách này (Hà Nội cũ nằm đây) xen đan những bút ký thời
trước 1954 với những bài hồi ký từ giữa thập niên 1990 cho đến khi ông
mất, cũng như trong tập Quan báo (Nhã Nam & Nxb Văn học, 2010)
hay Xóm Rá (Nxb Hà Nội, 2011) – nhất mực giữ được một phong cách
trong sáng, giản dị của tinh hoa tiếng Việt quốc ngữ thưở ban đầu mà
cho đến nay vẫn không hề mòn cũ” và “Giờ đây, văn của Ngọc Giao là
một chứng từ giúp hiểu rõ hơn và đúng hơn về những gì bao lâu vẫn


khuất lấp dưới các thuật ngữ “lãng mạn” hay “hiện thực”: ngôn ngữ văn
chương này, với phẩm chất và giọng điệu u hoài nhạy cảm tinh tế vẫn
sống động qua ngần ấy thăng trầm, minh chứng cho khả năng tạo lập
một tư duy văn chương khác đối với thực tại của cái ngôn ngữ văn
chương thời tạo lập đó, cái khả thể là một sức sống, sống lâu hơn các
chủ nghĩa nào đó, bằng cách như “Anh đã sống hơn ...”.
Trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 ngày sinh nhà văn Ngọc Giao
do báo Văn nghệ tổ chức, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, bằng sự nghiệp
viết văn làm báo của mình, nhà văn Ngọc Giao đã trở thành một người
đóng góp vào quá trình từ ban đầu hiện đại hóa văn học Việt Nam, chữ
quốc ngữ và nền văn hóa chung dân tộc; thế giới nhân vật trong sáng tác
Ngọc Giao đã phản ánh đời sống cần lao dân chúng, đưa lên những diện
mạo thân phận thấp hèn thua thiệt nhất trong xã hội, những người lao
động bị đè nén và quên lãng; cùng với đó là sự phê phán những biểu
hiện lố bịch, suy đồi tha hóa trong xã hội, khiến văn chương Ngọc Giao
mang ý nghĩa hiện thực tích cực và tiến bộ [58;8].
Có rất nhiều nhận xét về sự nghiệp văn học của Ngọc Giao trên báo
mạng, trong đó có nhận xét về văn chương của ông như: “Lối tiếp cận

hiện thực mang tính khách quan, giàu cảm tính, là một thế mạnh mang
lại cho văn chương của Ngọc Giao sức cuốn hút và con đường riêng đến
với bạn đọc. Nó từ chối cái nhìn áp đặt, phán xét, nó gợi nhiều hơn tả,
như thể nhà văn và bạn đọc còn có cả chân trời phía trước”, (nguồn
tuần

ViệtNam,

hppt://Vietnamweek.net).

Hay

trên

Nhilinhblog.Blogspot.Com, nhận xét về tập truyện Một đêm vui của
Ngọc Giao: “Đọc những tác phẩm sau này của Ngọc Giao, ta thấy ông
quan tâm nhiều đến việc miêu tả cuộc sống người lao động bình thường,
những cảnh sống ở Hà Nội và những gì gắn bó với bản thân ông. Nhưng
Một đêm vui lại đi vào một Hà Nội khác hẳn, và thể hiện thái độ sống
của ông. Trong Một đêm vui, Ngọc Giao miêu tả những mặt khuất, thậm


chớ l nhng mt tiờu cc ca i sng con ngi, nht l i sng
nhng con ngi H Ni.
Nguyn Thy Kha, trong bi vit Ngc Giao nh vn lm bỏo,
(Bỏo Lao ng in t, Laodong.com.vn), cm nhn: Ngc Giao vit
truyn bng cm xỳc t nhiờn. Nh ụng m ta bit chõn dung ngi a
th ngy xa, ngh in n ngy xa, búng ỏ Vit Nam ngy xa... v rt
nhiu, rt nhiu nột xa qua ngũi bỳt linh hot, sng ng v nghiờm
cn ca ụng[32].

Bờn cnh nhng truyn ngn v tiu thuyt vit cho ngi ln,
Ngc Giao cng dnh rt nhiu cõu chuyn cho thiu nhi. Trong bi S
nghip vit cho thiu nhi ca Ngc Giao trc 1945, Võn Thanh ó cú
nhng nhn xột: 26 truyn, mi truyn mt v, cú sc thu hỳt ngi
c lin mch t u n cui. Mi truyn u cú cỏch vit mi m,
bin húa, phự hp vi c im tõm lý, sinh lý ca tr th. 26 truyn
nh mt bng mu, nhiu hũa sc, phong phỳ v th loi, a dng v
ti, gm t c tớch, ng thoi, lch s, dó s, sinh hot... V du chn
ti no, a cỏc em vo khụng gian sng l hin thc hoc huyn o,
l xa hoc nay, truyn ca Ngc Giao cng u hm cha ý thc giỏo
dc cỏc em theo hnh trỡnh hng thin[55;48].
Phm Xuõn Nguyờn, trong bi vit nhõn k nim 100 nm ngy sinh
ca Ngc Giao, ỏnh giỏ: Cng nh cỏc ti nng vn chng khỏc
cựng thi, Ngc Giao tip thu nhng giỏ tr vn húa trong vn chng
chõu u v lm Nh vn ca cuc sng Vit Nam, cuc sng cú ci
ngun quỏ kh t ụng b cha m, v cuc sng ngn ngang trm mi
m tht nhiu ni kh au, chua xút, din ra hng ngy, ngay trc mt
ụng"[42].
Trong Thay li gii thiu cun Cu sng, Phong Lờ nhn nh:
Bây giờ đây khi văn học tiền chiến nói chung và trào lu lãng mạn trớc
1945 nói riêng đã dần dần đợc nhận lại các giá trị vốn có, thì một sự tiếp


nối của nó ở các giai đoạn sau, trong rất nhiều khó khăn vây bủa, kể cả
sự nguy hiểm cho sinh mệnh tác giả, nh các tiểu thuyết của Ngọc Giao,
trong đó có Quán gió, Cầu sơng, cùng với Đất, Xã Bèo - ngời của đất, sẽ
cũng cần đợc nhận thức và đánh giá lại. Để qua đó, cho ta một cách tiếp
cận khác, bao dung hơn trớc các định kiến khắc nghiệt của một thời;
cũng đồng thời cho ta một nhận thức bao quát hơn về cuộc sống và con
ngời trong mọi góc khuất của nó. Trở về làm một công dân bất đắc dĩ

trong muôn nỗi khó khăn của hoàn cảnh, nhng Ngc Giao vẫn đam mê
viết, vẫn không rời sự nghiệp viết do sự mách bảo của một lơng tâm
trong sáng và nhân hậu[19;9].
2.2. Nhng bi nghiờn cu v truyn ngn ca Ngc Giao
L mt trong nhng ngi vit v Ngc Giao rt sm, Phựng Tt
c cho rng: Ngc Giao a tỡm tũi khỏm phỏ trong tõm lý, ngũi bỳt
ca Ngc Giao khụng dỏm quyt i theo nhng cuc mụng lung ca
tỡnh cm, rỳt li bao gi cng ly cu cỏnh l bn phn, cỏi bn phn
khc kh vch ra bi luõn lý nghỡn xa. ..Nhõn vt ca ụng khụng cú
nhng tỡnh cm sụi ni, khụng gp nhng kớch thớch quỏ nng nn, nờn
n chung cc vn rp theo khuụn mu ca luõn lý, khụng my khi i
chch ra ngoi (Li ta trong Mt ờm vui, Nxb Tõn Dõn, 1936) [8;5]
Trong tp truyn ngn Cụ gỏi lng Sn H, Nxb Vn hc, 1989,
phn Li Nh xut bn, cú vit: Nhng thiờn truyn ca Ngc Giao
tip tc hng vit ca dũng hin thc phờ phỏn nhng nm 19361945, ụng mụ t khỏ sõu sc nhng cnh ng tr trờu trong xó hi thuc
a, nhng tỡnh cnh y bi trỏng, cm ng, da dit, xút xa Cng
nh nhiu nh vn khỏc, Ngc Giao cũn b hn ch trong nhng iu
kin lch s nht nh nhng ụng vn l mt trong nhng tỏc gi cú sc
sỏng to phong phỳ v a dng, gúp phn vo nn vn hc hin i ca
chỳng ta nhng trang vit cú sc hp dn[14;5].
Vn Tõm trong T in Vn hc b mi, cho rng: Khi lng vit
ca Ngc Giao khụng nh, song b phn quan trng nht ca ụng l


truyện ngắn thì trừ một số lượng, còn lại không hẳn đã tác động mạnh
đến tâm trí người đọc, nguyên nhân chủ yếu là do cốt truyện thường
đơn sơ, lại thiếu sự hỗ trợ cần thiết của một tỉ lệ thích đáng tính triết lý
hoặc chất thơ” [53;1065]
Phong Lê, trong Ngọc Giao, người khỏi bị lãng quên sau gần nửa
thế kỷ, đã nhận xét: “Với các tác phẩm Cô gái làng Sơn Hạ, Phấn

hương, Một đêm vui, Ngọc Giao đã nhanh chóng trở thành nhà văn
được bạn đọc yêu mến lúc bấy giờ, bởi một giọng văn trữ tình, tinh tế
và bởi văn ông chứa đựng những xúc cảm nhân bản sâu lắng; ngòi bút
của Ngọc Giao trong các truyện ngắn luôn luôn tìm đến
những cốt truyện éo le, nhiều khi phi lý, nhưng ta cũng
thấy sự tận tâm với văn chương của ông, nhất là một tinh
thần sử dụng văn chương phục vụ cho lý tưởng đạo đức
mà ông thực sự coi trọng, cùng những nền tảng cho một
sự nghiệp văn chương đồ sộ trong tương lai”[39;9].
Và trong Ngọc Giao qua truyện ngắn, Phong Lê cũng đã viết: “Ở
tuổi học đường, tôi đã từng là người đọc Ngọc Giao, qua hai tập truyện
Phấn hương (1938) và Cô gái làng Sơn Hạ (1942), với một hứng thú
tương tự như khi đọc Quê mẹ của Thanh Tịnh, Chân trời cũ của Hồ
Dzếnh, Hoa vông vang của Đỗ Tốn, và tất nhiên không thể thiếu Gió
đầu mùa, Nắng trong vườn của Thạch Lam. Những truyện thuộc dòng
hoài cảm, trữ tình hướng vào những phận người bé mọn, và ngấm một
nỗi buồn đến se lòng trước sự phôi pha hoặc lụi tắt mọi khát vọng nhỏ
nhoi, đơn sơ, thanh sạch của họ trong một cuộc sống có quá nhiều lam
lũ, bất công”. Trong lời giới thiệu cuốn Hà Nội cũ nằm đây (Nxb Phụ
nữ, 2010), Phong Lê có viết: “Ông không sắc nhọn có khi đến tàn nhẫn
như Vũ Trọng Phụng. Không chua cay có cả cười và nước mắt như
Nguyễn Công Hoan. Không quá thống thiết như Nguyên Hồng. Nhưng
trong các chuyện đời vốn chứa các nghịch cảnh dường như có mặt hầu


khắp sáng tác Ngọc Giao lại vẫn dễ dàng nhận ra một ý hướng hiện thực
ở ông như ba cây bút kể trên. Đi vào các nghịch cảnh với số lớn là sự
tha hóa, sự tàn tạ rồi cái chết, ngòi bút Ngọc Giao cơ bản vẫn là ngòi
bút nghiêng về phía hoài cảm, trữ tình”[17;9].
Anh Chi, trong bài Ngọc Giao, nhà văn giàu lòng thương người,

thương đời (ww.nhandan.com, 2011), nhận xét: “Như ta đã biết, Vũ
Trọng Phụng tả thực vô cùng sắc sảo, có khi sắc nhọn đến tàn nhẫn.
Nguyễn Công Hoan thì lột tả hết cái xấu của con người ra và cười thật
chua cay. Còn Ngọc Giao, chúng tôi nghĩ, ông đã phơi bày trên trang
sách những số phận đắng cay của các kỹ nữ, gái điếm với một sự xót
thương; mô tả thân phận của anh mõ làng, người đưa thư, cô gái muộn
chồng...với một sự cảm thông, chia sẻ. Ngọc Giao viết không ít truyện
tình ái, nhiều nhân vật nữ bị sa vào giang hồ, trụy lạc. Nhưng ông
không đặc tả các cảnh trụy lạc, mà dùng một lối diễn tả tinh tế đủ để
người đọc hiểu được trạng huống trụy lạc. Có thể nói, đó là tình thương
của ông đối với nhân vật của mình, cũng là đối với người đời. Đọc
Ngọc Giao, chúng ta cảm thấy ông luôn khát khao một cuộc sống trong
sạch và lương thiện cho mỗi người, cho xã hội con người”[5].
Những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình, giúp
chúng tôi biết thêm về một chân dung tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại, đồng thời có giá trị gợi mở giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Truyện ngắn Ngọc Giao trước 1945
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
3.2.1. Truyện ngắn Ngọc Giao trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt
Nam trước 1945.
3.2.2. Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Ngọc Giao trên các
phương diện nội dung và nghệ thuật.


3.2.3. Đóng góp của Ngọc Giao đối với văn học Việt Nam trước
1945 qua thể tài truyện ngắn.
4. Phạm vi tư liệu khảo sát
4.1. Các tập truyện ngắn của Ngọc Giao

- Phấn hương, Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1939 (Nxb Văn học, bổ sung, tái
bản, năm 2010)
- Cô gái làng Sơn Hạ, Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1942 (Nxb Văn học tái
bản, năm 1989)
4.2. Các tập tiểu thuyết và chân dung văn học của Ngọc Giao: Nhà
quê, Xóm Rá, Cầu sương, Hà Nội cũ nằm đây, Quan báo, Đốt lò
hương cũ, Bến đò Rừng, Mưa thu. Những tác phẩm này được Nhà
xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Phụ nữ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà
xuất bản Phương Nam ấn hành vào các năm 2010, 2011, 2012.
4.3. Truyện ngắn của một số nhà văn cùng thời, cùng thế hệ với
Ngọc Giao: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn (Thạch Lam), Chân trời cũ
(Hồ Dzếnh), Phấn thông vàng (Xuân Diệu), Hoa vông vang (Đỗ Tốn),
Hoa tigôn (Thanh Châu), Ngậm ngãi tìm trầm, Quê mẹ ( Thanh Tịnh)
để so sánh, đối chiếu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Truyện ngắn Ngọc Giao trước 1945 trong hành trình
truyện ngắn Việt Nam hiện đại


Chương 2. Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Ngọc Giao
trước 1945 trên phương diện đề tài, nhân vật, cảm hứng
Chương 3. Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Ngọc Giao
trước 1945 trên phương diện giọng điệu, ngôn ngữ, kết cấu



Chng 1
TRUYN NGN NGC GIAO TRC 1945
TRONG HNH TRèNH TRUYN NGN VIT NAM HIN I

1.1. Cuc i v s nghip vn hc ca Ngc Giao
1.1.1. Cuc i Ngc Giao
Ngc Giao tên thật là Nguyễn Huy Giao sinh ngày 5- 5- 1911, ti
kinh ụ Hu. Huế chng c bao lõu, Ngọc Giao li theo cha m trở
về quê nội Kinh Bắc, sống những năm tuổi thơ tại thôn Đào Viên, xã
Nguyệt Đức, gần ga xe lửa Lạc Đạo. Vùng quê hiu hắt cùng những con
ngời sống mỏi mòn ở đây, mấy chục năm sau đã đợc nhà văn viết lại
trong hai truyện ký thật hay, là Ga xép và Lỗi tình. Nhng đó là nhiều
năm sau này, khi Ngọc Giao đã là nhà văn danh tiếng.
Thời niên thiếu, học ở trờng huyện, Ngc Giao cú mt tui th
nhiu bun ti, khi mới by tuổi đã mồ côi mẹ. Cú l s thiu thn tỡnh
m ó l cỏi nguyờn c ỏm nh khin rt nhiu truyn, ký ca ụng hay
cú hỡnh nh ngi m hin ra i quỏ sm: Nhng hỡnh búng c, iờu
tn, Nhng ngy th u, Mt chuyn ca lũngv c trong tiu thuyt
Quỏn Giú.
Nhng iu ỏng núi õy l Ngc Giao ó chu nh hng rt ln
t ngi m hin nhõn cỏch, tm lũng bao dung, thng ngi nh
th thng thõn, v cú th c dung mo, phong thỏi, nh ụng vit
trong bc th gi mt ngi bn, nm 1980: Tụi chu giỏo dc, mang
dũng mỏu vng gi ca m tụi. C cuc i, tụi c gng x th nh li
m dy: Khụng c ngh n iu ỏc, lm vic ỏc, núi li ỏc. i
tụi cú nhiu giụng t bóo bựng, cú lỳc tng khụng ton mng do
nhng iu oan nghit xui nờn. Nhng ri tt c u qua, khụng h van
xin, cu n ai ht. Tụi tin tm lũng hng thin ca mỡnh, may ra tụi

nhm mt c an lnh


Nm mi tui, tr hc trờn trng huyn. Sau ny ụng tỳ ti
trng Bi. Khi đỗ Tú tài, Ngọc Giao đã rất thông thạo tiếng Pháp và
hiểu biết khá sâu về văn chơng Tây- Âu. Năm 1929, khi mới 18 tuổi,
ông đã có truyện ngắn đầu tay Dới mắt tôi, cái xã hội ngời, đăng trên
Ngọ báo do Tam Lang Vũ Đình Chí làm chủ bút, đợc d luận chú ý.
Cng nh nhiu thanh niờn Vit Nam cú ý chớ lỳc by gi, Ngc Giao
ó n lc t hc, t hon thin tr thnh mt ngi tinh t, sõu sc,
mt trớ thc cú nhõn cỏch, v hn th, mt nh vn.
Nm 1939, l Th ký to son t Tiu thuyt th by. Nhng nm
1942, 1943 Ngc Giao cũn m trỏch cho nh Tõn Dõn hai t Truyn
bỏ, Cu m cụ chiờu v cỏc t nh: Tao n, Ng bỏo, ch hu, Ph
thụng bỏn nguyt san, Sinh lc, Tri tõn, Th k, L sng, Lờn ng,
Cụng ti .
Nm 1946, cuc khỏng chin chng Phỏp bựng n. C nh Ngc
Giao t ngụi nh thuờ 73, ph Hng Chiu, H Ni tn c v quờ ni
thụn o Viờn, xó Nguyt c, ph Thun Thnh, tnh Bc Ninh. Sau
ú, Ngc Giao li tip tc a v con v cha gi s tỏn lờn Nhó Nam,
Yờn Th. Thi gian ny, Ngc Giao vit cho t Bn dõn, bỏo ca Chin
khu XII, lo t khõu bi v cho n vic mt mỡnh xuyờn ng rng
nỳi, i n nh in bớ mt trong rng.
T nm 1954, tri qua nhiu thng trm, súng giú, Ngc Giao gỏc
bỳt, sng nhng ngy khụng cú tỏc phm v tui 80 ụng tr li hin
din cựng c gi.
ễng mt ngy 8 - 7 - 1997. tui th 86, cuc i v nhng tri
nghim ca Ngc Giao cựng vi cỏc tỏc phm ca ụng ó a ngi
c n vi bao s phn ca nhng con ngi Vit Nam na u th k
XX.



1.1.2. Sự nghiệp văn học
Ngọc Giao cầm bút viết văn từ năm 1929, với truyện ngắn đầu tay
Bến đò Rừng và một tuỳ bút có cái tên nghe rất “ngông”: Dưới mắt tôi,
cái xã hội người đăng trên Ngọ báo. Mặc dầu sự nghiệp viết có bị ngắt
quãng nhưng cho đến cuối đời, Ngọc Giao đã để lại hơn ba trăm truyện
ngắn, tám tiểu thuyết và nhiều bút ký. Văn Tâm trong Từ điển văn học
bộ mới, cho rằng số truyện ngắn của Ngọc Giao là khoảng bốn trăm.
Ông xứng đáng đứng vào hàng ngũ những cây bút lực lưỡng trên văn
đàn thế kỷ XX như G.S Phong Lê nhận xét.
1.1.2.1. Trước 1945
Truyện ngắn của ông hầu hết được sáng tác trong thời gian này.
Chỉ riêng ba tập truyện Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ
cũng đã đủ đưa Ngọc Giao vào đội ngũ những tác gia truyện ngắn thành
danh, như Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nắng trong vườn; Nguyễn
Tuân với Vang bóng một thời; Thanh Tịnh với Quê mẹ; Hồ Dzếnh với
Chân trời cũ; Bùi Hiển với Nằm vạ; Tô Hoài với O chuột, Nhà nghèo…
Trong các truyện ngắn của mình, Ngọc Giao cũng như các tác giả
dòng truyện ngắn trữ tình “không xây dựng những đề tài lạ lùng, những
cốt truyện éo le, những tình tiết bất ngờ, những vấn đề to lớn, quá cỡ.
Những truyện ngắn của họ tìm đến cách thể hiện riêng về đời sống tạo
thành một xu hướng riêng, một vệt sáng riêng trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1930-1945” [48;84]. Đề tài trong Phấn hương và Cô gái làng
Sơn Hạ rất phong phú: là khát vọng tươi đẹp của một nhà văn, là tình
cảnh khốn cùng của một người đàn ông, là ám ảnh quằn quại của một
người em trong Hằn học, là nỗi lòng của cô gái trẻ với tình yêu đơn
phương, số phận của một người đàn bà khát khao làm tròn trách nhiệm
và bổn phận (Những đêm sương, Trong phòng triển lãm, Một tâm hồn
trong đêm tối, Lỗi tình); hay số phận nghiệt ngã của những đào nương

kép hát đã từng một thời oanh liệt, cuối đời phải sống trongtàn tạ, héo


mòn và bệnh tật, đói nghèo (Phấn hương, Đào Châu, Cát bụi, Tết cô
đầu…) và tâm trạng của một người đàn ông lương thiện trót làm điều
trái với lương tâm (Anh gắng nuôi con) hay chỉ là nỗi niềm của một ông
lão (Người gác đêm), có khi đó chỉ là tâm trạng hắt hiu, mòn mỏi của
những cô gái lỡ thì, là tâm trạng khát khao, bàng hoàng, buồn tủi của
Thúy, cũng có lúc nó là tâm trạng của một người lần đầu được làm cha;
là tình cảnh của anh kép hát trong Đời Tư Lã Bố, cũng có lúc là số phận
“đào hoa thủ mệnh” của một người con gái (Yên hoa, Người đàn ông
đau đẻ, Lệ vui, Gái muộn chồng); là cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn cũ,
những điền chủ quan lại với lối sống nửa tỉnh, nửa quê; hay đơn giản
hơn chỉ là câu chuyện của hai người ở quê ra tỉnh dự đám cưới, tâm
trạng của một người đàn ông mới cưới vợ (Bức thư của người lấy vợ,
Người bạn tỉnh xép, Đời nó thế I, Ra tỉnh). Bến đò Rừng là tập hợp
những truyện ngắn nổi tiếng của Ngọc Giao. Mỗi câu chuyện trong tập
sách đưa người đọc đến nhiều tầng cung bậc cảm xúc của những kiếp
người: một cô gái mù nhưng giàu lòng khoan dung với người chồng tội
lỗi, số phận của người vũ nữ không nhà, một người cha thương con và
mong muốn mang lại hạnh phúc cho đứa con yêu quý của mình…Vượt
lên trên những những gì tầm thường, bằng tình yêu thương và ý thức cá
nhân. Những thân phận bé nhỏ đã đấu tranh với chính số phận và hoàn
cảnh của mình để sống và vươn lên phía trước… Những câu chuyện
trong Bến đò Rừng cứ thế cuốn ta đi một cách khốc liệt cùng nhân vật
nhưng không kém phần nhẹ nhàng và sâu lắng…Để ta chiêm nghiệm
cuộc sống, nhận ra chính bản thân mình… Những đề tài, những câu
chuyện trong truyện ngắn của Ngọc Giao không nhiều tình tiết gay cấn
nhưng lại đem đến những ý nghĩa sâu sắc, tinh tế về cuộc đời.
Vào năm 1942, 1943 Ngọc Giao cùng nhà văn, nhà báo Tam

Lang đảm trách cho nhà Tân Dân hai tờ Truyền bá và Cậu ấm cô chiêu.
Trên các số báo Cậu ấm cô chiêu, số nào cũng in đậm dòng chữ Chủ


nhiệm : Tam Lang, Chủ bút : Ngọc Giao. Chỉ riêng trên Truyền Bá và
Tiểu thuyết thứ bảy đã có 26 truyện viết cho thiếu nhi của Ngọc Giao.
26 truyện làm nên một mảng viết đặc sắc của Ngọc Giao cho thiếu nhi
với sự đa dạng, linh hoạt của đề tài và cách viết. Những vật nuôi quen
thuộc là bạn của người, đến các thú vật hoang dã như rắn, rết, thuồng
luồng, hổ, báo... Thế giới thần linh gồm cả yêu tinh, ma quái... Còn thế
giới người thì đủ các tầng lớp, từ người lương thiện đến kẻ ác; từ những
người nghèo khổ, bất hạnh đến các bậc quyền quý, vương giả, trong
một xã hội nhiều bất công, hiểm họa. 26 truyện, và số lớn là những
truyện có nhiều tình huống éo le để thử thách lương tâm và ý chí của
những người lương thiện. Dưới dạng cổ tích hoặc phỏng cổ tích, đó là
các truyện Chúa Ba, Úm ba la, Con rắn trắng, Mã Đầu Nương, Gã mài
gươm... Khác với cổ tích dân gian, truyện của Ngọc Giao không có
những nàng tiên hoặc ông bụt; chỉ có những nàng công chúa xinh đẹp,
dịu hiền, thủy chung; những chàng hoàng tử dũng mãnh, tuấn tú; những
ông vua nhân từ, độ lượng; những lão bộc trung thành; những nô tỳ hết
lòng vì chủ... Ngọc Giao viết nhiều truyện về lịch sử, như Quận Hẻo
Quận He, Cậu bé đánh giặc Cờ Đen, Tiểu anh hùng, Nhạc - Huệ - Lữ,
Nguyễn Trãi... Hướng các em vào những nhân vật có công với nước, và
gắn bó với dân cùng là một dụng ý nổi bật ở Ngọc Giao. Dựa vào lịch
sử, nhưng để không nô lệ vào lịch sử, tác giả thường trở lại thời thơ ấu
của các nhân vật lịch sử. Đó là một cách viết sáng tạo, để có thể mở
rộng trí tưởng tượng của người đọc, và dễ dàng hơn cho việc khắc họa
tính cách nhân vật. Những truyện như Lửa rừng, Dũng nhà thám hiểm,
Thư Ly Ly, Quyển sách bí mật và con khỉ, Sấm đêm đông, Sức mạnh,
Những ngày thơ ấu, Câu chuyện tuổi thơ đều nhằm miêu tả những nét

mới trong sinh hoạt của các em, qua đó giúp ta thấy được mầm mống
của những đức tính tốt đang hình thành ở lứa tuổi sắp bước vào đời
trong một xã hội còn nhiều đen tối và lắm bất công. Và dẫu chọn đề tài


nào, đưa các em vào không gian sống là hiện thực hoặc huyền ảo, là xưa
hoặc nay, truyện của Ngọc Giao cũng đều hàm chứa ý thức giáo dục các
em theo hành trình hướng thiện.
Ngoài việc phải dành sức viết cho chính Nxb Tân Dân, Ngọc Giao
còn viết cho mấy tờ khác như Tao đàn, Ngọ báo, Ích hữu, Phổ thông
bán nguyệt san, Sinh lực, Truyền bá, Tri tân, Thế kỷ, Lẽ sống, Lên
đường, Công tội trong suốt thời gian từ 1930 – 1954. Công bằng mà
nói, riêng với Nxb Tân Dân là nơi Ngọc Giao gắn bó chặt chẽ nhất thì
những tờ báo vừa nêu trên cùng nhiều ấn phẩm khác của ông chủ Vũ
Đình Long, đã góp phần đáng kể trong việc mở mang học vấn, trí tuệ
cho nhân dân, có vai trò không nhỏ trong sự hiện đại hoá tiếng Việt và
nền văn học nước nhà.
1.1.2.2. Sau 1945
Những biến động vô cùng dữ dội (năm 1946, 1947, 1948) đã để lại
trong tâm hồn nhạy cảm của nhà văn Ngọc Giao biết bao kỷ niệm và
kinh nghiệm sống không thể nào quên. Tiểu thuyết chủ yếu được viết
trong thời gian ông hồi cư về Hà Nội. Đây là quãng đời ông phải xử lý
nhiều tình huống rất khó khăn: từ Hà Nội đi kháng chiến; từ kháng
chiến trở về Hà Nội; sự mưu sinh và nghề nghiệp, trong đó có nghiệp
văn trong bối cảnh sự theo dõi, giám sát của chính quyền thực dân Pháp
và bộ máy kiểm duyệt. Để rồi liên tiếp các năm sau, ông cho ra đời một
loạt tiểu thuyết : Con người (1947), Đất (1949), Quán gió (1949), Xã
Bèo-Người của đất (1951), Mưa thu (1953), và Cầu sương (1953),
khiến tên tuổi ông có chỗ đứng vững chắc trong trái tim bạn đọc. Trong
tư cách của “người trở về” – dinh tê, ông đã viết Đất, Xã Bèo- người

của đất, Quán Gió, Cầu sương với tâm thế của người phải đối diện với
những biến đổi có mặt là éo le, không dễ thuận với thời cuộc…
Nếu truyện ngắn của Ngọc Giáo đưa ta đến với hai thế giới: hoài
cảm trữ tình và hiện thực xót xa của những người nông dân và một bộ


phận người thành thị, thì trong tiểu thuyết của ông cũng là sự biểu đạt
của hai thế giới ấy trong một bối cảnh rộng hơn, với nhiều biến động
hơn của nông thôn và thành thị. Tiểu thuyết Nhà quê cùng thời với
Bướm trắng của Nhất Linh, Quê người của Tô Hoài, Sống mòn của
Nam Cao là một cái nhìn về nông thôn qua con mắt của mấy trí thức
thành thị. Một nhà quê gần như không có gì thay đổi, trong tối tăm và
hoang dã. Nhưng trong cuốn tiểu thuyết vẫn có những trang hay, nói lên
được cái giản dị, thuần phác, gần như không thay đổi mấy trong nếp
sống và tâm lý của người nông dân, và với những ước mơ đơn sơ, thanh
sạch của họ. Trong Nhà quê, còn có khát vọng kín đáo của Ngọc Giao
gửi gắm trong ước vọng của nhân vật Thái: “cuốn sách sẽ không là váng
nước, bọt mưa lâu nay Thái thấy rất nhiều trong thư quán. Cuốn sách
phải là xương máu của những cuộc đời”. Với Đất và Xã Bèo - người
của đất, trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp, qua số phận của người
nông dân phải bỏ làng, bỏ đất đi tản cư; rồi từ vùng tản cư, do quá khó,
quá khổ trong làm ăn, nên lại phải trở về vùng địch chiếm để sống thân
phận của những tề nhân - mất hết tài sản, trở lại được với đất thì không
còn trâu nên vợ chồng phải thay nhau kéo cày, đúng như thân phận trâu
ngựa, còn kém cả dun dế, sâu bọ. Trong những tiểu thuyết viết về nông
thôn Việt Nam, Đất của Ngọc Giao là một khám phá sâu sắc về thân
phận người nông dân thời hiện đại; một thân phận nông dân không chỉ
đúng trong nửa đầu thế kỷ mà vẫn còn khá đúng cho suốt cả thế kỷ: gắn
với đất mà phải rời bỏ đất; có đất mà phải sống dưới mức nghèo khổ;
cực kỳ hiền lành, tốt bụng, chỉ mong được sống yên ổn với những mơ

ước đơn sơ, thế mà không lúc nào được yên vì trăm nghìn hiểm hoạ bủa
vây, rình rập. Quán Gió, Cầu sương, qua thân phận tha phương của mấy
nhân vật thành thị, Ngọc Giao gửi gắm tâm sự của mình về một cuộc
sống luôn phải đối diện với những nghịch cảnh trớ trêu. Trong nền văn
xuôi mới sau 1945, hai cuốn tiểu thuyết trên của Ngọc Giao cho ta cảm


nhận một giao thoa, chứ không phải là sự cắt đứt của một tiến trình vẫn
còn nhiều ràng buộc nhân quả trước và sau 1945. Tiểu thuyết Xóm Rá,
theo như lời ông kể là sự ghi nhận một hiện thực của sài Gòn năm 1949,
tác phẩm được ông hoàn thành năm 1957. Xóm Rá được xem là một đặc
tả về cuộc sống thành thị ở nơi trũng nhất. Đọc Xóm Rá để hiểu một
thực trạng đã trở nên phổ biến, công khai trong xã hội thuộc địa, nơi các
đô thị lớn; và thực trạng đó vẫn tiếp diễn sau khi cuộc kháng chiến
chống Pháp đã diễn ra. Và xem ra, nó chưa bao giờ biến mất trong dòng
chảy lịch sử. Xóm Rá - với cảnh quan đêm và ngày, có khuôn hình một
tiểu thuyết đặc sắc với những góc cạnh, những nổi chìm trong tính cách
và tâm trạng nhân vật. Cũng như các truyện ngắn và tiểu thuyết khác
của Ngọc Giao, Xóm Rá vẫn hàm chứa một sự thông cảm xót xa đối với
số phận các cô gái nghèo xấu số nhưng có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.
Mưa thu (Nxb Văn học, 2012) là tập hợp một số truyện dài của
Ngọc Giao. Cuốn sách đưa người đọc đến với những số phận con người
nhỏ bé trong xã hội: nghệ sĩ Linh, Oanh, Thảo và kép Trương của Đoàn
kịch lưu động Bông Lau. Vì cuộc sống họ phải ngược xuôi để kiếm
sống nhưng trong họ tình yêu dành cho nghệ thuật không hề vơi cạn đi.
Và chính tình yêu và lòng nhân ái yêu thương đã làm cho con người gần
gũi và gắn bó với nhau hơn…
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sức bút của Ngọc Giao
bỗng hồi sinh, như chính ông thổ lộ, ông “cố ngồi, cố viết, tay quá run,
chữ không thật nét, coi như làm cái việc rửa bút cùn, lau kiếm gỉ, viết

với tâm tình băng giá của một ông già. Viết nhiều, viết ít, viết gì đi nữa,
chỉ là những dòng chữ biệt li…”. Sáu năm, ông cho ra mắt mười lăm
bút ký và sáu chân dung để góp vào gia tài hơn ba trăm truyện, ký ngắn.
Với tư cách Thư ký toà soạn Tiểu thuyết thứ bảy, ông có tầm giao du
khá rộng rãi với lực lượng viết những năm 30 của thế kỷ trước. Được
sống và làm việc cùng các bạn cầm bút, Ngọc Giao thấu hiểu thế nào là


“mực mài nước mắt”. Ông thấm thía nỗi đau xót tủi nhục của những
bạn viết, viết khổ viết cực mà chẳng đủ nuôi nổi mình và nuôi vợ con.
Ngọc Giao luôn quyến luyến với các bạn cùng thời đã khuất, và cố khắc
phục tuổi già, ngồi viết hồi ký về một số bạn văn có tài, có đức đã quá
sớm xa rời nhân thế như : Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, Lan Khai,
Tam Lang, Vũ Đình Long, Nguyễn Bính…Ông còn dự định viết tiếp về
Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Thụy Chương, Lê Bái Leiba , Lư Trọng
Lư, Vũ Bằng, Thanh Châu, Hoàng Cầm là những nhà văn mà ông quen
gọi là “những cây bút trong văn phái Tiểu thuyết Thứ Bảy. Hà Nội cũ
nằm đây là những ký vãng về một thời xưa gắn với tuổi thơ và tuổi trẻ
của ông. Trong Hà Nội cũ nằm đây, ông viết về các chân dung văn học
kể trên, với một tình cảm thương mến thiết tha và trung thực. Cuốn sách
còn đưa người đọc về với Hà Nội xưa nơi đó có những vui buồn sân
khấu, có thú chơi cây cảnh, có những trận bóng đá mà ông là người am
hiểu và bình luận rất “có nghề”. Đến với Hà Nội cũ nằm đây, chúng ta
còn được gặp gỡ “người phun kiếm” Vũ Đình Long, gặp Lan Khai rất
kỳ công trong chơi sách, thề có thể “cho mượn vợ chứ không cho mượn
sách”; biết được nghề in ấn ở Hà Nội, về một thời làm báo và cả về cựu
hoàng Bảo Đại… Đốt lò hương cũ là tập hợp những bài ký của nhà văn
Ngọc Giao. Cuốn sách đưa ta đến nhiều cung bậc cảm xúc của các nhân
vật: Thông - một con người tha hóa bởi cảnh sống phong lưu, phú quý.
Có khi xót thương cho số phận của ông đưa thư- con người khổ não

câm nín, chạnh lòng và đồng cảm cùng nỗi lòng của một người con nhớ
mẹ, thêm yêu những cái đẹp của người Hà Nội xưa… Đốt lò hương cũ
lôi cuốn người đọc bởi sự gần gũi, chân chất của nhân vật và giọng văn
nhẹ nhàng, trong sáng…cứ thế người đọc trải lòng mình theo cảm xúc
nhân vật.
Kể từ 1989 đến nay, các tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Hợp
tuyển thơ văn Việt Nam, Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc,


Tổng tập văn học Việt Nam…đã tuyển khá nhiều truyện ngắn đặc sắc
của Ngọc Giao.
Vào dịp kỷ niệm chẵn 100 năm ngày sinh Ngọc Giao, một số truyện
ngắn của ông đã được chọn in trong 4 tập. Và tiểu thuyết Nhà quê, Xóm
Rá, Đất, Quán Gió, Cầu sương, Đốt lò hương cũ, Mưa thu, Bến đò
Rừng cũng đã được in, không kể những cuốn khác như Xã Bèo - người
của đất… đang được người thân khẩn trương tìm kiếm. Chúng ta có thể
nhận rõ một sự nghiệp viết dẫu có bị ngắt quãng hơn 30 năm nhưng vẫn
tìm được sự gắn nối để có độ dài ngót 70 năm, với số lượng có thể nói
là đồ sộ để đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ những cây bút có tên tuổi trên
đàn văn thế kỷ XX.
1.2. Truyện ngắn Ngọc Giao trong dòng truyện ngắn trữ tình
của văn học Việt Nam trước 1945
1.2.1. Tổng quan về sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam trước
1945
1.2.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Với tư cách là một thể loại độc lập, truyện ngắn (short story) xuất
hiện tương đối muộn, vào khoảng thế kỷ XIX. Điều này có thể làm
không ít người ngạc nhiên, vì xét mức độ phổ biến cũng như khả năng
tự vận động, tự phát triển, đặc trưng năng động thể loại, truyện ngắn
phải ra đời sớm hơn. Từ khi xã hội loài người hình thành khả năng giao

tiếp và xu hướng lưu giữ những giá trị mình tạo lập, truyện ngắn hẳn đã
có mặt, dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Những câu chuyện
Kinh Thánh, chuyện kể nghìn lẻ một đêm của nàng Scheherazade,
những chuyện tiền thân Đức Phật trong tập Jataka… là những biểu hiện
sơ khai của lối trần thuật ngắn, gợi mở một hình thức kể chuyện nén
gọn nhưng có hiệu quả tác động khá mạnh mẽ.
Truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại
truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự


hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra
để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”[1;361]. Như vậy,
ấn tượng mà truyện ngắn để lại, thứ nhất nằm ở hình thức (dung lượng),
thứ hai là nằm ở khả năng tác động mạnh mẽ và tức thì. Điều này được
Edgar Allan Poe, người được tôn vinh khai sinh ra truyện ngắn hiện đại,
đã nêu trong Triết lý về soạn tác (The Philosophy of Composition):
“Nếu như một tác phẩm văn học quá dài, không thể đọc được một lèo,
chúng ta bỏ mất hiệu quả quan trọng phát sinh từ sự thống nhất ấn
tượng – bởi vì, nếu như phải đọc làm hai lượt, những công việc trên đời
này sẽ xen vào và cái tổng thể lập tức bị phá hủy”. Với định nghĩa này,
ngay từ thế kỉ XIX, Poe đã chỉ ra được một đặc trưng rất lớn của hình
thức trần thuật ngắn này, cho đến nay các nhà phê bình hiện đại vẫn
xem đây như một cái chuẩn để nghiên cứu truyện ngắn cũng như khẳng
định ưu thế của nó so với thể loại đầy sức mạnh là tiểu thuyết. Đặc
trưng khu biệt ấy là sự tinh lọc, nén gọn, khi mà tác giả tập trung khắc
họa chỉ một sự kiện nhỏ, một thời điểm hoặc một khoảng khắc
ngắn. Trong khi một cuốn tiểu thuyết thường phải diễn tả nhiều sự kiện,
nhiều thời điểm khác nhau, số lượng nhân vật, tình tiết thường phải
đông đảo, thì một câu chuyện ngắn lại có xu hướng giản lược những
yếu tố ấy.

Xét về mặt lý thuyết thể loại, giữa những hình thức sơ khai thời
xa xưa và những dạng thức truyện ngắn thời nay thật ra cũng không
mấy cách biệt. Trong hình thức nén gọn của mình, truyện ngắn có thể
uyển chuyển thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống và biến đổi
linh hoạt kịp thời với nhịp đời trôi chảy. Nó không có tham vọng thâu
tóm mọi hiện thực, không nhắm đến sự hoàn hảo. Truyện ngắn đôi khi
chỉ là một buổi chiều, một giấc mơ, một tiếng thở dài, một mảnh vỡ đâu
đó của tâm hồn… “Nó cắt ra một mảnh nhỏ của hiện thực, đặt mảnh ấy
vào trong những giới hạn nào đó, nhưng nhờ vậy tác phẩm sẽ bung ra


như một cú nổ làm mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều”.
Điều đó có nghĩa là, truyện ngắn dĩ nhiên phải ngắn, nhưng không hề là
sự rút gọn của một truyện dài, mà thực sự như một bài haiku “một sự
tình vắn tắt đã tìm được hình thức vừa vặn với mình” (Roland Barthes).
Sự va chạm của muôn vàn phương diện cuộc sống đều được thể hiện
trong hình thức trần thuật ngắn gọn. Sức hấp dẫn của truyện ngắn là ở
điểm ấy, khi nó không tự gói mình trong cái áo chật hẹp của hình thức
và của thể loại, mà luôn chứa đựng sức khai phóng tiềm tàng. Ngay cả
những truyện ngắn được cho là “không có gì để kể”, nó vẫn có một độ
căng hiện thực nhất định và khả năng bùng nổ.
Có thể gọi truyện ngắn là thể loại của thời hiện tại. Bởi mọi định
nghĩa về nó vẫn chưa được hoàn thiện. Và cái chính, tác động của
truyện ngắn là tức thời và liền mạch. Nó tạo một lát cắt, bất ngờ đặt
người đọc vào đâu đó giữa lòng cuộc sống rồi cứ thế đẩy anh ta đi tiếp.
Truyện ngắn không đòi hỏi người đọc phải bao quát được nhiều tầng
của hiện thực, nó chỉ là một khoảnh khắc được ngưng đọng, một tia
sáng được soi chiếu, thành ra người đọc dễ dàng đến với truyện ngắn
trong bất cứ thời gian nào, bối cảnh nào. Ký ức nó để lại bao giờ cũng
tươi rói và đầy ấn tượng, trong khoảnh khắc ấy, phút giây ấy. Cho nên,

không đầy sự hoài vọng như thơ hay tùy bút, không vươn mình kể
những gì dài rộng như tiểu thuyết, truyện ngắn thản nhiên bày biện một
cách gọn ghẽ một hiện tại hiện tồn. Dường như, truyện ngắn là thể loại
thích hợp hơn cả để thể hiện những đoạn cắt cuộc đời. Bởi quá khứ đã
trôi qua, tương lai thì chưa tới, những mảnh vụn tâm tình chỉ có thể
dành cho hiện tại. Và hơn thế truyện ngắn thường mang lại những âm
vang dài và rộng hơn khuôn khổ chật hẹp về mặt hình thức của nó.
Trong nhịp sống hối hả ngày nay, con người có chút ít thời gian để
lật vội những trang báo, tạp chí hay kích chuột trên màn hình vi tính để


×