Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực hiện qui chế dân chủ cơ sở ở xã nghi kim (thành phố vinh) trong những năm gần đây thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.94 KB, 63 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
ở xã nghi kim (thành phố Vinh) trong
những năm gần đây - Thực trạng và giải
pháp
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên Ngành giáo dục chính trị

Ngời thực hiện:

Phan Thị Hoài Khóa 46

Ngời hớng dẫn khoa học: ThS. Phan Văn Bình

1


Vinh, tháng 5 năm 2009
mở đầu
1. lý do chọn đề tài
Dân chủ không chỉ là bản chất của chế độ XHCN mà còn là động lực, là
mục tiêu của sự nghiệp cách mạng XHCN.
Từ lâu, Đảng ta luôn coi trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
dựa vào dân, nên đã lãnh đạo cách mạng nớc ta vợt qua mọi gian nan thử
thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn
diện đất nớc theo định hớng XHCN, dân chủ hóa đời sống xã hội đã đợc Đảng
cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm.
Đặc biệt là dân chủ hóa đời sống xã hội từ cơ sở.
Chính vì vậy, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 30 CT/TW về


Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp đó, ngày 11/5/1998, để
cụ thể hóa Chỉ thị này, Thủ tớng Chính phủ ra Nghị định 29 NĐ/CP về ban
hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân
dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cờng đoàn kết toàn
dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn
thể vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Sau 10 năm thực hiện QCDCCS, thực tế đã cho thấy những kết quả bớc
đầu là rất quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém nh:
quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực.
Tệ quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà
cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng mà cha đẩy lùi, cha ngăn chặn
đợc triệt để. Phơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chậm đi
vào cuộc sống.
Nghi Kim là một xã thuộc thành phố Vinh, đã tổ chức, triển khai thực
hiện QCDCCS từ rất sớm. Trong quá trình đó, địa phơng đã đạt đợc nhiều kết

2


quả. Song, cũng còn nhiều hạn chế. Vì thế, để không ngừng tăng cờng hiệu
quả của việc thực hiện QCDCCS và góp phần xem xét, đánh giá vấn đề một
cách khách quan, khoa học; việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá quá trình thực
hiện trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phơng cụ thể đều có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn to lớn.
Với tầm quan trọng trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở ở xã Nghi Kim (Thành phố Vinh) trong những năm gần đây
- Thực trạng và giải pháp làm khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành
Giáo dục chính trị, hy vọng có thể góp phần nhỏ bé, thiết thực vào một vấn đề
hết sức bức xúc hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, trong những năm qua, việc thực hiện QCDCCS đã gây đợc
sự chú ý, quan tâm của nhiều cấp, ngành, nhiều lĩnh vực. Nó luôn là đề tài đợc
nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các cấp, các ngành quan tâm nghiên cứu với
nhiều góc độ khác nhau. Những năm gần đây ở nớc ta có nhiều công trình,
nhiều cuộc hội thảo khoa học về đề tài dân chủ nói chung, dân chủ cơ sở nói
riêng.
Ngay từ khi QCDCCS đợc ban hành, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nớc
cũng đã có các bài phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực
hiện QCDCCS nh: Lê Khả Phiêu (1998), Phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản, (3),
tr. 3-7. Đỗ Mời (1998), Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, Tạp
chí Cộng sản (20), tr.3-8.
Một số bài viết tiêu biểu góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho việc thực
hiện và đánh giá quá trình thực hiện QCDCCS. Nh: Mấy vấn đề xây dựng
quy chế dân chủ ở cơ sở của Đỗ Quang Tuấn, Tạp chí Cộng sản, số 8, 1998,
tr. 8-12; Nhìn lại 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phờng, thị trấn
của Huỳnh Đảm, Tạp chí Cộng sản, số 789, 2008, tr.8-15.

3


Nghiên cứu chung về vấn đề QCDCCS đã có một số công trình đợc in
thành sách, đã phân tích một cách sâu sắc, phong phú cả nội dung lý luận và
thực tiễn qua khảo sát ở các vùng, các địa phơng, nh: Quy chế thực hiện dân
chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS. TS. Dơng Xuân
Ngọc - chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Liên quan đến vấn đề này còn có Luận văn thạc sỹ Triết học (chuyên
ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học) của tác giả Phan Văn Bình (bảo vệ tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001): Thực hiện QCDCCS

trên địa bàn Thành phố Vinh - Những vấn đề đặt ra và giải pháp.
Riêng ở xã Nghi Kim, có các văn bản, chỉ thị của Huyện ủy, UBND
huyện Nghi Lộc (từ tháng 7/2008 trở về trớc), và các văn bản, chỉ thị của
Thành ủy, UBND thành phố Vinh (từ tháng 7/2008 đến nay) về triển khai thực
hiện QCDCCS, các báo cáo đánh giá của BCĐ thực hiện QCDCCS xã Nghi
Kim qua các năm
Nh vậy, trong thời gian qua đã có nhiều sách, báo, bài viết của các tác
giả đề cập đến vấn đề thực hiện QCDCCS. Tuy nhiên, về việc thực hiện
QCDCCS ở xã Nghi Kim, cho đến nay cha có công trình khoa học nào đề cập
tới.
Vì vậy, với đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên
cứu cụ thể về tình hình thực hiện QCDCCS ở xã Nghi Kim (thành phố Vinh)
trong những năm gần đây. Từ đó đa ra các giải pháp phù hợp, thiết thực và
hiệu quả để nâng cao việc thực hiện QCDCCS trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Tìm hiểu về quá trình thực hiện,
làm rõ những thành tựu cũng nh những khuyết điểm, yếu kém trong quá trình
thực hiện và phát huy dân chủ ở Nghi Kim (thành phố Vinh) trong những năm
qua. Trên cơ sở đó, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để đề xuất các giải
4


pháp nhằm phát huy u điểm, khắc phục yếu kém còn tồn tại để xây dựng và
thực thi dân chủ ở xã Nghi Kim có hiệu quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, đề tài đã đề ra một số nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Phân tích, làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện QCDCCS là mục tiêu,
động lực của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, đẩy nhanh quá trình xây

dựng xã Nghi Kim giàu, mạnh, văn minh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện và phát huy
QCDCCS ở xã Nghi Kim trong thời gian qua.
- Vạch ra những nguyên nhân làm hạn chế quá trình thực hiện QCDCCS
ở xã Nghi Kim (Thành phố Vinh).
- Đề xuất những phơng hớng, các giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi
nhằm thực hiện tốt nhất dân chủ ở xã Nghi Kim, phát huy cao nhất vai trò
động lực của dân chủ trong quá trình đổi mới.
4. đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện QCDCCS ở xã Nghi
Kim (Thành phố Vinh).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một địa bàn cụ thể đó là tình hình
thực hiện QCDCCS ở xã Nghi Kim (thành phố Vinh) trong những năm gần
đây.
5. cơ sở và Phơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở nghiên cứu
- Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và t tởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân chủ.

5


- Xuất phát từ tình hình thực hiện QCDCCS ở xã Nghi Kim (thành phố
Vinh), đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
5.2.

Phơng pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng tổng hợp các phơng pháp sau:
- Phơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với logic và lịch sử.
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phơng pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phơng pháp nghiên cứu lý luận.
6. ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức của mọi
ngời về thực hiện QCDCCS.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành giáo dục
chính trị và các đối tợng quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, quy định chữ viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo, phần Mở đầu, phần Kết luận, Phần nội dung của đề tài đợc kết cấu
thành 02 chơng:
Chơng I: Tình hình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở xã Nghi Kim (Thành
phố Vinh) trong những năm gần đây.
Chơng II: Phơng hớng và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu
quả Quy chế dân chủ cơ sở ở xã Nghi Kim trong thời gian tới.

6


Nội dung
Chơng 1: tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
xã nghi kim (thành phố vinh)
trong những năm gần đây
1. Khái quát về quy chế dân chủ cơ sở
1.1. Khái quát về dân chủ.
1.1.1. Một số quan điểm cơ bản về dân chủ:
Xung quanh quan niệm về dân chủ, cho đến nay đã có nhiều công trình

khoa học nghiên cứu, luận bàn.
Dân chủ là một khái niệm đa nghĩa, phức tạp, thuộc phạm trù chính trị
có nguồn gốc từ xã hội Hy Lạp cổ đại. ở đây, dân chủ là một từ ghép bao
gồm hai chữ: Dêmos, có nghĩa là ngời bình dân, là dân chúng (không phải là
quý tộc, cũng không phải là nô lệ), và Kratia - có nguồn gốc từ chữ Kratos có nghĩa là quyền lực cai trị, sức mạnh. Do vậy, từ nguyên Dêmos Kratia có
nghĩa là dân chủ, quyền lực, là sự thống trị, nền cai trị của ngời bình dân. Nó
đợc biểu hiện theo nghĩa đối lập với chế độ độc tài. Theo đó, dân chủ có nghĩa
là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự cai trị của nhân dân. Nhân dân là chủ
thể của quyền lực, sử dụng quyền lực, trong đó, quyền lực chính trị là quan
trọng nhất để tổ chức, quản lý xã hội, thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hội,
giải phóng con ngời.
Dân chủ là một phạm trù chính trị mang tính lịch sử. Trong xã hội
chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô nhân danh xã hội, chiếm đoạt nhà nớc, biến
nhà nớc thành công cụ thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nớc chủ
nô chính là hình thái đầu tiên của chế độ dân chủ trong xã hội có giai cấp.
Dân chủ chủ nô đã đem lại cho loài ngời một mô hình về mặt tổ chức và cơ
chế vận hành của một thể chế dân chủ: Dân chủ cho thiểu số.

7


Thiết lập nền dân chủ t sản, dới ngọn cờ dân chủ, giai cấp t sản ở thời
kỳ đầu đã nhanh chóng lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến và tuyên bố về
các quyền tự do, bình đẳng, bác ái, về quyền tự do cá nhân của con ngời. Song
thực tế trong xã hội t bản, chủ nghĩa tự do cho toàn xã hội đã bị thay thế
bằng chủ nghĩa mất tự do cho giai cấp bị trị. Do vậy, sự tha hóa quyền lực là
tất yếu phổ biến ở các nớc TBCN. Đúng nh nhận xét của C.Mác: Chế độ bầu
cử tự do trong CNTB biến thành tự do của nhân dân lựa chọn những ngời
thống trị mình. Tuyệt nhiên không phải là sự lựa chọn những ngời đại diện
cho lợi ích của bản thân mình. Lênin trong tác phẩm Nhà nớc và cách mạng

đã nói: Chế độ đại nghị T sản là chế độ kết hợp chế độ dân chủ (không phải
cho nhân dân) với chế độ quan liêu (chống nhân dân) [23,135]. Dân chủ t sản
vì thế, không thể là mục đích cuối cùng mà loài ngời hớng tới.
Chỉ có chế độ dân chủ vô sản, chế độ dân chủ đợc thiết lập trên cơ sở
của chế độ kinh tế, mà ở đó các t liệu sản xuất chủ yếu đã thuộc về toàn xã
hội, lực lợng sản xuất không ngừng tăng lên, sự đối kháng giai cấp đã bị thủ
tiêu thì quyền làm chủ của quần chúng nhân dân mới đợc thực hiện đầy đủ.
Chế độ dân chủ XHCN là sự thay thế lịch sử đối với chế độ dân chủ t
sản, là nấc thang mới trên chặng đờng phát triển của dân chủ. Chế độ dân chủ
XHCN, theo C.Mác là sự tự quy định của nhân dân, chủ quyền thuộc về
nhân dân. Lênin cũng cho rằng, dân chủ XHCN là nền dân chủ gấp triệu lần
dân chủ t sản, là dân chủ cho nhân dân lao động; dân chủ thực sự, theo nghĩa
thống nhất giữa các quyền và nghĩa vụ công dân đợc ghi trong hiến pháp, pháp
luật với sự thực hiện trong thực tế. Nhà nớc có trách nhiệm tạo ra những điều
kiện vật chất và tinh thần để công dân có thể thực hiện đợc dân chủ nh luật
định. Dân chủ XHCN là nền dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, t tởng. Thực chất của dân chủ XHCN là sự tham gia một
cách tích cực, thực sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi của những ngời lao
động vào quản lý công việc của Nhà nớc và xã hội.

8


Dân chủ với t cách là chế độ chính trị Song với nghĩa chung nhất, phổ
biến nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Do đó, thớc đo trình độ
dân chủ của một chế độ nhà nớc đợc xác định bằng mức độ thực hiện nguyên
tắc toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân tham gia quá trình quản lý
nhà nớc nh thế nào.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân chủ.
ở nớc ta, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhà nớc Việt Nam

dân chủ cộng hòa - Nhà nớc công nông đầu tiên ở Đông Nam á đợc thiết lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngời sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đã có nhận thức
rất sớm và sâu sắc về vấn đề dân chủ và vai trò của việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân. Theo Ngời, dân chủ, thứ nhất là: dân là chủ: Nớc ta là nớc
dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ [18,515]; thứ hai, dân chủ là
dân làm chủ: nớc ta là nớc dân chủ, nghĩa là nớc nhà do nhân dân làm chủ
[19,452]; dân chủ là toàn bộ quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân: Nớc ta
là một nớc dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có
đoàn thể nhân dân, nh HĐND, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc,
Phụ nữ cứu quốc. Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân,
bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ [18,66].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là
nhân dân làm chủ [20,25]. Ngời cũng sớm nhận thức sâu sắc về sức mạnh
của quần chúng nhân dân; coi dân là gốc của nớc, của cách mạng. Không
những chỉ có quan điểm dân chủ đúng đắn, mà Ngời còn nhận thấy vai trò,
tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ. Ngời nói: Thực hành dân chủ là
cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn[21,249].
Trớc lúc đi xa, trong bản Di chúc, với muôn vàn tình thơng yêu để lại
cho muôn đời con cháu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Toàn Đảng, toàn
dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nớc Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng

9


thế giới. Nh vậy, dân chủ luôn là nội dung quan trọng trong t tởng Hồ Chí
Minh. Đây chính là cơ sở t tởng lý luận giúp Đảng cộng sản Việt Nam vận
dụng trong xây dựng nền dân chủ XHCN ở nớc ta.
Gần 80 năm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập và xây dựng
CNXH, Đảng ta bao giờ cũng coi dân chủ là một nội dung quan trọng trong đờng lối cách mạng của mình. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm

chủ của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vợt qua mọi
khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lợc, lại vừa là bản chất của chế
độ mới.
Từ Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta xác định việc xây dựng chế độ
làm chủ tập thể XHCN là một trong bốn mục tiêu cơ bản của cách mạng
XHCN, và cũng là một trong bốn đặc trng của cách mạng XHCN ở nớc ta.
Quan điểm đó đợc tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa từng bớc trong Nghị
quyết Đại hội V của Đảng. Và xuyên suốt trong các kỳ Đại hội sau đó, nội
dung dân chủ lại càng đợc coi trọng và mở rộng. Dân chủ gắn liền với dân
sinh, dân trí; dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạnh nói
chung, của công cuộc đổi mới nói riêng.
Nhận thức đợc vấn đề trên, Đảng và nhà nớc ta đã không ngừng phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội. Việc thực
hiện dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đợc tiến hành dới
nhiều cấp độ, nhiều hình thức. Trong đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung,
ở xã nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng; có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa lâu
dài. Việc ban hành chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 29
NĐ/CP (1998) là sự cụ thể hóa quan điểm đó của Đảng và Nhà nớc ta.
1.2. Quy chế dân chủ ở xã, phờng - nội dung quan trọng của dân chủ
XHCN ở nớc ta.
1.2.1. Vị trí, vai trò của xã, phờng - đơn vị cơ sở trong bộ máy nhà nớc.

10


Trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nớc, chính quyền phờng, xã
là cấp cơ sở, là nền tảng của xã hội, là nơi đông đảo nhân dân sinh sống, là nơi
nhân dân thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các
công việc trong nội bộ cộng đồng dân c, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội và vệ sinh môi trờng, là nơi nhân dân sản xuất, kinh doanh, lao

động, học tập. Xã, phờng cũng là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng
ngày của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, là nơi nhân dân trực tiếp thực
hiện mọi chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc. Do vậy, cũng là nơi
nhân dân đang có nhiều đòi hỏi về quyền làm chủ; nơi diễn ra sự tiếp xúc và
thể hiện các mối liên hệ đan chéo nhau nh: Đảng với dân, dân với dân, các tổ
chức, các đơn vị kinh tế, xã hội với dân
1.2.2. QCDCCS - nội dung quan trọng của dân chủ XHCN ở nớc ta.
Nắm bắt đợc yêu cầu của thực tiễn, trải qua quá trình nghiên cứu, tìm
tòi, thử nghiệm. Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 30-CT/TW về
Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Trên cơ sở đó, ngày 11/5/1998 Chính
phủ ra nghị định số 29/1998 NĐ/CP Về việc thực hiện QCDC ở xã, cùng với
Chỉ thị số 22/1998 CT-TTg ngày 15/5/1998 Về triển khai quy chế thực hiện
dân chủ ở xã, Chỉ thị số 24 CT-TTg ngày 19/6/1998 Về việc xây dựng và
thực hiện hơng ớc, quy ớc của làng, bản, thôn ấp, cụm dân c của thủ tớng
Chính phủ. Đây là những văn bản quan trọng do Đảng, Nhà nớc ban hành.
Tinh thần cơ bản của chỉ thị và nghị định này là làm sao dân chủ XHCN đợc
mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân đợc phát huy. Đó cũng chính là mục
tiêu, động lực bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi
mới.
Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị đã khẳng định: Khâu quan trọng và cấp
bách trớc mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Thực hiện
dân chủ phờng, xã là thực hiện những nội dung về dân chủ một cách trực tiếp
và rộng rãi, đến với từng ngời dân nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của

11


nhân dân trong đời sống chính trị, kinh tế, quản lý xã hội, giữ gìn an ninh, trật
tự công cộng. Chỉ thị số 30 - CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 29 NĐ/CP của Chính phủ kèm theo quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Quy chế
gồm: Lời nói đầu, 7 chơng và 25 điều. Về nội dung, quy chế quy định những

quyền của nhân dân ở cơ sở đợc biết, và hình thức những thông tin liên quan
đến pháp luật, chủ trơng, chính sách của Nhà nớc; đặc biệt là những thông tin
liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. Quy chế cũng quy định những việc
để nhân dân làm và quyết định, cũng nh những hình thức thực hiện, quy định
những việc nhân dân ở cấp xã có quyền giám sát, kiểm tra và những phơng
thức để thực hiện giám sát, kiểm tra. Việc xây dựng cộng đồng dân c thôn,
làng, bản, ấp và những hình thức tổ chức. Đặc biệt, để thực hiện phơng châm
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, quy chế quy định cơ chế thực hiện
dới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, trong đó, ở cấp cơ sở,
dân chủ trực tiếp là quan trọng hơn cả. Quy trình biết, bàn, làm, kiểm tra là
quy trình phản ánh quá trình từ nhận thức đến hành động, qua kiểm tra, đánh
giá lại kết quả hành động, rồi tiếp tục nhận thức và hành động với kết quả cao.
Tính u việt của QCDCCS thể hiện cao ở cả bốn nội dung của phơng châm, đều
lấy dân làm gốc - dân làm chủ thể. Khái niệm dân ở đây, cần đợc nhận
thức trong mối quan hệ đợc quy định bởi cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nớc
quản lý, nhân dân làm chủ. Mặt khác, nhân dân làm chủ là mục tiêu của sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nớc đều hớng tới mục tiêu phát huy
quyền làm chủ, sáng tạo của nhân dân một cách rộng rãi. Cơ chế đó cũng có
nghĩa là: Đảng lãnh đạo nhng dân phải đợc biết, đợc bàn, đợc tham gia ý kiến
và thực hiện đờng lối, chủ trơng của Đảng, phải cùng tham gia kiểm tra cán
bộ, đảng viên. Là đối tợng quản lý của cơ quan Nhà nớc nhng dân phải đợc
biết, đợc bàn, đợc tham gia quản lý và phải cùng tham gia kiểm tra, giám sát
hoạt động của cơ quan và cán bộ Nhà nớc.

12


Biết, bàn, làm, kiểm tra ở đây đặt trong mối quan hệ với đờng
lối, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc.
Biết không phải là vấn đề nhận thức một cách chung chung, không

phải là toàn bộ vấn đề dân đề dân trí. Biết ở đây là quyền đợc thông tin một
cách đầy đủ và trung thực. Qua sự nhận biết từ thông tin, dân biết đợc quyền
và nghĩa vụ của mình, từ đó mới hiểu, mới có cơ sở để bàn, để làm và để kiểm
tra. Do vậy, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nớc và hệ thống chính trị cơ sở
là phải thông báo thờng xuyên, đầy đủ đờng lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nớc; những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phơng một cách sâu
rộng trong nhân dân. Quy chế quy định những điều dân đợc biết là một bớc cụ
thể hóa quyền đợc thông tin của công dân quy định tại Điều 59, Hiến pháp
1992.
Dân bàn - là một khái niệm để chỉ quyền tham gia ý kiến nhân dân.
Bàn để đi đến những quyết định trực tiếp; bàn để thực hiện; bàn để tham gia ý
kiến, để từ đó, cơ quan đại diện quyết định.
Dân làm - dân không chỉ là đối tợng đợc biết, đợc bàn và dân còn là
chủ thể trực tiếp của quá trình thực hiện. Khi đợc biết, đợc bàn, đợc tham gia ý
kiến, thì việc thực hiện sẽ thuận lợi. T tởng là cái gốc của hành động. T tởng
thông, hành động cách mạng của nhân dân sẽ đợc đẩy lên mức cao. Dân hồ
hởi, phấn khởi thì đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc sẽ trở
thành phong trào thi đua sâu rộng và có hiệu quả trong nhân dân.
Dân kiểm tra - Đây cũng là vấn đề thuộc bản chất của nền dân chủ
XHCN, nhân dân có quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức, cơ
quan Nhà nớc trong khuôn khổ pháp luật; từ công tác kiểm tra để có kiến nghị
chấn chỉnh, bổ sung với mục đích là làm cho hoạt động của các cơ quan này
lành mạnh hơn, dân chủ và hiệu quả hơn. Nội dung dân kiểm tra là nội dung
khó nhất trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân hiện nay.

13


Cả bốn khâu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là một quy
trình kín, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động, thúc đẩy lẫn nhau nhằm phát

huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Phơng châm dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra đợc thực hiện dới hai hình thức: Dân chủ trực tiếp và dân
chủ đại diện.
Nghị quyết Hội nghị Trung ơng ba (khóa VIII) đã nhấn mạnh: Điều
quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lợng dân chủ trực tiếp một cách thiết
thực, đúng hớng và có hiệu quả [10,43].
Tại Hội nghị này, Đảng ta đã nhấn mạnh tính bức thiết của chế độ dân
chủ trực tiếp ở cơ sở là: Nghiên cứu thực hiện từng bớc chế độ dân chủ trực
tiếp, trớc hết ở cơ sở [10,47].
Với ý nghĩa, tầm quan trọng trên, Đảng, Nhà nớc ta ban hành và thực
hiện QCDCCS là khách quan, khoa học, đáp ứng nhu cầu xã hội, thể hiện nội
dung quan trọng của dân chủ XHCN ở nớc ta. Đồng thời, góp phần thực hiện
mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. tình hình thực hiện QCDCCS ở xã nghi kim (thành phố
vinh) trong những năm gần đây
2.1. Khái quát một số nét về tình hình, đặc điểm của xã Nghi Kim có ảnh
hởng đến việc thực hiện QCDCCS.
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên.
Nghi Kim trớc đây là một trong 34 xã, thị trấn của huyện Nghi Lộc,
cách thị trấn Quán Hành 6km về phía Tây Nam và cách thành phố Vinh
khoảng 6km theo hớng Bắc.
+ Phía Đông giáp xã Nghi Ân, Nghi Đức (Thành phố Vinh).
+ Phía Nam giáp xã Nghi Phú (Thành phố Vinh).
+ Phía Tây giáp huyện Hng Nguyên.
+ Phía Bắc giáp xã Nghi Liên, Nghi Vạn (Huyện Nghi Lộc).
Từ 1/7/2008, Nghi Kim đợc sát nhập vào thành phố Vinh.
14


Theo quy hoạch địa giới, Nghi Kim có diện tích tự nhiên là 737,66ha

trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 526,83ha, đất ở: 54,92ha, đất chuyên
dùng: 143,61ha, đất nuôi trồng thủy sản 18,53ha. Dân số: 9.469 ngời.
Địa hình Nghi Kim chia làm 2 vùng: Vùng đất cao là đất pha cát rất
thích hợp cho làm rau màu, trồng ngô, lạc, đậu, ngày nay đang dần chuyển đổi
trồng hoa, các loại rau sạch phù hợp với kinh tế thị trờng, và vùng đất thấp là
đất thịt rất thích hợp cho việc trồng lúa nớc.
Về giao thông vận tải: Có đờng quốc lộ 1A và đờng sắt chạy qua địa
bàn xã theo hớng Bắc - Nam. Có đờng liên huyện xuất phát từ quốc lộ 1A
chạy qua trung tâm xã lên Hng Nguyên, tiếp liền với quốc lộ 46 lên huyện
Nam Đàn quê Bác. Có đờng Đặng Thai Mai chạy dọc phía Nam xã. Ngoài ra
có các đờng trục ngang, dọc (đờng liên xóm) và đờng nội xóm phần lớn đã
đều đợc nhựa hóa.
Là một xã đồng bằng, nằm trong phông chung của khí hậu Nghệ An
nhiệt đới ẩm gió mùa, gió mùa đông bắc, gió tây nam nóng khô, thờng gọi là
gió Lào, gió đông nam thổi vào nên mát mẻ. Nhiệt độ trung bình 23 0C. Cũng
nh toàn thể nhân dân trong tỉnh, c dân Nghi Kim đã vất vả nhiều trong việc
chế ngự thiên nhiên, với khí hậu và thời tiết để sản xuất, tạo dựng cuộc sống.
2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội.
- Về kinh tế: Nghi Kim nằm trong vùng kinh tế năng động của huyện
Nghi Lộc trớc đây, có lợi thế quan trọng trong chiến lợc phát triển kinh tế - xã
hội, là cửa ngõ giao lu kinh tế phía Bắc thành phố Vinh. Thơng mại dịch vụ
phát triển theo nhịp điệu phát triển của nền kinh tế thị trờng. Có hàng trăm cửa
hàng, cửa hiệu làm dịch vụ chế biến nông sản, cơ khí, cửa hàng phục vụ ăn
uống, có hàng nghìn mặt hàng đợc trao đổi từ trong Nam ngoài Bắc vào suốt
ngày đêm.
Hiện nay, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 26,8%, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp 20,2%, dịch vụ, thơng mại chiếm tới 53%.

15



- Về văn hóa giáo dục: Cùng với quá trình tạo dựng cuộc sống vật chất,
các thế hệ dân c sống trên địa bàn Nghi Kim đã không ngừng phấn đấu để mở
mang dân trí và họ đã giành đợc nhiều thành quả đáng kể trên con đờng học
hành và thi cử.
Cổ vũ phong trào học tập là một truyền thống tốt đẹp của các làng xã
Nghi Kim từ xa xa, đến nay xã vẫn giữ đợc truyền thống đó. Các hội khuyến
học của xã, của các dòng họ đã đợc thành lập để phát huy tác dụng động viên
con em trong xã thi đua học tập, hàng năm xã đều có hỗ trợ một phần kinh phí
cho các cháu học giỏi, các cháu có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, mặc dù trong
khó khăn, con em Nghi Kim vẫn học giỏi, có nhiều ngời thành đạt, là cán bộ
trong cơ quan nhà nớc, trong quân đội, có ngời trở thành nhà doanh nghiệp
trong giai đoạn cách mạng mới.
Qua quá trình hơn 50 năm thành lập xã, hơn 20 năm đổi mới và xây
dựng, Nghi Kim đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế xã hội.
2.1.3. Về chính trị.
Tình hình t tởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Nghi Kim nhìn
chung là tốt, tuyệt đại bộ phận đều kiên định với mục tiêu, lý tởng của Đảng.
Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ từng bớc đợc củng cố và nâng
cao. Ban chấp hành Đảng bộ xã đã chăm lo và xây dựng đợc khối đại đoàn kết
thống nhất trong Đảng. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, làm tốt
nhiệm vụ kiểm tra theo điều lệ và các nghị quyết của Đảng. ủy ban kiểm tra
các cấp hoạt động tích cực và có hiệu quả, phối hợp với các cấp, các ngành
giải quyết cơ bản các đơn th, vụ việc khiếu tố, khiếu nại
HĐND các cấp ngày càng thể hiện rõ hơn là cơ quan quyền lực Nhà nớc
ở địa phơng. Chất lợng hoạt động của HĐND, các ban của HĐND và các đại
biểu ngày càng đợc nâng cao.

16



Các tổ chức, đoàn thể (ủy ban MTTQ, Công đoàn, Đoàn thanh niên,
Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân) hoạt động ngày càng
đi vào chiều sâu và có hiệu quả.
Những đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho xã Nghi Kim bớc vào sự
nghiệp CNH, HĐH nói chung, cho việc thực hiện QCDCCS nói riêng. Song,
cũng còn một số khó khăn, trở ngại đáng kể.
Vì là một xã ngoại thành mới sát nhập vào thành phố Vinh từ tháng
7/2008, nên nhìn chung, xã Nghi Kim vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế
nh: tốc độ tăng trởng kinh tế còn chậm, tốc độ đô thị hóa có tiến bộ, song kết
cấu hạ tầng cha đồng bộ, công tác quản lý quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập,
việc huy động các nguồn lực, nhất là từ nguồn lực đóng góp của nhân dân để
xây dựng cơ sở hạ tầng cha mạnh. Đáng nghiêm trọng là t tởng bảo thủ, trông
chờ, ỷ lại, chậm đợc khắc phục, đảng viên có t tởng trung bình chủ nghĩa,
không phát huy tác dụng chậm đợc sàng lọc. ý thức học tập, nghiên cứu nghị
quyết của một bộ phận đảng viên còn yếu. Hiểu và vận dụng nguyên tắc tập
trung dân chủ cha đầy đủ, thậm chí còn bị vi phạm ở một số cấp ủy Đảng.
Tình trạng mất dân chủ, mất đoàn kết nội bộ ở một số đơn vị khắc phục
chậm và xử lý thiếu dứt điểm. Tính chiến đấu trong công tác t tởng cha cao,
thiếu sắc bén Chất lợng đội ngũ cán bộ chủ trì còn nhiều bất cập. Một bộ
phận cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng cha đợc xử lý nghiêm minh, làm
giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nớc Bộ máy kiểm tra,
thanh tra các cấp cha đồng bộ. Xử lý một số vụ việc còn biểu hiện hữu
khuynh, né tránh, đùn đẩy, giải quyết và xử lý cha kiên quyết.
Công tác cải cách hành chính cha đợc quan tâm đúng mức. Vai trò quản
lý, điều hành của chính quyền các cấp trong việc cụ thể hóa nghị quyết của
Đảng, tổ chức chỉ đạo thực hiện ở một số khâu còn hạn chế; vai trò lãnh đạo
của đảng đối với MTTQ và các đoàn thể quần chúng nhân dân có biểu hiện

17



quan liêu, thiếu kiểm tra dẫn đến để xảy ra vụ việc gây bất bình trong Đảng bộ
và nhân dân.
Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở cha đợc triển khai rộng rãi. Đấu
tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thơng mại đạt hiệu quả không
cao.
Ngoài ra, xã Nghi Kim còn một số khó khăn khác nh điều kiện tự
nhiên, khí hậu khắc nghiệt. Lực lợng lao động dồi dào nhng tỷ lệ đợc đào tạo
còn ít, tay nghề còn thấp. Tình trạng thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao. Tệ nạn xã
hội và các loại tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều tiềm ẩn khó lờng.
Những thuận lợi và khó khăn trên cả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội sẽ là những yếu tố ảnh hởng trực tiếp đến sự phát triển của xã Nghi Kim
nói chung, và việc thực hiện QCDCCS nói riêng.
2.2. Tình hình thực hiện QCDCCS ở xã Nghi Kim.
2.2.1. Những kết quả đã đạt đợc và nguyên nhân.
2.2.1.1. Những kết quả đã đạt đợc.
Có thể đánh giá khái quát những kết quả đã đạt đợc qua gần 10 năm
thực hiện Quy chế dân chủ ở xã Nghi Kim nh sau:
Thứ nhất, trên lĩnh vực nhận thức.
Muốn thực hiện tốt QCDCCS, phải nhận thức đúng đắn. Do vậy, để cán
bộ, đảng viên và nhân dân nhanh chóng tiếp cận với quy chế, hiểu quy chế,
tạo nên sự thống nhất, đồng tình cao trong nhận thức và hành động, BCĐ đã
tiến hành phổ biến, tuyên truyền, giải thích nội dung chỉ thị 30/CT-TW của Bộ
Chính trị và nội dung QCDC theo nghị định 29/NĐ-CP. Hình thức phổ biến,
tuyên truyền đợc tiến hành đa dạng và phong phú nh: Tổ chức học tập tập
trung tại hội trờng; qua mạng lới truyền thanh của địa phơng, qua việc hớng
dẫn tự nghiên cứu.
BCĐ đã phân công các thành viên trong ban trực tiếp xuống các xóm tổ
chức học tập, quán triệt cho nhân dân hiểu rõ đợc mục đích yêu cầu và các vấn


18


đề quan trọng trong QCDCCS, chủ yếu những vấn đề cần thông báo cho dân,
những vấn đề dân bàn và quyết định trực tiếp, những vấn đề dân bàn trớc lúc
HĐND - UBND quyết định, những vấn đề nhân dân giám sát, kiểm tra cũng
nh xây dựng khối cộng đồng dân c.
Thông qua công tác quán triệt học tập, tuyên truyền nhận thức của nhân
dân về QCDCCS đợc nâng lên một bớc về hiểu biết, nắm chắc, đã vận dụng để
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là các vấn đề sau:
* Những vấn đề cần thông tin cho nhân dân biết: Trong quá trình hoạt
động của mình, chính quyền xã Nghi Kim đã nắm chắc 14 vấn đề mà chính
quyền cần thông báo cho nhân dân, nh các chính sách pháp luật, các quy định
của Nhà nớc và của địa phơng về thủ tục hành chính giải quyết công việc liên
quan đến dân, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã. Dự toán và
quyết toán ngân sách xã, các khoản đóng góp của dân, chủ trơng kế hoạch về
xoá đói giảm nghèo, công tác văn hoá, phòng chống các tệ nạn xã hội, an ninh
quốc phòng...
* Những vấn đề nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: BCĐ căn cứ vào
QCDCCS và đã có những chủ trơng, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội hàng năm. Tổ chức họp nhân dân các xóm để nhân dân bàn bạc, tham gia
cho ý kiến và quyết định trực tiếp nh đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng (Điện - Đờng - Trờng - Trạm...); các loại quỹ nh: Quỹ khuyến học... Thành lập các ban
giám sát thi công các công trình từ các nguồn vốn do nhân dân đóng góp, vận
động ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện,
không áp đặt phân bổ bình quân. Qua quá trình thực hiện đa số nhân dân đều
đồng tình ủng hộ và thấy rõ đợc vai trò của việc ban hành QCDCCS.
* Những vấn đề nhân dân bàn tham gia ý kiến trớc khi HĐND và
UBND quyết định: Trong những năm qua, đặc biệt, sau khi có QCDCCS, các
vấn đề đợc dân bàn, thảo luận, tham gia ý kiến đã phát huy có hiệu quả, chẳng

hạn sau khi có chủ trơng của UBND đa ra dự thảo các văn bản đã tổ chức họp

19


dân, để dân tham gia ý kiến và sau khi lãnh đạo xã đa ra quyết định thì nhân
dân hăng hái, vui vẻ thực hiện. Nhờ phát huy dân chủ rộng rãi nên các chủ trơng, quyết định đa ra đều hợp lòng dân, đợc nhân dân đồng tình ủng hộ và
sớm đi vào cuộc sống.
* Những việc nhân dân giám sát kiểm tra: Để tạo điều kiện cho dân
giám sát kiểm tra hết các hoạt động của chính quyền và đoàn thể từ xã đến
xóm, đã kiện toàn Ban thanh tra nhân dân, do dân bầu ra, mỗi xóm có một
thanh tra viên, hoạt động có hiệu quả, thông qua Ban thanh tra nhân dân đã
phản ánh kiến nghị kịp thời những vấn đề vi phạm của các thành viên HĐND UBND và các ban ngành đoàn thể từ để uốn nắn kịp thời.
Việc tạo điều kiện cho nhân dân giám sát kiểm tra đã từng bớc nâng cao
đợc ý thức, trách nhiệm, hạn chế bớt các hiện tợng tiêu cực tham nhũng, đã
tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế.
Trong quá trình đổi mới, nhờ đờng lối đúng đắn của Đảng về phát triển
nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nông dân, đa
đến những thành tựu quan trọng. Nhờ vậy đời sống của đại bộ phận nông dân
đợc cải thiện, mọi ngời phát huy tính năng động sáng tạo, chủ động trong sản
xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn
diện, nền nông nghiệp tăng trởng khá, từng bớc chuyển dịch theo hớng sản
xuất hàng hóa, khai thác đợc tiềm năng đất đai, lao động. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đúng hớng, thu đợc nhiều thành tích lớn, thu ngân sách đạt 11,6 tỷ
đồng, tổng sản lợng quy thóc đạt 4.370 tấn, tăng 6,4% so với thời kỳ 19952000, bình quân lơng thực đầu ngời 923 kg/ngời/năm. Hiện nay, xã đã đầu t
xây mới đợc 10 phòng học cao tầng, 12 nhà văn hóa, 1 nhà bia tởng niệm, xóa
hết nhà tranh tre nứa mét tạm bợ. Xã còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ
gia đình vay vốn, vật t, phân bón Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hớng sản
xuất hàng hóa, tổng đàn lợn bình quân từ 2,5 - 3 nghìn con, đàn gia cầm


20


40.000 - 45.000 con, đàn trâu bò sinh sản bình quân từ 800-900 con/năm. Chơng trình lai hóa đàn bò lai sin phát triển có trên 150 con bê lai.
Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng khá, năm 2008 đã xây dựng đợc 35,5km
đờng nhựa và bê tông, hệ thống trục đờng ngang hoàn chỉnh. Xây dựng hai
trạm điện, đảm bảo cho 100% hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt và làm dịch
vụ sản xuất. Tổng số vốn đầu t xây dựng trong 5 năm (2001 - 2005) là 7 tỷ
500 triệu đồng.
Tốc độ phát triển kinh tế Nghi Kim năm 2008 là 13%, thu nhập bình
quân đầu ngời là 517.000đ/ngời/ tháng. Hiện nay, tỷ lệ số hộ khá giàu chiếm
63%, 30% hộ trung bình, 7% hộ nghèo (theo tiêu chí mới). Theo tiêu chí cũ,
có trên 20% hộ giàu, 41% hộ khá, 36% hộ nghèo, không có hộ đói. Số hộ có
nhà bằng kiên cố 1.230 hộ, số hộ có nhà bằng bán kiên cố 930 hộ, gần 100%
hộ có hệ thống nghe nhìn, 100% hộ có điện thắp sáng, 37 ô tô tải, 11 máy xay
xát, 3.077 xe gắn máy.
Thứ ba, trên lĩnh vực chính trị.
Trong quá trình đổi mới, cùng với việc thực hiện dân chủ về kinh tế, xã
hội là việc thực hiện dân chủ về chính trị. Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng ta rất quan tâm đến việc
động viên nhân dân tham gia vào quá trình đổi mới, tạo điều kiện để nhân dân
trực tiếp tham gia quản lý xã hội, thực hiện quyền làm chủ của mình trên các
lĩnh vực.
Dân chủ về chính trị trớc hết là quyền đợc thông tin. Chính quyền ở xã
Nghi Kim đã tổ chức chỉ đạo nhiều kênh thông tin, nâng dần tỷ lệ ngời nông
dân hiểu biết pháp luật, nắm các chủ trơng, chính sách của tỉnh và của huyện.
Từ chỗ nắm đợc thông tin, nhân dân đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp ý kiến của
mình vào chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc nh tham gia vào các
cuộc bầu cử, đóng góp ý kiến cho các dự luật... Nhân dân đã cung cấp cho tổ

chức Đảng những thông tin về phẩm chất, lối sống của các cán bộ, đảng viên.

21


Có nhiều ý kiến của nhân dân đóng góp cho Đại hội Đảng các cấp bằng các
hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Công tác t tởng: đã tập trung hớng vào giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin,
t tởng Hồ Chí Minh, đờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc;
xác lập bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với con
đờng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đẩy lùi mọi t tởng dao động, hoài nghi,
bảo thủ, trì trệ; trông chờ, ỷ lại, xây dựng t tởng cách mạng tiến công, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng quê hơng giàu mạnh.
Công tác kiểm tra hoạt động của cán bộ cơ sở ngày càng đợc quan tâm
hơn. Nhiều xóm đã chủ động xây dựng đợc chơng trình kế hoạch cụ thể và xác
định trọng tâm, trọng điểm.
Công tác tiếp dân và giải quyết đơn th khiếu nại của nhân dân có nhiều
tiến bộ so với trớc, khắc phục đáng kể tình trạng đơn th khiếu kiện vợt cấp.
Tỉnh và huyện đã chỉ đạo, hớng dẫn xã tự giải quyết đơn th nên đã giảm bớt
tình trạng đùn đẩy giữa các cấp, các cơ quan, từ đó đã kịp thời nắm bắt đợc
tâm t nguyện vọng chính đáng của ngời nông dân, giải quyết có hiệu quả các
vụ việc... đem lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Những việc làm trên đây đã dần dần đem lại niềm tin trong nhân dân, bớc đầu làm cho nhân dân thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc
thực hiện quyền dân chủ.
Thứ t, trên lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Dân chủ và văn hoá có mối quan hệ mật thiết, tơng hỗ lẫn nhau. Trong
tiến trình đổi mới, chúng ta đang xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là điều kiện tốt để phát huy dân chủ.
Trong thời gian qua xã Nghi Kim đã đạt đợc nhiều tiến bộ trong công
tác giáo dục, y tế, văn hoá văn nghệ, thông tin tuyên truyền.

* Về giáo dục: Đã đạt đợc nhiều tiến bộ ở cả 3 cấp học; năm học 2007 2008 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 100%,

22


trung học phổ thông đạt 98%. Trờng Tiểu học và Trung học giữ vững danh
hiệu trờng chuẩn quốc gia nhiều năm liền. Xã đã vận động nhân dân đầu t xây
dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Tập trung đầu t xây dựng cơ sở vật chất trờng Mầm non, Tiểu học, Trung học đạt hàng tỷ đồng. Tỷ lệ huy động học sinh
đạt 100%. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ về công tác giáo dục thực sự đi vào
cuộc sống trên địa bàn toàn xã.
* Về công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Cơ sở vật chất
của trạm đợc quan tâm đầu t mua sắm và xây dựng khang trang. Các chơng
trình y tế quốc gia đợc triển khai đầy đủ, tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao.
Phong trào vệ sinh, phòng bệnh, phòng trừ dịch đã đợc chú ý ngăn ngừa bao
vây dập tắt. Đến nay xã đã có bác sỹ, 16/16 xóm đã có y tá chăm sóc sức
khỏe. Đã có bác sỹ t nhân khám chữa bệnh trên địa bàn xã. Ngành y tế của xã
hàng năm đều đợc xếp vào loại xuất sắc. Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia.
* Về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình và văn hoá văn nghệ,
thông tin, thể dục thể thao: Thực hiện chơng trình dân số kế hoạch hóa gia
đình đã có chuyển biến mới. Trong 5 năm (2001-2005) tỷ suất sinh còn
13,4%. Năm 2008, có 9 xóm không có ngời sinh con thứ 3. Các hoạt động văn
hóa - văn nghệ đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tạo ra không khí thi đua, phấn
khởi trong nhân dân, tham gia đầy đủ các phong trào do huyện tổ chức. Hoạt
động thông tin, tuyên truyền đợc đầu t củng cố, ngoài hệ thống đài truyền
thanh của xã, đến nay 16/16 xóm mua sắm trang thiết bị thêm, nh hệ thống
tăng âm, loa máy nhằm phục vụ tốt hơn công tác chỉ đạo và thông tin cho
nhân dân.
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đợc xác định giữ vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, từ đó thực hiện chủ trơng của tỉnh,
xã Nghi Kim đã có những quyết định đúng đắn và phù hợp với địa bàn của

mình. Trong 5 năm qua, bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động kết hợp

23


với biện pháp hành chính, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã đem lại
nhiều hiệu quả thiết thực.
Tính đến nay, hầu hết các xóm đều có nhà văn hóa, số gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa đạt 85%, 11 đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa cấp tỉnh.
Hiện nay 100% các xóm có hệ thống loa truyền thanh, 100% hộ gia đình có
máy nghe nhìn, 800 máy điện thoại cố định, các xóm đều có sân đá bóng, đội
văn nghệ.
Có thể nói, trong mấy năm qua, xã Nghi Kim đã triển khai nhiều hoạt
động bổ ích từ phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên giúp nhau giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống, đến
chơng trình dân số, sức khoẻ môi trờng, phòng chống tệ nạn xã hội, phong
trào tuổi trẻ giữ nớc, với các chơng trình "Uống nớc nhớ nguồn", "Giữ gìn an
toàn giao thông"... tất cả đều góp phần xây dựng một môi trờng văn hoá lành
mạnh, tạo điều kiện cho việc mở rộng dân chủ. Nhiều xóm đã biết khơi dậy
tinh thần làm chủ của nhân dân để thực hiện tốt các phong trào và chính nhân
dân đã trở thành động lực thúc đẩy các phong trào ngày càng phát triển.
2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu.
Những thành tựu trong việc thực hiện và phát huy dân chủ ở xã Nghi
Kim là to lớn rất đáng tự hào. Thành tựu đó là kết quả tổng hợp của nhiều
nhân tố khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan:
Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Nghi Kim.
Đảng bộ xã Nghi Kim đã chủ động tiếp thu các văn bản của T.W, Tỉnh
ủy, UBND Tỉnh, Huyện. Đã kịp thời tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc sát sao quá trình thực hiện QCDCCS. Đồng thời, thờng xuyên tổng
kết, rút bài học kinh nghiệm

Do vậy, đó là yếu tố quyết định đến việc thực hiện có hiệu quả
QCDCCS ở xã Nghi Kim trong thời gian qua.

24


Thứ hai, do có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể
trong hệ thống chính trị ở xã Nghi Kim.
Thứ ba, phát huy đợc tinh thần dân chủ, đoàn kết trong nhân dân.
Thứ t, có đội ngũ cán bộ, Đảng viên thực sự đã trở thành những hạt
nhân tích cực, đầu tàu gơng mẫu của quá trình triển khai, thực hiện QCDCCS.
Đặc biệt là BCĐ thực hiện QCDCCS.
Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân nh:
- Chủ trơng xây dựng và thực hiện QCDCCS đợc thực tế khẳng định là
hoàn toàn đúng đắn. Nó không những đáp ứng đợc những đòi hỏi bức xúc của
cuộc sống hàng ngày, mà còn nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ của
nhân dân một cách sâu, rộng trong cả quá trình cách mạnh. Do vậy, đợc đa số
nhân dân đồng tình, ủng hộ và hởng ứng cao.
- Quá trình triển khai, thực hiện quy chế, đợc sự quan tâm, theo dõi, và
chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phơng. Sự tham gia
nhiệt tình, đầy trách nhiệm của MTTQ, của các đoàn thể quần chúng. Đặc biệt
là vai trò của Đảng bộ, chi bộ.
Trong 300 ý kiến đợc hỏi, kết quả:
+ Đã phát huy vai trò: có 227 ý kiến trả lời, chiếm tỷ lệ 75,67%.
+ Cha phát huy vai trò: có 73 ý liến trả lời, chiếm tỷ lệ 24,33%.
- Công tác tổ chức, tuyên truyền đợc chuẩn bị khá chu đáo, cẩn trọng,
đúng quy trình.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế.
Thứ nhất, trên lĩnh vực nhận thức.

- Về phía cán bộ, Đảng viên, các cấp lãnh đạo chính quyền:
+ Do nhận thức về dân chủ còn hạn chế, cha thấy hết đợc tầm quan
trọng, ý nghĩa sâu sắc, tính cấp bách và lâu dài của việc thực hiện QCDCCS
nên không ít cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công

25


×