Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Sự biến đổi hình thức chữ quốc ngữ từ năm 1651 đến 1895 luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 118 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Hoành thị thanh

Sự biến đổi hình thức chữ quốc ngữ từ năm
1951 đến 1895

CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
Mã số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ngời hớng dẫn khoa học:
ts. đoàn hoài nguyên

Vinh - 2011


2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việt Nam qua nhiều thế kỷ đã sử dụng chữ Hán của người Trung Quốc
làm “Quốc gia văn tự” để biểu hiện tình cảm, tư tưởng. Sau này, người Việt dựa vào
chữ Hán sáng chế ra chữ Nôm. Chữ Hán và chữ Nôm khó học, mất nhiều thời gian
nên nhân dân lao động không thể theo học và rơi vào tình trạng mù chữ.
Và thế là, chữ Hán và chữ Nôm chỉ mới ảnh hưởng đến tầng lớp trên của xã
hội, còn đa số nhân dân lao động vẫn chưa có chữ viết để biểu hiện tư duy, tình cảm
và tư tưởng của mình. Đến thế kỷ XVII các giáo sĩ người châu Âu vào Việt Nam
truyền bá Kitô giáo, đã nảy sinh ý tưởng sáng chế ra một thứ chữ viết mới, sau này


gọi là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ trước khi trở thành chữ viết chính thức của
người Việt đã sử dụng làm công cụ truyền giáo và giao lưu văn hoá giữa người châu
Âu với nhân dân bản xứ. Chữ Quốc ngữ phát triển qua nhiều thế kỷ đã có sự biến
đổi về các hình thức chữ viết ngày càng hoàn thiện và trở thành thứ chữ viết tiện lợi
như ngày nay.
1.2. Chữ Quốc ngữ là phương tiện quan trọng để gìn giữ bản sắc và hiện đại
hoá nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhưng ngày nay, do chịu sự tác động của nền
kinh tế thị trường, một bộ phận người Việt Nam chưa nhìn nhận đúng vai trò, giá trị
của chữ Quốc ngữ đối với sự tiến hoá của dân tộc nên có tư tưởng xem nhẹ việc học
tiếng Việt, học chữ Quốc ngữ. Qua nghiên cứu đề tài “Quá trình biến đổi hình thức
chữ Quốc ngữ từ năm 1651 đến 1895”, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ
sự biến đổi của hình thức chữ Quốc ngữ qua các giai đoạn phát triển.
1.3. Chữ Quốc ngữ là loại hình văn tự ghi âm tái hiện lại chuỗi âm thanh của
tiếng Việt. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu quá trình vận động và phát triển các hình
thức chữ Quốc ngữ trong tương quan với sự vận động và phát triển của hệ thống
ngữ âm tiếng Việt qua các thời kỳ. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
lịch sử phát triển của tiếng Việt và lịch sử chữ Quốc ngữ nên việc nghiên cứu đề tài
này có nhiều thuận lợi. Các kiến thức tiếp nhận được từ kết quả nghiên cứu lịch sử


3
của tiếng Việt là cơ sở để giải quyết các vấn đề như: sự tồn tại của các hình thức
chữ viết “bl”, “tl”, “tr” và tương quan giữa chúng trong chức năng thể hiện phụ âm
đầu tiếng Việt ở thế kỉ XVII.
1.4. Nghiên cứu đề tài “Quá trình biến đổi hình thức chữ Quốc ngữ từ năm
1651 đến 1895” còn góp phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu sự biến đổi của
chữ Quốc ngữ từ khi phôi thai ra đời đến khi hoàn thiện nhất là nghiên cứu chữ
Quốc ngữ trong các cuốn “Từ điển Việt - Bồ - La”, của Alexandre de Rhodes, xuất
bản năm 1651;“Từ điển Việt – La”, của Pigneau de Béhaine, năm 1772; “Từ điển
Việt - La”, của Taber, năm 1838 và cuốn “Đại Nam quấc âm tự vị”, của Huỳnh

Tịnh Của, năm 1895.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Sự biến đổi hình thức chữ Quốc ngữ từ năm 1651 đến 1895” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Các vấn đề về chữ Quốc ngữ, từ lâu đã trở thành đề tài cuốn hút nhiều nhà
khoa học tham gia nghiên cứu. Giữa thế kỷ XIX, khi chữ Quốc ngữ bắt đầu rời
khỏi cánh cửa của nhà thờ để đưa vào phổ biến rộng rãi trong xã hội, nhiều người
ngay lúc đó đã thấy những hạn chế trong hệ thống chữ viết này. Do nhu cầu của
việc dạy viết, dạy đọc, nhiều vấn đề về chữ Quốc ngữ đã được đề cập đến. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này, chữ Quốc ngữ chưa phải là đối tượng chính của các nhà
nghiên cứu mà nó chỉ được đề cập đến thông qua việc nghiên cứu các vấn đề khác
của tiếng Việt như ngữ âm, ngữ pháp... Đến nửa đầu thế kỷ XX, phong trào cải
cách chữ Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều tạp chí, nhiều nhà nghiên
cứu tích cực tham gia. Đỗ Thận đã viết cuốn “Chữ kuốk ngữ mới” liên quan đến
vấn đề này. Sau đó, hàng loạt bài báo về cải cách chữ Quốc ngữ đăng trên nhiều tạp
chí như: Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, Phụ nữ Tân văn... Có nhiều vấn
đề được đưa ra tham khảo, thảo luận và cả tranh luận tạo nên một phong trào hết
sức sôi nỗi.


4
Đến năm 1956, một cuộc hội thảo lớn về cải tiến chữ Quốc ngữ đã được tổ
chức tại Sài Gòn. Sau đó, năm 1961, lại có hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ tổ chức
tại Hà Nội. Các tài liệu liên quan đến hai cuộc hội nghị đã được xuất bản thành
sách. Xung quanh vấn đề này, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau như: ý kiến về đề
nghị cải cách đơn vị cấu tạo chữ viết (viết liền thành từ thay vì viết theo âm tiết như
cũ); ý kiến về sự thay đổi các dấu trên nguyên âm, các ký hiệu ghi thanh điệu. Bên
cạnh đó, còn nhiều ý kiến đề nghị thay thế một số hình thức chữ viết ghi phụ âm
đầu hoặc phụ âm cuối được coi là bất hợp lý đang lưu hành trước đó.

2.2. Trong Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, ở miền Nam có nhiều công
trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ của các linh mục. Họ là những người có điều
kiện tiếp xúc với các tư liệu lưu trữ trong thư tịch cổ ở thư viện Toà Thánh
Vanticăng, thư viện của hội thừa sai Paris và thư viện các chủng viện khác. Ưu
điểm của các nhà nghiên cứu này là đọc được tiếng Latinh cổ nên có thể hiểu thấu
đáo vấn đề. Tuy nhiên, họ không phải là các nhà ngôn ngữ học, nên chỉ mới nghiên
cứu chủ yếu về phương diện lịch sử. Vì mục đích của họ, không phải là nghiên cứu
ngôn ngữ mà là nghiên cứu lịch sử truyền giáo Việt Nam và Giáo Hội đối với văn
hoá Việt Nam.
Năm 1958, linh mục Thanh Lãng cho xuất bản cuốn “Biểu nhất lãm văn học
cận đại”, ông chú ý đến vai trò của nền văn chương công giáo đối với việc phát triển
văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ XIX.
Bài viết “Chung quanh vấn đề thành lập chữ Quốc ngữ” của Nguyễn Khắc
Xuyên (1959) khẳng định: sự thành lập chữ Quốc ngữ nằm trong bối cảnh chung về
công cuộc Latinh chữ viết một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật
Bản. Nguyễn Khắc Xuyên còn chú ý đến vai trò của Alexandre de Rhodes đối với
sự nghiệp sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Về vấn đề này, đã có rất nhiều ý kiến khác
nhau, phần đông đều thống nhất rằng việc sáng tạo chữ Quốc ngữ là công trình kế
tục của nhiều nhà thừa sai Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, trong đó, vai trò của Alexandre de
Rhodes là đặc biệt quan trọng. Những bài khảo sát về sau của Nguyễn Khắc Xuyên,
Trần Đức Khâm, Nguyễn Khắc Kham liên quan đến các hình thức chữ Quốc ngữ từ


5
năm 1631 đến 1648. Trong bài “Lược khảo về Từ điển Việt-Bồ -La” của Nguyễn Khắc
Xuyên, đã cung cấp một số tư liệu đáng lưu ý.
Bài viết “Những chặng đường của chữ viết Quốc ngữ” của Thanh Lãng
(1961) cung cấp một cái nhìn tổng quát diễn biễn các hình thức chữ Quốc Ngữ từ
năm 1662 đến 1838.
Ngoài ra, còn một số nhà ngôn ngữ học ở miền Nam đã tham gia vào công

cuộc nghiên cứu chữ Quốc ngữ như: Lê Ngọc Trụ, Bùi Đức Tịnh, Vương Hữu Lễ.
Trong đó, đáng chú ý hơn cả là những công trình chuyên khảo một số đặc điểm cụ
thể của hệ thống ghi âm tiếng Việt. Bài báo của A.G Haudricounrt về “Nguồn gốc
các đặc điểm của bộ chữ cái Việt Nam” đã đi sâu phân tích nguồn gốc và các đặc
điểm của việc vay mượn bộ ngữ cái Latinh để xây dựng bộ chữ cái tiếngViệt.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ như đã nêu, chỉ mới đề
cập đến một số vấn đề về lịch sử chữ viết mà chưa tập trung nghiên cứu sự biến đổi
của hình thức chữ Quốc ngữ từ năm 1651 đến 1895. Nhưng các công trình nghiên
cứu đó sẽ là những tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho chúng tôi nghiên cứu
đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Về không gian, đề tài nghiên cứu về “Quá trình biến đổi hình thức chữ
Quốc ngữ từ năm 1651 đến năm 1895”.
- Về thời gian nghiên cứu, đề tài tập trung khảo sát quá trình biến đổi của
chữ Quốc Ngữ từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ XIX.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được những vấn đề của luận văn đặt ra, về phương pháp chúng
tôi sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu vấn đề này.


6
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
cụ thể sau:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
- Phương pháp so sánh
- Dùng các thủ pháp so sánh, miêu tả và tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn
Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi cố gắng phác hoạ một cách khái quát nhất diễn
biến của sự thay đổi hình thức chữ Quốc ngữ qua các thế kỉ XVII, thế kỉ XVIII, thế kỉ

XIX. Từ đó, xác lập các xu hướng biến đổi của hình thức chữ Quốc ngữ (về phụ âm
đầu, phần vần và thanh điệu) qua từng thời kỳ.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những kiến thức về lịch sử
phát triển của chữ Quốc ngữ, giúp cho cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và thế
hệ trẻ Việt Nam có cách hiểu thấu đáo hơn về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ,
trong quá trình phát triển chung của lịch sử văn tự Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Quá trình ra đời của chữ Quốc ngữ
Chương 2. Hình thức chữ Quốc ngữ từ năm 1651 đến 1659
Chương 3. Hình thức chữ Quốc ngữ từ năm 1772 đến 1895


7

Chương 1
QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
1.1. Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ
1.1.1. Những thứ chữ chính đã lưu hành ở Việt Nam trước khi có chữ
Quốc ngữ
Ngôn ngữ là hiện tượng cộng sinh của tư duy. Nếu không có một hệ thống tín
hiệu biểu hiện những ý niệm, gọi là ngôn ngữ thì chúng ta không thể tư duy được.
Ngôn ngữ thông thường tồn tại dưới hai dạng: lời nói và chữ viết.
Lời nói là tín hiệu dạng thứ nhất của ngôn ngữ, hoạt động được nhờ khí quan
phát ra. Trong một thời gian dài, loài người chỉ biết nói nhưng chưa biết viết. Chữ
viết là dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển của xã hội loài người, cũng
như của từng dân tộc. Chữ viết là tín hiệu thứ hai của ngôn ngữ là tín hiệu của tín
hiệu, nó giữ vai trò ghi chép, lưu giữ và quảng bá các nền văn hoá, văn minh. Chữ
viết có hai loại, loại tượng hình tượng ý mà tiêu biểu là chữ Trung Quốc, loại tượng

thanh tái hiện chuỗi âm thanh nối tiếp nhau trong khái niệm từ.
Dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh có những nét đặc
thù riêng. Sớm giao lưu tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ và
nhanh chóng du nhập một thứ chữ viết từ bên ngoài, trong khi, sự phát triển nội tại
chưa có văn tự, “cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy dấu tích của chữ Việt cổ, nếu
coi văn hoa trên trống đồng là một thứ chữ viết thì cần nghiên cứu lại, vả lại nếu như thế
thì đây cũng mới chỉ là những ký hiệu ở dạng rất thô sơ” [57; 13]. Dân tộc Việt du nhập và
tiếp nhận chữ Hán làm chữ viết chính thức trong suốt thời kỳ quân chủ, từ đó sáng tạo
ra một thứ chữ viết mới, gọi là chữ Nôm.
- Chữ Hán


8
Sách sử xưa cho rằng, nước ta có văn học từ thời Sĩ Nhiếp (187-226), “Ông là
thái thú ở Giao Châu đã dâng sớ đổi Giao Chỉ thành Giao Châu” [28; 43], có công
mở mang việc học, chăm sự dạy bảo cho nhân dân. Chính vì những công lao to lớn
của Sĩ Nhiếp mà người đời tôn ông là Nam Giao Học Tổ, và tự xưng là Sĩ Vương.
Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán hoàn thành công cuộc thôn tính Giao
Chỉ cho đến khi Sĩ Nhiếp làm thái thú là khoảng 300 năm. Chắc hẳn, người Giao
chỉ đã có người học hành thi đỗ và tham gia bộ máy cai trị của đế chế phong kiến
phương Bắc: “Một số người Việt Nam đổ đạt được bổ làm quan trong bộ máy cai trị
Trung Hoa như Lý Tiến, Lý Cầm” [60; 516]. Như vậy, chữ Hán đã lưu hành ở nước
ta trước thời Sĩ Nhiếp. Thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, nhà Hán sai Mã Viện là Phục
Ba tướng quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau thắng lợi, Mã Viện lập tức cho
khắc sáu chữ lên cột đồng “đồng trụ chiết, Giao chỉ tuyệt” vào khoảng năm 43 sau
công nguyên.
Như vậy, theo các nhà nghiên cứu thì chữ Hán xâm nhập vào nước ta từ thời
Bắc thuộc, cùng với quá trình xâm lược và đô hộ của chính quyền phương Bắc. Từ đó,
chữ Hán trong những buổi đầu được tầng lớp quý tộc người Việt tiếp nhận, dần dần
ảnh hưởng trong dân gian, và trở thành chữ viết chính thức cho dân tộc Việt trong suốt

thời kỳ Bắc thuộc cũng như thời đại của các ông vua quân chủ.
Học chữ Hán mất khá nhiều thời gian. Người xưa có câu “thập niên đăng
hoả, bất độc thông văn tự”, tức là mười năm đèn sách chưa đọc nổi cái văn tự. Vì
vậy, chữ Hán du nhập vào nước ta hàng nghìn năm nhưng chủ yếu là tầng lớp trên
của xã hội mới đủ sức học hành, đọc thông viết thạo và hiểu tường tận. Còn phần
lớn những cư dân nghèo khổ hầu như không thể theo học.
Như thế, chữ Hán tuy là sản phẩm du nhập từ bên ngoài, nhưng cha ông đã
biết tiếp nhận và xem nó là văn tự chính thức cho dân tộc trong suốt thời đại quân
chủ, làm cơ sở sáng chế ra một thứ chữ mới cho dân tộc gọi là chữ Nôm.
- Chữ Nôm


9
Từ ý thức dân tộc mạnh mẽ, cùng với sự khẳng định về lãnh thổ cũng như
văn hoá và chữ viết riêng biệt cho dân tộc, người Việt đã chế tác ra một thứ chữ viết
cho riêng mình, gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm ra đời từ rất sớm và phát triển ở thời Lý
- Trần, trở thành công cụ trong sáng tác thơ ca ở thời hậu Lê, thịnh hành trong công
cuộc hành chính thời Quang Trung và nở rộ ở thế kỷ XVIII với hàng loạt truyện thơ
nôm hữu danh, khuyết danh rực rỡ một thời, đồng thời góp phần không nhỏ vào kho
tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Tầng lớp trí thức có tinh thần dân tộc đã dựa vào chữ Hán sáng tạo ra chữ
Nôm theo các cách sau:
Thứ nhất, dùng những tiếng Việt nào đồng âm với Hán tự thì dùng ngay chữ
ấy làm chữ Nôm.
Thứ hai, ghép hai chữ Hán tạo thành một chữ Nôm, một chữ mượn âm, một
chữ mượn nghĩa, gọi là phép hình thanh.
Thứ ba, ghép hai chữ Hán cùng biểu ý, gọi là phép hội ý.
Thứ tư, đọc chệch âm Hán tự ra Nôm tự, hoặc viết bớt nét của chữ Hán thành
chữ Nôm.
Theo học giả Đào Duy Anh, nghiên cứu phương pháp cấu thành chữ Nôm

dựa theo Lục thư, tức sáu phép tạo chữ Trung Quốc là: “tượng hình, chỉ sự, chuyển
chú, giả tá, hình thanh và hội ý” [5; 61]. Ông nêu ra chữ Nôm chỉ dùng ba phép là
hội ý, hình thanh và giả tá của lục thư, trong đó hình thanh và giả tá là hai phép chủ
yếu thông dụng của chữ Nôm. Chữ Nôm cũng như chữ Hán học mất rất nhiều thời
gian, trong đó chữ Nôm chưa tạo thành những quy tắc thống nhất nên chữ viết ở
mỗi vùng có sự khác nhau và mỗi thời mỗi khác.
Trong quá trình sáng chế chữ Nôm, chữ Hán không đủ những nguyên âm
và phụ âm như trong tiếng Việt nên có nhiều trường hợp phải dùng âm tương tự,
gần giống, “chữ Nôm của ta không có tự mẫu và những âm vận do tự mẫu cấu
thành. Nó chỉ dùng chữ Hán đọc theo âm Hán Việt để làm phù hiệu ghi âm. Vì hệ
thống âm của tiếng Trung Quốc vốn nghèo hơn hệ thống âm của tiếng Việt, cho nên


10
so với tiếng Việt thì hệ thống âm Hán Việt cũng nghèo hơn. Bởi vậy, dùng chữ Hán
Việt làm nguyên tố thì không thể tạo nên một thứ chữ ghi âm lý tưởng, nghĩa là biểu
hiện ngữ âm hoàn toàn đúng. Cụ thể là, thường gặp trường hợp một chữ đọc theo
nhiều cách khác nhau và có những từ trải qua các thời thì cách viết lại thay đổi, do đó
người ta cho chữ Nôm là một thứ chữ khó đọc” [61; 76].
Chữ Nôm cả âm lẫn nghĩa phải vay mượn chữ Hán quá nhiều nét, dẫn đến
khó viết, khó nhớ. Một số thanh trong tiếng Việt có mà chữ Hán không có, nên phải
bổ khuyết bằng những dấu nháy để phân biệt.
Như vậy, qua hai thứ văn tự chính là chữ Hán và chữ Nôm lưu hành nhiều thế
kỷ ở Việt Nam đã mang lại những giá trị to lớn trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh
vực văn hoá. Tuy nhiên, văn tự chữ Hán và chữ Nôm còn nhiều hạn chế nhất định,
đặc biệt là rất khó học, làm cho tầng lớp dân nghèo không có điều kiện theo học rơi
vào tình trạng mù chữ. Từ đó, người Việt Nam chuyển sang hệ thống ghi âm bằng
mẫu tự Latinh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc.
Trong bối cảnh chung với các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc văn minh
Trung Hoa với hệ thống chữ tượng hình và văn minh Ấn Độ với chữ Phạn, thì chỉ

duy nhất dân tộc Việt Nam đã Latinh hoá được chữ viết.
1.1.2. Xu hướng Latinh hoá chữ viết ở châu Á
Vào các thế kỷ XVI, XVII, ý tưởng Latinh hoá một số ngôn ngữ Á Đông đã
manh nha, nhất là ở Nhật Bản và Trung Hoa.
- Nhật Bản
Trước năm 1548, một người Nhật tên là Yajiro đã theo học các nhà truyền
giáo Phan xi cô Xavic. Khi Yajiro làm nhiệm vụ thông ngôn cho thầy của mình đã
sử dụng các tài liệu ghi âm tiếng Nhật bằng mẫu tự Latinh. Đến năm 1591, dòng tên
đã có nhà in tại Amacusa và cho xuất bản một số sách bằng chữ Komaji, tức là chữ
Nhật được Latinh hoá. Năm 1592, cuốn “Giáo lý Kitô” ra đời và năm 1595 cuốn
“Từ điển La - Bồ - Nhật” xuất hiện. Năm 1632, Bộ truyền giáo tại Rôma cho xuất


11
bản 3 tác phẩm bằng chữ Komaji là “cách xưng tội, xét mình”, “Từ điển La - Bồ Nhật” và “ Ngữ pháp tiếng Nhật”.
- Trung Quốc
Trong khi đó tại Trung Hoa, theo nguyệt san “Văn hoá” tháng 9 năm 1959,
số 44 trang 1150, tác giả Nguyễn Khắc Xuyên viết: Từ năm 1604 đến năm 1641 tại
Philippine đã xuất bản quyển có khuynh hướng dùng chữ Âu châu để phiên âm Hoa
ngữ, như bộ “Từ điển Hoa ngữ”. Ngoài ra, trước năm 1589 hai cuốn từ điển “Hoa Bồ”, và “Bồ - Hoa” ra đời, đặc biệt là cuốn “Âm vận kinh” của Trigaalt đã sắp xếp
âm vận Hoa ngữ theo mẫu tự Latinh được sao chép rồi truyền tay nhau sử dụng cho
đến thế kỷ XVIII, XIX.
Như thế, việc Latinh hoá tiếng Nhật và tiếng Hoa như trên cho thấy ở thế kỷ
XVII xuất hiện khuynh hướng dùng mẫu tự Latinh phiên âm một số ngôn ngữ ở
châu Á và ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình Latinh hoá tiếng Việt. Những cuốn từ
điển “Bồ - Hoa”, “Hoa - Bồ” của Ricci và Huggieli khiến ta liên tưởng đến những
cuốn từ điển “Bồ - Annam”, “Annam - Bồ” của các ông Amaral và Barbôsa. Và
những cuốn “Cách xưng tội, xét mình”, “Từ điển La - Bồ - Nhật” ảnh hưởng đến
các cuốn “Phép giảng tám ngày”, “Từ điển Việt - Bồ - La”.
1.2. Sự sáng chế chữ Quốc ngữ

1.2.1. Chữ Quốc ngữ thời phôi thai
Lần theo lịch sử truyền giáo Việt Nam, có thể thấy, trước năm 1583 không
tìm thấy dấu vết gì của chữ Quốc ngữ, bởi vì, các Giáo sĩ cũng như thương nhân
đến Việt Nam trong giai đoạn này chỉ lưu lại một thời gian rất ngắn, nên chắc chắn
sẽ không có điều kiện để tìm hiểu tiếng Việt và càng không thể quan tâm đến vấn đề
cấu tạo của chữ viết.
Năm 1584, giáo sĩ Bartholomé Ruiz ở lại Đàng Ngoài hơn hai năm, nhưng
cũng không để lại dấu tích gì về việc sáng tạo chữ Quốc ngữ. Từ năm 1615, thời kỳ
các giáo sĩ dòng Tên, mới bắt đầu quan tâm đến việc học và sáng tạo chữ Quốc ngữ.


12
Nhà truyền giáo phương Tây đầu tiên thông thạo tiếng Việt là Francesco de
Pina. Ngay khi đến Việt Nam, Francesco de Pina đã tập trung vào học tập và
nghiên cứu tiếng Việt. Trong một thời gian ngắn ông đã thông thạo tiếng Việt, rồi
trở thành thầy dạy tiếng Việt cho nhiều nhà truyền giáo trong đó có Alexandes de
Rhodes. Ông đã dùng tiếng Việt vào giảng đạo và bắt đầu soạn sách ngữ pháp.
Theo trích dẫn của Nguyễn Phước Tương thì giáo sĩ Francesco de Pina từ năm
1620 đến năm 1622 đã biên soạn tại Hội An 4 công trình La tinh hoá tiếng Việt
gồm: Chuyên luận từ vựng, Các thanh tiếng An nam, Ngữ pháp tiếng An nam, và
Các truyện cổ tích ở Đàng Trong. Trong quá trình nghiên cứu tiếng Việt, Franesco
de Pina nhận được sự giúp đỡ của một trí thức trẻ tuổi người Viêt Nam có tên rửa
tội là Phêrô. Những điều trên chứng tỏ, Francisco de Pina mới là người có công đầu
trong quá trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mà không phải là Alexandes de Rhodes như
quan niệm xưa nay. Chính Alexandes de Rhodes đã từng xác nhận “ngay từ đầu tôi
đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê su rất
nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng
này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không
dùng thông ngôn” [1; 3]. Theo Roland Jacques trong cuốn “Các nhà truyền giáo Bồ
Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” cho rằng: “Chính lời

xác nhận của chính linh mục Pina, ngay từ năm 1622, ông đã hoàn thành việc xây
dựng một hệ thống chuyển mẫu tự La tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh
điệu tiếng Việt Nam. Ông đã làm được một tập tuyển và bắt đầu viết một bản văn
phạm. Kết quả đó, linh mục Pina đã đạt được một cách vất vả, với sự trợ giúp của
một số ít học sinh Việt Nam quy tụ chung quanh ông”[48; 85].
Tài liệu xưa nhất có dấu hiệu hình thức chữ Quốc ngữ vẫn còn được lưu
giữ đến nay là bản tường trình hàng năm của dòng Tên Nhật Bản (1620), mà linh
mục giám sát uỷ cho linh mục dòng Tên Joă Roiz dựa theo các báo cáo của Đàng
Trong soạn thảo để gửi cho linh mục Mutio Vitelleschi (Tổng giám mục dòng Tên ở
La mã).
Hình thức chữ Quốc ngữ được ghi nhận ở trong tài liệu này gồm các đơn vị sau:


13
Anam: An nam
Sinoa: Xứ hoá (Thuận Hoá)
ông thầy Ungue: Ông nghè
Cacham: Ca Chàm (Kẻ Chàm hay Thanh Chiêm)
Nuocman: Tên thành phố ở phía bắc Qui Nhơn
Ba fu: Bà phủ
Sai Tubin: Tên một người (Sãi Từ Bình)
Ban co: bàn cổ
Oundelim: Ông đề Lĩnh”
Cùng thời điểm này còn có hai tài liệu khác, là tài liệu viết tay của Gaspas
Luis và tài liệu kí sự của Critstoforo Borri. Trong đó, tài liệu của Gaspas Luis xuất
hiện những hình thức chữ Quốc ngữ sau:
Cacham: Kẻ chàm
Nuoc man: Nước mặn
Ungúe – Ungue: Ông nghè
Ban cô – Bancó: Bàn Cố

Tài liệu của Critstoforo Borri với nhan đề: “Rélation de la nouvelle Mission
des Pères de la compagnie de jésus au Royaume de la cochinchine”. Tài liệu được
chính thức xuất bản bằng tiếng Ý và được Bonifasy dịch lại sang tiếng Pháp năm
1631. Tài liệu của Critstoforo Borri được các nhà nghiên cứu xem là tài liệu đánh
dấu sự mở đầu quan trọng trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ. Bởi vì, đây là tài
liệu đầu tiên có số lượng khá nhiều hình thức chữ Quốc ngữ so với các tài liệu trước
đó. Chúng ta có thể tìm được rải rác trên các trang của tập ký sự những hình thức
chữ Quốc ngữ nằm xen vào các đoạn văn và các câu viết bằng tiếng Ý hoặc tiếng
Pháp. Kết quả thống kê thu được 70 đơn vị chữ Quốc ngữ (tính theo cách viết của


14
tác giả) với 129 lần xuất hiện. Các hình thức chữ Quốc ngữ xuất hiện trong ký sự
của Critstoforo Borri như sau:
Annam: Annam ( Việt Nam, theo cách gọi thời đó)
Ciampa: Nước Chăm
Tunchina: Đông Kinh
Lai: Lào, Nước Lào
Scin mocaij: Xin một cái
Chìa: Trà, chè
Sayc Kim: Sách Kinh
Sayc chiu: Sách chữ
Cò: có
Champa: Nước Chăm
Faifo: Hải phố (Hội An)
Con gnỏ muon bau tlom laom Hoalaom chiam: Con nhỏ muốn vào trong lòng
Hoalang chăng?
Muon bau dau christiam chiam: Muốn vào đạo Thiên chúa chăng?
Onsaij: ông sãi
Quangnghia: Quảng Ngãi

Chifu: Tên một làng
Da, an, nua, Da, an, het: Đã, ăn, nửa, Đã, ăn, hết (khi có nguyệt thực dân quê
Việt Nam tin là có gấu ăn Trăng)
Onsaij di lay: Ông Sãi đi lại
Banco: Bàn cổ
Xaca: Thích ca


15
Xin: Xin
Maa: ma
Maqui: Ma quỉ
Maco Maca: (Ma gà) theo cách nói của người miền núi
Bua: Vua
Chiuua: Chúa
Những tài liệu về chữ Quốc ngữ được tìm thấy sau đó phải kể đến như:
Tài liệu viết tay của Alexandre de Rhode năm 1625 có 3 hình thức chữ Quốc
ngữ:
Ainao: Hải Nam
Tunquim: Đông Kinh
Tunquin: Đông Kinh
Tài liệu viết tay của Gaspa Luis vào năm 1626 có những hình thức sau:
Dinh Cham: Dinh Chàm
Cacham: Ca Chàm (Kẻ Chàm)
Nuocman: Nước mặn
Quanghia: Quảng Nghĩa
Quinhin: Qui Nhơn
Ranran: Ran Ran (Đà Rằng)
Bendâ: Bến đá (tên một làng)
Bôdê: Bồ đề (tên một làng)

Ondedoc: Ông đề đốc
Unghe Chieu: Ông Nghè Chiêu
Nhit la khaum: Nhất là không


16
Khaum la nhit: Không là nhất
Ondelimbay : Ông đề lĩnh Bảy
Tài liệu viết tay năm 1626 của Antonio de Fontes có các hình thức như :
Dĩgcham: Dinh Chàm
Nuocman: Nước mặn
Sinnua: xứ Hoá
Sinuâ: xứ Hoá
Onrancaya: Tên của một thứ phi của chúa Nguyễn Hoàng
quan: quảng
xabin: xá
Bếndá: Bến đá
bude: Bồ Đề, Xã Bồ Đề lĩnh Bẩy
Ondelimbay : Ông Đề
Ondedóc: Ông Đề đốc
Onghe Chieu: Ông Nghè Chiêu
Nhit la khấu, khấu la nhit: Nhất là không, không là nhất
Dinh cham: Dinh Chàm
Sinoá:õứ Hoá
Tài liệu viết tay của Alexandre de Rhodes năm 1631cúng ta thấy các hình
thức chữ Quốc ngữ sau:
Sinoa: xứ Hoá
Anná: Annam
Sai: Sãi
Mia: Nhà tạm trú



17
Bochinũ: Bố Chính
Gueanũ: Nghệ An
Qua các tài liệu viết tay của các giáo sĩ thời kì này cho thấy, các hình
thức chữ Quốc ngữ được dùng rải rác trong các văn bản viết bằng tiếng nước ngoài
như tiếng Ý, tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha.
Thực chất, các hình thức này chỉ là sự phiên âm từ cách phát âm của người
Việt về một số từ chỉ địa danh và từ miêu tả sự hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Ngoài ra, cũng còn một số từ chỉ các sản vật, tên riêng và chức tước của một số
người có mối quan hệ với các giáo sĩ phương Tây thời ấy.
Bài ký sự của Cristoforo Borri là văn bản duy nhất được in, do đó, có điều
kiện phát hành rộng rãi hơn, còn những tài liệu khác mới ở dạng văn bản chép tay.
Những văn bản này, thường là những bản tường trình hàng năm về hoạt động của
các giáo sĩ dòng Tên ở Việt Nam gửi cho Tổng giám đốc dòng Tên ở La Mã. Do
vậy, các hình thức chữ Quốc ngữ được phổ biến ở phạm vi rất hẹp, chỉ quanh quẩn
trong giới công giáo thời đó. “Để học tiếng nước ta các vị giáo sĩ phương Tây cũng
đã dùng chữ cái Latinh để ghi chép. Nhưng trong buổi đầu, chỉ là công việc của các
cá nhân và để tiện dùng riêng cho các cá nhân. Nếu là người Ý thì phiên âm theo
tiếng Ý, là người Tây Ban Nha thì phiên âm theo tiếng Tây Ban Nha. Có thể nói là
chưa có một tôn chỉ chung, chưa theo một đường lối thống nhất với những quy luật
xác đáng” [56; 88].
Vì lí do đó, chúng tôi không xem các hình thức chữ viết phiên âm này là chữ
Quốc ngữ với tư cách là một hệ thống chữ viết của tiếng Việt. Các hình thức phiên
âm ở đây chưa phản ánh đúng đặc tính của tiếng Việt và cũng chưa được tổ chức
chặt chẽ như đòi hỏi của một hệ thống chữ viết. Chỉ có thể thừa nhận, đây là hình
thức phôi thai của chữ Quốc ngữ mà thôi.
Cần phải lưu ý thêm, đó là, các đơn vị chữ viết tiếng Việt ở giai đoạn này là
tổ hợp âm tiết mà các giáo sĩ xem là từ. Đây cũng là ảnh hưởng của ngôn ngữ Ấn,

Âu, bởi vì, đơn vị cấu tạo chữ viết của các ngôn ngữ này là từ. Tiếng Việt là loại


18
hình ngôn ngữ đơn tiết, đơn vị hiển nhiên mà người bản ngữ có thể nhận biết là âm
tiết nên việc xác định đúng ranh giới của từ là một việc làm tương đối khó khăn.
Hơn nữa, việc xác định từ trong các văn bản này có tính chất tuỳ tiện không theo
một nguyên tắc nào, nên dẫn đến những điều bất hợp lí.
Ví dụ:
Ondelimbay: 1 đơn vị từ
Scin mocaij: 2 đơn vị từ
Bên cạnh đó, các chữ cái được sử dụng để phiên âm chưa thống nhất.
Nhược điểm này không chỉ gặp trong khi so sánh các văn bản khác nhau mà ngay
cả trong một văn bản, ví dụ như, để ghi âm /S/ của tiếng Việt, Borri đã dùng ba hình
thức khác nhau:
“S” trong từ “Sinnua” (xứ hoá)
“Sc” trong từ “Scin mocaij” (xin một cái)
“x” trong từ “xin”
Có thể hình dung các hiện tượng này theo sự phân tích sau:
Chữ “b” dùng để ghi âm /b/ và /v/ vốn là sự lẫn lộn trong cách phát âm của
nhiều địa phương, ví dụ: “Banco” (bàn cổ) và “bau” (vào), “bùa” (vua).
Các con chữ “ci”, “ch”, “chi” được dùng để ghi âm /c/ là một âm tắc, vô
thanh, mặt lưỡi. Hình thức “ci” theo cách viết của tiếng Ý, hình thức “ch” theo cách
viết của tiếng Bồ, hình thức “chi” trong các từ “chiampn”, “chia” (chè), “chiu”
(chữ)... cũng xuất phát từ hình thức “ch” trong cách viết của tiếng Bồ cộng thêm
một yếu tố i để thể hiện chính xác hơn cách phát âm một âm /c/ có tính ngạc hoá
là /Cj/ vốn tồn tại trong tiếng Việt cổ (mà hiện nay vẫn còn bảo lưu ở một số thổ
ngữ của vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ) [13; 11].
Theo cách ghi âm tiếng Việt ở giai đoạn này, các dấu nguyên âm chưa được
sử dụng đầy đủ. Các nhà truyền giáo ở thời kỳ này, chưa phân biệt rạch ròi sự khác

nhau giữa các nguyên âm trong tiếng Việt. Đặc biệt là, các nguyên âm tròn môi, nên


19
khá nhiều trường hợp sử dụng các hình thức chữ viết không thống nhất. Ví dụ, từ
“ông nghè” khi thì viết “onghe”, khi thì “ungue”. Ngay cả trong cùng một văn bản
cách viết cũng khác nhau: “Unsai” (ông sãi), “ungue” (ông nghè), “ontru” (ông
trùm), “oundelim” (ông đề lĩnh) [11; 31].
Các nguyên âm /a/, /ă/ hoàn toàn không được phân biệt về mặt chữ viết, ví
dụ: “Anam” (An nam), “Nuocman” (nước mặn), “an” (ăn), “ciam” (chẳng). Một số
hình thức ghi dấu âm phụ cũng rãi rác xuất hiện ở thời kỳ này, ví dụ: “laom” (lòng),
“Oundelim” (ông đề lĩnh).
Các phụ âm cuối là âm mũi của tiếng Việt cũng không được nhận diện chính
xác về vị trí cấu âm. Thông thường, các nhà sáng tạo chữ Quốc ngữ ở giai đoạn này
sử dụng các con chữ “m” hoặc “n” để ghi các âm cuối là âm mũi này.
Chữ “m” được dùng trong các trường hợp sau:
Ghi âm hai môi /m/ ví dụ: “cacciam”
Ghi âm mặt lưỡi // ví dụ: “Tumkim”
Ghi âm gốc lưỡi /Ν/ ví dụ: “Quangmguya”
Chữ “n” được dùng trong những trường hợp sau:
Ghi âm đầu lưỡi /n/ ví dụ: “Annam”
Ghi âm hai môi /m/ ví dụ: “cacciam”
Ghi âm mặt lưỡi // ví dụ: “Tunbin” (Từ Bình)
Ghi âm gốc lưỡi /Ν/ ví dụ: “Oundelim”
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta còn dùng dấu tilde dặt trên
nguyên âm để ghi các âm cuối là âm mũi, ví dụ: “Ontru(” (ông trùm), “dĩgchàm”
(đinh chàm).
1.3. Chữ Quốc ngữ thời kỳ hình thành
1.3.1. Chữ Quốc ngữ trong văn bản viết tay của Gaspar de Amaral 1632



20
“Chữ Quốc ngữ chuyển sang giai đoạn mới, thời kỳ hình thành từ sự xuất
hiện văn bản viết tay của Gaspar de Amaral 1632”[11; 51].
Đây là một bản tường trình hàng năm, dài 97 trang, viết bằng tiếng Bồ Đào
Nha, tại Kẻ chợ (Thăng Long) gửi cho linh mục André Palmeiro, thuộc dòng Tên
giám sát các tỉnh ở Nhật và Trung Hoa; viết về địa dư, chính trị Đàng Ngoài, ghi lại
những đặc ân mà Chúa Trịnh Tráng ban cho các thương nhân Bồ Đào Nha và viết
về tình hình Giáo Đoàn các xứ.
Các hình thức chữ Quốc Ngữ trong văn bản này như sau :
Tum Kim: Đông Kinh
Đàng tlão, đàng ngoày, đàng tlên: Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên.
Cũ nghè: Ông Nghè
nhà thượng đày: Nhà Thượng Đài. Cơ quan cấp cao ở Phủ liêu
nhà ti, nhà hién: Nhà Ti, Nhà Hiến
nhà phũ: Nhà Phủ (phủ đường)
o◊u Khỏu◊: Ông Khổng, Đức Khổng Tử
Đức Lao◊ : Đức Long (niên hiệu)
Bua: Vua
đức vương: chỉ chúa Trịnh Tráng
chúa ou◊: Chúa Ông
chúa tũ, chúa dũ, chúa quành: Chúa Tung, Chúa Dũng, Chúa Quỳnh
thanh đô vương: Thanh đô vương
Chúa triết: chúa triết
Ke◊chơ: kẻ chợ (Thăng Long)
yêu nhău: yêu nhau


21
oũ phò mã liêu: ông Phò mã Liêu

đàng ngoằy: Đàng Ngoài
quãng: Quảng (tên riêng)
tàm đàng : tam đàng
bên đõu đa: bên Đống đa
tày: Tày (tên riêng)
tàm đàng : tam đàng
bên đou◊ đa: bên Đống Đa
cô bêt: cô Bệt
tri yếu: (nhà thờ) Tri yếu
kẻ hằu◊: kẻ hầu
ăn dương huyen: An dương huyện
cõu thằn: Công Thành (tên riêng)
Chúa thanh đô: chúa Thanh đô
thic ca: Thich ca
phỗ lô xã: Phố Lô xã (địa danh)
sãy uãy: Sãi Vãi
huyen vịnh lay: Huyện Vịnh Lại (địa danh)
thầi uăn chật: Thầy Văn Chật ( tên riêng)
làng Ke◊∋ tranh xuyen: làng Kẻ Tranh xuyên
kẻ trãng: Kể Trăng (địa danh)
sấm phúc xã: Sấm Phúc xã
phúc ăn xã: Phúc An xã
nghỹa ăn xã: Nghĩa An xã


22
huyen bạyc hặc: Huyện Bạch Hạc
sãy ho◊à: Sãi Hoà
Thài phù thũi: Thầy phù thuỷ
ou chưỡng tuyèn: Ông Chưởng Tuyền

ou) jà nhạc: Ông già Nhạc
bên bồ đề: Bân Bồ đề
oũ phù mã Kiêm: ông phù mã Kiêm
bà: Bà (Mai Liên)
chúa bàng: Chúa Bằng
hoằng xá xã: Hoàng Xá xã
thăn khê: Thanh Khê
hàng but: Hàng Bút
cữa nam: Cửa Nam
kẽ suôy: Kẻ Suôi
Kẻ ăn lãng: kẻ An lãng
quãng bố: Quảng Bố
hàng Mấm: Hàng Mắm
đinh hàng: Đinh Hàng (tên riêng)
càu) lền: cầu Yên (tại đây mới cất một nhà thờ Công giáo)
hàng thuóc: hàng thuốc
ou đô đốc hạ: ông đô đốc Hạ
cu chưỡng hương: ông Chưỡng Hương
đức bạ xạ: Đức Bà Xạ
thài: thầy


23
kẻ báu: kẻ Báu (địa danh)
thuyền thủi: thuyền thuỷ
quãng liẹt xã: Quảng Liệt xã
giỗ: giỗ, Ngày giỗ
chai: chay
chặp: chạp, tháng chạp
mă: ma

ou phù mã nham: Ông Phù Mã Nhâm
ou đô đốc hoà: Ông Đô đốc Hoà
kẽ uạc: Kẻ Vạc
cỗ: cỗ, ăn cỗ
càu) chầm: cầu Chằm (địa danh)
kẻ choắn: Kẻ Choắn
ou) chưỡng lễ: Ông Chưởng Lễ
Kẻ◊ Sú: Kẻ Sú
Kẻ◊ báy: Kẻ Báy
kẻ◊ bố: kẻ Bố
nộn khê: Nộn khê
kẻ nộ): Kẻ Nộ
xứ Thính hoá: xứ Thanh Hoá
cữa đáy: cửa đáy
kẽ bíc: Kẻ Vích
phố xã: Phố xã (địa danh)


24
ou) chưỡng quế: Ông Chưởng Quế
uăn nguyen: văn nguyên
quan uo◊y: Quang Vôi
kẽ bãy: kể Bẩy
tình: tình
nhu◊ôn: Nhuận
tháng : Thắng
cốt bó◊y⇔: Cốt bói (đồng cốt)
chợ đàng: chợ Dàng
ou) đô đốc đĩnh: Ông Đô đốc Đĩnh
đạy: đại

ou) nghề uăn nguỵen: Ông Nghè Văn Nguyên
thằn từ: Thầy từ
nhọê: Nhuệ
ou) đô đốc đăng: Ông Đô đốc Đăng
kẻ lăm, huyen Tôu sơn: Kể Lâm huyện Tống sơn
Nghê an: Nghệ An
đình: Đình, Đình làng
chùa: Chùa
sãy: Cãi, các vị Sư Sãi
bố Chính: Bố Chính
Thuăn hốe: Thuận Hoá
Kẽ quãng: kẻ Quảng, Xứ Quảng


25
đức ou) tâi: Đức Ông Tây
rum: Rum
kẽ uĩnh: kẻ Vĩnh
Thính hoa: Thanh Hoá
Huyen nghi xuon: Huyện Nghi Xuân
Kẽ de◊: kẻ Dẻ
làng càu): làng Cầu
nha nga: Nhà Ngà
vàng may: Vàng may (tên một nhà Thờ)
đấu xá: Đậu xá (địa danh)
đức bà sang phú: Đức Bà Sang Phú (thứ phi Trịnh Tráng)
Thanh đô vương: Thanh đô vương
Hién: Hiến, nhà hiến
bà bõ đau: bà bỏ đạo
bà đau: bà đạo

bà cóy: bà Cối (tên riêng)
phe: Phê (tên riêng)
chự thủi: chợ Thuỷ
Kẽ sắt: Kẻ Sắt
Kẽ jường: Kẻ Giường
Kẻ mộc: Kể Mộc
Kẻ bàng: Kẻ Bàng
lai: lây
Kẽ đăi: Kẻ Đáy


×