Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế từ nắm 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.15 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----***-----

BÀI TẬP LỚN
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM

ĐỀ BÀI

: Phân tích quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã

hội trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế từ nắm 1986 đến nay.Trình
bày suy nghĩ của nhóm về một số vấn đề xã hội hiện nay
Lớp : Đường lối cách mạng của ĐCSVN_21
Nhóm 5

Hà Nội, tháng 2 năm 2017


BÀI LÀM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động của mình,vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(tháng 12-1986), lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đế xã hội lên tầm chính sách xã
hội. Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng
thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính
sách kinh tế với chính sách xã hội. Vậy quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn
đề xã hội trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế từ nắm 1986 đến nay được đặt ra
như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích để hiểu thêm
Trước tiên,để hiểu về các chính sách,quan điểm của Đảng ta cần phải hiểu được
thế nào là vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người,


các nhóm người, các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người
trong một hoàn cảnh xã hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội,
đụng chạm đến lợi ích của một cộng đồng. Đó là sản phẩm của con người có ảnh
hưởng đến một nhóm người nhất định và chỉ có thể được khắc phục thông qua
hành động xã hội.

PHẦN NỘI DUNG
* Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người,
các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh
xã hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi
ích của một cộng đồng.
1 - Quan điểm của đảng về các vấn đề xã hội trong các kì đại hội :
1.1, Đại hội VI
Đại hội VI của Đảng (12/1986) lần đầu tiên nêu lên khái niệm “ Chính sách
xã hội”. Đây là sự đổi mới về tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong
tổng thể đường lối phát triển của Đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa
chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế
là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội
lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Mục tiêu của chính sách xã hội thống
nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố
con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội,
đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế. Từ những quan điểm nêu trên, Đại hội VI đã đề ra chủ trương về giải quyết các
vấn đề xã hội như: Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số, coi đây là một điều kiện
quan trọng để tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, để thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội; Đảm bảo việc làm cho người lao động là nhiệm vụ kinh tế - xã


hội hàng đầu... theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Như vậy, chủ
trương của Đại hội VI về lĩnh vực xã hội, tập trung vào các vấn đề: lao động và

việc làm; ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện kế hoạch hoá gia đình,
chăm lo người có công với cách mạng, phòng chống các tệ nạn xã hội... Trong đó,
tư duy mới của Đảng thể hiện thông qua các chủ trương: giải quyết chính sách xã
hội là nhiệm vụ gắn bó hữu cơ với đổi mới kinh tế; vấn đề lao động, việc làm được
giải quyết gắn với phát triển nhiều thành phần kinh tế; nâng cao đời sống của nhân
dân gắn với thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.
- Nội dung chủ trương : Đại hội lần thứ VII của Đảng: Đổi mới toàn diện,
đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa
+ Có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm CNH hiện đại hóa
+ Rút ra năm kinh nghiệm trong tiến hành công cuộc đổi mới:
(1) Phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới.
(2) Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và
cách làm phù hợp.
(3) Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản
lý của Nhà nưóc về kinh tế - xã hội.
(4) Phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
(5) Quan tâm dự báo tình hình, kết hợp phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn
đề mới nảy sinh, tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận
về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ : Đại hội VII đề ra Kế hoạch 5 năm
1991-1995 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế
hoạch là:
+Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát
+ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xúât xã hội
+Bước đầu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân lao động.
+Bắt đầu có tích lũy từ nội
1.2, Đại hội VIII :
- Khuyết điểm và yếu kém
Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Nạn

tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ
máy nhà nước, Đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên
các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu…
nghiêm trọng kéo dài. Việc làm đang là vấn đề gây gắt. Sự phân hóa giàu nghèo
giữa các vùng thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tang nhanh.
- Nhiệm vụ và mục tiêu
Chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế
gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá
trình phát triển: khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo.


Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các
dân tộc, các tầng lớp dân cư, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước
nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “nhân hậu thủy chung”.
1.3, Đại hội IX :
Đại hội IX đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của 5 năm (1996-2000) : văn
hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chủ trương
các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hoá xã hội, thực
hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng
năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến
khích nhân dân làm giàu hợp pháp.
Yếu kém, khuyết điểm: Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc chậm được giải
quyết.
1.4, Đại hội X,XI:
-Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội:
+ Đại hội X: chủ trương kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội
trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương
+ Đại hội XI: chủ trương phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn
hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế.
-Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội ở đại hội X và XI:

+ Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội: mục tiêu phát
triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực
tiếp. Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã
hội.
+ Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế tiến
bộ , công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển: cần đặt rõ và
xử lý việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Phát triển
" sạch ", phát triển hài hoà, không chạy theo số lượng, tăng trưởng bằng mọi giá.
+ Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn
bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ: trong chính xã
hội, phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là 1
yêu cầu của công bằng xã hội và tiến bộ xã hội.
+ Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát
triển con người ( HDI ) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh
1.5, Đại hội XII :
Trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan
điểm. Đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát
triển đất nước nhanh, bền vững.
- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong


nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược,
đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2 - Tích cực và hạn chế của các quan điểm
2.1, Tích cực:

Sau gần 30 năm đổi mới chính sách xã hội , nhận thức về vấn đề phát triển
xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi ý nghĩa sau đây :
Từ tâm lý thụ động , ỷ lại vào nhà nước và tập thể , trông chờ viện trợ đã
chuyển sang tính năng động , chủ động và tính tích cực xã hội của các tầng lớp dân
cư .
Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung ,trừu
tượng ,thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa đã chuyển sang
thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế , đồng thời
phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất , kinh doanh và
phúc lợi xã hội , Nhờ vậy công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn .Chính
sách kinh tế đã đi đến thống nhất với chính sách xã hội .
Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu nghèo , đã đi đến khuyến
khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với với tích cưc xóa đói , giảm nghèo .
Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần
chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế , chính sách để các thành phần kinh tế và
người lao động đều tham gia tạo việc làm
Cơ cấu xã hội đa dạng hơn không còn thuần nhất là công nông trí, mà các
giai cấp, tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng , đoàn kết chặt chẽ.
Tĩnh năng động khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần hình thành
với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ , dám chịu trách nhiệm, vì Tổ
quốc . Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.
Đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân , tiểu chủ , chủ trang trại
và các nhóm xã hội phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh . Thành tựu xóa đói
giảm nghèo được nhân dân đồng tình và quốc tế công nhận. Phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ , cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục , chăm soc sức khỏe nhân dân , tạo điều kiện cho ai cũng được học hành ,
có chính sách trợ cấp , bảo hiểm y tế cho người nghèo .
2.2, Hạn chế
Giáo dục và đào tạo còn những hạn chế, yếu kém kéo dài, gây bức xúc trong
xã hội nhưng chưa được tăng cường trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. Trong sự

nghiệp giáo dục toàn diện, dạy làm người, dạy nghề là yếu kém nhất.


Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản
trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.Vấn
đề việc làm rất bức xúc và nan giải
Sự phân hoá giàu - nghèo và bát công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại
Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân còn thấp, chênh lệch lớn giữa các
vùng, giữa các tầng lớp dân cư
Một số vấn đề xã hội bức xúc cũ và phát sinh mới chậm được giải quyết
Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và
an sinh xã hội
Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng lên, tài nguyên bị khai thác bừa
bãi và tàn phá
Hệ thống giáo dục y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập, an sinh xã hội
chưa được dảm bảo
3 - Quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ngày nay có nhiều đổi
mới so với trước đây

-

-

-

-

Thời kỳ trước đổi mới
Giai đoạn 1945-1954: các vấn đề xã
hội được giải quyết trong mô hình

dân chủ nhân dân
+Chính phủ có chủ trương và
hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân
chủ động và tự tổ chức, giải quyết
các vấn đề xã hội của chính mình.
+Chính sách tăng gia sản xuất nhằm
tự cấp tự túc, chủ trương tiết kiệm,
đồng cam cộng khổ trở thành phòng
trào rộng rãi , từ cơ quan chính phủ
đến bộ đội, dân chúng được côi
trọng như đánh giặc.
+ Khuyến khích mội thành phần xã
hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường. Thực hiện chính sách điều
hòa lợi ích giữa chủ và thợ.
Giai đoạn: 1955-1975: Các vấn đề
xã hội được giả quyết trong mô
hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong
hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân
phối về thực chất là theo chủ nghĩa
bình quân. Nhà nước và tập thể đáp
ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu
bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa

Trong thời kỳ trước đổi mới
Qúa trình đổi mới nhận thức về giải
quyết các vấn đề xã hội qua các văn
kiện đại hội Đảng=>từ các văn kiện
ta có thể đưa ra các kết luận sau để
giải quyết các vấn đề xã hội:

+ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với
các mục tiêu xã hội
+ Xây dựng và hoàn thiện thể chế
gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ, công bằng xã hội trong từng
bước và từng chính sách phát triển.
+Chính sách xã hội được thực hiện
trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó
hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ,
giữa cống và hưởng thụ
+ Cọi trọng chỉ tiêu GDP bình quân
đầu người gắn với chỉ tiếu phát triển
con người HDI và chỉ tiêu phát tiển
các lĩnh vực xã hội.


vào viện trợ
- Giai đoạn: 1975-1985: Các vấn đề
xã hội được giải quyết theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu,
bao cấp trong hoàn cảnh đất nước
lâm vào khủng hoảng kinh tế -xã
hội nghêm trọng,nguồn viện trợ
giảm dần, bị bao vây, bị cấm vận
4 – Vấn đề xã hội quan tâm
4.1, Thực trạng:
Hiện nay, thế giới đang phát triển rất nhanh, trong đó internet và các thiết bị
công nghệ có một sự phát triển thần kỳ. Cơn bão “ công nghệ” đó cũng ảnh hưởng
rất to lớn đến đời sống kinh tế văn hóa và xã hội của Việt Nam. Chính vì sự phát
triển quá nhanh của mạng Internet cùng với các thiết bị công nghệ có chức năng

giải trí như điện thoại di động, máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng,.. nên suất
hiện một tệ nạn “ nghiện” mới - nghiện game.
Nghiện game là một tệ nạn sảy ra gần như ở mọi nơi, và bất kỳ ai không kể nam
hay nữ, tuổi tác, học thức cũng có thể là nạn nhân của nó. Tuy nhiên, thanh thiếu
niên nam thường là những người nghiện game.
Các cửa hàng truy cập internet ở Viện Nam là rất nhiều và nó như một loại hình
khinh doanh béo bở và thu hút một lượng lớn học sinh sinh viên và không ít thanh
niên đã đi làm. Hầu như các sinh viên, hoc sinh đều tham gia giải trí ở đây, đặc biệt
hiện tượng chơi quá lâu diễn ra thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh
viên dành ra quá bốn giờ đồng hồ để chơi các trò chơi không chỉ ở các cửa hàng đó
mà còn là điện thoại di động, máy tính bản,..
Trên các trang báo hoặc webside, không khó để thấy những bài viết sốc và đáng lên
án của các trường hợp nghiện game. Nhiều trẻ do quá ham mê game nên đã dành
hàng trăm, hàng triệu đồng vào các trò chơi đó. Không những thế, còn là các tệ nạ
xã hội, ảnh hưởng xấu đên sức khỏe và tinh thần của người ngiện.
4.2,Tác hại:
Đầu tiên, tác hại trực tiếp và nguy hiểm nhất của nghiện game đến người
nghiệm là giảm sút sức khỏe nghiêm trọng. Bởi vì việc phải ngồi quá nhiều khi
chơi đã khiến cơ thể của người nghiện mệt mỏi, hoặc nếu ngồi lâu trong thời gian
dài thì sẽ ảnh hưởng đến cột sống gây ra vẹo xương, lệc cột sống. Hơn nữa, thị lực
suy giảm là ảnh hưởng đáng lo ngại cho các bạn trẻ.
Bên cạnh tác động về mặt thân thể, tinh thần của người nghiện game cũng bị
ảnh hưởng rất nhiều. Do tiếp xúc quá nhiều với thế giới ảo nên dường như họ đã
quên mất thế giới bên ngoài khiến cho việc giao tiếp với người xung quanh trở nên
ít hơn. Họ thường chơi một mình và khá là cô đơn, dễ dàng dẫn đến tình trạng trầm
cảm và tự kỷ ở trẻ.


Tiếp theo, nghiện game sẽ lấy mất của người nghiện và gia đình của họ rất
nhiều tiền của. Nguyên nhân là trả tiền cho thời gian chơi và nạp tiền vào game để

có được những thứ mà họ muốn. Vì nghiện game và ham thể hiện nên họ bất chấp
sử dụng số tiền lớn mặc dù có thể họ còn chưa làm ra tiền và lấy cắp của cha mẹ
gia đình, và ăn cắp.
Ngiện game là nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, bạo
lực, giết người. Do thực tế đa số người nghiện game thường chưa làm ra tiền nên
họ muốn chi trả tiền chơi game và các dịch vụ đi kèm thì phải trộm cắp của người
khác và thâm trí là gia đình người thân. Cạnh đó, cũng có nhiều thanh niên dùng
bạo lực để uy hiếp người khác để lấy tiền. Đáng sợ hơn là giết người do thù hằn khi
chơi.
4.3, Giải pháp đề ra:
Theo nhóm, các giải pháp của nhà nước đề ra là chưa thực sự thiết thực như hạn
chế giờ chơi ở các cửa hàng truy cập internet, giáo dục ở trường và tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đài chúng. Theo nhóm thì việc quan trọng nhất chính
là cần tăng cường trách nhiệm của các bậc cha mẹ trong việc quản lý giờ giấc chơi
và loại hình chơi của con cái. Hơn nữa việc tăng cường phong trào thể dục thể thao
và công tác tình nguyện là cần được chú tâm hơn. Phải đặt ra luật hạn chế giờ chơi
đối với người chơi ở các địa điểm truy cập internet. Khuyến khích tạo việc làm
thêm , part time cho sinh viên và học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, một trong những bài học quan trọng mà Đảng ta
rút ra là: “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi
mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội
được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không
phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động cách mạng”. Thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn của công
cuộc đổi mới hai mươi năm qua đã chứng minh giá trị to lớn của bài học đó, đồng
thời cho thấy việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng

trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Tất nhiên, để làm rõ bước phát triển
quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận ấy của Đảng ta, cần phải phân tích và
làm rõ tính khoa học và cách mạng trong các luận điểm, tư tưởng cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là phải làm rõ sự vận dụng sáng
tạo của Đảng ta trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước



×