Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.84 KB, 77 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Phạm Ngọc Tân - ngời đã gợi ý đề tài và tận tâm
hớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khoá luận.
Tôi cũng nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô
trong khoa Lịch sử, nhất là các thầy cô trong tổ Lịch sử
thế giới.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn thầy hớng dẫn các
thầy cô giáo, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn
thành khoá luận này.

Vinh, tháng 5 năm 2005.
Tác giả


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Nhật Bản ngày nay là một siêu cờng về kinh tế của thế giới. Sự phát
triển của Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả
quốc tế, trong đó có các nhà khoa học Việt Nam. Tuy nghiên cứu dới nhiều
góc độ khác nhau nhng kết quả của các công trình khoa học thực sự là những
đóng góp có giá trị trong việc nâng cao hiểu biết về con ngời và xã hội Nhật
Bản, cũng nh về nguyên nhân của sự thần kỳ Nhật Bản. Đi sâu nghiên cứu
tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội... Nhật Bản, ngời ta nhận thấy một đặc
điểm nổi bật là xã hội Nhật Bản hiện đại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với
những yếu tố truyền thống. Có thể nói rằng trong lịch sử Nhật Bản yếu tố
truyền thống luôn luôn đợc phát huy và đó cũng là nét đặc trng trong lịch sử
Nhật Bản là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Minh Trị
duy tân và là động lực tác động trực tiếp đến khuynh hớng phát triển của Nhật
Bản ngày nay.
Từ những phát hiện ấy các nhà khoa học càng chú ý hơn đến mối liên


hệ có tính lịch đại giữa các giai đoạn trong tiến trình lịch sử. Trong quá trình
đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội Nhật Bản, ngời ta đã đi đến kết luận rằng:
những chuyển biến có tính chất bớc ngoặt trong thời kỳ cận đại hoá và hiện
đại hoá, phần lớn bắt nguồn từ những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội đã đợc
hình thành từ thời Tôcgaoa (1603 - 1867). Bởi vì đây không chỉ là thời kỳ phát
triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản mà nó còn là thời
kỳ tạo ra những tiền đề về kinh tế, xã hội hết sức quan trọng cho sự chuyển
mình nhanh chóng của Nhật Bản từ xã hội phong kiến sang xã hội t bản từ nửa
sau thế kỷ XIX
Thời kỳ Tôcgaoa, Nhật Bản trong điều kiện hoà bình thống nhất, hầu
hết các lĩnh vực đều có bớc phát triển rõ rệt, đặc biệt là kinh tế. Những chuyển

2


biến trong lĩnh vực kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu xã hội của
Nhật Bản. Ranh giới đẳng cấp trong xã hội bị lu mờ dần, sự cách biệt giữa
từng đẳng cấp ngày càng giảm bởi sự chi phối của nền kinh tế hàng hoá - tiền
tệ. Những chuyển biến theo xu hớng trên là cơ sở cho sự thành công của Nhật
Bản trong công cuộc duy tân thời Minh Trị. Ngợc lại dới tác động của công
cuộc cải cách Minh Trị, xã hội Nhật Bản đã có những chuyển biến có tính chất
bớc ngoặt, đa Nhật Bản phát triển theo con đờng t bản chủ nghĩa, đem lại
những thay đổi kỳ diệu cho đất nớc này. Chỉ trong gần 50 năm, Nhật Bản
không chỉ đã xoá bỏ những hiệp ớc bất bình đẳng mà Mạc Phủ Tôcgaoa đã
từng ký kết với các cờng quốc Phơng Tây mà còn trở thành cờng quốc ở châu
á. Những thay đổi mang tính cách mạng ấy đã kéo theo sự chuyển biến về
mặt cơ cấu xã hội. Những giai cấp và tầng lớp cũ của xã hội phong kiến không
còn tồn tại mà thay vào đó là những giai cấp và tầng lớp mới của xã hội hiện
đại
Nghiên cứu "Sự chuyển biến cơ cấu xã hội Nhật Bản từ thời kỳ Tôcgaoa đến thời kỳ Minh Trị (1603- - 1912)" không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu

hơn về lịch sử Nhật Bản thời cận đại, về những chuyển biến cơ cấu xã hội Nhật
Bản trong hai thời kỳ: cuối thời kỳ phong kiến và đầu thời kỳ t bản chủ nghĩa,
mà còn nhằm lý giải nguyên nhân thành công của Nhật Bản thời Minh Trị. Bởi
vậy vấn đề này có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong thời
điểm hiện nay, khi mà đất nớc ta đang trên con đờng thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hóa.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi mạnh dạn chọn vấn đề "Sự
chuyển biến cơ cấu xã hội Nhật Bản từ thời kỳ Tôcgaoa đến thời kỳ Minh
Trị (1603 - 1912)" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này
tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc tìm hiểu đất
nớc Nhật Bản trong vòng hơn 3 thế kỷ (1603-1912) .

3


2. Lịch sử vấn đề
Từ rất sớm, Nhật Bản đã là đối tợng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
các học giả trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Từ đầu thế kỷ
XVII để phục vụ cho việc truyền đạo, các giáo sĩ phơng Tây đã bắt đầu
nghiên cứu về Nhật Bản. Việc nghiên cứu Nhật Bản ngày càng đợc chú ý hơn
trong những thế kỷ tiếp theo. Đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến hàng
loạt khía cạnh khác nhau của đất nớc này. Trong các tác phẩm đó có thể kể
đến tác phẩm "Nhật Bản cận đại" của Vĩnh Sính xuất bản năm 1991. Tác
phẩm là công trình tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các học giả Nhật
Bản và nớc ngoài nhằm lý giải, phân tích đánh giá những vấn đề chính trong
lịch sử Nhật Bản: Những đặc trng của Nhật Bản, những di sản chính trị, kinh
tế của nớc này trớc Minh Trị duy tân, những cải cách nào đã đa Nhật Bản lên
hàng đầu các cờng quốc khoảng 50 năm sau đó.
Tác phẩm "Lịch sử Nhật Bản" dài 3 tập của GEORGE SANSOM do Lê
Năng An dịch và đợc xuất bản năm 1995, trong đó tập 3 là cuốn sách trình

bày về sự phát triển chính trị, xã hội của nớc Nhật kể từ thời Ieyasu - đại
nguyên soái đầu tiên của dòng họ Tôcgaoa.
Trong cuốn "Cơ cấu xã hội Nhật Bản" của Fukutake Takadashi xuất
bản năm 1991 đã khái quát sơ lựơc về một số giai cấp và tầng lớp trong giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Khi cuộc cải cách Minh Trị diễn ra làm cho xã hội Nhật Bản thay đổi
nhanh chóng, thực trạng đó đã thu hút đông đảo giới nghiên cứu cả trong và
ngoài nớc Nhật. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu ra đời theo khuynh hớng ngợi ca công cuộc cải cách.
ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ, sau phong trào Đông Du thất
bại, vì nhiều lý do khác nhau nên công việc nghiên cứu Nhật Bản cha đợc phát
triển. Sau năm 1986, dới tác động của đờng lối đổi mới, việc nghiên cứu Nhật
Bản ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Một số cuốn sách khảo cứu về Nhật
Bản hoặc các bài viết nghiên cứu về Nhật Bản lần lợt ra đời, trong đó tác phẩm
4


"Lịch sử Nhật Bản" của nhóm tác giả Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo... là
cuốn sách bao quát nhất về lịch sử Nhật Bản. Đặc biệt gần đây nhất, tác giả
Nguyễn Văn Kim với nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế,
chính trị xã hội, văn hóa - giáo dục... dới thời kỳ Edo nh : Nhật Bản với
châu á - những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế xã hội , Vị thế
kinh tế của tầng lớp Samurai ở Nhật Bản thời kỳ Tôcgaoa , hay Thời kỳ
Tôcgaoa và những tiền đề cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản hiện đại
trong đó lớn nhất là công trình luận án tiến sĩ "Chính sách đóng cửa của Nhật
Bản dới thời Tôcgaoa - nguyên nhân và hệ quả" đã đợc in thành sách năm
2000. Trong công trình này tác giả đã có nhấn mạnh đến những chuyển biến
kinh tế xã hội dới thời Tôcgaoa...
Tất cả những tài liệu trên là cơ sở để chúng tôi tiến hành hệ thống hoá
để triển khai đề tài "Sự chuyển biến cơ cấu xã hội Nhật Bản từ thời kỳ Tôcgaoa đến thời kỳ Minh Trị (1603 - 1912)".
3. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.

3.1. Nguồn tài liệu.
Đề tài này đợc tiến hành trên cơ sở tiếp thu các nguồn tài liệu của NXB
CTQG, NXB khoa học xã hội, NXB VHTT, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh,
các tạp chí NCNBvà một số tài liệu nớc ngoài đã đợc dịch sang tiếng Việt .
3.2. Phơng pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng tôi chọn phơng
pháp phân tích tổng hợp, phơng pháp logic lịch sử để làm phơng pháp nghiên
cứu cho khoá luận của mình .
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phơng pháp so sánh, đối chiếu,
thống kê để đi đến từng kết luận cụ thể .

5


4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài.
4.1. Phạm vi nghiên cứu.
Khoá luận tìm hiểu sự chuyển biến cơ cấu xã hội Nhật Bản từ 16031912 tức từ thời kỳ xác lập của chế độ Mạc Phủ Tôcgaoa đến khi kết thúc thời
kỳ Minh Trị. Đây là thời kỳ lịch sử để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Nhật
Bản cận đại và là cơ sở cho sự phát triển của lịch sử Nhật Bản hiện đại.
4.2. Giới hạn nghiên cứu.
- Trên cơ sở tìm hiểu thiết chế bộ máy hành chính và cơ cấu giai cấp
của xã hội Nhật Bản trong các thế kỷ XVII - XVIII, chúng tôi đã nghiên cứu
quá trình chuyển biến cơ cấu giai cấp của xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XIX.
- Chúng tôi nghiên cứu cải cách Minh Trị dới góc độ là tác động của
nó đối với cơ cấu xã hội .
- Chúng tôi mới chỉ có điều kiện nghiên cứu sự chuyển biến của các giai
cấp cơ bản trong xã hội Nhật Bản nh :giai cấp phong kiến, nông dân cũng nh sự
ra đời và phát triển của hai giai cấp của xã hội hiện đại là giai cấp t sản và công
nhân mà cha có điều kiện để đi sâu tìm hiểu những tầng lớp và giai cấp khác nh
tầng lớp quý tộc t sản hoá, giai cấp t sản, tầng lớp trí thức

Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung những vấn đề
còn lại.
Là sinh viên do trình độ còn hạn chế nên khi nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu sâu, kỹ, về mọi khía cạnh của vấn đề.
Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi cha thể tiếp cận đợc tất cả các t liệu cần
thiết. Bởi vậy nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong đợc sự đóng góp và nhận xét của thầy, cô giáo và các bạn.
5. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận gồm có 2 chơng:
Chơng 1: Cơ cấu xã hội Nhật Bản thời kỳ Tôcgaoa (1603 - 1867)
Chơng 2: Cơ cấu xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị (1868 - 1912)
6


Phần nội dung
Chơng 1:

Cơ cấu xã hội Nhật Bản thời kỳ Tôcgaoa (1603 - 1867)
1.1. Thiết chế bộ máy hành chính của Nhật Bản thời kỳ Tôcgaoa.
Lịch sử Nhật Bản nửa sau thế kỷ XVII đã ghi dấu những sự kiện vô
cùng quan trọng. Năm 1600, lãnh chúa vùng Edo là Ieyasu Tôcgaoa bằng tài
mu lợc quân sự và ngoại giao, đã đánh bại liên minh đối thủ gồm hơn 40 lãnh
chúa khác trong trận Sekigahara để thiết lập nên chính quyền của dòng họ
Tôcgaoa. Năm 1603, Ieyasu đợc Thiên hoàng phong chức Shogun( tớng
quân ). Thời kỳ Tôcgaoa (1603 - 1867) còn đợc gọi là thời kỳ Edo theo tên gọi
nơi đặt phủ tớng quân.
Ra đời trong hoàn cảnh đất nớc vừa trải qua tình trạng nội chiến cát cứ
liên miên, bởi vậy mục tiêu hàng đầu của chính quyền Tôcgaoa là thực hiện
các biện pháp nhằm ổn định tình hình chính trị xã hội, xây dựng chính quyền

phong kiến vững mạnh để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, tránh cho đất nớc
khỏi nạn nội chiến, tình trạng cát cứ và tránh cho dòng họ Tôcgaoa khỏi họa
mất quyền hoặc vô quyền nh các Mạc phủ trớc đó.
Nh đã biết, ngay từ 1598 (trớc khi qua đời), với mục đích củng cố chính
quyền trung ơng ngăn ngừa cát cứ, Hiđêyôsi đã thiết lập một cơ quan lãnh
đạo tối cao, gồm 5 vị đại thần (Tairô) là:
1- Tôcgaoa Ieyasu.
2- Maêđa Tôsiyê.
3- Yêsugi Kagêkasu.
4- Môri Têrumôtô.
5- Ukita Hiđêy
7


Nhng chỉ hai năm sau khi Hiđêyôsi qua đời, Tôcgaoa đã vứt bỏ lời thề
trung thành với kẻ kế tục Hiđêyôsi là Hiđêyôri (còn nhỏ). Sau thắng lợi lớn
trong trận đánh quyết định (1600) và đợc phong chức Shogun (1603), ông đã
xây dựng một chính quyền mà mọi quyền hành đều nằm trong tay Mạc phủ.
Đối với Thiên hoàng và những ngời kế tục ông trong triều đình ở Kyôtô,
Tôcgaoa vẫn tiếp tục duy trì chính sách của các Mạc phủ trớc đây: một mặt,
nâng cao uy tín danh nghĩa của Thiên hoàng, mặt khác khống chế và tách
Thiên hoàng ra khỏi Daimyô để tránh sự liên kết nhằm khôi phục thực quyền
của nhà vua , đồng thời ngăn cản các Daimyô biến Thiên hoàng thành ngọn cờ
tập hợp lực lợng.
Thiên hoàng sống ở Kyôtô chỉ thực hiện vai trò, chức năng nh một tế
tửu tối cao của đạo Shinto. Giới quý tộc xung quanh Thiên hoàng thuộc triều
đình Kyôtô đợc gọi là "Kuge" hoàn toàn không có ruộng đất. Các "Kuge"
nhận lơng bổng bằng thóc gạo, không phải từ Thiên hoàng mà từ Mạc phủ.
Điều đó đã khiến cho "Kuge" không có đợc sức mạnh chính trị và kinh tế và
triều đình Thiên hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào Mạc phủ. Tình trạng này kéo

dài cho tới tận cách mạng 1868.
Chính quyền của Mạc phủ Tôcgaoa không đóng ở Kyôtô mà đóng ở
Edo (Tôkyô ngày nay) là trung tâm của miền Đông và vùng đồng bằng
Kantô của Nhật. Nơi đây chính là chỗ dựa căn bản của dòng họ Tôcgaoa
trong cuộc đấu tranh giành quyền lực trớc và sau trận Sekigahara. Tình trạng
hai chính quyền song song tồn tại : Chính quyền Thiên hoàng ở Kyôtô và
chính quyền Mạc phủ ở Edo - kéo dài hơn 2,5 thế kỷ cho đến tận cách mạng
1868.
Cơ sở của chế độ phong kiến Tôcgaoa đợc xây dựng dựa trên lãnh địa
của các Daimyô (lãnh chúa) đợc gọi là "Han". Có khoảng trên dới 260 Han
nhng lại nằm rải rác khắp cả nớc. Chính vì vậy mà chế độ thống trị là thể chế

8


Baku - Han. Baku nghĩa là Bakufu (Mạc phủ), Han là lãnh địa của các
Daimyô. Chính sự lãnh đạo tài giỏi, cơng quyết cùng với những chính sách
mang tính thống nhất cao của các Shogun Tôcgaoa trong thời kỳ đầu là
Ieyasu (1600 - 1616), Hidetada (1616 - 1623) và Iemitsu (1623 - 1651) đã xây
dựng và hoàn thiện các thể chế phong kiến mạc phiên vững chắc, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa. Từ đó, bộ máy hành chính đợc
thiết lập và hoàn chỉnh dần dần, để trở thành bộ máy chuyên nghiệp thờng
trực kể từ thời Shogun thứ 3 là Iemitsu. Cấu trúc của bộ máy hành chính đó,
về cơ bản, nó bao gồm các cơ quan sau:
1- Viện Tairo (Nguyên lão Nghị Viện) do các lãnh chúa thân tín, dòng
dõi thế tập và trung thành nhất nắm giữ. Trong thời kỳ Hideyoshi cầm quyền
có năm vị Nguyên lão nh vậy (Go - Tairo). Nhng dới thời chính quyền Bakufu ở
Edo số lợng giảm xuống còn 3 vị (năm 1633) rồi xuống 2, cuối cùng chỉ còn
có một. Các thành viên của Viện Tairo thờng là những ngời có năng lực, họ
cùng tớng quân thảo luận và quyết định các chính sách quan trọng. Trong trờng hợp tớng quân khi lên nắm quyền còn nhỏ tuổi thì Viện Tairo có thể giữ

chức vụ Nhiếp chính.Việc bổ sung các thành viên mới vào Viện này không
theo định kỳ, mà chỉ khi cần thiết. Những ngời đợc chọn thờng là các lãnh
chúa (Fundai) có tài sản không dới 100.000 koku.
2- Viện Roju: Trớc đây là ban Shitsusho, đến năm 1634, đứng trớc những
vấn đề mới phát sinh, nó đợc mở rộng thành Viện Roju. Viện Roju vừa có chức
năng t vấn vừa có chức năng cai trị. Dới thời Ieyasu chỉ có 2 ngời trông nom
Viện này, nhng dới thời Hidetada và Iemitsu, số ngời chủ chốt trong Viện lên
tới 5 ngời, sau đó rút xuống còn 4. Sau khi mở rộng (1634), có một đạo luật đã
quy định rõ chức năng của Viện này cơ bản nh sau:
- Giữ mối quan hệ với nhà vua, với triều đình và với hoàng thân.
- Kiểm soát các lãnh chúa có tài sản từ 10.000 koku trở lên.

9


- Soạn thảo và ban bố các văn kiện chính thức.
- Kiểm tra công việc nội bộ của phủ đại nguyên soái.
- Đúc tiền vàng và bạc.
- Trông nom các công trình công cộng.
- Theo dõi việc cấp thái ấp.
- Kiểm soát các tu viện và đền chùa.
- Vẽ bản đồ và các biểu đồ khác...
Bốn thành viên chủ chốt trong Viện luân phiên nhau thờng trực mỗi
ngời một tháng. Họ quan hệ với đại nguyên soái thông qua các quan chức
Soba - Yônin, tức là các viên thị thần gần gũi nhất với đại nguyên soái. Viện
Roju có các Ban, Phòng, Hội đồng. Các võ sĩ (quân nhân) có uy tín có thể đợc
trao nhiệm vụ làm một phần việc nào đó trong Viện.
3- Viện Hyojosho: Là hội đồng xét xử gồm có ngời thuộc Viện Roju và
một số phái viên (Bugyo) đại diện cho chính quyền điều hành Bakufu. Cụ thể
là có những phái viên của thành phố (Machi - Bugyô), phái viên của các tu

viện và đền chùa (Jisha - Bugyô), các viên tổng thanh tra hay các quan chức lo
việc kiểm duyệt. Viện Hyojosho vừa có chức năng xét xử vừa có chức năng
cai trị. Có thể coi Viện này nh Tối cao pháp viện.
Dới các viện này là các quan chức đợc giao những nhiệm vụ đặc biệt
nh các chức quan Wakadoshiyori, Ô-Metsuke, Jisha - Bugyô, Yedo Machi Bugyô, Kanjo - Bugyô và các quan chức khác ở địa phơng.
Wakadoshiyori là chức danh đợc đặt ra lần đầu năm 1634. Đây là quan
chức giúp việc cho Roju. Năm 1634, sau khi Ban Shitsusho đợc mở rộng thành
Viện Roju thì chức năng của các quan chức Wakadoshiyori cũng đợc chính
thức quy định. ở Viện Roju, số này có khoảng từ 4 đến 6 ngời, họ có chức

10


tránh kiểm tra công việc của các đội quân bảo vệ hatomoto; công việc của
những thợ thủ công và thầy thuốc; thanh tra việc xây dựng các công trình công
cộng và các dinh thự; điều hòa hoạt động của các quan chức làm việc trong
các pháo đài lớn ở Kyôtô, Ôsaka, Suruga và các nơi khác. Họ còn theo dõi
hoạt động của các quan chức địa phơng có thu nhập khoảng dới 10.000 koku.
Từ năm 1662 trở về trớc, các quan chức Wakadoshiyori đợc bổ nhiệm không
theo định kỳ.
Ô-Metsuke là chức danh của các viên tổng thanh tra hoặc các quan
chức phụ trách việc kiểm duyệt, họ còn có cả nhiệm vụ do thám và theo dõi
hoạt động của các lãnh chúa khác. Họ chịu trách nhiệm trực tiếp trớc Viện
Roju. Trong Viện Roju có 4 Ô-Metsuke, dới quyền những ngời này còn có 16
ngời giúp việc gọi là Metsuke, họ cũng chịu trách nhiệm trớc cả quan chức
Wakadoshiyori. Họ có chức năng theo dõi hoạt động của cơ quan bảo vệ
hatamoto.
Jisha - Bugyô là các phái viên, có khoảng 4 ngời chịu trách nhiệm theo
dõi hoạt động của các cơ sở tôn giáo.
Yedo Machi - Bugyô cũng là các phái viên, gồm có 2 ngời chịu trách

nhiệm theo dõi việc cai trị các thành phố, bộ máy cảnh sát và tòa án.
Kanjo - Bugyô là chức danh chỉ các quan chức thanh tra tài chính, có 4
ngời thanh tra cả công việc quản lý trong lãnh địa của họ Tôcgaoa. Họ còn có
chức năng xét các đơn khiếu tố của 8 tỉnh miền Kantô.
Các tổ chức chính quyền ở địa phơng đợc tổ chức theo khuôn mẫu bộ
máy hành chính trung ơng, chịu sự điều hành trực tiếp của tớng quân (ở vùng
đất thuộc quyền sở hữu của tớng quân). Tuy vậy, ở địa phơng vẫn có các quan
cai trị do chính quyền Yedo bổ nhiệm. ở mỗi địa phơng có 4 quan chức gọi là
Gundai trông coi các thái ấp của họ Tôcgaoa ở một số tỉnh quan trọng. Còn có
khoảng 40 - 50 quan chức khác gọi là Daikan, cũng là phái viên của chính
11


quyền, có nhiệm vụ trông coi các tài sản khác của đại nguyên soái Tôcgaoa.
Nh vậy, ta thấy rằng bộ phận này có vai trò gia thần nhiều hơn là một quan
chức hành chính quốc gia.
Ngoài ra còn có các viên chỉ huy các pháo đài, có chức vị gọi là Jôdai,
Oska, Kyôtô, Sumpu.
Tổ chức chính quyền địa phơng với nghĩa hẹp thờng là những ngời
trông nom việc quân sự ở các thành phố, việc xét xử ở các tỉnh phụ cận kinh
đô. ở các thành phố quan trọng khác cũng có các phái viên gọi là Bugyô, nh
Nagasaki, Yamada, Nara và Nikkô. Các chức vụ này thờng do các lãnh chúa
Iudai hoặc các sĩ quan ở các đội bảo vệ hatamoto đảm nhiệm. Các lãnh chúa
Tozama không ai đợc giao việc trong chính quyền địa phơng.
Bên cạnh việc tổ chức bộ máy hành chính ngày càng chặt chẽ và luôn
có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, chính quyền Mạc phủ Tôcgaoa còn rất chú trọng đến việc phân tầng xã hội nhằm duy trì sự lãnh đạo tối
cao đối với mọi tầng lớp xã hội.
1.2. Cơ cấu giai cấp ở Nhật Bản TRONG CáC THế Kỷ XVII XVIII.
Xã hội Nhật Bản thời kỳ Tôcgaoa xét về mặt cơ cấu giai cấp đợc xây
dựng trên tinh thần đẳng cấp của Nho giáo (Tống nho), theo thứ tự từ trên

xuống, từ cao đến thấp có 4 thành phần là: sĩ (shi), nông (nò), công (ko), thơng (sho). "Sĩ" ở đây là võ sĩ, tức là samurai, khác với ở Trung Quốc, Việt
Nam, "sĩ" tức là những ngời tri thức.
1.2.1 Tầng lớp võ sĩ.
Là tầng lớp quân sự đông đảo, là những ngời nắm vai trò thống trị xã
hội, bao gồm từ tớng quân đến hàng võ sĩ cấp dới. Tầng lớp này cũng đợc chia
ra làm rất nhiều đẳng cấp trên cơ sở địa vị kinh tế và nguồn gốc gia đình.
12


Trong hệ thống trật tự đó, trên nhất là Tôcgaoa Shogun, giữ chức "Chinh di đại
tớng quân" có quyền lực bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Ông vừa là
ngời lãnh đạo đất nớc vừa là chỉ huy tối cao quân đội. Dới Shogun là các
Daimyô (đại danh) cai quản các Han (công quốc). Bên cạnh đó, Shogun còn
có hai loại ch hầu trực tiếp là Hatamoto (kỳ bản) và Gokenin (ngự gia nhân).
"Trong số 6.000 hatamoto thời Tôcgaoa có khoảng 60 ngời đợc coi là ch hầu
cao cấp có danh vị là Koke và Kotai - Yoriai. Số còn lại cũng đợc chia làm
hai là Yushoku (có việc làm) và Musshoku (thất nghiệp). Yushoku bao gồm
hai loại là Yakugata (võ sĩ dân sự) và Bangata (võ sĩ). Gokenin, những ngời
làm công việc phục vụ Mạc phủ cũng bao gồm nhiều thang bậc khác nhau
[11, 381]. Không chỉ Shogun mới có ch hầu trực tiếp mà bản thân các Daimyô
và Hatamoto cũng có một loại ch hầu trực tiếp riêng gọi là Baishin (bồi thần).
Tại các lãnh địa Daimyô cũng có nhiều loại bề tôi của mình, trong số đó có
những ngời có địa vị cao nhất là Ichimon và thấp nhất là Ashigaru. ở một số
Han, đặc biệt là những Han của các lãnh chúa giàu có thì sự phân chia cấp bậc
còn phức tạp hơn nhiều.
Ngoài ra còn có Kyoshi (võ sĩ quê) và Ronin (võ sĩ vô chủ). Trong tầng
lớp võ sĩ quan hệ Mạc phủ - lãnh chúa (Daimyô) có vị trí đặc biệt quan trọng
đối với hệ thống thiết chế chính trị - xã hội thời Mạc phủ Tôcgaoa. Để duy trì
quyền lực lãnh đạo độc tôn, chính quyền Tôcgaoa đã thi hành biện pháp kiểm
soát khống chế các Daimyô bằng việc phân chia họ thành những bậc địa vị

khác nhau để từ đó có chính sách riêng cho phù hợp. Căn cứ vào tiêu chuẩn là
ai đứng về phía mình trớc khi trận Sekigahara (1600) kết thúc, Tôcgaoa chia
các Daimyô ra làm 3 loại, đó là:
Một là: Các Shimpan (thân phiên) bao gồm các Daimyô có quan hệ họ
hàng thân thích với tớng quân. Có khoảng trên dới 20 Daimyô thuộc loại này,
đợc Shogun đặc biệt tin cậy. Đứng đầu các Shimpan Daimyô là các "Gosanke"

13


(ngự tam gia - ba nhà lớn). Nguyên là khi Tôcgaoa Ieyasu đợc Thiên hoàng
phong chức Shogun đã thiết lập ngành con trởng Edo, kế nghiệp chức Shogun
và lấy 3 xứ Owari, Kii và Mito chia cho 3 ngành con thứ làm lãnh địa, đợc
quyền thế tập, thụ hởng đất phong nên gọi là Gosanke (ngự tam gia). Ba Han
này án ngự ở những vị trí chiến lợc, giúp việc bảo đảm an ninh cho Edo và
kiểm soát trực tiếp các lãnh chúa ch hầu, đồng thời cũng là nơi chọn ngời nối
nghiệp chức Shogun trong trờng hợp ngành trởng ở Edo không có ngời kế vị.
Họ đợc hởng những đặc quyền to lớn. "Mito ở phía bắc Edo đợc quyền quản
lý một lãnh địa rộng lớn có thu nhập tơng đơng với 350.000 koku thóc. Owari
nằm ở giữa Edo và Kyôtô, tại vùng đồng bằng Nagoya có mức thu 619.000
koku. Kii án giữ phía tây nam Kyôtô với trung tâm là Wakayama và cũng có
thu nhập 555.000 koku" [11, 266].
Hai là: Fundai Daimyô (phổ đại) gồm khoảng 145 lãnh chúa, họ vốn là
đồng minh của tập đoàn Tôcgaoa từ trớc năm 1600. Mặc dù số lợng đông nhng Fundai thờng là các lãnh chúa nhỏ, tổng thu nhập của họ khoảng 6.700.000
koku. Các Fundai Daimyô cũng đợc Shogun tin cậy nhng không bằng
Shimpan Daimyô.
Lãnh địa của Shogun, các Shimpan Daimyô và Fundai Daimyô thờng ở
miền Đông của Nhật Bản, ở vùng kinh đô và những vị trí quan trọng nhất của
đất nớc, tạo thế vững chắc cho chính quyền Mạc phủ. Các quan lại cao cấp
trong bộ máy chính quyền Mạc phủ đều đợc tuyển chọn trong các bộ phận

Daimyô này.
Loại Daimyô thứ ba gọi là Tozama Daimyô (ngoại dạng) gồm 97 lãnh
chúa. Đây chính là các Daimyô chống lại Tôcgaoa Ieyasu trớc và trong trận
Sekigahara hoặc chỉ chịu thuần phục Tôcgaoa Ieyasu sau khi bị đánh bại.
Những lãnh chúa này sống tập trung ở phía Bắc hoặc miền Tây Nhật Bản. Các
Tozama Daimyô vốn là những dòng họ lớn, có thế lực về chính trị và kinh tế,

14


họ cũng giàu mạnh không kém gì các Shimpan và Fundai Daimyô. Tổng thu
nhập của các lãnh chúa ngoại dạng lên tới 9.800.000 koku. Tuy vậy, họ bị
Mạc phủ phân biệt đối xử nh là các đối tợng cạnh tranh thờng xuyên và nguy
hiểm. Lãnh địa của các Tozama Daimyô khá lớn nhng chủ yếu nằm ở phía
Tây Nhật Bản, vị trí này cách xa vùng trung tâm chiến lợc của chính quyền.
Vì thế, để dể bề kiểm soát, các lãnh địa của Fundai Daimyô đợc đặt xen kẽ
với lãnh địa của các Tozama Daimyô. Tại các vùng có nhiều lãnh địa của
Tozama Daimyô, Mạc phủ cho xây dựng các pháo đài và giao việc cai quản
các công việc liên quan đến chính quyền trung ơng cho các Han khác, để ngăn
ngừa các Tozama Daimyô thiết lập liên minh chống Mạc phủ. Mặt khác, để
làm suy yếu thế lực của các lãnh chúa Tozama, nhất là sau chiến thắng
Sekigahara (1600 - 1602), chính quyền Mạc phủ đã tịch thu hoàn toàn hoặc
thu hẹp lại nhiều lãnh địa của các lãnh chúa Tozama và di chuyển chỗ ở của
họ. Những biện pháp trên đây của chính quyền Mạc phủ đã làm suy yếu về
thế lực và đảo lộn về cuộc sống của các lãnh chúa Tozama. Số lãnh chúa
Tozama ngày càng bị Fundai Daimyô và ch hầu Hatamoto lấn át. Thậm chí
những việc làm đó còn kéo theo hệ quả là võ sĩ ch hầu "mất chủ" biến thành
Ronin.
Tuy về bề ngoài, chính quyền Mạc phủ đối xử với họ theo đúng nghi lễ,
nhng thực chất là không trọng dụng họ. Các lãnh chúa Tozama không đợc bổ

nhiệm vào các chức vụ trong bộ máy hành chính và buộc phải tuân thủ các
quy định của chính quyền đề ra nh mức trọng tải tàu thuyền, giới hạn quy mô
thái ấp, tài sản... Ngoài ra, họ còn bị chính quyền chi phối thông qua các nghĩa
vụ hàng năm nh tu sửa thành Edo và các pháo đài quan trọng, bắc cầu, đắp đờng...
Nh vậy, chính sách của chính quyền Tôcgaoa tiến hành đối với lãnh
chúa Tozama ngày càng nghiêm ngặt nhằm khống chế họ trong vòng cơng
toả của mình.
15


"Sự phân loại các hàng lãnh chúa có thể ví nh là, đối với chính quyền
thì Shimpan làm tai mắt, Fundai làm tay chân và Tozama là đối tợng cần phải
theo dõi, thận trọng" [25].
Trong xã hội, tầng lớp võ sĩ đợc hởng rất nhiều đặc quyền, đặc lợi và nó
đợc phân chia theo các thang bậc, vị trí của tầng lớp này. Vợt lên trên tất cả là
Shogun (tớng quân). Shogun chiếm 1/4 đất đai của cả nớc, với lãnh địa ở
những vị trí chiến lợc là đồng bằng màu mỡ, đồng thời là chủ sở hữu nhiều
nguồn tài nguyên và trực tiếp điều hành các hoạt động kinh tế ở các thành phố
lớn nh Edo, Kyôtô, Osaka, Nagasaki... Các lãnh chúa nắm 2/3 đất đai của cả
nớc và quy mô của từng lãnh địa đợc tính theo sản lợng gạo thu hoạch, nhỏ
nhất là khoảng 10.000 koku và lớn nhất là khoảng 50.000 đến 100.000 koku.
Các lãnh địa có quyền tự trị riêng, luật pháp riêng và các quan chức hành
chính cũng kiêm nhiệm vai trò lực lợng vũ trang ở các lãnh địa. Chính quyền
Tôcgaoa không can thiệp vào công việc nội bộ của các lãnh địa. Tuy nhiên để
làm giảm sức mạnh quân sự, kinh tế của các lãnh chúa, ngăn ngừa mối đe dọa
cho chính quyền trung ơng, Mạc phủ đã ban hành bộ luật Buke Sho Hatto (vũ
gia ch pháp độ), trong đó có điều khoản về chế độ Sankin - Kotai (luân phiên
trình diện). Theo quy định của chế độ này, cứ cách một năm các lãnh chúa lại
phải về Edo để diện kiến tớng quân (Tôcgaoa Shogun). Khi hết thời hạn quy
định, họ trở về lãnh địa riêng của mình nhng phải để lại vợ con và một số tùy

tùng thân tín ở lại Edo để làm con tin. Để đảm bảo cho cuộc sống ở "kinh đô"
và ở lãnh địa, mỗi lãnh chúa phải xây dựng hai cơ sở lu trú và phải có sự
chuẩn bị nguồn kinh phí cho chuyến đi. Chính vì vậy mà thế lực kinh tế của
họ bị suy giảm đi rất nhiều và kéo theo đó là suy giảm về thế lực quân sự. Chế
độ Sankin - Kotai là một biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong chính sách
cai trị của chính quyền Tôcgaoa.

16


Mặc dù đều đợc gọi chung là "võ sĩ" nhng sự phân tầng trong cộng
đồng võ sĩ rất sâu sắc, không những cả về địa vị kinh tế mà còn cả về ảnh hởng chính trị, cơ hội học tập, thăng tiến và sự kính trọng của mọi ngời trong
xã hội đối với họ. Theo nguyên tắc đợc thiết lập từ khi tầng lớp võ sĩ mới ra
đời thì các võ sĩ lớp dới phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh của võ sĩ cấp trên.
Theo đó, trong sinh họat xã hội, con cái họ cũng buộc phải tuân thủ những
quy định cụ thể nh phải nói một thứ ngôn ngữ khiêm nhờng, thấp kém hơn con
em các gia đình Samurai có thế lực. Các võ sĩ lớp dới phải sống trong những
khu riêng biệt, ít có cơ hội liên hệ với lãnh chúa. Họ thờng làm các công việc
nh vệ sĩ, chạy việc vặt, th ký, bu tá... Nh vậy, các Samurai lớp dới tuy vẫn đợc
coi là thuộc về đẳng cấp lãnh đạo, nắm giữ quyền lực, nhng trên thực tế họ
cũng chỉ là những kẻ lệ thuộc vào giới võ sĩ cao cấp mà thôi. Còn võ sĩ lớp
trung đôi khi cũng có cơ hội tiếp kiến lãnh chúa, đợc nhận những trách nhiệm
quan trọng hơn. Chính vì vậy mà họ đợc hởng mức "lơng" cao hơn các võ sĩ
bên dới. Loại võ sĩ cấp cao, tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhng lại thâu tóm
nhiều quyền hành và đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng nh
thực thi các chính sách của lãnh chúa ở các công quốc. Họ sống trong những
ngôi nhà lớn, sang trọng, gần với các dinh thự của Daimyô. Họ có nhiều đặc
quyền chính trị và xã hội.
Nhìn chung so với các đẳng cấp khác (nông, công, thơng) thì đẳng cấp
sĩ có nhiều đặc quyền nhất trong xã hội Nhật Bản. Ngoài các quyền lợi về

kinh tế, chính trị, đẳng cấp sĩ - các Samurai - còn có những đặc quyền trên các
lĩnh vực khác. Chẳng hạn đặc quyền về dùng miêu ( Myoji ) và đeo kiếm
(Taito), có quyền xử tội (thậm chí chém đầu tại chỗ) các thờng dân bị coi là có
tội hoặc vô lễ với mình... Mạc phủ cấm các Samurai không đợc làm một nghề
gì khác ngoài nghề cung kiếm và bằng việc đó đã tách hẳn họ ra khỏi đời sống
sản xuất trực tiếp, thành tầng lớp phong kiến đặc biệt phân biệt rõ rệt với các
tầng lớp khác trong xã hội. Chính vì vậy đơng thời có câu: "Hoa thì có hoa
17


anh đào, ngời thì có võ sĩ", điều này nói lên đặc quyền của giai cấp võ sĩ
trong xã hội Tôcgaoa.
1.2.2 Nông dân.
Là giai cấp xếp thứ hai trong trật tự hệ thống đẳng cấp của xã hội Nhật Bản
thời kỳ Tôcgaoa liền sau đẳng cấp võ sĩ. Theo quan niệm của học thuyết Nho
giáo, kinh tế nông nghiệp rất đợc coi trọng. Trong thời trung cổ, nền kinh tế
của Nhật Bản chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông dân chiếm số đông trong
dân c và họ có vai trò quan trọng nhất. Không thể hiểu đợc lịch sử của Nhật
Bản nếu không hiểu rõ vai trò của các cộng đồng sống ở nông thôn, trong đó
nông dân là những thành viên chính. Dới thời Mạc phủ Tôcgaoa, giai cấp nông
dân cũng là lực lợng đông đảo nhất trong xã hội, chiếm đến 8/10 dân số của cả
nớc. Cũng giống nh đẳng cấp võ sĩ, giai cấp nông dân cũng có nhiều bộ phận
bao gồm từ ngời bần nông đến ông chủ trang trại làm ăn khá giả. Vai trò của
ngời nông dân rất quan trọng vì họ là tầng lớp sản xuất lơng thực cung cấp cho
toàn xã hội. Nhng trong thực tế, họ lại là tầng lớp nghèo khổ và bị áp bức bóc
lột nhiều nhất. Nông dân không phải là ngời sở hữu mà chỉ là ngời chiếm hữu
(có tính chất tập thể) các mảnh ruộng mà họ nhận từ lãnh chúa phong kiến
theo chế độ phát canh thu tô. Thời kỳ đầu, sự bóc lột của Mạc phủ là nhẹ hơn
(phơng thức bóc lột địa tô đợc quy định trong tỷ lệ 40% cho chủ phong kiến
và 60% cho nông dân tính trên thu hoạch mùa màng). Chẳng những thế mà

luật pháp của chính quyền Tôcgaoa thời kỳ đầu còn có phần bảo vệ nông dân
khỏi giới điền chủ áp bức. Một đạo luật của chính quyền Edo năm 1603 cho
phép ngời dân có thể rời bỏ ruộng đất mình đang cày cấy đi nơi khác nếu nh
bị ngời quản lý ruộng đất đối xử tàn tệ, dẫu đó là ruộng đất của họ Tôcgaoa
hay ruộng đất riêng của các lãnh chúa, với một điều kiện là trớc khi dời đi nơi
khác, nông dân phải trả xong mọi khoản thuế má, sau đó anh ta muốn sống
nơi nào cũng đợc. Một chơng khác trong bộ luật nghiêm cấm việc dùng bạo
lực chống lại nông dân và nêu rõ rằng mọi sự tranh chấp về thuế má nếu
18


không tự giải quyết đợc giữa địa chủ và nông dân thì đa ra tòa xét xử. ở nhiều
nơi ngời ta đối xử với nông dân thô bạo, mặc dầu cũng có một số điền chủ
thiên về thuyết phục hơn là dùng vũ lực. Trong thời kì đầu, chính quyền Mạc
phủ chủ trơng khoan nới sức dân bằng chính sách mềm dẻo đối với nông dân.
Một đạo luật năm 1643 có những đoạn sau đây: "Nếu nh những ngời quản lý
đất đai hoặc đại diện của họ xử sự không đúng và không thể chịu đợc, ngời
nông dân có thể ra đi sau khi thanh toán hết các khoản thuế má cũ. Họ có thể
sang c trú ở làng bên cạnh, nơi mà họ cảm thấy dễ thở hơn".[ 11, 273 ]
Những chính sách mềm dẻo của chính quyền Mạc phủ trong thời kỳ
đầu cùng với tình hình đất nớc hoà bình, thống nhất đã làm cho nông dân yên
tâm sản xuất. Nông dân không chỉ có đợc một số lơng thực nhu yếu phẩm cần
thiết mà thậm chí còn một phần nhỏ sản phẩm d thừa. Điều này có thể cho
phép kết luận: "Trong giai đoạn thành lập và phát triển của nhà nớc trung ơng tập quyền thời Mạc phủ Tôcgaoa thế kỷ XVII ở Nhật Bản đã xác lập đợc
một quan hệ sản xuất tơng ứng và phù hợp với tính chất và trình độ của lực lợng sản xuất" [21, 73].
Tuy nhiên, sự phù hợp ấy cũng chỉ mang tính chất tơng đối, mang tính
chất tạm thời. ở nhiều nơi chính sách của chính quyền Mạc phủ không có
hiệu lực, ngời nông dân bị áp bức đã bỏ trốn ngày càng nhiều. Chẳng hạn,
năm 1642, một đạo luật của lãnh chúa Okayama đã lên án những nhóm nông
dân bỏ trốn để mu nổi loạn và buộc những ngời còn lại trong làng phải cày

cấy những mảnh đất bỏ hoang. Tuy nhiên không phải tất cả những ngời bỏ
trốn đều do bị áp bức mà nhiều ngời muốn bỏ nông thôn ra thành phố, nơi họ
cho rằng kiếm sống dễ hơn. Mặt khác, giai cấp địa chủ phong kiến - đẳng cấp
sĩ - luôn cố gắng thiết lập những sự nô dịch mới đối với nông dân, nhất là khi
số lợng Samarai cùng với gia đình của họ ngày càng trở nên đông đảo.

19


Cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, tình hình kinh tế của đất nớc nói chung đã
bắt đầu xấu đi, khoảng cách mức sống giữa tầng lớp trên của đẳng cấp võ sĩ và
nông dân ngày càng lớn. Giới quý tộc của Mạc phủ Edo tiến hành nhiều đình
đám hội hè tốn kém. Còn các Daimyô bắt chớc cuộc sống xa hoa của Mạc phủ
ở Edo đã tiêu tốn nhiều của cải tiền bạc, nên không ít kẻ lệ thuộc vào thơng
nhân và bọn cho vay nặng lãi. Hệ quả là các lãnh chúa tăng cờng bóc lột nông
dân hơn nữa. Nông dân không phải nộp tô là 40% nh trớc mà 50% - 60% số
sản phẩm thu hoạch, nhng tỷ lệ tô thuế thóc gạo này không phải tính trên sản
lợng mùa màng thu hoạch đợc mà tính theo diện tích ruộng nông dân cày cấy,
do chủ quy định trớc, nếu sản lợng thu hoạch không đủ thì phải bù vào. Ngoài
ra nam nông dân từ 17 - 60 tuổi còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch không công
cho nhà nớc mỗi năm 60 ngày. Chính do chính sách tăng cờng bóc lột của
lãnh chúa cộng với nghĩa vụ lao dịch không công đã đẩy nông dân vào cảnh
bần cùng và phá sản.
Tình cảnh của nông dân vô cùng tồi tệ trong nửa sau thế kỷ XVIII và
đầu thế kỷ XIX, khi mức tô thuế đã quá cao, mà lãnh chúa lại bắt nộp trớc vài
ba năm, đồng thời trao cho thơng nhân quyền đợc thu thuế đảm phụ ở nông
thôn. Nông dân bỏ đi xiêu tán ngày càng nhiều, Chợ mua bán ngời diễn ra
công khai ở nhiều nơi kể cả kinh đô. Nông dân chết đói đầy đờng, việc bán vợ
đợ con trở thành hiện tợng thờng nhật. Do không đủ điều kiện để nuôi sống
nên việc ngời ta giết trẻ con cũng trở nên phổ biến. Cũng do bần cùng và quẫn

bách nên ngời dân tự sát rất nhiều, đến mức Mạc phủ phải ban hành lệnh cấm
tự tử. Đó chính là hệ quả của thứ chính sách mà giai cấp phong kiến thời Tôcgaoa từng công nhiên tuyên bố: "Nông dân nh hạt vừng, càng ép càng ra dầu".
Nông dân không chỉ bị bóc lột khốc liệt thuần túy về mặt kinh tế mà
còn bị trói buộc trong những quy định xã hội khắc nghiệt khác nhau. Mạc phủ
đã quy chế hóa mọi hoạt động đời sống của nông dân, nh cấm họ không đợc
ăn cơm gạo trắng, không đợc dùng gạo làm bánh và nấu rợu Sakê. Nông dân
20


cũng không đợc mặc quần áo gấm vóc lụa là, mà đợc mặc quần áo bằng vải
sợi bông và sợi lanh, kiểu mẫu và màu sắc quần áo cũng đợc quy định chặt
chẽ để phân biệt với Samurai. Nông dân không đợc xây dựng nhà cửa dinh thự
lớn... Ranh giới trong hệ thống đẳng cấp ấy đợc Mạc phủ quy định hết sức
khắt khe, theo đó, về nguyên tắc ngời ở đẳng cấp nào thì phải mãi mãi giữ
nguyên thân phận ở đẳng cấp đó, nên nông dân khó có hy vọng ngoi lên đợc.
Tình cảnh bi đát của nông dân Nhật trong thế kỷ XVIII và đầu XIX đã
làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Khởi nghĩa nông dân diễn ra
ngày càng nhiều và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp
đổ của Mạc phủ Tôcgaoa vào nửa sau thế kỷ XIX.
1.2.3 Thợ thủ công (Shoku Jin)
Ngoài nông dân là lực lợng lao động chủ yếu tạo ra nguồn của cải quan
trọng cho đất nớc, thì ở một mức độ thấp hơn, thợ thủ công cũng đợc coi là
những ngời hữu ích, góp phần làm ra sản phẩm vật chất cho xã hội. Họ chế
biến những sản phẩm từ nông nghiệp, chế tạo vũ khí, công cụ và những vật
dụng để phục vụ giới võ sĩ và toàn thể xã hội. Do có sự phát triển kinh tế, công
nghệ và việc các đô thị hình thành nhanh chóng đã làm cho tầng lớp thợ thủ
công ngày càng đông đảo. Một loạt các phờng hội thợ thủ công ra đời để liên
kết sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công. Đến nửa đầu thế kỷ XVIII,
các công trờng thủ công xuất hiện nhiều ở các khu vực trung tâm và Tây Nam
của đất nớc. Có những công trờng thủ công có quy mô tơng đối lớn: "Các

công trờng thủ công sản xuất vải lụa ở Han Satsuma sử dụng tới 20 - 30 công
nhân làm việc trong mỗi xởng" [21, 76]. Tuy công trờng công nghiệp dới thời
Tôcgaoa có bớc phát triển, góp phần đa nền kinh tế Nhật Bản đi lên, nhng tầng
lớp thợ thủ công vẫn bị coi rẻ hơn nông dân. Thợ thủ công cùng với thơng
nhân thờng đợc gọi chung là Chonin (đinh nhân, tức là ngời kẻ chợ). Nh vậy,
trên thực tế, sự phân biệt giữa thợ thủ công và thơng nhân là không rõ lắm, họ
21


cũng bị xã hội khinh thị. Số thợ thủ công sống ở thành phố pháo đài, làm việc
cho các lãnh chúa chỉ nhận đợc đồng lơng ít ỏi, thế nhng họ lại đợc đặc quyền
bán hàng hóa mà họ sản xuất ra. Còn lại thợ thủ công làm công nhật thì không
có một u đãi gì. Tuy nhiên có một số thợ thủ công có kiến thức và có tay nghề
giỏi vẫn đợc kính trọng, nhất là thợ sản xuất quân trang. Những thợ thủ công
sản xuất áo giáp, sản xuất gơm, kiếm... đợc đối xử đặc biệt, đợc trả lơng cao,
có nơi ở tử tế. Chính quyền Mạc phủ có nhiều u ái đối với họ. Bên cạnh đó,
thợ thủ công làm nghề mộc, kim hoàn, may mặc cũng đ ợc đối xử tốt.
"Chẳng hạn có một số thợ mộc giỏi ở Kyôtô năm 1868 tên là Nakai Mondo đợc hởng lơng 500 koku và đợc phép đeo kiếm nh một quân nhân" [23, 58].
Tóm lại, thợ thủ công là một trong 4 đẳng cấp chính của xã hội Nhật
Bản dới thời Tôcgaoa. Tuy có sự tăng trởng về số lợng cùng với sự phát triển
đi lên của nền kinh tế, nhng so với các đẳng cấp khác thì thợ thủ công dới thời
Tôcgaoa vẫn còn đang chiếm một tỷ lệ thấp trong c dân Nhật Bản.
1.2.4 Thơng nhân (Shonin).
Theo nghề nghiệp, thơng nhân là những ngời thấp nhất trong hệ thống
đẳng cấp của xã hội phong kiến thời kỳ Tôcgaoa. Mặc dù có địa vị xã hội thấp
nhất, nhng sự sinh thành của đẳng cấp thơng nhân luôn luôn gắn liền với
những chuyển biến lịch sử và đời sống kinh tế - xã hội Nhật Bản. Đến thời
Tôcgaoa, những điều kiện chính trị, kinh tế Nhật Bản đã khác trớc. Trong
khuôn khổ của chế độ phong kiến, nền thơng nghiệp Nhật Bản đã có sự phát
triển mạnh mẽ, từng bớc phá vỡ trật tự của nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên,

tự cung tự cấp vốn có trớc đây. Để có thêm thu nhập trang trải cho mức sống
ngày một tăng và thực hiện chế độ Sankin Kotai, cạnh tranh với các công quốc
khác... hầu hết các lãnh chúa đều phải tìm mọi cách khuyến khích sản xuất và
mở rộng hoạt động thơng mại. Nhiều lãnh chúa đã đặt nhà kho, cơ sở buôn
bán tại những trung tâm thơng mại lớn nh Osaka, Edo... Cùng với sự phát triển

22


của sản xuất, sự hòa nhập của kinh tế các lãnh địa vào mạng lới kinh tế chung
đã tạo điều kiện cho một thị trờng thống nhất ra đời. Đó chính là điều kiện
tăng trởng nhanh chóng của đẳng cấp thơng nhân. "Vào thời Genroku (1688 1703), mạng lới thành thị nối liền các điểm dân c cơ bản đã đợc thiết lập và
từ đó đẳng cấp thơng nhân đã nhanh chóng tăng lên về số lợng. Đến năm
1738, qua phân loại dân số, thơng nhân chiếm tỷ lệ 12,2% so với 7,7% thuộc
về đẳng cấp võ sĩ" [11, 289].
Dới thời Tôcgaoa, thơng nhân bao gồm nhiều loại. Loại có thế lực nhất
gọi là Tonya, l những ngời chuyên buôn bán lớn có quyền lợi gắn chặt với
giới chính trị. Họ thờng mua hàng từ các vùng sản xuất, công xởng rồi bán lại
cho các thơng nhân trung gian (Nakagai) rồi từ đó hàng hóa lại đợc phân chia
đến những ngời bán lẻ, bán dạo. Mặc dầu chỉ là tầng lớp thơng nhân trung
gian nhng Nakagai cũng đồng thời là những ngời đầu cơ hàng hóa. Họ thờng
tập trung vốn mua một số hàng thiết yếu nh: gạo, cá, muối... nên cũng thu đợc
những khoản lợi nhuận lớn. Bên cạnh Nakagai còn có một loại thơng nhân đặc
biệt khác nữa đó là Nakadachi-nin. Đây là những thơng nhân mua bán hàng
hóa giữa những ngời sản xuất và Tonya, giữa Tonya với Nakagai và thậm chí
giữa Nakagai với những ngời bán lẻ. Mối quan hệ đa chiều đó và tri thức về
một số mặt hàng tinh xảo, cao cấp, sự nhạy bén về giá cả thị trờng đã đem lại
lợi nhuận cao cho tầng lớp thơng nhân này.
Tuy hoạt động kinh tế của các thơng nhân rất đa dạng nhng những hoạt
động đó đều đặt dới sự chỉ đạo và chi phối mạnh mẽ của Tonya. Không ít

Tonya nhờ có quyền lợi gắn liền với chính quyền trung ơng mà đã mau chóng
trở thành những thơng nhân tài chính lớn. Các đại danh thơng nh gia đình
Mitsui, Konoike, Yodoya... đã thâu tóm nhiều lĩnh vực kinh tế ở Nhật Bản lúc
đó. Trong xu thế mở rộng quan hệ thơng mại với các trung tâm buôn bán lớn
của địa phơng, từ cuối thế kỷ XVII, ở Nhật Bản đã xuất hiện một loại thơng
nhân chuyên bao mua lúa gạo và sản vật mà các lãnh chúa gửi bán
23


(Kuramoto). Các thơng nhân này từng bớc trở thành "đại diện thơng mại" cho
nhiều lãnh chúa. Một bộ phận của tầng lớp này, thông qua liên hệ với các Han
đã trở thành thơng nhân kiêm cho vay nợ lãi (Kakeya). Họ thờng cho các lãnh
chúa vay nợ có khi tơng đơng 2 đến 3 năm thu nhập với lãi suất hàng năm từ
15 - 20%. Bằng cách đó, không ít ngời trở thành các chủ đất lớn. ở nhiều địa
phơng, thế lực kinh tế của các thơng nhân chuyên bao mua lúa gạo và sản vật
mà các lảnh chúa gửi bán và các thơng nhân kiêm cho vay nợ lãi (Kuramoto
và Kakeya) có ảnh hởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách của các
Daimyô. Bên cạnh đó còn có một bộ phận thơng nhân Juda Sashi chủ yếu
tìm kiếm lợi nhuận từ việc mua bán lúa gạo do các võ sĩ Hatamoto (kỳ bản) và
Gokenin (ngự gia lâm) gửi bán. Loại thơng nhân này đặc biệt phát triển ở Edo,
nơi tập trung một số lợng đông đảo đội ngũ giai cấp võ sĩ cao cấp, có nhiều
đặc quyền do Mạc phủ trực tiếp quản lý.
Sự xuất hiện của những hình thức kinh doanh mới với nhiều loại thơng
nhân khác nhau vừa là hệ quả của các hoạt động kinh tế đa dạng thời kỳ này,
vừa cho thấy bớc phát triển mang tính chất tiếp nối từ những giai đoạn lịch sử
trớc, trong đó phải kể đến vai trò to lớn thơng nhân.
Nh vậy, xét về cơ cấu, xã hội phong kiến thời kỳ Mạc phủ Tôcgaoa đợc
chia làm 4 giai tầng, trong mỗi giai tầng xã hội lại chia ra nhiều đẳng cấp, từ
các lãnh chúa đến ngời nông dân, từ những ngời phú nông đến ngời tá điền
làm công nhật kiếm sống, từ ngời thợ thủ công lành nghề đến thợ học việc, từ

những thơng nhân giàu có đến ngời bán rong. Sự phân hóa thành đẳng cấp đó
ngày càng rõ, ngời ta thấy trong các cuộc họp làng xã, mỗi loại ngời có vị trí
rõ rệt. Trật tự đẳng cấp phong kiến ấy tởng chừng là bất biến, nhng cũng
không thể tránh khỏi những xáo trộn trớc sự biến đổi của tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội.

24


1.3. Sự chuyển biến cơ cấu giai cấp ở Nhật Bản (trong nửa đầu
thế kỷ XIX

Những biến động trong kinh tế nông nghiệp đã làm xáo trộn các mối
quan hệ cộng đồng truyền thống, là nguyên nhân căn bản dẫn đến các cuộc nổi
dậy của nông dân thời kỳ này. Ngời ta tính đợc rằng, trong khoảng thời gian từ
1813 - 1868 có tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân, trong đó có những cuộc lôi
cuốn đến hàng nghìn ngời tham gia. "Tháng 3/1823, 100.000 nông dân ở
Wakayama đã nổi dậy, tấn công vào những kẻ cho vay nợ lãi, chủ hiệu cầm đồ
và giới cầm quyền địa phơng. Nhiều nơi Mạc phủ đã phải huy động quân đội từ
các lãnh địa láng giềng để trấn áp các cuộc "phiến loạn" đó" [10, 200].
Tình trạng bần cùng hóa của bộ phận dân c nông nghiệp đã đẩy họ khỏi
cuộc sống nông thôn. Không còn con đờng nào khác để kiếm sống, ngời ta
đành tham gia vào các hoạt động kinh tế công - thơng nghiệp. Một bộ phận
nông dân đã rời bỏ làng quê, địa bàn c trú trớc đây tìm đến những nơi tập
trung dân c để kiếm sống. Điều đáng chú ý là sự mở rộng của nhiều ngành sản
xuất tập trung trong các thành thị đã đủ sức cuốn hút một lực lợng lao động d
thừa lớn từ nông thôn. Các chủ xởng đã cạnh tranh nhau, khiến cho giá thuê
công nhân không ngừng tăng lên. Từ cuối thế kỷ XVIII, ở Nhật Bản lao động
làm thuê đã từng bớc thay thế cho truyền thống lao động phục vụ. Ngời công
nhân làm việc chủ yếu theo những hợp đồng, thỏa thuận hết sức chặt chẽ.

Điều đó để lại hệ quả là Nhật Bản đã sớm hình thành nên một thị trờng nhân
công rộng lớn, là tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh tế mới hiện đại sau
này.
Dới tác động của những điều kiện xã hội mới, nông thôn Nhật Bản đã
diễn ra một quá trình tự điều chỉnh. Kinh tế nông nghiệp đã đợc đa dạng hóa.
Nông dân không chỉ sống dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà đã trở
thành những ngời lao động kiêm nhiệm - tức là vừa làm nghề nông vừa sản
25


×