Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tiếp cận đổi mới phương tiện du lịch nội di tích kim liên luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ
===  ===

NGUYỄN THỊ KIM ANH

KHểA LUN TT NGHIP I HC
Tiếp cận đổi mới phơng tiện du lịch
nội di tích Kim Liên

CHUYấN NGNH A Lí KINH TẾ


VINH - 2011

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ
===  ===

NGUYỄN THỊ KIM ANH

KHểA LUN TT NGHIP I HC
Tiếp cận đổi mới phơng tiện du lịch
nội di tích Kim Liên

CHUYấN NGNH A Lí KINH TẾ
Lớp 48A - Địa lý (2007 - 2011)


Giáo viên hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ THANH VÂN

VINH - 2011


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn cô giáo
hướng dẫn giảng viên chính ThS. Hồ Thị Thanh Vân - người đã tận tình giúp
đỡ em trong suốt q trính làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lí, gia đình
và tất cả bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị trong
Khu di tích Kim Liên, Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Nghệ An, Sở Tài
nguyên môi trường Nghệ An, Sở Lao động thương binh xã hội Nghệ An, Chi
cục bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An, Chi cục đo lường tỉnh Nghệ An, Phịng
văn hóa huyện Nam Đàn, Ban quản lí dự án tơn tạo và phát triển du lịch Kim
Liên cùng các ban ngành có liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp
những tài liệu cần thiết cho đề tài của em.
Em xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Anh


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................9

3. Nhiệm vụ.........................................................................................................9
4. Giới hạn của đề tài .......................................................................................9
5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................9
6. Quan điểm ......................................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................11
8. Điểm mới của đề tài...................................................................................11
9. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................12
B. NỘI DUNG....................................................................................................13
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH.......................................................................13
1.1. Du lịch.........................................................................................................13
1.1.1. Khái niệm................................................................................................13
1.1.2. Vai trò.......................................................................................................14
1.2. Thực trạng du lịch ở khu di tích Kim Liên..............................................15
1.2.1. Khái quát khu di tích Kim Liên.............................................................15
1.2.2. Khách du lịch...........................................................................................21
1.2.3. Doanh thu.................................................................................................26
Chương 2
TIẾP CẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH.............................................27
2.1. Sự cần thiết đổi mới phương tiện du lịch..............................................27
2.2. Tiếp cận đổi mới phương tiện du lịch nội điểm một số địa phương ở
nước ta và trên thế giới....................................................................................30
2.2.1. Tiếp cận đổi mới phương tiện du lịch nội điểm của một số địa
phương trong nước............................................................................................31
2.2.2. Tiếp cận phương tiện du lịch một số nước trên thế giới...................37
2.3. Tiếp cận đổi mới phương tiện nội di tích Kim Liên............................41
2.3.1. Vai trị của đổi mới phương tiện..........................................................41
2.3.2. Thực trạng phương tiện du lịch và môi trường du lịch Kim Liên ....56
Chương 3
ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH

NỘI DI TÍCH KIM LIÊN...................................................................................60
3.1. Cơ sở đề xuất............................................................................................60
3.1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................60
3.1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................65
3.2. Các vấn đề đặt ra khi tiếp cận đổi mới phương tiện du lịch..............73
3.2.1. Nguồn vốn...............................................................................................73


3.2.2. Lao động..................................................................................................74
3.2.3. Các vấn đề về cung đường và cảnh quan...........................................74
3.3. Một số giải pháp........................................................................................75
3.3.1. Về nguồn vốn.........................................................................................75
3.3.2. Về nguồn nhân lực.................................................................................75
3.3.3. Về quảng bá, tuyên truyền, giáo dục...................................................76
3.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng........................................................................77
3.3.5. Sự liên kết hợp tác của các ban ngành.................................................77
C. KẾT LUẬN....................................................................................................79
1. Đóng góp của đề tài.....................................................................................79
2. Hạn chế của đề tài......................................................................................80
3. Kiến nghị.......................................................................................................80
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................81

6


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

QT & KTMT

:


Quan trắc và kĩ thuật môi trường

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

ST

:

Sưu tầm


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế xuất hiện muộn nhưng nó đã có vai trị
quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên
cạnh những tác động tích cực thì ngành du lịch cũng có những tác động tiêu
cực đến môi trường tại các điểm khai thác. Nổi bật đó là các hiện tượng ơ
nhiễm mơi trường do rác thải, suy thoái tài nguyên du lịch hay ơ nhiễm mơi
trường khí do khói bụi. Hoạt động du lịch và sự hoạt động mạnh mẽ của

phương tiện giao thông du lịch cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường không khí. Do lượng khí thải rất lớn từ động cơ xe ô tô và xe máy, với
hàm lượng CO, NO2, NOX...cao.
Trong khi toàn thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí
hậu. Việc cắt giảm lượng khí CO, NO2, NOX... đã được các hội nghị về môi
trường trên thế giới phê duyệt. Đổi mới phương tiện giao thông tại các điểm
du lịch bằng những phương tiện sử dụng năng lượng sạch là việc cần làm để
du lịch trở thành ngành kinh tế đi đầu trong việc phát triển bền vững.
Du lịch Việt Nam cũng đang có những bước thay đổi để phù hợp với xu
thế chung của thế giới góp phần vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và ơ
nhiễm mơi trường.
Tại Nghệ An, Kim Liên là một điểm du lịch hấp dẫn với du khách,
hàng năm lượng du khách đến đây rất lớn, lượng phương tiện tham gia cao.
Phương tiện đi lại trong nội điểm chủ yếu là ô tô và xe máy. Với lượng khách
lớn như vậy thì vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi là điều khó tránh khỏi.
Đổi mới phương tiện du lịch ở nội di tích Kim Liên là việc làm cần thiết. Vì
vậy tơi chọn đề tài “Tiếp cận đổi mới phương tiện du lịch nội di tích Kim
Liên” làm khóa luận tốt nghiệp đại học.

8


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đề xuất tiếp cận đổi mới phương tiện nội di tích
Kim Liên bằng xe điện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng sự biến đổi khí hậu.
3. Nhiệm vụ
- Khảo sát, đánh giá về hiện trạng du lịch tại Kim Liên
- Tìm hiểu sự đổi mới phương tiện du lịch tại một số địa phương trong
nước và trên thế giới.
- Nghiên cứu các điều kiện để áp dụng đổi mới phương tiện tại Kim Liên.

- Tiếp cận đổi mới phương tiện nội di tích Kim Liên.
4. Giới hạn của đề tài
- Về nội dung:
+ Phân tích các tiềm năng, hiện trạng và các điều kiện đổi mới phương
tiện giao thông tại Kim Liên.
+ Tìm hiểu các chỉ số mơi trường tại Kim Liên và lượng khí thải ra
bình qn hằng ngày.
- Phạm vi không gian: xã Kim Liên- Nam Đàn
- Phạm vi thời gian: từ năm 2005 - 2010
5. Đối tượng nghiên cứu
- Các điểm du lịch tại Kim Liên
- Các phương tiện du lịch tại nội khu di tích Kim Liên.
6. Quan điểm
6.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích đối tượng nghiên cứu như một hệ
thống động trong các mối liên hệ biện chứng của đối tượng và chỉnh thể mà
bản thân nó là yếu tố cấu thành.

9


Trong khi nghiên cứu ta phải xem xét các khía cạnh có liên quan đến
hoạt động du lịch. Phải nghiên cứu hoạt động du lịch và các yếu tố khác tác
động lên nó, và sự tác động qua lại của các yếu tố đó qua lại với nhau.
Cần nghiên cứu tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, đường lối
chính sách tác động lên sự phát triển của du lịch Kim Liên và sự tác động của
các yếu tố đó đến việc đổi mới phương tiện du lịch.
6.2. Quan điểm lãnh thổ
Mọi hiện tượng đều tồn tại trong không gian xác định ở một thời điểm
nhất định. Vì thế phải gắn đối tượng nghiên cứu với một khơng gian cụ thể

mà nó đang tồn tại và trong mối quan hệ với không gian xung quanh.
Phát triển du lịch Kim Liên gắn với việc đổi mới phương tiện du lịch ở
đây phải được đặt trong hệ thống du lịch Nghệ An nói chung và cả nước nói
riêng. Đồng thời phải nghiên cứu tiến hành cụ thể trên các tuyến đường nối
các cụm điểm di tích của Kim Liên để thấy được mối quan hệ của chúng. Từ
đây để tìm được các cung đường phù hợp với loại phương tiện tương ứng.
6.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các hiện tượng kinh tế xã hội không ngừng vận động biến đổi trong
không gian và biến đổi theo thời gian. Cần vận dụng quan điểm lịch sử viễn
cảnh để xem xét đối tượng trong quá khứ, hiện tại và dự đoán nó trong tương
lai. Điều này sẽ mang lại hiệu quả trong việc dự đoán các kết quả sẽ đạt được
trong tương lai.
6.4. Quan điểm phát triển bền vững
Để phát triển một ngành kinh tế không thể không đánh giá các điều
kiện về tự nhiên. Quan điểm phát triển bền vững địi hỏi q trình đổi mới
phương tiện du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai.

10


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập tư liệu
Để có được lượng thơng tin đầy đủ, đáng tin cậy, đề tài sử dụng tài liệu
từ: Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên môi trường
Nghệ An, Sở Lao động thương binh xã hội Nghệ An, Chi cục bảo vệ môi
trường tỉnh Nghệ An, Chi cục đo lường tỉnh Nghệ An, Phịng văn hóa huyện
Nam Đàn, Ban quản lí dự án tơn tạo và phát triển du lịch Kim Liên và Ban
quản lí khu di tích Kim Liên.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa

Trực tiếp tham quan, nghiên cứu các điểm, khu di tích để thẩm định
lại tính xác thực của những tài liệu đã có, thu thập những tài liệu mới. Trực
tiếp khảo sát các cung đương, cảnh quan hai bên đường giúp cho việc đề
xuất đổi mới phương tiện du lịch nội di tích Kim Liên được hợp lí và có tính
khả thi hơn.
7.3. Phương pháp xử lí tư liệu
Phương pháp này được sử dụng để xử lí số liệu trong phịng sau khi đã
thu thập tài liệu, số liệu từ thực tế và từ các nguồn khác nhau, nhằm phục vụ
cho mục đích của đề tài.
7.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lí, đặc biệt là địa lí du
lịch. Nó giúp cụ thể hóa số liệu, phản ánh những đặc điểm không gian của
điểm du lịch, các cung đường sẽ sử dụng trong đổi mới phương tiện du lịch.
8. Điểm mới của đề tài
Điểm mới của đề tài là đề xuất sử dụng loại phương tiện du lịch bằng
xe điện tại di tích Kim Liên góp phần vào việc bảo vệ mơi trường và hạn chế
những tác động vào việc biến đổi khí hậu hiện nay. Qua khảo sát tôi nhận
thấy các điều kiện về cảnh quan và cung đường ở Kim Liên khá thuận lợi cho
11


việc đổi mới phương tiện du lịch nội điểm Kim Liên bằng xe điện, vì vậy mơ
hình đổi mới phương tiện du lịch nội di tích Kim Liên có tính khả thi cao.
Đề xuất một số giải pháp để đổi mới phương tiện du lịch nội di tích
Kim Liên bằng xe điện được hiệu quả.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về du lịch
Chương 2: Tiếp cận đổi mới phương tiện du lịch

Chương 3: Đề xuất các giải pháp đổi mới phương tiện du lịch nội di
tích Kim Liên.
Đề tài có 73 trang in trên giấy A4, trong đó có 1 bản đồ, 1 sơ đồ, 5 bảng
số liệu, 3 biểu đồ 14 ảnh minh họa

12


B. NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH
1.1. Du lịch
1.1.1. Khái niệm
Khi xã hội càng phát triển đời sống nhân dân càng nâng cao thì du lịch
càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại.
Du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trên thế giới.
Thuật ngữ “du lịch” ngày càng trở nên thông dụng. Theo Ausher: “Du
lịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân”. Như vậy chúng ta thấy đầu tiên du
lịch được hiểu là việc đi lại của cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chổ ở
của mình trong thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí
hay chữa bệnh.
Ngày nay, người ta thống nhất về cơ bản tất cả các hoạt động di
chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm
việc làm hoặc xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. “Các nhà nghiên cứu gọi
đó là q trình hoạt động của con người rời quê hương đến một nơi khác với
mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc
sắc, độc đáo và khác lạ với q hương, khơng nhằm mục đích sinh lời được
tính bằng tiền”.
Định nghĩa về du lịch được sử dụng nhiều nhất là của Pirôgionic: “Du
lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan tới

sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tinh
thần, kinh tế và văn hóa”. Như vậy:

13


- Du lịch là một hiện tượng xã hội: là một cách thức sử dụng thời gian
nhàn rỗi của dân cư ngoài nơi cư trú thường xuyên và là một dạng chuyển cư
đặc biệt.
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế: sản phẩm sản xuất ra là sản phảm
phi vật chất, chuyên về kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
sinh của con người khi di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian nhàn
rỗi. Với mục đích phục hồi sức khỏe nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới
xung quanh.
- Du lịch có các chức năng: kinh tế, xã hội, chính trị, sinh thái.
1.1.2. Vai trị
1.1.2.1. Về kinh tế
Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của một nước hoặc
một vùng thông qua việc tiêu dùng của du khách, kích cầu, định hướng cung.
- Trước tiên du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, thông qua
việc tiêu dùng các dịch vụ. Bên cạnh đó du lịch tác động lên lĩnh vực lưu
thông, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế. Từ nhu cầu của du khách góp
phần định hướng cho các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ phải có
sản phẩm chất lượng cao, số lượng và chủng loại phong phú.
- Đây cũng là môi trường thuận lợi để du khách tìm hiểu thị trường nơi
mình đến. Từ đó đưa ra các quyết định kí kết các hợp đồng kinh doanh...
- Là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, du lịch được xem là hình thức
xuất khẩu vơ hình.

- Đồng thời du lịch quốc tế là phương tiện tuyên truyền quảng bá về đất
nước, con người, nền sản xuất của một quốc gia với bạn bè thế giới một cách
chân thực nhất.
- Du lịch được xem là giấy thơng hành của hịa bình. Góp phần cũng cố
mở rộng các mối quan hệ quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

14


1.1.2.2. Về mặt xã hội
- Phát triển du lịch góp phần giải quyết việc làm, tạo điều kiện tăng thu
nhập cho người dân. Làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, phân công lại lao động.
- Du lịch được phát triển sẽ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của
địa phương và dân tộc.
- Thông qua hoạt động du lịch, con người tiếp xúc các giá trị tự nhiên
và nhân văn từ đó mở mang kiến thức, nâng cao nhu cầu, năng lực hiểu biết,
góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong nhận thức của con người.
- Là điều kiện tạo cơ hội cho con người hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết các
giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội... làm giàu,
phong phú thêm khả năng thẩm mĩ của con người.
- Du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước nâng
cao truyền thống, lịng tự tơn dân tộc qua những khám phá về cảnh quan, di
tích văn hóa...
- Góp phần khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên du lịch,
giảm sự chênh lệch trong phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương.
1.2. Thực trạng du lịch ở khu di tích Kim Liên
1.2.1. Khái quát khu di tích Kim Liên
Kim Liên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa có giá trị lớn về cuộc
đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi in dấu thời thơ ấu của người.

Vì thế đây là điểm du lịch hấp dẫn với du khách cả nước và trên thế giới khi
ghé qua Nghệ An. Di tích Kim Liên cách thành phố Vinh 15 km về phía tây,
là một trong bốn di tích quan trọng liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Người. Di tích gồm bốn cụm di tích Làng Sen, làng Hoàng
Trù, núi Chung và khu mộ bà Hồng Thị Loan. Trong đó có hai cụm di tích

15


nằm trong ý tưởng tiếp cận đổi mới phương tiện giao thơng là Hồng Trù và
Làng Sen.
- Di tích Hồng Trù:
Di tích Hồng Trù thuộc xã Kim Liên 2, từ thành phố Vinh du khách rẽ
ngược hướng tây theo quốc lộ 46. Đến cột số 13 là làng Mậu Tài, rẽ trái rồi
theo đường nhựa 1500 m là đến.
Di tích Hồng Trù là một cụm di tích nằm trong một khoảng vườn rộng
gần 3500 m2, bao quanh bốn phía chủ yếu là lũy tre với 3 ngôi nhà mà mỗi
ngôi nhà gắn liền liền với sự kiện lịch sử và có liên quan đến thời thơ ấu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình người.
+ Ngơi nhà lá ba gian (nhà của bà Hoàng Thị Loan) nơi sinh chủ tịch
Hồ Chí Minh, nơi người đã sống 5 năm đầu của thời thơ ấu. Ngôi nhà vẫn giữ
được những hiện vật như: bộ phản gỗ, một án thư, hai chiếc ghế vuông, hai
giá sách, đèn dầu, giường bằng gỗ xoan, rương, khung cửi....
+ Ngôi nhà lá 5 gian là nhà cụ Hồng Xn Đường và bà Hồng Thị
Kép, ơng bà ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngơi nhà cịn có những hiện
vật: bộ phản tấm, chiếc tủ sơn son, hai án thư, hai cái tràng kĩ, nậm uống
rượu, tủ đựng bát đĩa...
+ Nhà thờ chi họ Hoàng Xuân: được dựng lên từ năm 1882. Là nơi
thuở nhỏ Bác Hồ và anh chị Người đến thắp hương tưởng niệm tổ tiên bên
ngoại. Ngôi nhà này từ khi xây dựng là ngơi nhà gỗ, lợp tranh lá mía, thưng

phên nứa. Đến năm 1930 bà con trong chi họ đã góp cơng, góp của xây dựng
bằng đá ong. Từ năm 1970 nhà thờ này được Khu di tích Kim Liên quản lí và
phát huy tác dụng. Bây giờ còn là nơi thờ cả cụ Hoàng Xuân Đường và cụ
Nguyễn Thị Kép.
Từ năm 1970 nhà thờ này được khu di tích Kim Liên quản lí và phát
huy tác dụng. Bây giờ cịn là nơi thờ tự cả cụ Hoàng Xuân Đường và cụ
Nguyễn Thị Kép.
16


- Cụm di tích Làng Sen
+ Ngơi nhà phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nơi Bác Hồ và gia đình đã
sống trong thời gian 1901 - 1906. Ngôi nhà do bà con dân làng dựng lên
mừng ơng Sắc đậu phó bảng năm 1901.
Ngơi nhà được dựng trên mảnh đất hình chữ nhật, xung quanh có hàng
rào tre, ngõ đi vào một bên là hàng râm bụt, một bên là hàng mận hảo. Tại
đây ông Nguyễn Sinh Sắc và các con đã sống trong thời gian ngắn nhưng đã
để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc, đặc biệt đối với Bác Hồ chúng ta, những kỉ niệm
về con người, cảnh vật, cuộc sống thực tế, hoàn cảnh thực tế đã in dấu sâu sắc
trong lịng Người.
Trong ngơi nhà cịn giữ được các di vật như: Biển “ân tứ ninh gia”,
đẳng thờ, bàn thờ, hai bộ phản, khay để ấm chén, án thư, võng gai, chum
đựng nước và nhiều vật dụng khác.
+ Giếng Cốc (tại Làng Sen, xã Kim Liên)
Trên con đường đi vào nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc, bên cạnh ao sen tỏa
hương thơm ngát có một cái giếng đất hình lịng chảo. Đấy là giếng Cốc,
nước giếng ở đây trong và ngọt người dân trong làng vẫn lấy nước về ăn và
dùng làm món tương Nam Đàn nổi tiếng cả vùng. Thuở nhỏ cậu bé Nguyễn
Sinh Cung vẫn thường ra đây gánh nước về cho gia đình dùng. Giếng Cốc
cũng là nơi cậu và các bạn vẫn thường hóng mát mỗi trưa hè. Năm 1957 khi

về thăm quê lần đầu tiên người đã hỏi bà con: “giếng Cốc nay cịn nữa
khơng?” và người nói tiếp: “Nước giếng Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và
làm tương nổi tiếng cả vùng”. Giếng Cốc đã trở thành di tích lịch sử gắn liền
với tuổi thơ của người trên mảnh đất Làng Sen.
+ Nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội Bác Hồ
Về với cội nguồn của vị lãnh tụ vĩ đại du khách đều đến thăm nhà ông
Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội Bác Hồ. Đây là nơi lưu giữ những kỉ niệm thân

17


thương của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi sinh ra ông Nguyễn Sinh
Sắc - thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Một chí sĩ yêu nước nhiệt thành sống
thời thơ ấu. Di tích là nơi cội nguồn, cho mọi hoạt động u nước của gia
đình Người. Ngơi nhà này là nơi thuở thiếu thời Bác Hồ cùng với chị Thanh,
anh cả Khiêm thường qua lại và tiếp thu sự dạy bảo của những người thân
trong gia đình. Ở đây vẫn còn giữ được những hiện vật: thư của cụ Nguyễn
Sinh Sắc gửi cháu, những chứng chỉ bằng tổ quốc ghi cơng, rương đựng quần
áo, rương đựng thóc, một số ảnh gốc của bà Thanh, ông cả Khiêm... Về thăm
quê Bác du khách thường ghé thăm ngôi nhà, dâng hương tỏ lịng thành kính
ơng bà nội kính u của Bác.
+ Lò rèn Cố Điền
Lò rèn này ra đời từ thế kỉ XIX, do ơng Hồng Xn Điền lập nên. Di
tích lị rèn cố Điền nằm trong vườn khu trưng bày về chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Kim Liên. Nằm ở mé trái nhà ơng phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Là xưởng
thủ công thô sơ trong vùng, rèn các nông cụ như lưỡi cày, cuốc, liềm, dao,
hái, rựa...
Thuở nhỏ khi còn sống ở Làng Sen, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra
đây chơi và giúp cố Điền thụt bễ. Đây cũng là nơi Nguyễn Sinh Cung làm
quen với lao động thủ công, cũng là nơi trao đổi những công việc hằng ngày,

giúp người hiểu thêm về quê hương xứ sở, về nổi khổ của người nông dân.
Thực tế sinh động đã góp phần rèn đúc cho Nguyễn Sinh Cung sớm có lịng
u nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc.
Đây là di tích cịn giữ được nhiều yếu tố nguyên gốc, từ căn nhà đến
các hiện vật nằm trên vùng đất cũ, cảnh quan ít biến động. Lị rèn cố Điền là
nơi ghi dấu những kỉ niệm thiêng liêng thời niên thiếu và những tình cảm,
những lời dặn dị ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm quê thứ
nhất. Tại đây khách tham quan có điều kiện nghiên cứu và hình dung được
cuộc sống phong phú của Người khi ở quê hương.

18


+ Nhà cử nhân Vương Thúc Qúi - lớp học thời niên thiếu của Bác
Ngôi nhà thầy cử nhân Vương Thúc Qúi cách nhà cụ phó bảng khoảng
200 m về phía tây. Ngơi nhà này chính là lớp học đầu tiên của Bác. Ở đây
thầy khơng dạy trị nặng về sách vở mà dùng sách Thánh Hiền để dạy trò về
đạo lí làm người. Phải biết u thương nịi giống, coi trọng lẽ phải không sợ
bạo lực, không ham tiền tài danh vọng, biết hi sinh vì nước. Thầy và lớp học
ấy là môi trường sống đầy nhân văn và lí tưởng, đã góp phần hình thành trong
con người Hồ Chí Minh một nhân cách lí tưởng sống vĩ đại.
Trong ngơi nhà các hiện vật cịn ngun vẹn, nhất là bàn thờ cụ Vương
Thúc Mậu cùng hai bà vợ và ông Vương Thúc Qúi. Ngôi nhà có giá trị lớn về
đời sống và lịch sử của Người.
- Nhà thờ họ Nguyễn Sinh tại Làng Sen ( xã Kim Liên)
Nhà thờ họ Nguyễn Sinh nằm ở trung tâm Làng Sen, cách nhà ơng phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc 200 m về phía đơng bắc.
Lúc cịn nhỏ, đây là nơi Nguyễn Sinh Cung theo cha đến nhà thờ phụng
dưỡng tổ tiên vào mỗi dịp lễ tết. Từ đây đã thấm đượm trong tim người đạo lí
uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên. Là nơi hun đúc trong tâm hồn Hồ Chí

Minh những tình cảm thiêng liêng về nguồn cội.
Nhà thờ họ Nguyễn Sinh là nơi thờ cúng tổ tiên và là nơi gắn liền với
những sự kiện trọng đại trong cuộc đời ông Nguyễn Sinh Sắc - nhà chí sĩ yêu
nước, thân sinh của Bác. Cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa của
dịng họ với q hương.
- Cây đa, sân vận động làng Sen và đền làng Sen
Trên đường về làng Sen, khách tham quan thường dừng chân nghỉ mát
ở cây đa cổ thụ, nằm ở phía đơng bắc sân vận động. Nơi đón Bác hai lần về
thăm trong khơng khí tưng bừng của dân làng. Cây đa là chứng tích cho bao
nhiêu sương gió, nắng mưa, vất vả của dân làng.

19


Bác Hồ về thăm quê lần đầu vào năm 1957, sau đó bốn năm người lại
về thăm quê. Cả hai lần dưới gốc đa này Người đều nói chuyện thân mật với
nhân dân xã nhà và các đại biểu xã lân cận. Bác căn dặn mọi người phải sản
xuất thật tốt, đoàn kết thật tốt. Người mong mọi người phải có trách nhiệm
làm cho dân giàu nước mạnh.
Cây đa như là một minh chứng lịch sử để giờ đây ghé thăm chúng ta
vẫn như còn nghe vang vọng những lời dặn dò của người.
+ Bảo tàng Kim Liên
Được xem là “chi nhánh tộc trưởng” của hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh
trong cả nước. Ở đây trưng bày những hiện vật về gia đình, quê hương, thời
niên thiếu của Bác Hồ cũng như các kĩ vật, tài liệu của các đoàn tham quan
quan trọng trong nước, ngoài nước tặng lưu niệm cho quê hương Bác Hồ.
Bảo tàng được xây dựng năm 1964 và hoàn thành vào năm 1970 với
khu trưng bày liên hồn gồm 3 ngơi nhà xếp hình chữ U. Ba ngơi nhà này có
diện tích 250 m2 và có khn viên rộng 4 ha.
Nhà trưng bày số 1 có diện tích 60 m 2 trưng bày ảnh, hiện vật về quê

hương, gia đình, thời niên thiếu của Bác.
Nhà trưng bày số 2 có diện tích 125 m 2, tại đây trưng bày các tài liệu,
hiện vật các đoàn khách trong và ngoài nước tặng quê hương Bác.
Nhà trưng bày số 3 có diện tích 60 m 2 trưng bày những hình ảnh Bác
Hồ với quê hương Nghệ An và quê hương Nghệ An với Bác Hồ.
+ Nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh
Phía sau khu trưng bày là ngơi nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh
được xây dựng năm 1970 và nâng cấp vào dịp kỉ niệm 98 năm kỉ niệm sinh
nhật Bác. Tất cả du khách đến Kim Liên đều vào đây để dâng hương tưởng
niệm Bác và ghi vào cuốn sổ lưu niệm những tình cảm, cảm xúc của mình khi
về với quê hương người.

20


Khuôn viên của nhà tưởng niệm và bảo tàng hiện nay cũng đã được
mở rộng, trồng nhiều cây xanh do các vị lãnh đạo cấp cao, và du khách quốc
tế trồng tưởng niệm. Hệ thống khn viên được hồn thành là nơi du khách
có thể tham quan ngắm cảnh ngay tại quê Bác. Từ ngày được tu bổ và nâng
cấp tính phong phú và hấp dẫn của Kim Liên ngày càng cao và níu giữ chân
du khách ở lại ngày càng lâu hơn. Khu vực xung quanh nhà Bác, theo dự án
tôn tạo cũng đang được xây dựng, phục hồi những nhà hàng xóm bên cạnh
nhà Bác. Mở rộng thêm qui mơ của khu di tích. Sau khi dự án tơn tạo và
phát triển du lịch Kim Liên hồn thành, đến đây du khách được sống lại
trong không gian của làng quê Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XIX,
với tuổi thơ của Người.
1.2.2. Khách du lịch
Khách du lịch tới thăm quê Bác là khách thập phương từ mọi miền đất
nước và các nước khác trên thế giới. Với mong ước được tận mắt chứng kiến
và thăm nơi cội nguồn sinh ra vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam với

tấm lịng thành kính nhất.
Lượng khách du lịch đến quê Bác càng ngày càng đông, với nhiều mục
đích khác nhau như kết hợp du lịch với cơng việc, du lịch với nghiên cứu
khoa học, học tập, nghiên cứu, tham quan... Khu di tích chưa một ngày vắng
khách kể cả những ngày mưa bão. Ngày ít có dăm bảy đồn, ngày đơng có
trên 200 đồn, đồn ít có dăm bảy người, có đồn lên tới ngàn người. Ngày
19/5, 2/9, ngày Tết hàng năm, dòng người từ mọi miền về đây như ngày hội.
Ngày truyền thống của các ngành, các giới từ trung ương, từ nhiều tỉnh, thành
trong nước cũng như nhiều địa phương trong tỉnh đã về đây dâng hương làm
lễ báo công lên anh linh Bác tại Nhà Tưởng niệm Người

21


Theo thống kê của khu di tích Kim Liên, giai đoạn 2005 - 2010 lượng
khách đến Kim Liên khá đông, rất đa dạng bao gồm cả khách quốc tế và
khách nội địa.
Bảng 1: Số khách du lịch đến Kim Liên giai đoạn 2006- 2010
Tiêu chí

Đơn vị

2006

2007

2008

2009


2010

Tổng khách

Nghìn lượt
người

1563

1603

1756

1963

2568

Khách quốc tế

Nghìn lượt
người

3,4

4,3

4,0

3,6


3,5

Khách nội địa

Nghìn lượt
người

1559,6

1598,7

1752,0

1959,4

2564,5

Tỉ lệ khách
quốc tế so với
tổng khách

%

0.22

0.27

0.23

0.19


0.14

( Nguồn: Ban quản lí khu di tích Kim Liên)
Nghìn lượt người

Năm

22


Biểu đồ 1: Khách du lịch đến Kim Liên giai đoạn 2006 - 2010
Giai đoạn 2006 - 2010, là giai đoạn đầu Khu di tích Kim Liên thực hiện
đề án bảo tồn tu bổ và phát triển du lịch Kim Liên. Số lượng khách tăng liên
tục qua các năm và tăng mạnh, ổn định hơn các giai đoạn trước đó. Năm 2007
tuy lượng khách có tăng nhưng tăng chậm hơn các năm khác trong giai đoạn.
Đặc biệt từ năm 2009 lượng khách tăng mạnh và tăng kỉ lục vào năm 2010.
Từ 1963 nghìn lượt năm 2009, năm 2010 tăng thêm 605 nghìn lượt khách.
Tốc độ tăng trưởng lượng khách năm 2010 so với năm 2006 là 64%. Điều này
chứng tỏ điểm du lịch Kim Liên đang ngày càng có sức hút đối với du khách
trong và ngoài nước.
- Khách nội địa
Kim Liên là một trong 4 điểm du lịch quan trọng về cuộc đời và sự
nghiệp Hồ Chí Minh trong cả nước. Với ý thức nguồn cội, lịng kính u đối
với vị lãnh tụ của dân tộc là một trong những ngun nhân khiến Kim Liên
ln có một lượng khách du lịch lớn. Bất kể ngày nào lượng người về thăm
quê Bác vẫn đông, đặc biệt là các dịp lễ, tết, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5), các ngày lễ trọng đại của đất nước như ngày Quốc khánh (2/9), ngày
giải phóng miền Nam (30/4) dịng người từ mọi miền đất nước lại kéo về với
Kim Liên.

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa của Kim Liên
(Đơn vị: %)
Tiêu chí

2007

2008

2009

2010

Tốc độ tăng
khách nội địa

3

12

26

64

(Tính tốn từ nguồn: Ban quản lí khu di tích Kim Liên)
23


%

Năm


Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa
giai đoạn 2007 - 2010
Tốc độ tăng lượng du khách nội địa là nhanh và tăng mạnh nhất vào hai
năm 2009, 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,8%/ năm trong giai đoạn
2006 - 2007. Lượng khách nội địa đến Kim Liên thường đi theo đoàn với số
lượng lớn, do các cơ quan, xí nghiệp, nhà trường, các hội... tổ chức. Khách
nội địa về với quê Bác từ mọi miền của tổ quốc, nhưng đơng nhất là từ các
tỉnh phía bắc và các tỉnh lân cận. Trong năm vào mùa hè lượng khách đến đây
đông nhất.
- Khách quốc tế:
Khách du lịch quốc tế đến Kim Liên chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng
khách đến đây, khoảng 0,2% trong tổng lượng khách. Trước năm 2007 lượng
khách quốc tế có xu hướng tăng mạnh, nhưng từ năm 2008 do khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên lượng khách quốc tế đến Kim Liên có xu hướng giảm và
năm 2010 giảm mạnh. Từ năm 2007 đến năm 2010 khách quốc tế đến Kim
Liên giảm tới 24%. Tuy là do nguyên nhân khách quan nhưng Khu di tích
24


Kim Liên cần đưa ra các biện pháp để tránh việc lượng khách quốc tế cứ ngày
càng giảm sút.
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của Kim Liên
(Đơn vị: %)
Tiêu chí
Tốc độ tăng
khách quốc tế

2007


2008

2009

2010

26

17

5

2

(Tính tốn từ nguồn: Ban quản lí khu di tích Kim Liên)
%

Năm

Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của Kim Liên
giai đoạn 2007 - 2010
Khách quốc tế đến thăm quê Bác từ hơn 60 quốc gia trên thế giới,
nhiều khu vực khác nhau như: Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Âu, Đông Bắc Á,
Trung Đơng, Đơng Nam Á, Úc... Trong đó đơng nhất là khách du lịch Đông
Nam Á chiếm trên 60%. Khách quốc tế đến đây cũng thường đi theo đoàn,
theo các tour trọn gói, khách đi lẻ thường ít.

25



×