Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

So sánh cốt truyện, nhân vật trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) và truyện cổ tích (người việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.32 KB, 68 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
==========

Hoàng Thị Thu Hiền

So sánh cốt truyện, nhân vật trong
truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) và truyện
cổ tích (Ngời việt)
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Ngành cử nhân ngữ văn
-------------------------------------

Chuyên ngành: văn học trung đại việt nam

Vinh, 5/ 2007

1


Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
***********************

Tóm tắt khoá luận tốt nghiệp
đề tài

so sánh cốt truyện , nhân vật trong
truyền kỳ mạn lục ( nguyễn dữ ) và truyện
cổ tích ( ngời việt )


Giáo viên hớng dẫn : ThS. Hoàng Minh Đạo
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Hoàng Thị Thu Hiền
: 44B3 - Ngữ văn

2


Vinh,2007
Mục lục

1
2
3
4
4.1
4.2
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
1.1.2.3
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.2.1
1.2.2.2

1.2.2.2.1
1.2.2.2

Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài...
Mục đích yêu cầu..
Lịch sử vấn đề...
Phạm vi và phơng pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu ...
Phơng pháp nghiên cứu
PHần nội dung chính
Chơng 1: Những vấn đề chung

Thể loại truyện truyền kỳ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ
Thể loại truyện truyền kỳ
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
Một vài nét về tác giả Nguyễn Dữ
Tác phẩm Truyền kì mạn lục
Những nguồn ảnh hởng của Truyền kì mạn lục
Về khái niệm truyện cổ tích và vấn đề phân loại truyện cổ tích ngời
Việt.....................
Về khái niệm truyện cổ tích
Vấn đề phân loại truyện cổ tích ngời Việt
Một số cách phân loại truyện cổ tích ở Việt Nam.
Truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt
Truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích sinh hoạt
Chơng 2: Những điểm tơng đồng và khác biệt về

cốt truyện trong Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) và
Truyện cổ tích (ngời Việt).

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.1.3

Khái niệm cốt truyện, các kiểu cốt truyện và chức năng của cốt
truyện
Khái niệm cốt truyện
Các kiểu cốt truyện
Chức năng của cốt truyện..
Những điểm tơng đồng về cốt truyện trong Truyền kì mạn lục
(Nguyễn Dữ) và Truyện cổ tích (Ngời Việt). Nguyên nhân của sự tơng đồng đó..
Những điểm tơng đồng
Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) vay mợn cốt truyện của Truyện
cổ tích (Ngời Việt)
Lối kết cấu truyện theo tuyến tính
Sử dụng yếu tố kì để xây dựng và phát triển cốt truyện
3

Trang
1
2

3
4
5
5
5
6
6
6
8
8
8
10
14
14
16
16
18
18
20
22
22
22
23
24
25
25
26
28
30



2.2.1.4
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.1.3
2.3.2

Truyền kì mạn lục xây dựng một số tình huống, chi tiết truyện
giống với truyện cổ tích
Nguyên nhân của sự tơng đồng.
Những điểm khác biệt về cốt truyện trong Truyền kì mạn lục
(Nguyễn Dữ) và Truyện cổ tích (ngời Việt). Nguyên nhân của sự
khác biệt.
Những điểm khác biệt
Cốt truyện trong các truyện của Truyền kì mạn lục đợc xây dựng
phức tạp hơn cốt truyện của truyện cổ tích..
Sự khác biệt trong việc sử dụng yếu tố kì để phát triển cốt truyện
Trong Truyền kì mạn lục sử dụng những yếu tố ngoài cốt truyện
mà truyện cổ tích không có..
Nguyên nhân của sự khác biệt
Chơng 3
Những điểm tơng đồng và khác biệt về nhân vật
trong Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) và Truyện cổ
tích (Ngời Việt)

3.1
3.1.1

3.1.2
3.1.3
3.2
3.2.1
3.2.1.1
3.2.1.2
3.2.1.3
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.1.1
3.3.1.2
3.3.1.3
3.3.2

Khái niệm nhân vật, các kiểu nhân vật và chức năng của nhân vật..
Khái niệm nhân vật
Các kiểu nhân vật
Chức năng của nhân vật
Những điểm tơng đồng về nhân vật giữa Truyền kì mạn lục cua
Nguyễn Dữ với truyện cổ tích (ngời Việt). Nguyên nhân của sự tơng đồng đó..
Những điểm tơng đồng
Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) và Truyện cổ tích (ngời Việt) đều
có số lợng nhân vật đông đảo, đa dạng và phân tuyến rõ ràng
Truyền kì mạn lục mợn mô-tip nhân vật trong truyện cổ tích
(ngời Việt)..................
Một số điểm tơng đồng khác.
Nguyên nhân của sự tơng đồng..
Những điểm khác biệt giữa nhân vật trong Truyền kì mạn lục
(Nguyễn Dữ) với Truyện cổ tích (ngời Việt). Nguyên nhân của sự

khác biệt
Những điểm khác biệt
Nếu nh nhân vật trong Truyện cổ tích chỉ mang tính chất phiếm chỉ
(chỉ chung) thì nhân vật trong Truyền kì mạn lục lại đợc miêu tả
cụ thể qua ngoại hình và hành động
Nhân vật trong Truyện cổ tích cha có đời sống nội tâm trong khi
nhân vật ở các truyện trong Truyền kì mạn lục có đời sống nội
tâm hết sức sâu sắc..
Một số điểm dị biệt khác..
Nguyên nhân của sự khác biệt trên
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

4

33
34
35
35
36
38
39
42
44
44
44
44
45
46
46

46
51
54
56
57
57
57
59
61
63
65
66


Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Minh Đạo, các
thầy cô trong khoa ngữ văn (tr ờng đại học Vinh), cùng bạn
bè đã tận tình giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành khóa
luận này.

Vinh, tháng 5 2007
Hoàng Thị Thu Hiền

5


Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài.

1.1 Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong
tiến trình văn học Việt Nam, đặc biệt là ở dòng văn học viết bằng chữ Hán. Nó đợc đánh giá là Thiên cổ kỳ bút (tác phẩm tuyệt bút ngàn năm Vũ Khâm
Lân). Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy của Truyền kì mạn lục là
do Nguyễn Dữ đã rất khéo léo khi sử dụng chất liệu dân gian truyện cổ tích
(ngời Việt) vào trong sáng tác của mình.
1.2 Mặt khác, Truyền kì mạn lục thuộc loại hình văn xuôi tự sự trung đại. Mà đối
với một tác phẩm tự sự thì cốt truyện và nhân vật là hai yếu tố quan trọng biểu
hiện nét đặc sắc của tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả. Cho nên, việc
nghiên cứu, so sánh hai yếu tố cốt truyện và nhân vật giữa Truyền kì mạn lục và
truyện cổ tích (ngời Việt) là nhằm nhận thức sâu sắc hơn nữa mối liên hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết nói chung cũng nh sự ảnh hởng của truyện cổ
tích đối với sự hình thành của Truyền kì mạn lục nói riêng. Qua đó cũng thấy đợc
sự sáng tạo của Nguyễn Dữ khi tiếp thu nguồn văn học dân gian nớc nhà.
1.3 Hơn nữa, Truyền kì mạn lục đợc đa vào giảng dạy trong chơng trình phổ
thông mà cụ thể ở đây là truyện Chuyện ngời con gái Nam Xơng đợc dạy ở lớp 9
(Sách chỉnh lý hợp nhất, NXBGD, 2000). Tác phẩm này đợc xem là Nguyễn Dữ
đã lấy nguyên mẫu cốt truyện và nhân vật trong cổ tích Vợ chàng Trơng để viết
nên truyện cuả mình. Hay trong sách ngữ văn 10 (phân ban) NXBGD, 2006,
truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đợc tuyển chọn để dạy và học đợc
xem là có ảnh hởng của truyện dân gian Do đó, khi so sánh yếu tố nhân vật và
cốt truyện giữa Truyền kì mạn lục và Truyện cổ tích còn góp phần vào việc học
tập và giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Dữ trong nhà trờng có hiệu quả hơn.

6


Nh vậy, vấn đề so sánh hai yếu tố cốt truyện và nhân vật giữa Truyền kì mạn
lục
và truyện cổ tích (Ngời Việt) là điều bổ ích và thiết thực.
2 Mục đích yêu cầu

Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi sẽ tập trung làm sáng tỏ hai
vấn đề chính đó là:
- Tìm ra sự tơng đồng và dị biệt về cốt truyện trong Truyền kì mạn lục
(Nguyễn Dữ) và truyện cổ tích (Ngời Việt). Lý giải nguyên nhân của sự tơng
đồng và dị biệt đó.
- So sánh tìm ra sự tơng đồng và dị biệt về nhân vật trong hai loại truyện trên,
đồng thời cũng lý giải nguyên nhân của sự tơng đồng và dị biệt đó.
Khi giải quyết đợc mục đích yêu cầu này, cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi
sẽ góp một phần vào việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết nói chung và mối liên hệ giữa Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) với truyện
cổ tích (Ngời Việt) nói riêng đồng thời thấy đợc tài năng sáng tạo thực sự của
Nguyễn Dữ.
3 Lịch sử vấn đề.
Qua các tài liệu đã có dịp tiếp xúc và tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng: khi
bàn về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, cũng nh ảnh hởng của
truyện dân gian đối với truyện trung đại Việt Nam, các tác giả đã chỉ ra một vài
nét về sự ảnh hởng của truyện dân gian đối với Truyền kỳ mạn lục tác phẩm
văn xuôi tự sự trung đại tiêu biểu của Nguyễn Dữ. Cụ thể là: trong cuốn: Văn học
dân gian Việt Nam (tập 2), Hoàng Tiến Tựu khái quát Chính truyện kể dân gian
mà chủ yếu là truyện cổ tích đã góp phần quan trọng vào sự hình thành loại
truyện thơ và loại truyện vừa viết bằng tảo văn trong nền văn học viết nớc ta thời
phong kiến. Những truyện cổ tích đợc viết dới lại dới hình thức tản văn trung
Lĩnh Nam chích quái , Việt điện u linh, Thánh Tông di thảo, ( của vua Lê Thánh
Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)đã góp phần quan trọng vào việc hình
thành loại truyện vừa trong văn học Việt Nam thời trung đại [ 22, 18].

7


Còn trong bài viết Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kì mạn

lục , Bùi Văn Nguyên đã chỉ ra một số đặc điểm của Truyền kì mạn lục đợc coi là
ảnh hởng của truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,). Sau khi so
sánh một số yếu tố trong Truyền kì mạn lục với truyện dân gian, Bùi Văn Nguyên
rút ra kết luận: Đề tài và nội dung các truyện nh vậy chúng ta thờng gặp trong
kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. [ 14, 12]
Đặc biệt, tác giả Trần ích Nguyên, trong Nghiên cứu so sánh tiễn đăng tân
thoại và Truyền kỳ mạn lục đã có những nhận xét khá xác đáng về mối liên hệ
giữa Truyền kỳ mạn lục với truyện dân gian Việt Nam: Trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ, ngoài truyện mở đầu là Hạng Vơng từ ký khá đặc biệt ra, các
truyện còn lại đều là ngời Việt Nam, nơi xảy ra cũng trên lãnh thổ Việt Nam
phong vị nớc Nam rất nồng đậm; trong số đó nhiều truyện nhắc đến truyện thần
thoại và chí quái đời xa [15, 202].
Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay từ thời trung đại (thời mà Nguyễn Dữ
sống), các nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc quan tâm nhiều đến mối quan hệ
giữa Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ ) và Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu Trung
Hoa). Ví dụ nh Hà Thiện Hán học giả Việt Nam thời trung đại nhận xét: Xem
văn từ của sách thấy không ra ngoài phên giậu của Tông Cát (trong lời Tựa
truyền kỳ mạn lục viết năm 1547). Tuy nhiên, mặc dù đã chỉ ra Nguyễn Dữ
phỏng theo,vay mợn Tiễn đăng tân thoại nhng Hà Thiện Hán không có ý coi
Truyền kỳ mạn lục chỉ là một cuốn cải biên , sao chép, là cái bóng của nguyên
mẫu, mà ông vẫn đánh giá cao sức sáng tạo của nguyễn Dữ, coi tác phẩm là một
thành phẩm nghệ thuật thể hiện ý đồ nghệ thuật riêng, mang dấu ấn, tài hoa
riêng của tác giả. Nên, Hà Thiện Hán đã viết: Xem vốn từ thì không vợt ra phên
giậu của Tông Cát nhng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ phép tắc, đối với việc
giáo hoá ở đời, há có phải bổ khyết nhỏ đâu [8,8].
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu mối
quan hệ này. Cũng đã có một số khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn
(đại học Vinh) tìm hiểu mối quan hệ ấy. Nh khoá luận tốt nghiệp của sinh viên
Nguyễn Thị Vân Oanh đã So sánh hình tợng phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục
8



(Nguyễn Dữ và Tiễn đăng tân thoại) (Cù Hựu) hay khóa luận của sinh viên
Nguyễn Hoài Thanh tiến hành So sánh yếu tố kỳ trong Truyền kỳ mạn lục
(Nguyễn Dữ) và Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu). ở những khóa luận này không
những chỉ ra những điểm tơng đồng và dị biệt giữa Truyền kỳ mạn lục và Tiễn
đăng tân thoại trong việc sử dụng yếu tố kỳ và xây dựng hình tợng phụ nữ mà
còn tìm ra đợc những điểm giống và khác nhau ở hai phơng diện trên giữa
Truyền kỳ mạn lục và truyện dân gian Việt Nam. Qua đó khẳng định tinh thần
dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Mặc dù vay mợn thể loại và nguyễn mẫu
truyện Trung Quốc nhng dới ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Dữ đã tạo ra
những truyện tởng nh bắt chớc, sao chép ấy mang đậm màu sắc dân tộc. Tuy
nhiên, sự so sánh này chỉ mang tính chất gợi mở, cha đi vào cụ thể.
Nh vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu Truyền kỳ mạn lục trong mối quan hệ với
văn học dân gian của dân tộc đã đợc đề cập đến. Song, đó chỉ là một vài gợi ý,
nhận định mà cha đi sâu vào phân tích tỉ mỉ, kĩ lỡng. Vấn đề so sánh giữa cốt
truyện và nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích (ngời Việt) đến nay
vẫn cha có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu. Cho nên, thực hiện đề tài này,
chúng tôi muốn góp một phần nhỏ nhằm làm sáng rõ hơn sự tiếp thu, ảnh hởng
truyện dân gian mà cụ thể ở đây là truyện cổ tích (ngời Việt) về phơng diện cốt
truyện và nhân vật cũng nh sự sáng tạo trên hai phơng diện này của Nguyễn Dữ
khi sáng tác Truyền kỳ mạn lục của mình.
4 Phạm vi và phơng pháp nghiên cứu.
4.1 Phạm vi nghiên cứu.
Đối với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thì chúng tôi tiên hành
khảo sát tất cả 20 truyện trong đó văn bản và chúng tôi sử dụng là cuốn Cù Hựu,
Tiễn đăng tân thoại, Nguyễn Dữ Truyền kỳ mạn lục do Phạm Tú Châu dịch,
Trần Thị Băng Thanh (su tầm) [8]. Đối với truyện cổ tích (ngời Việt), do phạm vi
và điều kiện nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi chủ yếu khảo sát truyện cổ tích
trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (phần truyện cổ tích ngời Việt) do

Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế biên soạn [4] . Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo

9


thêm một số truyện cổ tích có liên quan ở trong Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam (5 tập), Nguyễn Đổng Chi biên soạn [2].
4.2 Phơng pháp nghiên cứu.
Phơng pháp nghiên cứu chủ yếu của khoá luận này mà chúng tôi sử dụng là
phơng pháp so sánh loại hình.
Tuy nhiên, vì văn học là một hiện tợng đa trị nên việc nghiên cứu còn đòi hỏi
phải kết hợp nhiều phơng pháp thì mới có thể nắm bắt đợc hết ý nghĩa rộng lớn
và đích thực của các giá trị văn học. Cho nên, ngoài phơng pháp chủ đạo là so
sánh đối chiếu chúng tôi còn sử dụng các phơng pháp hỗ trợ khác nh: thống kê,
phân tích, tổng hợp...nhằm làm sáng tỏ hơn cho vấn đề.
5. Bố cục khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính chúng tôi trình bày
ba vấn đề lớn là:
Chơng 1: Những vấn đề chung
Chơng 2: Những điểm tơng đồng và khác biệt về cốt truyện trong Truyền
kì mạn lục ( Nguyễn Dữ) và truyện cổ tích ( ngời Việt).
Chơng 3: Nnhững điểm tơng đồng và khác biệt về nhân vật trong Truyền kì
mạn lục ( Nguyễn Dữ) và truyện cổ tích (ngời Việt).

PHần nội dung chính
Chơng 1:
Những vấn đề chung

10



1.1. Thể loại truyện truyền kỳ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ.
1.1.1 Thể loại truyện truyền kỳ.
Truyện truyền kỳ là một thể loại tự sự cổ điển của văn học Trung Quốc
thịnh hành ở thời Đờng, tên gọi này cuối đời Đờng mới có. Kì nghĩa là không
có thực, nhấn mạnh tính chất h cấu. Thoạt đầu tiểu thuyết truyền kỳ (truyện
truyền kỳ) mô phỏng truyện chí quái thời lục triều, sau phát triển độc lập [10,
T286]. Là hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện
kể dân gian, sau đó đợc các nhà văn nâng lên thành văn chơng bác học, sử dụng
những môtip kỳ quái hoang đờng, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế,
phần lớn là chuyện tình để gợi hứng thú cho ngời đọc [6, T183].
Còn theo cuốn Ngữ văn 10 (tập hai), Phan Trọng Luận, (tổng chủ biên),
các soạn giả định nghĩa: Truyền kỳ là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản
ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ hoang đờng. Trong truyện truyền kỳ, thế
giới con ngời và thế giới cõi âm với những thánh thần , ma quỷ có sự tơng giao.
Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại. Tuy nhiên đằng sau
những tình tiết phi hiện thực ngời đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của
hiện thực cũng nh những quan niệm và thái độ của tác giả [11, T55].
Từ những định nghĩa về truyện truyền kì trên ta thấy, ở thể loại truyện này
nổi lên hai đặc điểm chính: Thứ nhất đây là thể loaị văn xuôi tự sự; thứ hai, trong
truyện có những yếu tố hoang đờng , kì ảo góp phần xây dựng cốt truyện và có
vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện đặc biệt là
trong việc phát triển cốt truyện.
Mặt khác, trong định nghĩa của nhóm biên soạn sách giáo khoa do Phan
Trọng Luận (chủ biên) còn cho ta thấy đợc thế giới nhân vật của truyện cổ tích
thần kì hết sức dặc biệt. Nó không chỉ là nhân vật con ngời bình thờng mà có
những lực lợng thần linh, ma quỷ, chúng tơng giao với nhau tạo nên sự hấp dẫn
đặc biệt của thể loại [11,55].


11


Trong nền văn học Trung Hoa, thể loại truyện truyền kì có một giai đoạn
hết sức phát triển đặc biệt là giai đoạn cuối đời Nguyên đầu nhà Thanh với sự ra
đời Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu.
Cừ Hựu (1311 1427), tự Tông Cát đợc xem ngời có công hoàn thiện thể
truyền kì nh một thể loại đặc sắc ở Trung Quốc cũng nh các nớc khác chịu ảnh hởng của nền văn hoá Hán ( Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam..). Với Tiễn đăng
tân thoại của mình Cù Hựu tạo nên sự giao thoa truyền kỳ ở các nớc lân cận
Trung Hoa.
Tại Hàn Quốc, dới sự ảnh hởng của Tiễn đăng tân thoại, Kim Thời Tập
(1435 1493) đã biên soạn nên cuốn Kim ngao tân thoại tác phẩm đợc đánh
giá là cuốn tiểu thuyết đầu tiên, giữ vai trò tiên phong trong hành trình phát triển
của tiểu thuyết Hàn Quốc. Trong hành trình của mình, Tiễn đăng tân thoại
còn du nhập vào Nhật Bản và ở đất nớc xứ sở hoa anh đào này, nó đã đợc Asai
Rychi (1916 1691) phỏng theo để viết nên cuốn truyền kỳ Otogi Bohko. Đặc
biệt, khi đến Việt Nam Tiễn đăng tân thoại đợc tác giả Nguyễn Dữ sử dụng nh
một trong những nguồn để tạo nên Truyện kỳ mạn lục của mình. Và Truyền
kỳ mạn lục của Việt Nam đợc các nhà nghiên cứu so sánh Trung Quốc xác nhận
là tác phẩm sáng tạo đột xuất, là tác phẩm thành công nhất trong các tác phẩm
Truyền kỳ đợc phóng tác từ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu bởi nó mang màu
sắc dân tộc đậm đà và tinh thần thời đại rõ rệt [18, 355].
1.1.2 Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
1.1.2.1 Một vài nét về tác giả Nguyễn Dữ.
Nguyễn Dữ (có ngời đọc là Nguyễn Tự), sống vào khoảng thế kỷ XVI, cha
rõ năm sinh, năm mất, (có tài liệu nói ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491 1585) và Truyền kì mạn lục đợc Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính. Có tài
liệu lại nói, ông là bạn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thậm chí hơn tuổi Nguyễn Bỉnh
Khiêm). ông là ngời xã Đỗ Tùng, huyện Trờng Tân, nay thuộc huyện Thanh
Miện, tỉnh Hải Dơng.


12


Nguyễn Dữ xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha là Nguyễn Trờng
Phiếu, tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) đời Lê Thánh
Tông. Theo Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển và một số bài tựu ở các
cuốn Truyền kì mạn lục thì về sau thì Nguyễn Dữ có đi thi hơng, đâụ hơng tiến
(tức cử nhân), sau thi hội, trúng tuyển tam trờng và có ra làm tri huyện. Làm
quan đợc một năm ông lấy lí do phải phụng dỡng mẹ già để cáo quan về ở ẩn, từ
đó trải mấy mơi sơng, chân không bớc đến thị thành. Thực ra, Nguyễn Dữ lui
về ẩn dật có lẽ vì đại thể bất an, vì bất mãn với kẻ đơng quyền hơn là vì phải
nuôi mẹ già cho trọn đạo hiếu. Cho nên, viết Truyền kì mạn lục chính là để kí
thác tâm sự, thể hiện hoài bão của mình.
1.1.2.2 Tác phẩm Truyền kì mạn lục.
Truyền kì mạn lục nghĩa là ghi chép tản mạn những truyện lạ. Đây là tập
văn xuôi chữ Hán, gồm 20 truyện. Các truyện đợc viết bằng lối tản văn xen lẫn
với văn biền ngẫu và những bài thơ. Trừ truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa
ra, còn các truyện khác, phần cuối mỗi câu chuyện đều có lời bình. Tuy nhiên,
khác với lời bàn của Sơn Nam Thúc trong Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông),
lời bình ở các truyện trong Truyền kì mạn lục không bàn về nghệ thuật văn chơng, chủ yếu bàn về nội dung ý nghĩa [9,505] mà cụ thể ở đây là bày tỏ ý răn
đời, khuyến thiện, trừ ác, nhân danh đạo lý Nho giáo để giáo huấn về các mối
quan hệ luân thờng trong xã hội.
Có thể nói rằng, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm mở đầu và
cũng là tác phẩm đỉnh cao của loại truyện truyền kì trong văn học Việt Nam thời
trung đại. Bởi, so với các tác phẩm trớc và sau nó ( nh Thánh Tông di thảo Lê
Thánh Tông hay Truyền kì tân phá - Đoàn Thị Điểm,) thì Truyền kì mạn lục
không chỉ đơn thuần là những ghi chép tản mạn những truyện lạ nữa mà nó thực
sự là một sáng tác văn học với sự gia công, trau chuốt, gọt giũa hết sức cẩn thận.
Nên, truyện của Nguyễn Dữ có linh hồn riêng chứa đựng dụng ý nghệ thuật

của tác giả.
Qua khảo sát 20 truyện trong Truyền kì mạn lục chúng tôi thấy
rằng: thời điểm mà các câu chuyện xảy ra hầu hết ở thời Lý Trần , Hồ, Lê sơ (
13


ví dụ: Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh xảy ra ở thời kỳ nhà Lý, hay Chuyện kỳ
ngộ ở trại Tây xảy ra vào năm Thiệu Bình tức vào thời nhà Lê, ). ở những
truyện này đều có sự tham gia của các yếu tố hoang đờng, kỳ ảo. Yếu tố kỳ ảo ấy
góp phần đem lại cho cốt truyện màu sắc huyền bí, thần kỳ, thu hút, lôi cuốn ngời đọc khám phá tác phẩm. Nhng điều quan trọng hơn là đằng sau những yếu tố
kỳ lạ đó, hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam đơng thời với đầy rẫy những tệ
trạng đợc phơi bày rõ nét.
ở Truyền kì mạn lục có một bớc tiến đáng kể trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật. Qua việc đối sánh Truyền kì mạn lục với những sáng tác trớc nó và sau
nó ta thấy: Nếu nh văn học trớc và sau nó, không ít tác phẩm, nhân vạt chỉ là
nhân vật loại hình, nghĩa là chỉ mang những đặc tính chung của nghề nghiệp, của
giai cấp, còn phơng diện cá thể, cá tính rất mờ nhạt thì trong Truyền kì mạn lục,
nhân vật thực sự có diện mạo, tính cách riêng. Điều này sẽ đợc chúng tôi làm rõ
hơn trong việc so sánh giữa nhân vật của truyện cổ tích ngời Việt với nhân vật
trong Truyền kì mạn lục ở chơng sau của khoá luận này.
Nói tóm lại, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ tuy ảnh hởng từ nhiều
nguồn khác nhau (Tiểu thuyết truyền kì đời Đờng, Tiễn đăng tân thoại (Cù
Hựu) và thần thoại, chí quái, truyện dân gian Việt Nam) nhng nó không phải là
những ghi chép lại của Nguyễn Dữ mà từ những nguồn đó, Nguyễn Dữ đã sáng
tạo nên một tác phẩm riêng của mình. Với, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ không
chỉ phê phán những tệ lậu của xã hội lúc bấy giờ mà ông còn ngợi ca phẩm giá
của ngời phụ nữ, ngợi ca phẩm giá của ngời tri thức chân chính. Cho nên, Truyền
kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã
đợc Vũ Khâm Lâm (thế kỷ XVII) đánh giá là Thiên cổ kì bút (tác phẩm tuyệt
bút ngàn năm) và đợc dịch ra

nhiều thứ tiếng nớc ngoài.
1.1.2.3. Những nguồn ảnh hởng của Truyền kì mạn lục.
Khái niệm nguồn ở đây đợc chúng tôi sử dụng để chỉ những sáng tác mà
Nguyễn Dữ đã phóng tác, vay mợn, hay ảnh hởng để tạo nên Truyền kì mạn lục.
ở mục này, do giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ nêu ra một vài điểm tơng
14


đồng cũng nh dị biệt tiêu biểu giữa Truyền kì mạn lục với các nguồn mà cụ thể
là có 3 nguồn ảnh hởng chính: Tiểu thuyết truyền kì đời Đờng, Tiễn đăng tân
thoại (Cù Hựu) và truyện dân gian Việt Nam để làm nổi bật sự sáng tạo của
Nguyễn Dữ trong quá trình tiếp thu, ảnh hởng này.
ở nguồn tiểu thuyêt truyền kỳ đời Đờng, đây là những truyện Một là có
ý chuộng lạ, nh Hồ ứng Lân đời Minh nói: Kể những việc khác thờng, kế thừa
truyền thống chí quái từ đời Ngụy Tấn. Hai là, nh tác giả đời Tống là Triệu Ngạn
Vệ nói, đặc điểm của truyền kỳ là chứa đựng nhiều thể. [18, 349]. Bố cục truyện
truyền kỳ đời Đờng thờng là: mở đầu giới thiệu về nhân vật, tên họ, quê quán,
tính tình, phẩm hạnh, kế đó là kể các chuyện kì ngộ lạ lùng, ví dụ trong Tạ Tiểu
Nga truyện (thấy trong Quảng kí 491) nói Tiểu Nga họ Tạ, ngời Dự Chơng, 8
tuổi thì mồ côi mẹ, sau gả cho Đoàn C Trinh, hiệp sĩ ở Lịch Dơng. Cả vợ chồng
cả bố đều quen nghề buôn bán, đi lại trong vùng sông hồ, bị giặc cớp giết chết,
Tiểu Nga cũng gãy chân rơi xuống nớc, thuyền chúng vớt lên, lang bạt đến huyện
Thợng Nguyên, vào nơng nhờ các vãi chùa Diệu Quả. Tiểu Nga nhiều lần mộng
thấy bố mách rằng kẻ thù là tên phu chạy giữa lúc ban ngày [20, 92] và
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã ảnh hởng truyện truyền kì đời Đờng ở phơng diện bố cục này. Ta thấy cả 20 truyện trong Truyền kì mạn lục đều có lối mở
đầu giới thiệu lai lịch nhân vật.
Nhng điểm khác biệt giữa Truyền kì mạn lục và truyện truyền kì đời Đờng
ở chỗ: phần kết ở truyện truyền kì thờng nêu lí do kể chuyện, ví nh Truyện Lý Oa
ghi Công Tá chắp bàn tay vào tai lắng nghe, sai ta làm truyện, bèn cầm bút viết,
ghi lại để biết [18, 42], còn ở Truyền kì mạn lục thì kết thúc mỗi chuyện là lời

bình của tác giả bàn về nội dung, ý nghĩa truyện. Có thể dẫn ra đây một vài dẫn
chứng nh ở Chuyện cây gạo có lời bình : Than ôi! Cái giống ma quỷ, tuy từ xa
không phải cái nạn đáng lo cho ngời thiên hạ, nhng kẻ thất phu đa dục thì thờng
khi mắc phải. Trung Ngộ là một gã lái buôn không có tri thức, không đủ trách
vậy. Vị đạo nhân kia vì ngời trừ hại, công đức lớn lao; nhà bình luận công bằng
sau này, phải nên biết đến. Không nên lấy cớ huyễn thuật mà cho là chuyện
nhảm, bảo rằng dị đoan mà dìm mất cái hay, ngõ hầu mới hợp cái ý nghĩa ngời
15


quân tử trung hậu đối với ngời khác [8, 237]. Hay ở Chuyện tớng Dạ Xoa kết thúc
bằng lời bình Than ôi! Bè bạn là một ở trong 5 đạo thờng, có thể coi khinh ?
Câu chuyện quỷ Dạ Xoa này thật có hay không, không cần phải biện luận cho
lắm. Chỉ có một điều đáng nói là sự giao du của Dĩ Thành, khi đã coi ai làm ng ời
bạn chân chính thì sống chết không đổi thay, hoạn nạn cùng cứu gỡ. Đời những
kẻ kết bạn ở chung quanh mâm rợu, gan dạ đảo điên, hễ lâm đến sự lợi hại thì lờ
đi nh không biết nhau, nghe chuyện này há chẳng chạnh lòng hổ thẹn sao? [8,
315].Chính những lời bình này tạo nên nét riêng biệt và độc đáo cho Truyền kì
mạn lục so với những sáng tác mà nó ảnh hởng.
Bên cạnh tiểu thuyết truyền ki đời Đờng, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
còn ảnh hởng khá đậm nét Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu.
Tiễn đăng tân thoại (Câu chuyện mới dới ánh đèn cắt bấc nhiều lần) gồm 4
quyển, 20 truyện. Đây là tập truyện mà hầu hết các truyện trong đó là: Chuyện
tình đậm hơng son phấn và chuyện quái dị của quỷ thần, qua đó phản ánh ở mức
độ nhất định chế độ hôn nhân bất hợp lí thời phong kiến và hiện thực xã hội đen
tối cuối đời Nguyên [8, 17].
ở đây, Nguyễn Dữ đã vay mợn trong sáng tác của Cù Hựu nhiều tình tiết,
điển tích, đặc biệt là việc Nguyễn Dữ đã dùng một số truyện trong Tiễn đăng tân
thoại nh một điển cố. Đó là trờng hợp truyện Long đình đối tụng lục (chuyện đối
tụng ở Long cung) kể về việc quan thái thú họ Trịnh bị thần Thuồng luồng bắt

mất vợ, sau đó đợc Bạch Long Hầu giúp đỡ đa xuống Long cung để tha kiện ().
Trong cuộc nói chuyện giữa thái thú họ Trịnh và Bạch Long Hầu, Nguyễn Dữ đã
để cho nhân vật Trịnh Thái Thú nhắc đến tên D Thiện Văn tên một nhân vật
chính trong Thủy cung khánh hội lục (Tiệc mừng dới thuỷ cung Tiễn đăng tân
thoại Cù Hựu). Câu chuyện về D Thiện Văn đợc kể rằng: Khoảng niên hiệu
Chí Chính nhà Nguyên, có ngời học trò là D Thiện Văn, giữa ban ngày thấy hai
ngời lực sĩ đến nói là vâng mệnh của Quảng Lợi Vơng (Vua thuỷ) sai đón, Thiện
Văn theo đi. Đến bến sông xuống một chiếc thuyền, thấy hai con rồng vàng cắp
mà đem đi, rồi xuống đến Thuỷ phủ, Quảng Lợi Vơng tiếp đón long trọng rồi
nhờ soạn hộ một bài văn để đọc lúc làm lễ cất câu đầu của toà đền Linh Đức sắp
16


dựng. Thiện Văn liền làm hộ một bài rất hay. Khi khánh thành, Thiện Văn đợc dự
một bữa yến lớn. Và Trịnh Thái Thú đã dùng câu chuyện này nh một điển tích
khi trả lời câu hỏi của Bạch Long Hầu, Trịnh nói: Ngày xa Liễu Nghị có cuộc
xuống chơi dới Động Đình. Thiện Văn có cuộc ăn yến ở Long cung, chẳng hay
kẻ phàm tục này có đợc theo dấu của ngời xa không?
Không chỉ có thế trong Mộc miên thụ truyện (chuyện cây gạo), Nguyễn Dữ
còn vay mợn cốt truyện của Mẫu đơn đăng kí (Cây đèn mẫu đơn) ở Tiễn đăng
tân thoại (Cù Hựu).
Cây đèn mẫu đơn kể về mối tình kì lạ giữa Kiều Sinh và Lệ Khanh. Vào
đêm nguyên tiêu, Kiều Sinh nhìn thấy một ngời con gái tuyệt đẹp đi sau một a
hoàn cầm cây đèn mẫu đơn, Kiều Sinh đã tìm cách làm quen và từ đó hai ngời
quan hệ ái ân rất mặn nồng. Sau khi Kiều Sinh phát hiện ra Lệ Khanh là một hồn
ma khi tình cờ thấy trong ngôi chùa (mà chàng đi qua) có quàn thi hài Lệ Khanh,
trớc linh cữu có một chiếc đèn mẫu đơn, đứng dới đèn là một ngời hầu gái bằng
hàng mã. Kiều Sinh hoảng sợ bỏ chạy. Chàng tìm đến pháp s cầu cứu. Nhng rồi
một hôm, chàng quên mất lời dặn của pháp s (đã đi qua ngôi chùa giữa hồ) nên bị
hồn ma Lệ Khanh bắt đi. Chàng bị hồn ma kéo vào quan tài. Sau đó, ngời hàng

xóm phát hiện ra, mở nắp quan tài để cứu Kiều Sinh nhng thấy Kiều Sinh đã chết.
Cũng từ đó Kiều Sinh và Lệ Khanh biến thành hồn ma thòng hiện lên quấy nhiễu
khắp nơi khiến cho dân làng phải nhờ Thiết Quân đạo nhân diệt trừ. Khi hồn ma
bị diệt trừ xong, dân làng đến cảm ơn Thiết Quân thì không biết tung tích đạo
nhân ở đâu nữa.
Tơng tự nh truyện Cây đèn mẫu đơn của Cù Hựu , Chuyện cây gạo của
Nguyễn Dữ miêu tả mối tình đắm say, lạ kì giữa Trình Trung Ngộ và nàng Nhị
Khanh. Cả hai cùng gặp gỡ tình cờ và đi đến quan hệ gối chăn với nhau. Rồi một
lần, Trung Ngộ đến nhà tình nhân của mình, chàng bất ngờ trông thấy một chiếc
quan tài đỏ trên đề Linh cữu Nhị Khanh, cạnh cữu có một cô gái ôm cây hồ
cầm bằng đất nặn. Trung Ngộ rụng rời chân tay và bỏ chạy, hồn ma đuổi theo
kéo lại nhng Trung Ngộ may mắn thoát đợc. Song Trung Ngộ luôn bị hồn ma mê
hoặc và cuối cùng chàng ôm quan tài mà chết. Linh hồn của hai ngời nơng tựa

17


vào cây gạo cổ thụ bên sông tác oai tác quái. Sau bị một đạo nhân thu phục và hai
yêu ma bị thần binh trói giải đi.
Có thể thấy, tuy nhìn bề ngoài Chuyện cây gạo có vẻ hoàn toàn dựa vào
Cây đèn mẫu đơn về cốt truyện , song ở đây nếu phân tích kỹ sẽ thấy Nguyễn Dữ
có những sửa chữa hết sức tinh tế khiến cho Mộc miên thụ truyện mang phong vị
của Việt Nam, phù hợp với văn hoá Việt Nam. Trong Chuyện cây gạo, trừ chi tiết
ngòi chết quàn lâu không chôn có vẻ không hợp với phong tục đồng bằng Bắc
Bộ, còn mọi tình tiết khác đều rất quen thuộc, gần gũi với truyện kể dân gian về
các hồn ma sống lang thang ở miếu hoang, gò đất vắng hay ở những cây cổ thụ
mà dân gian ta thờng có câu truyền tụng Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây
đề.
Nh vậy, Nguyễn Dữ đã ảnh hởng và học tập Cù Hựu ở cách dùng điển cố,
cũng nh việc sử dụng truyện của Cù Hựu nh một điển cố và học tập ở cách tổ

chức truyện trong Tiễn đăng tân thoại để tạo nên Truyền kì mạn lục của mình.
Nh một quá trình Ăn lá nhả tơ, Nguyễn Dữ đã sử dụng thành thạo tài hoa bút
pháp thể loại để chuyển tải t tởng cá nhân, ông viết về những vấn đề của xã hội
Việt Nam, những chuyện đời thờng của ngời dân Việt Nam. Ông hấp thụ những
tinh hoa của văn hoá Trung Hoa, văn hoá khu vực mà không quên bắt rễ ở mảnh
đất quê hơng mình [4, T10]. Sự bắt rễ ấy chính là việc ngoài hai nguồn
truyện du nhập trên, Nguyễn Dữ còn tiếp thu, ảnh hởng và học tập truyện dân
gian Việt Nam ( Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích) mà đặc biệt là ảnh hởng
truyện cổ tích ngời Việt cả về phơng diện nhân vật lẫn yếu tố cốt truyện. Điều
này sẽ đợc chúng tôi trình bày kỹ ở phần sau của khoá luận này.
1.2 Về khái niệm truyện cổ tích và vấn đề phân loại truyện cổ tích ngời Việt.
1.2.1 Về khái niệm truyện cổ tích.
Cho đến nay, ở nớc ta việc xác định khái niệm truyện cổ tích có rất nhiều ý
kiến khác nhau. Trớc cách mạng tháng Tám 1945, danh từ truyện cổ tích thờng đợc dùng để chỉ chung hầu nh toàn bộ lĩnh vực truyện dân gian truyền miệng
kể xuôi. Về sau, cùng với quá trình nhận thức và chia tách các loại truyện dân
gian khác ra khỏi cổ tích thành các thể loại truyện nh: truyền thuyết, truyện cời,
18


truyện ngụ ngôn,thì phạm vi của truyện cổ tích đ ợc thu hẹp lại và khái niệm
truyện cổ tích đợc hình thành một cách hoàn chỉnh và chính xác hơn.
Trong cuốn Văn học dân gian (tập 2), Hoàng Tiến Tựu định nghĩa:
Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn liền với
quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành của gia đình phụ
quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hớng vào những vấn đề cơ bản,
những hiện tợng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những
xung đột có tính chất riêng t giữa ngời với ngời trong phạm vi gia đình và xã hội.
Nó dùng một thứ tởng tợng và h cấu riêng (có thể gọi là tởng tợng và h cấu cổ
tích) kết hợp với các thủ pháp khác để phản ánh đời sống và mơ ớc của nhân dân
lao động đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân

trong những thời kì, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp.
[22,42].
Định nghĩa trên về cơ bản đã khái quát đợc những nét đặc trng của
chuyện cổ tích, song nó còn tơng đối dài dòng, khó nhớ. Và điều này đã đợc
nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi khắc phục. Trong
Từ điển thuật ngữ văn học nhóm biên soạn này định nghĩa: Truyện cổ tích là
một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ nhng chủ yếu phát
triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những
vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con ngời trong cuộc sống muôn màu
muôn vẻ khi đã có chế độ t hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ
quyền), có mẫu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt.[6, 311]
Từ các định nghĩa vừa nêu, có thể thấy rằng, khái niệm truyện cổ tích có
nội dung rất rộng, phản ánh nhiều vấn đề cũng nh nhiều mối quan hệ trong xã
hội. Hoàng Tiến Tựu đã khái quát: Xét chung toàn bộ truyện cổ tích cũng nh xét
riêng những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này (nh truyện Thạch Sanh, truyện
Tấm Cám, truyện Sọ Dừa, truyện Cây Khế,) đều thấy nổi bật lên hai nét lớn,
hai tính chất cơ bản khác nhau và đối lập nhau là tính chất bi kịch của nội dung
hiện thực xã hội đợc phản ánh trong truyện và tinh thần lạc quan của tác giả tức
là của nhân dân[22,60]. Nhận xét này đã cho ta thấy đợc tác dụng của truyện cổ

19


tích, nó không chỉ có tác dụng phản ánh hiện thực mà nó còn cho ta thấy đợc tinh
thần lạc quan trớc mọi khó khăn của nhân dân ta.
Không chỉ có vậy, nói đến cổ tích bao giờ cũng phải nói đến sự h cấu. Tất
cả nội dung cổ tích đều đợc tạo ra bằng những cái không có thật. Thế giới cổ
tích là Thế giới của những khả nhiên (possible) chứ không phải là thế giới cuả
cái mặc nhiên, cái phổ biến. Nói thế giới cổ tích là nói tới một thế giới khác thờng trong sự phân biệt với thế giới đời thờng. Những gì có, những gì xảy ra trong
cổ tích đều thuộc thế giới cổ tích, nghĩa là không thể có hoặc không thể xảy ra

trong thế giới đời thờng [5,65]. Cho nên khi nghe, tiếp nhận truyện cổ tích con
ngời sẽ đợc đặt vào cái gọi là trờng cổ tích. Trờng cổ tích là một khái niệm
trừu tợng, một thế giới phi vật chất, một sản phẩm tinh thần có lực hấp dẫn tinh
thần. Thế giới ấy tuy không xác định trên bản đồ mà chỉ đợc cảm nhận bởi con
ngời. Thế giới ấy không đồng nhất với thế giới con ngời nhng vừa có hệ quy
chiếu với thế giới con ngời lại vừa có điểm đồng quy với thế giới con ngời, nhờ
vậy con ngời có thể sống trong đó trong những thời khắc nhất định để nghiệm
trải lại thế giới của chính mình [5,64].
Nói tóm lại, truyện cổ tích là một loại h cấu nghệ thuật có chủ
tâm[5,65], h cấu để phản ánh hiện thực, nó lấy h cấu, đặc biệt là tính chất kì
diệu, làm cứu cánh để phát triển cốt truyện. Và trờng cổ tích chính là môi trờng
để sự h cấu đợc mở rộng đến mức tối đa nh là cái khả nhiên dù không phải là hẳn
nhiên. Ngời nghe truyện cổ tích, khi bị tác động của trờng cổ tích đã không
quan tâm đến điều đợc kể ra có thực hay không mà họ chỉ quan tâm tới diễn biến
câu chuyện để hồi hộp, lo âu, vui buồn, hờn giậnđối với nhân vật trung tâm.
Ngời nghe truyện cổ tích đã trải qua những rung cảm nghệ thuật trong suốt tiến
trình câu chuyện và khi trở lại đời thờng trong tâm hồn họ dấy lên một khát vọng
đấu tranh cho chính nghĩa, cho lẽ công bằng [5,77].
1.2.2. Vấn đề phân loại truyện cổ tích ngời Việt.
1.2.2.1. Một số cách phân loại truyện cổ tích ở Việt Nam.

20


Vấn đề phân loại truyện cổ tích là một trong những vấn đề tồn tại đáng kể
của khoa học về truyện cổ tích trên thế giới. ở nớc ta, cũng có rất nhiều ý kiến
khác nhau về việc phân loại này.
Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 1)
chia truyện cổ tích thành 3 tiểu loại. Với tiêu chí xét trên phơng diện đề tài và nội
dung phản ánh, truyện cổ tích bao gồm:

- Truyện cổ tích hoang đờng (Truyện cổ tích kì quái), Ví dụ: Quỷ Dạ Xoa,
Ma cà rồng,
- Truyện cổ tích sinh hoạt ( Truyện cổ tích thế sự), Ví dụ: Tấm Cám,
Thạch Sanh, Sọ Dừa,
- Truyện cổ tích lịch sử, ví dụ: Sự tích Hồ Gơm,
Cũng dựa trên tiêu chí đề tài kết hợp với nội dung phản ánh, Đinh Gia
Khánh trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam chia truyện cổ tích ngời Việt
thành 2 tiểu loại:
- Truyện cổ tích sinh hoạt (Thế sự): Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,
- Truyện cổ tích lịch sử: Quận He, Nang Quát phu nhân,[9, 245]
ở cách phân loại này đã bỏ qua cái gọi là truyện cổ tích hoang đờng, gạt
truyện cổ tích hoang đờng ra khỏi thể loại truyện cổ tích (Ví dụ: Quỷ Dạ Xoa, Từ
Đạo Hạnh,). Nhng thực ra đây cũng là một bộ phận của truyện cổ tích.
Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam đều tán thành
với cách phân chia truyện cổ tích thành 3 loại:
- Truyện cổ tích loài vật (Ví dụ: Quạ và Công, Trâu và Ngựa,)
- Truyện cổ tích thần kì ( Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám,)
- Truyện cổ tích sinh họat ( Ví dụ: Đá Vọng Phu, Gái ngoan dạy chồng,
)
Cách phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau
trong đó nổi lên 2 tiêu chí quan trọng là đề tài và phơng pháp sáng tác. Cách chia
này về cơ bản phù hợp với tiến trình lịch sử của truyện cổ tích các dân tộc và khá
khái quát, khoa học.

21


Tuy nhiên, ranh giới thực tế giữa các tiểu loại truyện cổ tích nói trên không
phải hoàn toàn rạch ròi, dứt khoát. Bởi, trong các truyện cổ tích sinh hoạt những
yếu tố thần kì vẫn xuất hiện, ngợc lại đời sống xã hội với những mức độ, khía

cạnh khác nhau vẫn đợc phản ánh trong truyện cổ tích thần kì. Và tơng tự nh thế
trong những truyện cổ tích sinh hoạt và thế sự vẫn có mặt nhiều loài vật. Cho nên,
cách phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tơng đối.
1.2.2.2 Truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt.
Sở dĩ chúng tôi chọn hai tiểu loại này để đi vào tìm hiểu vì đây là 2 bộ
phận của truyện cổ tích có ảnh hởng tơng đối rõ nét đối với nền văn học viết nói
chung và văn xuôi trung đại nói riêng. Mà cụ thể ở đây, nó là một trong các
nguồn ảnh hởng của Truyền kỳ mạn lục
1.2.2.2.1 Truyện cổ tích thần kì.
Theo tác giả Hoàng Tiến Tựu thì truyện cổ tích thần kì là bộ phận cơ bản,
cổ điển và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích, đồng thời là một trong những
bộ phận quan trọng và tiêu biểu của nền văn học dân gian mỗi dân tộc [22, 47].
Nó là sản phẩm của giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại truyện cổ tích, khi
mà thể loại này đã xây dựng và hoàn thiện đợc hệ thống phơng pháp và phơng
tiện nghệ thuật riêng của nó [22,48].
Tơng đồng với ý kiến của Hoàng Tiến Tựu, trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học các soạn giả cũng khẳng định truyện cổ tích thần kì là bộ phận quan
trọng và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích [6, 310]. Mặt khác các tác giả
này còn chỉ ra một số đặc điểm của thể loại này: ở loại truyện này nhân vật
chính vẫn là con ngời thực tại, nhng những lực lợng thần kì siêu nhiên có một vai
trò rất quan trọng. Hầu nh mọi xung đột trung thực tại giữa ngời với ngời đều bế
tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì [6,311].
Nh vậy, xét về đối tợng miêu tả, phản ánh thì truyện cổ tích, thần kì hớng
về những nhân vật con ngời và những xung đột xã hội của con ngời, coi con ngời
là trung tâm, là đối tợng chủ yếu. Điều này cũng có nghĩa là các lực lợng thần kì
(nhân vật thần kì) dù có xuất hiện với tần số cao trong truyện đi chăng nữa thì nó
cũng không thể giữ vai trò là nhân vật trung tâm, là đối tợng chính của truyện cổ
22



tích thần kì đợc. Bởi, nếu nhân vật thần kì lấn át vai trò của con ngời và trở thành
đối tợng chính của truyện thì khi ấy truyện cổ tích sẽ không còn là truyện cổ tích
nữa mà sẽ biến thành thần thoại.
Tuy nhiên, yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng trong truyện mà trớc hết
là đối với nhân vật. Trong truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kì nói
riêng, mâu thuẫn xung đột chính xảy ra giữa hai tuyến nhân vật: thiện (chính
diện) và ác (phản diện). Thông thờng các nhân vật chính diện trong cổ tích thần
kì rất thụ động và bất lực trớc mọi tình huống khó khăn, nguy nan trong cuộc
sống (ví dụ nh: nhân vật Tấm trong Tấm Cám bị mẹ con Cám tìm mọi cách hãm
hại thì Tấm không biết làm gì khác ngoài việc ôm mặt khóc chờ Bụt hiện lên
Hay trong truyện Cây khế, nhân vật ngời em không hề phản đối hay có hành
động đòi quyền lợi cho mình khi ngời anh chia tài sản một cách bất công mà
hoàn toàn thụ động cam chịu,). Cho nên, nếu không có sự tham gia phù trợ của
các lực lợng thần kì (Bụt, Chim phợng hoàng,) thì các nhân vật chính diện sẽ
rơi vào tình thế hoàn toàn bế tắc, các xung đột trong truyện sẽ không thể nào giải
quyết đợc. Do đó, lực lợng thần kì có vai trò giải quyết phần bế tắc của nhân vật.
Mặt khác, đối với cốt truyện, sự xuất hiện của lực lợng thần kì cũng làm
cho cốt truyện phát triển, làm thay đổi cốt truyện. Tất cả các truyện cổ tích thần
kì đều kết thúc theo xu hớng có hậu (thiện chiến thắng, ác bị trừng phạt). Ngời ta
lái câu chuyện theo ý đồ chủ quan, để đến cuối cùng thiện bao giờ cũng thắng ác.
Muốn thực hiện đợc điều đó phải có sự hỗ trợ của yếu tố thần kì, thậm chí có sự
can thiệp hết sức lộ liễu của yếu tố thần kì (ví dụ truyện Tấm Cám,).
Bởi vậy, muốn hiểu đợc truyện cổ tích thần kì, ta phải thấy đợc mối quan
hệ biện chứng giữa nhân vật ngời với lực lợng thần kì trong truyện, cũng nh thấy
đợc vai trò của lực lợng thần kì đối với việc phát triển cốt truyện. Không nên xem
xét các lực lợng thần kì trong truyện cổ tích thần kì một cách cô lập vì nếu làm
nh vậy thì sự có mặt của các lực lợng thần kì trong truyện cổ tích thần kì sẽ là vô
lí, vô nghĩa. Lí do xuất hiện và tồn tại của các nhân vật thần kì trong truyện cổ
tích thần kì không thể tìm thấy đợc ở bản thân chúng mà phải tìm ở các nhân vật
ngời. Và, yếu tố thần kì chỉ có ý nghĩa khi nó xuất hiện đúng lúc mâu thuẫn,


23


xung đột của con ngời lên đến đỉnh điểm và nó sẽ là phơng thuốc duy nhất để
chữa lành những mâu thuẫn đó.
1.2.2.2.2 Truyện cổ tích sinh hoạt.
Khác với truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế
sự) là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kì. ở đây, các mâu
thuẫn xung đột, xã hội giữa ngời với ngời đợc giải quyết một cách hiện thực,
không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kì nếu có cũng không
giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đờng viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì,
hấp dẫn mà thôi (ví dụ: Truyện Vợ chàng Trơng, Sự tích chim Hít cô)[6,312].
Từ định nghĩa trên, so sánh giữa cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt ta thấy:
nếu nh truyện cổ tích thần kì giải quyết xung đột trong cõi thần kì và bằng cái
thần kì (không ra ngoài địa hạt của cái thần kì) thì truyện cổ tích sinh hoạt lại
giải quyết lại giải quyết xung đột trong cõi đời thực và bằng cái logic của đời
sống xã hội. Cái thần kì ở đây, nếu có, cũng chỉ giống nh đờng viền của truyện
mà thôi.
Cho nên, nếu nh đa số các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kì
thờng thụ động, bất lực trớc mọi khó khăn, bế tắc thì ngợc lại hầu hết các nhân
vật trong truyện cổ tích sinh đều chủ động hơn, có ý thức tháo gỡ những mâu
thuẫn khó khăn mặc dù cuối cùng họ vẫn có thể rơi vào tình thế nguy nan, không
lối thoát. Về căn bản khác với sự không bế tắc ảo tởng (do lí tởng hoá) của
những nhân vật chính diện trong cổ tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì lí tởng
hoá các nhân vật chính diện bằng cách làm lại cuộc đời của họ một cách không
tởng và khẳng định những phẩm chất của họ một cách tuyệt đối. Truyện cổ tích
sinh hoạt cũng lí tởng hoá nhân vật của mình nhng theo một kiếu khác: để cho họ
tự lo liệu lấy số phận, khẳng định phẩm chất của họ thông qua sự ứng xử cụ thể
của bản thân họ[22,63]. Ta có thể dẫn ra một ví dụ, trong truyện Vợ chàng Trơng kết thúc rất bi thảm và đau xót (từ chỗ hiểu lầm đến chỗ ngời vợ tự vẫn). Cái

chết của ngời vợ tuy hết sức bi thảm, đau xót nhng hành động của ngời vợ hoàn
toàn mang tính chủ động và đó là ứng xử dũng cảm, đã tự chứng minh, tự khẳng
định và bảo vệ phẩm tiết, đức hạnh của mình. Cái chết này không mang tính chất

24


thần kì ảo tởng và lí tởng hoá nh những cái chết của các nhân vật trong cổ tích
thần kì (Cô Tấm trong Tấm Cám hay ba vợ chồng trong Ba ông đầu rau,).
Về phơng diện cốt truyện, do yếu tố thần kì xuất hiện ít (hoặc không
xuất hiện) trong cổ tích sinh hoạt cho nên sự xuất hiện của yếu tố này không có
vai trò làm phát triển hoặc làm thay đổi cốt truyện nh trong cổ tích thần kì. Yếu
tố thần kì đó ở cổ tích sinh hoạt thờng nằm ở phần kết thúc truyện, và sự kì diệu ở
đây thờng là sự hoá thân của các nhân vật (ví dụ: ngời vợ trong Sự tích đá Vọng
Phu thì biến thành đá Vọng Phu, hay ngời cháu ở Sự tích chim Hít cô thì biến
thành chim Hít cô,). Xu hớng kết thúc truyện cổ tích sinh hoạt thờng là xu hớng bi kịch, sự biến hoá đó mang tính tất yếu. Những xung đột, mâu thuẫn trong
truyện không đợc giải quyết trong địa hạt của cái thần kì, không có sự can thiệp
của lực lợng thần kì mà hoàn toàn xuất phát từ con ngời, do con ngời giải quyết.
Nói tóm lại, Tiêu chí quan trọng và chủ yếu nhất để phân biệt truyện cổ
tích thần kì với truyện cổ tích sinh hoạt là phơng pháp sáng tác, tức là phơng
pháp chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực. Cả hai đều dùng h cấu, tởng tợng để khái
quát hoá và cụ thể hoá hiện thực xã hội và lí tởng của nhân dân nhng cơ sở và
tính chất của sự h cấu và tởng tợng ấy khác nhau rất xa. ở cổ tích sinh hoạt, đó là
sự h cấu và tởng tợng trên cơ sở thực tại của đời sống xã hội, còn ở truyện cổ tích
thần kì, sự h cấu và tởng tợng lại dựa trên hai cơ sở thực tại và phi thực tại (tức là
cái có thực hoặc có thể có thực với cái ảo tởng, không có thực và không thể có
thực)[6,55].

25



×