Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 151 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------

trịnh thị hạnh

Sử DụNG PHƯƠNG PHáP Kể CHUYệN
KếT HợP THảO LUậN NHóM TRONG DạY
HọC PHÂN MÔN LịCH Sử ở TRƯờNG TIểU
HọC
Chuyên ngành: giáo dục tiểu học
Mã số: 60.14.01

Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn thị hờng

Vinh - 2008
M U

1. Lý do chn ti
1.1 Trong thi i ngy nay, th gii ang tng ngy, tng gi i thay
cựng vi cuc cỏch mng khoa hc k thut. Trong nhng nm u ca th k
XXI t nc ta cú nhiu i mi trong cỏc lnh vc v thu c nhng thnh
tu ỏng mng Vit Nam gia nhp t chc thng mi (WTO). thc hin


2

thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã coi


“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và đồng thời cũng xác định : Giáo dục là
nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu của xã hội và đóng góp vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý
thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, năng lực của các thế hệ hiện nay và mai
sau. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
Để đào tạo được những con người lao động có năng lực thích nghi với
những biến động của thị trường thì giáo dục và đào tạo phải giải quyết hàng
loạt các vấn đề quan trọng, trong đó vấn đề có tính chiến lược là đổi mới cách
thực hiện phương pháp dạy học. Đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy
học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Vấn đề này đã được luật giáo dục quy định ở chương I, điều 1:
“ Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động,
tư duy sáng tạo cuả người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên.”
Từ đó ta nhận thấy, xã hội đòi hỏi người có học vấn không chỉ có khả
năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, để lĩnh hội ở nhà trường
phổ thông mà còn có năng lực sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, có
khả năng phán đoán các sự kiện, tư tưởng, các hiện tượng một cách thông
minh, sáng suốt khi gặp phải trong cuộc sống, trong lao động và trong các
mối quan hệ với mọi người. Vì vậy, phải coi trọng phương pháp dạy cách đi
tới kiến thức, giúp học sinh tự tìm kiếm và chiếm lĩnh những thành tựu tri
thức của loài người, trên cơ sở đó mà học tập suốt đời.
1.2 Tiểu học được xem là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển con người toàn diện. Vì


3


vậy, phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Việc
hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư
duy, sáng tạo ngay từ khi các em mới đến trường phổ thông là nhiệm vụ quan
trọng của giáo dục tiểu học. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo, mới đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển con người.
1.3 Lịch sử là một phân môn của môn Lịch sử và Địa lý. Nó có vị trí
quan trọng trong chương trình tiểu học nhằm cung cấp cho các em những kiến
thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu
tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng
nước cho đến nay và mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá
khứ và hiện tại của xã hội loài người thuộc phạm vi đất nước Việt Nam. Bước
đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng quan sát, thu thập, tự
tìm kiếm tư liệu lịch sử, biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập,
biết trình bầy kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…Biết vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Góp phần giáo dục học sinh lòng yêu
nước, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc và có ý thức bảo
vệ các di sản văn hóa.
Với mục tiêu và đặc điểm trên, kể chuyện là phương pháp dạy học đặc
trưng, cơ bản phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh khi dạy học
phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học. Việc tổ chức cho học sinh kể chuyện
góp phần phát triển hứng thú nhận thức, tư duy, ngôn ngữ….Hình thành cho
các em những biểu tượng chính xác, sinh động về lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên thực tiễn dạy học phân môn Lịch sử ở trường tiểu học hiện nay
cho thấy nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của phương pháp
kể chuyện trong dạy học phân môn Lịch sử, chưa nắm được quy trình sử dụng
phương pháp kể chuyện nên chất lượng dạy học phân môn này còn thấp.


4


Việc nghiên cứu, sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận
nhóm nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu
học không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực
tiễn. Nó góp phần vào việc đổi mới phươnng pháp dạy học hiện nay ở tiểu
học theo hướng hình thành cho học sinh phương pháp tự học thông qua hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và hướng dẫn. Đồng thời nó cũng giúp cho
giáo viên tiểu học giải quyết được khó khăn, vướng mắc về phương pháp
giảng dạy trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
Từ các lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Sử
dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học
phân môn Lịch sử ở trường tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận
nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Phương pháp dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cách thức, quy trình tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận
nhóm trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử giáo viên biết sử dụng
phương pháp kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm theo một quy trình hợp lý,
phù hợp với đặc trưng môn học thì sẽ (tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh) góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn này ở Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


5


5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện và thảo luận
nhóm của giáo viên, ảnh hưởng của nó đến tính tích cực nhận thức và chất
lượng học tập phân môn Lịch sử của học sinh.
5.3 Đề xuất và thực nghiệm cách thức, quy trình tổ chức cho học sinh kể
chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu việc tổ chức các tiết dạy học phân môn Lịch sử ở
lớp 4 và 5.
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở một số trường
Tiểu học thuộc địa bàn miền núi huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích các tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài để thu thập thông tin, cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ phân môn Lịch sử ở lớp 4,5 để quan sát
hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi điều tra bằng An két qua việc sử dụng
các phiếu điều tra để thu thập những thông tin khái quát về thực trạng sử dụng
phương pháp kể chuyện, thảo luận nhóm của giáo viên, thực trạng nhận thức
của học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Sử dụng trong việc nghiên cứu,
đánh giá thực trạng, phân tích kết quả thực nghiệm ( về mặt định tính).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tác động trên các lớp
4,5 ở các trường Tiểu học Thị Trấn Kim Tân, Tiểu học Thành Tiến, Tiểu học


6


Thạch Quảng (huyện Thạch Thành) với mục đích khẳng định tính khả thi của
vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp vấn đáp trò chuyện: Phỏng vấn, trò chuyện cán bộ quản
lý, giáo viên, học sinh về khả năng sử dụng kết hợp phương pháp kể chuyện
với thảo luận nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Sử dụng lý luận khoa học
giáo dục để phân tích, khái quát hóa thông tin từ đó rút ra kết luận.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học để
xử lý những số liệu thu được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phương pháp kể chuyện, thảo
luận nhóm trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử.
- Điều tra, khảo sát, phân tích làm sáng tỏ thực trạng dạy học phân môn
Lịch sử nói chung, việc sử dụng phương pháp kể chuyện và thảo luận nhóm
của giáo viên nói riêng, chất lượng học tập phân môn Lịch sử ở trường Tiểu
học, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
- Xây dựng quy trình tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo luận
nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học.
- Biên soạn một số giáo án mẫu sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp
thảo luận nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử.


7

9. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần :
- MỞ ĐẦU
- NỘI DUNG
+ Chương 1 :Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

+ Chương 2 : Quy trình tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp thảo
luận nhóm trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học.
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể chuyện là phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng nhiều
trong quá trình dạy các môn học như: Kể chuyện, Tập làm văn, đạo đức, Lịch
sử…Do đó, phương pháp kể chuyện đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập
đến. Đặc biệt đã có một số tác giả nghiên cứu về sử dụng phương pháp kể
chuyện trong dạy học Lịch sử ở Tiểu học như:
Nguyễn Thượng Giao - Nguyễn Thị Thấn: Phương pháp dạy học TN và
XH, Đại học Sư phạm Hà Nội I (1995) đã khẳng định được vai trò của
phương pháp kể chuyện: Phương pháp kể chuyện là phương pháp chủ yếu để
dạy lịch sử ở trường Tiểu học.
Nguyễn Thượng Giao – Giáo trình phương pháp dạy học các môn học về
TN và XH đã xác định: Ở bậc Tiểu học, một số bài về lịch sử Việt Nam được
chuyển tải thông qua các câu chuyện lịch sử để hình thành cho học sinh
những biểu tượng sinh động về những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc [13,
tr.52]. Kể chuyện được coi là sự sao chép có sáng tạo, có tác dụng phát triển
khả năng tưởng tượng, tái tạo cho học sinh [13, tr.53].
Nguyễn Thị Hường – Phương pháp dạy học TNXH, (2007) đặc biệt nhấn
mạnh vai trò của phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử:

- Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện
tượng và những nhân vật lịch sử.
- Việc kể chuyện góp phần phát triển trí tưởng tượng, dễ gây hứng thú
học tập cho học sinh.


9

- Sức mạnh của kể chuyện còn là sự tạo ra cho học sinh niềm tin vào cái
Chân - Thiện - Mỹ và sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo
thế giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, khi kể lại những câu chuyện, học sinh
được tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình từ đó phát
triển ngôn ngữ, tư duy, khả năng diễn đạt của các em [30, tr.11].
Nhiều giáo trình về “ Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội” của
nhiều tác giả cũng đã trình bày phương pháp kể chuyện song còn chung
chung, chưa xây dựng thành cách thức, quy trình cụ thể.
Phương pháp làm việc theo nhóm cũng được rất nhiều tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu. Đến năm 1929, nhà giáo dục người Pháp R.Cousinet
đã đề xướng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học. Theo
ông “ Làm việc theo nhóm có nghĩa là học sinh phải tìm tòi, phải thực hiện
những cuộc khảo cứu hay quan sát, phải cố gắng phân tích, tìm hiểu, diễn đạt,
phải thành lập những phiếu và sắp xếp những phiếu này, phải đóng góp sự tìm
tòi của mình cho công việc của nhóm [29, tr.189].
Phương pháp dạy học theo nhóm đã được nhiều tác giả Việt Nam nghiên
cứu như : Bùi Phương Nga, Nguyễn Thượng Giao, Nguyễn Thị Hường [12],
[13], [20], [25]…Nhìn chung các tác giả đã đều đề cao vai trò của phương
pháp thảo luận nhóm và đã đưa ra được quy trình, cách thức thảo luận nhóm.
Như vậy, sử dụng phương pháp kể chuyện, phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học nói chung và dạy học phân môn Lịch sử nói riêng có rất nhiều
tác giả quan tâm và đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong quá trình dạy

học, đặc biệt ở bậc Tiểu học. Song chưa có tác giả nào đưa ra cách thức, quy
trình tổ chức cho học sinh kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm trong quá
trình dạy học nói chung, đặc biệt là đối với phân môn Lịch sử nói riêng. Vì
thế, đây là một vấn đề mới mẻ chưa có tài liệu nào nghiên cứu.


10

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết định
đối với mọi hoạt động. Phương pháp tồn tại gắn bó với mọi hoạt động của con
người.A.N.Krưlôp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp: “Đối với
con tàu khoa học, phương pháp là chiếc la bàn, lại vừa là bánh lái nó chỉ
phương hướng và cách hành động” [32, tr20]. Về phương diện triết học,
phương pháp được hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục
đích nhất định, để giải quyết nhiệm vụ nhất định.
Phương pháp theo Hêghen là “ý thức về hình thức của sự tự vận động
bên trong của nội dung” [32, tr21].
Trên cơ sở phương pháp chung, người ta đã xây dựng khái niệm phương
pháp dạy học.
Theo I.U.Kbabanxki: “ Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa
thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
trong quá trình dạy học” [34, tr 46].
I.Ia.Lecne cho rằng: “ Phương pháp dạy học là hệ thống những hành
động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học
sinh, đảm bảo cho các em lĩnh hội nội dung học vấn” [34, tr46 ].
Một số tác giả khác I.P Dverep cho rằng: “ Phương pháp dạy học là cách
thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học.
Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ

thuật lôgic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển
quá trình nhận thức của giáo viên” [34, tr46-47].
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả quan tâm đến vấn đề này và đưa ra
một số định nghĩa sau:


11

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc
của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm
làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học [32, tr.23].
Theo Đặng Vũ Hoạt: “Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt
động của thầy và trò, được tiến hành trong quá trình dạy học dưới vai trò của
người thầy thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.” [12]
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác về phương pháp dạy học theo các
quan điểm khác nhau.
Tuy chưa có ý kiến thống nhất về định nghĩa phương pháp dạy học,
nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng, phương pháp dạy học có những dấu
hiệu đặc trưng sau:
- Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức ở học sinh nhằm đạt
được mục đích đặt ra.
- Phản ánh sự vận động của nội dung học vấn đã được nhà trường quy
định.
- Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.
- Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức, kích thích và xây
dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động.
Qua phân tích các quan điểm như trên chúng tôi hiểu phương pháp dạy
học như sau: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác giữa
giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn trong

phương pháp dạy, học sinh là “ người thợ chính” trong phương pháp học
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
Hệ thống các phương pháp dạy học ở Tiểu học:
Có nhiều cách phân loại các phương pháp dạy học, mỗi cách có một
cơ sở riêng:


12

Theo N.V Savin hệ thống các phương pháp dạy học bao gồm các phương
pháp sau : [13]
- Các phương pháp dùng lời nói: Kể chuyện, giải thích, đàm thoại, làm
việc với sách giáo khoa.
- Các phương pháp trực quan: quan sát, trình bày các tài liệu trực quan,
các phim và các đèn chiếu.
- Các phương pháp thực hành: luyện tập miệng và viết, làm thí nghiệm.
Các tác giả Việt Nam như: Phó Đức Hòa, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã
đưa ra hệ thống các phương pháp dạy học tiểu học gồm [16], [18].
- Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, làm
việc với sách .
- Nhóm các phương pháp dạy học trực quan: quan sát, trình bày trực
quan.
- Nhóm các phương pháp dạy học thực hành: luyện tập, ôn tập, làm thí
nghiệm.
- Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh.
Căn cứ vào hệ thống các phương pháp, căn cứ vào đặc điểm môn TN và
XH, vào khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học Nguyễn Thị Hường và
một số tác giả khác đã đưa ra hệ thống các phương pháp dạy học phổ biến
môn TN và XH là:

+ các phương pháp thuyết trình: Giảng giải, kể chuyện
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp hỏi đáp
+ Phương pháp thí nghiệm
+ Phương pháp thảo luận
+ Phương pháp điều tra [20]


13

Như vậy phương pháp kể chuyện là một trong những phương pháp dạy học
cơ bản trong môn Tự nhiên xã hội nói chung, phân môn Lịch sử nói riêng.
1.1.2.2 Khái niệm về phương pháp kể chuyện
a. Kể chuyện là gì?
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lê
Nin). Lời dạy này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất mà là phương tiện giao tiếp đặc trưng cho loài
người. Không có ngôn ngữ xã hội không thể tồn tại. Ngôn ngữ trong nhà
trường phải là phương tiện sắc bén để học sinh giao tiếp. Ngôn ngữ luôn luôn
gắn bó chặt chẽ với tư duy, “ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy” (K.
Mác). Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgic, lý tính. Chính trong các
đơn vị và các dạng thức ngôn ngữ có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa. Tư
duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh
ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy.Từ đây ta có thể rút
ra kết luận, trong dạy học phải đảm bảo mối quan hệ giữa lời nói và tư duy
của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Lời nói cần có nội dung
đó chính là tư duy. Kể chuyện là một hình thức trình bày ngôn ngữ, là dạng
thuyết trình đặc biệt, được sử dụng trong dạy học môn TN-XH, nhất là với
nhóm kiến thức lịch sử [20].
Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn

ngữ. Mặc dù đã có những thông tin đại chúng hiện đại như: ti vi, đài phát
thanh, rađiô,…, song chúng ta vẫn thích nghe kể chuyện bằng miệng. Theo
nghĩa rộng chúng tôi hiểu thuật ngữ kể chuyện có thể bao hàm toàn bộ ngôn ngữ
nói sinh hoạt hàng ngày. Kể chuyện nó mang chức năng thông tin, chức năng
giải trí và chức năng nghệ thuật.


14

b. Phương pháp kể chuyện
Phương pháp kể chuyện là cách thức tổ chức, hướng dẫn của giáo viên
nhằm giúp học sinh dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và
truyền cảm đến người nghe về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, hoặc một
hiện tượng tự nhiên, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ.
* Vai trò của kể chuyện trong nhận thức: Kể chuyện có vai trò quan
trọng trong nhận thức của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học. Vì
khả năng chú ý có chủ định của các em còn yếu, sự chú ý của học sinh đòi hỏi
một động cơ thúc đẩy. Trẻ thích chú ý tới những gì mới mẻ, rực rỡ, ít gặp, bất
thường. Trẻ chỉ ghi nhớ những gì mà các em thích. Việc kể chuyện góp phần
phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. Sức mạnh của kể chuyện còn ở sự tạo
ra cho học sinh niềm tin vào cái chân - thiện - mỹ, vào sức sáng tạo vô hạn
của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra khi kể
lại những câu chuyện, học sinh được tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và
ngôn ngữ của mình, từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy, khả năng diễn đạt của
các em. Trong nhà trường Tiểu học nhu cầu kể chuyện là một nhu cầu cần
thiết của lứa tuổi học sinh nhỏ. Ngay từ tuổi lên ba, bập bẹ tập nói trẻ em đã
thích nghe kể chuyện. Đến tuổi mẫu giáo nhu cầu kể chuyện lại tăng lên
nhiều. Bước vào tuổi học sinh Tiểu học nhu cầu kể chuyện vẫn không hề
giảm mà lại tiếp tục tăng lên. Do đó, kể chuyện đã trở thành một nội dung cơ
bản trong chương trình dạy học ở bậc học tiểu học.

1.1.2.3 Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm
Giáo dục thực chất là quá trình xã hội hóa con người. Trong quá trình
này, cá nhân bằng hoạt động giao lưu. Một mặt, lĩnh hội các kinh nghiệm xã
hội - lịch sử được chuyển hóa chúng thành các phẩm chất và năng lực của bản
thân. Mặt khác, hoàn thiện và làm phong phú thêm chính các kinh nghiệm xã
hội - lịch sử đó. Mối quan hệ giữa xã hội hóa và cá nhân hóa là mối quan hệ
biện chứng. Nhóm là nơi giao nhau giữa các tác động của xã hội đến với cá
nhân và tác động phản hồi của cá nhân trở lại xã hội. Một phần, các tác động


15

của xã hội đã khúc xạ qua nhóm rồi tỏa tác dụng điều chỉnh tới cá nhân, đồng
thời, thông qua các quá trình tâm lý cá nhân được hình thành trong nhóm các
nhu cầu thực tiễn được phản ánh góp phần chi phối việc hình thành các chuẩn
mực xã hội.
* Nhóm: là một tập hợp người được xác định bởi các mối quan hệ tương
tác, cùng chia sẻ mục tiêu chung, cùng tuân theo một hệ thống quy tắc nhất
định và đóng những vai trò khác nhau [29, tr112]. Một tập hợp người không
thể được coi như một nhóm nếu họ không có mối quan hệ tương tác, đặc biệt
là nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu chung.
* Nhóm học tập: là một tập hợp học sinh được xác định bởi các mối
quan hệ tương tác, cùng nhau phối hợp các hoạt động nhằm giải quyết nhiệm
vụ học tập. Đồng thời trong quá trình liên kết đó sẽ hình thành và tích hợp các
quan hệ tình cảm, các quy trình và chuẩn mực nhóm.
Tập hợp các cá nhân học sinh riêng rẽ sẽ trở thành một nhóm khi và chỉ
khi hội tụ đầy đủ các nhân tố sau: [29, tr 121-122]
+ Sự tương tác: là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá nhân học sinh
trong cùng một không gian (lớp học) và thời gian (tiết học) nhằm thực hiện
các nhiệm vụ chung. Phương tiện để thực hiện các tương tác có thể là phương

tiện ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Nội dung của tương tác là nhiệm vụ học
tập. Vì vậy, sự tương tác diễn ra trong nhóm phải có mục đích, có tổ chức, có
sự phân công trách nhiệm và đặc biệt là phải diễn ra hai chiều. Sự tương tác
tích cực của mỗi thành viên sẽ thúc đẩy hoạt động chung của nhóm nhanh
chóng đạt đến mục tiêu.
+ Chia sẻ mục tiêu: Một tập hợp học sinh không thể cùng một nhóm nếu
họ không chia sẻ mục tiêu chung. Đó là giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra
cho cả nhóm và cho mỗi thành viên. Mục tiêu giải quyết nhiệm vụ học tập
vừa là động lực, vừa là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm.
+ Hệ thống các chuẩn mực và quy tắc nhóm: Đây là luật lệ, các quy định
hướng dẫn hoạt động chung mà nhóm đặt ra mà học sinh bắt buộc phải thực hiện.


16

+ Vai trò: Vai trò là khuôn mẫu hành vi quen thuộc mà cá nhân phát
triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tùy theo đặc
tính về nhân cách và nhu cầu của các nhóm thành viên, đồng thời xuất phát từ
đặc tính của nhóm.
* Phương pháp thảo luận nhóm: Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX
R. Cousinet đã áp dụng những đặc điểm sinh hoạt của loài người vào quá
trình giáo dục, áp dụng phương pháp dạy học dựa trên đời sống xã hội của trẻ
em, đó là phương pháp làm việc theo nhóm [6]. Phương pháp dạy học theo
nhóm của R. Cousinet dựa trên 3 nguyên tắc chủ yếu: trẻ phải hoạt động, trẻ
phải hợp tác, trẻ phải tự do [6]. Phương pháp do Cousinet đề xướng có những
ưu điểm nhất định. Trong quá trình làm việc theo nhóm trẻ biết lựa chọn công
việc, biết phát huy hết tiềm năng bản thân , biết đoàn kết một cách tích cực,
biết chấp nhận kỷ luật, biết chấp nhận cộng đồng, nói cách khác trẻ đã được
xã hội hóa nhờ hành động.
Xã hội ngày một phát triển cùng với nền khoa học - kỹ thuật hiện đại,

đòi hỏi con người phải thông minh, năng động, sáng tạo, biết sống hòa hợp
với môi trường và cộng đồng, có khả năng giao tiếp. Vì vậy, phương pháp
dạy học theo nhóm do Cousinet đề xướng được áp dụng và phát triển vào quá
trình dạy học ở nhà trường hiện đại, đặc biệt ở nhà trường Tiểu học.
Trong quá trình dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm là khâu cơ bản, chủ
yếu, là giai đoạn quan trọng của hoạt động theo nhóm. Thảo luận nhóm chính
là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm mỗi cá nhân về một vấn đề
học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ khai thác được vốn sống, vốn
hiểu biết của học sinh, sẽ động viên được nhiều học sinh tham gia ý kiến, kể cả
những học sinh hay e dè, nhút nhát. Trong thảo luận nhóm học sinh được tự do
nêu ý kiến, có điều kiện bộc lộ khả năng nhận thức, diễn đạt những ý tưởng,
những khám phá của mình, mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy
(so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá,…). Thông qua hoạt động nhóm giúp


17

các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều
kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực
xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể
cùng làm với nhau những công việc mà một mình các em không thể tự làm
được trong một thời gian nhất định. Thảo luận nhóm góp phần hình thành và
phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn
kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.Thảo luận nhóm rèn cho học sinh
thói quen bạo dạn hoạt bát trước đông người đây là phẩm chất của con người
trong xã hội hiện đại: Tự chủ, năng động, sáng tạo. Khi học tập theo nhóm học
sinh sẽ học tập tích cực hơn, thực sự trở thành nhân vật trung tâm của giờ học
tự mình giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra [7], [26], [27].
Như vậy, thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực, phát

huy cao độ vai trò chủ thể của người học. Đây là phương pháp thỏa mãn nhu
cầu hoạt động, nhu cầu xã hội hóa của trẻ. Sử dụng phương pháp dạy học theo
nhóm ở bậc Tiểu học nói chung và phân môn Lịch sử nói riêng là góp phần
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học,
phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay.
1.1.3 Vị trí của phương pháp kể chuyện và thảo luận nhóm trong
dạy học phân môn Lịch sử
1.1.3.1Mục tiêu, đặc điểm của phân môn Lịch sử
Phân môn Lịch sử ở Tiểu học được chính thức đưa vào nhà trường từ
năm học 1996 – 1997, thay cho truyện kể lịch sử trước đây. Lịch sử là một
phân môn quan trọng trong môn Lịch sử và Địa lý.
a. Mục tiêu của phân môn Lịch sử ở Tiểu học là: [3]
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch
sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:


18

+ Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các
nguồn khác nhau.
+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để
giải đáp.
+ Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Thông báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ
đồ…
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói
quen:

+ Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh.
+ Yêu thiên nhiên, con người, đất nước.
+ Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hóa.
b.

Đặc điểm của phân môn Lịch sử ở Tiểu học [20]

* Khái quát về nội dung chương trình.
Chương trình Lịch sử lớp 4
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước ( khoảng 700 năm TCN đến năm
179 TCN) :Nước Văn Lang; nước Âu Lạc.
- Hơn 1000 năm đấu tranh dành độc lập (Từ 179 TCN đến năm 938):
+ Nước ta dưới triều đại phong kiến phương Bắc.
+ Khởi nghĩa hai bà Trưng (Năm 40)
+ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938).
+ Ôn tập
- Buổi đầu độc lập:
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981).
- Nước Đại Việt thời Lý (1009 – 1226):


19

+ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
+ Chùa thời Lý
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077).
- Nước Đại Việt thời Trần (1226 – 1400):
+ Nhà Trần thành lập
+ Nhà Trần và việc đắp đê

+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
+ Nước ta cuối thời Trần
- Nước Đại Việt buổi đầu thời hậu Lê (Thế kỷ thứ XV):
+ Chiến thắng Chi Lăng
+ Nhà hậu Lê và việc tổ chức, quản lý đất nước
+ Trường học thời hậu Lê
+ Văn học, khoa học thời hậu Lê
+ Ôn tập
- Nước Đại Việt thế kỷ thứ XVI – XVIII:
+ Trịnh - Nguyễn phân tranh
+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
+ Thành thị thế kỷ thứ XVI – XVII
+ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
+ Quang Trung đại phá quân Thanh
+ Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
- Buổi đầu thời Nguyễn:
+ Nhà Nguyễn thành lập
+ Kinh thành Huế
+ Tổng kết
Chương trình Lịch sử lớp 5:
- Hơn 80 năm chống Thực Dân Pháp xâm lược và đô hộ (858 – 1945)


20

+ Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định
+ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế
+ Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

+ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
+ Xô viết Nghệ Tĩnh
+ Cách mạng mùa thu
+ Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”
+ Ôn tập: Hơn 80 năm chống Thực Dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)
- Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
+ Vượt qua tình thế hiểm nghèo
+“…..Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước…”
+ Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
+ Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950
+ Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất
nước (1954 – 1975)
+ Đất nước bị chia cắt
+ Bến Tre đồng khởi
+ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
+ Đường Trường Sơn
+ Sấm sét đêm giao thừa
+ Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”


21

+ Lễ ký hiệp định Pa-ri
+ Tiến vào dinh Độc Lập
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1975 đến nay)
+ Hoàn thành thống nhất đất nước

+ Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
+ Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay
* Đặc điểm chương trình Lịch sử ở Tiểu học.
- Phân môn Lịch sử ở tiểu học bắt đầu được dạy từ lớp 4 đến lớp 5 bao
gồm, những kiến thức về lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến
nay. Các kiến thức lịch sử trong chương trình lớp 4, 5 không trình bày theo một
hệ thống chặt chẽ, toàn diện ( kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…) mà mỗi bài
học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của một
giai đoạn lịch sử nhất định.
Ví dụ: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỷ XI – XII) chỉ chọn cho học sinh
học việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long; chùa thời Lý; cuộc kháng
chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077). Hoặc giai đoạn xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975),
chỉ chọn dạy học sinh về hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và các sự kiện tiêu
biểu như: đồng khởi ở miền Nam, nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại và chi viện cho miền Nam; tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm
1968; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo mục
tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức
của học sinh. Tuy nhiên, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử không thể
hình thành và phát triển một cách cô lập mà trong bối cảnh cụ thể và liên quan
tới rất nhiều sự kiện, hiện tượng và các nhân vật lịch sử trong bối cảnh đó. Do
đó, trước khi dạy học một nội dung một bài học cụ thể, học sinh cần biết sơ lược


22

về bối cảnh lịch sử mà trong đó sự kiện, hiện tượng, nhân vật diễn ra hay hành
động.
- Hệ thống kiến thức lịch sử được đưa dưới các dạng cơ bản sau:

+ Kiến thức về các sự kiện lịch sử tiêu biểu
+ Kiến thức về các nhân vật lịch sử tiêu biểu
+ Kiến thức về các thành tựu mọi mặt trong đời sống lịch sử của dân tộc.
+ Loại kiến thức về giai đoạn, thời kỳ, quá trình lịch sử dân tộc.
Thông thường các kiến thức này được đan xen trong các bài dạy cụ thể.
Trong các loại kiến thức trên thì loại kiến thức về sự kiện lịch sử tiêu biểu
là kiến thức trọng tâm nhất (trong đó đã bao gồm sự tham gia của nhân vật và
kết quả đạt được trong một mặt cụ thể, tại một thời điểm cụ thể của lịch sử.) [14]
1.1.3.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học phân môn Lịch sử
ở Tiểu học hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là quá trình áp dụng
phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu
tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức,
phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ kiến
thức là chính sang phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú
trọng bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Vậy cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường
phổ thông là làm cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thay đổi
thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc. Nhà trường cần phải làm mọi
cách để học sinh ngày hôm nay được “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều
hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn và hợp tác học tập với nhau nhiều hơn”.
Cũng như các môn học khác phương pháp dạy học phân môn Lịch sử
cũng đổi mới theo các định hướng bao quát đó. Tuy vậy, cần xem xét những
yếu tố thuộc đặc trưng bộ môn.


23

Quan niệm về phương pháp dạy học lịch sử hiện đại được xác lập trên
hai tiền đề cốt lõi:

- Tiền đề thứ nhất: Quan niệm về dạy lịch sử. Lịch sử là những sự việc đã
diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, không thể phán
đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử phải
thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của
các sự việc đã diễn ra. Do đó, việc đầu tiên, tất yếu, không thể không tiến
hành là: cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác
nhau. Ở Tiểu học, học sinh cần có những biểu tượng về “các sự kiện đã diễn
ra”, cần phải tạo ra được ở nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể,
sinh động, rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian,
không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xã hội cụ
thể. Những biện pháp tổ chức cho học sinh tiếp cận thông tin từ sử liệu.
+ Giáo viên kể lại các câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự
kiện lịch sử , miêu tả các sự vật, đối tượng, thiết chế…đã tồn tại trong lịch sử.
+ Học sinh làm việc với các sử liệu có trong sách giáo khoa hoặc những
sử liệu do giáo viên cung cấp khi giao việc, được in trong phiếu học tập.
+ Học sinh kể lại, thuật lại điều mình đã biết cho các bạn nghe.
- Tiền đề thứ hai là quan niệm về học tập lịch sử: Học tập lịch sử , theo
quan niệm hiện đại là học sinh thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo
ra cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá
khứ “Ngay từ bậc tiểu học, học sinh cũng phải làm quen và học tập các thao
tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của nhà sử học, dù mức độ của nó chỉ
dừng lại ở mức độ sơ đẳng nhất.”
Dạy học lịch sử ở nước ta cần tạo điều kiện cho học sinh làm việc độc
lập, tích cực, tự lực nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình nhiều hơn. Trên cơ
sở các thông tin từ sử liệu, cần nêu lên những câu hỏi, những vấn đề vừa sức


24

để các em tự giải quyết vấn đề. Ở đây, việc sử dụng “ bài tập lịch sử” hoặc

“phiếu giao việc”, có vai trò quan trọng. Cần đa dạng hóa các hình thức tổ
chức dạy học lịch sử. Quan tâm tổ chức thảo luận nhóm để học sinh trình bày
kết quả làm việc của mình với các tư liệu lịch sử, phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến
của mình, đồng thời biết lắng nghe ý kiến của người khác, chia sẻ kết luận và
cơ sở lập luận của bạn, hợp tác công việc với bạn [3, tr166-167].
Từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở Tiểu học hiện
nay, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với
thảo luận nhóm là rất phù hợp, nó được xuất phát từ hai tiền đề cốt lõi đó là
quan niệm về dạy và học lịch sử ở Tiểu học. Vì thế chúng tôi xác định rằng
việc nghiên cứu vấn đề sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thảo luận
nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học phân môn này ở trường Tiểu học.
1.1.3.3. Vị trí của phương pháp kể chuyện trong dạy học phân môn
Lịch sử ở Tiểu học
Phương pháp kể chuyện là phương pháp dạy học đặc trưng của phân
môn Lịch sử, nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở Tiểu
học. Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử. Gợi cho học sinh hứng thú học tập bởi kiến thức lịch
sử thường khô khan,, trừu tượng, học sinh dễ nhàm chán.
Chương trình phân môn Lịch sử được cấu trúc theo đường thẳng, đây là
cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức lịch sử ở các lớp trên. Các kiến thức
của phân môn này được thể hiện trong sách giáo khoa cả trên hai kênh chữ và
hình, tuy nhiên kênh chữ vẫn chiếm ưu thế với tư cách là nguồn thông tin
chính của bài học. Một số bài học lịch sử Việt Nam được chuyển tải thông
qua các câu chuyện lịch sử để hình thành cho học sinh những biểu tượng về


25


những sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Do đó, chỉ có thể thông qua việc tổ chức
cho học sinh kể chuyện mới hình thành cho các em đầy đủ, chính xác về các sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Qua đó phát triển năng lực tư duy và ngôn
ngữ cho học sinh.
Trong dạy học phân môn Lịch sử, để học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử
một cách chủ động, tích cực, sáng tạo chỉ có thể thông qua việc giáo viên tổ
chức cho các em mô tả, tường thuật lại, kể lại các trận đánh, các cuộc khởi
nghĩa, các nhân vật lịch sử hoặc tình hình của nước ta ở các thời kỳ, giai đoạn
lịch sử…….Ngoài ra thông qua kể chuyện còn tạo điều kiện cho các em phát
huy vốn hiểu biết thêm của mình thông qua việc đọc sách, báo, xem phim, tham
quan….Trên cơ sở đó kích thích trẻ ham tìm tòi học hỏi thêm ngoài chương trình
nội dung sách giáo khoa..
Ví dụ: Khi dạy bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”(Lịch sử 4), giáo
viên có thể hỏi: Em biết gì thêm về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh hãy kể lại?
Hay khi dạy bài: “ Kinh thành Huế” (Lịch sử 4), giáo viên có thể hỏi học
sinh: Ngoài nội dung bài em còn biết gì thêm về thiên nhiên, cảnh vật, con
người ở Huế hãy kể lại?
Phương pháp kể chuyện thường được sử dụng khi giới thiệu bài mới để
gây hứng thú học tập cho học sinh, hoặc có thể sử dụng xen kẽ trong tiết học,
vào cuối tiết học, cũng có thể sử dụng phương pháp kể chuyện trong phần lớn
thời gian của tiết học nhất là khi dạy các bài học trình bày các sự kiện lịch sử
như diễn biến của cuộc khởi nghĩa, trận đánh.
Ví dụ: Khi dạy bài” Tiến vào dinh Độc Lập” (Lịch sử lớp 5), giáo viên
có thể treo hình ảnh xe tăng 390 của quân giải phóng húc đổ cánh cổng dinh
Độc Lập, rồi tường thuật lại một cách sinh động cuộc đánh chiếm dinh Độc


×