Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương các lực cơ học vật lí lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 62 trang )

I.

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỉ mà khoa học công nghệ phát
triển rất nhanh, đặc biệt công nghệ thông tin (CNTT ). Sự phát triển có tính
bùng nổ ấy đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống trong đó có
giáo dục và đào tạo.
Đối với các nớc phát triển, nếu xét về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, họ đã
đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật nói chung và CNTT nói riêng
một cách cập nhật.
Đất nớc ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Nhận biết đợc điều đó, năm 2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị 58 CT/TW về
đẩy mạnh và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nớc. Chiến lợc phát triển GD giai đoạn 2001 2002 đã chỉ rõ
đổi mới và hiện đại hoá phơng pháp dạy học chuyển từ việc truyền đạt tri
thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang việc hớng dẫn ngời học phải chủ động
t duy trong quá trình tiếp cận tri thức.
Quả thực nh vậy, thực trạng dạy học hiện nay còn mang tính chất độc
thoại thông báo, giảng giải áp đặt. Các giáo viên truyền thụ tri thức theo kinh
nghiệm, kĩ năng trong thực tiễn giảng dạy của mình. Kho tàng đó quả thực là
quý báu. Nhng chúng ta không thể chỉ sống và làm việc theo kinh nghiệm .
Việc đa CNTT vào trờng học đã làm thay đổi hình thức tổ chức dạy học:
phát triển nội dung dạy học, phơng pháp dạy học, phơng tiện dạy học. MVT
trở thành phơng tiện dạy học đa năng, kéo theo sự phát triển của các phần
mềm dạy học theo nhiều hớng khác nhau ứng dụng cho từng môn học. Xét
riêng với môn Vật Lý, là môn khoa học thực nghiệm. Nội dung của có gắn bó
chặt chẽ với các sự kiện thực tế, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống
kỹ thuật.
Tuy nhiên các trờng THPT ở Việt Nam cha ứng dụng nhiều MVT trong


dạy học, đã có một số trờng học đang xây dựng phòng học đa năng đợc trang
bị máy vi tính và máy chiếu phục vụ cho việc dạy học.
=1=


Hơn nữa chơng các lực cơ học Vật Lý 10 có nhiều nội dung nếu ứng
dụng MVT vào dạy học sẽ làm tăng tính trực quan trong dạy học.Từ đó góp
phần nâng cao chất lợng dạy học.
Nhận thức đợc vấn đề trên, đã có nhiều nhà nghiên cứu, các trờng đại
học, cao đẳng sử dụng sản phẩm của CNTT cho ra đời nhiều phần mềm dạy
học, xây dựng nên các trang web, xây dựng các thí nghiệm vật lý ảo. Đặc biệt
trong hội thảo quốc gia về đổi mới PPGD và đào tạo giáo viên Vật Lý năm
2003, nhiều giáo s, tiến sỹ, các nhà khoa học đang trực tiếp giảng dạy vật lý
đã đa ra ý kiến về việc ứng dụng CNTT vào việc đổi mới phơng pháp dạy học.
Để góp phần đổi mới phơng pháp dạy học môn Vật Lý, tôi chọn nghiên cứu
đề tài thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chơng: Các lực cơ học
vật lý lớp 10 THPT.

2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng hợp các cơ sở khoa học về việc sử dụng CNTT và đặc
biệt là sử dụng MVT trong dạy học nói chung và dạy học Vật Lý nói riêng
theo hớng hiện đại hoá các phơng tiện dạy học.
- Tìm hiểu các chức năng PTDH của MVT trong dạy học Vật lý.
Nghiên cứu nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng các bài giảng điện tử là những
phần mềm dạy học phù hợp với trình độ tin học của GV và HS.
- Nghiên cứu vị trí, nội dung vai trò của chơng Các lực cơ học trong
vật lý 10 THPT.
- Thiết kế một số BGĐT hỗ trợ dạy học chơng Các lực cơ học ở lớp
10 THPT và đề xuất qua trình sử dụng chơng trình đó nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, tự lực chiếm lĩnh kiến thức HS, từ đó góp phần nâng cao chất lợng dạy học Vật Lý ở trờng THPT.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đã đợc đề ra nh trên, chúng tôi xác định đề tài
có những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu thực trạng dạy học Vật Lý ở trờng phổ thông. Những khó
khăn mà GV và HS thờng gặp phải khi dạy học chơng Các lực cơ học lớp 10
THPT.
=2=


- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc sử dụng MVT làm
PTDH Vật Lý.
- Nghiên cứu một số phần mềm hỗ trợ xây dựng BGĐT.
- Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy phần Các lực cơ học trong
SGK Vật Lý 10 với sự hỗ trợ của MVT theo tiến trình dạy học đã soạn.
- Soạn thảo tiến trình dạy học các bài học trong chơng Các lực cơ học
trên cơ sở sử dụng các BGĐT đã xây dựng.
- Thực nghiệm s phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phơng án dạy học mới, có sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và các BGĐT.
4. Phơng pháp nghiên cứu
4.1. Phơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm giải quyết các nhiệm vụ của
luận văn:
- Nghiên cứu các tài liệu về phơng pháp giảng dạy vật lý, lý luận dạy
học, tâm lí học cần cho việc xây dựng tiến trình dạy học và nâng cao chất l ợng hoạt động học tập của học sinh.
- Nghiên cứu chơng trình, nội dung của SGK Vật Lý 10 và các tài liệu
tham khảo khác từ đó xác định nội dung, kiến thức của phần đề tài nghiên
cứu để HS nắm vững.
- Nghiên cứu những văn kiện của Đảng và Nhà nớc, của bộ GD & ĐT
về việc nâng cao chất lợng giáo dục và đổi mới PPDH.
- Nghiên cứu những tài liệu ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là

việc sử dụng MVT và các phần mềm phục vụ cho việc thiết kế BGĐT.
4.2. Phơng pháp thực nghiệm
- Sử dụng một số phần mềm để thiết kế BGĐT.
- Xây dựng tiến trình dạy học với việc sử dụng MVT. Tiến trình thực
nghiệm s phạm, sử dụng các BGĐT để dạy học vật lý trong trờng phổ
thông.

5. Khách thể và đối tợng nghiên cứu
a.

Khách thể nghiên cứu:
=3=


Quá trình dạy học vật lý ở trờng PTTH.
b.

Đối tợng:

-

Học sinh lớp 10 THPT

-

Nội dung chơng trình và phơng pháp giảng dạy vật lý ở trờng THPT.

-

MVT và một số phần mềm hỗ trợ.


c.

Phạm vi:

Nghiên cứu sử dụng MVT, một số phần mềm hỗ trợ việc xây dựng
BGĐT và việc sử dụng nó vào dạy học chơng Các lực cơ học- Vật Lý lớp 10
THPT.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng các BGĐT đáp ứng các yêu cầu về s phạm và
kỹ thuật một cách hợp lý thì sẽ kích thích hứng thú học tập, tăng cờng tính
trực quan do đó góp phần nâng cao chất lợng dạy học Vật Lý nói chung và chơng Các lực cơ học nói riêng.

7. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc sử dụng MVT và các
phơng tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học vật lý ở trờng THPT
- Tìm hiểu một số phần mềm tiện ích để thiết kế BGĐT
- Xây dựng 4 BGĐT hỗ trợ dạy học chơng các lực cơ học Vật Lý 10

8. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung (2 chơng)
Chơng 1:

Cơ sở khoa học của việc sử dụng MVT làm PTDH

Chơng 2:


Thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học chơng Các lực cơ học
trong chơng trình vật lý lớp 10

Chơng 3: Các bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chơng Các lực cơ học
vật lý 10 trung học phổ thông
=4=


- PhÇn kÕt luËn
- Phô lôc

=5=


Chơng I.
Cơ sở khoa học của việc sử dụng MVT
làm phơng tiện dạy học

Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, MVT đã xâm nhập vào nhà trờng ở
nhiều quốc gia trên thế giới nh Mỹ, Pháp, CHLB Đức, nó đợc xem nh là
một phơng tiện dạy học giống nh các PTDH truyền thống khác nh bảng đen,
tranh ảnh, máy chiếu phim MVT ngày càng củng cố đ ợc vị trí đặc biệt của
mình. Muốn thế các nhà lý luận dạy học phải xây dựng đợc cơ sở lý luận của
việc sử dụng MVT làm PTDH. Trên cơ sở đó, các nhà s phạm mới có thể sử
dụng MVT làm PTDH.

1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng MVT làm PTDH
1.1.1. Cơ sở tâm lý học
Những thành tựu của tâm lý học nhận thức và tâm lý học s phạm thông
qua hoạt động giáo dục và đào tạo trên phạm vi toàn thế giới đã khẳng định

vai trò quan trọng của các PTDH trong việc nâng cao hiệu quả, chất lợng
trong quả trình dạy học và đặc biệt là dạy học vật lý. Để cho HS có thể lĩnh
hội tri thức một cách tích cực, chủ động sáng tạo thì phải có sự thống nhất
giữa lời nói và hành động với các phơng tiện trực quan, có sự giao lu giữa
GV và HS trong quá trình học tập. Các phơng tiện trực quan hình thành nên
những biểu tợng cụ thể trong ký ức của HS. Các khái niệm đợc hình thành trên
cơ sở của các biểu tợng. Chính vì thế mà trong việc hớng dẫn tri giác của HS
một cách có mục đích là vô cùng quan trọng. Để đạt đợc điều đó, cần phải
tăng cờng sử dụng các PTDH và đặc biệt là các PTDH hiện đại.
MVT là một PTDH hiện đại, khi sử dụng nó trong dạy học sẽ kích thích
tính hiếu kỳ, tò mò để đi sâu vào hiểu biết, tạo nên động lực cho quá trình dạy
học. Từ những hình ảnh sinh động đợc phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh,
màu sắc, văn bản, đồ hoạtác động tích cực vào các giác quan của HS làm
nâng cao tính trực quan trong giờ học, tạo cơ sở cho việc phát triển t duy cho
HS, góp phần rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Hiệu ứng về công cụ đối với
HS sẽ kích thích hứng thú học tập, gây sự chú ý cao độ vào đối tợng nghiên
=6=


cứu, hình thành ở họ sự tò mò khám phá tri thức, do vậy tạo đợc tình huống
học tập tích cực, làm xuất hiện nhu cầu tiếp thu tri thức của HS, thoả mãn nhu
cầu hiểu biết và sự say mê nghiên cứu ở họ. Việc hình thành ở HS một động
cơ học tập tích cực sẽ giúp định hớng HS vào mục đích của hoạt động giảng
dạy, vì vậy sẽ điều khiển phù hợp với thiết kế bài giảng của GV. Sự hứng thú
học tập sẽ tạo ra những tình huống Didactic sinh động, làm cho HS tham gia
một cách tích cực vào tiến trình dạy học. Hoạt động thần kinh của HS sẽ thờng
xuyên đợc duy trì củng cố, tạo điều kiện để nâng cao chất lợng lĩnh hội tri
thức.
Học tập với MVT không chỉ gây ra sự chú ý học tập đối với HS mà còn
tạo cho HS sự chú ý học tập ở mức độ cao, hình thành cho HS sự sẵn sàng nỗ

lực để khắc phục khó khăn trong hoạt động học tập. Các yếu tố này hình
thành cho HS một thái độ học tập tích cực là điều cần thiết cho sự lĩnh hội tài
liệu có kết quả tài liệu học tập.
Tâm lý học hiện đại cũng khẳng định rằng nếu HS đợc sự tác động tích
cực của nhiều hình thức nghe - nhìn sinh động phong phú thì chất lợng kiến
thức của HS sẽ đợc nâng cao. Khi học tập với MVT, học sinh đợc quan sát, so
sánh các đối tợng, hiện tợng và các quá trình xảy ra rồi chuyển đợc từ cái cụ
thể sang trừu tợng, rồi chuyển từ cái trừu tợng sang cái cụ thể mức độ cao hơn.
Lúc này tính trực quan đợc dụng để vạch ra mối liên hệ phổ biến giữa các đối
tợng, hiện tợng và quá trình.
Bởi MVT hoạt động theo chơng trình đợc xây dựng trên cơ sở các thuật
toán chặt chẽ. Nên việc học tập với MVT cũng có nghĩa là chơng trình hoá
đứa trẻ, dạy học với MVT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chơng trình hoá không
chỉ nội dung tri thức mà cả những con đờng nắm vững tri thức, hoạt động trí
tuệ của HS.
Học tập, làm việc với MVT theo hệ thống với một logic thuật toán chặt
chẽ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển t duy logic, khả năng lập luận chặt
chẽ vấn đề, khả năng hiểu cấu trúc từng bộ phận trong sự thống nhất của tổng
thể vì thế giúp phát triển trí tuệ cho ngời học ở mức độ cao hơn.
Học tập với MVT thì HS phải huy động tối đa các hoạt động trí óc và
các giác quan. HS mắt thấy tai nghe, tay làm, óc suy nghĩ trong khi học tập,

=7=


do vậy sẽ tính tích cực hoá đợc quá trình học tập, hình thành đợc cho họ kỹ
năng, kỹ xảo.
Việc học tập với MVT sẽ kích thích những phán đoán logic của HS, chơng trình học tập sẽ gợi mở, dẫn dắt học sinh trong quá trình tìm tòi tri thức.
Vì vậy kết hợp với những sự nỗ lực của cá nhân mình thì HS có thể lĩnh hội đợc tri thức ở mức độ cao hơn. Nghĩa là nhờ MVT dạy học sẽ có điều kiện đi
trớc sự phát triển, dẫn dắt sự phát triển trí tuệ của HS.

Theo Vgotxky: sử dụng phơng tiện chẳng qua là sự sử dụng các đối tợng nào đó làm các phơng thức, phơng tiện nắm hành vi của bản thân mình.
Theo logic nh vậy thì sự phát triển, hiện đại hoá của phơng tiện dạy học sẽ góp
phần hoàn thiện các hành vi của HS, do đó góp phần phát triển các thao tác t
duy, năng lực sáng tạo của ngời học.
PTDH làm cho HS phát huy tất cả các giác quan trong qúa trình lĩnh hội
kiến thức, cụ thể là:
- Quá trình tiếp thu kiến thức khi học đạt đợc: 1% qua vị giác, 1.5% qua
xúc giác, 3,5% qua khứu giác,11% qua thính giác, 83% qua thị giác.
- Tỷ lệ kiến thức nhớ đợc khi học đạt đợc: 10% thông qua đọc, 20%
thông qua nghe, 30% thông qua nhìn, 50% thông qua nghe và nhìn, 80% qua
những gì nói đợc và 90% qua việc làm thực hành.
Việc GV sử dụng tốt các phần mềm dạy học trên MVT, vận hành thành
thạo các thí nghiệm với MVT.sẽ đ ợc HS đánh giá cao, tạo niềm tin cho HS.
Từ đó gây dựng cho HS lòng say mê học tập, tình yêu đối với môn học và sự
gắn bó với nhà trờng.
Dạy học với MVT là chiếc cầu nối giúp nhà trờng gắn liền với xã hội
với trình độ phát triển cao của khoa học công nghệ. Những yếu tố này sẽ
khuyến khích các em sử dụng phơng tiện, phát triển năng lực sử dụng phơng
tiện cũng nh phơng pháp sử dụng chúng. Thông qua các giờ học sinh động với
MVT sẽ giúp HS gỡ bỏ tâm ký tự ti, ngại tiếp xúc với phơng tiện kỹ thuật mới.
Đây là một đòi hỏi có tính cấp thiết đối với thế hệ ngời lao động mới.
Với khả năng điều tiết, chọn lọc thông tin một cách linh hoạt, khả năng
điều khiển vòng lặp một cách tuỳ ý của MVT sẽ tạo điều kiện cho HS tự điều
tiết nhịp độ học tập của bản thân trong khi tiếp thu bài học mới hoặc ôn tập
=8=


những vấn đề đã học. MVT không thiên vị, công bằng trong việc đánh giá kết
quả học tập của HS sẽ tạo điều kiện hình thành cho các em thói quen tốt, trung
thành với bản thân mình và đánh giá khách quan đối với ngời khác. Đây là

những nét nhân cách quan trọng cần hình thành cho thế hệ trẻ.

1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động đúng mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch của GV và HS. Trong đó mục đích nội dung phơng
pháp có mối quan hệ biện chứng. Mục đích dạy học là nhân tố đầu tiên. Dựa
vào mục đích dạy học để đề ra nội dung dạy học cho phù hợp. Để thực hiện tốt
nội dung dạy học thì ngời GV phải biết vận dụng, phối hợp nhiều phơng pháp
dạy học khác nhau sao cho có thể tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
Trong mọi hoạt động của con ngời nói chung và hoạt động dạy học nói riêng
thì ba phạm trù: nội dung phơng pháp phơng tiện luôn luôn có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Với mỗi nội dung thì phải có những phơng pháp, phơng
tiện tơng ứng.
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, ngành giáo dục và đào tạo
cũng phải có sự đổi mới. Nếu đổi mới nội dung dạy học phải đi kèm với cải
tiến và hiện đại hoá PTDH sao cho phù hợp.
1.1.2.1. MVT là một PTDH hiện đại:
Ngày nay MVT đợc xem nh là một phơng tiện dạy học hiện đại, bởi
ngoài chức năng nh các PTDH khác, MVT còn có chức năng nổi bật mà
những PTDH truyền thống không thể có đợc:
- MVT có khả năng làm tăng tính trực quan trong dạy học, hứng thú học
tập và tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao.
- MVT có thể mô phỏng, minh hoạ các quá trình, hiện tợng vật lý xảy ra
mà ta không thể quan sát trực tiếp đợc bằng các giác quan.
- MVT có khả năng lặp lại vô hạn lần một vấn đề, MVT có lòng kiên
nhẫn vô hạn, điều này rất khó có thể có đợc ở ngời giáo viên.
- MVT cho phép thâm nhập không hạn chế vào một lợng thông tin xác
định trong khối lợng dữ liệu khổng lồ.

=9=



- Dạy học với MVT, giáo viên và học sinh hoàn toàn chủ động, không
bị gò bó theo thời gian biểu. Chúng ta có thể điều khiển đợc quá trình dạy học.
Bên cạnh đó, có thể giảm thời gian lên lớp của GV vì không mất thời gian vào
việc biểu diễn, biểu hiện thông tin.
- Học tập với MVT, học sinh có thể tự học với nhịp độ riêng của mình,
phù hợp với đặc điểm tâm lý, điều kiện học tập của từng cá nhân.
- MVT có thể đa ra lời khen ngợi mỗi khi HS thực hiện tốt một nội dung
học tập và cũng phê phán một cách không gay gắt mỗi khi HS làm không tốt.
Vì thế HS thấy mình đợc tôn trọng hơn, đợc c xử công bằng và khách quan.
Qua đó MVT đánh giá đúng khả năng học tập của HS, xây dựng cho các em
tính trung thực và luôn tự tin vào bản thân mình.
- Kết quả học tập đợc lu lại trên MVT, giúp GV đánh giá, nhận xét quá
trình học tập cùng một lúc cho nhiều HS ở nhiều địa điểm khác nhau mà
không bị ngăn cách bởi vị trí địa lý. Hơn nữa qua mạng internet, GV và HS
sẽ cập nhật đợc nhiều thông tin mới nhất có liên quan đến nội dung dạy và học
ở trong nớc hay trên toàn thế giới.
Việc sử dụng MVT trong dạy học cũng làm thay đổi nội dung và phơng
pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học đợc cải tiến, hoàn thiện hơn.
Với điều kiện cho phép của luận văn, chúng tôi chỉ nêu ra một số u
điểm khi sử dụng MVT làm PTDH mà cha khai thác hết các chức năng của
nó. Tuy nhiên qua phân tích ở trên, chúng ta cũng đã thấy rằng có thể coi
MVT nh là một PTDH hiện đại.
1.1.2.2. Khả năng của MVT trong việc thực hiện chức năng của lý luận
dạy học.
LLDH quan niệm rằng một quá trình dạy học nói chung và dạy học Vật
lý nói riêng bao gồm các giai đoạn :
+ Củng cố trình độ tri thức và kỹ năng xuất phát cho HS
+ Xây dụng tri thức và kỹ năng mới

+ Ôn luyện và củng cố khắc sâu kiến thức
+ Tổng kết và hệ thống hoá kiến thức
+ Kiểm tra đánh giá trình độ tri thức, kỹ năng của HS
= 10 =


Với vai trò là một PTDH hiện đại, MVT có thể sử dụng tất cả các giai
đoạn của quá trình dạy học:
Giai đoạn: củng cố trình độ tri thức và kỹ năng xuất phát cho HS
Có thể sử dụng MVT để tóm tắt các kiến thức đã truyền thụ, đa ra các
hiện tợng, các câu hỏi có nội dung thực tế và yêu cầu HS giải thích. Cũng có
thể đa vào các hiện tợng mới, đặt HS vào tình huống có vấn đề, gây cho HS
nhu cầu nhận thức tri thức mới . Cần chú ý về mặt thời gian khi sử dụng MVT
ở chức năng này, các vấn đề nêu ra cần phải rõ ràng, ngắn gọn, sát với nội
dung bài học, phù hợp với trình độ xuất phát của HS.
Giai đoạn: xây dựng tri thức và kỹ năng mới
Việc sử dụng các phần mềm mô phỏng hay minh hoạ các hiện tợng, quá
trình vật lý, các thí nghiệm với MVT sẽ vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là
phơng tiện để xây dựng tri thức mới.
Các văn bản, hình ảnh, âm thanh trên màn hình là đối tợng nghiên cứu
của HS. Việc phối hợp sử dụng các hình ảnh tĩnh, hình ảnh động giúp HS hình
thành những biểu tợng, những quan niệm ban đầu trong trí nhớ. Dần dần hình
thành kỹ năng cho HS.
Giai đoạn: tổng kết và hệ thống hoá tri thức
Ôn tập, tổng kết, kiểm tra là khâu quan trọng trong quá trình học tập.
Với sự giúp đỡ của MVT, sử dụng các phần mềm thích hợp để xây dựng chơng trình tổng kết, hệ thống hoá tri thức theo từng modul, chơng trình có thể
điều khiển tiến trình tổng kết, hệ thống hoá một cách có hệ thống đảm bảo
tính logic cao của nội dung. Với phần mềm ôn tập thì HS có thể chọn lựa nội
dung. Ôn tập từ hệ thống bảng chọn (menu) của chơng trình. HS có thể lặp lại
quá trình ôn tập với số lần tuỳ ý và dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung khác

nhau.
Giai đoạn: kiểm tra đánh giá kiến thức của HS
MVT có nhiều u điểm. Trớc hết là tính chính xác, khách quan của việc
đánh giá. Sự đánh giá kiến thức của MVT đối với HS là khách quan nhất.Với
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phong phú cài đặt vào MVT, có thể kiểm tra đợc
kiến thức của HS ở bất kỳ phạm vi nào trong hệ thống kiến thức mà HS đã
= 11 =


học. Việc xử lý, tổng hợp kết quả kiểm tra cũng đợc thực hiện một cách nhanh
chóng nhằm tiết kiệm thời gian, đồng thời có thể kiểm tra đợc nhiều HS cùng
một lúc.
Với chức năng LLDH đã đợc phân tích ở trên, chứng tỏ rằng MVT với
t cách là một PTDH hiện đại có thể góp phần vào thực hiện một cách có hiệu
quả các nhiệm vụ của quá trình dạy học. Vật lý học là một môn khoa học thực
nghiệm. Do đó có thế mạnh đối với việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hớng
nghiệp cho HS, việc sử dụng MVT làm phơng tiện dạy học hiện đại trong quá
trình dạy học vật lý tạo điều kiện cho HS làm quen, tìm hiểu nguyên lý của
các ứng dụng trong các điều khiển tự động ở thực tiễn đời sống. Đợc học tập
với MVT, đó cũng là một trong những điều kiện giúp HS tiếp cận đợc với nền
khoa học công nghệ mới.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Những cơ sở lý luận của việc sử dụng MVT làm PTDH đã phân tích ở
trên cần phải đợc thực tiễn của hoạt động dạy học kiểm nghiệm. Các khả năng
của MVT với t cách là một PTDH cũng có thể trở thành hiện thực trong những
điều kiện thực tiễn của nhà trờng. Những kết quả của thực tế ứng dụng sẽ là sự
chứng minh tốt nhất, đáng tin cậy nhất đối với việc quyết định, lựa chọn MVT
làm PTDH.
Lịch sử phát triển của nhà trờng, của ngành giáo dục cho thấy sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, mọi sự biến đổi của sản xuất xã hội, cuối cùng

cũng đi vào giáo dục. Và đặt ra cho giáo dục một nhiệm vụ mới. Sự phát triển
của khoa học, công nghệ có thể tác động đến việc cải tiến, phát triển nội dung
dạy học, phơng pháp dạy học. Các thành tựu của khoa học, công nghệ đều có
thể đợc ứng dụng để cải tiến, hiện đại hoá các PTDH với các mức độ khác
nhau.
Ví dụ: máy phát sóng điện từ, kỹ thuật phát thanh truyền hình nhanh
chóng trở thành các PTDH. Máy vi tính trở thành loại PTDH hiện đại nhất.
Hiện nay đặc trng của nhà trờng hiện đại là sử dụng phơng tiện kỹ thuật vào
hoạt động dạy học.
MVT với màn hình là một dạng mới của tấm bảng đen truyền thống
trong nhà trờng, sử dụng tốt màn hình MVT sẽ là bớc hiện đại hoá trang thiết
= 12 =


bị dạy học, giúp cho GV và HS tiết kiệm đợc thời gian, nội dung dạy học nhờ
đó cũng phong phú hơn.
Hiện nay ở các nớc phát triển và đặc biệt là ở nớc ta, nhiều trờng đã sử
dụng hệ thống máy chiếu kết nối với MVT để đa dữ liệu ra màn hình giúp HS
dễ dàng quan sát. Các dữ liệu chơng trình, nội dung quá trình dạy học không
chỉ đợc lu trữ trong MVT mà có thể sao lu dới dạng sách điện tử ghi trên đĩa
CD ROM. Với kích thớc rất nhỏ, gọn nhẹ nhng sách điện tử chứa đựng
đợc một lợng thông tin rất lớn.
Việt Nam là một trong những nớc mới tiếp cận đợc với công nghệ thông
tin nhng nhờ vào sự thành công trong sự nghiệp đổi mới nên đã tạo điều kiện
cho việc ứng dụng các thành tựu của CNTT vào nhà trờng. Môn tin học đã đợc
đa vào giảng dạy ở trờng học.
Hiện nay trong chơng trình đào tạo ở một số trờng đại học s phạm, cao
đẳng s phạm, sinh viên Vật lý đã đợc học nhiều về tin học, các môn học ứng
dụng CNTT nói chung và MVT nói riêng để làm PTDH vật lý. Đây là bớc
chuẩn bị đội ngũ giáo viên tơng lai có thể sẵn sàng tiếp cận với các PTDH mới

trong giảng dạy môn vật lý. Sinh viên đợc học các học phần nh PTDH vật
lý, tin học ứng dụng trong vật lý, làm các thí nghiệm có sự trợ giúp của
MVT
Những đòi hỏi có tính cấp thiết của thực tiễn, những kết quả khả quan
của việc ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới cũng nh trong nớc ta.
Những năm gần đây chứng tỏ rằng việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu
của CNTT vào việc phát triển, hiện đại hóa các phơng tiện dạy học, nhằm hiện
đại hoá nhà trờng, gắn hoạt động giáo dục với thực tiễn đời sống xã hội là một
đòi hỏi có tính tất yếu của hầu hết các nớc trên thế giới.
1.2. Chức năng của MVT trong dạy học Vật Lý
1.2.1. Tăng cờng tính trực quan
MVT có khả năng lu giữ thông tin lớn. Các văn bản, hình ảnh tĩnh hay
động, các sơ đồ, các quá trình vật lý.đ ợc lu trữ trên các thiết bị nhớ của
MVT nh đĩa từ, đĩa CD ROM. Máy vi tính cung cấp cho GV và HS khả
năng truy cập nhanh tới kho dữ dữ liệu này để lấy ra những dữ liệu cần thiết
một cách chính xác và nhanh chóng để phục vụ cho việc dạy học.
= 13 =


Nhờ năng lực đồ hoạ phong phú, khả năng xử lý các kiểu dữ liệu khác
nhau với đa phơng tiện, có thể xây dựng các phim dạy học trên MVT.
Nhờ chơng trình mô phỏng, minh hoạ các quá trình vật lý trên MVT mà
HS sẽ hiểu rõ hơn bản chất của các hiện tợng vật lý.
1.2.2. Lu trữ, truyền dẫn, xử lý thông tin
Không chỉ khả năng lu trữ thông tin lớn của MVT, nó còn có thể lu trữ
thông tin dới nhiều hình thức khác nhau sau khi đợc số hoá. Các thông tin đợc
lu trữ trên các thiết bị nhớ của MVT. Có thể là nội dung học tập, các tài liệu
tham khảo cho GV và HS, kết quả học tập của HS các dữ liệu liên quan đến
quá trình dạy học. Khi MVT kết nối vào hệ thống mạng và đặc biệt là mạng
Internet thì khả năng tìm kiếm, lu trữ thông tin trên MVT càng đợc phát huy

mạnh mẽ. MVT không chỉ có khả năng lu trữ thông tin khổng lồ mà nó còn có
khả năng xử lý thông tin một cách linh hoạt, nhanh chóng, chính xác. Chúng
ta có thể lấy ra các thông tin cần thiết cho quá trình dạy học một cách dễ
dàng, nhanh chóng. MVT sẽ tự động sắp xếp, chọn lọc, phân loại, đánh giá
các thông tin, giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học một cách hợp lý.
Nhờ có khả năng truyền dẫn thông tin của MVT mà có thể tổ chức dạy
học ở tình huống không lớp. Các học sinh có thể học tại bất cứ nơi đâu theo
hình thức đào tạo từ xa. Nhờ hệ thống truyền dẫn thông tin qua mạng. HS có
thể gửi bài kiểm tra cho GV, nhận đợc bài học từ GV mà không cần gặp trực
tiếp. Các thông tin về quá trình dạy học nhanh chóng đợc cập nhật, các thông
tin phản hồi từ phía GV hay HS đợc truyền đi nhanh chóng. Từ đó sẽ giúp cho
quá trình dạy học diễn ra thuận lợi hơn.
1.2.3. Hỗ trợ HS trong ôn tập
Trong quá trình dạy học, ôn tập là khâu rất quan trọng. Việc ôn tập giúp
HS khắc sâu kiến thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo, phát triển khả năng khái
quát hoá, năng lực tổng hợp các vấn đề.
1.2.4. Kiểm tra đánh giá kiến thức HS
Đây là một trong những thế mạnh của MVT. Bằng hình thức trắc
nghiệm khách quan, MVT đa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã đợc cài đặt
sẵn, HS tự lựa chọn các phơng án trả lời. MVT sẽ thực hiện việc đánh giá một
cách khách quan, chính xác. MVT không quên đa ra lời động viên khích lệ khi
= 14 =


học sinh trả lời đúng , hoặc đa ra lời nhận xét phê phán không quá gay gắt đối
với HS khi HS làm bài cha tốt. Kết quả đánh giá đợc lu trữ vào máy làm cơ sở
cho việc cung cáp thông tin hai chiều giữa GV và HS một cách nhanh chóng
từ đó có thể điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho có kết quả tốt hơn.
1.2.5. MVT trong việc thiết kế mô hình vật lý
Trong quá trình nghiên cứu Vật Lý ở phổ thông, Việc xây dựng mô

hình để đa ra kiến thức mới đóng một vai trò rất quan trọng, tuy nhiên quá
trình này thờng gặp rất nhiều khó khăn hoặc quá sức HS (ví dụ: mô hình phơng trình vi phân mô tả dao động điều hoà, chuyển động có ma sát ) hoặc đa ra các giả thuyết về mối quan hệ có tính quy luật của một số đại lợng vật lý
trong hiện tợng nghiên cứu. Việc kiểm tra tính đúng đắn của các mô hình là
rất khó đối với HS ( lực ma sát luôn có chiều ngợc chiều chuyển động của
vật) với những khó khăn ấy, HS sẽ không phát huy đ ợc tích cực trong học
tập.
Trong các trờng hợp ở trên, sự hỗ trợ của MVT là rất quan trọng. Hiện
nay có rất nhiều phần mềm dùng để hỗ trợ cho công việc thiết kế trên MVT.
Ví dụ chơng trình CAD, với chơng trình này sẽ hỗ trợ chúng ta thiết kế các chi
tiết máy móc, các sơ đồ thí nghiệm, thực hiện các thí nghiệm ảo trên MVT.
Với các phần mềm thích hợp đã đợc tạo ra, HS có thể sử dụng nó để
kiểm tra các giả thuyết một cách dễ dàng bằng cách đối chiếu mô hình đa ra
với mô hình chuẩn đã có trong phần mềm từ đó tìm ra quy luật của hiện tợng.
Nh vậy trong dạy học vật lý ở phổ thông, việc sử dụng MVT và phần
mềm để xây dựng các mô hình mô tả các đối tợng phức tạp sẽ góp phần phát
huy tính tích cực, phát triển t duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề của HS trong quá trình học tập.
1.2.6. Hỗ trợ thí nghiệm vật lý
Việc nghiên cứu, cải tiến các thí nghiệm vật lý là một nhiệm vụ quan
trọng của ngành giáo dục, của mỗi nhà trờng và của từng giáo viên.
Các thí nghiệm vật lý có sự hỗ trợ của MVT có nhiều u điểm nhờ tính
năng của máy tính. MVT trong các thí nghiệm vật lý đóng vai trò nh một máy
đo vạn năng. Với các thiết bị ghép nối với MVT, số liệu của đối tợng đo trong
các thí nghiệm vật lý sẽ đợc thu thập và đợc số hoá sau đó đợc đa vào MVT.
= 15 =


Thế mạnh của MVT là khả năng đo đạc chính xác cao. Trong MVT đã cài đặt
sẵn phần mềm xử lý số liệu theo ý muốn (vẽ đồ thị, tính toán). Sau khi xử
lý, số liệu sẽ đợc lu trên đĩa từ của MVT. Có thể tạo nên chơng trình làm trơn

số liệu, xử lý các sai số của phép đo sao cho kết quả phù hợp với các quy luật
vật lý. Từ các kết quả đo đạc đợc, có thể biểu diễn nó dới dạng bảng biểu hoặc
đồ thị.
Làm thí nghiệm vật lý có sự hỗ trợ của MVT, việc lắp ráp các bộ phận
của thí nghiệm, thu thập số liệu diễn ra nhanh chóng. Sử dụng các thí nghiệm
để dạy học sẽ đỡ mất thời gian, chúng ta có thời gian để tập trung vào nội
dung bài học nhiều hơn.
Không những tiết kiệm đợc thời gian mà làm thí nghiệm có sự hỗ trợ
của MVT còn đem lại độ chính xác cao. MVT có thể sử dụng nh một dao
động ký điện tử để ghi lại các hình ảnh dao động.
Với những tính năng u việt đã nêu ở trên, việc sử dụng MVT hỗ trợ thí
nghiệm trong quá trình dạy học vật lý ở trờng phổ thông ngày càng đợc quan
tâm. Tuy nhiên sử dụng các loại thí nghiệm trong quá trình dạy học này ở Việt
Nam là còn rất ít, chúng ta mới chỉ phổ biến ở các trờng đại học s phạm và
một số ít các trờng cao đẳng s phạm.
1.2.7. MVT với hệ thống đa phơng tiện
Mỗi phơng tiện dạy học có một u, nhợc điểm riêng. Nếu biết kết hợp
các phơng tiện dạy học đó với MVT sẽ tạo nên một hệ thống đa phơng tiện có
khả năng nghe, nhìn và điều khiển phục vụ tốt cho việc dạy học. MVT có thể
ghép nối với các thiết bị ngoại vi nh máy in, máy scan, máy chiếu khuyếch đại

1.3. Các hình thức sử dụng MVT trong dạy học vật lý
MVT với t cách là một PTDH hiện đại, có thể sử dụng dới các hình thức
sau:
GV sử dụng MVT làm phơng tiện giảng dạy, truyền thụ tri thức. GV
sử dụng MVT để thực hiện các chức năng hội thoại, minh hoạ còn HS thì
quan sát những diễn biến trên màn hình để thu thập thông tin và tham gia vào
quá trình xử lý thông tin. MVT có thể đa ra các chỉ dẫn, thông báo một số
kiến thức hỗ trợ để giúp HS chủ động, tích cực trong việc tìm tòi tri thức dới
= 16 =



sự hớng dẫn của GV. Trong qúa trình này, HS phải thực hiện các hoạt động t
duy để cùng tham gia xây dựng tri thức. MVT có thể đóng vai trò ngời GV ở
một số khâu của quá trình dạy học. Tuy nhiên nó cũng chỉ là công cụ của ngời
GV, không thể thay thế hoàn toàn vai trò của ngời GV.
HS sử dụng MVT dới sự hớng dẫn của GV
Trong trờng hợp này đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng nhất định
về việc sử dụng MVT. GV có thể giao cho HS những nhiệm vụ cụ thể, hớng
dẫn, theo dõi và điều chỉnh quá trình học tập của HS một cách phù hợp. HS
phát huy tính độc lập, sáng tạo để tìm cách thực hiện nhiệm vụ đợc giao.
Khi HS đã sử dụng thành thạo MVT, học sinh có thể tự sử dụng các
phần mềm để học. Hình thức này phát huy tính sáng tạo, tích cực, tự lực trong
học tập của HS. Từ đó HS sẽ tự tìm ra cho mình một phơng pháp học tập có
hiệu quả.
1.4. Hạn chế cần khắc phục khi sử dụng MVT làm PTDH
Những thế mạnh của việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phơng
pháp dạy học nhằm năng cao hiệu quả quá trình dạy học là rõ ràng. Song
những khó khăn của nó thì cha đợc nghiên cứu, xác định đầy đủ. Thực trạng
này cũng diễn ra ở các nớc phát triển. Đây là một thực tế đòi hỏi các nhà s
phạm, các nhà tâm lý học, các giáo viên trực tiếp đứng lớp phải có những công
trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc có tính khoa học
để khắc phục những khó khăn ẩn tàng khi sử dụng MVT trong dạy học. Qua
thực tế, chúng tôi sơ bộ rút ra một số khó khăn sau:
- Thứ nhất: màn hình của MVT nhỏ nên việc sử dụng nó để dạy cho lớp
học có đông HS là rất khó khăn. Tuy nhiên nếu học tập với mạng MVT, theo
từng nhóm HS thì quá trình dạy học cũng đợc diễn ra nhng phơng pháp này
cha tối u. Hiện nay ngời ta đã sử dụng thiết bị khuyếch đại (Projector) kết nối
với MVT có thể đa dữ liệu ra màn ảnh rộng mới đảm bảo đợc yêu cầu s phạm.
Tuy vậy khi hình thức tổ chức lớp học, phơng thức dạy và học sẽ gây khó

khăn cho cả GV, HS và cả cho các nhà quản lý giáo dục. Chẳng hạn muốn tổ
chức một giờ học bài giảng điện tử, sử dụng Projector trang thiết bị chung cho
toàn trờng ( vì không có điều kiện trang bị đến từng lớp học) thì phải có sự di
chuyển địa điểm học tập, GV sẽ mất thời gian cho việc chuẩn bị phơng tiện
= 17 =


dạy học cho giờ học đó. Hoặc triển khai các khoá đào tạo từ xa qua mạng thì
việc quản lý học viên nh thế nào?
- Thứ hai: tạo miềm tin cho HS: khả năng xử lý số liệu trên máy tính
cho phép chúng ta xây dựng đợc các kỹ xảo điện ảnh trên MVT. Các thớc
phim hành động, phim thần thoại cũng đợc xây dựng trên MVT nhờ năng lực
đồ hoạ. Vậy một quá trình mô phỏng trên máy tính, một đồ thị đựoc vẽ có
phải là phản ảnh đúng quy luật khách quan của hiện tợng vật lý hay đó là ý tởng chủ quan của nhà lập trình? Vấn đề này đặc biệt cần chú trọng đối với HS
cấp dới. Để xây dựng niềm tin cho HS, đòi hỏi GV phải linh hoạt trong việc sử
dụng phối hợp các phơng tiện và phơng pháp dạy học.
- Thứ ba: về nhận thức của GV và HS: nhiều GV, sinh viên s phạm cha
quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào quá trình giáo dục do đã quen với các
phơng pháp dạy học truyền thống. Đây là khó khăn có tính tất yếu của quá
trình phát triển. Muốn sử dụng MVT làm PTDH một cách có hiệu quả đòi hỏi
ngời GV và HS phải có một trình độ tin học nhất định, có thể tự sử dụng đợc
MVT, sử dụng đợc các thiết bị hiện đại khi làm thí nghiệm. Để giải quyết đợc
vấn đề này, ở các trờng s phạm cần phải đa vào nội dung chơng trình đào tạo
một số học phần về tin học nh tin học đại cơng, tin học ứng dụng, phát triển
phơng tiện dạy học vật lý với MVT, tin học văn phòng (Word, Excel,
Powerpoint, Prontpage). Đối với các GV đã và đang dạy ở các truờng phổ
thông, nên tổ chức các lớp bồi dỡng định kỳ về tin học cho GV.
- Thứ t: việc đánh giá kiến thức học sinh theo phơng pháp trắc nghiệm
khách quan. Ngoài những u thế nổi trội đã đợc nêu ở trên, phơng pháp này còn
có mặt hạn chế nh GV không thể kiểm tra đợc cách giải của HS, không kiểm

tra đợc các sai sót trong quá trình t duy của HS.
Bên cạnh đó việc sử dụng một số phần mềm có sẵn cho HS tự học là
không đạt yêu cầu vì có rất nhiều phần mềm đợc viết ra dới sự hiểu biết của
một số ngời. Nếu xét về góc độ s phạm, tính khoa học kỹ thuật thì nhiều phần
mềm dạy học cha đạt yêu cầu.
Trên đây là một số hạn chế khi sử dụng MVT làm PTDH. Tuy nhiên
nếu biết sử dụng một cách hợp lý sẽ khắc phục đợc những hạn chế trên để trở
thành một PTDH hiện đại.
1.5. Kết luận chơng I
= 18 =


Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở khoa học của việc sử dụng MVT
làm PTDH vật lý. Những vấn đề đã trình bày có thể đợc tóm tắt thành những
luận điểm chính sau:
- MVT và các PTDH hiện đại góp phần kích thích động cơ học tập tích cực
cho HS. Các phần mền dạy học, các hình ảnh mô phỏng, minh hoạ .giúp
tăng cờng tính trực quan trong học tập, làm cơ sở phát triển các năng lực t duy
của HS.
- Việc học tập với MVT và các phơng tiện dạy học hiện đại đòi hỏi học
sinh phải huy động tối đa nhiều giác quan nh mắt nhìn, tai nghe, óc suy
nghĩdo đó sẽ tích cực hoá đợc việc học tập. Từ đó hình thành tri thức, kỹ
năng kỹ xảo cho HS.
- Dạy học với MVT là chiếc cầu nối giúp nhà trờng gắn liền với xã hội, với
trình độ phát triển cao của khoa học công nghệ.
- Tạo niền tin cho học sinh, tạo tác phong làm việc công nghiệp: chính xác,
kiên trì và trung thực.
- MVT là một phơng tiện dạy học hiện đại, thể hiện qua các chức năng:
tăng cờng tính trực quan, lu trữ xử lý thông tin, hỗ trợ HS học tập, kiểm tra
đánh giá kiến thức học sinh, hỗ trợ thí nghiệm vật lý, thiết kế các mô hình vật

lý.
- Bên cạnh đó, chúng tôi đã nêu ra một số hạn chế cần khắc phục khi sử
dụng MVT làm PTDH
- Nh vậy dựa vào cơ sở tâm lý học, cơ sở lý luận dạy học, cơ sở thực tiễn, chức
năng của MVT đã đựoc phân tích ở trên. chúng ta có thể khẳng định: có thể sử dụng
MVT làm PTDH hiện đại. Nó góp phần đổi mới phơng pháp dạy học. Tạo điều kiện
cho GV và HS tiếp cận nhanh với nền tri thức mới.

Chơng 2.
Thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học
chơng Các lực cơ học- vật lý 10 THPT

= 19 =


2.1.

Việc lựa chọn công cụ thiết kế BGĐT

2.1.1. Yêu cầu về phơng diện công cụ
Việc sử dụng công cụ để xây dựng nên BGĐT đóng một vai trò quan
trọng. Do vậy các công cụ phải đạt tiêu chuẩn sau:
- Hiện đại: công cụ lựa chọn phải kết hợp đợc văn bản, hình ảnh âm
thanh từ đó mới tạo ra những BGĐT mang tính s phạm cao và có tính kĩ
thuật.
- Phù hợp với trình độ tin học của GV và HS
- Sử dụng tiện lợi, đa năng. Đạt hiệu quả cao trong dạy học.
2.1.2. Xây dựng BGĐT nhờ phần mềm Powerpoint
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đã có rất nhiều phần mềm có
thể dùng để hỗ trợ cho chúng takhi thiết kế BGĐT. Mỗi phần mềm đều đều có

u nhợc điểm của nó. Và trong luận văn này tôi đã lựa chọn phần mềm
Powerpoint.
Powerpoint là một trong những trong những ứng dụng thuộc bộ phần
mềm văn phòng của hãng Microsof Hoa Kỳ chạy trên môi tròng windows.
Phần mềm này không phải là một ngôn ngữ lập trình mà thực chất là một ch ơng trình chuyên dụng cho phép ngời dùng thiết kế các trang dữ liệu minh hoạ
trên màn hình MVT. Powerpoint là phần mềm trình diễn mạnh, linh hoạt và
dễ học. Thế mạnh của Powerpoint là cho phép đa lên màn hình dới các dạng
dữ liệu khác nhau nh văn bản, biểu đồ, đồ hoạ, ảnh đợc scan vào máy, film
video, ảnh động, âm thanh. Mỗi dữ liệu là một đối tợng độc lập. Nhờ các công
cụ để thiết lập các đặc tính cho khung dữ liệu nh thứ tự xuất hiện, thời gian
xuất hiện và có thể có âm thanh kèm theo khi dữ liệu xuất hiện. Với tính đa
năng nh thế, chúng ta có thể thiết kế nên các BGĐT dới dạng các đoạn phim
khá sinh động. Ngời sử dụng chỉ cần dùng phím chuột đa ra những nội dung
cần truyền đạt.
Powerpoint còn cho phép liên kết với tất cả các dữ liệu trên môi trờng
windows, có thể liên kết với các trang web nếu MVT kết nối với Internet. Có
thể dựa vào Powerpoint xây dựng thành hình thức ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản và tạo nên các trang web với đầy đủ chức năng.
= 20 =


Các chơng trình thiết kế trên Powerpoint đợc nhiều nớc trên thế giới sử
dụng để soạn thảo, semina khoa học, đợc các GV sử dụng để thiết kế các
BGĐT phục vụ cho việc giảng dạy ở trờng phổ thông.
2.2. Vai trò của MVT trong sự phát triển của nền giáo dục điện tử
2.2.1. Khai thác những khả năng hỗ trợ dạy học của Powerpoint
Powerpoint là một chơng trình có khả năng ứng dụng nó trong việc thiết
kế các BGĐT, chúng tôi nhận thấy Powerpoint có rất nhiều chức năng trong
việc dạy học.
Để thiết kế đợc một bài giảng đạt yêu cầu, ngoài nội dung kiến thức cần

truyền thụ cho học sinh, ngời soạn cần phải thể hiện các kiến thức đó nh thế
nào. Khi sử dụng Powerpoint để thiết kế bài giảng, chơng trình cho phép ta tạo
ra các slide để trình bày nội dung. Có thể sử dụng các mẫu slide phù hợp với
nội dung cần trình bày. Mỗi slide chỉ chứa đựng đợc một nội dung nhất định
nào đó . Phần kiến thức của một bài giảng chứa đựng nhiều nội dung nên nó
có thể đợc trình bày trên một tập các slide. Powerpoint cho phép ta kết nối các
slide trong từng phần nội dung dạy học để tạo thành một chơng trình logic.
Tập hợp các slide đó tạo thành một file. Đặc điểm nổi bật của Powerpoint là
đặt hiệu ứng xuất hiện. Ngời soạn có thể đặt hiệu ứng cho mỗi nội dung trong
từng slide và còn có thể đặt hiệu ứng cho các slide. Nh vậy giáo viên đã có thể
thực hiện đợc trình tự logic của việc xây dựng kiến thức và qua đó thể hiện
toàn bộ kế hoạch hoạt động của thầy trò trong một tiết học.
Powerpoint cho phép quản lý thời gian xuất hiện của một slide, việc
trình bày các slide theo thời gian có thể đợc thực hiện ở ba chế độ: chế độ tự
động, ấn định thời gian hoặc không ấn định thời gian. Nếu biết sử dụng một
cách hợp lý sẽ khống chế đợc thời gian trình bày. Mỗi nội dung trong một
slide và các slide đều có thể đặt chế độ xuất hiện phụ thuộc vào nội dung cần
trình bày. Nh vậy trình tự logíc của bài giảng lần lợt xuất hiện theo hình thức
tự động hoá hoàn toàn hoặc theo hình thức tự điều khiển thông qua bàn phím
hay con chuột. Nh thế giáo viên luôn chủ động điều khiển quá trình dạy học
mà không sợ thừa hay thiếu thời gian. Tiến trình của bài giảng luôn đợc thực
hiện đúng nh đã định sẵn khi soạn.
Nội dung thể hiện trong các slide đợc thể hiện bằng tiếng Việt.
= 21 =


Bên cạnh đó Powerpoint còn có khả năng soạn thảo văn bản với nhiều
phông chữ mới lạ, đẹp mắt.
Một đặc điểm nổi bật của các chơng trình ứng dụng trong môi trờng
window là phát huy cao độ khả năng đồ hoạ của MVT. Powerpoint cho phép

ta tạo ra các slide với nhiều kiểu dáng khác nhau. Các kiểu chữ khác nhau đợc
thể hiển tên các kiểu nền khác nhau. Với màu sắc đa dạng phong phú có trong
Powerpoint, ta có thể sử dụng làm màu nền hoặc đa vào các hình ảnh làm nền
nhng các hình ảnh đó phải phù hợp để đa vào bài giảng, các âm thanh đó có
thể lấy trong chơng trình Powerpoint nhng cũng có thể lấy từ các chơng trình
khác.
Powerpoint có thể thực hiện các hiệu ứng tác động đến mỗi đối tợng
trong bài giảng. Hiệu ứng xuất hiện các dòng văn bản, ảnh đợc scaner, ảnh vẽ,
biểu đồ, các thí nghiệm ảo và cả hiệu ứng xuất hiện các slide. Powerpoint
còn cho phép trình diễn các đoạn phim, hoạt cảnh hay lồng âm thanh vào một
slide. Điều này không chỉ làm cho hoạt động dạy học của thầy và trò diễn ra
phù hợp với quá trình nhận thức mà còn làm thế giới khách quan đợc tái hiện
lại một cách sinh động, tạo niềm tin cho học sinh.
Powerpoint không chỉ lồng ghép các hình ảnh, âm thanh mà còn có thể
liên kết đến một địa chỉ Websile trên Internet. Việc cập nhật một số kiến thức,
thông tin trên mạng đa vào bài giảng sẽ làm phong phú và có chất lợng hơn.
Việc soạn BGĐT trên máy tính không chỉ cho phép ta lu giữ lại các bài
giảng đã soạn mà còn cho phép ta sửa đổi lại nội dung hay bố cục của bài
giảng. Chức năng sao, lu của Powerpoint cho phép làm điều đó. Bài giảng cũ
có thể đợc lu lại dới một dạng file khác. Với giáo án bình thờng thì không thể
sửa đổi ngay trong giáo án, còn với giáo án điện tử thì có thể cập nhật thông
tin, nội dung nhằm nâng cao chất lợng bài giảng.
Powerpoint còn có khả năng sử dụng các công cụ nh hình vẽ biểu đồ,
lập bảng, vẽ đồ thị hay xử lý kết quả thí nghiệm phục vụ cho tiến trình dạy
học.
Cách hiển thị Nornal là một trong những đặc tính của Powerpoint, đó là
các cửa sổ nhỏ riêng biệt. Với những nội dung cần chú thích mà không muốn
hiện lên màn hình nhng cũng có thể xem bất kỳ lúc nào.

= 22 =



Trên đây là các chức năng u việt mà Powerpoint có khả năng hỗ trợ
trong việc dạy học. Khi soạn BGĐT, biết sử dụng và phát huy các chức năng
đó một cách hợp lý sẽ tạo ra các bài giảng đạt yêu cầu và tiến hành dạy - học
sẽ đạt kết quả cao hơn.
2.3.

Thực trạng dạy học chơng Các lực cơ học trong chơng

trình Vật Lý 10 THPT
2.3.1. Nội dung, vị trí, vai trò của các lực cơ học trong SGK Vật
Lý lớp 10
2.3.1.1.

Nội dung của chơng Các lực cơ học

Các lực cơ học đợc trình bày trong 4 tiết (Đ20,Đ21, Đ22,Đ23,Đ24).
SGK trình bày nội dung theo cấu trúc sau:
-

Lực hấp dẫn.

-

Lực đàn hồi. Đo lực bằng lực kế.

-

Lực ma sát trợt. Hệ số ma sát trợt.


-

Lực ma sát nghỉ. Lực ma sát lăn. Ma sát có lợi hay có hại?

Nội dung của chơng này nghiên cứu chủ yếu là những đặc điểm của ba
loại lực: lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát.
Từ những phơng án thí nghiệm nhằm phát hiện ra những đặc điểm của
từng loại lực. Trong một vài loại lực, SGK có nêu ra những định luật riêng về
lực. Các định luật này đều là những định luật thực nghiệm vì đều rút ra bằng
con đờng quy nạp thực nghiệm.
Hệ thống kiến thức của chơng V đợc tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Trọng lực: p = mg
Lực hấp dẫn
Lực hấp dẫn: Fhd= G

Các lực cơ học

Lực đàn hồi: Fđh= -kx
Lực ma sát trượt : Fmst=kN

= 23 =

Lực ma sát

Lực ma sát nghỉ Fmsn max Fmst
Lực ma sát lăn: Fmsl= k0N


Nội dung cụ thể của chơng Các lực cơ học:

Lực hấp dẫn:
Đầu tiên SGK nêu lại khái niệm trọng lực đã học ở lớp 7- THCS.
Sau đó dựa vào định luật II Niutơn : F = ma để suy ra biểu thức của
trọng lực P = mg và dạng vectơ của nó.
Trong phần những đặc điểm của trọng lực, ngoài việc nêu các đặc điểm
của trọng lực ra, SGK còn đề cập đến khái niệm trọng lợng bởi nó ứng dụng
nhiều trong thực tế. Vì trong chơng trình vật lý cho các lớp đại trà không đề
cập đến hệ quy chiếu không quán tính và lực quán tính nên SGK không sử
dụng một cách tờng minh định nghĩa về trọng lợng. Mà SGK chỉ đa ra một
định nghĩa có tính chất thực tiễn: trọng lợng của vật là lực đợc đo bởi lực kế.
Để học sinh dễ phân biệt hơn hai khái niệm này, SGK còn nêu mối quan
hệ giữa hai khái niệm trọng lực và trọng lợng: khi vật đứng yên hoặc chuyển
động thẳng đều đối với Trái Đất, trọng lợng của vật bằng trọng lực tác dụng
lên vật. FG = P = mg và nêu ra biểu thức dạng vectơ.
Từ những đặc điểm của trọng lực, SGK nêu lên biểu thức liên hệ giữa
trọng lợng và khối lợng. Từ đó đa ra nguyên tắc phép cân.
Sang phần lực hấp dẫn, SGK đã không trình bày lịch sử phát hiện ra
định luật vạn vật hấp dẫn Hai chất điểm bất kì hút nhau với một lực tỷ lệ
nghịch với bình phơng khoảng cách giữa chúng Fhd = G

m1m2

r2

SGK đã vận dụng định luật vào trờng hợp riệng là Trái Đất hút vật.
Từ đó nêu ra hệ quả g =

GM
R2


= 24 =


Vấn đề này chứng tỏ trọng lực chỉ là trờng hợp riêng của lực hấp dẫn và
chứng minh sự đúng đắn của thuyết Niutơn về sự tồn tại của lực hấp dẫn.
Lực đàn hồi. Đo lực bằng lực kế
Vào bài, SGK đa vào khái niệm lực đàn hồi
-

Sự xuất hiện của lực đàn hồi

-

Những đặc điểm của lực đàn hồi

Qua việc trình bày những thí nghiệm định tính và định lợng, SGK đã chỉ
rõ: từ những đặc điểm của lực đàn hồi đã đợc nhà bác học ngời Anh- Rôbớt
Húc nêu lên thành định luật mang tên ông: Trong giới hạn đàn hồi , lực đàn
hồi tỷ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi F = - kx
Tiếp theo, SGK còn đề cập đến độ cứng của vật đàn hồi. Từ đó nêu
thêm một đặc điểm của lực đàn hồi, đó là sự xuất hiện của lực đàn hồi đối với
từng loại vật đàn hồi.
Phần cuối bài, SGK đa ra cách đo lực bằng lực kế: cách tạo ra lực kế,
cách sử dụng lực kế và các loại lực kế thông thờng.
Lực ma sát trợt
Trớc tiên, SGK nêu lại khái niệm sơ đẳng về lực ma sát trợt mà học sinh
đã học ở cấp THCS .
Sau đó SGK mô tả các thí nghiệm, từ các kết quả thí nghiệm tìm ra các
đặc điểm của lực ma sát trợt:


+ Lực ma sát trợt xuất hiện ở đâu, khi nào?
+ Phơng, chiều
+ Độ lớn
+ Điểm đặt
Tiếp theo SGK đề cập đến hệ số ma sát trợt, hệ số ma sát trợt phụ thuộc
vào tính chất của bề mặt tiếp xúc.
= 25 =


×